Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP QUẢN lý GIÁO dục kĩ NĂNG tự PHỤC vụ CHO TRẺ 5 6 TUỔI ở các TRƯỜNG mầm NON HUYỆN mỹ đức, THÀNH PHỐ hà nội THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.03 KB, 36 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG
TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG
MẦM NON HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý giáo dục
kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm
non huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội thông qua hoạt
động trải nghiệm.
Nguyên tắc đề xuất biện pháp
Việc xác định những nguyên tắc đề xuất biện pháp có
ý nghĩa quan trọng mang tính chất quyết định. Trên cơ sở
những nguyên tắc đó, kiến nghị những biện pháp tồn diện
và mang tính hệ thống, phù hợp với thực tiễn và tính khả thi
cao.
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ
giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt
động trải nghiệm: Có ít nhất 90% trường mầm non có trang
bị một số đồ dùng kĩ năng tự phục vụ theo phương pháp
Montesori;
- Về giáo dục kĩ năng tự phục vụ: Phấn đấu 100%
trường mầm non trong toàn huyện thực hiện đưa nội dung


giáo dục kĩ năng tự phục vụ vào chương trình chăm sóc
giáo dục trẻ.
- Về giáo viên: Phấn đấu 100% trường (lớp) mầm non
có đủ giáo viên theo quy định và được bồi dưỡng, nâng cao
kiến thức, kĩ năng về giáo dục kĩ năng tự phục vụ, đặc biệt
là giáo dục kĩ năng tự phục vụ thông qua hoạt động trải
nghiệm.


Trên cơ sở đó để nhân rộng kết quả thực hiện tốt kết
quả của chuyên đề: Nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng
tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non thông qua
hoạt động trải nghiệm.
Để thực hiện được các nhiệm vụ và mục tiêu nói trên
địi hỏi đội ngũ CBQL và tập thể giáo viên, nhân viên trong
các nhà trường cũng phải phối hợp thực hiện tổ chức tốt các
hoạt động giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ góp phần
phát triển tồn diện cho trẻ. Việc đề xuất những biện pháp
cần phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu là cái đích mà tất cả mọi hoạt
động đều hướng tới thực hiện đó là việc cần làm trong việc
nghiên cứu. Mục tiêu của các biện pháp quản lý là nhằm


hướng đến việc thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng tự
phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm
đạt kết quả cao hơn và có chất lượng hơn trong các trường
mầm non hiện nay.
Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Hệ thống là tập hợp gồm nhiều phần tử có các mối
quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới
một mục đích chung. Các biện pháp nâng cao chất lượng
giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm
non thông qua hoạt động trải nghiệm phải được thực hiện
đồng bộ, tồn diện thì mới bổ sung và hỗ trợ được cho
nhau. Do đó khi đề xuất các biện pháp quản lý cần đảm bảo
được nguyên tắc này.
Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi thông

qua hoạt động trải nghiệm là hoạt động diễn ra thường
xuyên và được tổ chức dưới nhiều hình thức, có thể tích
hợp được trong nhiều hoạt động. Hiệu quả của các hoạt
động cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và các
yếu tố này thường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ràng
buộc, hỗ trợ nhau trong phạm vi của nhà trường.


Mỗi biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng tự phục vụ
cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thông qua hoạt động trải
nghiệm phải được tổ chức thực hiện một cách hợp lý, có sự
tác động đồng bộ nhằm tạo nên sự thay đổi rõ nét, tích cực
đến chất lượng giáo dục kĩ năng cho trẻ trong các nhà
trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện
cho trẻ.
Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua hoạt
động trải nghiệm là một nội dung quan trọng trong giáo dục
kĩ năng sống. Giáo dục kĩ năng tự phục vụ được xây dựng
và thực hiện trong chương trình giáo dục của nhà trường và
đã mang lại những kết quả tích cực cho trẻ. Tuy nhiên đứng
trước yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục mầm
non nói riêng, trước yêu cầu nhiệm vụ phải thực hiện đổi
mới được phương pháp, tăng cường thực hiện nội dung giáo
dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ theo hướng lồng ghép, tích
hợp các hoạt động giáo dục khác. Đặc biệt là phải nâng cao
được chất lượng giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6
tuổi ở các trường mầm non thông qua hoạt động trải nghiệm
giúp trẻ có được những kĩ năng cần thiết để tự phục vụ cho
bản thân và biết giúp đỡ những người xung quanh. Dựa trên



những kết quả đã thực hiện từ đó hệ thống lại các biện pháp
quản lý giáo dục kĩ năng tự phục vụ thông qua hoạt động
trải nghiệm sao cho vừa chọn lọc được các biện pháp cũ
vừa áp dụng được các thành tựu mới của khoa học quản lý
giáo dục, cập nhật xu hướng hiện đại của QLGD trong thời
kỳ mới, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai
đoạn hiện nay.
Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Trên cơ sở nghiên cứu những cơ sở lý luận và khảo sát
thực tế tại các nhà trường, phát huy được các kết quả đã đạt
được của đồng nghiệp và bản thân về quản lý giáo dục kĩ
năng tự phục vụ cho trẻ, từ đó tác giả đưa ra các biện pháp
quản lý giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua hoạt
động trải nghiệm một cách khả thi nhất để có thể áp dụng
vào thực tế cơng tác giáo dục trẻ trong các trườngmầm non
hiện nay. Các biện pháp quản lý này phải thuận lợi cho việc
thực hiện, mang lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục trẻ trong các nhà trường. Để đạt được
điều này các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm
một cách có căn cứ cần được thực hiện rộng rãi và được
điều chỉnh phù hợp để ngày càng hoàn thiện hơn.


Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng tự
phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm
của hiệu trưởng các rường mầm non
Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về sự
cần thiết của giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi

thơng qua hoạt động trải nghiệm
Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên
về ý nghĩa, tầm quan trọng, trách nhiệm của mỗi cá nhân
trong việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua
hoạt động trải nghiệm. Từ đó sẽ tạo ra động cơ, phát huy
được tính tích cực, chủ động của CBQL và GV khi tham gia
giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ. Đội ngũ CBQL và GV
cũng cần thực hiện nghiêm túc đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước, đổi mới hình thức, phương pháp giáo
dục trẻ theo định hướng lấy trẻ làm trung tâm, phát huy
được năng lực của trẻ, từ đó góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục mầm non nói chung và giáo dục kĩ năng tự phục
vụ của trẻ nói riêng.
Biện pháp cịn giúp cho đội ngũ giáo viên phụ trách
dạy lớp 5-6 tuổi nhận thức rõ được trọng trách của mình khi
dạy trẻ. Đây là lứa tuổi cần được các GV trang bị nhiều hơn
về kiến thức và kĩ năng để tự phục vụ bản thân mình, có khả


năng giúp đỡ người khác và chuẩn bị bước vào bậc học tiếp
theo. Từ nhận thức đó mỗi giáo viên sẽ phấn đấu nâng cao
hơn nữa về năng lực và phẩm chất sư phạm, đạo đức của
nhà giáo để cống hiến cho sư nghiệp giáo dục nhiều hơn
nữa.
Nội dung thực hiện
Mục tiêu nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và
GV về tầm quan trọng của việc thực hiện giáo dục kĩ năng
tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm
ở các trường mầm non cần quan tâm thực hiện các nội dung

cơ bản sau:
Đối với cán bộ quản lý: Cần nhận thức và nắm rõ được
vai trị và vị trí quan trọng của mình trong nhà trường, nắm
được xu thế phát triển của nền giáo dục và yêu cầu đặt ra
của bậc học mầm non với sự nghiệp phát triển của đất nước.
Từ đó nâng cao được ý thức, trách nhiệm của mình trong
việc quyết định sứ mệnh, uy tín của nhà trường đối với xã
hội. Càng sâu sát hơn trong việc quản lý chuyên môn của
giáo viên nhất là quản lý giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho
trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm. Nhìn nhận và đánh giá
đúng năng lực của giáo viên về số lượng và trình độ năng
lực, tác phong sư phạm để có kế hoạch phân cơng, giao


nhiệm vụ cụ thể, tổ chức kiểm tra đánh giá thường xuyên tổ
chức giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ.
Đối với giáo viên: Giúp cho giáo viên nhận thức đúng
đắn về vai trò và trách nhiệm, chức năng của mình trong
việc thực hiện một cách thường xuyên, hiệu quả, chất lượng
các hoạt động giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động trải nghiệm. Từ đó có ý thức tự bồi
dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của mình
để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
Cách thức thực hiện
- Xây dựng kế hoạch về hoạt động truyền thông nâng
cao nhận thức cho CBQL và GV. Bảng kế hoạch gồm có:
mục tiêu, hoạt động thực hiện, thời gian, người thực hiện,
nguồn lực, kết quả mong đợi… Kế hoạch này cần được tổ
chức thường xuyên và tập trung vào những thời điểm quan
trọng cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non

như: trước khi khai giảng năm học mới, trước chương trình
hội giảng…
- Tổ chức học tập, bồi dưỡng chuyên đề, nhiệm vụ
năm học, sinh hoạt chuyên môn, tập huấn để thực hiện việc
tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
triển khai các kế hoạch, nhiệm vụ năm học, cơng tác trọng
tâm…đến tồn thể CBQL và GV. Yêu cầu CBQL và GV


thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được hàng tháng,
hàng quý. Đồng thời các CBQL và GV cùng trao đổi và
chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau.
- Hiệu trưởng nhà trường lên kế hoạch tổ chức, mời
chuyên gia, giảng viên về lĩnh vực giáo dục thể chất đến để
tập huấn, giảng dạy về vai trị, mục đích, nội dung phương
pháp hình thức của giáo dục thể chất phát triển năng lực vận
động đối với trẻ cho tập thể giáo viên nhà trường.
- Ban giám hiệu ban hành quy chế làm việc của các
hoạt động trong nhà trường đặc biệt là quy chế chuyên môn
để đưa ra lấy ý kiến thống nhất của các tổ chuyên môn
trước khi áp dụng ra thực tế trong nhà trường.
- Nhà trường tổ chức các phong trào thi đua, cuộc vận
động cho CBQL và GV về các chủ đề: “Thi đua dạy tốt học tốt”; phong trào thi đua “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương
đạo đức tự học và sáng tạo”; thi giáo viên dạy giỏi các cấp;
Thi đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục kĩ năng tự
phục vụ cho trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm, đẩy mạnh
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…Qua
các phong trào thi đua để nâng cao tinh thần tự học, phát
huy sáng tạo trong đội ngũ, đồng thời là cơ hội để các
CBQL và GV học tập giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động

nói chung và giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ nói riêng.


- Xây dựng môi trường làm việc thân thiện để các giáo
viên yên tâm công tác, cởi mở trong việc trao đổi những
khó khăn, thắc mắc trong q trình thực hiện tổ chức giáo
dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua hoạt độn trải
nghiệm.
- Tạo cơ hội và điều kiện để các GV có cơ hội học tập
để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, đi thăm quan,
dự giờ các trường bạn về chuyên đề giáo dục kĩ năng tự
phục vụ cho trẻ để giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm,
tạo thêm niềm tin và sự yêu thích trong việc tổ chức các
hoạt động giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ tại trường và
lớp mình phụ trách.
- Hiệu trưởng cần có biện pháp đánh giá kết quả thực
hiện hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của CBQL và GV.
- Người CBQL cần phải tự bồi dưỡng để rèn khả năng
tư duy lý luận, tư duy khoa học, cùng với sự linh hoạt, nhạy
bén, tâm huyết sẽ tạo ra được uy tín trong việc quản lý.
Đồng thời CBQL phải ln tìm cách để thấu hiểu GV của
mình để đưa ra những quyết định quản lý phù hợp nhất.
- Luôn biểu dương, khen thưởng kịp thời những
CBQL và GV có thành tích xuất sắc trong việc triển khai,
thực hiện giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua
hoạt động trải nghiệm và kịp thời nhắc nhở, động viên


những GV làm chưa tốt để giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho
trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm trong các nhà trường

ngày càng đi lên.
Điều kiện thực hiện
Để biện pháp nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL
và GV về tầm quan trọng của việc thực hiện giáo dục kĩ
năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thông
qua hoạt động trải nghiệm đạt kết quả cao cần phải đảm bảo
các điều kiện sau:
- Cần làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, giáo dục
tuyên truyền về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa tầm quan trọng của
việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ ở trường mầm non
thông qua hoạt động trải nghiệm là một trong những yêu cầu,
nhiệm vụ cơ bản nhất để tập thể cán bộ giáo viên trong trường
cùng thực hiện.
- Sự tự giác, sự tự nhận thức của chính bản thân giáo
viên dạy lớp 5 tuổi ở các trường mầm non về ý thức trách
nhiệm của mình trong chăm sóc - giáo dục trẻ nói chung và
trong việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ nói riêng.
- Điều kiện về vật chất và tinh thần của giáo viên ở các
trường mầm non khi thực hiện dạy lớp 5-6 tuổi.


Quản lý đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức
giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua
hoạt động trải nghiệm
Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
- Tạo sự thay đổi về phương pháp, hình thức tổ chức
các hoạt động giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động trải nghiệm. Từ đó thúc đẩy sự chủ
động, sáng tạo từ phía giáo viên, kích thích sự hứng thú
tham gia hoạt động, rèn luyện kỹ năng, năng lực vận động

cho trẻ.
- Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kĩ
năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải
nghiệm sẽ góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của
nhà trường, là cơ sở cho việc tổ chức các hoạt động giáo
dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ một cách dễ dàng, thường
xuyên và có hiệu quả hơn.
Nội dung thực hiện
Hiểu và nắm bắt tâm lý trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và dựa
vào các nội dung giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6
tuổi để đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt
động giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ một cách sáng tạo,
phù hợp nhất để phát huy tối đa năng lực của trẻ, góp phần
vào sự phát triển tồn diện của trẻ. Tập trung đổi mới


phương pháp, hình thức tổ chức ở các hoạt giáo dục kĩ năng
tự phục vụ chủ yếu thông qua các hoạt động trải nghiệm
hàng ngày, hoạt động mọi lúc mọi nơi.
Cách thức thực hiện
Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt
động giáo dục có vai trị to lớn, quyết định đến chất lượng
của giáo dục mầm non. Muốn thực hiện được điều đó trước
hết hiệu trưởng các nhà trường phải chỉ đạo được việc xây
dựng chương trình giáo dục theo hướng đổi mới với một kế
hoạch cụ thể, chỉ tiết. Chỉ đạo giáo viên chủ động, tìm tịi,
sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp, hình thức giáo
dục, tạo sự hứng thú, mới lạ, kích thích trẻ hăng hái tham
gia hoạt động, tránh sự nhàm chán, thụ động. Đặc biệt, quan
tâm chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục kĩ

năng tự phục vụ thông qua hoạt động trải nghiệm.
- Chỉ đạo đổi mới, bổ sung nội dung giáo dục kĩ năng
tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi
Nếu như trước đây nội dung giáo dục kĩ năng tự phục
vụ cho trẻ 5-6 tuổi chỉ đơn giản là một số kĩ năng thơng
dụng trong chương trình giáo dục mầm non như: kĩ năng
rửa tay bằng xà phòng, đi vệ sinh và biết giật dây xả nước...
Nội dung đơn giản dẫn đến phương pháp, hình thức tổ chức
thực hiện của giáo nên cũng đơn giản.


Vì vậy, để trẻ có đa dạng các kĩ năng tự phục vụ thì
nhà trường cần chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên xây dựng, lựa
chọn các kĩ năng tự phục vụ phù hợp với khả năng của trẻ,
phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, của nhà trường.
- Chỉ đạo tăng cường giáo dục kĩ năng tự phục vụ
thông qua hoạt động trải nghiệm
Căn cứ theo mục tiêu đổi mới giáo dục là tăng cường
cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm. Việc giáo dục kĩ
năng tự phục vụ cho trẻ sẽ đơn giản, dễ dàng thực hiện và
đạt hiệu quả cao hơn khi được giáo viên tổ chức dưới hình
thức hoạt động trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm có thể
tiến hành mọi lúc, mọi nơi, miễn là giáo phải viên phải biết
tạo cơ hội cho trẻ được thao tác thực tế, được trải nghiệm
thực tế trong tất cả các hoạt động.
Ví dụ: Trong giờ ăn, thay vì việc giáo viên bê cơm,
chia cơm cho trẻ thì cần tạo cơ hội cho trẻ thực hiện kĩ năng
tự phục vụ bằng cách khuyến khích, động viên trẻ bê cơm
cho mình và thậm chí biết bê cơm chia cho bạn...
Trong giờ thể dục sáng, thay vì việc giáo viên phải

chuẩn bị sẵn các đồ dùng, dụng cụ thể dục cho trẻ để kịp
nhạc thể dục thì giáo viên tạo cơ hội cho trẻ tự biết lấy dụng
cụ thể dục bằng cách cho trẻ đi theo vòng tròn khi hết nhạc


dạo và tự lấy dụng cụ thể dục đi về vị trí tập theo đúng hàng
mà vẫn đảm bảo khơng bị nhỡ nhạc tập thể dục.
Trong giờ hoạt động góc, thay vì GV ấn định nội dung
chơi trong các góc, chuẩn bị hết các đồ dùng sẵn cho trẻ
chơi thì GV tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực, rèn luyện
kĩ năng tự phục vụ cho trẻ bằng cách đổi mới hình thức tổ
chức hoạt động góc: trẻ được tự lựa chọn nội dung chơi
trong góc, tự lấy đồ dùng và tự cất đồ dùng khi chơi xong...
- Tăng cường sử dụng các đồ dùng thực tế trong cuộc
sống hàng ngày để dạy trẻ kĩ năng tự phục vụ
Nếu như trước đây GV thường e ngại khi dạy trẻ sử dụng
dao, kéo, dĩa, bật lửa...vì sợ gây mất an tồn cho trẻ thì để đổi
mới, nhà trường và GV phải mạnh dạn đưa nội dung này vào
chương trình dạy trẻ kĩ năng tự phục vụ như: kĩ năng sử dụng
dao cắt dưa chuột, kĩ năng sử dụng dĩa...thậm chí có thể trẻ sẽ
bị đau, đứt tay, chảy máu...nhưng đó lại là một cách để GV
giúp trẻ nhận ra được đó là những vật sắc nhọn và phải thận
trọng, biết cách sử dụng để không bị đứt tay...
Điều kiện thực hiện
- Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện bồi dưỡng chun mơn
nghiệp vụ về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng
tự phục vụ thông qua hoạt động trải nghiệm cho giáo viên dạy lớp 5-6
tuổi trong trường như: Mời chuyên gia, cử đi tập huấn, tham quan, dự
giờ,cung cấp sách, tài liệu tham khảo...đồng thời nghiên cứu các quy



định, văn bảnhướng dẫn của Sở, phòng GD & ĐT về việc thực hiện
chương trình giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ và triển khai đến giáo
viên trong trường.
- Năng lực lập kế hoạch của đội ngũ cán bộ quản lý và năng lực tổ
chức các hoạt động GD kĩ năng tự phục vụ của đội ngũ giáo viên trong
nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên yêu nghề, tâm huyết, năng lực sư phạm, có
năng lực chun mơn, có phẩm chất đạo đức nhà giáo tốt, muốn cống
hiến với nhà trường và sự nghiệp giáo dục.
Tăng Cường quản lý bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội
ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho
trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm
Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
- Trang bị cho đội ngũ giáo viên những kiến thức về chuyên môn
nghiệp vụ nói chung và giáo dục kĩ năng tự phục vụ nói riêng. Đồng thời
giúp cho giáo viên nâng cao phẩm chất chính trị, rèn luyện đạo đức nghề
nghiệp và hồn thành các nhiệm vụ chuyên môn từ yêu cầu thực tiễn.
- Thực hiện việc đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng ở
mỗi giáo viên trong nhà trường, tăng cường việc tham gia tích cực vào
các hoạt động sinh hoạt chun mơn từ đó nâng cao chất lượng việc tổ
chức thực hiện các hoạtđộng giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ đáp ứng
được những yêu cầu của độ tuổi và lòng mong mỏi của phụ huynh.
- Góp phần nâng cao khả năng tổ chức các hoạt động giáo kĩ năng
tự phục vụ cho trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm và các hoạt động
khác của giáo viên và nhà trường.
Nội dụng của biện pháp
Trong bối cảnh xã hội phát triển đi lên hiện nay, yêu cầu về chất
lượng đội ngũ nhà giáo được coi là vẫn đề then chốt quyết định kết quả



chất lượng giáodục. Để bắt kịp với xu hướng đó, giáo dục mầm non nói
chung và giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt
động trải nghiệm nói riêng cần chú trọng đến việc bồi đưỡng đội ngũgiáo
viên ở các nội dung sau:
- Bồi dưỡng về nhận thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp, các
chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của ban ngành cấp trên
cho tập thể cán bộ giáo viên.
- Bồi dưỡng cho giáo viên các kiến thức về giáo dục mầm non,
nhất là các kiến thức về giáo dục kĩ năng tự phục vụ thông qua hoạt động
trải nghiệm mà giáo viên còn yếu: kỹ năng lập kế hoạch; đổi mới
phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng tự phục
vụ cho trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm; kĩ năng tổ chức hoạt
động ngoại khố; vấn đề đảm bảo an tồn cho trẻ khi tập luyện; kĩ năng
giao tiếp, ứng xử với trẻ và phụ huynh...
- Phát triển năng lực giáo dục, năng lực dạy học theo yêu cầu của
chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, yêu cầu nhiệm vụ năm học, yêu
cầu phát triển, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục thông qua các
hoạt động:
+ Tổ chức các phong trào thi đua: Thi giáo viên dạy giỏi, thi viết
sáng kiến kinh nghiệm.
+ Xây dựng các tiết dạy mẫu về giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho
trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trong nhà
trường học tập, rút kinh nghiệm.
+ Dự giờ, thăm lớp để nắm bắt chất lượng giáo viên từ đó có
hướng bồi dưỡng phù hợp.
+ Tổ chức các lớp học bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn, sinh hoạt
chuyên đề để nâng cao năng lực cho giáo viên.



+ Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các khoá học, lớp học bồi
đưỡng, đi tham quan, dự giờ, học tập để nâng cao trình độ.
+ Khích lệ giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để bổ sung kiến thức,
nâng cao năng lực cho bản thân.
Cách thực hiện
Việc bồi dưỡng, giúp đỡ, đào tạo ra những người giáo viên giỏi, có
tình u nghề mến trẻ, đặc biệt là bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên lớp 5
tuổi về giáo dục kĩ năng tự phục vụ thông qua hoạt động trải nghiệm. Để
làm tốt được nội dung này, các nhà trường cần thực hiện những bước
sau:
- Tuyên truyền đến 100% giáo viên hưởng ứng và thực hiện đúng
các cuộc vận động do Đảng, Nhà nước và ngành phát động như: “Học
lập và làmtheo tự tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào
thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực ”, cuộc vận
động: “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo” và có sự nhận
xét, đánh giá của Ban giámhiệu cuối mỗi kỳ, năm học.
- Hàng tháng, trong các cuộc họp hội đồng sư phạm, các buổi sinh
hoạt chuyên môn, Ban giám hiệu luôn triển khai đầy đủ các thông tư, chỉ
thị, văn bản của cấp trên cho tập thể giáo viên được biết.
- Ban giám hiệu có kế hoạch xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên vừa hồng vừa chuyên của nhà trường đề đáp ứng với yêu cầu ngày
càng cao của ngành giáo dục mầm non và của xã hội.
- Chọn, cử giáo viên đi học tập, bồi dưỡng, tập huấn theo hình
thức cuốn chiếu, ưu tiên giáo viên xung phong đi học và những giáo viên
cốt cán có khả năng lan toả các kiến thức đã học đến tập thể đi học trước.
Đồng thời có kế hoạch hỗ trợ kinh phí trong khả năng của nhà trường để
khích lệ phong trào tự học tập, nâng cao trình độ của giáo viên.


- Tổ chức hội thảo chuyên đề là hình thức rất hiệu quả để nâng cao

năng lực từng lĩnh vực cho giáo viên. Với chuyên đề “Giáo dục kĩ năng
tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm” có thể mời
giảng viên chuyên về giáo dục kĩ năng sống về giảng dạy, tập huấn. Việc
làm này giúp lấp đầy những lỗ hổng kiến thức bộ môn, đồng thời là cơ
hội để giáo viên được học hỏi những phương pháp, hình thức giáo dục
tiên tiến mới. Các nhà trường nên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn
vào dịp hè để 100% giáo viên được tham gia học tập trung và cũng để
tiết kiệm chi phí cho nhà trường khơng phải tổ chức nhiều buổi học theo
hình thức nhóm.
- Việc tổ chức các hội giảng, hội thi chuyên môn cấp trường như:
Giáo viên dạy giỏi, hội giảng chuyên đề “Giáo dục kĩ năng tự phục vụ
cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm”, viết sáng kiến
kinhnghiệm, thi làm đồ dùng dạy học tự tạo... là cách thức hiệu quả giúp
thúc đẩy khả năng sáng tạo, sự nỗ lực trong cơng việc của mỗi giáo viên.
Đó cũng là cơ hội để các giáo viên được tham gia học hỏi, rút kinh
nghiệm qua những nhận xét,đánh giá của ban giám hiệu và đồng nghiệp.
Kết quả các hội thi sẽ giúp nhà trường biết được giáo viên còn hạn chế ở
nội dung nào để kịp thời bồi dưỡng cho phù hợp, đồng thời qua đó cũng
tìm được những cá nhân xuất sắc, tâm huyết để có kế hoạch bồi dưỡng
nâng cao để tham dự các cuộc thi ở những cấp cao hơn.
- Tổ chuyên môn bám sát vào lịch bồi dưỡng chuyên môn của nhà
trường để tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn phù hợp với năng lực,
trình độ của giáo viên và đáp ứng được với nguyện vọng, yêu cầu cần
bồi dưỡng của giáo viên trong trường.
- Tổ chức cho giáo viên đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các
trường điểm, trường tiến tiến xuất sắc về chuyên đề “Nâng cao chất


lượng giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm
non thông qua hoạt động trải nghiệm” trong Huyện và Thành phố từ đó

lĩnh hội được những điểm mạnh, những phương pháp, hình thức mới,
những cách trang trí mơi trường, cách tổ chức các sự kiện...để về nhân
rộng trong nhà trường mình.
- Một hình thức cũng rất hiệu quả trong việc bồi dưỡng chuyên
môn của giáo viên đó là dự giờ, thăm lớp. Thơng qua việc dự giờ, ban
giám hiệu sẽ nắm bắt được tình hình giảng dạy, việc chuẩn bị lên lớp,
chất lượng dạy học của giáoviên từ đó sẽ trao đổi với giáo viên để giáo
viên biết được khả năng của mìnhđến đâu, khắc phục những hạn chế
phát huy những mặt mạnh trong những giờhọc tiếp theo.
- Ln khích lệ giáo viên tự bồi dưỡng, học hỏi, nâng cao khả
năng của mình về các nội dung mà mình cịn hạn chế hay những nội
dung đang được nhà trường và ngành học quan tâm. Đối với giáo viên
mầm non, việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường đã chiếm hết thời gian
trong ngày, vì vậy việc bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên theo các
hình thức tập trung đơi khi rất khó thực hiện.Từ đó đòi hỏi mỗi giáo viên
phải nâng cao tinh thần tự học tập bồi dưỡng mọi lúc, mọi nơi. Có thể
học tập từ sách báo, mạng internet, học từ đồng nghiệp, từ những gương
điền hình trong Huyện, Thành phố...nhằm nâng cao năng lực bản thân,
đápứng được yêu cầu phát triển của xã hội.
Điều kiện thực hiện
- Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mầm
non về kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ
5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm cần được tổ chức thường xuyên
để đem lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên để hoạt động này được thực hiện
thường xun thì cần phải có các điều kiện về:


- Sự quan tâm, tạo điều kiện của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo
dục và Đào tạo, địa phương, các nhà trường trong việc tạo điều kiện cho giáo
viên có cơ hội được học tập, thi cử, tập huấn nâng cao trình độ chun mơn

nghiệp vụ.
- Ban giám hiệu nhà trường phải nhận thức được tầm quan trọng
của cơng tác bồi dưỡng đội ngũ, từ đó mới có biện pháp bồi dưỡng phù
hợp tới giáo viên, giúp nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo
dục kĩ năng tự phục vụ nói riêng.
- Các giáo viên phải có trình độ chun mơn, năng lực sư phạm,
có phẩm chất nhà giáo nhất định, đồng thời có nhu cầu và ý thức học tập
nâng cao trình độ. Trên cơ sở đó việc bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ
cho giáo viên của nhà trường sẽ trọng tâm và đạt kết quả tốt hơn.
Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng tự phục
vụ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thông qua hoạt động trải nghiệm
Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
- Kiểm tra là chức năng rất quan trọng và không thể thiếu của nhà
quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kĩ năng tự phục
vụ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm của giáo viên trong
nhà trường. Việc thực hiện các hoạt động giáo dục kĩ năng tự phục vụ
thông qua hoạt động trải nghiệm mọi lúc, mọi nơi...có được thực hiện nề
nếp, nghiêm túc, hiệu quả hay khơng chính là phụ thuộc vào ý thức,
trách nhiệm của mỗi giáo viên dưới sự giám sát, kiểm tra, đánh giá của
ban giám hiệu nhà trường. Chính vì vậy nhà quản lý phải thực hiện
nghiêm túc, thường xuyên công tác này để đưa chất lượng giáo dục kĩ
năng tự phục vụ cho trẻ được nâng lên.
- Việc kiểm tra, đánh giá giúp Hiệu trưởng nắm bắt được tình hình
của đội ngũ giáo viên, nắm bắt được thực trạng tổ chức hoạt động, tình


hình thực hiệnnhiệm vụ giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động trải nghiệm, từ đó có sự đơn đốc, uốnnắn, hay phát
huy thế mạnh để thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Từ việc xử lý thông tin sau kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục

kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm, nhà
quản lý sẽ có những bước điều chỉnh kịp thời nếu có sai sót nhằm nâng
cao hơn nữa hiệu quả quản lý đối với công tác này.
Nội dung của biện pháp
Xây dựng kế hoạch kiểm trạ, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng
tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm trong nhà
trường:
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ hoạt động giáo dục kĩ năng
tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường ngay từ đầu năm học và có
thơng báo trong Hội đồng nhà trường.
+ Kiểm tra hồ sơ số sách, kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục
kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm.
+ Kiểm tra việc tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng tự phục vụ
cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm của giáo viên từ: Thể
dục sáng, hoạt động dạo chơi, hoạt động mọi lúc mọi nơi, hoạt động
ngày lễ hội..từ đó đánh giá được chấtlượng giáo viên và chất lượng của
các hoạt động này.
+ Kiểm tra về cơ sở vật chất, môi trường, các trang thiết bị, đồ dùng
phục vụ cho hoạt động giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi của nhà
trường.
+ Kiểm tra việc đánh giá trẻ theo các mục tiêu về giáo dục kĩ năng
cho trẻ 5-6 tuổi.
Cách thức thực hiện


Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra đã xây dựng, Hiệu trưởng ra quyết
định thành lập ban kiểm tra hoạt động giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho
trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm trong nhà trường. Ban kiểm
tra gồm các thành phần: Đại diện Ban giám hiệu, tổ chun mơn, giáo
viên cốt cán có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao và hiểu biết

tốt về hoạt động giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua
hoạt động trải nghiệm.
Các tiêu chí đánh giá phải phù hợp, sát với các nội dung trong
hoạt động giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ. Đồng thời hiệu trưởng
cần phổ biến các tiêu chí đánh giá đến tập thể giáo viên để kích thích
giáo viên phấn đấu, đầu tư về mọi mặt nhằm đạt kết quả cao trong q
trình kiểm tra.
Hiệu trưởng ln xác định được tầm quan trọng của việc kiểm tra
đánh giá đối với giáo viên. Từ đó qn triệt để cơng tác kiểm tra, đánh
giá được kháchquan, chính xác, cơng bằng, theo đúng tiêu chuẩn đánh
giá đã đề ra. Giáo viên sẽ thấy được sự đánh giá thực chất, công tâm để
phát huy thế mạnh của mình và cố gắng hơn nữa trong hoạt động giáo
dục.
Có nhiều hình thức kiểm tra hoạt động giáo dục kĩ năng tự phục
vụ thông qua hoạt động trải nghiệm của trẻ 5-6 tuổi như: Kiểm tra định
kỳ, kiểm tra có báo trước, kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện, kiểm tra
việc thực hiện chuyên đề. Bởi vậy ban kiểm tra cần cân đối giữa các hình
thức kiểm tra sao cho phù hợp với tính chất hoạt động và thời điểm tổ
chức hoạt động. Có sự kết hợp giữa kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột
xuất; đan xen giữa việc kiểm tra của ban giám hiệu và của tổ chuyên
môn; huy động kiểm tra chéo giữa các lớp trong khối, giữa các giáo viên
với nhau.


Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng
tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi phải thường xuyên, tránh việc mang kết quả
kiểm tra, đánh giá cuối năm ra làm kết quả đánh giá khả năng sư phạm,
trình độ của giáo viên và chất lượng tổ chức hoạt động cho cả năm học.
Hiệu trưởng thường xuyên dự giờ giáo viên để đánh giá việc thực hiện
chương trình giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi, đánh giá việc

đưa các kĩ năng lồng ghép vào hoạt động. Qua việc dự giờ sẽ giúp nâng
cao ý thức tự giác trong công việc của giáo viên, đồng thời cũng giúp
hiệu trưởng nắm bắt được khả năng sư phạm, phương pháp giảng dạy,
việc thực hiện nề nếp chuyên môn,việc sử dụng các trang thiết bị phục
vụ dạy học của giáo viên ở mức nào đề kịp thời điều chỉnh và bồi dưỡng.
Sau khi dự giờ, cần có những phân tích, đánh giá sư phạm về hoạt động
của giáo viên, cuối cùng là kết luận của ban giám hiệu, ghi biên bản
kiểm tra và lưu vào hồ sơ của giáo viên.
Trong khi kiểm tra, ban kiểm tra cần ghỉ rõ nội dung kiểm tra giáo
viên, cụ thể từng hoạt động qua các bước của giáo viên, chỉ ra ưu điểm
và tồn tại của hoạt động đó. Đồng thời giúp đỡ giáo viên khắc phục
những điểm yếu, tư vấn gợi ý giáo viên các cách làm mang lại hiệu quả
giáo dục cao hơn. Qua quá trình kiểm tra như trên sẽ giúp nhân rộng
được những điển hình trong đội ngũ giáoviên của nhà trường, làm bàn
đẩy cho các giáo viên khác noi theo. Việc kiểm tra cũng giúp hiệu trưởng
kịp thời phát hiện, ngăn ngừa được những hướng đi sai trong việc tổ
chức các hoạt động giáo dục và còn là cơ sở để tiến hành việc xử lý nếu
giáo viên có vi phạm trong việc thực hiện quy chế chuyên môn trong nhà
trường.
Khen thưởng, động viên kịp thời cho các thành viên trong ban
kiểm tra bằng cả tinh thần và vật chất nhằm tạo động lực cho họ cố gắng


thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá một cách có trách nhiệm, có chất
lượng và đúng tiến độ.Việc đánh giá thực chất, khách quan sẽ tạo hình
ảnh tốt cho ban kiểm tra và thúc đẩy giáo viên cố gắng cống hiến nhiều
hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của mình.
Từ kết quả đánh giá, hiệu trưởng chỉ đạo tiến hành sơ, tổng kết
việc thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động trải nghiệm của giáo viên từ khối, đến toàn nhà

trường.
Điều kiện thực hiện
- Ban giám hiệu căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của các cấp,
các ngành để lập kế hoạch đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục kĩ
năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm một
cách chi tiết, cụ thể. Việc kiểm tra đánh giá hoạt động này cần thực hiện
theo đúng chuẩn, với các tiêu chí rõ ràng và phải được cơng khai thực
hiện ngay từ đầu năm học.
- Nhận thức của nhà quản lý về tầm quan trọng của việc phải thực
hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá.
- Đội ngũ giáo viên mầm non cần có lập trường, tư tưởng vững
vàng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có sự tương trợ, giúp đỡ lẫn
nhau trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục kĩ năng tự phục vụ.
- Quá trình kiểm tra đánh giá cần khách quan, thực chất để nhân
rộng, thúc đẩy mặt tốt và ngăn ngừa, hạn chế mặt tiêu cực.
- Sự quan tâm của hiệu trưởng trong việc bồi dưỡng cho CBQL
và giáo viên kĩ năng đánh giá theo hướng đổi mới nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi trong nhà trường
thông qua hoạt động trải nghiệm


×