Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

SKKN Một số biện pháp phát triển hứng thú học tập môn Nghề Điện dân dụng phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.97 KB, 27 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LÊ XOAY
-----o0o-----

BÁO CÁO
KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO
HỌC SINH THÔNG QUA MÔN NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG

Tác giả sáng kiến: Phan Duy Kiên
Mã sáng kiến: 21.67.

Năm học 2016 - 2017

Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 1


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THPT

: Trung học phổ thông

GV



: Giáo viên

NPT

: Nghề phổ thông

ĐDD

: Điện dân dụng

HS

: Học sinh

PPDH

: Phương pháp dạy học

HTHT

: Hứng thú học tập

Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 2


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. LỜI GIỚI THIỆU
Hiện nay việc thực hiện mục tiêu chưa thực sự hiệu quả trong dạy nghề điện
dân dụng ở trường THPT. Do nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan và khách
quan như: giáo viên vẫn giảng dạy theo phương pháp mang tính chất thông báo, tái
hiện nặng về lí thuyết mà chưa có liên hệ với thực tiễn, ít tạo điều kiện cho học sinh
chủ động tiếp thu kiến thức, hình thành và rèn luyện kỹ năng. Đồ dùng dạy học, trang
thiết bị giảng dạy còn thiếu thốn rất nhiều.Việc dạy và học nghề hiện nay mới chỉ đảm
bảo đa số học sinh nắm được kiến thức lý thuyết ở mức độ nhớ, còn việc hình thành
kỹ năng cũng như việc vận dụng vào thực tiễn giải quyết một số tình huống thông
thường hàng ngày còn nhiều hạn chế. Với những nguyên nhân như trên thì cũng có
một số đề tài đã nghiên cứu để nâng cao hiệu quả của việc dạy và học nghề điện dân
dụng ở trường phổ thông.
Dưới đây là một số đề tài đã nghiên cứu về nghề điện dân dụng phổ thông.
1. Tên sáng kiến: Kinh nghiệm dạy thực hành điện dân dụng nghề 11, nguồn:

2. Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm giảng dạy bài thực hành nghề điện dân
dung lớp 11 môn hoạt động giáo dục nghề phổ thông, nguồn: />3. Tên sáng kiến: Lựa chọn phương pháp dạy học nghề điện dân dụng theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh, nguồn: />4. Tên sáng kiến: Quy trình phát triển kỹ năng cơ bản của nghề điện dân dụng
cho học sinh THPT, nguồn SKKN 2015 của Phan Duy Kiên – Trường THPT Lê Xoay
Với tinh thần đổi mới, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học,
hình thành năng lực kỹ năng cho người học đòi hỏi giáo viên dạy nghề điện dân dụng
phải không ngừng phải trau dồi kiến thức, tìm ra những phương pháp phù hợp nhằm
đạt được mục tiêu và nhiệm vụ được giao.Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ
bé của mình vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học môn học nghề điện dân
dụng tác giả đã chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển hứng thú học tập cho học
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 3


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên


sinh trong môn Nghề điện dân dụng” nhằm đóng góp giải pháp cho việc dạy và học
nghề Điện dân dụng ở trường phổ thông ngày càng hiệu quả hơn.
2. TÊN SÁNG KIẾN:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC
SINH TRONG MÔN NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:
- Họ và tên: Phan Duy Kiên
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Lê Xoay
- Số điện thoại: 0979778789
- Email:
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN.
Giáo viên : Phan Duy Kiên
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
Dạy và học nghề Điện dân dụng ở các trường THPT
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ:
- Tháng 11/2016
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN:
Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ HỌC TẬP
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn.
1.1 Cơ sở lý luận.
Nghề điện dân dụng là một khái niệm dùng để chỉ môn học thuộc lĩnh vực nghề
phổ thông, có nhiệm vụ dạy cho học sinh các kiến thức, kỹ năng chung và cơ bản của
nghề điện dân dụng theo nguyên tắc giáo dục kỹ thuật tổng hợp; góp phần giáo dục
học sinh phát triển toàn diện, giúp các em có cơ sở lựa chọn nghề nghiệp để học tiếp
hoặc tham gia lao động sản xuất có kỹ thuật tại địa phương sau khi tốt nghiệp phổ
thông.
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 4



Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

1.2 Cơ sở thực tiễn
Việc dạy học Nghề điện dân dụng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Ở
một số trường phổ thông, việc dạy học Nghề điện dân dụng còn mang tính hình thức,
chưa hiệu quả. Điều kiện cho quá trình dạy học nghề điện dân dụng còn nhiều khó
khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Kinh phí hạn hẹp, đội ngũ giáo viên thiếu đồng
bộ.
Tôi đã tiến hành điều tra khảo ở một số lớp học nghề Điện dân dụng năm học
2015 -2016 tại trường, được bảng số liêu sau:
Có hứng thú học
Lớp

Phân vân

Không hứng thú

Sĩ số
Tổng

Tỉ lệ

Tổng

Tỉ lệ

Tổng

Tỉ lệ


11A9

39

9

23,08%

15

38,46%

15

38,46%

11A10

38

8

18,42%

13

34,21%

18


47,37%

Do đó, đề tài này đề cập đến biện pháp phát triển hứng thú học tập và cách thức
xây dựng quy trình dạy học theo hướng phát triển hứng thú cho học sinh trong dạy
học Nghề điện dân dụng, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung,
dạy học Nghề điện dân dụng nói riêng.
2. Một số biện pháp phát triển hứng thú học tập cho HS trong dạy học Nghề điện
dân dụng.
2.1. Mục tiêu và nội dung chương trình môn Điện dân dụng.
a/ Mục tiêu
Sau khi học xong chương trình này, học sinh đạt được:
* Kiến thức
- Biết những kiến thức cần thiết về an toàn lao động của nghề.
- Biết được những kiến thức cơ bản, cần thiết về đo lường trong nghề Điện dân
dụng.
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 5


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

- Hiểu được những kiến thức cơ bản về công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc,
bảo dưỡng và sửa chữa đơn giản một số đồ dùng điện trong gia đình.
- Hiểu được những kiến thức cơ bản về tính toán, thiết kế mạng điện trong nhà
đơn giản.
- Biết tính toán, thiết kế máy biến áp một pha công suất nhỏ.
- Biết những kiến thức cần thiết về đặc điểm, yêu cầu, triển vọng phát triển của
nghề điện dân dụng.
* Kỹ năng.
- Sử dụng được dụng cụ lao động một cách hợp lý và đúng quy trình kỹ thuật.
- Thiết kế và chế tạo được máy biến áp một pha công suất nhỏ.

- Thiết kế lắp đặt được mạng điện trong nhà đơn giản.
- Tuân thủ những quy định an toàn lao động của nghề trong quá trình học tập.
- Tìm hiểu những thông tin cần thiết về nghề điện dân dụng.
* Thái độ.
- Học tập nghiêm túc.
- Làm việc kiên trì, khoa học, có tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn lao
động và giữ vệ sinh môi trường.
- Yêu thích, hứng thú với công việc và có ý thức chủ động lựa chọn nghề nghiệp
tương lai.
b/ Nội dung chương trình giáo dục nghề điện dân dụng
Chủ đề
1. Mở đầu

Nội dung
Giới thiệu vị trí, vai trò và triển vọng của nghề
Mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề

Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 6


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

2. An toàn lao
động trong nghề
Điện dân dụng

Nguyên nhân gây tai nạn lao động trong nghề Điện dân dụng
Những biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong nghề điện
dân dụng.
Đồng hồ đo điện: phân loại; công dụng; cấu tạo; sử dụng một

số đồng hồ đo điện thông dụng trong nghề điện dân dụng

3.Đo lường điện

Một số dụng cụ kiểm tra điện trong nghề điện dân dụng: chức
năng, cấu tạo, sử dụng
Sử dụng một số đồng hồ đo điện và dụng cụ kiểm tra điện
thông dụng
Phương pháp thiết kế máy biến áp công suất nhỏ

4.Máy biến áp
Thiết kế và quấn máy biến áp công suất nhỏ
Một số kiến thức cơ bản về động cơ điện.
Động cơ điện xoay chiều một pha.
5.Động cơ điện

Một số mạch điều khiển động cơ điện xoay chiều một pha đơn
giản.
Bảo dưỡng, sửa chữa một số hư hỏng đơn giản đồ dùng điệncơ trong gia đình.
Một số kiến thức cơ bản về chiếu sáng trong nhà.

6.Mạng điện
trong nhà

Phương pháp tính toán, thiết kế mạng điện trong nhà.
Thiết kế, lắp đặt mạng điện đơn giản cho một phòng ở.
Đặc điểm, yêu cầu của nghề.

7.Tìm hiểu nghề
điện dân dụng


Thông tin về thị trường lao động của nghề
Vấn đề đào tạo nghề.

Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 7


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

2.2 Một số biện pháp phát triển hứng thú học tập cho học sinh.
a. Lựa chon nội dung dạy học phù hợp.
Theo nguyên tắc:
- Nội dung dạy học phải có ý nghĩa đối với cuộc sống học sinh.
- Đảm bảo tính vừa sức, không quá khó cũng không quá dễ.
- Đảm bảo yêu cầu gắn lý thuyết với thực hành, không dạy lại những kiến thức
học sinh đã học ở các môn khác (Vật lý, Công nghệ,…)
- Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện có của nhà trường để HS có thể thực
hành được.
Những nội dung được lựa chọn là cần thiết, có ích cho học sinh và có điều kiện
triển khai thuận lợi, tránh lãng phí thời gian của GV và HS, đồng thời cuốn hút được
HS tham gia học động học tập và tạo hứng thú học tập cho HS.
Ví dụ: Khi dạy học về Máy biến áp: theo chương trình hiện nay, HS sẽ được học về
cấu tạo, nguyên lý hoạt động của Máy biến áp.
Tuy nhiên, cấu tạo và hoạt động của Máy biến áp một pha HS đã được học
trong môn Công nghệ 8 và môn Vật lý phổ thông, do đó nếu dạy lại toàn bộ phần lý
thuyết này sẽ gây ra sự nhàm chán cho HS. Các nội dung như tính toán, thiết kế Máy
biến áp, thực hành thiết kế Máy biến áp một pha là đối tượng khó chưa thật sự cần
thiết đối với học sinh vì các em vấn chưa có khả năng vận dụng vào cuộc sống, đồng
thời việc thực hành quấn Máy biến áp một pha khó thực hành vì điều kiện cơ sở vật
chất không cho phép (vật liệu tiêu hao như dây cuốn, lõi thép đều không đáp ứng

được) vì vậy ít tính khả thi.
Trong khi đó, nội dung về an toàn điện khi sử dụng Máy biến áp, phương pháp
sử dụng Máy biến áp và những lưu ý khi sử dụng, bảo quản Máy biến áp tuy HS đã
được học những do thời lượng còn ít nên chưa được học kỹ, phần thực hành còn hạn
chế, những nội dung này rất cần cho HS trong cuộc sống hàng ngày.
Do đó để có thể thiết kế một bài học tích hợp: Ôn tập các kiến thức về Máy
biến áp, cách sử dụng bảo quản Máy biến áp, kết hợp với thực hành minh hoạ.

Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 8


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

b. Lựa chọn phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học phù hợp.
Đảm bảo cho HS chủ động, tích cực trong quá trình dạy học, từ đó kích thích
hứng thú học tập của HS.
Cụ thể:
- Dựa vào nội dung và mục tiêu dạy học để hướng tới gây hứng thú học tập.
- Đảm bảo cho HS được chủ động, hoạt động trong điều kiện thuận lợi nhất,
trên cơ sở đó kích thích hứng thú học tập thông qua các hoạt động hấp dẫn.
- Khuyến khích sự tham gia tối đa của HS vào các hoạt động chiếm lĩnh tri
thức, kỹ năng mới.
- Phải khai thác tối đa nội dung gây hứng thú học tập, tạo điều kiện cho HS học
tập có hiệu quả.
- Tạo không khí hoạt động vui vẻ, thân thiện, môi trường giao tiếp cởi mở GVHS, HS-HS.
Mục tiêu cơ bản của việc sử dụng các PPDH tích cực là đa dạng hoá hoạt động
của HS trong quá trình học tập. Mục tiêu này chỉ đạt được khi GV sử dụng linh hoạt
các PPDH như: đàm thoại, thảo luận, giải quyết vấn đề, .. hoặc phối kết hợp các PPDH
trong một bài học.
Việc lựa chọn PPDH nào là phụ thuộc vào nội dung bài học.

Ví dụ:
Trong quá trình dạy học Nghề điện dân dụng, có những nội dung HS đã được
học ở môn Công nghệ hoặc môn Vật lý nhưng chưa được thực hành vì thiếu cơ sở vật
chất, GV nên vận dụng một cách linh hoạt để tổ chức các bài học tích hợp trong đó
ôn tập kiến thức lý thuyết kết hợp với thực thành minh hoạ bằng các phương tiện trực
quan như: hình ảnh, tranh vẽ, mô hình, video. Việc sử dụng PPDH phù hợp sẽ tạo ra
hứng thú học tập cho HS là cơ sở để nâng cao hiệu quả bài học.
Với bài học Máy biến áp ở trên, GV cần chuẩn bị một Máy biếp áp gia đình,
một vài mẫu dây điện từ, mẫu lõi thép của Máy biếp áp để triển khai bài học. Khi ôn

Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 9


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

tập các kiến thức cơ bản về Máy biếp áp, GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp
với biểu diễn trực quan.
Với nội dung bảo quản và sử dụng Máy biếp áp, GV sử dụng phương pháp thực
hành minh hoạ, giảng giải về vấn đề an toàn điện và phương pháp sử dụng Máy biếp
áp; đồng thời thao tác mẫu về cách đảm bảo an toàn điện và thao tác sử dụng Máy
biến áp, sau đó có thể gọi một vài HS lên thao tác lại để minh hoạ.
Để ôn tập và củng cố các kiến thức cơ bản đã dạy cho HS, GV có thể sử dụng
PPDH giải quyết vấn đề để khắc sâu kiến thức bằng cách đưa ra các tình huống khác
nhau để các em tập xử lý. Bài học triển khai như vậy sẽ có kết quả tốt hơn, tránh được
sự nhàm chán khi GV dạy lại các kiến thức lý thuyết đơn thuần.
Có nhiều hình thức tổ chức dạy học cho HS như:
- Thuyết trình: là phương pháp mang tính chất thông báo, tái hiện, giải thích
minh họa.
- Seminar: là một dạng hội thảo, nghiên cứu chuyên đề, có thể hiểu đơn giản là
một hình thức học tập, mà trong đó người học chủ động hoàn toàn từ khâu chuẩn bị

tài liệu, trình bày nội dung đưa dẫn chứng, trao đổi, thảo luận với các thành viên khác
và cuối cùng tự rút ra nội dung bài học hay vấn đề khoa học cũng như đề xuất các ý
kiến để mở rộng nội dung.
- Thảo luận nhóm: Phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực của học sinh: trong
thảo luân nhóm, học sinh phải tự giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích
cực của các thành viên; đồng thời, các thành viên cũng có trách nhiệm về kết quả làm
việc của mình.
Phát triển năng lực cộng tác làm việc của học sinh: học sinh được luyện tập kỹ
năng cộng tác, làm việc với tinh thần đồng đội, các thành viên có sự quan tâm và
khoan dung trong cách sống, cách ứng xử…
Giúp cho học sinh có điều kiện trao đổi, rèn luyện khả năng ngôn ngữ thông qua
cộng tác làm việc trong nhóm, phát triển năng lực giao tiếp, biết lắng nghe, chấp nhận
và phê phán ý kiến người khác. Đồng thời, các em biết đưa ra những ý kiến và bảo vệ
những ý kiến của mình.

Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 10


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

Giúp cho học sinh có sự tự tin trong học tập, vì học sinh học tập theo hình thức
hợp tác và qua giao tiếp xã hội - lớp học, cho nên các em sẽ mạnh dạn và không sợ
mắc phải những sai lầm.
Hình thành phương pháp nghiên khoa học cho học sinh: thông qua thảo luận
nhóm, nhất là quá trình tự lực giải quyết các vấn đề bài học, giúp các em hình thành
dần phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện và phát triển năng lực khoa học
trong mọi vấn đề cuộc sống.
Tăng cường tri thức, hiệu quả trong học tập: qua học nhóm, học sinh có thể nắm
bài ngay trên lớp, hình thành những tri thức sáng tạo thông qua sự tự tư duy của mỗi
thành viên. Áp dụng phương pháp này sẽ khích thích học sinh tìm kiếm những nguồn

tri thức có liên quan đến vấn đề thảo luận. Trên cơ sở đó, các em sẽ thu lượm những
kiến thức cho bản thân thông qua quá trình tìm kiếm tri thức.
- Ngoại khoá: là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa. Hoạt
động ngoại khóa liên quan đến tất cả các hoạt động văn hóa - thể thao - giải trí - xã
hội ngoài giờ học trên lớp. Đây là một trong những sân chơi để học sinh, tự nguyện
tham gia theo nhu cầu, khả năng của bản thân.
Đối với học sinh, hoạt động ngoại khóa đóng vai trò rất lớn không chỉ trong
quá trình học tập. Trước hết, tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh giải
tỏa căng thẳng trong việc học với khối lượng kiến thức lớn ở trường học.
Hoạt động ngoại khóa còn mang lại lợi ích rất lớn trong việc giúp học sinh phát
triển kĩ năng. Việc tham gia các phong trào thể thao, văn hóa, tham gia các hoạt động
của các câu lạc bộ trong trường học như: Câu lạc bộ người dẫn chương trình, câu lạc
bộ kỹ thuật… là một trong những cách để khám phá bản thân, phát triển những kĩ
năng mới và củng cố những gì bạn có.
Học sinh còn tập làm quen với việc lập kế hoạch và thực hiện các chương trình
giúp triển khai các mục tiêu, dự định cũng như có thêm nhiều kinh nghiệm quản lý,
đào tạo và làm việc theo nhóm. Đây là những kỹ năng mà bạn có thể học và phát
triển khi tham các hoạt động ngoại khóa.

Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 11


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

Việc lựa chọn nội dung dạy học, PPDH kết hợp với hình thức tổ chức dạy học
phù hợp sẽ đem lại kết quả tốt nhất cho bài học. Tuỳ theo nội dung từng bài học, từng
phần trong chương trình mà GV lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp.
Tuy nhiên với nội dung, chương trình nghề điện dân dụng hiện tại theo tác giả,
sử dụng hình thức dạy học theo nhóm có nhiều ưu điểm và phù hợp với cả giờ dạy lý
thuyết và thực hành, vì hình thức dạy học này tạo không khí thoả mãi cho HS trao đổi

ý tưởng, giao lưu cùng nhau, chia sẻ với nhau về kiến thức của bài học.
Để triển khai hoạt động nhóm được thuận lợi, GV cần chú ý việc sắp xếp chỗ
ngồi cho HS. Có nhiều cách sắp xếp, song phương án tốt nhất là ngồi theo hình chữ
U hoặc ngồi theo nhóm nhỏ. Việc bố trí chỗ ngồi hợp lý sẽ giúp HS hứng thú hơn, tập
trung học, thuận lợi hơn trong quá trình trao đổi.
c. Xây dựng môi trường học tập thân thiện.
Môi trường học tập thân thiện sẽ tạo ra không khí thoải mái, kích thích hứng
thú học tập của HS. Do đó cần trang bị các phương tiện dạy học cần thiết, đặc biệt là
ở các phòng thực hành để HS có thể nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề kỹ thuật, công
nghệ mà các em ưa thích.
Ví dụ:
Các em có thể đọc, nghe một câu chuyện vui về một phát minh kỹ thuật – công
nghệ; tìm hiểu lịch sử quá trình ra đời của một máy móc, thiết bị nào đó, họ có thể
xem những mô hình mô phỏng.
Với nghề Điện dân dụng, trong phòng thực hành cần trang bị:
- Sách và tài liệu về nhiều loại lĩnh vực Vật lý, kỹ thuật, các sách lịch sử, vật
lý, kỹ thuật, an toàn điện, sách giới thiệu về nghề điện, sổ tay nghề thợ điện,…
- Các phương tiện nghe nhìn như đầu video,… tuỳ theo khả năng có thể trang
bị nhiều hay ít.
- Một số máy tính để bàn, máy nối mạng internet.
- Các vật tư như dây điện, băng dính cách điện, bảng gỗ để lắp mạch điện, cầu
chì, điện trở, bóng đèn, các loại ốc vít.

Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 12


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

- Các dụng cụ như vạn năng kế, dao, kìm điện, búa, tovit.
- Các loại đĩa CD, băng hình,…

Những phương tiện dạy học này sẽ giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu những
nội dung mà HS yêu thích thông qua sự hướng dẫn, giúp đỡ của GV, giúp HS củng
cố và mở rộng kiến thức đã học ở phổ thông nói chung và trong học Nghề điện dân
dụng nói riêng.
3. Quy trình dạy học theo hướng phát triển HTHT cho HS
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả thấy cần có quy trình cụ thể để
thực hiện mục tiêu bài học. Quy trình gồm 5 bước như sơ đồ sau:
Cụ thể hoá mục tiêu bài học
(Cụ thể nhưng khả thi)

Lựa chọn nội dung
(Chú ý các nội dung gây HTHT)

Lựa chọn PPDH

Lựa chon hình thức tổ chức dạy học

(Khai thác tối đa các yếu tố gây
HTHT từ nội dung)

(Tạo điều kiện để HS hoạt động
thuận lợi hướng vào việc học)

Thiết kế kịch bản của bài học
(Hoạt động học là chính, hoạt
động dạy là hỗ trợ, điều khiển

)

Thực hiện kịch bản

(Tiến trình dạy học linh hoạt)

Tổng kết đánh giá bài học
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 13


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

3.1. Cụ thể hoá mục tiêu bài học
- Làm cơ sở cho việc thiết kế các bước tiếp theo một cách logic.
- Mục tiêu bài học phải cụ thể và đảm bảo tính khả thi.
Ví dụ 1: Mục tiêu về bài học lý thuyết.
Bài 3: Khái niệm chung về đo lường điện.
a.Kiến thức.
- Biết được vai trò quan trọng của đo lường điện trong nghề điện dân dụng.
- Biết cấu tạo và công dụng chung các dụng cụ đo lường điện.
b.Kỹ năng.
- Phân loại được các dụng cụ đo lường điện.
c.Thái độ.
- Học sinh có thái độ nghiêm túc, tìm hiểu và xây dựng bài.
Ví dụ 2: Mục tiêu về bài học thực hành.
Bài 4: Thực hành: Đo dòng điện và điện áp xoay chiều.
a.Kiến thức.
- Biết nguyên lý đo dòng điện, đo điện áp bằng các dụng cụ đo.
b.Kỹ năng.
- Đo được dòng điện bằng ampe kế xoay chiều.
- Đo được điện áp bằng vôn kế xoay chiều.
c.Thái độ.
- Thực hiệu đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường
trong quá trình thực hành.

3.2. Thiết kế nội dung, lựa chọn PPDH và hình thức tổ chức dạy học.
Bước này rất quan trọng, nhằm cung cấp “vật liệu” để thiết kế tiến trình dạy
học. Để lựa chọn các nội dung thiết thực và bổ ích cho HS, GV cần tham khảo các tài

Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 14


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

liệu chuyên môn, chú ý tới tính thời sự và ý nghĩa thực tiễn của từng nội dung để trình
bày một cách dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của các em.
Nội dung, PPDH và hình thức tổ chức dạy học cần có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau, đảm bảo sự phù hợp trong một tổng thể, phù hợp với điều kiện thực tế (về cơ
sở vật chất, về thời lượng bài học). Việc lựa chọn PPDH, hình thức tổ chức dạy học
phải hướng tới khai thác tối đa các yếu tố gây hứng thú học tập cho HS, giúp HS chủ
động, tham gia tối đa vào các hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kỹ năng.
Một số phương pháp giảng dạy được vnexpress.net tổng kết lại như sau:
a. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống.
Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập
luôn quan trọng. Đổi mới không có nghĩa là loại bỏ phương pháp này mà cần bắt đầu
bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Giáo viên
trước hết cần nắm vững yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật trong việc chuẩn
bị cũng như tiến hành bài lên lớp, làm sao phát huy tính tích cực và sáng tạo của học
sinh.
b. Kết hợp đa dạng phương pháp dạy học.
Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và
nội dung. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhược điểm và giới
hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng phương pháp và hình thức trong toàn
bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng
cao chất lượng dạy học.

c. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề.
Dạy học giải quyết vấn đề là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư
duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Học được đặt trong một tình huống có
vấn đề, chứa đựng mâu thuẫn nhận thức. Thông qua việc giải quyết vấn đề, học sinh
lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con
đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong
nhiều hình thức dạy học với mức độ tự lực của học sinh.
d. Vận dụng dạy học theo tình huống.
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 15


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

Trong đó việc dạy được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình
huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một
môi trường tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối
tương tác xã hội. Các chủ đề dạy học phức hợp thường liên quan đến nhiều môn hoặc
lĩnh vực tri thức, gắn với thực tiễn.
e. Vận dụng dạy học định hướng hành động.
Là quan điểm dạy học nhằm làm cho các hoạt động trí óc và chân tay kết hợp
chặt chẽ. Học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành sản phẩm hành động,
có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và tay chân. Đây là quan điểm dạy học
tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa
quan trọng cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư
duy và hành động, nhà trường và xã hội.
f. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học.
Phương tiện có vai trò quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học, nhằm
tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành. Hiện nay, việc trang bị các
phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từng bước được tăng cường. Tuy
nhiên các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần

được phát huy.
g. Sử dụng kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo.
Kỹ thuật dạy học là cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các
tình huống nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật là đơn
vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có kỹ thuật dạy học chung, có kỹ thuật đặc thù
của từng phương pháp.
h. Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn.
Phương pháp có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học. Bên cạnh
phương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn thì việc dùng phương pháp dạy
học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy bộ môn.
i. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh.

Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 16


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích
cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Có những phương pháp nhận thức chung
như thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, tổ chức làm việc, làm việc nhóm. Bằng nhiều
hình thức, cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và phương pháp
học tập bộ môn.
Nói chung có rất nhiều hướng đổi mới phương pháp dạy học với những cách
tiếp cận riêng. Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp
về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý. Ngoài
ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh nghiệm
riêng cần xác định phương hướng để cải tiến phương pháp dạy học.
3.3. Thiết kế giáo án.
Nhằm chỉ ra tiến trình dạy học theo logic khoa học của sự phát triển nội dung
dạy học, mô tả rõ hoạt động của GV và HS với định hướng khuyến khích sự tham gia

tối đa của các em. Khi thiết kế tiến trình dạy học, GV phải dự kiến được PPDH sẽ sử
dụng và hình thức tổ chức dạy học hợp lý để triển khai PPDH có hiệu quả. Cần thiết
kế giáo án theo ý tưởng hoạt động học là chính, hoạt động dạy là khuyến khích, hỗ
trợ và điều khiển.
Trong quá trình thực hiện nội dung này, cần thường xuyên đối chiếu với nội
dung, lựa chọn PPDH và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp.
Ví dụ: Global Education đưa ra 8 bước để xây dựng một giáo án hiệu quả để giúp
thầy,cô giáo có thể hướng tới mục tiêu cao nhất của mỗi người giáo viên. Đó là đánh
giá chính xác quá trình học tập của học sinh. Kể cả khi không cần thiết phải thiết kế
giáo án trên giấy thì 8 bước đó cũng sẽ luôn nhắc nhở thầy, cô nhằm đạt hiệu quả tốt
nhất trong công việc giảng dạy hàng ngày.
1) Mục tiêu
Trong mỗi một giờ lên lớp, thầy/cô hãy đề ra mục tiêu mà cả lớp phải hoàn
thành (ví dụ: học hết về câu đảo ngữ hay ôn lại một cấu trúc câu nào đó). Và dù
thầy/cô có tiến hành hoạt động nào hay tổ chức trò chơi gì cho giờ học thêm sôi nổi
thì vẫn phải hướng đến mục tiêu của bài giảng.
2) Dẫn dắt
Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 17


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

Trước khi đi sâu vào nội dung của bài, nên có một vài lời dẫn dắt bằng cách
liên hệ giữa các kiến thức cũ và mới hoặc tạo ra một lý giải hợp lý cho việc thực hiện
mục tiêu bài giảng ngày hôm đó.
3) Hướng dẫn trực tiếp
Khi thiết kế giáo án, thầy/cô hãy đưa ra một cách cụ thể và chi tiết để làm sao
truyền tải được các khái niệm của bài học hôm ấy với các học viên. Có rất nhiều cách
khác nhau, và thầy/cô có thể thay đổi theo từng đề tài.
4) Luyện tập theo hướng dẫn

Chuẩn bị các bài luyện tập các kiến thức mới vừa học để củng cố kiến thức cho
học sinh đồng thời áp dụng các kỹ năng mà thầy/cô vừa truyền đạt thông qua các chỉ
dẫn trực tiếp. Và tất nhiên là thầy/cô luôn phải có một sự theo dõi sát sao quá trình
làm việc của học viên trong lớp mình.
5) Kết thúc
Kết thúc bài học cũng là khởi đầu cho những kiến thức tiếp theo. Vậy sẽ rất
hữu ích nếu thầy/cô có thể đặt ra những câu hỏi đầy tính gợi mở để khuyến khích sự
tự nghiên cứu thêm của học viên cũng như sự chuẩn bị của họ cho bài học tiếp theo.
6) Tự luyện
Khi hoàn thành các bài tập về nhà hoặc các bài luận cá nhân, các học viên có
thể thể hiện mức độ tiếp thu những kiến thức đã học. Thông qua việc trả bài, thầy/cô
sẽ xác định được rằng mình đã thực hiện được mục tiêu giảng dạy hay chưa.
7) Tài liệu và thiết bị cần thiết
Hãy chuẩn bị những nguồn tài liệu cần thiết giúp thầy/cô giảng bài hiệu quả.
Và nếu có thể, thầy/cô nên giới thiệu cho học viên tài liệu tham khảo cho từng mục
kiến thức khác nhau để họ tự tìm tòi.
8) Đánh giá
Bài học chỉ có thể coi là đã được hoàn thành khi bạn thành công trong việc
đánh giá quá trình học của học viên trong từng buổi. Phần đánh giá này là một trong

Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 18


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

những phần quan trọng nhất, là tiền đề để thầy/cô đặt ra những mục tiêu mới trong
giờ học tiếp theo.
Trong suốt quá trình giảng dạy, giáo án sẽ luôn là một cuốn cẩm nang tin cậy
mỗi khi thầy/cô đứng trước lớp. Như vậy, một giáo án phải có một mục đích rõ ràng,
lôi cuốn được sự tham gia tích cực của học sinh, có thể áp dụng với nhiều phương

pháp học khác nhau và đưa học viên đến những chân trời kiến thức mới.
3.4. Thực hiện tiến trình dạy học.
Cần thực hiện một cách linh hoạt, tránh việc dập khuân, máy móc vì quá trình
dạy học sẽ có những tình huống bất ngờ xảy ra. Khi đó, GV cần căn cứ vào tình hình
thực tiễn để có giải pháp xử lý phù hợp, hiệu quả.
a/Tiến trình dạy học đối với bài lý thuyết.
Bước 1: Ổn định tổ chức lớp
Bước 2: Kiểm tra bài cũ.
Bước 3: Nghiên cứu kiến thức mới
Bước 4: Củng cố, hoàn thiện kiến thức mới
Bước 5: Hướng dẫn học sinh tự học
b/Tiến trình dạy học đối với bài thực hành.
+ Giai đoạn hướng dẫn ban đầu
+ Giai đoạn hướng dẫn thường xuyên
+ Giai đoạn kết thúc

Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 19


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

Ví dụ về tiến trình dạy học giải quyết vấn đề.

Tình huống có tiềm ẩn vấn đề
Phần 1:
Phát biểu vấn
đề
Phát biểu vấn đề - bài toán

Giải quyết vấn đề:

Phần 2:

Suy đoán, thực hiện giải pháp

Học sinh giải
quyết vấn đề
Kiểm tra, xác nhận kết quả

Trình bày, thông báo,
Phần 3:
Thảo luận,
vận dụng tri
thức mới

thảo luận, bảo vệ kết quả

Vận dụng tri thức mới để giải quyết
nhiệm vụ đặt ra tiếp theo

3.5. Tổng kết và đánh giá
Nhằm chốt lại kiến thức, kỹ năng và kiểm tra việc nắm kiến thức của HS, cần
vận dụng linh hoạt PPDH và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp, tránh tình
trạng máy móc, nhắc lại kiến thức, gây ra sự mệt mỏi, nhàm chán cho học sinh.

Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 20


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

Có thể tổ chức cho các nhóm thi giải quyết một tình huống thực tế bằng cách

vận dụng kiến thức, kỹ năng vừa được học nhằm tăng hứng thú học tập của các em.
Dưới đây là tiêu chí đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kỹ năng:
Tiêu chí
so sánh

Đánh giá năng lực

Đánh giá khả năng HS vận dụng các
1. Mục kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết
đích chủ vấn đề thực tiễn của cuộc sống.Vì sự tiến
yếu nhất bộ của người học so với chính họ.

Đánh giá kiến thức, kỹ năng


Xác định việc đạt kiến thức,
kỹ năng theo mục tiêu của
chương trình giáo dục.



Đánh giá, xếp hạng giữa
những người học với nhau.

2. Ngữ Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn Gắn với nội dung học tập (những
cảnh
cuộc sống của HS.
kiến thức, kỹ năng, thái độ) được
đánh giá
học trong nhà trường.

Những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở
nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo
3. Nội
dục và những trải nghiệm của bản thân
dung
HS trong cuộc sống xã hội (tập trung
đánh giá vào năng lực thực hiện).Quy chuẩn theo
các mức độ phát triển năng lực của
người học.



Những kiến thức, kỹ năng,
thái độ ở một môn học.



Quy chuẩn theo việc người
học có đạt được hay không
một nội dung đã được học.

4. Công Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong
cụ đánh cảnh thực.
tình huống hàn lâm hoặc tình
giá
huống thực.
5. Thời Đánh giá mọi thời điểm của quá trình Thường diễn ra ở những thời
điểm
dạy học, chú trọng đến đánh giá trong điểm nhất định trong quá trình
đánh giá khi học.

Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 21


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

dạy học, đặc biệt là trước và sau
khi dạy.
Năng lực người học phụ thuộc vào độ Năng lực người học phụ thuộc
khó của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ
thành.
hay bài tập đã hoàn thành.

6. Kết
quả đánh
Thực hiện được nhiệm vụ càng khó, Càng đạt được nhiều đơn vị kiến
giá
càng phức tạp hơn sẽ được coi là có năng thức, kỹ năng thì càng được coi
lực cao hơn.
là có năng lực cao hơn.
Ví dụ
TRƯỜNG THPT LÊ XOAY

ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN ĐIỆN DÂN DỤNG
Thời gian làm bài: 45 phút;

Họ và tên học sinh: ………………………………… lớp …………
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Có ba thiết bị điện :1 máy tăng âm loại 220V-75W,1 bóng đèn 220V-30W, một bếp
điện 220V-100W. Để các thiết bị trên hoạt động bình thường thì ta phải mắc
A. nối tiếp


B. bóng đèn nối tiếp với bếp điện và song song với máy tăng âm

D. song song

C. máy tăng âm nối tiếp với bóng đèn và song song với bếp điện

Câu 2: Cấu tạo bên trong của công tơ 1 pha gồm 2 phần chính, đó là:
A. Cuộn cường độ mắc nối tiếp với mạch phụ tải; cuộn điện áp mắc song song với nguồn
điện.
B. Cuộn điện áp mắc nối tiếp với mạch phụ tải; cuộn cường độ mắc song song với nguồn
điện.
C. Cuộn thứ cấp nối với nguồn điện ; cuộn sơ cấp nối với phụ tải.
D. Cuộn sơ cấp nối với nguồn điện ; cuộn thứ cấp nối với phụ tải.
Câu 3: Máy biến thế

Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 22


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

A. hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ bằng cách sử dụng từ trường quay
B. làm tăng hiệu điện thế lên bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện giảm bấy nhiêu lần
C. dùng để tăng, giảm hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều và dòng điện không đổi
D. là máy tăng thế khi số vòng dây cuộn sơ cấp nhỏ hơn số vòng dây cuộn thứ cấp
Câu 4: Cuộn dây điện áp công tơ diện 1 pha đấu:
A. Nối tiếp vời nguồn. B. Nối tiếp với phụ tải.

C. Song song với phụ tải D. Song song


với nguồn.
Câu 5: Có ba thiết bị điện :1 bóng đèn loại sợi đốt 220V-75W, 1 bóng đèn Đ 110V-10W,
một máy nghe nhạc 110V-20W. Để các thiết bị trên hoạt động bình thường thì ta phải mắc
A. bóng đèn nối tiếp với máy nghe nhạc và song song với bóng đèn sợi đốt
B. song song

C. nối tiếp

D. bóng đèn sợi đốt nối tiếp với bóng đèn Đ và song song với máy nghe nhạc
Câu 6: Chọn câu sai.Các biện pháp chủ động phòng tránh tai nạn điện là:
A. Đảm bảo tốt cách điện các thiết bị điện

B. Sử dụng những biển báo ,tín hiệu nguy

hiểm.
C. Sử dụng điện áp cao.

D. Sử dụng các phương tiện phòng hộ ,an

toàn.
Câu 7: Đồng hồ đo điện vạn năng dùng để đo:
A. Điện áp xoay chiều, điện áp 1 chiều.

B. Điện áp, điện trở.

C. Điện áp xoay chiều, điện áp 1 chiều, điện trở.

D. Điện áp 1 chiều, dòng điện 1

chiều, điện trở.

Câu 8: Chọn câu sai.

Nghề điện dân dụng bao gồm những công việc sau:

A. Lắp đặt các thiết bị và đồ dùng điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt
B. Lắp đặt mạng điện sản xuất nhỏ và mạng điện sinh hoạt
C. Bảo dưỡng,vận hành,sửa chữa,khắc phục sự cố xảy ra trong mạng điện sản xuất nhỏ và
mạng điện gia đình.

Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 23


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

D. Chế tạo vật tư và các thiết bị điện.
Câu 9: Trong các câu sau ,câu nào không phải là tiêu chuẩn an toàn lao động trong phân
xưởng sản xuất?
A. Nơi làm việc có đủ ánh sáng.

B. Chỗ làm việc đảm bảo sạch sẽ,thông thoáng

C. Phải đảm bảo làm việc trên cao

D. Có chuẩn bị sẵn cho các trường hợp cấp cứu

Câu 10: Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế dựa trên hiện tượng nào trong các hiện
tượng
A. Hiện tượng cảm ứng điện từ.

B. Hiện tượng quang điện.


C. Hiện tượng cảm ứng điện từ và từ trường quay.

D. Hiện tượng tự cảm.

Câu 11: Từ trường quay được tạo bằng
A. hiện tượng cảm ứng điện từ.

B. dòng điện xoay chiều ba pha hoặc dòng điện xoay

chiều một pha
C. dòng điện xoay chiều ba pha

D. dòng điện xoay chiều một pha

Câu 12: Để đo điện áp ta sử dụng vôn kế và măc
A. nối tiếp với đoạn mạch cần đo cường độ dòng điện
B. song song với đoạn mạch cần đo cường độ dòng điện
C. song song và củng có thể nối tiếp

D. song song với đoạn mạch cần đo điện áp

Câu 13: Động cơ điện xoay chiều một pha. hoạt động dựa trên hiện tượng:
A. tán sắc ánh sáng B. điện trường

C. giao thoa ánh sáng

D. cảm ứng điện từ

Câu 14: Công tơ điện 1 pha có công dụng:

A. Đo điện năng tiêu thụ trong mạch điện xoay chiều 1 pha. B. Đo công suất.
C. Đo điện năng tiêu thụ trong mạch điện một chiều.

D. Đo điện năng tiêu thụ

trong mạch điện xoay chiều.
Câu 15: Một máy biến áp có cuộn sơ cấp 1000 vòng và cuộn thứ cấp 500 vòng máy này
là:
A. tăng áp 3 lần

B. tăng áp 2 lần

C. giảm áp 3 lần

D. giảm áp 2 lần

Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 24


Sáng kiến kinh nghiệm – Giáo viên: Phan Duy Kiên

Câu 16: Theo TCVN 3144-79 về qui định các cấp bảo vệ của thiết bị điện thì cấp III gồm
A. những thiết bị làm việc ở điện áp 50V. B. những thiết bị làm việc với điện áp lớn hơn
hoặc bàng 50V
C. những thiết bị làm việc với điện áp nhỏ hơn hoặc bàng 50V
D. những thiết bị làm việc với điện áp lớn hơn 50V
Câu 17: Oát kế dùng để đo
A. hiệu điện thế

B. điện năng tiêu thụ


C. cường độ dòng điện

D. công suất
Câu 18: Để đo cường độ dòng điện ta sử dụng ámpe kế và măc
A. song song và cũng có thể nối tiếp

B. nối tiếp với đoạn mạch cần đo cường độ dòng

điện
C. song song với đoạn mạch cần đo cường độ dòng điện
D. song song với đoạn mạch cần đo điện áp

A

Cầu chì

công tắc

Đèn 1

N

Câu 19: Cho biết tên gọi mạch điện sau
A. Mạch 2 đèn mắc song song, ổ cắm mắc song song,

ổ cắm

Đèn 2


có cầu chì bảo vệ.
B. Mạch 2 đèn mắc song song, nối tiếp với ổ cắm.
C. Mạch 2 đèn mắc song song, ổ cắm mắc nối tiếp, có cầu chì bảo vệ.
D. Mạch 2 đèn mắc nối tiếp, ổ cắm mắc song song.
Câu 20: Cuộn dây dòng điện công tơ điện 1 pha có:
A. Tiết diện dây nhỏ, quấn nhiều vòng.

B. Tiết diện dây lớn, quấn ít vòng.

C. Tiết điện dây nhỏ, quấn ít vòng.

D. Tiết diện dây lớn, quấn nhiều vòng.

Câu 21: Để tăng áp 3 lần người ta sử dụng máy biến áp có
A. số vòng dây ở cuộn sơ cấp gấp 3 lần số vòng dây cuộn thứ cấp
B. số vòng dây ở cuộn sơ cấp gấp 1,5 lần số vòng dây cuộn thứ cấp

Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc 25


×