Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án thủy điện se kong 5, tỉnh se kong, lào (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.27 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


SANIPHONH AMPHAIVANH

C
C

R
L
T.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƢỜNG NƢỚC
CỦA DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SE KONG 5
TỈNH SE KONG, LÀO

DU

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trƣờng
Mã số: 85.20.320

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG

Đà Nẵng – Năm 2021


Cơng trình đƣợc hồn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Nhƣ Thúc



Phản biện 1: TS. Lê Năng Định
Phản biện 2: TS. Huỳnh Ngọc Thạch

C
C

R
L
T.

DU

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kỹ
thuật môi trường họp tại Trường Đại học Bách khoa vào ngày 19 tháng 03 năm
2021

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
 Trung tâm Học liệu và Truyền thông Đại học Bách khoa - ĐHĐN
 Thư viện Khoa môi trường, Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng nghiệp đang ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế thế giới. Cùng với sự
phát triển của những thiết bị điện tử, công nghệ hiện đại, con người ngày càng sử dụng năng
lượng nhiều hơn trong sản xuất và nâng cao nhu cầu sống của bản thân. Vì vậy cạn kiệt
năng lượng đang là vấn đề nóng hổi và cấp bách của tồn nhân loại. Liệu có nguồn năng
lượng nào có thể cung cấp vơ tận cho con người mà khơng bao giờ cạn kiệt? Câu hỏi khó ấy

đã nhận được rất nhiều giải pháp nhưng chưa có một giải pháp nào thực sự tối ưu. Trong đó,
nguồn năng lượng nước mà tiêu biểu là việc xây dựng các nhà máy thủy điện để mang
nguồn điện đến cho người dân đang là vấn đề được nhiều nước quan tâm.
Dự án thủy điện Se Kong 5 đã được công ty Inter RAO Engineering và công ty cổ
phần A-RKSENA, SINOHYDRO đề xuất để phát triển dự án này. Dự án thuỷ điện Se
Kong 5 là cơng trình thủy điện thứ năm trên sông Se Kong được đầu tư tại Lào. Theo quy
hoạch, dự án có nhiệm vụ chủ yếu là phát điện với công suất thiết kế 3 tổ máy là 330 MW.
Phần lớn lượng điện sẽ xuất khẩu sang Thái Lan khoảng 80%, phần còn lại cung cấp cho
nhu cầu tiêu dùng trong nước khoảng 20%. Việc thực hiện dự án phù hợp với chiến lược
phát triển ngành điện lực của Nhà nước Lào, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,
cải thiện môi trường sinh thái cho vùng dự án.

C
C

R
L
T.

DU

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích nhà máy thủy điện mang lại thì nó cũng để lại
những hậu quả đối với đời sống của con người và sinh vật. Đầu tiên là hủy diệt hệ sinh thái,
càng nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng, càng có nhiều khu rừng nguyên sinh bị tàn
phá để làm hồ chứa nước. Các thảm thực vật cũng như các loài động vật khơng cịn nơi cư
trú, ngay cả con người cũng phải di dời nơi ở, canh tác để nhường chỗ cho dự án thủy điện.
Nhưng hậu quả không chỉ dừng lại ở đó, những đợt xả lũ của nhà máy thủy điện luôn là nỗi
ám ảnh của người dân. Mất rừng, đất khơng cịn cây để giữ, để bám và bị cuốn trôi theo
từng đợt lũ về. Lũ lớn từ nhà máy thủy điện làm hư hại nhà dân, cây trồng và nguy hiểm
hơn chúng còn cướp đi cả tính mạng con người. Ngồi ra, tình trạng thiếu nước, sự tuyệt

chủng của các lồi động vật q hiếm, ơ nhiễm môi trường, ảnh hưởng cuộc sống của hàng
trăm triệu người trên lưu vực những con sông do những con đập thủy điện gây ra cũng là
những vấn đề đáng lo ngại.
Xuất phát từ các vấn đề trên và nhận thấy tầm quan trọng của công tác đánh giá tác
động môi trường, học viên thực hiện đề tài: “Đánh giá tác động đến môi trường nước của
dự án Thủy điện Se Kong 5, tỉnh Se Kong, Lào” là một phần quan trọng nhất trong q trình
đánh giá tác động mơi trường của dự án nhằm dự báo, cảnh báo trước những tác động tiêu
cực, những tác động bất lợi mà dự án có thể mang lại đối với mơi trường nước và đề xuất
các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực.
2. Mục tiêu nghiên cứu


2
- Mơ tả, phân tích hiện trạng mơi trường nước tại khu vực thực hiện dự án để có cơ sở
đánh giá tác động của dự án đến môi trường nước trong giai đoạn thi công xây dựng cũng
như giai đoạn vận hành của dự án.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích, dự báo và đánh giá các tác động của dự
án đến môi trường nước trong giai đoạn chuẩn bị, thi công xây dựng và giai đoạn vận hành
dự án. Đánh giá tổng hợp các tác động của dự án đối với môi trường nước trên cơ sở đó đề
ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực.
- Thiết lập chương trình quan trắc và giám sát môi trường nước nhằm theo dõi ảnh
hưởng của dự án đến môi trường nước và hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là bổ sung thêm cơ sở khoa học, cách thức tiếp cận để
đánh giá tác động đến môi trường nước đối với dự án thủy điện Se Kong 5.

C
C


3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Xây dựng luận cứ khoa học nhằm hỗ trợ cho cơ quan chức năng có cơ sở xem xét, lựa
chọn quyết định phương án xây dựng cơng trình phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững,
bảo vệ tài nguyên nước, đất, môi trường sinh thái, tính đa dạng sinh học và cảnh quan thiên
nhiên khu vực cơng trình.

R
L
T.

DU

Cung cấp thêm tư liệu đã được cân nhắc, phân tích chọn lọc một cách khoa học về
những lợi ích và thiệt hại do cơng trình gây nên đối với mơi trường nước. Nghiên cứu đề
xuất những biện pháp phòng tránh và xử lý những diễn biến tiêu cực, tăng cường những
mục tiêu cơ bản và u cầu đối với việc xây dựng cơng trình.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Dự án thuỷ điện Se Kong 5 có tọa độ trong khoảng 16o05’85” vĩ độ Bắc và 106o57’53”
kinh độ Đông. Vị trí xây dựng của dự án nằm tại huyện Kaluem, tỉnh Se Kong, Nam Lào có
tổng cộng diện tích khoảng 3.707,75 ha, trong đó vùng lịng hồ tương đương 3.275 ha và
đường thi công, vận hành, cụm đầu mối, cụm nhà máy với tổng diện tích khoảng 432,75 ha
và cách trung tâm huyện Lamam dọc theo dịng sơng khoảng 142 km, cách biên giới Việt Lào khoảng 50 km và giáp với huyện A lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
Đánh giá tác động của dự án thủy điện Se Kong 5 đến môi trường nước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, việc đánh giá tác động môi trường của dự án
thủy điện Se Kong 5 được giới hạn trong việc đánh giá tác động đến môi trường nước của
dự án. Các tác động đến môi trường khác (tác động đến môi trường không khí, mơi trường
đất, tài ngun sinh vật) khơng được tập trung phân tích, đánh giá và đề xuất biện pháp



3
giảm thiểu trong đề tài này, riêng hạng mục xây dựng đường dây tải điện và xây dựng
đường đi vào Dự án, khơng đánh giá vì chưa có phương án tuyến và thiết kế chi tiết.
Tác động đến môi trường của dự án được phân tích, đánh giá tập trung vào khía cạnh
chính là mơi trường nước.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
5.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu có liên quan
5.3. Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu
5.4. Phương pháp kế thừa
5.5. Phương pháp đánh giá nhanh
5.6. Phương pháp so sánh
6. Nội dung nghiên cứu

C
C

6.1. Thu thập tài liệu, số liệu liên quan

R
L
T.

6.2. Phân tích các tài liệu đã được thu thập, xác định các dữ liệu, thông tin có liên quan
để tiến hành khảo sát bổ sung thêm nếu cần thiết.

DU


6.3. Đánh giá điều kiện môi trường tự nhiên tại khu vực thực hiện dự án.
6.4. Đánh giá các tác động tiềm tàng đến môi trường nước.
6.5. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố mơi
trường.


4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về đánh giá tác động môi trƣờng
-Theo Luật Bảo vệ Môi trường số 29/NA của Quốc hội nước Cộng Hịa Dân Chủ
Nhân Dân Lào thơng qua ngày 18/12/2012 định nghĩa “Đánh giá tác động mơi trường có
nghĩa là q trình nghiên cứu, khảo sát, phân tích số liệu và dự báo cả tác động tích cực và
tiêu cực lên môi trường xã hội và môi trường tự nhiên gây ra bởi các dự án khác nhau cả
trong ngắn hạn và dài hạn, song song với việc thực hiện các phương pháp và biện pháp phù
hợp để bảo vệ, phòng ngừa và hạn chế những tác động mơi trường đó”.
1.2. Mơ tả tóm tắt dự án
1.2.1. Tên dự án
“Dự án thủy điện Se Kong 5”
1.2.2. Chủ dự án

C
C

Công ty Inter RAO Engineering và công ty cổ phần A-RKSENA, SINOHYDRO
1.2.3. Vị trí địa lý của dự án

R
L
T.


Dự án thuỷ điện Se Kong 5 có tọa độ trong khoảng 16o05’85” vĩ độ Bắc và 106o57’53”
kinh độ Đơng. Vị trí xây dựng của dự án nằm tại huyện Kaleum, tỉnh Se Kong, Nam Lào và
cách trung tâm huyện Lamam dọc theo dịng sơng khoảng 142 km, cách biên giới Việt - Lào
khoảng 50 km và giáp với huyện A lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.

DU

Trong khu vưc dự án chưa có cơ sở hạ tầng nào về thủy điện nên dự án xây dựng nhà
máy thủy điện Se Kong 5 sẽ được được đầu tư xây dựng mới.
Vị trí của dự án nằm ở phía Nam khu bảo tồn đa dạng sinh học Quốc gia Xesap
(NBCA) với diện tích 18,39 km2, chiếm 56,1% của diện tích hồ chứa và nằm ở phía
ĐơngNam của khu bảo tồn đa dạng sinh học nối liền khu vực bảo vệ Xesap và Đong
Ampham diện tích khoảng 0,06 km2 chiếm 1,9% của diện tích hồ chứa
1.2.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1.2.4.1. Mục tiêu của dự án
Mục tiêu của dự án Cơng trình thủy điện Se Kong 5 là xây dựng nhà máy thủy điện có
cơng suất lắp máy 330 MW, trong đó sử dụng khoảng 20% sản lượng điện để đáp ứng nhu
cầu điện của Lào và khoảng 80% sản lượng còn lại để xuất khẩu sang Thái Lan.
1.2.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục cơng trình của dự án
Cơng trình thủy điện Se Kong 5 được bố trí với các thơng số chính như sau:
- Mực nước dâng bình thường (MNDBT): 485 m;
- Mực nước chết (MNC): 440 m;
- Công suất lắp máy Nlm: 330 MW;


5
- Số tổ máy: 3 tổ ( 3x110 );
- Toàn bộ tuyến áp lực dài: 30-55 m.
A. Các hạng mục cơng trình chính
a. Đập và Hồ chứa

b. Đập tràn
c. Đập chuyển hƣớng sông
d. Tuyến năng lƣợng

 Cửa lấy nước
 Đường hầm dẫn nước
 Trục áp suất dọc

 Đường hầm cao áp

C
C

 Đường ống áp lực
 Nhà máy thủy điện

R
L
T.

B. Các hạng mục cơng trình phụ trợ

Các hạng mục cơng trình phụ trợ gồm đường thi công và vận hành, các hạng mục cơng
trình phụ trợ cụm đầu mối (trạm nghiền sàng, trạm bê tông, bãi thải, bãi trữ đất đá…)

DU

- Về hệ thống đường thi cơng và vận hành: có 01 tuyến đường được cải tạo để phục vụ
thi công và vận hành dài 53 km, 01 tuyến đường làm mới ở bên bờ phải của sông Se Kong
để phục vụ thi công và vận hành dài 17 km và 05 tuyến đường làm mới để phục vụ thi công

và 01 tuyến đường tại khu vực cơng trình phụ trợ.
- Về các cơng trình phụ trợ
Tổng diện tích xây dựng các cơng trình phụ trợ cụm đầu mối và cụm nhà máy khoảng
433 ha, bao gồm: trạm nghiền sàng; trạm bê tông; các cơ sở phục vụ thi công; bãi rác, khu
nhà ở và dịch vụ công cộng, v.v…
1.2.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục cơng
trình của dự án
a) Giai đoạn chuẩn bị
1) Chuẩn bị nhân lực
2) Chuẩn bị phương tiện
3) Chuẩn bị điện nước
4) Chuẩn bị vật liệu
b) Giai đoạn thi công xây dựng


6
Việc thi cơng hạng mục năng lượng chính của thủy điện được tiến hành theo các bước
sau:
- Xây dựng các đường mới, mở rộng hoặc cải tạo các đường hiện có, xây dựng lán trại
cơng nhân và nhà hành chính và khu vực mặt bằng;
- Xây dựng đường hầm từ cửa ra hướng tới cửa lấy nước và xây dựng các cơng trình
lấy và xả của đường hầm. Song song đó, xây dựng nền đập và đắp trụ; Xây dựng nhà máy
trộn và nhà máy nghiền;
- Chuyển hướng dòng chảy sông; Đổ sỏi và đất để xây dựng hố đập chính; Đổ bê tơng
hố chính với việc xử lý nền đập thích hợp; Thi cơng nền đập; Đổ vữa lỏng hoặc làm vững
nền đập; Đổ bê tông đập. Chặt bỏ các cây trong lòng hồ;
- Lắp đặt turbin, máy phát điện, ống áp lực, đường ống dẫn và van xả nước, cơng trình
lấy nước, cửa đập tràn và các hạng mục liên quan khác khi việc thi công đập bê tơng đạt tới
độ cao thích hợp.
- Xây dựng đường dây truyền tải; Lắp đặt máy biến áp và các thiết bị chuyển mạch;

Ngăn nước bằng cách đóng cửa lấy nước của đường hầm; Đổ bê tông đường hầm dẫn vào
trục đập

C
C

R
L
T.

- Chạy thử nghiệm.

DU

c) Phƣơng án xử lý đất đá thải

Theo Nghiên cứu khả thi của dự án, đập đá đổ bản mặt bê tơng CFRD địi hỏi 14,1
3
Mm lấp đầy và phần lớn khối lượng lấp này sẽ đến từ việc đào các khu vực đập tràn và nhà
máy thủy điện / trạm phân phối điện. Do đó, việc đào cho các cấu trúc này được lên kế
hoạch sao cho việc tiếp tục cung cấp vật liệu lấp cho đập chính có thể diễn ra mà khơng bị
gián đoạn. Tuy nhiên, khu vực lưu chứa đất đá thải tạm thời phải đảm bảo các chất thải
không bị cuốn trôi theo nước mưa, đặc biệt là khi khu vực bãi thải tạm thời ngừng hoạt
động, chủ thầu sẽ phân loại theo địa hình trồng cây và các biện pháp kiểm sốt khác. Riêng
bãi thải nằm trong phạm vi lịng hồ phải được dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ trước giai đoạn tích
nước vận hành hồ chứa.
d) Dẫn dịng thi cơng
Với đặc điểm khu vực xây dựng cơng trình thuộc vùng núi cao, lưu vực có địa hình
dốc và hẹp. Do đó, lưu lượng dẫn dịng thi cơng giữa mùa kiệt và mùa lũ chênh lệch nhau
tương đối lớn. Nếu thiết kế cơng trình dẫn dịng đủ lớn để dẫn dịng mùa lũ thì khơng hiệu

quả về dẫn dịng mùa kiệt; nếu thiết kế cơng trình dẫn dịng chỉ dẫn dịng lưu lượng thi cơng
mùa kiệt thì u cầu thi cơng đập vượt lũ là rất lớn, hoặc xả kết hợp qua cống dẫn dịng và
đập xây dở thì cần phải có phương án gia cố mặt đập với lưu tốc lớn, như vậy sẽ làm chậm
tiến độ thi công đập và tăng giá thành xây dựng cơng trình.
Vì vậy, phương án dẫn dịng, lựa chọn kích thước cơng trình dẫn dòng phải đảm bảo
khả năng xả với thời đoạn dẫn dịng thi cơng phù hợp, kết hợp với các giải pháp về tổ chức
thi công để đảm bảo tiến độ thi công đập được liên tục.


7
1.2.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành
Nhà máy thủy điện Se Kong 5 có cơng suất lắp máy 330 MW cung cấp một lượng điện
năng đáng kể cho hệ thống điện. Duy trì dịng chảy tương đối điều hịa giữa các tháng trong
năm là mục tiêu điều tiết của hồ chứa nhà máy.
1.2.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến.
Phương tiện vận chuyển thì trên cơng trường thi cơng cịn có các loại máy móc, thiết
bị động như xe lu, máy đầm, máy trộn bê tông, máy đổ bê tơng…Tổng máy móc, thiết bị
khoảng 102 chiếc/cái.
a) Giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng:
Khối lượng đất đắp là khoảng 14,1 triệu m3; tương đương với 21,15 triệu tấn (tính 1
m3 = 1,5 tấn). Khoảng cách vận chuyển từ khu vực dự án đến công trường thi công khoảng
1 km. Tổng số xe là: 50 xe tải vận chuyển đất đá.
b) Giai đoạn vận hành

C
C

Trong giai đoạn vận hành, các thiết bị chính gồm:

R

L
T.

+ Nhà máy thép thủy lực, bao gồm: Nhật ký và hướng dẫn dừng đập tràn; Cổng trục
tràn; Cổng tràn; Nhật ký dừng đường hầm; Cổng ra phía dưới; Giá đựng rác nạp điện; Cần
trục cổng nạp điện và máy dọn rác; Cổng bảo trì nguồn điện; Cổng bảo vệ nguồn điện; Ống
áp lực; Ống nhánh tuabin dòng chảy sinh thái; Cổng ống nháp; Cổng ống tuabin dịng chảy
sinh thái

DU

+ Cơng trình cơ khí, bao gồm: Tua bin; Thống đốc tuabin và các đơn vị áp lực thủy
lực; Van đầu vào chính; Đường ống vào; Hệ thống nước làm mát đơn vị; Hệ thống khử
nước đơn vị; Hệ thống thoát nước trạm; Hệ thống nước làm mát trạm; Hệ thống VAC; Hệ
thống cấp nước trạm; Hệ thống phòng cháy chữa cháy và chữa cháy; Hệ thống khí nén trạm;
Xử lý và xử lý dầu; Hệ thống lọc dầu trạm; Cần cẩu nhà máy điện; Cần cẩu bảo trì
1.2.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án
a) Giai đoạn chuẩn bị và thi cơng xây dựng
1) Vật liệu đất dính
2) Vật liệu đá
3) Vật liệu cát
4) Vật liệu gỗ, ván khuôn
5) Các nguyên, nhiên, vật liệu khác
6) Phương án khai thác nước phục vụ cho sinh hoạt và xây dựng
7) Nhiên liệu của dự án
b) Giai đoạn vận hành của dự án
Sản phẩm đầu ra của dự án là điện năng.


8

1.2.4.7. Tiến độ thực hiện dự án:
- Cuối quý III năm 2019: khởi công xây dựng;
- Năm 2020: Xây dựng cơng trình chuyển hướng sơng, khai quật đá, bao vây dịng
sơng sơ cấp ở thượng lưu và hạ lưu (Rockfill cofferdam);
- Năm 2021: Kết cấu đập và phụ gia, điều trị nền tảng;
- Năm 2022: Thi công nhà máy thủy điện, trạm điện và hệ thống đường dây truyền tải;
công trình cơ khí thủy điện cho đập và trạm điện đến cuối quý IV tiếp tục đầu quý năm
2023 bắt đầu hạ van đóng cống tích nước vào hồ chứa;
- Trong quý IV năm 2023: Phát điện và hoàn thiện cơng trình.
1.2.4.8. Vốn đầu tư : 678.521.572 USD (Bằng chữ: Sáu trăm bảy mươi tám triệu, năm trăm
hai mươi một nghìn, năm trăm bảy mươi hai đơ la mỹ).
1.2.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện

C
C

a) Giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng: Chủ dự án trực tiếp quản lý và giám sát dự
án

R
L
T.

b) Giai đoạn vận hành: Ban quản lý khai thác thủy điện Se Kong 5.

DU


9
CHƢƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN TẠI KHU VỰC THỰC HIỆN

DỰ ÁN
2.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
Thủy điện Se Kong 5 nằm ở khu vực miền núi của thượng nguồn sông Se kong. Độ
cao tối đa là 1200 masl, tối thiểu 300 masl với độ cao trung bình khoảng 750 m. Đường
hầm, lớp nền hình thành trầm tích có hướng 45-55 độ (nhúng) và 48-54 độ (đình cơng). Hệ
thống khớp chiếm ưu thế được định hướng ở góc 70-90 độ so với sự sắp xếp của đường hầm
và với độ dốc ngược dịng dốc. Để mơ tả sự phong hóa của khối đá nền tảng, vùng phong
hóa đã được chia thành sáu phân loại.
2.2. Điều kiện về khí hậu, khí tƣợng
Lào có khí hậu gió mùa điển hình với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa mưa chiếm ưu thế từ tháng 5 đến tháng 10 và
tương ứng với mùa gió mùa Tây Nam.

C
C

2.3. Điều kiện thủy văn

R
L
.

2.3.1. Hình thái lƣu vực

2

Lưu vực sơng Se kong tại Se kong 5 có diện tích lưu vực khoảng 2.518 km và khoảng
2
403 km tại thủy điện A Lưới, Việt Nam và vẫn tràn nước đến Se kong 5 trong khi dòng
3

chảy cao bên cạnh việc giải phóng dịng chảy sinh thái 1,42 m /s.
2.3.2. Đánh giá dịng chảy lũ

D

T
U

Phân tích tần suất lũ được thực hiện cho các trạm đo xung quanh khu vực dự án. Từ
những dữ liệu đó, lưu lượng đỉnh được tính cho vị trí đập Se kong 5. Lũ lụt tối đa có thể xảy
ra (PMF) được ước tính từ siêu âm lượng mưa tối đa có thể ước tính (PMP) trong mơ hình
thủy văn. Cần lưu ý rằng dữ liệu từ các trạm đo được sử dụng trong phân tích là ngắn (17 30 năm) và do đó dịng chảy cực đại với thời gian hồn vốn cao có liên quan đến mức độ
không chắc chắn đáng kể.
Cuối cùng, các thủy văn lũ trong khoảng thời gian hoàn vốn từ 2 năm đến 1000 năm
được tính dựa trên tỷ lệ của thủy văn thu được từ dòng chảy PMF.
Khuyến nghị rằng các phép đo lượng mưa và lưu lượng tại vị trí đập Se kong 5 được
khơi phục và cần xem xét cẩn thận dữ liệu dòng chảy hiện có. Vị trí của vị trí đo phải được
xem xét, và nếu có thể, nên chọn vị trí có điều kiện thủy lực phù hợp hơn để đo lưu lượng.
Dữ liệu khí tượng thủy văn bổ sung nên được lấy từ các trạm quan trắc ở Lào và Việt Nam
nên được đối chiếu, và hiệu chuẩn mơ hình nên được cải thiện so với dữ liệu được thu thập
tại Se kong 5. Cũng cần phải lấy thông tin về hoạt động của A Lưới HPP.
2.3.3. Xói mịn và bồi lắng
Xói mòn và bồi lắng trong lưu vực dự án đề xuất bị ảnh hưởng bởi:
- Các dự án thủy điện ở đầu nguồn của nó. Đáng chú ý là A Lưới HPP, Việt Nam


10
- Nạo vét và khai thác ven kênh và ven sơng. Đáng chú ý là gần vị trí của Ban TaSak

- Trồng trọt, khai thác gỗ, và giải phóng mặt bằng khác.

2.3.4. Tổng chất rắn lơ lửng, năng suất trầm tích dự đốn và tải trọng hàng năm
Ước tính sản lượng trầm tích lơ lửng trong khu vực thay đổi theo một số bậc độ lớn, từ
khoảng 20 đến 1.000 t/km2/năm. Các bản đồ toàn cầu về năng suất trầm tích ở Đơng Dương
cho thấy 30 đến 500 t/km2/năm là điển hình. Khi xem xét các lưu vực rừng ở Đơng Nam Á,
năng suất trầm tích được tìm thấy trong khoảng từ 0 đến 460 t/km2/năm, với trung bình là
70 t/km2/năm và trung bình là 34 t/km2/năm (Gupta 1996). Dựa trên dữ liệu từ các lưu vực
lân cận, sản lượng trầm tích hàng năm của sơng Se Kong tại cửa sơng được ước tính là 220
t/km2/năm (Kummu et al.2010).
Tải lượng trầm tích hàng năm được tính ở đây cho sơng Se Kong tại vị trí đập dự án,
sử dụng năng suất trầm tích dao động từ 20 đến 1.000 t/km2/năm. Phạm vi kết quả của tải là
lớn: từ khoảng 42.000 đến 2.100.000 tấn/năm trong các điều kiện hiện tại (xem xét giảm
kích thước lưu vực Se Kong từ A Lưới HPP).

C
C

R
L
T.

Tóm lại, rất có khả năng sơng Se Kong tại vị trí đập đề xuất vận chuyển dưới 67.000
tấn mỗi năm; Trong một năm trung vị, dịng sơng sẽ khơng vận chuyển ít hơn khoảng
104.000 tấn. Sản lượng ngoại suy từ các mẫu TSS thu được trong mùa khô đến mùa mưa có
khả năng tải lượng trầm tích bị đánh giá thấp. Tuy nhiên, sử dụng tải lượng trầm tích trung
bình từ Gupta 1996 cho các lưu vực rừng ở Đông Nam Á (70 t/km2/ ăm), tải trọng hàng năm
dự đốn là 148.000 t/năm. Sử dụng ước tính năng suất trầm tích của Kummu et al (2013)
220 t/km2/năm, tải trọng dự đoán là 529.000 t/năm.

DU


2.4. Chất lƣợng các thành phần mơi trƣờng
2.4.1. Hiện trạng mơi trƣờng khơng khí
Kết quả phân tích nồng độ các loại khí trong khu vực dự án nhìn chung, mơi trường
khơng khí ở đây rất trong lành, chưa có dấu hiệu ơ nhiễm hay bị tác động mạnh của các yếu
tố ngoại cảnh.
2.4.2. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc
2.4.2.1. Nƣớc mặt
Qua kết quả phân tích chất lượng nước mặt với 03 mẫu tại khu vực dự án cho thấy
nồng độ Coliform trong nước nhìn chung thấp; nồng độ chất hữu cơ theo BOD5 nằm dưới
<2 mg/L; các hợp chất nitơ chiếm tỷ trọng nhỏ, nồng độ nitơ NH4+ là <0,06 mg/L. Ngoại trừ
Ni vượt quy chuẩn từ 3-4 lần, nồng độ các kim loại nặng thấp. Các chỉ tiêu khác trong các
mẫu nước mặt đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT và tiêu
chuẩn môi trường quốc gia Lào, số 0832/BTNMT, ngày 07/02/2017.
Nhìn chung, nước trên hệ thống sông suối trong khu vực dự án đều có chất lượng đảm
bảo. Các nguồn ơ nhiễm tác động đến chất lượng nước hầu như không đáng kể. Một số điểm


11
khai thác khoáng sản (nằm ở đầu nguồn) vào mùa mưa thường làm tăng độ đục và một số
chỉ tiêu trong nước.
2.4.2.2. Nƣớc dƣới đất
Theo kết quả phân tích chất lượng nguồn nước ngầm với 03 mẫu, có thể thấy rằng,
nước ngầm có chất lượng đảm bảo, tất cả các chỉ tiêu chất lượng nước đều nằm trong giới
hạn cho phép đối với nước ngầm theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT và tiêu chuẩn môi
trường quốc gia Lào, số 0832/BTNMT, ngày 07/02/2017.
2.4.3. Hiện trạng mơi trƣờng đất
Kết quả phân tích chất lượng 03 mẫu đất tại khu vực dự án cho thấy một số kim loại
nặng như As, Cd, Pb nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 03-MT:2015/BTNMT và
tiêu chuẩn môi trường quốc gia Lào, số 0832/BTNMT, ngày 07/02/2017.
2.5. Tài nguyên sinh vật

Các cuộc điều tra động vật hoang dã đã được thực hiện trong tỉnh Se Kong vào giữa
những năm 1990, khi các tổ chức bảo tồn phương Tây bắt đầu thành lập một văn phịng ở
nước này và Đơng Nam Á. Các tổ chức này đã thực hiện một số khảo sát đa dạng sinh học
hạn chế ở các khu vực trong và xung quanh, Xe Sap NPA ở các tỉnh Salavan và Se Kong.
Các khảo sát cơ bản đã được thực hiện vào năm 2016 để đánh giá hệ sinh thái trên cạn trong
khu vực Dự án

C
C

R
L
T.

DU

14 lô mẫu đã được thiết lập trong khu vực hồ chứa Dự án như trong bản đồ 1 trong
Phụ lục 2. Trong số 14 lô này, 10 lô được thành lập tại các địa điểm có thể được mơ tả là
các khu vực có rừng và đặc biệt là Rừng thường xanh khô và Rừng rụng lá hỗn hợp. 04 lô
mẫu khác được thiết lập ở vùng đất canh tác bị bỏ hoang hoặc Rừng chưa được khai thác.
Bố cục lô tại mỗi vị trí mẫu bao gồm một lơ trịn bán kính 17,85 m (1.000 m2 hoặc 0,1 ha)
được sử dụng để thu thập dữ liệu trên cây có đường kính ngang ngực (DBH) lớn hơn 10 cm
hoặc có đường kính trên 30 cm đường kính tại DBH (GBH). Một lơ trịn đồng tâm có bán
kính 12,65 m (500 m2 hoặc 0,05 ha) đã được sử dụng để lấy mẫu những cây nhỏ cao hơn
1,30 m và có DBH dưới 10 cm hoặc GBH dưới 30 cm. Các loài và số lượng đã được ghi
nhận cho mật độ cây non và sự tái sinh tự nhiên khác. Một lơ trịn có bán kính 5,75 m (100
m2 hoặc 0,01 ha).
Dựa trên dữ liệu cây được thu thập trong các cuộc khảo sát sinh thái trên cạn năm
2016, số lượng cây và khối lượng rừng trung bình từ 14 lơ mẫu được thể hiện trong bảng
dưới đây:



12

Loại rừng

Thường xanh khô
Hỗn hợp rụng lá
Rừng chưa khai thác
Tổng

Số lƣợng cây
đếm
21
33
28
82

Trung
bình
cây/ha
275
187
163
625

Khối lƣợng
(m3/ha)
227,7
58,6

16,1
302,4

Về khu bảo tồn quốc gia Xe Sap (Xe Sap NPA) bao gồm 1.335 km2 tại các tỉnh
Salavan và Se Kong. Khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Xe Sap (NBCA) trước đây
được đề xuất cho chính phủ xem xét bởi Berkmuller et al. (1995) là một bổ sung cho hệ
thống NBCA ban đầu được thành lập vào năm 1993 và được công bố vào tháng 2 năm 1996
(theo Nghị định 210/96).

C
C

35% của NPA là hơn 1.000 m, với bốn đỉnh vượt quá 1.900 m. Các huyện Kaleum và
Dakchung của tỉnh Se Kong ở khu vực phía Nam của NPA, có cùng núi và bao gồm Phou
Ayou, ở độ cao 2.193 m, là ngọn núi cao nhất ở miền Nam Lào và tạo thành một khối rừng
đặc biệt lớn có độ cao. Khối Phou Ayou chảy vào sơng Se Kong từ phía Bắc và phía Tây,
nhưng về phía nam, nó tạo thành các đầu nguồn của sơng Xe Kaman, chảy về phía Nam qua
cao ngun Dakchung.

DU

R
L
T.


13
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƢỜNG NƢỚC CỦA
DỰ ÁN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ
PHỊNG NGỪA, ỨNG PHĨ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN

3.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị và thi cơng xây dựng dự
án
Qua các đánh giá và tình hình khảo sát thực tế cho thấy điều kiện tự nhiên vùng dự án
phù hợp với việc triển khai dự án để sớm đạt được mục tiêu đến năm 2020 Xuất khẩu sang
Thái Lan khoảng 2.500 MW điện.
Theo Báo cáo Nghiên cứu khả thi Cơng trình thủy điện Se Kong 5, giai đoạn chuẩn bị
diễn ra trong vòng 01 năm. Các hoạt động chính trong giai đoạn chuẩn bị gồm hoạt động vận
chuyển (nguyên vật liệu, máy móc, đất đá, phế thải…); hoạt động phát quang giải phóng mặt
bằng và thi cơng các hạng mục cơng trình phụ trợ; hoạt động của công nhân khu vực dự án.
Giai đoạn thi công xây dựng diễn ra trong vòng 04 năm. Các hoạt động chính trong
giai đoạn thi cơng xây dựng gồm hoạt động vận chuyển (nguyên vật liệu, đất đá,…); hoạt
động khai thác vật liệu xây dựng; hoạt động thi công các hạng mục chính của cơng trình
(đập dâng, đập tràn, tuyến năng lượng); hoạt động vận hành thử nghiệm (thử áp lực đường
ống, vận hành thử nghiệm nhà máy phát điện…); hoạt động của công nhân khu vực dự án.

C
C

R
L
T.

DU

3.1.1. Nguồn gây tác động liên quan tới chất thải
a. Nước thải sinh hoạt
- Đánh giá tác động:

Trong giai đoạn chuẩn bị, lượng lao động trên khu vực ước tính khoảng 50 người/ngày,
vì vậy lượng nước thải tạo ra khoảng 5 m3/ngày. Trong giai đoạn thi cơng xây dựng, lượng

lao động có mặt tại khu vực dự án ước tính tối đa khoảng 1.000 người/ngày, lượng nước thải
phát sinh khoảng 100 m3/ngày.
- Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu:
+ Thu gom nước thải: lắp đặt 04 nhà vệ sinh di động 2 buồng. Trong đó 02 nhà vệ sinh
di động đặt tại khu nhà ở và dịch vụ công cộng thuộc Cụm đầu mối, 02 nhà vệ sinh di động
đặt tại khu dịch vụ công cộng thuộc Cụm nhà máy.
+ Xử lý nước thải xám: Để xử lý nước thải xám hợp vệ sinh, đảm bảo tiêu chuẩn xả
thải vào nguồn tiếp nhận là sông Se Kong, Chủ dự án sẽ lắp đặt hệ thống xử lý nước thải
sinh hoạt Johkasou K-HC-T (công nghệ Nhật Bản) với công suất 1 bồn trụ ngang khoảng 15
m3/ngày. Kích thước 1 bồn đề nghị theo Johkasou là L x D = 6,6 m x 2,5 m, thể tích 1 bồn
tương ứng là 32 m3. Lắp đặt 4 bồn thu nước thải xám từ 4 nhà vệ sinh di động để xử lý.
+ Xử lý nước thải đen: Chủ dự án sẽ xây dựng bể tự hoại 2 ngăn (chứa và lắng trong
các ngăn riêng) với chu kỳ hút cặn là 06 tháng/lần. Quá trình xử lý sơ bộ tại bể tự hoại diễn
ra đồng thời quá trình lắng và phân hủy kỵ khí trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải
xám K-HC-T để xử lý triệt để các chất bẩn.


14
b. Nước mưa chảy tràn, nước thải xây dựng
- Đánh giá tác động:
+ Lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án có tổng diện tích khoảng 4,32 km2
theo tính tốn là 0,13 m3/s. Khi trời mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án sẽ cuốn
theo đất, cát, chất thải ra đường và xuống các ao, hồ, suối xung quanh.
+ Tổng lượng nước thải phát sinh trong ngày khoảng 26,66 m3/ngày. Thành phần ơ
nhiễm chính trong nước thải xây dựng là đất, cát, xi măng. Nếu không có biện pháp thu gom
thì đây sẽ là nguồn thải gây ơ nhiễm chính cho chất lượng nước mặt trong khu vực.
- Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu: Xây dựng hệ thống ống cống, mương rãnh thốt
nước thích hợp tại khu vực thi công.
c. Chất thải rắn sinh hoạt
- Đánh giá tác động: Trong giai đoạn chuẩn bị ước tính 50 người. Lượng rác thải sinh

hoạt trung bình ngày là 0,4 kg/người.ngày. Tổng khối lượng rác thải tính tốn là 0,4 x 50 =
20 kg/ngày ~ 0,6 tấn/tháng.

C
C

Trong giai đoạn thi công xây dựng, số lượng công nhân tập trung tối đa ước tính
khoảng 1.000 người. Khối lượng rác thải tính tốn là 0,4 x 1.000 = 400 kg/ngày ~ 12
tấn/tháng.

R
L
T.

DU

- Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu:

+ Thu gom rác thải: Lắp đặt 10 thùng rác có kích thước 660 L. Trong đó 02 thùng đặt tại
khu nhà ở và văn phòng của chủ dự án và nhà thầu, 04 thùng đặt tại khu nhà ở của công nhân và
dịch vụ công cộng thuộc Cụm đầu mối ở bờ phải sơng Se Kong, 04 thùng đặt tại khu cơng trình
và dịch vụ công cộng thuộc Cụm nhà máy ở bờ trái sơng Se Kong.
+ Xử lý rác thải: Ơ chơn lấp hợp vệ sinh được chọn thuộc phạm vi xây dựng đập đâng
và nhà máy, cách xa sông Se Kong, khu nhà ở và dịch vụ công cộng của công nhân và
không gây ảnh hưởng đến mực nước ngầm tại khu vực. Chọn 4 ô chôn lấp thuộc 1 bãi thải
thuộc Cụm đầu mối Đập.
d. Chất thải rắn từ quá trình phát quang mặt bằng
- Đánh giá tác động: Phát quang thảm thực bì trên vùng lịng hồ dự án tương đương
3.275 ha và đường thi công, vận hành, cụm đầu mối, cụm nhà máy với tổng diện tích
khoảng 432,75 ha làm phát sinh ước khoảng 989.803 m3 cây gỗ và 327,5 tấn tre nứa và một

lượng chất thải xây dựng, vật dụng kiến trúc.
- Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu:
+ Đối với cây xanh Chủ dự án phối hợp với lực lượng kiểm lâm thu hồi và xử lý đúng
quy định của pháp luật Lào, phần nhỏ được tận dụng làm cọc tiêu, thanh chống, xà gồ, chất
đốt…


15
+ Phần còn lại cùng với phế thải do phá dỡ, tháo dỡ nhà cửa, vật dụng kiến trúc Chủ
dự án hợp đồng với đơn vị thu gom và xử lý chất thải rắn tại địa phương để đổ bỏ đúng quy
định, không lưu giữ phế thải tại khu vực.
e. Chất thải rắn rơi vãi trong quá trình vận chuyển
- Đánh giá tác động: Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu (xi măng, đá, cát…) đến
cơng trình làm phát sinh một lượng chất thải rắn do rơi vãi trong quá trình vận chuyển.
- Biện pháp phịng ngừa, giảm thiểu: Dùng bạt che chắn các phương tiện vận chuyển,
hạn chế đất đá, vật liệu rơi vãi trong q trình thi cơng và tổ chức quét dọn nếu có rơi vãi.
f. Chất thải nguy hại
- Đánh giá tác động: Lượng dầu mỡ thải phát sinh tối đa trong giai đoạn này là 102 x
7 x 2 = 1.428 lít/năm (thay 02 lần/năm). Khối lượng giẻ lau sử dụng ước tính 7 kg/tháng.
- Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu:
+ Thu gom CTNH: Lắp đặt 05 thùng phuy loại 220 L khu chứa chất thải nguy hại tại 3
vị trí. 01 thùng đặt tại khu nhà ở và văn phòng của chủ dự án và nhà thầu, 02 thùng đặt tại khu
nhà ở của công nhân và dịch vụ công cộng thuộc Cụm đầu mối ở bờ phải sông Se Kong và 02
thùng đặt tại khu cơng trình và dịch vụ cơng cộng thuộc Cụm nhà máy ở bờ trái sông Se Kong.

C
C

R
L

T.

+ Xử lý CTNH: Hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý
theo đúng quy định.

DU

3.1.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
a. Xói mịn và bồi lắng
- Đánh giá tác động: Vào mùa mưa, nguy cơ xói mịn và bồi lắng là rất lớn, nước mưa
cuốn trôi lớp bề mặt sẽ mang theo lượng lớn đất gây đục và ô nhiễm sông.
- Biện pháp phịng ngừa, giảm thiểu: Hoạt động kiểm sốt xói mịn và bồi lắng nên
được thực hiện trước khi bước vào giai đoạn thi công xây dựng.
b. Tiếng ồn và độ rung
- Đánh giá tác động: Hoạt động dẫn dịng thi cơng, hoạt động vận chuyển và thi cơng
xây dựng làm phát sinh tiếng ồn và độ rung, gián tiếp ảnh hưởng đến các loài động vật sinh
sống tại khu vực.
- Biện pháp phịng ngừa, giảm thiểu: kiểm sốt, hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn và
rung sinh ra bởi phương tiện vận chuyển và máy móc thi cơng.
c. Ý thức của công nhân
- Đánh giá tác động: Sự đánh bắt bừa bãi của công nhân tại các công trường xây dựng
cũng gây ảnh hưởng đến môi trường sống tự nhiên của các loài cá.


16
- Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu: Quán triệt nội quy vệ sinh lao động và giáo dục
ý thức công nhân khơng cho phép cơng nhân phóng uế bừa bãi và đánh bắt cá bằng thuốc nổ
hay kích điện.
3.2. Đánh giá, dự báo các tác động đến môi trƣờng nƣớc trong giai đoạn vận hành của
dự án

Trong giai đoạn vận hành nhà máy, hoạt động tích nước, vận hành hồ chứa và hoạt
động vận hành nhà máy thủy điện là các hoạt động chính tác động đến mơi trường nước.
Các tác động đến môi trường nước trong giai đoạn vận hành có thể chia thành 2 thời kỳ ứng
với hoạt động tích nước hồ chứa là thời kỳ tích nước và thời kỳ cấp nước.
3.2.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
a. Nước thải sinh hoạt
- Đánh giá tác động: Lượng nước thải theo tính tốn khơng lớn, khoảng 5 m3/ngày
- Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu: Xây dựng nhà vệ sinh có bể tự hoại tại khu Nhà
quản lý vận hành Đập và Nhà quản lý Thủy điện để lưu giữ nước thải, xử lý sơ bộ trong bể
tự hoại trước khi thải ra hệ thống thoát nước thải khu vực.

C
C

R
L
T.

b. Nước thải từ quá trình vận hành máy

- Đánh giá tác động: Lượng nước tháo khô hầm xả của tổ máy khi sửa chữa, bảo
dưỡng định kỳ theo các dự án tương tự khoảng 2 m3. Với lượng nước khơng lớn nên sẽ
thốt chung với hệ thống nước rò rỉ. Nước rò rỉ từ thiết bị và nước thấm qua cơng trình ở
các tầng ngầm tham khảo từ các dự án tương tự khoảng 1 l/s.

DU

- Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu: Nhà máy đã thiết kế đầy đủ hệ thống vệ sinh
theo tiêu chuẩn thiết kế dân dụng nên không thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên, không gây
ô nhiễm môi trường nước hạ du sông Se Kong.

c. Chất thải rắn sinh hoạt
- Đánh giá tác động: Theo tính tốn khoảng 0,6 tấn/tháng.
- Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu: Hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận
chuyển, lưu giữ và xử lý theo đúng quy định. Đặt 01 thùng dung tích 60 lít đặt tại Nhà quản
lý Đập và 02 thùng dung tích 60 lít đặt tại Nhà máy thủy điện.
d. Chất thải nguy hại
- Đánh giá tác động: Theo kinh nghiệm từ các dự án thủy điện, lượng chất thải nguy hại
phát sinh từ giẻ lau dầu mỡ thải trong giai đoạn vận hành trung bình 7 kg/tháng.
- Biện pháp phịng ngừa, giảm thiểu: Hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận
chuyển, lưu giữ và xử lý theo đúng quy định. Đặt 02 khu chứa chất thải nguy hại tại 2 vị trí
Nhà quản lý Đập và Nhà máy thủy điện. Tại mỗi vị trí đặt 02 thùng phuy loại 220 L có nhãn
ghi loại, mã chất thải nguy hại và nắp đậy để thu gom chất thải nguy hại.


17
3.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
a. Bồi lắng lòng hồ, sạt lở bờ hồ và bờ sông ở hạ lưu
- Đánh giá tác động: Khi vận hành hồ chứa nước, một lượng lớn phù sa sẽ bị giữ lại,
dẫn đến làm giảm lượng bồi lắng ở lịng sơng và gây xói lở bờ sơng, đáy sơng. Sự thay đổi
chế độ dịng chảy trên sơng có thể tạo ra một hình thái xói lở và bồi lấp mới ở hạ lưu. Sự
thay đổi này ảnh hưởng đến sự ổn định bờ sông và hệ sinh thái hai bên bờ sơng.
- Biện pháp phịng ngừa, giảm thiểu: Phối hợp với chính quyền địa phương quy hoạch,
bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt bảo vệ và phát triển các thực vật rừng bán ngập nước khu
vực ven bờ; Thường xuyên giám sát sạt lở bờ hồ các khu dân cư, khu tái định canh - định
cư, các tuyến đường liên thơn, liên xã để có biện pháp xử lý tại chỗ như gia cố bờ, trồng
cây, di chuyển dân ra khỏi khu vực nguy hiểm;Thường xuyên quan trắc lượng bùn cát đáy
và đề xuất biện pháp kỹ thuật như nạo vét lòng hồ.
b. Thay đổi hệ sinh thái lòng hồ, thay đổi chất lượng nước hồ chứa
- Đánh giá tác động: Trong mỗi giai đoạn tích nước hồ, đều có những đặc điểm đặc
trưng về cấu trúc thành phần và thủy sinh vật dưới tác động trực tiếp của các yếu tố môi

trường nước. Những tác động của con người trong vùng lưu vực là yếu tố quan trọng nhất
ảnh hưởng tới chất lượng môi trường sinh thái hồ chứa và ảnh hưởng đến động vật nổi và
động vật đáy.

C
C

R
L
T.

DU

- Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu: trước khi tích nước cần:
+ Thu dọn tồn bộ sinh khối lịng hồ, rác thải từ cơng trình và chất thải rắn sinh hoạt
của cơng nhân ra khỏi lịng hồ.
+ Tất cả dân cư sau khi di chuyển ra khỏi khu vực giải phóng mặt bằng phải tiến hành
thu dọn vệ sinh. Nội dung thu dọn bao gồm: tận thu các loại vật liệu, kiến trúc; vụn rác thải
thành đồng rồi thu gom, rắc vôi khử trùng các khu vực chuồng trại, nhà vệ sinh lấp kín bằng
đất sạch.
+ Hợp đồng thu gom chất thải sinh hoạt từ các hộ dân trong lòng hồ, đặc biệt là chất
thải từ nhà vệ sinh, bể tự hoại.
+ Nghiêm cấm mọi hành vi vứt rác xuống lòng hồ và khu vực lân cận.
+ Kiểm tra chất lượng nước sau thời gian đầu tích nước, có biện pháp can thiệp kịp
thời khi xảy ra tình trạng phú dưỡng hóa hoặc phân hủy yếm khí.
c. Tác động đến dịng chảy và các mục đích sử dụng nước trên sông Se Kong
- Đánh giá tác động: Việc vận hành hồ chứa sẽ tác động đến dòng chảy sơng Se Kong
và các mục đích sử dụng nước.
- Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu: Chọn lưu lượng 2,32 m3/s làm dịng chảy cần
duy trì để trả về hạ lưu trong mùa khô.



18
3.3. Đánh giá, dự báo tác động đến môi trƣờng nƣớc gây nên bởi các rủi ro, sự cố của
dự án và biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án
3.3.1. Các rủi ro, sự cố trong giai đoạn chuẩn bị và thi cơng xây dựng
a. Sự cố rị rỉ nhiên liệu
- Đánh giá tác động: Khi triển khai dự án, có thể xảy ra sự cố rò rỉ dầu từ bồn chứa,
kho nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường đất và gián tiếp gây ô nhiễm môi trường nước ngầm
khu vực. Sự cố cũng gây ô nhiễm nước mặt sông Se Kong do nước mưa chảy tràn mang
theo dầu mỡ hoặc do bất cẩn, vỡ đường ống nạp nhiên liệu cho các phương tiện, máy móc
thiết bị trong q trình thi cơng.
- Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu:
+ Khu vực kho chứa nhiên liệu phải có đê bao quanh tránh tràn nhiên liệu khi có sự cố;
+ Liên tục theo dõi, kiểm tra và phòng ngừa sự rò rỉ nhiên liệu trong quá trình bơm,
hút bằng cách trang bị các thiết bị thu gom rò rỉ tại chỗ;

C
C

+ Giám sát, kiểm tra nghiêm ngặt các hệ thống kỹ thuật trong kho chứa, phương tiện
vận chuyển ngun vật liệu, q trình thi cơng và lập phương án ứng cứu khi xảy ra sự cố.

R
L
T.

b. Trượt lở trong q trình thi cơng xây dựng
- Đánh giá tác động:


DU

+ Trượt lở trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu: Trên các tuyến đường vận
chuyển nguyên vật liệu có một số đoạn đường khoét sâu qua các mơ đất, có những đoạn dốc
có khả năng trượt. Do đó, rủi ro trượt lở đất làm cản trở công tác vận chuyển nguyên vật liệu
cũng như gián tiếp gây ô nhiễm nguồn nước mặt do nước mưa chảy tràn cuốn theo đất đá
xuống sông, suối.
+ Trượt lở tại đê quai dẫn dòng: Đê quai phục vụ dẫn dòng thi công nếu không được
thi công đúng kỹ thuật sẽ có nguy cơ trượt lở gây sụt lún, gây ảnh hưởng đến việc thi cơng
cơng trình và gây ơ nhiễm nguồn nước mặt do đất đá sạt lở bị cuốn vào dịng nước.
+ Ngồi ra, việc thi cơng hố móng, khai thác mỏ đá vật liệu cũng có thể gây ra trượt lở
đất đá, ảnh hưởng đến thi công và gây ô nhiễm môi trường nước mặt tại khu vực trượt lở.
- Biện pháp phịng ngừa, giảm thiểu:
+ Rà sốt trên toàn bộ tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu để xác định các đoạn
đường có khả năng xảy ra sự cố trượt lở và đưa ra biện pháp công trình phù hợp để giảm
thiểu rủi ro;
+ Thường xuyên kiểm tra các đoạn đường có khả năng gây ra trượt lở, đặc biệt là vào
mùa mưa để kịp thời tu sửa, bảo dưỡng;
+ Khi xây dựng đê quai, cần thiết phải thi công theo đúng thiết kế kỹ thuật để tránh
xảy ra sự cố sạt lở;
+ Thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật khi thi cơng hố móng và khai thác mỏ vật liệu.


19
+ Đối với đê quai thi công: trong trường hợp gặp các trận lũ lớn hơn tần suất thiết kế
5% có biện pháp để tránh vỡ đập là dẫn dịng tồn bộ lưu lượng qua cống dẫn dịng, kịp thời
thơng báo cho công nhân thi công và di chuyển máy móc trên cơng trường ra khỏi khu vực
nguy hiểm. Thơng báo cho chính quyền địa phương di chuyển người dân ở hạ du ra khỏi
khu vực có khả năng ngập lụt để tránh thiệt hại về tài sản và con người.
3.3.2. Các rủi ro, sự cố trong giai đoạn vận hành

a. Sự cố rạn nứt, vỡ đập và xả lũ bất thường
- Đánh giá tác động: Sự cố rạn nứt, vỡ đập có thể xảy ra do việc xây dựng không đảm
bảo theo thiết kế hoặc do các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão gây lũ lụt, địa động
lực, địa chấn, động đất. Khi có sự cố vỡ đập xảy ra sẽ gây ra những thiệt hại to lớn đến
người và của trong khu vực, đặc biệt là vùng thấp phía sau hạ lưu đập, bao gồm nhà máy Se
Kong 5.
- Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu:
+ Thường xuyên giám sát về chế độ thủy văn khu vực nhằm đưa ra các dự báo lũ,
đồng thời thông báo kịp thời cho các Ban Quản lý hồ thủy điện phía hạ lưu như Se Kong
4B, Se Kong 4A, Se Kong 3A, Se Kong 3B (sẽ xây dựng và hồn thành trong tương lai) để
có phương án ứng phó kịp thời;

C
C

R
L
T.

DU

+ Thường xun kiểm tra tại vị trí cơng trình đầu mối Đập. Tổ chức kiểm định Đập
định kỳ, đánh giá tình hình xói lở ở chân Đập và có biện pháp khắc phục khi cơng trình gặp
các sự cố an tồn;
+ Xây dựng các kịch bản ứng phó với sự cố vỡ đập. Khi dự án hoàn thành và đưa vào
vận hành, đơn vị quản lý vận hành phải xây dựng kịch bản ứng phó với sự cố vỡ đập trong
vòng 03 tháng đầu tiên đưa vào vận hành.
+ Thường xuyên giám sát sự cố thấm nước hồ.
+ Quan trắc vết nứt, khe nối.
+ Thường xuyên phổ biến cho nhân dân các quy định về an toàn cần thực hiện, tổ chức

thông báo và sơ tán kịp thời trong trường hợp phải xả lũ lớn. Kiểm tra thường xun các
cơng trình có liên quan đến việc xả tràn như hệ thống đóng mở tràn.
+ Chủ đầu tư sẽ tiến hành nghiên cứu xem xét để xây dựng bản đồ ngập lụt cho khu
vực trong trường hợp xảy ra sự cố vỡ đập.
+ Xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa các dự án thủy điện trên sông Se Kong.
b. Sự cố vỡ ống cống, đường ống dẫn nước
- Đánh giá tác động: Sự cố vỡ ống cống, vỡ đường ống dẫn nước có thể xuất phát từ
sai sót trong q trình thi cơng, các hoạt động địa chất tại khu vực dự án… gây ngập úng
cục bộ tại vị trí vỡ đường ống, tác động xấu đến chất lượng mơi trường nước khu vực.
- Biện pháp phịng ngừa, giảm thiểu:


20
+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát áp suất đường ống, các thiết bị được xây dựng trên
các tuyến dẫn nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống thiết bị;
+ Cung cấp số điện thoại Ban Quản lý cho người dân khu vực nhằm thông báo kịp thời
các sự cố đến Ban Quản lý nhằm khắc phục sự cố, đảm bảo sản xuất của người dân;
+ Xây dựng, tập huấn các tình huống vỡ đường ống cho cán bộ công nhân vận hành dự
án nhằm giảm thiểu tác động của sự cố đến quá trình vận hành của hệ thống.
c. Sự cố sạt lở vùng hạ lưu
- Đánh giá tác động: Sạt lở vùng hạ lưu đập có thể xảy ra do thiếu lượng bồi đắp bùn
cát lơ lửng từ dòng chảy thượng nguồn mang về. Việc thiếu lượng bùn cát trong thời gian
dài có thể gây nên sạt lở bờ, tác động xấu đến chất lượng môi trường nước khu vực.
- Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu:
+ Thường xuyên quan trắc lượng bùn cát lòng hồ và khu vực hạ lưu hồ;
+ Lập kế hoạch xả cát phù hợp.
3.4. Chƣơng trình quản lý và giám sát mơi trƣờng nƣớc

C
C


R
L
T.

3.4.1. Chƣơng trình quản lý mơi trƣờng nƣớc

3.4.2. Chƣơng trình giám sát mơi trƣờng nƣớc

DU

3.4.2.1. Giám sát trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng
a. Giám sát nước thải

- Địa điểm đặt vị trí giám sát: 07 vị trí giám sát trên khu vực dự án, trong đó 05 vị trí
thuộc phạm vi xây dựng cơng trình và phụ trợ cụm đầu mối, 02 vị trí thuộc phạm vi xây
dựng cơng trình và phụ trợ cụm nhà máy. Cụ thể:
 Phạm vi xây dựng cơng trình và phụ trợ cụm đầu mối:
+ Vị trí giám sát nước thải sinh hoạt: 4 vị trí (NT1, NT2, NT3, NT4);
+ Vị trí giám sát nước thải từ hoạt động trộn bê tơng, rửa thiết bị thi cơng: 1 vị trí
(NT5);
 Phạm vi xây dựng cơng trình và phụ trợ cụm nhà máy:
+ Vị trí giám sát nước thải sinh hoạt: 1 vị trí (NT6);
+ Vị trí giám sát nước thải từ hoạt động trộn bê tông, rửa thiết bị thi cơng: 1 vị trí
(NT7);
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần và báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường.
- Thông số giám sát:
+ Nước thải rửa thiết bị thi công: TSS, Dầu mỡ.
+ Nước thải sinh hoạt: pH, BOD5, TSS, NO3-, NH4+, PO43-, Dầu mỡ, Tổng Coliform.



21
- Quy chuẩn so sánh:
+ QCVN 40:2011/BTNMT (cột B, hệ số k = 0,9) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải công nghiệp và QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về nước thải sinh hoạt.
+ Tiêu chuẩn Lào: Bảng 14 (Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp) và Bảng 14.3, cột
A (Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt); Tiêu chuẩn môi trường quốc gia Lào, số
0832/BTNMT, ngày 07/02/2017.
b. Giám sát chất thải rắn
- Địa điểm đặt vị trí giám sát: 11 vị trí giám sát trên khu vực dự án, trong đó 08 vị trí
thuộc phạm vi xây dựng cơng trình và phụ trợ cụm đầu mối, 03 vị trí thuộc phạm vi xây
dựng cơng trình và phụ trợ cụm nhà máy.
- Thông số giám sát:
+ Tổng khối lượng chất thải rắn;

C
C

+ Việc thu gom xử lý chất thải rắn.

R
L
T.

- Tần suất giám sát: 01 tháng/lần và định kỳ 03 tháng/lần báo cáo cho cơ quan quản lý
môi trường.

DU


c. Giám sát chất lượng môi trường nước mặt

- Địa điểm đặt vị trí giám sát: 09 vị trí giám sát trên khu vực dự án, trong đó 04 vị trí
trên sơng Se Kong / suối thượng lưu Đập, 05 vị trí trên Sơng Se Kong / suối hạ lưu Đập.
Tọa độ các vị trí giám sát chất lượng môi trường nước mặt trong giai đoạn chuẩn bị và thi
công xây dựng thể hiện trong Phụ lục 2.
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần và báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường.
- Thông số giám sát: pH, COD, DO, BOD5, TSS, NH4+, NO3-, NO2-, PO43-, Fe, Pb,
Dầu mỡ, E.Coli, Coliform.
- Quy chuẩn so sánh:
+ QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1 (Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc
các mục đích sử dụng khác) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
+ Tiêu chuẩn Lào: Bảng 10 (Tiêu chuẩn nước mặt, loại 3: phù hợp cho nông nghiệp,
chăn nuôi, thâm canh), tiêu chuẩn môi trường quốc gia Lào, số 0832/BTNMT, ngày
07/02/2017.
d. Giám sát chất lượng mơi trường nước ngầm
- Địa điểm đặt vị trí giám sát: 10 vị trí giám sát trên khu vực dự án, trong đó 04 vị Các
điểm lộ thuộc thượng lưu Đập, 06 vị trí thuộc hạ lưu Đập.
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần và báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường.
- Thông số giám sát: pH, SO42-, Fe, Mn.


22
- Quy chuẩn so sánh:
+ QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
dưới đất.
+ Tiêu chuẩn Lào: Bảng 11.1 (Tiêu chuẩn nước ngầm), tiêu chuẩn môi trường quốc gia
Lào, số 0832/BTNMT, ngày 07/02/2017.
4.3.2.2. Giám sát trong giai đoạn vận hành
a. Giám sát chất lượng môi trường nước mặt

- Địa điểm đặt vị trí giám sát: 04 vị trí giám sát, 02 vị trí tại hồ chứa nước Se Kong 5;
02 vị trí trên sơng Se Kong thuộc hạ lưu Đập.
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần và báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường.
- Thông số giám sát: pH, COD, DO, BOD5, TSS, NH4+, NO3-, NO2-, PO43-, Fe, Pb,
Dầu mỡ, E.Coli, Coliform.

C
C

- Quy chuẩn so sánh:

+ QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1 (Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc
các mục đích sử dụng khác) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

R
L
T.

+ Tiêu chuẩn Lào: Bảng 10 (Tiêu chuẩn nước mặt, loại 3: phù hợp cho nông nghiệp,
chăn nuôi, thâm canh), tiêu chuẩn môi trường quốc gia Lào, số 0832/BTNMT, ngày
07/02/2017.
b. Giám sát thủy văn

DU

- Địa điểm đặt vị trí giám sát: 01 vị trí giám sát tại hồ chứa nước Se Kong 5.
- Tần suất và thông số giám sát:
+ Mực nước
(1) Trong mùa kiệt: khi mực nước hồ nhỏ hơn mực nước dâng bình thường, hàng ngày
quan trắc 1 lần vào lúc 7 h 00 và khi mực nước hồ từ mực nước dâng bình thường trở lên,

hàng ngày quan trắc 5 lần (7 h 00, 10 h 00, 13 h 00, 16 h 00, 19 h 00);
(2) Trong mùa lũ: khi mực nước hồ dưới mực nước dâng bình thường, hàng ngày,
quan trắc 3 lần (7 h 00, 15 h 00, 19 h 00). Khi thấy hồ xuất hiện lũ, quan trắc mực nước theo
chế độ cứ 1 giờ đọc 1 lần. Khi mực nước hồ trên mực nước dâng bình thường, quan trắc
mực nước hồ theo quy định phòng chống lụt bão, tối thiểu mỗi giờ quan trắc một lần. Quan
trắc mực nước và sau khi mở, đóng cửa cống, cửa tràn.
+ Lưu lượng qua tràn, cống
Đo độ mở cửa van cống bằng các thước đo được gắn trên cơng trình hoặc các thiết bị
đo tự động. Đối với tràn tự do, đo mực nước trước tràn, xác định cột nước trên tràn. Xác
định lưu lượng dựa vào biểu đồ quan hệ giữa lưu lượng, mực nước hồ và độ mở cửa van
hoặc xác định qua phần mềm tính tốn.


23
- Tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8414:2010 “Cơng trình thủy lợi Quy trình quản lý vận hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa nước”.
c. Giám sát sự cố thấm nước
- Tiến hành quan trắc lưu lượng thấm bằng cách bố trí thiết bị quan trắc lưu lượng tại
cửa ra của các rãnh thu nước thấm. Khi mực nước hồ cao, phải quan trắc thấm mỗi ngày
một lần về lưu lượng, độ đục.
- Tại những vị trí có thẩm lậu rị rỉ hoặc chảy thành vịi trên mặt bê tơng trong lịng
cống, trên dốc tràn…thì phải đánh dấu vòng quanh những chỗ thẩm lậu, ghi cao trình và sơ
họa vị trí chỗ thẩm lậu. Mỗi tháng phải đo lưu lượng thấm 02 lần và ghi các hiện tượng có
liên quan như màu sắc của nước thấm, mực nước thượng hạ lưu…
d. Giám sát sạt lở bờ hồ, lún trượt đập
- Để tránh những sự cố sạt lở hồ; lún, trượt đập thì hàng năm, trước và sau mùa lũ phải
tiến hành quan trắc hiện tượng sạt lở bờ hồ, ở hạ lưu cống, tràn xả lũ. Đồng thời sau mỗi lần
mưa lớn phải quan trắc các hiện tượng nêu trên.

C
C


- Đối với quan trắc lún dùng phương pháp quan trắc lún mặt (cho các mốc mặt) bằng
phương pháp trắc đạc và phương pháp quan trắc lún sâu (cho các mốc sâu).

R
L
T.

e. Giám sát sự cố bồi lắng lòng hồ: Mỗi năm phải quan trắc sự bồi lắng lòng hồ 1 lần tại
một số mặt cắt nhất định: hai đầu hồ cách bờ 1 m và lòng hồ để kiểm sốt sự bồi lắng lịng
hồ.

DU


×