Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

SKKN thiết kế và ứng dụng rubric vào kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian cho học sinh lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 40 trang )

Phần 1. Đặt vấn đề
I. Lí do chọn đề tài
1. Đổi mới giáo dục là một cơng việc mang tính chất lâu dài và địi hỏi phải
tiến hành tồn diện trên nhiều mặt, bao gồm đổi mới về chương trình, sách giáo
khoa, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá… Trong đó, đổi mới phương pháp
dạy học được xem là khâu then chốt và đổi mới kiểm tra đánh giá được xem là động
lực thúc đẩy sự đổi mới toàn bộ quá trình dạy học.
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng năng lực là yêu cầu được
đặt ra trong chương trình tổng thể và chương trình Ngữ văn theo mơ hình năng lực
từ sau năm 2018. Theo đó, ba phương diện chính cần đổi mới trong kiểm tra đánh
giá ở trường phổ thông: một là, đổi mới mục đích đánh giá (khơng chỉ nhằm phân
loại học lực học sinh mà nhằm cung cấp thông tin phản hồi về quá trình dạy học, để
phát triển năng lực người học); hai là, đa dạng hóa cơng cụ đánh giá (kết hợp hình
thức tự luận, trắc nghiệm, quan sát…) và ba là, đổi mới chủ thể đánh giá (không chỉ
giáo viên mà cả học sinh cũng tham gia đánh giá).
Như vậy, theo xu hướng đổi mới, người học cần chuyển từ trạng thái bị động
trong kiểm tra đánh giá sang chủ động đặt ra mục tiêu phấn đấu, lựa chọn phương
pháp phù hợp, tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân so với các tiêu chí để từ đó
có kế hoạch cải tiến chất lượng học tập kịp thời và hiệu quả. Do đó, cần có một cơng
cụ đánh giá phù hợp hơn hình thức đáp án – thang điểm như hiện nay. Một trong
những xu hướng phổ biến trên thế giới hiện nay là xây dựng tiêu chí đánh giá mơn
học theo Rubric.
2. Đối với mơn Ngữ văn, bộ phận Đọc hiểu đóng một vai trị quan trọng, có
thể ví như cánh cửa đầu tiên để hình thành năng lực tiếp nhận văn bản và là tiền đề
để hướng đến năng lực tạo lập văn bản. Thực tiễn cho thấy hoạt động kiểm tra đánh
giá trong phân mơn Đọc hiểu cần tiếp tục tích cực đổi mới, bởi cho đến nay, chúng
ta chủ yếu mới dừng lại ở việc đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá (tổ chức các hoạt
động cho học sinh thay vì chỉ hỏi đáp; đánh giá đa phương tiện…) còn việc đổi mới
nhận thức về mục đích, cơng cụ, chủ thể đánh giá trong dạy học Đọc hiểu thì chưa
được quan tâm đúng mức. Rubric là một cơng cụ có nhiều ưu điểm trong đánh giá
kết quả học tập của người học, đặc biệt có thể đáp ứng địi hỏi của ba phương diện


trong thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá theo năng lực. Cụ thể hóa chuẩn kiến thức
kĩ năng thành các tiêu chí kiểm tra đánh giá, Rubric hồn tồn có thể được vận dụng
vào dạy học Đọc hiểu nhằm tăng tính tương tác, tăng hiệu quả và phát huy cao năng
lực của học sinh. Trong đề tài này, chúng tôi dẫn một trường hợp minh họa là xây
dựng và vận dụng Rubric vào kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác phẩm tự sự
dân gian cho học sinh lớp 10.

1


3. Dạy học tích hợp là một định hướng đổi mới phương pháp nhằm phát triển
năng lực tổng hợp, ứng dụng thực tiễn cho học sinh. Theo đó, các bài học trong sách
giáo khoa sẽ được thiết kế lại theo các chủ đề. Một trong những chủ đề trọng tâm
của chương trình Ngữ văn 10 là Văn học dân gian trong đó có hai chủ đề nhỏ là Tác
phẩm tự sự dân gian và Tác phẩm trữ tình dân gian. Việc dạy học theo chủ đề đòi
hỏi giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp mới và đồng thời hoạt động kiểm
tra đánh giá cũng cần đa dạng, linh hoạt vừa phải kiểm tra được tư duy tổng hợp,
khái quát vừa đánh giá được năng lực tiếp nhận các tác phẩm theo đặc thù mỗi thể
loại, năng lực so sánh để nhận ra nét riêng của mỗi tác phẩm cùng nhóm. Vận dụng
cơng cụ Rubric có thể giúp đánh giá tối ưu năng lực giải quyết các nhiệm vụ học tập
của học sinh trong dạy Đọc hiểu theo chủ đề, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành triển khai thiết kế và vận dụng Rubric
trong kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian của học sinh lớp
10.
II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế và ứng dụng Rubric vào kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác phẩm
tự sự dân gian cho học sinh lớp 10.
2. Phương pháp nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng một số phương pháp nghiên cứu trọng tâm

như: khảo sát, phân tích – tổng hợp, mô tả, thống kê, so sánh, thực nghiệm…
III. Cấu trúc của sáng kiến
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, sáng kiến triển khai các nội dung chính
sau:
I. Cơ sở của đề tài
1. Cơ sở lí luận
1.1. Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
1.2. Rubric trong kiểm tra đánh giá ở lĩnh vực giáo dục
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng kiểm tra đánh giá trong dạy học Đọc hiểu Ngữ văn hiện nay
2.2. Những yêu cầu thực tiễn đặt ra cho hoạt động kiểm tra đánh giá năng lực
đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian cho học sinh lớp 10.
II. Các giải pháp
1. Cụ thể hóa chuẩn kiến thức kĩ năng chủ đề tự sự dân gian thành các tiêu
chí để kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh
2


2. Thiết kế bộ Rubric cho hoạt động kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác
phẩm tự sự dân gian lớp 10
3. Ứng dụng cụ thể Rubric trong hoạt động dạy học chủ đề tự sự dân gian
lớp 10
III. Hiệu quả của đề tài
1. Đối tượng áp dụng của đề tài
2. Phạm vi áp dụng của đề tài
3. Hiệu quả của đề tài

3



Phần II. Nội dung nghiên cứu
I. Cơ sở của đề tài
1. Cơ sở lí luận
1.1. Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được thông qua vào tháng 7/2017
đã nêu rõ quan điểm cần đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực.
Theo đó, kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học là những hoạt động quan sát,
theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư
vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng kết quả
học tập; rèn luyện hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh
nhằm mục đích giúp học sinh tự rút kinh nghiệm và nhận xét lẫn nhau trong quá
trình học tập, tự điều chỉnh cách học, qua đó dần hình thành và phát triển năng lực
vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Thông qua kiểm
tra đánh giá, giáo viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động dạy học, kịp thời phát
hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên khích lệ; phát hiện những
khó khăn chưa thể vượt qua được của học sinh để giúp đỡ; đưa ra những nhận định
phù hợp về ưu điểm và hạn chế của mỗi học sinh để có biện pháp khắc phục kịp
thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.
Đánh giá phải hướng tới sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh
thông qua mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các biểu hiện năng lực,
phẩm chất của học sinh dựa trên mục tiêu giáo dục; coi trọng đánh giá để giúp đỡ
học sinh về phương pháp học tập. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá
và đánh giá lẫn nhau của học sinh; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của mỗi học sinh,
không so sánh học sinh này với học sinh khác; coi trọng việc động viên, khuyến
khích hứng thú, giúp học sinh phát huy năng khiếu cá nhân. Như vậy, kiểm tra đánh
giá nhằm hướng đến người học, phát triển năng lực cho người học, giúp họ hiểu
biết về các tiêu chí đánh giá, từ đó có thể tự học, tự đánh giá, biết quyết định các
chiến lược học tập để đạt kết quả cao.
Để hữu ích cho việc điều chỉnh q trình dạy học, kiểm tra đánh giá cần đảm
bảo một số yêu cầu mang tính nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tính quy chuẩn: Đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu dạy học, bám
sát chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt của môn học, bài học.
- Phải mang tính cơng bằng, khách quan, tồn diện, có hệ thống và cơng khai:
Mọi học sinh phải được đánh giá trên những tiêu chí khách quan nhất định, đồng
thời phải sát với năng lực thực tế của các em, tuyệt đối không đánh giá phụ thuộc
vào ý chí của người đánh giá (dù là giáo viên hay học sinh). Kiểm tra đánh giá phải
đo được những yêu cầu cả về kiến thức kĩ năng lẫn thái độ, động cơ học tập, nhằm
phát triển toàn diện nhân cách người học. Tiêu chí cũng như kết quả kiểm tra đánh
giá cần thông báo công khai đến người học.
4


- Công cụ đánh giá phải đảm bảo mức độ chính xác, độ tin cậy, độ giá trị và
thuận tiện khi sử dụng: phải đo được chính xác những mục tiêu mong đợi của kiến
thức kĩ năng, thái độ mà người giáo viên cần đánh giá; giáo viên cần phối hợp đa
dạng các công cụ đánh giá nhằm tạo hứng thú với người được đánh giá.
- Cần có sự tham gia của chủ thể học sinh bên cạnh giáo viên trong việc đánh
giá: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng năng lực, lấy học sinh làm trung
tâm coi trọng vai trò của học sinh trong cả khâu kiểm tra đánh giá, khuyến khích
người học tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
Loại hình đánh giá tham chiếu theo tiêu chí là loại hình thích hợp để đánh giá
năng lực, được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Trong đánh giá tham chiếu theo
tiêu chí, học sinh được đánh giá dựa trên các tiêu chí đã xác định rõ ràng về thành
tích đạt được so với chuẩn đầu ra hay mục tiêu đề ra. Khi đánh giá theo tiêu chí,
chất lượng thành tích khơng phụ thuộc vào mức độ cao thấp về năng lực của những
người khác, mà phụ thuộc vào mức độ cao thấp của chính học sinh được đánh giá
so với các tiêu chí cụ thể. Bộ cơng cụ để đánh giá dựa trên tiêu chí có thể là bài
kiểm tra, thang đo hoặc rubric (phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí). Bắt đầu từ
năm 2004, chương trình dạy học dự án Intel đã được giới thiệu ở Việt Nam và rubric
là một trong những công cụ được dùng để đánh giá bộ sản phẩm dự án của học sinh.

Tuy nhiên, việc vận dụng Rubric vào kiểm tra đánh giá thường xuyên trong quá
trình dạy học thì vẫn chưa phổ biến, cần được quan tâm hơn trong yêu cầu đổi mới
kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực từ sau 2018.

5


1.2. Rubric trong kiểm tra đánh giá ở lĩnh vực giáo dục
Rubric là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của người học được
thể hiện bằng bản mơ tả các tiêu chí đánh giá theo các cấp độ khác nhau trên cơ sở
các yêu cầu, mục tiêu cần đạt của môn học. Rubric thông thường bao gồm tiêu chí
đánh giá và các mức độ đạt được tiêu chí được mơ tả cụ thể.
Tại Mĩ, trong một kì đánh giá giữa thập niên 1970 ở bang New York, Rubric
đã được vận dụng vào việc xây dựng “Phát triển tiêu chuẩn xếp hạng”. Từ đó, Rubric
ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong giáo dục. Hiện nay, ở các quốc gia tiên
tiến, Rubric được sử dụng rất nhiều trong dạy học từ việc cơng bố tiêu chí cần đạt
được trong suốt cấp học, khóa học, từng bài học, đến việc đánh giá các bài trình bày,
bài kiểm tra viết, nói, các sản phẩm của dự án học tập; từ việc giáo viên đánh giá
học sinh, học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau đến việc giáo viên đánh giá lẫn
nhau…
Tại Việt Nam, công cụ Rubric đã được đề cập và vận dụng bước đầu trong thực
tiễn giáo dục. Năm 2010, trong công văn hướng dẫn đổi mới kiểm tra cấp trung học,
Bộ GDĐT hướng dẫn giáo viên cách xây dựng ma trận đề kiểm tra, trong đó khuyến
khích giáo viên dùng Rubric để xây dựng thang điểm chấm bài tự luận cho học sinh.
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng, với môn Ngữ văn, không chỉ trong chấm bài
tự luận mà ngay trong quá trình dạy đọc hiểu vẫn có thể vận dụng Rubric để kiểm
tra đánh giá năng lực cho học sinh. Bởi bài tự luận chỉ là một trong những hình thức
kiểm tra đánh giá năng lực học sinh. Trong suốt quá trình học tập, có rất nhiều hoạt
động được tổ chức, gắn liền với quá trình dạy học là quá trình kiểm tra đánh giá song
hành. Bởi vậy, ý tưởng của chúng tôi là thiết kế bộ Rubric gồm các mẫu Rubric gắn

với các hoạt động cơ bản thường được tổ chức để hình thành năng lực đọc hiểu cho
học sinh như hoạt động nhóm, sân khấu hóa tác phẩm văn học, bài viết tự luận…
Trong khuôn khổ nhỏ của đề tài, chúng tôi triển khai cụ thể trên một trường hợp là
kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian cho học sinh lớp 10
bằng công cụ Rubric.
Với người dạy, Rubric là sự liên kết quan trọng giữa đánh giá và giảng dạy.
Rubric giúp người dạy có thể hình dung được các u cầu về chất lượng cụ thể từng
bài học, từng môn học, từng chuyên đề để từ đó người dạy có thể thiết kế bài giảng,
tổ chức giảng dạy và hướng dẫn người học một cách hiệu quả. Ngồi ra, Rubric cịn
làm cho việc đánh giá trở nên khoa học, minh bạch và thuyết phục hơn. Việc chấm
bài trở nên nhất quán hơn, tạo sự công bằng cho người học, tiết kiệm thời gian giải
thích lí do tại sao cho điểm như vậy và có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc giúp
người học cải tiến việc học.

6


Với người học, Rubric được thiết kế giúp họ hiểu rõ hơn các mong đợi của
người dạy, của nhà trường, của yêu cầu môn học, bài học với bản thân. Từ đó, người
học có động cơ học tập tốt hơn, chủ động hơn, tích cực hơn, có trách nhiệm hơn, có
thể tự giám sát, tự đánh giá việc học của mình và có biện pháp cải thiện để đạt được
kết quả như mong muốn. Như vậy, nhờ vận dụng Rubric, khoảng cách giữa người
dạy và người học, giữa việc dạy và việc học có thể được thu hẹp lại.
Đây là những cơ sở lí luận quan trọng để chúng tơi thiết kế và ứng dụng
Rubric vào kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian cho học
sinh lớp 10.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Yêu cầu và thực trạng kiểm tra đánh giá trong dạy đọc hiểu hiện nay
Trong môn Ngữ văn, giáo viên đánh giá phẩm chất, năng lực chung, năng
lực đặc thù và sự tiến bộ của học sinh thông qua các hoạt động nghe, nói, đọc, viết.

Đánh giá hoạt động đọc tập trung vào yêu cầu học sinh hiểu nội dung, chủ đề
của văn bản, quan điểm và ý định của người viết; xác định các đặc điểm thuộc về
phương thức thể hiện, nhất là về kiểu văn bản, thể loại và ngôn ngữ sử dụng; trả lời
các câu hỏi theo những cấp độ tư duy khác nhau; lập luận, giải thích cho cách hiểu
của mình; nhận xét, đánh giá về giá trị và sự tác động của văn bản đối với bản thân;
thể hiện cảm xúc đối với những vấn đề đặt ra trong văn bản; liên hệ, đối chiếu giữa
các văn bản và giữa văn bản với đời sống.
Đánh giá hoạt động viết tập trung yêu cầu học sinh tạo lập các kiểu văn bản.
Việc đánh giá kĩ năng viết cần dựa vào các tiêu chí chủ yếu như nội dung, kết cấu
bài viết, khả năng biểu đạt và lập luận, hình thức ngơn ngữ và trình bày.
Đánh giá hoạt động nói và nghe tập trung vào yêu cầu học sinh nói đúng chủ
đề và mục tiêu; sự tự tin, năng động của người nói; biết chú ý đến người nghe; biết
tranh luận và thuyết phục; có kĩ thuật nói thích hợp; biết sử dụng các phương tiện
giao tiếp phi ngôn ngữ và phương tiện công nghệ hỗ trợ. Với kĩ năng nghe, yêu cầu
học sinh nắm bắt nội dung người khác nói; nắm bắt và đánh giá được quan điểm, ý
định của người nói; biết đặt câu hỏi, nêu vấn đề, trao đổi để kiểm tra những thông
tin chưa rõ; có thái độ nghe tích cực và tơn trọng người nói; biết lắng nghe và tơn
trọng những ý kiến khác biệt.
Những kĩ năng này đều được hình thành, phát triển trong mỗi đơn vị bài học.
Quan trọng là người giáo viên phải làm thế nào để khơi dậy phát huy hết năng lực
cho học trò, tạo cơ hội cho các em hoạt động, thể hiện hết khả năng của mình. Thực
tế hiện nay, dù giáo viên đã có nhiều chuyển mình tích cực đổi mới phương pháp
dạy học nhưng việc đổi mới kiểm tra đánh giá thường xuyên liên tục trong suốt quá
trình dạy học, quan tâm đánh giá nhằm phát triển năng lực toàn diện cho học sinh
vẫn chưa thực sự trở mình mạnh mẽ. Kiểm tra đánh giá năng lực học sinh trong giờ
học đọc hiểu văn bản nhiều khi còn đơn điệu, gây nhàm chán, mệt mỏi, không hứng
7


thú cho người học. Cịn tồn tại tình trạng giáo viên không thực sự quan tâm đến

việc đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh mà chủ yếu quan tâm đến việc truyền
tải kiến thức cho các em. Thậm chí dù bài học đã được tổ chức thành các hoạt động
nhưng vai trò tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh chưa được phát huy,
giáo viên vẫn giữ vai trò chủ tọa phán quyết đáp án, cho điểm. Tính chủ quan duy
ý chí trong đánh giá cho điểm (chủ yếu là theo ý của thầy cô) vẫn còn phổ biến.
Việc kiểm tra đánh giá ngay trong q trình dạy học đọc hiểu vẫn gặp khó khăn,
vẫn khá khiên cưỡng, khi giáo viên chưa xây dựng các công cụ đánh giá khách quan
hơn. Rubric là một công cụ đáp ứng được những yêu cầu đó, dĩ nhiên không phải
lúc nào cũng dùng đến công cụ này mà cần sử dụng thích hợp, đan xen trong q
trình dạy học mới mang lại hiệu quả tốt hơn.

8


2.2. Những yêu cầu thực tiễn đặt ra cho hoạt động kiểm tra đánh giá năng
lực đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian của học sinh lớp 10
Chuyên đề tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 gắn liền với
7 văn bản cụ thể: “Chiến thắng Mtao Mxây” (trích “Đăm Săn” – sử thi Tây Nguyên);
“Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” (truyền thuyết); “Uy-lít-xơ
trở về” (trích “Ơ-đi-xê” – sử thi Hi Lạp); “Rama buộc tội” (trích “Ra-ma-y-a-na” –
sử thi Ấn Độ); “Tấm Cám” (truyện cổ tích ); “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải
bằng hai mày” (truyện cười). Như vậy, học trò được đọc hiểu các thể loại tự sự dân
gian là Sử thi, Truyền thuyết, Truyện cổ tích và Truyện cười. Riêng thể loại Sử thi
có 3 tác phẩm, Sử thi Tây Nguyên, Sử thi Hi Lạp và Sử thi Ấn Độ; bài “Rama buộc
tội” khuyến khích học sinh tự đọc.
Về nội dung, việc kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian
của học sinh lớp 10 cần chú ý các yêu cầu cụ thể sau:
Đánh giá hoạt động đọc: Tập trung vào yêu cầu học sinh hiểu nội dung, chủ đề
của mỗi văn bản; xác định các đặc điểm thuộc về phương thức thể hiện, nhất là về
đặc trưng mỗi thể loại và ngôn ngữ sử dụng; trả lời câu hỏi theo những cấp độ tư

duy từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng; lập luận, giải thích cho cách hiểu của
mình nhất là những tác phẩm đã ra đời ở nhiều thế kỉ trước có nhiều điểm khác biệt
so với bối cảnh xã hội hiện tại mà các em sống; đánh giá về giá trị và sự tác động
của văn bản đối với bản thân; thể hiện cảm xúc đối với những vấn đề đặt ra trong
các văn bản; liên hệ, so sánh giữa các văn bản cùng thể loại; giữa các thể loại của
cùng loại hình tự sự dân gian; giữa văn bản với đời sống.
Đánh giá hoạt động viết: Có thể kiểm tra kĩ năng viết của học sinh ngay trong
giờ đọc hiểu qua kĩ thuật “Viết lời bình 1 phút” hoặc có thể kiểm tra kĩ năng tạo lập
văn bản nghị luận về tác phẩm tự sự dân gian qua bài kiểm tra giữa kì. Cả hai hình
thức này đề có thể sử dụng Rubric để đánh giá, đều rất hiệu quả.
Đánh giá hoạt động nói và nghe: Kĩ năng nói và nghe sẽ được thể hiện rõ nhất
khi các em được tham gia các hoạt động nhóm, tranh luận, nhất là khi các em được
chủ động tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trên một thang chuẩn có trước. Rubric tỏ
ra ưu thế trong việc phát huy năng lực này của học sinh.
Về cách thức đánh giá, có hai cách là đánh giá thường xuyên và đánh giá định
kì. Giáo viên cần quan tâm đến đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong
suốt quá trình dạy học, thông qua các hoạt động học tập cụ thể do giáo viên tổ chức.
Đánh giá định kì được thực hiện giữa kì và cuối kì, thường thơng qua các bài viết.
Dù đánh giá theo hình thức nào cũng đều phải đảm bảo nguyên tắc học sinh được
bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, tư duy hình tượng
và tư duy logic; những suy nghĩ tình cảm của chính học sinh, khơng vay mượn, sao
chép; khuyến khích các bài viết có cá tính, sáng tạo. Học sinh cần được hướng dẫn
tìm hiểu để có thể nắm vững mục tiêu, phương pháp và hệ thống các tiêu chí dùng
để đánh giá các phẩm chất, năng lực này.
9


Từ thực tiễn giảng dạy, chúng tôi nhận thấy khi học sinh được phát huy tối đa
quyền chủ động trong tiếp nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng và cả khi kiểm tra đánh
giá thì kết quả giáo dục sẽ tốt nhất. Mục tiêu cuối cùng là phát triển năng lực toàn

diện, tự chủ để sẵn sàng đáp ứng những tình huống phong phú từ thực tiễn cho các
em. Dù phải dành nhiều thời gian để soạn thảo các bộ Rubric nhưng theo chúng tơi,
hiệu quả nó mang lại thực sự đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn kiểm tra
đánh giá mơn Văn nói chung và phần Đọc hiểu nói riêng. Dĩ nhiên, từ chỗ soạn thảo
đến chỗ vận dụng đòi hỏi sự linh hoạt, khoa học của người dạy, tránh rập khn,
khiên cưỡng, máy móc, bởi lạm dụng bất cứ điều gì dù tốt đến mấy đều phản tác
dụng. Cần sử dụng công cụ Rubric một cách thơng minh để thực sự hữu ích cho
người dạy và người học.
II. CÁC GIẢI PHÁP
1. Cụ thể hóa chuẩn kiến thức kĩ năng chủ đề tự sự dân gian thành các tiêu chí
để kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh
1.1. Xác định các hoạt động cụ thể sử dụng Rubric vào kiểm tra đánh giá
năng lực đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian của học sinh
Từ thực tiễn đặt ra, chúng tôi nhận thấy có thể ứng dụng Rubric trong kiểm tra
đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Với đánh giá thường xuyên, khi tổ chức
các hoạt động học tập cụ thể cho học sinh, bên cạnh hướng dẫn cách thức tiến hành
thì người dạy cũng cần đưa ra các tiêu chí đánh giá cụ thể. Có trường hợp chỉ cần
nêu các tiêu chí ngắn gọn, thực hiện nhanh song cũng có trường hợp cần một thang
đo tiêu chí cụ thể nhằm đánh giá năng lực học sinh toàn diện hơn. Ở đây, chúng tôi
xác định mỗi tiết học chỉ áp dụng một lần hình thức kiểm tra đánh giá thơng qua
cơng cụ Rubric. Với các tác phẩm khác nhau trong chùm tự sự dân gian, mỗi tác
phẩm chúng tôi chỉ thiết kế một bộ Rubric cho một hoạt động học tập cụ thể.
Với đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, chúng tơi thiết kế Rubric đánh giá
năng lực hoạt động nhóm cho nội dung tìm hiểu cảnh thách đấu của Đăm Săn và
Mtao Mxây. Bài “Uy-lít-xơ trở về” cùng thể loại Sử thi nhưng của Hi Lạp, được học
sau nên giáo viên cần chú ý kiểm tra năng lực đọc hiểu tác phẩm cùng thể loại của
học sinh. Chúng tôi chọn Rubric đánh giá năng lực thuyết trình về điểm gặp gỡ và
nét riêng giữa người anh hùng Uy-lít-xơ và Đăm Săn. Truyền thuyết “Truyện An
Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” thể hiện quan niệm, đánh giá của nhân
dân về các nhân vật lịch sử, bởi vậy chúng tôi tổ chức hoạt động sân khấu hóa diễn

kịch tác phẩm cho học sinh với 2 kịch bản, một là kịch bản bám sát văn bản được
học và hai là kịch bản sáng tạo của các em dựa trên cốt truyện và nhân vật có sẵn.
Theo đó, người dạy sẽ thiết kế Rubric đánh giá năng lực sân khấu hóa tác phẩm của
học sinh. Với Truyện cổ tích “Tấm Cám”, chúng tơi ý định thiết kế Rubric kiểm tra
năng lực bình chi tiết nghệ thuật của học sinh qua kĩ thuật “bình 1 phút”. Cuối cùng,
chúng tôi thiết kế Rubric đánh giá năng lực kể truyện cười dân gian của học sinh
trong phần Khởi động bài học “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày”.
10


Với đánh giá định kì, bài kiểm tra viết giữa kì có phần trọng tâm là kĩ năng nghị
luận về tác phẩm hoặc một yếu tố trong tác phẩm tự sự dân gian. Ở đây, chúng tôi
lựa chọn dạng đề phân tích/cảm nhận nhân vật, cụ thể là nhân vật Mị Châu trong
Truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. Chúng tôi cũng xây
dựng Rubric đánh giá năng lực làm văn nghị luận của học sinh với đề cụ thể:
Trong bài thơ Tâm sự, Tố Hữu viết:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu
Phân tích nhân vật Mị Châu trong Truyền thuyết “An Dương Vương và Mị
Châu – Trọng Thủy”, từ đó bình luận ngắn gọn quan niệm trên.
Như vậy, ở đề tài này chúng tôi sẽ triển khai thiết kế 6 Rubric hỗ trợ đánh giá
năng lực đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian cho học sinh lớp 10, trong những hoạt
động học tập cụ thể.
1.2. Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng, xác định các tiêu chí đánh giá cụ
thể của mỗi Rubric
1.2.1. Rubric đánh giá năng lực hoạt động nhóm cho nội dung tìm hiểu Cảnh
thách đấu của Đăm Săn và Mtao Mxây
Trước hết, cần xác định chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt.

- Về kiến thức: + Ở phân cảnh cụ thể này, học sinh cần thấy được cốt cách, bản
lĩnh phi thường của người anh hùng Đăm Săn trong thế đối lập với sự hèn nhát, đê
tiện, phi nghĩa của Mtao Mxây; nắm được nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, tạo khơng
khí kịch tính, nghệ thuật địn bẩy trong khắc họa nhân vật, miêu tả nhân vật qua ngôn
ngữ và hành động.
+ Qua đó, học sinh cần thấy được đặc trưng của nhân vật Sử thi anh hùng nói
riêng và đặc trưng Sử thi nói chung.
- Về kĩ năng: ở hoạt động này có 2 kĩ năng cơ bản là kĩ năng làm việc nhóm (kĩ
năng hợp tác, kĩ năng trình bày, kĩ năng tranh biện) và kĩ năng đọc hiểu Sử thi (kĩ
năng phân tích nhân vật Sử thi) cần chú ý.
Dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng, có thể xác định các tiêu chí đánh giá năng
lực học sinh qua hoạt động này như sau:
- Thời gian: Thời gian hoàn thành nhiệm vụ nhóm khơng q thời gian quy
định.
- Nội dung đọc hiểu: Đặc điểm nhân vật anh hùng Đăm Săn qua màn thách đấu;
nghệ thuật kể chuyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Sử thi Đăm Săn.
11


- Tổ chức nhóm: phân cơng nhiệm vụ cụ thể, mọi thành viên đều làm việc, có
trao đổi thống nhất ý kiến.
- Trình bày kết quả nhóm: khoa học, mạch lạc, trọng tâm, ngắn gọn, thuyết
phục.
- Phản biện: nhận xét, đặt câu hỏi, tranh biện với các nhóm khác.
1.2.2. Rubric đánh giá năng lực thuyết trình về nhân vật anh hùng Uy-lít-xơ và
Đăm Săn
Hoạt động học tập này cần đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng sau:
- Về kiến thức: + Nắm được đặc trưng chung của thể loại Sử thi anh hùng, đặc
trưng của nhân vật anh hùng trong Sử thi.
+ Nhận xét được điểm gặp gỡ và nét riêng giữa hai hình tượng anh hùng Uylít-xơ và Đăm Săn.

+ Nắm được đặc trưng văn hóa, xã hội thời đại ra đời mỗi tác phẩm để tìm lí
giải cho những điểm chung và riêng giữa các nhân vật.
+ Nắm được nghệ thuật xây dựng nhân vật ở mỗi tác phẩm.
- Về kĩ năng: + Kĩ năng đọc hiểu Sử thi
+ Kĩ năng tổng hợp, so sánh
+ Kĩ năng thuyết trình
Từ đó, có thể xác định các tiêu chí đánh giá sau:
- Thời gian thuyết trình: 2 phút.
- Vấn đề thuyết trình: Xác định và nắm được đặc điểm của hai hình tượng anh
hùng Uy-lít-xơ và Đăm Săn; đặc trưng của nhân vật trong Sử thi anh hùng.
- Cấu trúc bài thuyết trình: Tổ chức thành 3 phần (giới thiệu vấn đề, triển khai
vấn đề và kết luận vấn đề), trong đó phần triển khai vấn đề cần có hệ thống luận
điểm rõ ràng bám yêu cầu đề (nét gặp gỡ, nét riêng về đặc điểm của 2 hình tượng và
nghệ thuật xây dựng nhân vật của 2 Sử thi).
- Lập luận: Trình bày luận điểm, sử dụng hợp lí các phương pháp lập luận, lí lẽ
và dẫn chứng; trình bày và tranh luận với các lập luận phản bác trong quá trình thuyết
trình.
- Diễn đạt: Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, phong cách phù hợp với bài thuyết trình
về nhân vật văn học; có tương tác với người nghe.
- Sáng tạo: Đưa ra những suy nghĩ riêng mang dấu ấn cá nhân về nhân vật, có
lí giải để thuyết phục người nghe.
1.2.3. Rubric đánh giá năng lực sân khấu hóa truyền thuyết An Dương Vương
và Mị Châu – Trọng Thủy”
12


Với hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học, cần đáp ứng chuẩn kiến thức kĩ
năng tổng hợp:
- Về kiến thức: + Nắm đặc trưng thể loại Truyền thuyết, nhân vật Truyền thuyết
+ Nắm đặc điểm của 3 nhân vật An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy và

quan niệm lịch sử của nhân dân về 3 nhân vật này.
+ Nắm nghệ thuật kể chuyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Truyền
thuyết.
- Về kĩ năng: + Kĩ năng chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản sân khấu
+ Kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm
+ Kĩ năng tổ chức sân khấu, đạo cụ, hóa trang
+ Kĩ năng diễn xuất
Dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng đó có thể xác định những tiêu chí đánh giá
sau:
- Thời gian: không quá 5 phút.
- Xây dựng kịch bản: + Nội dung kịch bản bám sát văn bản văn học, thể hiện
đúng tinh thần của Truyền thuyết lịch sử và đặc điểm nhân vật lịch sử theo quan
niệm của nhân dân.
+ Các sự việc, tình tiết phát triển logic, hợp lí, có chi tiết đặc sắc để bật nổi
nhân vật.
- Hiệu quả làm việc nhóm: phân cơng phù hợp, cụ thể nhiệm vụ mỗi thành viên;
phối hợp nhuần nhuyễn, ăn ý; phát huy thế mạnh mỗi người.
- Công tác chuẩn bị: sân khấu, hóa trang, đạo cụ
- Diễn xuất: hóa thân vào nhân vật, diễn xuất tự nhiên, ăn ý, thể hiện được tinh
thần của các nhân vật trong Truyền thuyết.
- Sáng tạo: sáng tạo thêm các tình tiết nhỏ hợp lí, nhằm làm nhân vật trở nên
sinh động hơn; sáng tạo trong trang phục, đạo cụ, hóa trang và trình bày sân khấu
(khuyến khích tái chế, tự làm).
1.2.4. Rubric đánh giá năng lực viết lời bình về chi tiết nghệ thuật trong Truyện
cổ tích Tấm Cám
Cụ thể ở đây là hoạt động viết lời bình về một chi tiết hóa thân của cô Tấm mà
em ấn tượng nhất, sử dụng kĩ thuật “bình 1 phút”. Với yêu cầu này, chuẩn kiến thức
kĩ năng cần đạt là:
- Về kiến thức: + Nắm được kiến thức lí luận về chi tiết nghệ thuật và chi tiết
nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm văn học.

13


+ Nắm được đặc trưng nhân vật cổ tích, nghệ thuật kể chuyện và xây dựng nhân
vật trong Truyện cổ tích.
+ Xác định đúng chi tiết, nắm được chi tiết xuất hiện trong hồn cảnh nào, có
ý nghĩa gì với nhân vật, dụng ý nghệ thuật của dân gian khi sáng tạo chi tiết đó.
- Về kĩ năng: + Kĩ năng đọc hiểu Truyện cổ tích
+ Kĩ năng phân tích chi tiết nghệ thuật
+ Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận ngắn
Dựa trên yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cần đạt có thể xác định các tiêu chí đánh
giá:
- Thời gian: 1 phút
- Nội dung: Lựa chọn được chi tiết đặc sắc; phân tích được ý nghĩa nghệ thuật
của chi tiết với nhân vật, với cốt truyện; thấy được quan niệm của dân gian thông
qua chi tiết.
- Cấu trúc đoạn văn: mạch lạc, khoa học, các ý liên kết logic, khơng trùng lặp.
- Lập luận: lí lẽ phải thuyết phục, bám sát đặc trưng Truyện cổ tích và nhân vật
cổ tích.
- Diễn đạt: trong sáng, mạch lạc, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Sáng tạo: Cảm thụ tinh tế, sâu sắc, có màu sắc cá tính.
1.2.5. Rubric đánh giá năng lực kể truyện cười dân gian

2. Dạy bài thơ Sóng trong liên tưởng với các bài thơ tình trong và ngồi chương
trình
Khi dạy đọc hiểu một văn bản văn học, một trong những thao tác không thể
thiếu là liên tưởng, so sánh với những văn bản khác cùng loại. Một là, để gợi nhắc,
củng cố kĩ năng đọc hiểu văn bản cùng loại cho học sinh. Hai là, để học sinh có được
một phơng nền kiến thức rộng, từ đó đi vào khám phá chiều sâu văn bản, nhận diện
được phong cách độc đáo của tác giả, đóng góp riêng của tác phẩm với cùng một đề

tài. Dạy học theo tính kế thừa giúp học sinh hình thành kiến thức, kĩ năng có tính hệ
thống, tăng thêm sự tự tin, chủ động cho học sinh khi trực tiếp tham gia vào quá
trình đọc hiểu văn bản mới.
14


Trong chương trình Ngữ văn THPT xuất hiện khá nhiều tác phẩm thơ viết về
đề tài tình yêu, cụ thể:
- Lớp 10: Ca dao yêu thương tình nghĩa; ca dao hài hước; Lời tiễn dặn (trích
Tiễn dặn người yêu) – truyện thơ dân tộc Thái; Tình cảnh lẻ loi của người chinh
phụ (trích Chinh phụ ngâm) – Đặng Trần Cơn; Thề nguyền (trích Truyện Kiều) –
Nguyễn Du
- Lớp 11: Tương tư – Nguyễn Bính; Tơi u em – A.X.Pu-skin, Bài thơ số 28
– R.Tago
- Lớp 12: Sóng – Xn Quỳnh
Ngồi ra, có những bài thơ mặc dù đề tài khơng phải là tình yêu nhưng trong
văn bản vẫn xuất hiện vấn đề này như: Tự tình – Hồ Xuân Hương; Thương vợ - Tú
Xương; Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử …
Việc đưa vào chương trình PTTH khá nhiều tác phẩm viết về đề tài tình yêu
chứng tỏ những nhà làm sách giáo khoa có ý thức chạm đến vùng tâm lý nhạy cảm
của học sinh lứa tuổi này. Trong số đó, có những tác phẩm thuộc giai đoạn Văn học
trung đại, hoàn cảnh lịch sử, xã hội hoàn tồn khác biệt với đời sống hơm nay. Những
tác phẩm thuộc giai đoạn Văn học hiện đại mặc dù khoảng cách gần hơn nhưng với
tốc độ biến đổi chóng mặt, thế giới đổi thay từng ngày như hiện nay thì khoảng cách
10 năm đã là một thế hệ nói gì đến cả thế kỉ đã trơi qua. Vì vậy, nhìn chung các em
sẽ gặp những khó khăn nhất định khi tiếp cận các tác phẩm này. Tuy nhiên, cần phải
hiểu rằng những tác phẩm đã vượt lên sự băng hoại của thời gian là bởi đã chạm đến
những vấn đề mang tính nhân loại, mn thuở của lồi người. Bởi vậy, người dạy
cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu phơng nền văn hóa gắn liền thời đại tác phẩm ra
đời, từ đó gợi lên những liên hệ với thời đại hơm nay để các em cảm thấy gần gũi và

có thể cảm nhận sâu sắc những giá trị chân chính, tốt đẹp đã được gửi gắm qua các
tác phẩm đi cùng năm tháng.
Trong sách giáo khoa lớp 12 chỉ có Sóng là tác phẩm viết về đề tài tình u
đơi lứa, các văn bản còn lại đều chảy theo mạch cảm hứng chủ đạo của văn học
1945-1975 là anh hùng ca. Vì vậy, giáo viên nên gợi nhớ cho các em về những tác
phẩm về tình yêu mà mình đã đọc ở lớp 10,11. Liên văn bản là một phương thức
giúp các em dễ tiếp cận hơn với một văn bản mới cùng loại. Các em sẽ nhớ lại không
chỉ nội dung của những tác phẩm đã học mà quan trọng hơn là cách đọc như thế nào,
cần chú ý những phương diện nào khi tìm hiểu để đi sâu vào bài học. Có thể hình
dung cách làm này sẽ tạo được những đường hằn, được đằn đi đằn lại sẽ hình thành
tri thức, kỹ năng thành thục cho các em.
Trước hết, giáo viên cần gợi mở cho học sinh liên tưởng đến tác phẩm nào có
sự gần gũi nhất về nhân vật trữ tình, sau đó là nội dung trữ tình với bài thơ Sóng.
Chẳng hạn, cũng là ca dao tình u nhưng có khi là lời chua xót của chàng trai khi
tình duyên ngang trái “Trèo lên cây khế nửa ngày…”, có khi là lời nhớ thương thiết
15


tha đi liền với nỗi lo âu thường trực của cô gái “Khăn thương nhớ ai…”, khi lại là
mong ước được hẹn hò, gặp gỡ nối duyên “bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”.
Như vậy, nếu xét trong chùm ca dao yêu thương tình nghĩa này thì hai bài sau là gần
gũi hơn với bài thơ Sóng, vì đều diễn tả những cung bậc tâm trạng của người phụ
nữ khi yêu, nhưng bài hai vẫn có nhiều điểm tương đồng hơn cả. Học sinh dễ nhận
thấy giữa hai bài những gặp gỡ trong cảm xúc của trái tim người phụ nữ đang yêu:
nỗi nhớ cồn cào, mãnh liệt, trải rộng theo không gian, kéo dài theo thời gian. Đi liền
với nỗi nhớ là nỗi âu lo phấp phỏng. Nhưng nếu ca dao là lời bộc bạch tình yêu của
người con gái trong xã hội phong kiến thì Sóng là tâm sự tình yêu của một phụ nữ
hiện đại. Vì vậy, nỗi lo âu của cô gái rất cụ thể “lo vì một nỗi khơng n một bề”
trước hết có lẽ là vì những rào cản của xã hội, những ràng buộc của cương thường
lễ giáo trong một xã hội khơng tơn trọng tình u tự do mà cần phải mơn đăng hộ

đối. Cịn nỗi lo âu, phấp phỏng của Xuân Quỳnh trong Sóng lại đầy chất suy tư, trăn
trở về những điều huyền diệu, khó lí giải của tình yêu “Khi nào ta yêu nhau”, về sự
hữu hạn của đời người “Cuộc đời tuy dài thế / Năm tháng vẫn đi qua / Như biển kia
dẫu rộng / Mây vẫn bay về xa”.
Ở một góc độ khác, cũng cần soi chiếu quan niệm tình yêu của người phụ nữ
Xuân Quỳnh với quan niệm tình yêu của nhân vật trữ tình là nam giới để thấy những
điểm rất khác nhau do ý thức về phái tính chi phối. Cùng viết về nỗi nhớ trong tình
u, Nguyễn Bính thể hiện tư duy cắt nghĩa tình cảm rất rõ trong bài Tương tư: “Gió
mưa là bệnh của giời / Tương tư là bệnh của tơi u nàng”. Cịn Xn Quỳnh giãi
bày nỗi nhớ như một lời thú nhận hồn nhiên, chân thành và đầy nữ tính. Chị khơng
có ý định cắt nghĩa tình u, bởi cái lắc đầu thừa nhận sự khơng tỉnh táo, khơng thể
lý giải cho tình u lại là cách thể hiện tình yêu đam mê, mãnh liệt nhất của người
phụ nữ: “Em cũng không biết nữa / Khi nào ta yêu nhau”. Sự liên tưởng này với học
sinh là khó hơn liên tưởng trên, bởi lẽ nó địi hỏi thêm sự am hiểu về tâm lí giới tính.
Nó có thể áp dụng cho đối tượng học sinh giỏi.
Vì vậy, khi đưa ra các câu hỏi liên hệ cần phân hóa mức độ câu hỏi phù hợp
với trình độ học sinh. Với học sinh khá giỏi, câu hỏi thường mang tính chất suy luận
cao, địi hỏi các em cần liên hệ vừa phạm vi rộng vừa có chiều sâu, phân tích, đánh
giá. Ví dụ ở bài Sóng, có thể đưa ra câu hỏi liên hệ mức độ khó như: “Nàng Kiều
của Nguyễn Du lý giải cho hành động xăm xăm băng lối vườn khuya một mình sang
nhà Kim Trọng là Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa; Xuân Quỳnh lý giải cho
hành trình của sóng là Sơng khơng hiểu nổi mình / Sóng tìm ra tận bể. Em nhận thấy
điểm tương đồng và khác biệt nào giữa những quan niệm tình yêu trên?” Ở trình độ
học sinh thấp hơn, câu hỏi liên hệ có thể chỉ cần ở mức độ phát hiện hoặc tư duy vừa
phải, chẳng hạn: Câu thơ Sơng khơng hiểu nổi mình / Sóng tìm ra tận bể của Xuân
Quỳnh gợi nhớ đến câu thơ nào trong đoạn trích Thề nguyền (Truyện Kiều) của
Nguyễn Du? Nếu ở câu hỏi thứ 2 chỉ mang tính phát hiện, dấu hiệu là điểm gặp gỡ
trong quan niệm táo bạo, mạnh mẽ của người phụ nữ trong tình yêu, thì ở câu hỏi
đầu cần tìm thấy điểm khác nhau nữa. Nàng Kiều vì tình yêu mà sẵn sàng bỏ qua
16



lịng tự trọng, khn phép là một cách để chống đối số phận, vượt thoát cái mệnh
bạc đã định sẵn của kiếp hồng nhan mà nàng đã dự cảm từ buổi gặp mộ Đạm Tiên
“Đau đớn thay phận đàn bà / Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Còn Xuân
Quỳnh, sự táo bạo của hành động quyết rời bỏ lịng sơng chật hẹp để đến với biển
cả mênh mơng của sóng thể hiện khao khát được thấu hiểu của người phụ nữ trong
tình yêu. Với Xuân Quỳnh, tình yêu trước hết cần sự thấu hiểu. Hành trình của sóng
từ sông ra bể được thôi thúc bởi một khao khát kiếm tìm bản thể. Ý thức sâu sắc về
bản thể là nét riêng của Xuân Quỳnh.
Bên cạnh việc liên hệ với chùm thơ tình trong chương trình đã được học trước
đó, người dạy cũng cần mở rộng phạm vi liên tưởng đến các tác phẩm ngồi chương
trình có sự gần gũi về thể loại, đề tài, cách xây dựng hình ảnh. Điều này sẽ giúp các
em tăng cường vốn hiểu biết, rèn luyện thêm năng lực thực tiễn. Yêu cầu phần Luyện
tập trong sách giáo khoa đi theo hướng liên hệ mở rộng này: sưu tầm những câu thơ,
bài thơ so sánh tình u với sóng và biển. Giáo viên có thể u cầu học sinh tìm hiểu
tư liệu trước ở nhà, để trên lớp ngoài đưa ra dẫn chứng liên hệ thì điều qua trọng hơn
là gợi mở để các em nhận thấy được nét riêng trong Sóng của Xn Quỳnh. Ví dụ,
cũng mượn hình ảnh sóng và biển để diễn tả tình yêu, Xuân Diệu trong bài thơ Biển
đã viết: Anh xin làm sóng biếc / Hơn mãi cát vàng em / Hôn thật khẽ thật êm / Hơn
êm đềm mãi mãi. Con sóng ở đây cũng là sự phân thân của nhân vật trữ tình để bày
tỏ tình u nhưng lại là người đàn ơng chứ khơng phải người phụ nữ như trong thơ
Xuân Quỳnh. Trong thơ Xuân Diệu, người con gái chỉ là bờ yên ả suốt ngàn năm,
thủy chung, chờ đợi tình u đến. Cịn người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh rất chủ
động và mạnh mẽ trên hành trình kiếm tìm tình yêu của mình Sơng khơng hiểu nổi
mình / Sóng tìm ra tận bể. Chính ý thức phái tính đã làm nên nét riêng trong thơ
Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh đã tạo hình một con sóng mang đầy tính nữ.
Như một lời đối thoại với nhà thơ Xuân Diệu, nhà thơ trẻ Đinh Thu Hiền lại
viết Cuối chân trời sao và biển hôn nhau / Bờ lặng lẽ cúi đầu khơng dám khóc / Mai
sóng lại về thơi, mỏi mịn và nặng nhọc / Thở cạnh bờ trong giấc ngủ vô tâm (Biển

bờ). Câu thơ chứa đầy nỗi đau của trái tim người phụ nữ bị phản bội, mất hết niềm
tin vào tình yêu, nhưng vẫn lặng lẽ trong đau khổ. Xuân Quỳnh có lẽ nghĩ khác về
tình yêu: yêu là một cuộc hành trình khơng mệt mỏi để kiếm tìm một tình u đích
thực. Bài thơ diễn tả một tình u dào dạt, mãnh liệt, với khao khát hướng đến một
tình yêu vĩnh viễn, có lúc âu lo, trăn trở nhưng ta khơng cảm thấy một nỗi ngậm
ngùi, chua chát nào, vẫn là một niềm tin bền bỉ dành cho tình yêu, hạnh phúc.
Cùng với việc liên tưởng đến những tác phẩm của tác giả khác cần liên tưởng
đến cả những sáng tác khác của Xuân Quỳnh đề góp phần nhận diện phong cách thơ
chị đồng thời giúp học sinh hiểu sâu hơn bài thơ. Tùy theo trình độ học sinh, với đối
tượng học sinh chuyên đây là một thao tác không thể thiếu. Với đối tượng học sinh
bình thường, giáo viên cần có sự gợi mở hoặc có thể giao bài tập về nhà để tránh
nặng nề cho các em. Với bài Sóng có thể liên hệ bài thơ có hình tượng gần gũi
Thuyền và biển; cũng có thể liên hệ những câu thơ thể hiện những dự cảm âu lo
17


thường trực trong trái tim yêu hoặc những câu thể hiện niềm tin mãnh liệt của Xuân
Quỳnh vào tình yêu.
Trên đây, chúng tôi chỉ đưa ra một số viện dẫn về việc sử dụng thao tác liên hệ,
so sánh với các tác phẩm khác để hiểu sâu thêm bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Giáo
viên có thể linh hoạt sử dụng phù hợp với đối tượng học sinh, không cứng nhắc cho
rằng lúc nào cũng phải liên hệ, không lạm dụng để tránh cảm giác nặng nề, cắt đứt
rời rạc mạch đọc hiểu văn bản. Giáo viên có thể nêu yêu cầu trong phần bài tập về
nhà để học sinh có nhiều thời gian suy ngẫm và sau đó có thể tổ chức các buổi xêmi-na ngoài giờ lên lớp để các em có điều kiện thảo luận, trình bày chính kiến hay
làm việc nhóm. Như vậy, các em sẽ có điều kiện tốt hơn để phát huy vai trị chủ
động, sáng tạo của mình; tiết học sẽ đi đúng định hướng lấy người học làm trung
tâm.
3. Dạy bài thơ Sóng phù hợp với bối cảnh xã hội và tâm lý lứa tuổi học sinh
THPT hiện nay
Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền

(Thái Bình), in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). Đây là giai đoạn cuộc kháng
chiến chống Mỹ hết sức ác liệt, tất cả thanh niên nam nữ đều hăng hái lên đường
nhập ngũ với tinh thần phơi phới: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm / Trường Sơn
Đông nhớ Trường Sơn Tây”. Tình u lứa đơi hịa quyện trong tình u Tổ quốc, lời
hẹn thề kết hơn trở thành lời hẹn thề ngày độc lập thống nhất đất nước: “Bao giờ
kháng chiến thành công, anh về em thỏa ước mong”. Tình yêu với người thanh niên
trẻ tuổi lúc bấy giờ là thoáng hương thầm lặng lẽ, lắng sâu, chờ đợi: “Giấu một chùm
hoa trong chiếc khăn tay / Cơ gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm / Bên ấy có người
ngày mai ra trận / Bên ấy có người ngày mai đi xa”. Tình yêu của họ đầy lòng vị tha,
bao dung và chung thủy: “Những người vợ nhớ chồng góp cho đất nước hịn Vọng
phu”. Tất cả những gì tươi đẹp nhất của của thanh xuân đều nằm nơi chiến trường,
đó là thế hệ đã qn mình để chỉ nghĩ về Tổ quốc: “Chúng tôi ra đi khơng ai khơng
tiếc đời mình / Tuổi hai mươi làm sao không tiếc / Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi
thì cịn chi Tổ quốc?”. Xn Quỳnh lúc bấy giờ có dịp đi thực tế khắp các vùng biển,
vào đến Quảng Trị để viết “những vần thơ lửa cháy”. Có thể nói, trong bối cảnh văn
học nói chung đều mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng anh hùng ca thì
Sóng của Xn Quỳnh dường như chỉ viết về tình u thuần túy. Sóng được xem là
bơng hoa đẹp nhất dọc chiến hào chống Mỹ mà Xuân Quỳnh thu lượm được. Bài
thơ ra đời khi nhà thơ đã đi qua những đổ vỡ trong cuộc hôn nhân thứ nhất, vì vậy
lắng sâu những trải nghiệm của một tâm hồn người phụ nữ đầy đa cảm. Được viết
trong hoàn cảnh đầy mưa bom bão đạn, khi cả nước cùng chung một tiếng gọi lên
đường, Sóng càng trở nên có ý nghĩa, khơng chỉ với riêng Xn Quỳnh mà đó là
tình yêu tha thiết, tươi đẹp của cả một thế hệ thanh niên ngày ấy.
Thời gian đã lùi xa hơn 50 năm, bao sự đổi thay lớn lao đã diễn ra. Nước ta
đã tiến những bước rất dài trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, rất nhiều
18


những thành tựu khoa học kĩ thuật đã được ứng dụng tạo nên sự thay đổi căn bản về
kinh tế xã hội. Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày một nâng cao, chúng ta đã

trở thành một điểm đến hấp dẫn, an toàn của thế giới. Sự phát triển như vũ bão của
cách mạng công nghệ thông tin thời đại 4.0 đã đưa thế giới xích lại gần hơn bao giờ
hết. Khái niệm “thế giới phẳng” trở nên phổ biến, internet, mạng xã hội đã xóa nhịa
mọi khoảng cách giới hạn của không gian. Thế hệ trẻ hôm nay thực sự là những cơng
dân tồn cầu hiện đại, năng động, tự tin bước ra thế giới rộng lớn.
Nhưng cuộc sống hịa bình, hiện đại và hội nhập cũng đặt con người vào nhiều
vấn đề phức tạp, thử thách. Quay cuồng trong nhịp sống hối hả, gấp gáp, con người
hiện đại có rất ít thời gian quan tâm gia đình, người thân, bè bạn, thậm chí cả chính
mình. Rất nhiều người lựa chọn lối sống độc thân, tự chủ tài chính và khơng kết hơn.
Những quan niệm về tình u, hơn nhân gia đình đã thay đổi rất nhiều. Phụ nữ ngày
nay cũng khơng cịn lựa chọn là “hậu phương vững chãi” cho chồng “ra trận” nữa
mà phụ nữ ngày càng khẳng định vị thế trên chính trường, các diễn đàn nghị sự,
thành công trong nhiều lĩnh vực và tự chủ trong cuộc sống. Hiện tượng bà mẹ đơn
thân khơng cịn hiếm, thậm chí họ sẵn sàng cơng khai và xem đó là một xu thế của
thời đại, khơng quan tâm đến định kiến hay các chuẩn mực hôn nhân truyền thống.
Thế giới đổi thay từng ngày, sự ảnh hưởng sâu rộng của văn hóa phương Tây đã làm
thay đổi nhiều quan niệm truyền thống, trong đó có quan niệm về tình yêu của người
trẻ hiện nay.
Nếu đánh tìm kiếm “quan niệm tình yêu người trẻ hiện nay” trên Google thì
đây là những kết quả phổ biến mà chúng tơi đọc được: tình u đến q sớm, u
nhau vì sắc đẹp, dễ yêu và cũng dễ chia tay, tiền chi phối tình u rất nhiều, có khi
đến với nhau chỉ để thỏa mãn nhu cầu thể xác hay tình u thời nay như mì gói, úp
vài phút là ăn… Xu thế thực dụng trong tình yêu trở nên phổ biến, thậm chí cơng
khai khi người mẫu Ngọc Trinh phát ngơn thoải mái: “u khơng có tiền thì cạp đất
mà ăn à” lại nhận được nhiều sự đồng tình của giới trẻ. Họ “yêu cuồng sống vội” và
khi chia tay thì khơng ngần ngại “địi lại q” hết sức song phẳng. Những giá trị
chân chính trong tình u như sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu dường như bị khuất lấp
trong nhịp sống quá vội vã, gấp gáp. Tình yêu cũng nằm trong “cơ chế thị trường”.
Trên thực tế lối sống này đã dẫn tới nhiều bi kịch. Những cô dâu Việt ôm mộng đổi
đời đồng ý lấy chồng Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… mà chưa một lần gặp mặt.

Những cuộc kinh doanh hôn nhân ấy đã nảy sinh biết bao hệ lụy đau đớn, nhưng
điều đáng nói là số lượng cô dâu Việt xuất ngoại vẫn không ngừng tăng lên, nhất là
ở các tỉnh miền Tây kinh tế còn nhiều khó khăn.
Sự hời hợt, dễ dãi trong tình u cũng dẫn đến những suy nghĩ cho rằng yêu là
phải “dâng hiến”, phải hết mình. Những lời bài hát kiểu như “hay là mình cứ bất
chấp hết yêu nhau đi anh” được giới trẻ ngân nga vô tư như một tun ngơn sống.
Tình trạng “sống thống”, “sống thử” đang trở thành một phong trào lan truyền rất
nhanh trong giới học sinh, sinh viên. Theo số liệu của Báo cáo quốc gia về thanh
niên Việt Nam do quỹ Dân số Liên hợp quốc cơng bố năm 2015 thì tuổi quan hệ tình
19


dục lần đầu trung bình của người trẻ nước ta là 18,1 tuổi, thấp hơn nhiều nước trong
khu vực: Trung Quốc 22,1 tuổi; Thái Lan 20,5 tuổi; Singapo 22,8 tuổi; Malaisia 23
tuổi…. Theo báo cáo mới đây về tỉ lệ quan hệ tình dục của trẻ vị thành niên tại Hà
Nội: 10% hết lớp 9 và 39% hết lớp 12. Mỗi năm cả nước có khoảng 250000 – 300000
ca phá thai được báo cáo chính thức. Trong đó, tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp
Việt Nam vào danh sách một trong năm nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới và là
nước có tỉ lệ phá thai lớn nhất châu Á. Với nhiều người trẻ, sex trở thành một bước
trong quan hệ nam nữ như nắm tay, hôn môi.
Tất cả những con số trên đều khiến những bậc làm mẹ, làm cha, làm giáo viên
như chúng ta khơng khỏi giật mình, hoang mang. Con em chúng ta đang sống như
thế nào, liệu có phải mọi chuẩn mực, giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống đều đã bị
đảo lộn? Chúng ta phải chấp nhận những hiện tượng ấy như một sự thật hiển nhiên
hay cần làm gì để chúng không sa lầy vào lối đi tăm tối? Đã có biết bao em nữ sinh
phải lỡ dở việc học q sớm chỉ vì mang thai ngồi ý muốn? Đã có biết bao bi kịch
tự tử diễn ra khi clip sex của các em bị chính người yêu tung lên mạng trục lợi? Điều
chúng ta cần làm là đồng hành cùng các em, qua những bài học để nuôi dưỡng niềm
tin vào tình yêu trong sáng, để bồi đắp những xúc cảm thẩm mĩ tươi sáng, từ đó
hướng các em có những lựa chọn và hành động đúng đắn.

Khơng ít tin tức về những vụ tử tử gần đây của học sinh đã khiến các bậc phụ
huynh đau lòng. Các em ra đi vì nhiều lí do: áp lực học hành, cha mẹ ít dành thời
gian cho con, cha mẹ ly hơn, gia đình khơng hạnh phúc, những thất vọng trong cuộc
sống, không thể chia sẻ cùng ai, bị bạn bè tẩy chay, kì thị hoặc thậm chí là thất tình…
Theo khảo sát mà Bộ Giáo dục cơng bố sau khi tiến hành ở một số trường phổ thông
và đại học tại Hà Nội, Hải Dương, có đến 93,57% học sinh , sinh viên được hỏi gặp
phải những khó khăn, vướng mắc cần chia sẻ trong học tập, đời sống hằng ngày. Tỉ
lệ này ở bậc phổ thông là 95,33% và đại học là 85,92%. Đặc biệt, ở lứa tuổi học sinh
phổ thơng, mức độ thường xun có những vướng mắc cần chia sẻ là 80,17%.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, chủ tịch Hội tâm lí giáo dục Hà Nội cho rằng, học
sinh THPT ở vào giai đoạn sau của tuổi vị thành niên, giai đoạn mà sự phát triển về
thể chất đã tương đối ổn định nhưng lại chưa đủ trưởng thành về mặt tâm lí. Sự thay
đổi từ vị trí phụ thuộc của trẻ con sang vị trí tự quyết của người lớn đặt trẻ vào tình
trạng khơng ổn định, thất thường. Trong khi đó, ở nhà trường phổ thơng hiện nay
chưa có nhiều điều kiện để tổ chức tư vấn tâm lý, giáo dục kĩ năng sống cho các em.
Đa phần chúng ta vẫn phải kết hợp, xen lồng trong chương trình ngồi giờ lên lớp,
trách nhiệm chủ yếu vẫn dồn lên giáo viên chủ nhiệm, người được xem là gần gũi
các em nhất. Môn Văn trong đặc thù khơng chỉ bồi dưỡng tri thức mà cịn bồi dưỡng
tâm hồn được xem là mơn học có nhiều lợi thế để đến gần với đời sống tâm lý, tình
cảm của học sinh. Những câu chuyện nhân văn, những tình cảm cao đẹp trong thơ
văn phải làm sao để thấm vào tâm hồn các em, thay đổi suy nghĩ, tâm trạng của các
em tích cực hơn, giúp các em có những nhận thức đúng đắn về lối sống, hành vi.
20


Thời đại cơng nghệ thơng tin, các em có thể yêu qua mạng xã hội, ngồi ở đâu
cũng có thể đang hẹn hị. Thế giới ảo mênh mơng khiến người lớn khơng thể kiểm
sốt nổi đời tư của con mình. Ý thức cá nhân ngày càng phát triển, cái tôi của các
em rất lớn, tự cho mình quyền quyết định cuộc sống và một tâm lý phổ biến là các
em tìm cách che giấu đời tư của mình. Người giáo viên nếu chỉ răn đe, ngăn cấm,

can thiệp thô bạo vào tình cảm riêng tư của các em thì ngược lại sẽ phản tác dụng.
Trong hoàn cảnh ấy, nếu chúng ta vẫn dạy những bài thơ tình yêu bằng cách đọc rất
diễn cảm, ngợi ca những phẩm chất trong sáng, thủy chung mà không quan tâm đến
những cơn lốc bão thực sự của đời sống đương đại thì bài học có thực sự có ý nghĩa?
Nếu chúng ta lên lớp giảng rất hay về tình u, về triết lí tình yêu đẹp, về tâm hồn
phong phú, nhạy cảm của người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh mà không biết rằng
học trị mình vừa đổ vỡ mối tình đầu, vừa chứng kiến bi kịch hôn nhân tan vỡ của
cha mẹ và mn vàn những tâm tư khác thì giờ văn vẫn chỉ là sáo rỗng, là sách vở
mà thơi. Vì vậy, tơi cho rằng, để dạy Sóng nói riêng và các văn bản văn học nói
chung trong chương trình phổ thơng trước hết cần gắn chủ đề của tác phẩm với vấn
đề của thực tế hiện tại. Người dạy cần tìm thấy “kênh” kết nối thời đại, bối cảnh văn
hóa, xã hội để trả tác phẩm về đúng môi trường đọc, phù hợp với đời sống của người
đọc, từ đó mà đi sâu vào nhận thức, tình cảm của các em nhất.
Xin viện dẫn một số gợi ý có thể liên hệ giữa tác phẩm Sóng và thực tiễn đời
sống:
- Trong Sóng người phụ nữ thể hiện một quan niệm rất táo bạo là sẵn sàng từ
bỏ tình yêu chật hẹp để tìm đến một tình yêu bao dung, rộng lớn hơn. Theo em, hiện
tượng “chóng yêu và chóng chia tay”, “tình yêu mì ăn liền” của một bộ phận giới trẻ
ngày nay có phải là vì khao khát tìm đến một tình u đích thực hay khơng?
- Tình u mn đời vẫn là khát vọng mãnh liệt nhất của tuổi trẻ. Em có đồng
tình với quan niệm ấy của Xn Quỳnh? Theo em, quan niệm ấy có cịn đúng trong
xã hội hơm nay?
- Bài thơ thể hiện một tình u thủy chung son sắt, với một niềm tin mãnh liệt
dành cho tình yêu của Xuân Quỳnh. Theo em, những phẩm chất ấy có cịn quan
trọng trong quan niệm về tình yêu của giới trẻ hôm nay?
- Qua bài thơ, em cảm nhận như thế nào là một tình yêu đẹp? Theo em, để có
được một tình u đẹp cần những yếu tố nào? Em nghĩ gì về phát ngơn của người
mẫu Ngọc Trinh u khơng có tiền cạp đất mà ăn à?
- Xuân Quỳnh tin rằng Ở ngoài kia đại dương / Trăm nghìn con sóng đó / Con
nào chẳng tới bờ / Dù mn vời cách trở. Liệu đó có phải là một quan niệm quá cũ

trong xã hội hôm nay?
Trên đây là một số gợi ý liên hệ bài thơ Sóng với thực tiễn, người dạy cần linh
hoạt, không phải ôm đồm đưa tất cả vào bài học, biến giờ văn thành giờ kĩ năng
sống, có thể chuyển vào phần bài tập về nhà cho các em. Trong tiết học, sự liên hệ
21


nên gọn, tránh rườm rà và giáo viên phải điều tiết hợp lí về thời gian, dung lượng.
Với bất kì văn bản nào, khơng chỉ Sóng, người giáo viên cần có ý thức tìm tịi đường
ray, sợi dây kết nối giữa chủ đề tác phẩm và vấn đề thực tế trong cuộc sống của học
sinh, tạo cho các em hứng thú được tự kiểm nghiệm, tự soi chiếu và từ đó hình thành
tự nhiên sự thay đổi trong nhận thức, hành động hướng đến những giá trị nhân văn
cao đẹp hơn.
4. Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
Với vai trị tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh,
người dạy cần vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích
cực để tạo hứng thú, say mê cho học sinh, giúp các em tích cực, chủ động trong giờ
học. Với bài thơ Sóng, trên cơ sở những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, tình cảm cần
đạt được tôi đã vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để phát huy
tồn diện năng lực của học sinh.
* Lồng ghép trò chơi trong dạy học: Giáo dục bằng trò chơi là một phương
pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Sử dụng trò chơi
sẽ tạo sự hào hứng, thu hút sự tập trung của các em, từ đó chủ động tìm hiểu bài học.
Ở đây tơi vận dụng phương pháp trò chơi Nhớ nhanh đáp nhanh vào phần Khởi
động, nhằm tạo khơng khí sơi nổi ngay từ đầu tiết học. Để trò chơi diễn ra hiệu quả,
thuận lợi, tôi đã yêu cầu ở tiết học trước học sinh khi soạn bài cần nhớ lại các bài
thơ đã học trong chương trình lớp 10, 11 viết về tình u. Trị chơi là một hình thức
để giáo viên có thể kiểm tra sự làm việc và chuẩn bị bài của các em. Như vậy có thể
đánh giá ý thức, thái độ của học sinh ngay trong quá trình dạy. Cách tổ chức cụ thể
đã được hiện thực hóa trong phần Giáo án thực nghiệm.

* Vận dụng phương pháp Thảo luận nhóm: Học sinh được chia làm bốn
nhóm, trong khoảng thời gian giới hạn là 5 phút, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các
nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả của nhóm sau
đó được trình bày và đánh giá trước tồn lớp. Phương pháp này sẽ phát huy tính tích
cực, tính trách nhiệm và năng lực cộng tác làm việc, năng lực giao tiếp của học sinh,
đồng thời tránh sự nhàm chán. Ở bài Sóng phương pháp này được tơi sử dụng trong
quá trình đọc hiểu văn bản (xin xem cụ thể ở phần Giáo án thực nghiệm).
* Vận dụng kĩ thuật Khăn trải bàn: Kĩ thuật này được vận dụng kết hợp
phương pháp làm việc nhóm. Trên khổ giấy A2, chủ đề thảo luận ghi ở chính giữa,
chia các phần còn lại thành số phần theo số thành viên trong nhóm. Mỗi người sẽ
cùng ghi câu trả lời của mình vào phần đã được chia trong khoảng 3 phút. Sau đó
đại diện nhóm dán giấy A2 lên bảng, thuyết trình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét, nhấn mạnh trọng tâm. Với cách làm này, suy nghĩ của tất cả các
em sẽ được hiện thực hóa trên giấy, vừa tiết kiệm thời gian vừa tạo điều kiện cho
các em đều làm việc, tránh sự ỷ lại, thụ động. Trong bài Sóng kĩ thuật này được tơi
áp dụng trong quá trình đọc hiểu văn bản (xin xem cụ thể ở Giáo án thực nghiệm).
22


* Vận dụng kĩ thuật Trình bày một phút: Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho học
sinh tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những câu hỏi cịn băn khoăn, thắc mắc
bằng các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng. Các câu trả lời và câu hỏi đưa ra sẽ giúp
củng cố quá trình học tập và cho thấy các em đã nắm bài học đến mức độ nào. Giáo
viên ra câu hỏi, yêu cầu học sinh suy nghĩ và viết ra giấy, gọi một số em trình bày
trước lớp, giáo viên củng cố và thu các mẩu giấy. Kĩ thuật này được tôi áp dụng vào
phần Tổng kết bài học (xin xem cụ thể ở Giáo án thực nghiệm).
* Vận dụng kênh hình trong dạy học: Những hình ảnh sinh động, trực quan
bao giờ cũng hấp dẫn với học sinh. Hiện nay, với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại
như máy tính xách tay, máy chiếu ở lớp học, giáo viên có thể vận dụng kênh hình
vào bài học một cách thuận lợi. Ở đây, tôi vận dụng vào câu hỏi liên hệ thực tế khi

các em tìm hiểu xong khổ 2 bài thơ, cũng là để kết lại tiết 1 của bài (xin xem cụ thể
ở Giáo án thực nghiệm)
* Sử dụng phiếu học tập: Phương pháp này sẽ giúp giáo viên đánh giá được
nhiều năng lực của học sinh từ năng lực tự đọc văn bản đến năng lực trao đổi, giao
tiếp, năng lực trình bày ý… Tơi sử dụng phiếu học tập để hướng dẫn học sinh tự đọc
khổ 7, 8 (xin xem cụ thể ở Giáo án thực nghiệm).
Bằng cách kết hợp phương pháp hỏi – đáp thông thường với những phương
pháp và kĩ thuật trên, tôi nhận thấy hiệu quả giờ học được nâng cao rõ rệt. Học sinh
rất hứng thú và tập trung, chủ động, tích cực trong cả q trình, khơng có cảm giác
nhàm chán, phát năng lực tồn diện.
III. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
SĨNG (2 tiết)
- Xuân Quỳnh –
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao của người phụ nữ về một
tình yêu thủy chung, bất diệt.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp
điệu và ngơn từ bài thơ.
- Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu thơ trữ tình
- Bồi dưỡng tâm hồn và nhận thức về tình yêu trong sáng, cao quý là hạnh phúc
lớn lao của con người dù ở thời đại nào.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Khởi động: Tổ chức trò chơi Nhớ nhanh đáp nhanh. (Thời gian: 5-7 phút)
23


- Giáo viên chuẩn bị sẵn bằng powerpoint trích những câu thơ tiêu biểu trong
các bài thơ tình đã học ở lớp 10, 11, yêu cầu học sinh nhớ tên tác phẩm và tác giả.

Ở mỗi trường hợp, học sinh nào trả lời nhanh và đúng nhất sẽ được nhận 1 sao
khuyến khích, góp vào cho nhóm. Cuối tiết học, nhóm nào nhiều sao nhất sẽ chiến
thắng, giành phần quà.
- Nội dung:
* Khăn thương nhớ ai / Khăn rơi xuống đất / Khăn thương nhớ ai / Khăn vắt
lên vai (Ca dao yêu thương tình nghĩa)
* Chàng dẫn thế em lấy làm sang / Lẽ nào em lại phá ngang như là / Người ta
thách lợn thách gà / Còn em thách cưới một nhà khoai lang (Ca dao hài hước)
* Lịng này gửi gió đơng có tiện / Nghìn vàng xin gửi đến non Yên (Chinh phụ
ngâm – Đặng Trần Cơn, Đồn Thị Điểm)
* Cửa ngồi vội rủ rèm the / Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình (Truyện
Kiều – Nguyễn Du)
* Thơn Đồi ngồi nhớ thơn Đơng / Một người chin nhớ mười mong một người
(Tương tư – Nguyễn Bính)
* Tơi u em đến nay chừng có thể / Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai (Tôi
yêu em – A.X.Puskin)
* Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu / Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là
vơ biên / Những địi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu (Bài thơ số 28, R.Tago)
- Giáo viên gợi dẫn vào bài học: Thơ viết về tình u -> Sóng của Xn Quỳnh
3. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV – HS
- GV gọi đại diện tổ 1 đã
chuẩn bị sẵn phần giới thiệu về tác
giả, tác phẩm ở nhà lên trình bày
bằng máy chiếu.
- HS nhận xét, góp ý

Yêu cầu cần đạt
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả

- Một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất
của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ.

- GV nhấn mạnh lại những XX
điểm quan trọng

- Người viết thơ tình hay nhất nửa cuối thế kỷ

- P/c: Thơ XQ là tiếng lòng của một tâm hồn
phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa
chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát
vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.
2. Tác phẩm
24


- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác (chú ý nêu rõ
bối cảnh thời đại và hoàn cảnh riêng của XQ)
II. Đọc hiểu

- GV hướng dẫn cách đọc và
gọi HS đọc diễn cảm bài thơ

1. Đọc hiểu khái quát

? Xác định nhân vật trữ tình
- Nhân vật trữ tình: Bài thơ có 2 hình tượng là
trong bài thơ
sóng và em. Em là cái tơi trữ tình của nhà thơ, cịn
- GV gọi đại diện nhóm 2 lên sóng là là sự hóa thân, phân thân của cái tơi trữ tình.

bảng trình bày qua biểu bảng Hai hình tượng tuy hai mà một, có khi phân đơi để
chuẩn bị ở nhà. Lớp theo dõi, đặt soi chiếu, làm nổi bật sự tương đồng, có khi hịa
câu hỏi hoặc bổ sung. GV chốt vấn nhập để tạo sự cộng hưởng, nhằm diễn tả một cách
mãnh liệt hơn, sâu sắc và thấm thía hơn khát vọng
đề.
tình yêu đang cuộn trào trong trái tim nữ sĩ.
? Nêu thể thơ và chỉ ra hiệu
- Thể thơ 5 chữ, ngắt nhịp linh hoạt, tạo âm
quả nghệ thuật
điệu dạt dào, khi nhịp nhàng, khi sôi nổi, khi lắng
- GV gọi HS trả lời tại chỗ, sâu, khi miên man, trăn trở -> nhịp sóng -> nhịp
HS khác nhận xét, bổ sung, sau đó tâm trạng
GV nhấn mạnh lại.
- Bố cục: + Khổ 1, 2: Tâm trạng phức tạp và
khát vọng tình u mãnh liệt, sơi nổi, nồng nàn của
? Phân chia bố cục của bài thơ trái tim người phụ nữ.
theo mạch cảm xúc của nhân vật
+ Khổ 3, 4: Sự trăn trở, suy tư, mong muốn
trữ tình
truy tìm nguồn gốc của tình yêu
- GV cho HS phát biểu dựa
+ Khổ 5, 6: Nỗi nhớ sâu sắc, mãnh liệt và tình
trên phần soạn bài ở nhà, thống yêu thủy chung, son sắt của người phụ nữ.
nhất cách chia bố cục để đi vào đọc
+ Khổ 7, 8: Những suy tư, dự cảm lo âu của
hiểu chi tiết.
trái tim phụ nữ giàu trắc ẩn, nhạy cảm nhưng vẫn
chứa đựng một niềm tin mãnh liệt vào tình yêu.
+ Khổ 9: Khát vọng hóa thân vào tình u bất
diệt.

2. Đọc hiểu chi tiết
2.1 Khổ 1, 2
- Tổ chức Thảo luận nhóm:

a. Khổ 1

- 2 câu đầu:
+ Nhóm 1: Phân tích những
trạng thái của sóng, từ đó cảm nhận
+ những trạng thái đối nghịch của sóng -> tâm
về tâm trạng của người phụ nữ khi trạng phức tạp của người phụ nữ khi yêu
yêu.
+ Từ ngữ: * sử dụng các cặp tính từ trái nghĩa,
đặt sóng đơi với nhau -> thủ pháp đối lập làm nổi
25


×