Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NNL GV tại các TRƯỜNG THCS ở HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ hà nội đáp ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục PHỔ THÔNG mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.09 KB, 37 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NNL GV TẠI
CÁC TRƯỜNG THCS Ở HUYỆN THANH OAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MỚI

Ngun tắc đề xuất các biện pháp
Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế
Các giải pháp phát triển NNL GV tại các trường
THCS đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng mới cần
phải dựa trên các văn bản pháp luật và các văn bản hướng
dẫn dưới luật, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và các văn
bản của ngành.
Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Các biện pháp phải lưu ý tính kế thừa, tơn trọng q
khứ, lịch sử, chỉ thay đổi những gì bất cập, đồng thời các
biện pháp cũng phải phát huy tiềm năng của xã hội, trước
hết là phải phát huy được ý thức tự giác, năng lực chuyên
môn của đội ngũ GV để nâng cao chất lượng giáo dục, đảm
bảo sự phát triển bền vững của đội ngũ GV.


Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ các biện pháp
Các biện pháp phát triển NNL GV ở các trường THCS
huyện Thanh Oai phải đảm bảo đồng bộ các biện pháp, nó
có mối quan hệ hữu cơ theo hướng thúc đẩy lẫn nhau, làm
tiền đề, điều kiện cho nhau trong quá trình thực hiện. Điều
này cần được quán triệt để khi áp dụng các biện pháp, phải
cân nhắc tính tốn để các biện pháp có thể hỗ trợ lẫn nhau,
tạo ra sức mạnh tổng hợp và kết quả đạt được là tốt nhất.
Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp mà đề tài đề xuất là những biện pháp phù


họp điều kiện về NL của các nhà trường nằm trong khả năng
có thể thực hiện được của các trường THCS ở huyện Thanh
Oai, đồng thời phù họp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
của địa phương, khơng thể đó chỉ là lí thuyết sng khơng áp
dụng được.
Các biện pháp đã đề xuất khi đưa vào áp dụng phải
làm cho công tác phát triển NNL GV ở các trường THCS
đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng trong việc đáp ứng
chương trình giáo dục phổ thơng mới.


Các biện pháp phát triển nguồn nhân lực GV tại
các trường THCS ở huyện Thanh Oai, Thành phố Hà
Nội đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng mới
Căn cứ vào việc phân tích đánh giá thực trạng cơng tác
phát triển NNL GV tại các trường THCS ở huyện Thanh
Oai, thành phố Hà Nội trong những năm gần đây, nhằm
khắc phục các hạn chế và tồn tại của công tác phát triển
NNL GV tại các trường THCS, để có một NNL GV đủ về
số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng nhằm
đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi đề
xuất một số biện pháp như sau:
Đổi mới công tác xây dựng, quy hoạch, phát triển
nguồn nhân lực GV tại các trường THCS ở huyện Thanh
Oai, Thành phố Hà Nội đáp ứng chương trình giáo dục
phổ thông mới.
Cơ sở đề xuất giải pháp
Căn cứ vào dự báo về sự phát triển mạng lưới trường
lớp bậc học THCS và nhu cầu NNL GV tại các trường
THCS ở huyện Thanh Oai giai đoạn 2015 – 2020.

Căn cứ vào định hướng phát triển giáo dục của huyện
Thanh Oai, phát triển đội ngũ GV đủ về số lượng, đồng bộ


về cơ cấu, có đủ phẩm chất và năng lực chun mơn nghiệp
vụ đáp ứng u cầu của chương trình giáo dục phổ thông
mới và tăng qui mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào
tạo.
Mục tiêu
Xây dựng được chiến lược phát triển NNL GV tại các
trường THCS ở huyện Thanh Oai giai đoạn 2020 - 2025,
tầm nhìn 2030 mang tính cần thiết và khả thi làm cơ sở đề
xuất, tham mưu cho các cấp lãnh đạo, quản lý đưa hoạt
động phát triển NNL GV tại các trường THCS vào quy củ,
chủ động, có tầm nhìn, vừa đáp ứng chương trình giáo dục
phổ thơng mới vừa đáp ứng u cầu phát triển kinh tế - xã
hội của huyện Thanh Oai trong hiện tại và tương lai.
Nội dung
- Xác định được tầm quan trọng của việc kế hoạch hóa
cơng tác phát triển NNL GV tại các trường THCS ở huyện
Thanh Oai – thành phố Hà Nội, đồng thời bồi dưỡng và huấn
luyện năng lực lập kế hoạch phát triển NNL GV tại các
trường THCS ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho cán bộ quản
lý giáo dục các cấp và cán bộ các ban ngành có liên quan đến
giáo dục.


- Đề xuất định hướng phát triển NNL GV ở các trường
THCS làm cơ sở lập kế hoạch hằng năm và kế hoạch 05
năm. Cụ thể:

+ Định hướng bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ GV theo
Chuẩn nghề nghiệp GV THCS; tạo nguồn GV đáp ứng yêu
cầu chương trình giáo dục phổ thông mới và yêu cầu phát
triển giáo dục THCS đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
2030.
+ Đổi mới cơng tác tuyển dụng, luân chuyển đội ngũ
GV tại các trường THCS ở huyện Thanh Oai – thành phố
Hà Nội đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng mới và
u cầu phát triển giáo dục THCS trong tình hình phát triển
kinh tế - xã hội; đào tạo, tạo nguồn GV chất lượng cao theo
các tiêu chí cụ thể về giới tính, độ tuổi, trình độ chun
mơn, sức khỏe, năng lực sư phạm, trình độ ngoại ngữ, tin
học, kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể…
+ Nâng cao cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ công
tác dạy học của GV tại các trường THCS ở huyện Thanh
Oai – thành phố Hà Nội; nâng cao đời sống và chế độ ưu
đãi đối với GV ở các trường THCS ngoài việc thực hiện đầy
đủ các chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước;


- Đổi mới công tác tuyển dụng, luân chuyển đội ngũ GV
tại các trường THCS ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội cần
chú trọng:
+ Về cơ cấu chuyên môn, độ tuổi, giới tính, thâm niên
cơng tác, nguyện vọng chuyển đổi…
+ Xây dựng phương thức tuyển dụng có sự tham gia
đồng bộ của cơ sở giáo dục đó là các trường THCS, trường
sư phạm và các cấp quản lí; có tiêu chí và lộ trình ln
chuyển GV phù hợp để giảm mức chênh lệch về chất lượng
dạy học giữa các trường ở các khu vực dân cư khác nhau

đồng thời tạo tính cơng bằng cho các GV khi tham gia dạy
học tại các trường trong huyện.
- Xây dựng nền nếp làm việc khoa học, có kế hoạch,
có mục tiêu, chương trình hành động cụ thể cho các cán bộ
quản lý giáo dục trong công tác phát triển NNL GV ở các
trường THCS.
Cách tiến hành
- Lãnh đạo phịng GD&ĐT tích cực tham mưu, đề xuất
với lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Thường trực Huyện ủy trong
việc phát triển NNL giảo viên tại các trường THCS ở huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội; cần thành lập ban chỉ đạo,


xây dựng kế hoạch phát triển NNL GV ở các trường THCS.
Thành phần trong ban chỉ đạo cần có lãnh đạo - chuyên viên
phòng GD&ĐT, phòng nội vụ, phòng Tài chính - Kế hoạch,
phịng bảo hiểm xã hội, hội khuyến học huyện, đại diện
UBND xã – thị trấn, đặc biệt là cần có sự tham gia của Hiệu
trưởng các trường THCS.
Ban chỉ đạo có trách nhiệm:
+ Rà sốt NNL GV ở các trường THCS về trình độ - cơ
cấu chuyên mơn, độ tuổi, giới tính, thời gian – vai trị, vị trí
cơng tác tại từng trường… để làm cơ sở xây dựng kế hoạch
phát triển NNL GV theo các định hướng trên.
+ Soạn thảo các quy định tuyển dụng, tiêu chuẩn, lộ
trình ln chuyển với các tiêu chí đảm bảo tuyển dụng được
GV theo yêu cầu về giới tính, độ tuổi, trình độ chun mơn,
sức khỏe, năng lực sư phạm, trình độ ngoại ngữ, tin học, kĩ
năng tổ chức hoạt động tập thể, trình cấp thẩm quyền phê
duyệt.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền để nhằm nâng cao
nhận thức của những người làm công tác quản lý giáo dục
về vai trị cơng tác xây dựng kế hoạch phát triển NNL GV
tại các trường THCS ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.


+ Phối hợp với trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà
Nội, trường Đại học giáo dục Hà Nội tổ chức các lớp tập
huấn về công tác lập kế hoạch cho lãnh đạo, chuyên viên
Phòng GD&ĐT, đội ngũ cán bộ quản lý của các trường
THCS ở huyện Thanh Oai và các cán bộ của các ban ngành
trong huyện có liên quan với giáo dục tham gia.
+ Hằng năm, có sự rà sốt, kiểm tra, đánh giá cơng tác
lập kế hoạch phát triển NNL GV tại các trường THCS ở
huyện Thnah Oai, thành phố Hà Nội từ cấp trường đến cấp
huyện.
- Phịng GD&ĐT huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
cần có sự tham mưu với các cấp lãnh đạo phối hợp với các
trường Sư phạm để đào tạo đội ngũ GV các trường THCS
đáp ứng chương trính giáo dục phổ thơng mới và yêu cầu
phát triển giáo dục THCS đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
2030. Hình thức đào tạo: tập trung chính quy, tại chức và
vừa học vừa làm; đào tạo chuyên sâu, đào tạo văn bằng 2
nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng mới .
Điều kiện thực hiện
- Công tác chỉ đạo lập kế hoạch phát triển NNL GV tại
các trường THCS ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội phải


có sự phối hợp nhất quán giữa ngành giáo dục và các cấp

chính quyền, các cơ quan, ban ngành có liên quan. Sự nhất
quán này được thể hiện bằng các văn bản có tính pháp lý của
Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai và Sở GD&ĐT
Thành phố Hà Nội.
- Phịng GD&ĐT huyện Thanh Oai cần phân cơng 01
chun viên chuyên trách công tác xây dựng kế hoạch phát
triển NNL GV ở các trường THCS.
- Thực hiện công tác tuyên truyền, bồi dưỡng kĩ năng
lập kế hoạch cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp và các
bộ phận có liên quan trên địa bàn huyện.
Đổi mới cơng tác tuyển chọn, sử dụng hợp lý nguồn
nhân lực GV tại các trường THCS ở huyện Thanh Oai Thành phố Hà Nội đáp ứng chương trình giáo dục phổ
thơng mới.
Cơ sở đề xuất giải pháp
Căn cứ vào quy mô phát triển mạng lưới trường lớp
của các trường THCS ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà
Nội;


Căn cứ vào mục tiêu, kết quả giáo dục của các trường
THCS trong toàn huyện;
Căn cứ vào kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV
các trường THCS ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội;
Căn cứ vào nội dung, chương trình giáo dục phổ thơng
mới và nhu cầu sử dụng GV tại các trường THCS huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội;
Mục tiêu.
- Phát triển NNL GV tại các trường THCS ở huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội cần thực hiện sử dụng, đánh
giá, bố trí, sắp xếp NNL một cách hợp lý, phát huy tính năng

động, sáng tạo, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
Đây là giải pháp quan trọng, được thực hiện thường xuyên
hằng năm, do cơ quan chủ quản, quản lý trực tiếp các nhà
trường và Hiệu trưởng các nhà trường thực hiện. Chủ tịch
UBND huyện ra quyết định tuyển dụng, điều động, luân
chuyển GV các trường THCS. Hiệu trưởng các trường
THCS đánh giá, bố trí NL đối với GV thuộc đơn vị mình phụ
trách.
- Việc tuyển chọn nhằm phát triển NNL GV tại các
trường THCS ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đủ về


số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu nhằm đáp
ứng chương trình giáo dục phổ thơng mới.
- Sử dụng NNL GV tại các trường THCS ở huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội một cách hợp lý nhằm đảm
bảo sự ổn định về mọi NL (cân đối về tài chính, ổn định về
tư tưởng cơng tác nhằm động viên, thúc đẩy sự cống hiến
trong nhà trường...)
Nội dung:
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng có tính chiến lược
cho các trường THCS trong huyện, đảm bảo đủ số lượng
GV cần thiết và ổn định cho mỗi bộ môn ở các trường
THCS. Hằng năm hoặc định kỳ cần có sự rà sốt, bổ sung
để tránh tình trạng thiếu hụt GV ở các trường THCS mang
tính cục bộ do nghỉ chế độ hoặc thuyên chuyển công tác. Kế
hoạch tuyển dụng GV tại các trường THCS ở huyện Thanh
Oai, thành phố Hà Nội cần có sự bám sát sự biến động dân
số trong độ tuổi, sự biến động NNL GV vì lý do luân
chuyển, đặc biệt là sự phát triển mạng lưới trường lớp của

một số trường có địa bàn giáp ranh với quận Hà Đông, giáp
ranh với khu đô thị mới Thanh Hà và các xã có dự án xây


dựng các khu chung cư như xã Cao Viên, Cự Khê, Bích
Hịa, Mỹ Hưng và Thị trấn Kim Bài.
- Việc tuyển dụng GV tại các trường THCS ở huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội có thể lựa chọn theo một
trong các hình thức như: thi tuyển – xét tuyển hoặc kết hợp
thi và xét tuyển song cần phù hợp với tình hình thực tại, có
sự cơng khai, dân chủ và tuân thủ đúng theo luật.
- Khi tuyển dụng GV tại các trường THCS ở huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội cần chú trọng chính sách, có
sự đãi ngộ nhằm thu hút những GV hợp đồng có nhiều
thành tích trong cơng tác tại các trường THCS, những sinh
viên tốt nghiệp các trường sư phạm xếp loại tốt nghiệp giỏi.
Bổ nhiệm, đề bạt khen thưởng hoặc kỷ luật:
Những GV có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong
sáng lành mạnh, có thành tích xuất sắc trong cơng tác giảng
dạy cần được khen thưởng kịp thời hoặc được xem xét đề bạt,
bổ nhiệm vào những vị trí lãnh đạo, quản lý phù hợp.
- Những GV có sự suy thối về tư cách đạo đức, phẩm
chất, sa đoạ về lối sống, thiếu ý thức học hỏi, trau dồi, vươn
lên trong cơng tác thì căn cứ vào luật công chức, viên chức
và nội quy, quy chế của ngành, của cơ quan có thể điều


động làm việc khác hoặc buộc thôi việc. Không bố trí GV
trực tiếp đứng lớp hoặc khơng bố trí GV làm GV chủ nhiệm
nếu trong 2 năm liên tục không hoàn thành nhiệm vụ hoặc

vi phạm các qui định của ngành như quy định về dạy thêm
học thêm, quy định đạo đức nhà giáo, vi phạm quy chế
chuyên môn, vi phạm kỷ luật...
Cách tiến hành:
- Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai phối hợp với
phòng Nội vụ căn cứ đề xuất của các trường THCS và nhu
cầu thực tế của huyện, xây dựng kế hoạch tuyển dụng hằng
năm để tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện trình Thành
phố phê duyệt.
- Sau khi được Thành phố phê duyệt, Hội đồng tuyển
dụng tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định.
- Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai phối hợp với
phòng Nội vụ tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện có cơ
chế ưu tiên tiếp nhận GV dạy giỏi ở các trường THCS,
THPT của các quận - huyện hoặc tỉnh – thành khác về công
tác tại huyện. Song cần lưu ý trước khi tiếp nhận nên giao


cho các nhà trường THCS tổ chức cho dạy thử để đánh giá
chính xác trình độ, tay nghề với mặt bằng chung của huyện.
- Trong công tác quy hoạch nguồn cũng như công tác
bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục tại các trường THCS ở
huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội cần có tiêu chí ưu tiên
đến đối tượng GV có trình độ chun mơn vững vàng, có
thành tích xuất sắc trong cơng tác giảng dạy, có khả năng
giao tiếp bằng ngoại ngữ và trình độ tin học vững vàng.
- Phòng GD&ĐT tham mưu với Ủy ban nhân dân
huyện Thanh Oai trong việc khen thưởng kịp thời những
GV có thành tích xuất sắc trong cơng tác dưới nhiều hình
thức: khen thưởng theo kết quả thực hiện các phong trào thi

đua, khen thưởng do có thành tích xuất sắc trong việc hoàn
thành nhiệm vụ được giao, khen thưởng đột xuât…
Điều kiện thực hiện.
- Phòng GD&ĐT và phòng Nội vụ huyện Thanh Oai
cần chủ động trong việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân
huyện trong công tác tuyển chọn GV ở các trường THCS.


- Các cấp quản lý cần có sự nhận thức đúng đắn về vai
trò, tầm quan trọng của việc tuyển chọn và sử dụng NNL GV
ở các trường THCS trong huyện.
- Trong công tác tuyển chọn và sử dụng NNL GV tại các
trường THCS ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội cần có
khảo sát và đánh giá thực trạng sử dụng GV của từng trường
THCS trong toàn huyện từ đó có sự tính tốn, định lượng
chính xác về số lượng, chỉ tiêu tuyển dụng. Trong công tác
tuyển dụng GV cần chú trọng vai trị tham mưu từ phía các
trường THCS trong huyện.
- Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế, chính sách tuyển
dụng, sử dụng, đãi ngộ, thu hút nhân tài và sử dụng ngân
sách cho việc nâng cao chất lượng NNL GV là giải pháp
quan trọng nhằm phát triển NNL GV các trường THCS ở
huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội. Giải pháp này do các
cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực GD&ĐT tham mưu,
đề xuất để thông qua HĐND huyện Thanh Oai ra nghị quyết
chỉ đạo và UBND huyện ra quyết định thực hiện. Trong quá
trình tuyển dụng viên chức GV vào làm việc tại các cơ sở
giáo dục công lập trên địa bàn huyện Thanh Oai nên áp
dụng hình thức xét tuyển đặc cách đối với người tốt nghiệp
đại học, cao đẳng đạt thủ khoa, có thành tích xuất sắc được

UBND Thành phố Hà Nội tặng Bằng khen, có chuyên


ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng,
kể cả người có hộ khẩu ngoại tỉnh. Từ cơ chế đặc cách xét
tuyển đó sẽ thể hiện được sự ưu đãi trong tuyển dụng, sử
dụng công chức, viên chức của huyện Thanh Oai, từ đó thu
hút được NNL GV THCS chất lượng cao. Cần chủ động tìm
tịi, phát hiện và đề xuất chế độ đãi ngộ để thu hút GV có
trình độ chun mơn giỏi ở các quận – huyện khác đối với
các bộ môn mà GV các trường THCS ở huyện Thanh Oai
chưa đủ điều kiện đáp ứng chứ không chỉ dừng ở việc đợi
các GV của quận – huyện khác có nhu cầu chuyển đến thì
đồng ý tiếp nhận.
Đổi mới cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh
giá nguồn nhân lực GV các trường THCS huyện Thanh
Oai - Thành phố Hà Nội đáp ứng chương trình giáo dục
phổ thơng mới
Cơ sở đề xuất
Căn cứ vào kết quả phát triển đội ngũ GV các trường
THCS trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội;
Căn cứ vào kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV
ở các trường THCS của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai
hằng năm;


Căn cứ vào kết quả thanh tra, kiểm tra các trường
THCS của Phòng GD&ĐT Thanh Oai và kết quả thực
hiện nhiệm vụ năm học của các trường THCS ở huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội;

Căn cứ vào mục tiêu, chiến lược phát triển giáo dục
của huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội;
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục phổ thơng
mới;
Mục tiêu
- Phịng GD&ĐT Thanh Oai cần có kế hoạch và đa dạng hóa nội
dung, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV các trường
THCS trong tồn huyện đáp ứng u cầu chun mơn theo Chuẩn nghề
nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông, yêu cầu của nội dung chương trình
giáo dục phổ thơng mới và yêu cầu đào tạo NNL chất lượng cao của
huyện Thanh Oai trong giai đoạn 2020 - 2025.
- Phòng GD&ĐT Thanh Oai cần sát sao trong công tác tổ chức,
chỉ đạo một cách có hiệu quả việc bồi dưỡng GV các trường THCS với
nhiều hình thức đa dạng, có kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và
phương hướng, giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế.
Nội dung
- Phòng GD&ĐT Thanh Oai quản lý việc biên soạn tài liệu để
hướng dẫn GV các trường THCS trong các đợt tập huấn, các hội thảo
chuyên đề và định hướng cho công tác tự bồi dưỡng trên cơ sở chuẩn
nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thơng và đáp ứng chương trình giáo
dục phổ thông mới. Các căn cứ để biên soạn tài liệu bao gồm: Các hướng


dẫn chuyên môn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội; mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Oai; kết quả khảo sát nhu cầu, nội
dung nâng cao trình độ chun mơn của GV các trường THCS trên địa
bàn huyện Thanh Oai nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông
mới. Trong tài liệu bồi dưỡng chuyên mơn cần đa dạng hóa nội dung
như:
Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nhà giáo: GV các trường THCS

phải có thái độ đúng mực của người GV đối với công việc và cách ứng
xử trước những tình huống, trong quan hệ với cấp trên, với đồng nghiệp,
với HS và với cha mẹ học sinh… thói quen làm việc có kỷ cương, nền
nếp, lương tâm, trách nhiệm. GV các trường THCS cần nghiêm túc thực
hiện các quy định trong bộ quy tắc ứng xử trong trường học và có kiến
thức, có sự am hiểu về tâm sinh lí lứa tuổi HS THCS nói chung và tâm
sinh lý HS THCS của huyện Thanh Oai nói riêng.
Bồi dưỡng năng lực sư phạm: Bồi dưỡng cho GV các trường
THCS kỹ năng ứng xử các tình huống trong giảng dạy, trong giao tiếp
với đồng nghiệp, giao tiếp với học sinh và giao tiếp với cha mẹ học sinh
trong các hoạt động giáo dục. Đối với GV làm công tác chủ nhiệm ở các
trường THCS cần bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động tập thể, tổ
chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo,
năng lực thuyết phục, cảm hóa HS, bồi dưỡng phương pháp rèn kĩ năng
sống cho HS và có năng lực tư vấn học đường cho học sinh.
Bồi dưỡng năng lực chuyên môn: Cung cấp những tư liệu, tài liệu,
thiết bị, phương tiện cần thiết liên quan đến nội dung kiến thức và
phương pháp giảng dạy bộ môn; định hướng sáng tạo của GV các trường
THCS trong giảng dạy, đặc biệt là hiện đại hóa phương pháp giảng dạy;
bồi dưỡng khả năng nắm bắt mục đích yêu cầu từng bài, kiểu bài;
phương pháp đánh giá, xếp loại kết quả học tập của HS… Cung cấp cho


GV những điều chỉnh hoặc đổi mới trong nội dung hoặc phương pháp
giáo dục và dạy học của từng mặt giáo dục, của từng mơn học trong
chương trình để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng mới và xu thế
hội nhập quốc tế (Ví dụ: Thực hiện tích hợp, lồng ghép giáo dục sức
khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục môi trường, giáo dục kĩ năng sống,
giáo dục an ninh quốc phòng, giáo dục pháp luật…). Hoặc đổi mới
phương pháp giảng dạy và giáo dục theo hướng phát huy phẩm chất,

năng lực của HS; bồi dưỡng cho GV các trường THCS năng lực thiết kế
giáo án môn học, năng lực kiểm tra – đánh giá HS THCS nhằm đáp ứng
chương trình giáo dục phổ thơng mới.
Bồi dưỡng kiến thức khoa học bổ trợ bao gồm: Tin học ứng dụng
và ngoại ngữ giao tiếp thông dụng; kiến thức về pháp luật, về cơng nghệ,
giải trí, văn hóa, thể thao; kiến thức về kĩ năng sống; kiến thức về tổ
chức hoạt động tập thể nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện.
- Quản lý xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn theo giai
đoạn, theo địa bàn, theo đối tượng dạy học, theo nhu cầu, thay thế dần
cho hình thức bồi dưỡng chung cả huyện khơng phân hóa được đối
tượng dạy học và nhu cầu cụ thể để phù hợp với đặc trưng của từng
trường, từng địa bàn.
- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng: Bồi dưỡng tại
trường; Bồi dưỡng ngắn hạn; Học các lớp đào tạo bồi dưỡng từ xa; Học
các lớp tập trung; Học theo cụm trường; Bồi dưỡng qua tự học, tự rèn;
Bồi dưỡng theo modum cấp chứng chỉ…
Cách tiến hành
- Phòng GD&ĐT Thanh Oai thành lập ban chỉ đạo công tác bồi
dưỡng GV các trường THCS của huyện Thanh Oai giai đoạn 2020 2025 có sự tham gia của chun viên phịng GD&ĐT, Hiệu trưởng các
trường THCS, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn các trường


THCS, đội ngũ GV cốt cán tại các trường THCS và các chuyên gia về
kinh tế - xã hội ở địa phương, các chuyên gia của trường Sư phạm đào
tạo GV các trường THCS để thực hiện các nhiệm vụ:
+ Lập kế hoạch bồi dưỡng chu kì 5 năm.
+ Biên soạn tài liệu bồi dưỡng GV.
+ Triển khai các hoạt động bồi dưỡng tập trung toàn huyện, bồi
dưỡng theo cụm trường dựa trên địa bàn dân cư hoặc dựa trên mặt bằng
chung đánh giá chất lượng GV thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ

năm học hằng năm.
+ Định hướng và giám sát công tác tự bồi dưỡng.
+ Nghiên cứu đổi mới hình thức bồi dưỡng và triển khai tới các
trường trong huyện.
- Phòng GD&ĐT Thanh Oai thực hiện triển khai đồng bộ các hình
thức bồi dưỡng:
+ Bồi dưỡng tại trường: Do Hiệu trưởng các trường THCS chỉ
đạo trực tiếp các hoạt động bồi dưỡng phù hợp với điều kiện và hồn
cảnh của đa số GV. Tổ trưởng chun mơn, GV dạy giỏi các cấp là đội
ngũ GV cốt cán trong công tác bồi dưỡng. Họ vừa là người gương mẫu
đi đầu trong việc bồi dưỡng, vừa có trách nhiệm giúp đỡ những thành
viên trong tổ vừa có sức lan tỏa. Cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt
tổ - nhóm chun mơn cũng là một hình thức nâng cao chất lượng tự bồi
dưỡng cho GV. Cụ thể:
Tổ chức các đợt thao giảng (như thao giảng chào mừng nhân các
ngày lễ lớn, hội thi GV dạy giỏi các cấp), tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ sư
phạm để khích lệ GV các trường THCS có tình u nghề nghiệp và lòng
say sưa, tận tụy, tâm huyết với nghề nhằm bồi dưỡng tay nghề cho GV các
trường THCS.


Tổ chức học tập, hội thảo theo chuyên đề: Có thể mời chuyên gia,
chuyên viên phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT để cung cấp những kiến thức
cập nhật và giải quyết những khó khăn, thắc mắc của GV các trường
THCS khi dạy những bài khó, chương khó, hoặc nhà trường tự tổ chức,
giao cho tổ trưởng chuyên môn, đội ngũ GV cốt cán chuẩn bị nội dung
theo chủ đề, chuyên đề. Sau khi tổ chức thực hiện chủ đề, chuyên đề cần
nghiêm túc rút kinh nghiệm và triển khai áp dụng vào các giờ dạy.
Đầu tư xây dựng kho học liệu, ngân hàng đề thi và tổ chức sinh
hoạt tổ - nhóm chun mơn trên trang trường học kết nối, sinh hoạt

nhóm chuyên môn liên trường nhằm nâng cao chất lượng của công tác
bồi dưỡng.
Các trường THCS cần quan tâm đầu tư để có đủ sách giáo khoa,
sách hướng dẫn, sách tham khảo, các loại báo và tạp chí đặc biệt là báo
và tập san chuyên ngành. Xây dựng phòng đọc đáp ứng nhu cầu GV và
HS. Nhân viên thư viện phải được đào tạo, biết tổ chức giới thiệu sách
mới, thảo luận những vấn đề thiết thực phục vụ giảng dạy và giáo dục,
khuyến khích GV các trường THCS mượn đọc, học tập.
Dành nhiều thời gian cho sinh hoạt chuyên môn và ưu tiên cho
việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Tổ chức cho GV các trường THCS
nghiên cứu và ứng dụng khoa học. Cần tổ chức nghiêm túc khâu chấm
sáng kiến kinh nghiệm, có sự đánh giá khách quan. Cần chú trọng tính
khoa học, sáng tạo, tính ứng dụng, phổ biến và tính khả thi của các sáng
kiến kinh nghiệm. Sau đó cần triển khai hội nghị phổ biến các sáng kiến
kinh nghiệm có chất lượng cho GV các trường THCS trong toàn huyện.
Động viên GV các trường THCS trong huyện tham gia các lớp học
Ngoại ngữ và Tin học bằng cách vận động, khuyến khích GV góp kinh
phí và nhà trường hỗ trợ một phần kinh phí phải đóng góp, tạo điều kiện
thời gian cho GV tham gia các lớp học. Trong công tác thi đua cũng như


giới thiệu quy hoạch nguồn cán bộ quản lý cấp THCS nên đưa vào tiêu
chí có trình độ Tin học và Ngoại ngữ.
+ Bồi dưỡng tập trung ngắn hạn: Do Sở hoặc Bộ tổ chức theo
chuyên đề.
+ Học các lớp tập trung dài hạn: Vận động và cử GV các trường
THCS tham gia dự thi các lớp đào tạo Đại học, sau Đại học, nhất là
những GV trẻ, GV có năng lực, có thành tích cao trong cơng tác.
+ Bồi dưỡng theo cụm trường: Tổ chức tập huấn theo cụm trường
có cùng đối tượng HS.

+ Bồi dưỡng theo modun cấp chứng chỉ: Thử nghiệm xây dựng
chương trình bồi dưỡng các mơn học theo modun để khuyến khích và tạo
điều kiện cho GV các trường THCS tham gia bồi dưỡng ở mọi thời điểm
khi có điều kiện.
+ Kết hợp với các trường Sư phạm đào tạo GV: Phòng GD&ĐT
Thanh Oai cần có sự phối hợp với các trường Sư phạm đưa các nội dung
bồi dưỡng theo yêu cầu thực tế vào quá trình đào tạo tại các lớp học liên
kết để đào tạo GV phù hợp với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ
thơng mới.
Phịng GD&ĐT cần đi trước – đón đầu, chủ động phối hợp với các
trường sư phạm, chọn cử GV của các trường THCS tham gia các lớp học
bồi dưỡng chuyên môn để đáp ứng kịp thời việc giảng dạy các bộ môn thay
sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thơng mới. Cụ thể: chọn
GV có năng lực ở các mơn như Vật lý, Hóa học, Sinh học… học thêm văn
bằng 2 thậm chí văn bằng 3 để có thể đáp ứng việc giảng dạy môn Khoa
học tự nhiên.
Phối hợp với các trường Sư phạm trong việc thu hút tiếp nhận các
sinh viên tốt nghiệp giỏi về công tác tại các trường THCS trên địa bàn
huyện Thanh Oai.


- Phòng GD&ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng các trường THCS thực hiện
chỉ đạo điểm các hình thức bồi dưỡng chuyên mơn mới thay các hình
thức truyền thống như: Tự nghiên cứu tài liệu về nội dung bồi dưỡng,
chia nhóm GV theo cụm trường thực hành thảo luận và trình bày có phản
biện; Thi viết theo chuyên đề và tổ chức chấm chéo giữa các trường với
biểu điểm thống nhất; Giao lưu GV giữa các trường THCS; thăm quan
các cơ sở văn hóa, kinh tế tại địa phương; gặp gỡ các cán bộ văn hóa, các
nhà lãnh đạo địa phương…
- Phịng GT&ĐT tổ chức thực hiện nghiêm túc việc đánh giá kết

quả bồi dưỡng của các trường và có kế hoạch, giải pháp khắc phục
những mặt tồn tại trong việc bồi dưỡng GV các trường THCS. Bên cạnh
đó, Phịng GD&ĐT cần chú ý phát hiện những hình thức, những đơn vị
thực hiện bồi dưỡng có hiệu quả để tuyên dương, khen thường, nhân
rộng và tạo sức lan tỏa trong GV các trường THCS của tồn huyện
Điều kiện thực hiện
- Phịng GD&ĐT Thanh Oai cần có kế hoạch đổi mới nội dung bồi
dưỡng GV các trường THCS giai đoạn 2020 - 2025 trình các cấp có
thẩm quyền phê chuẩn; cần làm tốt công tác khảo sát nhu cầu bồi dưỡng
GV của các trường THCS và của các đối tượng GV trên địa bàn. Ví dụ:
nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng GV dạy các mơn thay sách giáo khoa đáp
ứng chương trình giáo dục phổ thông mới, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng
GV dạy kỹ năng sống; nhu cầu bồi dưỡng đội ngũ GV cốt cán chuyên
dạy HS trong đội tuyển HS giỏi của huyện và thực hiện chuyên đề khi
Phòng GD&ĐT phân cơng…
- Phịng Tài chính – Kế hoạch của huyện cần có sự tham mưu tích cực
cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai trong việc bố trí ngân sách
để phục vụ cho đổi mới công tác bồi dưỡng GV ở các trường THCS.


Thực hiện chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực GV ở
trường THCS huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội đáp ứng chương
trình giáo dục phổ thơng mới
Cơ sở đề xuất:
- Căn cứ vào các Nghị định, các quy định của Đảng, Nhà nước,
nghành GD&ĐT về chế độ, chính sách đối với GV các trường THCS;
- Căn cứ vào nguồn ngân sách được giao hằng năm cho các
trường THCS ở huyện Thanh Oai;
- Căn cứ vào tình hình thực tiễn và kết quả thực hiện nhiệm vụ
được giao của các trường THCS ở huyện Thanh Oai;

Mục tiêu
Xây dựng được cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho
phát triển NNL GV tại các trường THCS ở huyện Thanh Oai giai đoạn 2020 2025.
Triển khai thực hiện “Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày
24/12/2010 của Chính phủ” và “Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLTBGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 của liên Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ về
quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục”. Thực hiện tốt các
quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước về chế độ, chính sách đối với
GD&ĐT. Trong dự tốn ngân sách hằng năm cần ưu tiên tăng định mức
chi ngân sách cho công tác đào tạo bồi dưỡng thường xuyên. Dành kinh
phí hợp lý từ ngân sách và sử dụng các nguồn khác để đào tạo, bồi
dưỡng nâng chuẩn. Khuyến khích xã hội hóa trong cơng tác phát triển
đội ngũ. Khuyến khích các trường THCS đầu tư hồn thiện cơ sở vật
chất, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, nâng cao
trình độ đội ngũ GV để cải thiện chất lượng đào tạo. Xây dựng cơ chế,
chính sách cụ thể để thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao về làm
việc. Chính sách thu hút khơng chỉ có ưu đãi bằng vật chất mà cần phải


bao gồm cả về điều kiện làm việc, cơ hội phát triển, thăng tiến trong
nghề nghiệp, hình thức tơn vinh... Điều chỉnh, bổ sung một số nội dung
về chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng
NNLchất lượng cao như nâng mức khen thưởng cho GV bồi dưỡng học
sinh giỏi, GV đạt thành tích cao trong Hội thi GV dạy giỏi, hỗ trợ kinh
phí đào tạo nâng chuẩn cho GV và các chính sách hỗ trợ cho GV ở
xa. Phối hợp với tổ chức cơng đồn chăm lo đời sống vật chất tinh thần
cho cán bộ, công nhân viên chức và người lao động; chú trọng cơng tác
xây dựng tập thể GV đồn kết, sáng tạo. Có cơ chế đãi ngộ ưu tiên nhằm
thu hút cán bộ quản lý và GV giỏi đến công tác tại các trường chất lượng
cao.
Nội dung

- Đảm bảo nguồn ngân sách cho việc phát triển NNL GV ở các
trường THCS theo định mức biên chế. Căn cứ định biên GV theo “Thông
tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV và Thông tư số 28/2009/TTBGDĐT”, đến năm 2018, ở các trường THCS của huyện Thanh Oai số
GV trong biên chế, số GV hợp đồng do huyện trả lương và GV hợp đồng
trường được trả lương bằng nguồn kinh phí ngồi ngân sách do các nhà
trường tự cân đối là 564 người.
- Đảm bảo chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước đối với
GV ở các trường THCS theo Luật Lao động về: Hợp đồng lao động, tiền
lương, Bảo hiểm xã hội…
- Xây dựng cơ chế đãi ngộ cho đội ngũ GV ở các trường THCS,
trước hết là các GV có thành tích xuất sắc cho giáo dục bậc THCS của
huyện Thanh Oai trong nhiều năm như: Chính sách ưu đãi về hỗ trợ kinh
phí học tập nâng cao trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị;
Chính sách hỗ trợ kinh phí khám sức khỏe cho GV hằng năm đặc biệt là


×