Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch: Bài thuyết trình về làng mây tre đan Phú Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.43 KB, 16 trang )

Bài thuyết trình về làng mây tre đan Phú Vinh

LỊCH TRÌNH TOUR

8h00: Đón khách tại trường
9h00: Đến làng và thăm miếu thôn Phú Vinh
10h00: Thăm cơ sở sản xuất và trung tâm đào tạo nghề của nghệ nhân
Nguyễn Văn Trung
11h00: Thăm nhà và cơ sở sản xuất của nghệ nhân Hoàng Văn Hạnh
12h00: Ăn trưa và nghỉ ngơi tại nhà hàng
13h30: Tiếp tục chuyến tham quan

1

Lê Thị Thanh – DL15C


Bài thuyết trình về làng mây tre đan Phú Vinh

Xin kính chào q khách!
Cho phép tơi xin tự giới thiệu, tôi là Lê Thị Thanh, hướng dẫn viên của công
ty du lịch Viet Travel. Rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách. Hôm
nay, chúng ta sẽ đi thăm làng nghề mây tre đan Phú Vinh- một trong những
làng nghề truyền thống của xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.
Chúc quý khách có một chuyến đi vui vẻ và đầy bổ ích.
Kính thưa quý khách! Chúng ta đang đứng tại địa phận thôn Phú Vinh.
Chắc quý khách cũng đã thấy rất nhiều nan tre và mây đang được phơi sấy
phải khơng ạ?
Kính thưa q khách! Làng nghề mây tre đan Phú Vinh đã có lịch sử phát
triển trên 300 năm ( khoảng vào cuối thế kỉ 16, đầu thế kỉ 17). Đây được coi
là cái nôi của nghề mây giang đan.Đầu tiên làng có tên là Phú Hoa


Trang( làng trời phú cho bàn tay tài hoa), tên này do chính các khách mua
hàng thời Tàu đơ hộ “ tôn tặng”. Người dân Việt Nam từ xưa đến nay đều
coi đất Phú Vinh là đất của “xứ mây”, là quê hương của mây giang đan với
những sản phẩm bằng mây đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình dân gian
Việt Nam. Nếu như khoảng chục năm trước đây nguồn thu nhập chính của
người dân là từ sản xuất nơng nghiệp, thì giờ đây có thể nói rằng nguồn thu
nhập chính của người dân là từ xuất khẩu các sản phẩm mây tre giang đan.
Nghề sản xuất mây tre giang đan giờ đây khơng cịn là nghề phụ nữa mà trở
thành nghề chính của người dân trong làng. Hiện tại ở thơn Phú Vinh có
100% số hộ đã tham gia vào việc sản xuất sản phẩm. Làng nghề không chỉ
giải quyết việc làm cho cư dân trong làng mà còn tạo việc làm cho cư dân ở
các vùng lân cận, giúp cải thiện đời sống nhân dân. Cha truyền con nối nên
2

Lê Thị Thanh – DL15C


Bài thuyết trình về làng mây tre đan Phú Vinh
bao đời nay người Phú Vinh vẫn sống chết với nghè mây tre đan, người làm
nghề, nghề cũng giúp cho nhiều gia đình trong làng đổi đời.
Sản phẩm và danh tiếng của làng nghề hiện nay không chỉ được người
trong nước biết đến mà còn được các bạn bè quốc tế đánh giá cao. Sản phẩm
của làng nghề sản xuất ra chủ yếu là để xuất khẩu. Sản phẩm của làng nghề
hiện đang có mặt ở 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó thị trường tiêu thụ
chính là các nước Đức, Nhật, Pháp…Mây tre giang đan Phú Vinh đã trở
thành một trong những mặt hàng xuất khẩu mạnh của tỉnh Hà Tây ( là Hà
Nội bây giờ).
Kính thưa quý khách! Từ thế kỉ 16, sản phẩm của làng bắt đầu xuất khẩu
sang Trung Quốc, đó chủ yếu là các mặt hang tiêu dùng như rổ, rá, rế, làn,
bát, đĩa, thúng…Đến đầu thế kỉ 18,làng phát triển thịnh vượng, các mặt hàng

khơng chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc mà cịn đưqợc bán tại nội địa, trên
khắp thị trường cả nước ( chợ Đồng Xuân – Hà Nội, Nam Định, Hải
Phòng…). Nhưng cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu của người dân
ngày một cao nên sản phẩm mỹ nghệ từ mây tre đan như các đồ vật trang
trí, chao đèn, rèm cửa, tranh chân dung, phong cảnh, hoành phi, câu đối
cũng theo đó ra đời.
Năm 1955, đất nước mới giải phóng nên hàng hóa chủ yếu được bán trong
nội địa, tuy nhiên lượng khách mua cũng chưa nhiều. Đến năm 1961, Nhà
Nước bắt đầu bao cấp các làng nghề, Phú Vinh đã trở thành một trong những
đơn vị đứng đầu về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu. Các mặt
hàng được xuất khẩu sang các nước Đông Âu.
Từ năm 1976, hịa bình lập lại, việc sản xuất trong làng tiếp tục phát triển
với tốc độ nhanh chóng. Các mặt hàng ngày càng được hoàn thiện hơn về
kiểu dáng, mẫu mã cũng như chất lượng; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu
của khách tiêu dùng.
3

Lê Thị Thanh – DL15C


Bài thuyết trình về làng mây tre đan Phú Vinh
Và vào năm 2002, làng Phú Vinh chính thức được cơng nhận là làng nghề
truyền thống, việc phát triển sản xuất đã ngày càng mở rộng.
Tuy nhiên 2, 3 năm gần đây , do sự suy thoái của nền kinh tế thị trường,
các nước mua giảm; điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự kinh
doanh, sản xuất của làng nghề.
Kính thưa quý khách! Đặc điểm của nghành sản xuất mây tre giang đan
là nguyên liệu đầu vào chủ yếu là từ thiên nhiên ( cây tre, cây mây, cây song,
cây giang…). Q trình sản xuất hồn tồn thủ cơng do đó ít gây độc hại với
mơi trường trong q trình sản xuất. Và chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về quy

trình sản xuất sản phẩm khi đến thăm nhà các nghệ nhân.
Thưa quý vị, sản phẩm của làng nghề có kiểu dáng hiện đại, mẫu mã
mới lạ, kĩ thuật tinh xảo. Đã có rất nhiều sản phẩm được đưa ra trưng bày tại
các hội chợ lớn trong và ngồi nước và giành được các giải cao. Có những
sản phẩm độc đáo, đặc sắc hiện nay vẫn đang được lưu giữ tại bảo tàng cung
đình Huế - sản phẩm của các nghệ nhân từ những năm 1712.
Và bây giờ chúng ta sẽ tiến vào thăm làng. Mời quý khách đi theo lối
này…
Kính thưa quý khách! Chúng ta đang đứng tại miếu thôn Phú Vinh – nơi
thờ nữ tướng Vũ Thị Phương ( vợ vua Lê Cảnh Hưng). Bà là người đã có
cơng trong việc góp tiền, góp sức để lập làng, để giúp truyền dạy và phát
triển nghề làm mây tre đan tại làng. Trước đây khoảng 400 năm, đền chỉ là
quán ranh. Qúy vị có thể thấy hai bức hoành phi kia, bức bên trong là “ Trạc
Quyết Linh”, bức bên ngồi là “ Trinh Qn Nhật Nguyệt”.
Kính thưa quý vị! . Tại làng Phú Vinh có bốn vị thành hồng được thờ,
trong đó có ba vị nam và một vị nữ tướng. Vị nữ tướng duy nhất đó chính là
bà Vũ Thị Phương. Cịn ba vị nam tướng là ba anh em, ba vị tướng đời Hậu
Lê đánh giặc phương Bắc được triều đình sắc phong 18 đạo sắc phong. Vị
4

Lê Thị Thanh – DL15C


Bài thuyết trình về làng mây tre đan Phú Vinh
đầu tiên là Hiển uy linh ứng chiếu tín – Nguyên Khúc Nguyễn Đại Vương,
vị thứ hai là Hộ quốc thanh linh, Nguyễn súy tổng trấn quốc sư – Nguyễn
Yên Định Nguyễn Đại Vương. Còn vị thứ ba mang tên Nguyễn Cương Nghị
- Nguyễn Đại Vương. Như quý vị đã thấy thì nữ tướng Vũ Thị Phương đang
được thờ tại đền, cịn ba vị nam tướng được thờ tại đình Phú Hoa Trang, là
đình Phú Vinh ngày nay.

Thưa quý khách, về tổ nghề mây tre đan của làng thì theo ơng Nguyễn
Văn Trung, đó là cụ Xơi; cịn anh Hồng Văn Hạnh và một số già làng khác
lại cho rằng không rõ về tổ nghề là ai; có thể vì thời gian đã quá lâu.
Thưa quý vị, làng mây tre đân Phú Vinh có rất nhiều các nghệ nhân giỏi.
Họ đã và đang tiếp tục truyền nghề cho các con, các cháu trong làng cũng
như cho các cư dân ở các vùng khác trong đó có các tỉnh như Thái Bình,
Vĩnh Phúc, Hải Phịng…thậm chí cả các nước bạn Lào anh em.
Vào thời kì phong kiến, ở Phú Vinh có 9 cụ nghệ nhân trong làng được
nhà vua sắc phong như cụ Ngô Văn Mai, cụ Ngô Văn Tấn, cụ Nguỹen Văn
Luận, Nguyễn Văn Năng, cụ Trần Văn Tích, cụ Trần Văn Giải, cụ Nguyễn
Trọng Chi, Hồng Văn Ni, sắc phong còn ghi rõ “ Văn Đằng Mỹ Nghệ,
Cửu phẩm thực nghiệp” niên hiệu sắc phong “ Thành thái Tam Niên”.
Hiện nay các nghệ nhân giỏi của làng có ơng Nguyễn Văn Trung ( thuộc
lớp nghệ nhân trước), còn lớp trẻ sau này có ba người mới được phong tặng
nghệ nhân là anh Hoàng Văn Hạnh, Nguyễn Văn Tĩnh và Hoàng Văn Phước.
Không ngừng phát huy truyền thống của các lớp nghệ nhân cha ông, các
nghệ nhân trẻ đã không ngừng học tập, lien kết để thành lập câu lạc bộ nghệ
nhân giỏi ở Phú Vinh. Câu lạc bộ gồm 19 thành viên trong đó có 16 ngưới là
nam và có 3 nữ. Người cao tuổi nhất là 85 tuổi, trẻ nhất là 24 tuổi.
Câu lạc bộ đã tham gia nhiều phong trào hội chợ và hội thi trong nước
cũng như quốc tế, cụ Nguyễn Trọng Tân đã đạt giải nhất cuộc thi xuất khẩu
5

Lê Thị Thanh – DL15C


Bài thuyết trình về làng mây tre đan Phú Vinh
năm 2001, nghệ sĩ Nguyễn Văn Trung đã đạt giải nhất trong cuộc thi tuổi trẻ
sáng tạo các nước Xã hội chủ nghĩa tổ chức tại Liên Xô năm 1980, chị
Nguyễn Thị Hân đạt giải nhất trong hội thi sản phẩm Việt Nam được Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức năm 2005, anh Nguyễn Văn
Tĩnh đã đạt giải nhất kiểu sang tạo năm 2006 do phịng Cơng nghiệp Việt
Nam tổ chức, anh Hồng Văn Hạnh đạt giải nhì trong cuộc thi sản phẩm thủ
công Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ
chức, anh Trần Văn Cựu đã đạt giải ba trong cuộc thi sản phẩm truyền thống
năm 2005 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức, đặc biệt là cả
19 thành viên trong câu lạc bộ hôm nay đều đã có giải thưởng xây lên một
thành tích đáng kể với: 5 giải thưởng quốc tế, 25 giải thưởng trong nước, 16
giải thưởng bàn tay vàng, 6 giải tưởng huy chương vàng,11 giải thưởng huy
chươg bạc, 9 giải khuyến khích, 61 bằng khen của các tổ chức trung ương và
Ủy ban nhân dân Tỉnh.
Để tiếp tục chương trình tham quan, chúng ta sẽ đến trung tâm đào tạo
nghề và xưởng sản xuất của nhà nghệ nhân Nguyễn Văn Trung ở xóm
Thượng và xưởng sản xuất của nhà anh Hồng Văn Hạnh tại xóm Hạ.
Đầu tiên, chúng ta sẽ thăm nhà ông Nguyễn Văn Trung. Mời quý vị
đi theo lối này…
Kính thưa quý khách, chúng ta đang đứng trước cơ sở sản xuất và
trung tâm dạy nghề của gia đình ơng Nguyễn Văn Trung. Nghệ nhân
Nguyễn Văn Trung là chủ tịch hội ngệ nhân Phú Vinh. Ông đã rất nhiều lần
nhận được danh hiệu bàn tay vàng. Hiện nay, trong xã có 18 cơng ty Trách
nhiệm hữu hạn trong đó có 8 doanh nghiệp lớn đứng ra bao tiêu sản phẩm
thì cơng ty của ơng là một trong số đó.
Tại cơng ty, ơng nhận và kí kết các hợp đồng với các doanh nghiệp,
sáu đó việc sản xuất sản pẩm sẽ được phân phát tới từng hộ gia đình – “ các
6

Lê Thị Thanh – DL15C


Bài thuyết trình về làng mây tre đan Phú Vinh

vệ tinh” nhỏ. Công ty của ông sẽ là nơi thu mua và kiểm tra chất luơng cuối
cùng, trước khi sản phẩm được giao cho đối tác. Trước kia, nghệ nhân
Nguyễn Văn Trung theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật công nghiệp, sau đó,
được giữ lại làm giảng viên tại trường. Ông còn đi rất nhiều nơi để dạy nghề
cho bà con, từ Bắc vào Nam, rồi sang cả Lào, Thái lan. Tuy nhiên các sản
phẩm mà họ tạo ra vẫn chưa đạt đến độ tinh sảo như ở Phú Vinh.
Và bây giờ, như quý vị có thể thấy, ngay tại nhà nghệ nhân Nguyễn
Văn Trung đã mở lớp đào tạo nghề cho các thế hệ trẻ. Rất đông đảo nam nữ
thanh niên đến đây theo học, thậm chí có cả những người khuyết tật. Thưa
quý vị, để đào tạo ra một thơ làm nghề (đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thợ làm
theo mẫu) thì phải mất 3 tháng. Và bản thân nghệ nhân Nguyễn Văn Trung
cũng là một tấm gương vượt khó đi lên, khơng quản tai nạn xảy ra, làm giảm
khả năng đi lại, ông Trung vẫn luôn say sưa, miệt mài, khơng ngại khó, ngại
khổ đưa làng nghề ngày một đi lên.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung đã đạt được rất nhiều thành tích trong
sự nghiệp xây dựng và phát triển làng mây tre đan, như: Giải nhất cuộc thi
tay nghề năm 1972, giải bàn tay vàng, giải tài năng… Năm 1988 ông thành
lập tổ hợp Mỹ nghệ (với 55 lao động), thuê cơ sở tại 82 Hàng Gai Hà Nội để
bày bán sản phẩm.
Mời quý vị vào trong, chúng ta sẽ tham quan bên trong cơ sở. Kính
thưa quý khách, chúng ta đang có mặt tai văn phịng cơng ty - trung tâm đào
tạo nghề của ông Nguyễn Văn Trung. Quý vị thấy rất nhiều bằng khen phải
không ạ? Đó là các giải thưởng mà nghệ nhân đã đạt được. Xin mời quý
khách nhìn bức chân dung này đi ạ, Đây chính là bức chân dung của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, được nghệ nhân Nguyễn Văn Trung tạo nên từ mây tre.
Trong làng hơm nay cũng duy nhất có ông mới làm được các bức chân dung
tuyệt vời này. Cịn đây là tác phẩm “Chủ tịch Hồ Chí Minh” của con trai ông
7

Lê Thị Thanh – DL15C



Bài thuyết trình về làng mây tre đan Phú Vinh
- một nghệ nhân đầy tài năng, đang theo học tại Đại học Mỹ thuật cơng
nghiệp.
Q khách có thể thấy rất nhiều dụng cụ, đồ dùng trong phòng được làm tư
mây tre: ghế, chụp đèn, khung ảnh,giá gương… Tạo cho căn phòng mang vẻ
gần gũi với thiên niên.
Mời quý khách đi theo lối này. Chúng ta sẽ xuống thăm xưởng sản
xuất. Kính thưa q khách, như q khách đã biết thì nguyên liệu làm sản
phẩm của làng là các nguyên liệu tự nhiên (như mây, tre, song…). Và chất
lượng của nguyên liệu là một trong những yếu tố tạo nên chất lượng sản
phẩm mây tre đan. Theo kinh nghiệm của các nghệ nhân giỏi như ơng
Nguyễn Văn Trung thì bí quyết tạo nên sự thành công của sản phẩm mây tre
đan Phú Vinh cũng chính là ở khâu lựa chọn nguyên liệu. Nghệ nhân chọn
mây có thể biết tuổi của cây mây, thậm chí đốn được cây mây đó mọc dưới
cây gì. Tre, mây khoảng ba năm trở lên có thể được mua với giá gấp rưỡi,
thậm chí gấp đơi, gấp ba giá các loại vây mây khác. Trước kia, độ tuổi của
cây mây được chọn để tạo ra sả phẩm thường là ba năm, nhưng hiện nay là
một năm. Nguyên liệu của làng chủ yếu mua ở các đồi núi và một số dự án
trồng cây mây (nghệ nhân Nghuyễn Văn Trung cũng có một dự án trồng cây
mây năm 1979),hay nhập từ Quảng Nam, Đà Nẵng, thậm chí cịn nhập ở
Lào (nhưng từ vài năm trước đây Lào đã không bán nguyên liệu cho làng
nữa, bởi người dân bên đó đi học cách làm nghề nên họ giữ nguyên liệu để
phục vụ sản xuất).
Kính thưa q khách, để có một sản phẩm hồn thiện, các cơng đoan
sản xuất mây tre đan đòi hỏi sự cẩn thận, cầu kỳ từ khâu nguyên liệu. Đối
với loại mặt hàng này, nguyên liệu chính là cây song, cây mây.
Mây là loại cây leo, thận và lá có gai, cây mây có tay nhỏ vươn dài
bám vào những cây cao hơn để leo. Mỗi năm, cây mây lớn từ 2 đến 3 mét,

8

Lê Thị Thanh – DL15C


Bài thuyết trình về làng mây tre đan Phú Vinh
lâu năm có cây dài 20 đến 30 mét, to nhất 0,7 mét. Mây là loại cây ưa đất
ẩm, lớn và phát triển từng đốt, da nhẵn bóng vì có lớp bẹ bọc bảo vệ. Ruột
mây chứa nhiều nước hơn vỏ ngồi. Khi mây khơ tự nhiên có màu trắng ngà
dẻo và dai. Nếu mây khơng bị ẩm ướt có thể bền từ một trăm năm trở lên.
Kinh nghiệm chọn mây đó là cây mây phải có gióng đều, thường phải
đạt độ dài 5 mét, khi chẻ và đan mới dễ dàng.
Còn song là loại cậy cùng họ với mây, nhưng nó phát triển nhanh hơn,
cây to gấp 4 đến 5 lần cây mây. Mỗi năm song lớn 3 đến 4 mét, có cây to tới
5cm đường kính và có cây lâu năm dài tới 50 mét. Cây song cật có nhiều cát,
cứng ruột, có thớ ngang, khơ tự nhiên, có màu vàng cam.
Ngồi ra, ngun liệu để sản xuất cịn có tre, giang. Tre là một loại
cậy mọc thẳng, có vỏ ngồi bọc lúc cịn non. Nó phát triển từng đốt, có cây
to từ 12 đến 16cm, cao từ 8 đến 10 mét, mỗi đốt cách nhau dài nhất từ 35
đến 40cm. Tre có độ cứng cao, khơ thì giịn, đặc biệt tre có chứa chất đườg
nên dễ bị mọt ăn, nếu ta sử dụng vào việc đan thì phải xử lý chống mọt. Cây
tre được sử dụng nhiều việc có thể để ngun kơng pha chế mà chỉ cắt ngắn
đi để ghép sản phẩm.
Còn nguyên liệu cuối cùng là Giang,cây giang là một loại cây cùng họ
với tre, cây nhỏ hơn, loại to nhất từ 5 đến 6cm, nhưng gióng nước dài hơn
gấp 2 đến 3 lần, có gióng dài đến 1,2m. Giang rất dẻo và dai, có màu trắng
ngà, khi pha chế thì cưa bỏ hai mẩu rồi mới pha chế. Một số loai dung cụ
dùng trong sản xuất như: Dao, dùi, kim đan, bàn tuốt sợi mỏng, bàn tuốt sợi
trịn, thiết bị máy móc…
Kính thưa q khách, khâu đầu tiên trong quy trình sản xuất đó là chế

biến mây, kỹ thuật chế biến mây bao gồm hai công đoạn: phơi sấy và chẻ
mây. Mây và tre đều là loại cây có chất đường nên hay bị mọt ăn, chính vì
vây khâu xứ lý ngun liệu hết sức quan trọng. Mây tre mua về sau khi lựa
9

Lê Thị Thanh – DL15C


Bài thuyết trình về làng mây tre đan Phú Vinh
chọn được đem đi sấy. Khi sấy, nhiều khói quá mây sẽ đỏ, ít khói cũng bị đỏ.
Khi phơi gặp mưa thì sợi mây mất vẻ đẹp mà nắng quá sẽ làm mây mất vẻ
tươi. Sợi mây chưa khơ tới thì nước da bị úa mà khơ kiệt q thì nước da
mất vẻ óng mềm. Do vậy phơi mây địi hỏi phải đúng kỹ thuật, rất tỉ mỉ.
Sau đó, mây sẽ được chẻ thành các nan mỏng. Chẻ nan mây là một kỹ
thuật khó, địi hỏi người thợ phải có tay nghề cao. Tùy theo từng sản phẩm
mà người thợ có cách chẻ nan riêng, sợi nan lúc thì chẻ tành từng ống trịn,
lúc thì chẻ thành các nan mỏng. Đối với kỹ thuật chẻ nhiều nan mỏng đều
tay thì người thợ có nhiều kinh nghiệm mới làm được, bởi cây mây là cây
thân trịn,phía bên trong lại có lõi nên chẻ không khéo sẽ bị lạng chỗ dày,
chỗ mỏng. Khi chẻ mây ngồi càng thấp càng tốt, duỗi chân thẳng hay
khoanh chân cũng được, tay trái cầm mây cùng ngón tay trỏ và ngón tay trái
điều khiển cây mây để lưỡi dao đi đúng ý đinh của cỡ nguyên liệu. Tay phải
cầm dao kẹp chuôi vào nách làm bệ tỳ và đẩy manh lưỡi dao tách mây ra
làm hai. Và các mà các doanh nghiệp trong làng thường làm là giao việc chẻ
nan cho riêng môt bộ phận, như vậy các nan mới đều nhau.
Thưa quý vị, sau công đoạn chẻ, các nan được đem đi chuốt với
những sợi mây mượt mà, phẳng bóng. Bàn chuốt, như quý vị đã thấy, nó
được tạo nên hết sức đơn giản, chỉ gồm một tấm sắt tây, đục nhiều lỗ kích
thước khác nhau, được kẹp thành bốn thanh tre. Mây sau khi chuốt được
phơi ngồi nắng cho thật khơ, để nước trong sợi mây thốt hết ra ngồi. Mây

phơi khơ lại tiếp tục được ngâm vào nước rồi đem đi sấy thêm một lần nữa
để sợi mây có độ dẻo, tiếp tục như vậy sẽ khiến sợi mây dẻo và mềm hơn.
Để cho sản phẩm có độ đa dạng về màu sắc, người làng nghề Phú Vinh cịn
có biện pháp tạo màu riêng. Các nan mây sau khi chẻ, phơi khô, sấy sẽ được
nhúng vào các chậu lá cây sòi băm nhỏ đã được nấu sẵn, nan được nhúng
vào nước khoảng 15 – 20 lần sau đó phơi trong nắng cho khơ. Các nan
10

Lê Thị Thanh – DL15C


Bài thuyết trình về làng mây tre đan Phú Vinh
nhúng nước rồi sẽ có màu vàng. Muốn có màu đen óng ả, các nan mây sẽ
được ngâm trong bùn ao từ ba đến năm ngày. Đây là cách tạo men hồn tồn
tự nhiên, khơng hoa chất giúp cho sản phẩm mây tre đan của Phú Vinh luôn
là những sản phẩm than thiện với môi trường, không hại cho sức khỏe người
sử dụng và có độ bền màu cao từ 30 – 40 năm.
Thưa quý vị, trong các công đoạn sản xuất làm ra sản phẩm chủ yếu là
phương pháp thủ cơng khơng dùng máy móc. Trong các bước đó thì chỉ
bước tuốt mây là có thể làm bằng máy, tuy nhiên nếu là làm bằng máy thì độ
tinh xảo khơng cao do đó người dân ít khi sử dụng máy. Chỉ khi làm bằng
tay người nghệ nhân mới tạo ra được một sản phẩm đẹp.
Và nếu quý khách nào có nhu cầu và hứng thú, quý vị có thể thử chẻ và
chuốt mây. Chắc quý vị sẽ thấy rất thích thú.
Kính thưa quý khách! Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu sẵn sàng, bước
tiếp theo trong quy trình sản xuất đó là khâu đan sản phẩm. Người Phú Vinh
đa khơng ngừng tìm tịi, sáng tạo để đưa ra các mẫu mã sản phẩm mới, đề
cao chất lượng để giữ chữ tín với khách hàng. Từ các cách đan truyền thồng
là đan lóng mốt, đan lóng hai, lóng ba, với óc sáng tạo và bàn tay khéo léo,
người làng Phú Vinh đã sáng tạo hàng trăm cách đan khác nhau như đan

xương cá, kết hình hoa và kết hợp màu sắc, tạo hình nổi, tạo ra nhiều mâu
mã sản phẩm tinh ảo, có tính thẩm mỹ cao.
Sau đây tơi xin giới thiệu về một số cách đan người thợ Phú Vinh
thường s dng:
Đan lóng mốt tạo hình quả trám
Đan lóng mốt tạo hình quả trám thì không cất một để
lại một nh các lối đan trớc, mà nó đan theo thứ tự từng đờng
một. Các đờng nh sau:
11

Lờ Th Thanh DL15C


Bài thuyết trình về làng mây tre đan Phú Vinh
- Để lại một cất lên 3
- Để lại 1 cất lên, để lại 1 và cất lên 5.
- Cất lên 3 để lại 1 cất lên 3
- Lại trở về ®êng mét cø nh thÕ cho ®Õn khi nµo
hÕt nan thì thôi.
Đan lóng hai
Đan lóng hai là dùng một loại nan nghiêng cỡ 0,2cm x
0,02cm đan nan cả hai chiều đến khít vào nhau theo
hình bên. Cách đan nh sau: Ta cứ nâng lên 2 và để lại 2 đờng thứ nhất, đờng thứ hai ta nâng lên 1 của đờng thứ nhất
nâng lên và 1 của đờng thứ 2 để lại làm một chặp 2 nan,
cứ nh thế cho đến khi ta muốn.
Đan lóng hai quả trám
Đan lóng hai quả trám là hình thức đổi chiều của lóng
đà đan, khi nó thu lại bằng nhau ta gọi là quả trám.
- Ta xếp công một chiều khít nhau lấy một bề ta
định, rồi chia hai bên bằng nhau ta đan nh sau:

+ Lấy tâm là điểm còn sáng hai bên cứ để lại hai và
nâng lên hai.
* Cách đan: Để lại 3 hai bên nâng lên 2.
- Đờng 2 ta nâng lên 1
- Đờng 3 ta nâng lên 3
- Đờng 4 ta để lại 1
- Đờng 5 ta để lại 3
- Đờng 6 ta quay lại đờng 1
Đan lóng 3
12

Lờ Thị Thanh – DL15C


Bài thuyết trình về làng mây tre đan Phú Vinh
§an lãng 3 lµ sư dơng 3 nan nhá lµm mét chặp rồi tẽ ra
một lĩa để lân chuyển đờng chạy của nan, đan lóng 3
cũng sử dụng một loại nan cỡ 0,2cm x 0,02cm.
Cách đan này ta cứ nâng lên ba và để lại ba đờng 1
Đờng hai ta nâng lên hai để lại phía tay trái của chặp
nâng lên ở đờng một, nâng lên một phía giáp công, nâng
lên ở chặp để lại ở đờng một, cứ nh thế cho đến khi ta
muốn.
Đan lóng ba điểm hoa
Cách đan này cũng lấy tâm làm điểm xuất phát của
đờng đan nh đan quả trám ở lóng 2 trớc, nhng nó biến đổi
cách đan ở tâm khi ta đan hoa, chúng ta chú ý ở hình vẽ
bên.
Đan loại này cũng sử dụng loại đan cỡ 0,2cm x 0,02cm.
Cách đan ta theo dõi hình trên từ trái sang phải cách

đan nh sau:
1. Lấy từ tâm ta để lại 1 hai bên cất lên 3
2. Ta để lại 3 và hai bên đều cất lên 3
3. Ta cất lên 1 và hai bên để lại 3
4. Ta cất lên 1 và hai bên để lại 3
5. Ta cất lên 3 và hai bên để lại 3
6. Cất lên 5 và hai bên để lại 3
7 +8+9 Ta trở về cách đan từ 1 đến 3.
10. Ta để lại 3 và hai bên cất lên 5.
11. Ta để lại một cất 3 ở hai bên và ta để tiếp ở
hai bên là một để thêm hai hoa n÷a.
13

Lê Thị Thanh – DL15C


Bài thuyết trình về làng mây tre đan Phú Vinh
Vµ cách thu nh thế ta chỉ cần thuộc từ số 7 đến 10 ta
có thể đan toàn diện.
12. an ng gấm
Và thưa quý khách, khâu cuối cùng trong quy trình sản xuất đó là kiểm tra
và đóng gói sản phẩm. Sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra rất tỉ
mỉ về đường đan để tránh các lỗi dù là nhỏ nhất, các nan thừa sẽ được cắt
bỏ. Sau đó sản phẩm được đóng gói đem tiêu thụ.
Qúy vị có thể thấy, quy trình, thời gian để tạo ra một sản phẩm mây tre
đan khá dài và công phu. Bằng tài năng, sự tỉ mỉ, miệt mài, các nghệ nhân
Phú Vinh đã sáng tạo ra những sản phẩm vừa đẹp, vừa độc đáo mà khơng
nơi nào có. Đây là lý do giải thích tại sao sản phẩm của làng được ưa chuộng
không chỉ trong nước mà ở cả các nước phương Tây.
Một điều đặc biệt, đó là trong dịp kỉ niệm đại lễ nghìn năm Thăng Long,

người dân Phú Vinh đã đem công sức và kỹ thuật, độ tinh xảo của mình để
đan chiếc bình khổng lồ. Đây là món quà của làng nghề bằng tài hoa và tâm
huyết của mình dâng lên dịp kỉ niệm Đại lễ. Chiếc bình có độ cao 4,1m được
đan với nhiều cách đan khác nhau. Trên bề mặt có nhiều hoa văn, biểu tượng
của văn hóa Việt Nam nghìn năm lịch sử. Với tạo hình bề mặt của bình là
chùa Một Cột, Tháp Rùa, và Văn Miếu người đân làng nghề mây tre đan Phú
Vinh đã gửi đến một thông điệp cho thế hệ mai sau là bảo tồn và lưu giữ các
giá trị truyền thống.
Giờ quý vị có thể tham quan, mua hay thử đan các sản phẩm nếu muốn,
sau đó chúng ta sễ tiếp tục cuộc hành trình đi tham quan cơ sở của nghệ
nhân Hoàng Văn Hạnh.

14

Lê Thị Thanh – DL15C


Bài thuyết trình về làng mây tre đan Phú Vinh
Kính thưa quý khách, điểm đến tiếp theo trong cuộc hành trình của
chúng ta là cơ sở sản xuất của nghệ nhân Hồnh Văn Hạnh. Mời q khách
đi theo lối này…
Kính thưa quý khách, chúng ta đang có mặt tại cơ sở sản xuất của gia
đình anh Hồng Văn Hạnh, vợ là chị Nguyễn Thị Hân. Cả hai vợ chồng anh
đều rất tận tâm theo nghề. Anh, chị cũng đã dành được nhiều giải thưởng lớn
trong các cuộc thi sáng tác ý tưởng và các hội chợ triển lãm. Gia đình anh
Hạnh có 8 anh chị em thì tất cả đều theo nghề mây đan. Anh Hạnh đã được
hiệp hội Hà Nội phong tặng danh hiệu nghệ nhân. Anh là một trong ba nghệ
nhân giỏi trẻ tuổi ở làng. Ở cơ sở của anh Hạnh, nguyên liệu mây được mua
ở Thái Bình, nõn mây ở miền Trung (Đà Nẵng), Giang mua tại chợ ở xã Phú
Xuyên.

Mời quý khách vào trong để xem gian trưng bày của gia đình anh… Như
quý khách thấy thì sản phẩm chủ yếu cơ sở anh Hạnh sản xuất đó là túi xách
và đèn. Có rất nhiếu sản phẩm độc đáo, đạt nhiều giải cao trong các hội chợ,
triển lãm. Quý vị hãy chú ý vào cây đèn này…Đây là cây đèn đã đạt giải
trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Lồng đèn hình quả bí, tạo ra
dáng khoẻ, những đường đan tạo thành những mũi đan khoẻ, cứng; chân đèn
dài tạo cho sản phẩm có được nét độc đáo, đặc sắc mà chưa ai làm.
Trước đây vài tháng, anh Hạnh có một cây đèn mang đi triển lãm mỹ
thuật Công Nghiệp, Hội thảo ở Tây Hồ cũng được đánh giá rất cao. Cây đèn
giống hình tháp đơi của Mỹ, buổi tối thắp đèn, từng ô vuông khe đan như
từng ngôi mhà thắp sáng, rất lung linh. Hơi tiếc khi quý vị không được
chiêm ngưỡng, bởi Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
mua cây đèn.
Và đây, đây là chiếc túi một quai, sản phẩm này đã giành được giải
thưởng do cung Văn hố Hữu Nghị Việt Xơ và Hiệp hội Hà Nội bình chọn.
15

Lê Thị Thanh – DL15C


Bài thuyết trình về làng mây tre đan Phú Vinh
Với ý tưởng độc đáo, thiết kế túi chỉ cớ một quai, mang hình củ lạc; nghệ
nhân Hạnh đã tạo cho sản phẩm vừa mang vẻ sang trọng, lại vừa rất gần gũi,
thơn q. Ngồi sản phẩm túi một quai, cịn có các sản phẩm túi khác như
bằng mây, tre kết hợp với da. Đây cũng là sản phẩm rất được ưa chuộng trên
thế giới.
Thưa quý vị, một sản phẩm cũng không kém phần độc đáo nữa tại cơ sở
của anh Hạnh đó là sản phẩm gốm đan mây. Sản phẩm gốm đã đạt giải nhất
trong triển lãm mỹ thuật năm 2005. Đây là sản phẩm của sự kết hợp giữa
gốm cổ truyền Bát Tràng và mây tre Phú Vinh. Gốm ở trong, mây đan ở

ngoài. Nghệ nhân sẽ đặt làm cốt gốm (phơi gốm) tại Bát Tràng, sau đó về
đan mây để hoàn thành phần bên ngoài. Những đường nét vừa mềm mại lại
vừa khoẻ khoắn tạo cho sản phẩm một vẻ đẹp độc đáo, không lẫn với bất kỳ
sản phẩm nào khác.
Và còn rất nhiều các sản phẩm mây tre đan khác nữa được sản xuất tại
xưởng của anh Hạnh. Vào năm 2005, nghệ nhân trẻ tài năng này đã làm
được 29 loại mẫu mã khác nhau, với 4 container hàng xuất khẩu sang thị
trường Mỹ, Pháp. Hàng gốm đan mây rất được thị trường Mỹ, Pháp ưa
dùng.
Kính thưa quý khách! Chương trình tham quan của chúng ta sẽ dừng lại
tại đây. Qua cuộc hành trình dù là ngắn ngủi nhưng tơi hy vọng q khách
đã có thể hiểu thêm được phần nào về nghề sản xuất và các sản phẩm mây
tre đan tại làng Phú Vinh_ một làng nghề nổi tiếng tại Việt Nam. Cảm ơn
quý khách đã lắng nghe. Mời quý vị lên xe, giờ chúng ta sẽ đến nhà hàng ăn
trưa và nghỉ ngơi. 13h chúng ta sẽ tiếp tục cuộc hành trình. Xin cảm ơn!!

16

Lê Thị Thanh – DL15C



×