Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

CƠ sở lý LUẬN về GIÁO dục kĩ NĂNG tự PHỤC vụ CHO TRẺ 5 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.39 KB, 38 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ PHỤC
VỤ CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM

Lý luận về giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6
tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường mầm
non
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu kĩ năng ở mức độ khái quát, đại diện cho
hướng nghiên cứu này có P.I.Gqlperin, V.A.Crutexki,
P.V.Petropxki…trong các cơng trình nghiên cứu chủ yếu đi
sâu vào vấn đề hình thành tri thức và kĩ năng theo lý thuyết
hình thành hành động trí tuệ theo giai đoạn.
Ở các mức độ cụ thể, các nhà nghiên cứu tiến hành
nghiên cứu về kĩ năng ở mức độ khác nhau. Nhà tâm lý giáo
dục V.V Tseburseva với kĩ năng lao động, G.X.Cochiuc với
kĩ năng học tập.
Trong các chương trình hành động của UNESCO (Tổ
chức y tế thế giới) đã đề cập đến kĩ năng sống, UNICEF


(Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc) cũng như trong các chương
trình hành động của các tổ chức xã hội trong và ngoài
nước… các tác giả chủ yếu xây dựng hệ thống các kĩ năng
của từng loại hoạt động, mô tả cụ thể các kĩ năng, điều kiện,
quy trình hình thành và phát triển các kĩ năng đó…
Các nhà tâm lý, các nhà giáo dục luôn đặc biệt quan
tâm đến giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo. Có
thể khác nhau về biện pháp, phương pháp khác nhau từ các
góc độ nghiên cứu nhưng các tác giả đều cho rằng năng lực


và phẩm chất là hai mặt then chốt mà giáo dục cần tác động
đến để tạo ra những con người tồn diện.
Tác giả Coovaliop trong cơng trình nghiên cứu của
mình đã rất chú trọng đến việc giáo dục lao động tự phục
vụ cho trẻ. Tác giả cho rằng: “Thói quen là bản tính thứ hai
của con người. Khi có thói quen lao động, nếu khơng làm
việc người ta không chịu được…” [7, tr 7]. Như vậy, theo
Coovaliop một khi đã có thói quen lao động thì con người
sẽ chủ động thực hiện công việc, nếu như không thực hiện
thường xun thì họ sẽ cảm thấy khó chịu, buồn bực. Vì
vậy, đối với trẻ em một khi các kĩ năng tự phục vụ đã hình
thành thì cần được thực hiện một cách thường xuyên, liên
tục để chúng trở thành nhu cầu của trẻ, nếu không các em


sẽ thấy khó chịu. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng “việc trẻ
chủ động thực hiện các công việc tự phục vụ sẽ mang lại
cho chúng niềm vui, niềm tự hào đó là động lực thơi thúc
các em thực hiện lao động tự phục vụ. Vì vậy tác giả cho
rằng giáo viên giáo viên cần tạo được niềm vui, sự hứng
thú cho trẻ trong quá trình trẻ thực hiện hoạt động tự phục
vụ, điều đó mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục lao
động tự phục vụ cho trẻ” [7].
Tác giả I.A.Peecnicova trong nhiều tác phẩm của mình
đã đề cập đến việc giáo dục lao động tự phục vụ đối với sự
hình thành phẩm chất đạo đức của trẻ em. Theo ơng: “Phẩm
chất đạo đức hình thành ở trẻ em trước hết là trong quá trình
lao động. Phẩm chất ấy thể hiện ở sự ham thích và thói
quen lao động tự phục vụ bản thân, gia đình, nhà trường”…
[7]. Như vậy sự thích thú và thói quen, kĩ năng lao động tự

phục vụ bản thân chính là một biểu hiện của phẩm chất đạo
đức của trẻ. Ông cho rằng nên cho trẻ em làm việc dễ dàng
nhưng có ích từ khi các em còn nhỏ. Việc thực hiện các kĩ
năng tự phục vụ như tự rửa tay, rửa mặt, đánh răng, chải
tóc…là những cơng việc dễ dàng, vừa sức trẻ mà vơ cùng
có ích đối với sức khỏe và vẻ đẹp con người. Dựa trên quan
điểm: “Kiên quyết yêu cầu phải để trẻ em tự phục vụ từ khi


cịn nhỏ, nếu khơng các em sẽ phát triển thói ăn bám xấu
xa…” của Crupxkaia, tác giả cho rằng: “Con cái chúng ta
phải hưởng tuổi thơ hạnh phúc, nhưng tuyệt nhiên khơng có
nghĩa là tuổi thơ ấy phải nhàn rỗi. Trẻ em sẽ không thấy
hạnh phúc khi bố mẹ cứ phục vụ các em mãi như cậu ấm cô
chiêu” [24, tr10]. Đồng thời tác giả đưa ra nguyên tắc vô
cùng đơn giản và quan trọng để rèn cho trẻ thói quen vệ
sinh sạch sẽ đó là: “Khơng làm thay con cái những việc mà
các em có thể tự làm được, ngay cả với những trẻ bé nhất,
tùy theo khả năng, trẻ em phải tự ăn uống, rửa mặt, đánh
răng”…[24, tr13].
Tác giả K.D.Usinxki người sáng lập khoa học giáo dục
Nga, trong cơng trình nghiên cứu của mình ơng đã chỉ ra
rằng “sự phát triển của trẻ em là kết quả lao động của bản
thân trẻ, của hoạt động nhận thức và trí tuệ của trẻ”
[9, tr20]. Để trẻ yêu thích lao động thì cần phải giúp
trẻ tiếp cận với lao động, mức độ thể hiện kĩ năng tự phục
vụ ở trẻ phụ thuộc vào việc tham gia vào hoạt động lao
động trong môi trường xung quanh trẻ.
Tác giả Nhechaeva lại đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa của
việc giáo dục, rèn luyện thói quen lao động tự phục vụ đối



với sự hình thành nhân cách ở trẻ mẫu giáo. Tác giả cho
rằng cần phải giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ
lứa tuổi mẫu giáo để trẻ có nhu cầu thực hiện hành động tự
phục vụ một cách tự giác. Cũng theo tác giả, để hình thành
được những kĩ năng, kĩ xảo, thói quen lao động, kĩ năng tự
phục vụ cho trẻ thì cơng tác rèn luyện cần phải tiến hành
thường xuyên, tỉ mỉ theo từng bước cụ thể trong một thời
gian liên tục. Nhechaeva cũng đề xuất một số phương pháp
như: Làm mẫu từng thao tác, giải thích bằng lời, nêu gương,
tập luyện hàng ngày, sử dụng trò chơi, sử dụng trực quan để
dạy trẻ trong giờ học, trong lao động, trong sinh hoạt hàng
ngày. Theo tác giả “giáo viên phải củng cố thói quen cho trẻ
bằng cách nhắc nhở thường xuyên và bằng sự rèn luyện
hàng ngày của trẻ” [23].
A.X.Macarenco và N.K.Krupcaia nhà giáo dục lớn
người Nga, rất quan tâm tới việc giáo dục kĩ năng tự phục
vụ cho trẻ thông qua hoạt động lao động, nguyên tắc lý
tưởng là phải làm thế nào cho bản thân lao động có tính hấp
dẫn học sinh và kích thích họ cố gắng, đạt được những kết
quả tốt đẹp. Theo hai tác giả trong lĩnh vực lao động không
dùng khen thưởng và trách phạt, tác giả cho rằng: “Nhiệm
vụ lao động và sự hoàn thành nhiệm vụ đó đã khiến cho nhi


đồng vui sướng thoải mái rồi. Khi thừa nhận công tác của
các em là tốt thì đó phải là cái phần thưởng rất quý đối với
lao động của các em…”. “Đối với trẻ mầm non, cần giáo
dục cho trẻ các thói quen văn hóa, tự phục vụ, giúp trẻ hình

thành những kĩ năng cần thiết” [19].
Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ hiện nay đang
được giáo dục ở các nước Mỹ và Nhật đặc biệt quan tâm.
Họ cho rằng thiếu kĩ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy trẻ
lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào các hoạt
động tập thể, các nhà giáo dục cho rằng cần giáo dục trẻ kĩ
năng tự phục vụ ngay khi trẻ được một tuổi rưỡi, việc nắm
bắt các kĩ năng tự phục vụ giúp trẻ tăng cường tính độc lập
và cảm giác về sự thành cơng, khơng chỉ có lợi cho sự phát
triển của trẻ mà hữu ích cho cả người lớn.
Những nghiên cứu trong nước
Sau Hội thảo “Chất lượng giáo dục và kĩ năng sống”
do UNICEF tổ chức tại Hà Nội năm 2003, khái niệm “Kĩ
năng sống” mới thực sự được hiểu một cách đúng đắn và
chặt chẽ. Từ đó người làm cơng tác giáo dục ở Việt Nam đã
hiểu đầy đủ hơn về kỹ năng sống.
Ở Việt Nam các nhà nghiên cứu kĩ năng tiếp cận theo


hai hướng: Hướng thứ nhất là kĩ năng lao động, xét về mặt
kỹ thuật của thao tác, hành động hay hoạt động gắn với
những tên tuổi các nhà tâm lý - giáo dục như Trần Trọng
Thuỷ, Hà Thị Đức…
Thứ hai là kĩ năng hoạt động sư phạm, kĩ năng học tập
xét về mặt năng lực của con người gắn với tên tuổi các nhà
tâm lý -giáo dục như Nguyễn Như An, Nguyễn Văn Hộ,
Ngơ Cơng Hồn, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thị Tính,
Trần Quốc Thành…
Việt Nam đã thực hiện đổi mới chương trình giáo dục
mầm non. Chương trình mầm non mới hướng đến giáo dục kĩ

năng sống tích hợp với các hoạt động
khác. Giáo dục kĩ năng tự phục vụ, hình thành kĩ
năng, thói quen biết tự chăm sóc bản thân cho trẻ mầm
non đã được các nhà nghiên cứu quan tâm khai thác như:
Nguyễn Bát Can, Nguyễn Oánh, Châu Thị Hạnh, Hoàng
Hồi, Phạm Năng Cường, Phạm Đức Khâm, Đinh Kỷ, Phan
Sỹ Kỷ, Lâm Đình Liêm, Nguyễn Văn Khoa…các tác giả
đã nhấn mạnh vai trò của giáo dục kĩ năng tự phục vụ đối
với giáo dục toàn diện cho trẻ. Các tác giả cho rằng
“phương pháp chủ yếu là giảng giải kết hợp trực quan,


luyện tập, thực hành chủ yếu dưới hình thức tiết học”…
[5].
Tác giả Nguyễn Thị Phong, Trần Thanh Tùng trong
cơng trình nghiên cứu của mình hai tác giả cho rằng “để
hình thành các kĩ năng như lau mặt, rửa tay, chải tóc, mặc
quần áo... thì cơ giáo phải dạy từ động tác đơn giản đến
phức tạp, phải thường xuyên kiểm tra, củng cố, tạo điều
kiện cho trẻ được tập luyện thường xuyên. Hai tác giả đưa
ra yêu cầu và trình tự thực hiện từng kĩ năng tự phục vụ, vệ
sinh thân thể như: rửa mặt, rửa tay, vệ sinh tóc, móng...chi
tiết, cụ thể” [26].
Tác giả Nguyễn Thị Thư nêu lên sự cần thiết của việc
giáo dục và rèn luyện cho trẻ những kĩ năng thói quen tốt
trong cuộc sống bao gồm cả kỹ năng tự phục vụ. Theo tác giả
“việc giáo dục kĩ năng cần tiến hành mọi lúc mọi nơi, tận dụng
cơ hội trong hoạt động hàng ngày để giáo dục trẻ. Tác giả chỉ
ra rằng kết quả hình thành kĩ năng tự phục vụ cho trẻ liên quan
đến vai trị của truyền thống gia đình, vai trị của cá nhân trẻ và

tính hứng thú của chính q trình giáo dục” [28].
Tác giả Trần Thị Trọng đưa ra hệ thống các phương
pháp nhằm xây dựng kĩ năng và hình thành hành vi cho trẻ


như nhóm phương pháp trực quan (làm mẫu, phân tích động
tác); phương pháp chỉ dẫn; nhóm phương pháp khích lệ nêu
gương (nêu gương, dùng tình huống nhận xét). Theo tác giả,
“giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ gồm nhiều khâu: Làm
cho trẻ nắm được các yêu cầu, rèn kĩ năng thực hiện thao
tác, nắm được trình tự thực hiện...trong quá trình giáo dục,
phải sử dụng nhiều phương pháp và tiến hành trong mọi
hoạt động của trẻ như vui chơi, học tập” [32].
Tác giả Mai Ngọc Liên đã nghiên cứu một số biện
pháp giáo dục tính tự lực cho trẻ thông qua hoạt động tự
phục vụ. Tác giả cho rằng “cần giáo dục cho trẻ tính tự lập
ngay từ nhỏ bằng các biện pháp khác nhau như động viên,
khuyến khích, tổ chức trị chơi”...[18].
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc đã nghiên cứu vấn đề thực
trạng của giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động vui
chơi cho trẻ mẫu giáo và đề ra các giải pháp về giáo dục kĩ
năng sống cho trẻ mẫu giáo [22].
Tác giả Nguyễn Thị Luyến đi sâu vào nghiên cứu việc
hình thành kĩ năng tự giải quyết vấn đề thông qua hoạt động
tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non. Trên cơ sở
điều tra thực trạng, tác giả xây dựng biện pháp giáo dục kĩ


năng giải quyết vấn đề thông qua hoạt động tự phục vụ của
trẻ [21].

Tác giả Nguyễn Thanh Huyền nghiên cứu biện pháp
giúp trẻ 5-6 tuổi tăng cường tính tự lực thông qua chế độ
sinh hoạt một ngày ở trường mầm non. Theo tác giả, việc
giáo dục tính tự lực cho trẻ thông qua các hoạt động ở
trường mầm non như: tác động tới nhận thức bằng hoạt
động kể chuyện, rèn cho trẻ kĩ năng tự đánh giá thông qua
các hoạt động ở trường mầm non thực sự đem lại hiệu quả
rất tốt [16].
Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ là vấn đề được
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Các
tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của việc
giáo dục kĩ năng tự phục vụ đối với sự phát triển của trẻ.
Một số cơng trình đã nghiên cứu các biện pháp giáo dục kĩ
năng tự phục vụ thơng qua các hình thức khác nhau như lao
động, vui chơi, học tập, ngày lễ, ngày hội...Trong luận văn
tác giả tiếp cận việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm hàng
ngày để xây dựng các biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục
vụ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Mỹ Đức,
thành phố Hà Nội.
Các khái niệm cơ bản


Quản lý, giáo dục và quản lý giáo dục
Quản lý
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quản lý:
Warren Bennis, một chuyên gia nổi tiếng về nghệ thuật
lãnh đạo đã từng nói rằng: “Quản lý là một cuộc thử nghiệm
gắt gao trong cuộc đời mỗi cá nhân, và điều đó sẽ mài giũa
họ trở thành các nhà lãnh đạo”. Tiếng Việt cũng có từ “quản
lý” và “lãnh đạo” riêng rẽ giống như “manager” và “leader”

trong tiếng Anh.
Theo Haror Koontz, quản lý là một hoạt động thiết yếu
đảm bảo sự phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt đến
mục tiêu tổ chức nhất định.
Theo Mariparker Follit (1868 - 1933), nhà khoa học
chính trị, nhà triết học Mỹ thì: “Quản lý là một nghệ thuật
khiến công việc được thực hiện thông qua người khác”.
Tư tưởng và quan điểm “quản lý” đã có từ cách đây
hơn 2500 năm nhưng cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX, vấn đề quản lý theo khoa học mới xuất hiện. Người
khởi xướng là Fredrich Winslow Taylor với cuốn sách “Các
nguyên tắc quản lý theo khoa học”. Theo ơng thì người


quản lý phải là nhà tư tưởng, nhà lên kế hoạch chỉ đạo tổ
chức công việc.
Trong cuốn “Khoa học Tổ chức và Quản lý”, tác giả
Đặng Quốc Bảo quan niệm: “Quản lý là một quá trình lập
kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra những nỗ lực của
các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực
của tổ chức để đạt được những mục tiêu cụ thể”.
Tác giả Trần Hồng Quân cũng nhấn mạnh: “Quản lý là
hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý
đến khách thể quản lý trong tổ chức, nhằm làm cho tổ chức
vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể đưa ra định
nghĩa:
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định
hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến
đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố

tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất,
điều hoà hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật
nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động
của môi trường.


Quản lý là hiện tượng tồn tại trong mọi chế độ xã hội.
Bất kỳ ở đâu, lúc nào con người có nhu cầu kết hợp với
nhau để đạt mục đích chung đều xuất hiện quản lý. Quản lý
trong xã hội nói chung là q trình tổ chức điều hành các
hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất
định dựa trên những quy luật khách quan. Xã hội càng phát
triển, nhu cầu và chất lượng quản lý càng cao.
Giáo dục
Theo GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ, PGS.TS Hà Thị Đức: “Giáo dục
(theo nghĩa rộng) là q trình tồn vẹn nhằm hình thành, phát triển nhân
cách con người, được tổ chức một cách có mục đích có kế hoạch thơng
qua các hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục
nhằm truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội mà lồi người đã
tích lũy trong lịch sử” [13, tr1]. “Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là q trình xã
hội được tổ chức có mục đích, có kế hoạch; trong đó dưới vai trị chủ đạo
của nhà giáo dục, học sinh hình thành thế giới quan, niềm tin, lý tưởng,
động cơ, tình cảm, thái độ, và các hành vi thói quen đạo đức phù hợp với
các giá trị chuẩn mực xã hội” [13].
Theo Tác giả Phạm Viết Vượng:“Giáo dục( theo nghĩa rộng) là quá
trình tác động của nhà giáo dục lên các đối tượng giáo dục nhằm hình
thành cho họ những phẩm chất nhân cách tồn diện”.“Giáo dục (theo
nghĩa hẹp) được hiểu là quá trình tác động của nhà giáo dục lên các đối
tượng giáo dục để hình thành cho họ ý thức, thái độ và hành vi ứng xử với
cộng đồng xã hội” [33].

Tác giả cho rằng: Giáo dục là quá trình tác động của nhà giáo dục
lên các đối tượng giáo dục, nhằm hình thành cho đối tượng giáo dục những


phẩm chất nhân cách về các mặt trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, thể chất, kỹ
năng lao động.
Quản lý giáo dục
Khái niệm quản lý giáo dục có nhiều cách hiểu khác nhau:
Theo tác giả M.I.Kondacov: “Quản lý giáo dục là tập hợp những
biện pháp kế hoạch hóa, nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ
quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển, mở rộng hệ thống cả về
số lượng cũng như chất lượng”
Tác giả Đặng Bảo khái quát: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát
là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy
mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội”
Tác giả Phạm Minh Hạc cũng nhấn mạnh: “Quản lý giáo dục là hệ
thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý
(hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo
dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ
trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến lên trạng thái mới về chất”.
Như vậy, quản lý giáo dục chính là q trình tác động có định hướng
của nhà quản lý việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung nhất của kế
hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Những tác động này có tính
khoa học đến nhà trường làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học,
có kế hoạch trong việc dạy và học theo mục tiêu đào tạo chung.
Kĩ năng, kĩ năng tự phục vụ, giáo dục kĩ năng tự phục vụ
Kĩ năng
Trong cuốn Tâm lý học xuất bản năm 1980, V.A.Kruteski cho
rằng: “Kĩ năng là các phương thức thực hiện hoạt động - cái mà con

người lĩnh hội được”. Để làm rõ khái niệm kĩ năng, tác giả đã phân tích
kỹ vai trị của việc luyện tập trong thực tiễn, trong hoạt động trong quá


trình hình thành kỹ năng. Tác giả viết: “Trong một số trường hợp thì kĩ
năng là phương thức sử dụng các tri thức, con người cần phải áp dụng
và sử dụng chúng vào trong cuộc sống, vào trong thực tiễn. Trong quá
trình luyện tập, trong hoạt động thực hành kĩ năng trở nên được hoàn
thiện và trong mối quan hệ đó và hoạt động của con người cũng trở nên
được hoàn hảo hơn trước” [34].
A.G.Kovalov trong cuốn “Tâm lý học cá nhân” thì nhấn mạnh “Kĩ
năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều
kiện của hành động”. Tác giả không đề cập đến kết quả của hành động.
Theo tác giả, “kết quả hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
quan trọng hơn cả là năng lực của con người chứ không đơn giản là cứ
nắm vững cách thức hành động thì đem lại kết quả tương ứng” [35].
Theo L.Đ.Lêvitôv nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: “Kĩ năng là
sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp
hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính
đến những điều kiện nhất định” [20]. Theo tác giả, người có kĩ năng
hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức
hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả. Tác giả cịn nói thêm,
con người có kĩ năng khơng chỉ nắm lý thuyết về hành động mà phải vận
dụng vào thực tế.
Theo tác giả A.U.Pêtrôpxki: “Kĩ năng là sự vận dụng tri thức đã
có để lựa chọn và thực hiện những phương thức hành động tương ứng
với mục đích đặt ra [36]. Theo tác giả trên cơ sở các tri thức thu nhận
được đối tượng vận dụng những tri thức đó theo các phương thức để đạt
mục đích, ơng nhấn mạnh tri thức và sự vận dụng tri thức để đạt kết quả.
Quan điểm của K.K.Platônôp: “Kĩ năng là khả năng của con

người thực hiện một hoạt động bất kỳ nào đó hay các hành động trên cơ


sở của kinh nghiệm cũ” [11]. Tác giả quan niệm người có kĩ năng là
người có phẩm chất thực hiện hoạt động dựa trên kinh nghiệm đã có.
Khi bàn về kĩ năng, tác giả Trần Trọng Thủy cũng cho rằng: “Kĩ
năng là mặt kỹ thuật của hành động con người nắm được cách thức
hành động tức là kỹ thuật hành động có kỹ năng” [27, tr79].
Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết
quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực
hiện những nhiệm vụ tương ứng” [8].
Mặc dù có sự nhấn mạnh ở các mặt khác nhau trong quan niệm về
kĩ năng, song các nhà khoa học đều đã có sự thống nhất ở những vấn vấn
đề sau:
Thứ nhất các tác giả đều cho rằng thực chất của khái niệm kĩ năng là
sự lựa chọn trong tình huống cụ thể các phương thức đúng đắn của hành
động để đạt tới mục đích đặt ra, điều đó chỉ có thể làm được khi thực hiện
hợp lý các thao tác trí tuệ tương ứng. Mọi kĩ năng xét về mặt cấu trúc, đều
bao gồm các thành phần:
Nhìn chung các tác giả đều cho rằng tri thức là cơ sở, là nền tảng
để hình thành kỹ năng (Tri thức ở đây bao gồm tri thức về cách thức
hành động và tri thức về đối tượng hành động. Kỹ năng là sự chuyển hoá
tri thức thành năng lực hành động của cá nhân).
Mục đích hình thành kĩ năng
Các thao tác tương ứng cùng với những phương tiện thực hiện
các thao tác.
Thứ hai kĩ năng bao giờ cũng gắn với một hành động cụ thể nào
đó và được xem như một đặc điểm của hành động. Biểu hiện mức độ
đúng đắn và thành thục của hành động. Kĩ năng khơng có đối tượng
riêng đối tượng của kĩ năng là đối tượng của hành động. Khơng có kĩ

năng chung chung hay nói cách khác, kĩ năng không phải là một hiện


tượng tự thân, kĩ năng chỉ liên quan đến hành động nhưng về nguyên tắc
thì lại khác hành động.
Thứ ba xét về kết quả hình thành,để đánh giá một cá nhân có kĩ
năng nào đó cần dựa vào các tiêu chuẩn cá nhân phải hiểu rõ mục đích
của hành động, các yếu tố để triển khai hành động biết triển khai hành
động đúng và thành thục trong thực tiễn, một hành động cịn nhiều sai
sót, tốn nhiều thời gian, sức lực chưa thể coi là hành động có kĩ năng.
Thứ tư để hình thành được hành động có kĩ năng bao giờ cá nhân
cũng phải triển khai hành động ở dạng khái quát nhất, đầy đủ nhất đồng
thời tìm ra được các quy tắc quy luật chung có thể triển khai ở các dạng
tương tự.
Trên những quan điểm của những học giả về kĩ năng chúng tôi
hiểu: Kĩ năng là sự thực hiện có hiệu quả một hành động hay một hoạt
động nào đó đạt được mục đích đề ra.
Kĩ năng tự phục vụ
Lao động tự phục vụ là hình thức lao động nhằm thỏa mãn nhu
cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày nhằm chăm sóc cho bản thân như: tắm
rửa, cởi, mặc quần áo thu dọn giường ngủ, chải đầu, đi giầy dép [3,
tr204].
Theo Nguyễn Thị Hòa kĩ năng tự phục vụ là năng lực của một cá
nhân, được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày
nhằm chăm sóc cho bản thân như tắm rửa, ăn uống…[12].Tác giả cho
rằng người có kĩ năng tự phục vụ là người có nhận thức và kĩ năng trong
các hoạt động tự phục vụ bản thân.
Theo Lê Thu Hương kĩ năng tự phục vụ là năng lực hay khả năng
chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được
sử dụng để giải quyết tình huống hay cơng việc phục vụ cho chính mình

như tự nấu ăn, tự giặt quần áo [17].


Có thể hiểu: Kĩ năng tự phục vụ là sự thực hiện hành động của một cá
nhân để giải quyết tình huống hay cơng việc phục vụ cho chính mình, như tự
nấu ăn, tự giặt quần áo, tự xúc ăn, tự rửa mặt…mà không cần sự giúp đỡ của
người khác.
Giáo dục kĩ năng tự phục vụ
Khi xem giáo dục kĩ năng tự phục vụ là một hoạt động, dựa trên
khái niệm về giáo dục có thể hiểu kĩ năng tự phục vụ như sau:
Nghĩa rộng: “Giáo dục kĩ năng tự phục vụ là quá trình tác động
của giáo viên tới trẻ nhằm giáo dục cho trẻ những cách thức tiến hành
công việc hang ngày để phục vụ bản thân trẻ như ăn uống, vệ sinh cá
nhân… để giáo dục cho trẻ thói quen tốt, và khả năng tự chủ, chủ động
trong công việc” [14]. Khái niệm tương tự: “Giáo dục kĩ năng tự phục vụ
là q trình tồn vẹn, được tổ chức có mục đích có kế hoạch, thơng qua
các hoạt động và quan hệ giữa giáo viên và trẻ nhằm truyền đạt cho trẻ
những tri thức, cách thức và trẻ học được những kinh nghiệm xã hội của
loài người từ giáo viên ở lớp” [14].
Nghĩa hẹp: “Giáo dục kĩ năng tự phục vụ được hiểu là quá trình
tác động của giáo viên tới trẻ nhằm để giáo dục cho trẻ những kiến thức,
kĩ năng và hành vi ứng xử phù hợp với công việc tự phục vụ bản thân”
[14].
Tác giả Nguyễn Thị Hòa: “Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ có
thể
hiểu là q trình sử dụng các biện pháp khác nhau một cách khoa
học nhằm tác động tới trẻ từ đó hình thành ở trẻ kĩ năng tốt giúp trẻ biết
tự chăm sóc bản thân, đặc biệt là tự giác chủ động trong công việc”
[12].
Giáo dục kĩ năng tự phục vụ là một bộ phận quan trọng của giáo

dục lao động, nhằm hình thành những phẩm chất của người lao động mới


như yêu lao động, quý trọng người lao động, giáo dục kĩ năng tự phục vụ
cho trẻ mẫu giáo giúp trẻ nắm được các kĩ năng đơn giản phục vụ cho
sinh hoạt và chuẩn bị sau này cho trẻ tham gia vào đời sống lao động.
Có thể hiểu: “Giáo dục kĩ năng tự phục vụ là quá trình, do các
nhà giáo dục tổ chức nhằm phát triển ở cá nhân về một hoặc nhiều khía
cạnh nào đó, được sử dụng để giải quyết tình huống thực hiện cơng việc
tự phục vụ cho chính bản thân của đối tượng được giáo dục”.
Hoạt động trải nghiệm
Khái niệm hoạt động
Theo quan niệm thông thường: Hoạt động là sự tiêu hao năng
lượng thần kinh cơ bắp của con người khi tác động vào hiện thực khách
quan nhằm thỏa mãn nhu câu vật chất và tinh thần.
Theo quan niệm Triết học, Tâm lý học: Hoạt động là tác động qua
lại giữa con người và môi trường để tạo ra sản phẩm ở cả chủ thể và đối
tượng. Quá trình tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng sẽ cho kết
quả là cả chủ thể và đối tượng đều bị biến đổi. Có thể thấy rõ sự biến đổi
của đối tượng khi chủ thể tác động vào nó; cịn đối với chủ thể, sự biến
đổi chủ yếu xảy ra trên bình diện tâm lý, ý thức.
Trải nghiệm
Nhà triết học vĩ đại người Nga Solovyev V.S. quan niệm rằng “trải
nghiệm là kiến thức kinh nghiệm thực tế; là thể thống nhất bao gồm kiến
thức và kĩ năng. Trải nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người
và thế giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” [52].
Qua nghiên cứu các tài liệu triết học, ta có thể thấy được một số
cách để định nghĩa về trải nghiệm:
Trải nghiệm được đúc rút từ toàn bộ các hoạt động của con
người ở mọi mặt, như một thể thống nhất giữa kiến thức, kĩ năng, tình

cảm và ý chí. Đặc trưng bằng cơ chế kế thừa di sản xã hội, lịch sử, văn


hóa.
Trải nghiệm được đúc kết từ sự thống nhất của hoạt động tình cảm
- nhận thức.
Trải nghiệm là kiến thức mà ngay lập tức cho chủ thể ý thức được
và có cảm giác tiếp xúc trực tiếp với thực tế, cho dù đó là một thực tế
bên ngồi của các đối tượng và tình huống (nhận thức), hoặc các thực
tại của trạng thái ý thức (quan niệm, những kỉ niệm, xúc động…).
Trong các nghiên cứu tâm lý học, kinh nghiệm thường được coi là
năng lực của cá nhân, ví dụ Platon K.K. nhận định trải nghiệm cũng như
sự tích lũy của hiểu biết và năng lực (cá nhân, nhóm) hình thành trong
quá trình hoạt động, đào tạo và giáo dục, trong đó tổng hợp những kiến
thức, kĩ năng, khả năng và thói quen. Dưới góc độ của tâm lý học giáo
dục, A. N. Leontiev đã giải quyết được vấn đề trải nghiệm của nhân loại:
“Trong cuộc đời mình, con người đã đồng hóa kinh nghiệm của nhân
loại, kinh nghiệm của những thế hệ trước. Nó diễn ra dưới hình thức nắm
vững kiến thức và ở mức độ làm chủ kiến thức” [52]. Trong các tài liệu
sư phạm học, lý thuyết về trải nghiệm trở thành đối tượng nghiên
cứu. Trải nghiệm dưới góc nhìn sư phạm được hiểu theo một vài ý nghĩa
sau:
Trải nghiệm trong đào tạo là một hệ thống kiến thức và kĩ năng có
được trong q trình giáo dục và đào tạo chính quy;
Trải nghiệm là kiến thức, kĩ năng mà trẻ nhận được bên ngoài các
cơ sở giáo dục: thông qua sự giao tiếp với nhau, với người lớn, hay qua
những tài liệu tham khảo không được giảng dạy trong nhà trường…
Trải nghiệm (qua thực nghiệm, thử nghiệm) là một trong những
phương pháp đào tạo, trong điều kiện thực tế hay lý thuyết nhất định,
để thiết lập hoặc minh họa cho một quan điểm lý luận cụ thể.

Kinh nghiệm giảng dạy là hệ thống các phương pháp đào tạo được
giáo viên đúc kết và cải thiện dần trong quá trình làm việc thực tế của


mình.
Theo Wikipedia: “Trải nghiệm là kiến thức hay sự thành thạo một
sự kiện hoặc một chủ đề bằng cách tham gia hay chiếm lĩnh nó. Trong
triết học, thuật ngữ “Kiến thức qua thực nghiệm” chính là kiến thức có
được dựa trên trải nghiệm. Một người trải nghiệm nhiều ở một lĩnh vực
cụ thể nào đó có thể được coi như chuyên gia của lĩnh vực đó”. Khái
niệm “trải nghiệm” dùng để chỉ phương pháp làm ra kiến thức hay quy
trình làm ra kiến thức chứ không phải là kiến thức thuần túy được đưa ra,
là kiến thức dùng để đào tạo nghề nghiệp chứ không phải là kiến thức
trong sách vở.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng bản chất trải nghiệm của con
người có sự thay đổi về chất từ thời kì tiền hiện đại đến thời kì hiện đại
và hậu hiện đại.
Immanuel Kant so sánh kinh nghiệm với lý lẽ: “Khơng có cái gì,
quả thực, có thể tai hại hơn hay vớ vẩn hơn với nhà triết học là sự hấp
dẫn thô tục của cái gọi là kinh nghiệm. Kinh nghiệm như vậy không bao
giờ tồn tại nếu tại một thời điểm đích đáng, những tổ chức này (những
kinh nghiệm này) được hình thành cùng với các ý tưởng”.
Từ những quan điểm trên, theo tác giả: Trải nghiệm là tiến trình
hay là quá trình hoạt động năng động để thu thập kinh nghiệm tùy theo
nhiều yếu tố như môi trường sống và nhận định của mỗi người.
Hoạt động trải nghiệm
Học tập dựa vào trải nghiệm là hình thức học tập gắn liền với các
hoạt động có sự chuẩn bị ban đầu về kinh nghiệm và có phản hồi, trong
đó đề cao kinh nghiệm chủ quan của người học. Ngoài ra, học tập dựa vào
trải nghiệm còn được định nghĩa là “triết lý giáo dục, triết lý này nhấn

mạnh vào quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và trẻ cùng với những
kinh nghiệm trực tiếp của trẻ trong môi trường và nội dung học tập”


Học tập dựa vào trải nghiệm còn được coi như là triết lý cũng như
phương pháp luận mà ở đó nhà sư phạm thiết lập một cách có chủ đích
với người học trong hoạt động trải nghiệm trực tiếp ở môi trường học tập
và phản ánh để làm rõ ý nghĩa của bài học, nâng cao kiến thức và phát
triển kỹ năng của người học kết hợp trên vốn kinh nghiệm hiện có của
họ.
Trong luận văn này, tác giả hiểu học tập dựa vào trải nghiệm là hình
thức dạy học, trong đó giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn
các hoạt động để trẻ bằng vốn kinh nghiệm của cá nhân kết hợp tiếp xúc
trực tiếp với môi trường học tập, sử dụng các giác quan, tự lực chiếm lĩnh
kiến thức, hình thành kĩ năng và thái độ, hành vi.
Dựa vào khái niệm “Trải nghiệm” và “Hoạt động” tác giả xác định
khái niệm “Hoạt động trải nghiệm” như sau:
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động mà trẻ được trực tiếp tương
tác với các đối tượng trong môi trường thực tiễn và bằng kinh nghiệm
của mình sẽ có được kiến thức, kĩ năng, thái độ tích cực với mơi trường
xung quanh.
Giáo dục lao động tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
Mục tiêu giáo dục lao động tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo
Mục tiêu của giáo dục lao động tự phục vụ nhằm hình thành ở trẻ
sự yêu thích và hứng thú trong thực hiện lao động, giúp trẻ có được các
kĩ năng lao động tự phục vụ giản đơn phù hợp lứa tuổi trong sinh hoạt
hàng ngày của trẻ ở trường mầm non và ở gia đình trẻ.
Nhiệm vụ giáo dục lao động tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo
Các nhiệm vụ giáo dục lao động tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo gồm:
Giúp trẻ tìm hiểu những cơng việc tự phục vụ của người lớn, giáo

dục lịng tơn trọng với lao động tự phục vụ. Ở trường mầm non, trong
gia đình và mơi trường xã hội trẻ tiếp xúc với các lao động tự phục vụ


của người lớn, lúc đầu trẻ chỉ chú ý đến hành động tự phục vụ, các thao
tác, việc sử dụng công cụ, màu sắc công cụ lôi cuốn trẻ. Sau đó bản thân
trẻ tích lũy, cùng sự giải thích của cô giáo và mọi người xung quanh,
dần dần trẻ hiểu biết về thái độ lao động của người lớn, ý nghĩa, lợi ích
của lao động tự phục vụ, từ đó hình thành ở trẻ lịng tơn trọng đối với lao
động và giữ gìn kết quả của lao động.
Giáo dục trẻ các kĩ năng lao động tự phục vụ đơn giản phù hợp với lứa
tuổi.
Giáo dục cho trẻ những kĩ năng, kĩ xảo trong lao động tự phục vụ
đơn giản, xác định nội dung, trình tự dạy trẻ các kĩ năng lao động trên cơ
sở, đặc điểm lứa tuổi, yêu cầu giáo dục, yêu cầu vệ sinh và mức độ đòi
hỏi sức khỏe lao động. Tùy theo sự phát triển của trẻ mà nâng dần yêu
cầu với chất lượng, trình độ, nhịp độ cơng việc tự phục vụ.
Giáo dục trẻ có hứng thú với lao động tự phục vụ, phát huy tính
độc lập, tự giác, tích cực rèn luyện kĩ năng lao động tự phục vụ. Trong
quá trình giáo dục trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, giáo viên hình thành
ở trẻ lịng u thích, mong muốn được thực hiện các thao tác trong các
hoạt động tự phục vụ bản thân, chỉ cần đến sự giúp đỡ khi thật cần thiết.
Người lớn động viên trẻ thể hiện tính độc lập, tự giác, ghi nhận những
kết quả trẻ đạt được, khuyến khích trẻ kiên trì rèn luyện kĩ năng tự phục
vụ.
Nội dung giáo dục lao động tự phục vụ của trẻ mẫu giáo
Nội dung giáo dục lao động tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo phong
phú và đa dạng. Ở mỗi nhóm tuổi thì nội dung giáo dục lao động tự phục
vụ có các mức độ thực hiện và yêu cầu khác nhau. Do hành động được
lặp đi lặp lại hàng ngày, các kĩ năng tự phục vụ được trẻ lĩnh hội vững

chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tự thực hiện mà không cần sự giúp
đỡ của người lớn.


Nội dung kĩ năng tự phục vụ cần giáo dục cho trẻ mẫu giáo gồm
những kiến thức, thái độ, hành vi về kĩ năng tự phục vụ cốt lõi cần hình
thành, phát triển cho trẻ, nội dung bao gồm:
Hệ thống các kĩ năng lao động tự phục vụ như: kĩ năng rửa mặt,
rửa tay, mặc quần áo, uống nước, xúc ăn, cầm đũa, cầm dao, kéo…
Hệ thống những quy tắc, thao tác, hành vi cần thực hiện để giáo
dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ như các bước rửa tay, các bước rửa mặt,
các bước đánh răng theo trình tự nhất định.
Hệ thống những tình huống, bài tập, trị chơi, hành động luyện
thói quen, kỹ năng hành vi để đạt được mục đích giáo dục đề ra, hoặc
thay đổi hành vi theo hướng tích cực để đạt được chuẩn mực, yêu cầu.
Giáo dục cho trẻ thái độ tích cực, kiên định, trong q trình tập
luyện, rèn luyện thói quen, hành vi, giáo dục tính kỉ luật tự giác trong rèn
luyện kĩ năng lao động tự phục vụ cho trẻ.
Giáo dục kĩ năng tự phục vụ thông qua các công việc cụ thể, từ đó
hình thành các kĩ năng, kĩ xảo lao động cho trẻ. Bên cạnh việc củng cố
những kĩ năng đã có cần hình thành các kĩ năng phức tạp hơn.
Hình thức giáo dục lao động tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo
Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ có thể tiến hành trong tất cả
các hoạt động giáo dục hàng ngày vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe,
lễ hội, tham quan... Mỗi hoạt động có ưu thế riêng đối với từng kĩ năng
cụ thể, cần thiết với cuộc sống của trẻ.
Giáo dục theo chủ đề: Qua chủ đề bản thân, trẻ biết mình là ai, trẻ
sẽ hiểu được giới tính, tính tình, nhận biết các bộ phận trên cơ thể, từ đó
có thái độ tự giác phục vụ bản thân ….
Hoạt động học có chủ đích: Hoạt động học được tổ chức có chủ

định theo kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Hoạt động
học ở mẫu giáo được tổ chức chủ yếu dưới hình thức chơi, hoạt động


khám phá khoa học, làm quen với tác phẩm văn học, âm nhạc tạo hình...
Hoạt động vui chơi: Trẻ chơi ở các góc vui chơi như góc nấu ăn,
góc xây dựng, góc bác sĩ… biết được cách sử dụng những đồ dùng, vật
dụng ăn uống như cách cầm đũa, thìa, bát…Biết thực hiện những hành vi
trong ăn uống: Cách ngồi, cách lấy thức ăn, xếp bàn ghế… các hành vi
này sẽ được đưa vào trong các bữa ăn hàng ngày, từ đó hình thành kĩ
năng cho trẻ, qua vui chơi các kĩ năng tự phục vụ khác được hình thành
và phát triển. Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi
mẫu giáo. Có thể giáo dục kĩ năng tự phục vụ trong sinh hoạt cho trẻ
mẫu giáo bé thơng qua các loại trị chơi cơ bản như:Trị chơi đóng vai
theo chủ đề, trị chơi đóng kịch, trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò
chơi với phương tiện công nghệ thông tin…
Trong các nghi thức văn hố của lễ hội: Ngồi các hoạt động học
dưới hình thức chủ đề, trong chương trình các hoạt động vui chơi, trẻ
còn được làm quen với các lễ hội như Tết Nguyên Đán, ngày Nhà Giáo
Việt Nam, lễ hội 8/3…nhằm giúp trẻ nhận biết các ý nghĩa và nghi thức
văn hố của các ngày lễ, từ đó trẻ học được thói quen văn hóa trong lao
động tự phục vụ như tự trang trí lớp học...
Trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ: Giáo dục cho trẻ về tinh thần
trách nhiệm có thể là một nhiệm vụ không dễ dàng, giáo dục trẻ về trách
nhiệm bằng cách đưa ra công việc cụ thể của bé, chẳng hạn như dọn dẹp
chỗ chơi, đồ chơi, giúp cô bày bàn ăn, thực hiện công tác trực nhật được cô
giao hàng ngày…
Kĩ năng sống của trẻ được nhà trường giáo dục phối hợp trong các
hoạt
động học - vui chơi, mọi lúc mọi nơi và hình thành qua hành vi bắt

chước với người lớn, vai trò của giáo viên và phụ huynh rất quan trọng,
cần có sự thống nhất giữa lý thuyết và hành động ở mọi lúc mọi nơi. Các


×