Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

CƠ sỏ lý LUẬN về QUẢN lý HOẠT ĐỘNG GIÁO dục đạo GIÁ TRỊ SỐNG CHO học SINH ở TRƯỜNG TRUNG học cơ sở THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.4 KB, 54 trang )

CƠ SỎ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC ĐẠO GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Giá trị sống là một vấn đề đã được đề cập đến rất sớm
trong lịch sử .Các nghiên cứu bên ngoài: Giá trị sống (Living
values) đã là một vấn đề rất quan tâm của những nhà triết gia
trong lịch sử nhân loại.Họ đề cập đến vấn đề giá trị cuộc sống
như một vấn đề quan trọng xã hội loài người với những câu hỏi:
Cuộc sống của chúng ta là gì? Giá trị cuộc sống? Phẩm giá của
con người là những điều gì? Có hay khơng những quyền hạn
của con người? Đức tính nào của con người là quan trọng. Con
người muốn đạt được giá trị sống đích thực cần học tập trau dồi
củng cố để hình thành và phát triển nhân cách tồn diện. Do
vậy giá trị sống khơng chỉ đơn thuần giáo dục trong phạm vi
hẹp mà nó khái qt nghiên cứu và hình thành lí luận trong hệ
thống giáo dục con người nói chung và học sinh trong nhà
trường nói riêng. Trong xã hội phát triển ngày nay cùng với sự
hội nhập và phát triển nền kinh tế khoa học công nghệ mở ra
nhiều cơ hội lớn cho sự phát triển của đất nước. Bên cạnh đó lại
gặp khơng ít khó khăn thử thách địi hỏi chúng ta cần học tập


trau rồi tích lũy kiến thức để bắt kịp với thời cuộc hòa nhập với
thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc truyền thống văn hóa dân
tộc và giá trị cốt lõi của con người Việt Nam. Chính vì vậy
ngành giáo dục nước ta phải có chiến lược phát triển phù hợp
đem lại hiệu quả trong giáo dục con người.
Đảng và nhà nước ta với chủ trương xây dựng một nền


văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở phát huy giá trị
truyền thống kết hợp với tinh hoa văn hóa nhân loại. Nghị
quyết Trung ương 5 khóa VIII đề ra đường lối đổi mới chú
trọng phát triển nhân cách đạo đức lối sống tập chung các giá trị
cơ bản của văn hóa truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa vă
hóa nhân loại, giá trị cốt lõi nhân văn của chủ nghĩa Mác -Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều đó sẽ tạo ra những biến đổi
trong sự phát triển nhân cách con người. Trong đó có sự tập
trung thang giá trị,. định hướng giá trị, khuyến khích con người
tích cực, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, vượt qua
mọi thử thách, tự tạo cho mình giá trị bản thân đồng thời góp
phần tạo dựng cho gia đình và đóng góp vào sự phát triển cộng
đồng xã hội.
Nghiên cứu nước ngoài.
Các nghiên cứu bên ngoài.
Cuốn "Những giá trị sống cho tuổi trẻ" (2010) của
Dlanetillman, phát triển 12 giá trị xã hội và cá nhân cơ bản là :


hạnh phúc, hợp tác, tự do, trung thực, khiêm tốn, tình u
thương, hịa bình, tơn trộng, trách nhiệm , giản dị, đoàn kết,
khoan dung
Ủy ban giáo dục quốc tế thế kỷ XXI (Viết tắt là TCDE
xuất bản cuốn sách "Tôi tin có thể làm được ").Nội dung đề cập
đến học cách làm người, học cách ứng xử xã hội.
Vào những năm đầu thế kỷ XXI với sự hợp tác của các
nhà nhà giáo dục trên thế giới và cùng sự hỗ trợ của UNESCO,
tài trợ của ủy ban quốc tế và UNICFF của Tây Ban Nha đã cho
gia đời cuốn sách :"Những giá trị sống : Một chương trình giáo
dục ". Chương trình đã đưa ra những hoạt động giá trị khác

nhau dựa trên kinh nghiệm và những phương pháp thực hành
đối với các giáo viên, huấn luyện viên, những thanh niên muốn
tìm hiểu và phát triển 12 giá trị sống căn bản của con người
[17].
Chương trình giáo dục giá trị sống chính thức được triển
khai từ một dự án quốc tế bắt đầu từ năm 1995 do trường đại
học Brahmakumarit thực hiện nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành
lập Liên hợp quốc. Nhằm kêu gọi sự chia sẻ cho một thế giới
tốt đẹp hơn. Dự án quốc tế về giá trị sống đã được triển khai
trên 100 nước đã đưa ra 12 giá trị sống mang tính phổ cát đó là:
Hợp tác, tơn trọng, u thương, tự do, hạnh phúc, khiêm
nhường, khoan dung, giản dị, trách nhiệm, hịa bình, đoàn kết,


trung thực. Khẳng định lòng tin vào quyền cơ bản của con
người về phẩm chất nhân cách giá trị của mỗi người.
Những nghiên cứu nước ngoài cho thấy nhân cách con
người với giá trị sống căn bản là nền tảng đạo đức cốt lõi được
xem là vấn đề quan trọng luôn được các nhà giáo dục trên thế
giới quan tâm và nghiên cứu.
Trong khi đó hiểu được nguồn gốc căn bản cốt lõi của giá
trị sống ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nhân cách
học sinh, nhiều nước trên thế giới rất chú trọng thực hiện đưa
chương trình giáo dục giá trị sống và ky năng sống cho học sinh
vào trường học.
Ở Pháp thế kỷ XXI theo đề xuất của Edgard Mong là phải
giảng dạy con người hiểu rõ được hoàn cảnh sống và khả năng
hoạt động như thế nào? Trong điều kiện nào? Xử lý những tình
hưống gặp phải trong cuộc sống bằng cách nào? Học cách sống
ra sao?

Triết lý giáo dục Mỹ thế kỷ XXI cũng cho rằng : Cần
nâng cao kỹ năng giao tiếp qua nhiều hình thức, chức năng
khác nhau như nghe, nói, đọc, viết và cần phát triển khả năng tư
duy vấn đề, suy ngẫm, đánh giá, nhận xét sự vật, sự việc hiện
tượng của học sinh.
Ở Nhật thế kỷ XXI với mô hình giáo dục khơng đánh giá
học sinh, sinh viên qua năng lực hiểu các môn học mà đánh giá


khả năng giải quyết vấn đề của đời sống thực tiễn. Nội dung
giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống đã được tích hợp trong
các mơn học và các hoạt động giáo dục thơng qua trải nghiệm.
Ngồi ra cịn thông qua các dự án như giáo dục bảo vệ môi
trường, giáo dục các loại bệnh dịch, các tệ nạn xã hội và giáo
dục phịng tránh thương tích cho bản thân,…
Ở khu vực Đơng Nam Á thì giáo dục giá trị sống và kỹ
năng sống cũng được nghiên cứu triển khai ở một số nước như:
Lào được lồng ghép vào hương trình đào tạo ở các trường sư
phạm. Campuchia chương trình giáo dục vấn đề này cũng đưa
vào giảng dạy tích hợp các mơn cơ bản của chương trình học.
Nghiên cứu trong nước.
Để triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng.
Chính phủ đề ra các chương trình khoa học cấp nhà nước trong
đó có chương trình "Chiến lýợc phát triển toàn diện con ngýời
Việt Nam trong giai ðoạn cơng nghiệp hóa hiện ðại hóa ðất
nýớc" tác giả Phạm Minh Hạc làm chủ biên cùng tập thể các
cán bộ nghiên cứu trong và ngoài viện khoa học giáo dục Việt
Nam. Với kết quả thực nghiệm ðã có, nên cơng trình này đi sâu
nghiên cứu, phân tích cơ sở khoa học của chiến lược phát triển
toàn diện con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ đó

nêu lên một số định hướng chiến lược và giải pháp nhằm xây
dựng phát triển con người Việt Nam về trí tuệ tài năng, phẩm
chất đạo đức, giá trị thẩm mỹ và phát triển thể chất con người.


Trên cơ sở lí luận nghiên cứu triển khai thực tiễn giáo dục về
giá trị cho học sinh. Ngày nay khoa học giáo dục đang hướng
vào nghiên cứu giá trị sống, kỹ năng sống nhằm đem lại hiệu
quả cao trong mục tiêu giáo dục học sinh.
Trong thời gian gần đây, hội khoa học tâm lý giáo dục Hà
Nội đã tổ chức hội thảo khoa học" Nghiên cứu về giá trị sống
cho học sinh tiểu học Hà Nội trong giai đoạn hiện nay".
Chương trình mang số 01X - 12 / 03 - 2011 - 2 với sự tham gia
của nhiều nhà khoa học như: Phạm Minh Hạc, Đặng Quốc Bảo,
Mạc Văn Trang, Hà Nhật Thăng.
Có nhiều tác giả có cơng trình nghiên cứu giá trị sống ,
một số người có những nghiên cứu mang tính hệ thống giáo dục
giá trị sống, kỹ năng sống ở VIệt Nam như tác giả Nguyễn
Thanh Bình; "Thực trạng và hoạt đơng giá trị sống, kỹ năng
sống cho học sinh THCS" Tạp chí quản lý giáo dục số 74 2015
của Nguyễn Phi Nga; "Phương pháp giáo dục giá trị sống kỹ
năng sống" đề cặp đến 12 giá trị sống cót lõi; Tác giả Nguyễn
Mỹ Lơc, Đinh Thị Kim Thoa, Bùi thị Thúy Hằng với giáo dục
giá trị sống và kỹ năng cho học sinh TH. Trong giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh phổ thông (2013) tác giả đã triển khai
nghiên cứu về tổng quan về giá trị sống, kỹ năng sống, các
phương pháp tiếp cận giá trị sống, kỹ năng sống trong giáo dục
ở nhà trường Phổ thông. Đồng thời đề xuất một số chủ đề giáo
dụ kỹ năng sống cho học sinh. Nguyễn Công khanh là tác giả



của cuốn sách" Phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng
sống "Trong đó nội dung đề cặp đến 12 giá tri cốt lõi và hệ giá
trị cần đạt đối với lứa tuổi học sinh THCS. Đồng thời tác giả
còn tập trung nghiên cứu về phương pháp giáo dục giá trị sống
mà tiêu biểu là cách thức phù hợp nhất để giáo dục giá trị sống
cho học sinh. Cách thức giáo dục gía trị sống mà tác giả đề
cặp là thông qua những câu chuyện cảm động, câu hỏi tự vấn
lương tâm, nhận thức kinh nghiệm, tương tác, tranh luận, quan
sát trải nghiệm thực tế và bằng những trải nghiệm cảm xúc [11].
Các tác giả Nguyễn Thị Liên (chủ biên), Nguyễn Thị
Hằng, Tưởng Duy Hải, Đào Thị Ngọc Minh, nghiên cứu các
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thơng
dưới gó độ khai thác cá hoạt động ngồi giờ lên lớp, các hoạt
động trải nghiệm để giáo dục đạo dức giá trị sống cho học sinh
[13].
Tác giả Hà Nhật Thăng trong cuốn " Giáo dục hệ thống
giá trị đạo đức nhân văn" (23) năm 1998 đã tái bản nhiều lần
đề ra những giá trị cần trang bị cho học sinh sinh viên nắm
vững hệ thống giá trị cốt lõi là cơ sở hình thành nhân cách rèn
luyện thế hệ trẻ những hành vi tương ứng với hệ thống đạo đức
nhân văn phù hợp với nhu cầu phát triển của thời đại.
Ngồi ra nhiều cơng trình nghiên cứu luận văn về lĩnh vực
giá trị sống và giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải
nghiệm của thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu thành công về đề tài này.


Đây là những tiền đề để đưa ra giáo dục giá trị sống cho học
sinh nhằm mang lại hiệu quả tích cực góp phần vào nâng cao
giáo dục tồn diện, nâng cao chất lượng nguồn lực phục vụ mục

tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Những nghiên cứu trên cho thấy nhân cách con người Việt
Nam là sự kết hợp giũa những giá trị truyền thống và tiếp thu
những giá trị đương đại. Các nhà giáo dục của chúng ta rất quan
tâm nghiên cứu và luôn được bồi đắp trong suốt chiều dài của
lịch sử dân tộc trong thời kỳ dụng nước và giữ nước.
Trong những năm qua, đất nước ta thực hiện đổi mới công
tác giáo dục, đã chú trọng công tác giáo dục giá trị sống trong
nhà trường. Một số tác giả quan tâm nghiên cứu về vấn đề giáo
dục giá trị sống. Tuy nhiên cịn rất ít cơng trinh nghiên cứu giải
quyết những vấn đề giá trị sống ở một bậc học cụ thể, trên địa
bàn cụ thể. Các cơng trình nghiên cứu giáo dực tập trung vào
nâng cao kỹ năng sống cho học sinh, trong khi đó giá trị sống
mới là nền tảng, là cái gốc của mọi hành vi ứng xử để hình
thành nhân cách cho học sinh thì chưa nhiều.
Do vậy tác giả mong muốn đề tài của mình được ứng
dụng trong thực tế. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động
hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm
ở các trường Trung học cở sở trên địa bàn huyện Mỹ Đức
Thành phố Hà Nội. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục


toàn diện cho học sinh trong nhà trường THCS của huyện Mỹ
Đức.
Một số khái niệm cơ bản và đăc điểm chức năng.
Khái niệm giá trị sống và giáo dục giá trị sống học sinh.
Khái niệm giá trị.
Những nghiên cứu ở nước ngồi:
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về định nghĩa về giá trị.
Tunesaburo Makiguchi (1994) ông định nghĩa "Giá trị là sự thể

hiện có tính định hướng mối quan hệ giữa chủ thể đánh giá và
đối tượng của đánh giá" [9, tr 104].
Kluckhohn xem "Xác định giá trị là khái niệm hiện hoặc
ẩn liên quan đến nguyện vọng xác định của cá nhân hay tập
thể, đem lại ảnh hưởng cho khả năng cững như cách lựa chọn
phương tiện mục đích hành vi "[3, tr 38 ].
Ở nước Mĩ giáo dực giá trị sống được tiến hành thơng qua
chương trình giáo dục theo quy định của chính quyền các bang.
Chương trình này đề ra kế hoạch triển khai rất cụ thể từ việc
xây dựng kế hoạch, tài liệu giảng dạy, các hoạt động thực
hiện...
Theo từ điển Tiếng Việt (Nhà xuất bản Khoa học xã hội) :
Giá trị là cái con người dùng làm cơ sở để xem xét một con
người, cái mà con người dựa vào xẹm xét dó là các mặt như


đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài năng. Giá trị cũng là những
quan niệm về cái đẹp, điều thiện trong xã hội.
Những nghiên cứu trong nước:
Về giá trị theo Phạm Minh Hạc (2012) cho rằng "Giá trị
là cái quy định mục đích của hoạt động " [3, tr 22].
Với Phạm Thành Nghị (2013) ông cho rằng "Giá trị là
những cái có ý nghĩa phản ánh trong niềm tin, thái độ, mục
đích, cảm xúc đã được đánh giá lựa chọn phản ánh mối quan
hệ chủ thể - khách thể trong những điều kiện lịch sử, xã hội,
phụ thuộc vào trình độ phát triển nhân cách" [5, tr 236].
Còn Huỳnh Văn Sơn (2012) ".Giá trị là những cái hữu
ích, cần thiết, có ý nghĩa đối với một cá nhân, tập thể và xã hội.
Nó có thể giúp con người vươn tới để con người đạt được mục
đích nào đó" [6, tr 165].

Như vậy giá trị là sự phản ánh mối quan hệ đánh giá giữa
chủ thể với khách thể diễn ra trong những điều kiện lịch sử - xã
hội cụ thể và trình độ phát triển nhân cách của chủ thể trên
nguyên tắc có ích lợi quan trọng, cần thiết đối với sự tồi tại và
phát triển của chủ thể
Khái niệm giá trị sống.
Giá trị ở đây chúng ta hiểu, khi mà mỗi cá nhân xem xét
phân tích, đánh giá, lựa chọn mục tiêu trong q trình hoạt
động nó trở thành giá trị sống của mỗi cá nhân con người.


Giá trị sống là quá trình cá nhân chiếm lĩnh lấy những giá
trị do loài người sáng tạo, đồng thời góp phần tạo thêm những
giá trị mới thơng qua hoạt động traỉ nghiệm của bản thân trong
q trình tích cực hoạt động thực tiễn phù hợp với những điều
kiện xã hội - lịch sử cụ thể nhất định và trình độ phát triển nhân
cách của mình, kích thích mọi hoạt động tích cực, chủ động,
sáng tạo của chủ thể khơng ngừng vươn tới và vận dụng chúng
trong mối quan hệ của mình với thế gới xung quanh.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh những đức tính gắn liền với
giá trị sống của con người là Cần, kiệm, liêm, chính, chí, cơng,
vơ, tư, trung với nước, hiếu với dân, cần cù, năng động, sáng
tạo...
Bàn về giá trị sống Nguyễn Công Khanh cho rằng; "Giá
trị sống là thứ rất quan trọng, rất cần thiết, rất có ý nghĩa, ln
mong đợi chúng có khả năng chi phối thái độ, xúc cảm, tình
cảm, hành vi của một cá nhân trong cuộc sống hằng ngày"...
[4, tr 32].
Giá trị sống Là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống
các quan niệm về cái thiện, cái ác trong mối quan hệ của con

người với con người Giá trị về bản chất là những quy tắc,
những chuẩn mực trong xã hội, được hình thành và phát triển
trong cuộc sống, được cả xã hội thừa nhận. Giá trị cuộc sống,
nó có vị trí to lớn trong đời sống và định hướng cho mỗi cá
nhân, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của xã


hội. Giá trị sống giúp con người khám phá bản thân và phát
triển các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như 12 giá trị căn
bản của toàn cầu : Giản dị, hịa bình, hợp tác, khiêm tốn, hạnh
phúc, khoan dung, yêu thương, trách nhiệm, tự do, đoàn kết,
trung thực, tôn trọng.
Giá trị sống là những phẩm chất tốt đẹp của con người,
làm cho con người có cuộc sống tốt đẹp hơn. Giá trị sống định
hướng hành vi ứng xử với mọi người .Bằng những giá trị thì giá
trị sẽ trở thành phẩm chất quan trọng có ý nghĩa cần được giữ
gìn bảo vệ trên cơ sở lựa chọn những giá trị chung của xã hội.
Giá trị sống còn phản ánh trình độ văn hóa của con người. Qua
việc nghiên cứu tìm hiểu phân tích những quan niệm về giá trị,
giá trị sống nên có thể hiểu khái niệm giá trị sống như sau:
Khái niệm giá trị sống: (hay giá trị cuộc sống) Là những điều
chúng ta cho là quý giá, là quan trọng có ý nghĩa trong cuộc sống mỗi
con người. Gía trị sống chi phối hành vi hướng thiện của con người.Vì
vậy giá trị sống đã trở thành động lực để con người phấn đấu có được nó.
Khái niệm giáo dục giá trị sống cho học sinh.
Quá trình hình thành, phát triển của giá trị sống là lôi cuốn nhận
thức, hành vi và thái độ của con người. Nó tồn tại và phát triển trong mối
quan hệ với nhu cầu của con người. Giá trị sống của cá nhân được hình
thành và biểu hiện trong hoạt động thực tiễn với những cá nhân khác.
Những điều kiện xã hội khác, lịch sử cụ thể và trình độ phát triển nhân

cách của chủ thể. Tính chất và mức độ giá trị sống được vận hành và
phát triển không ngừng. Sự hình thành và phát triển giá trị sống gắn liền


với sự hình thành phát triển nhân cách, với sự vận động phát triển lứa
tuổi, với sự phát triển cá nhân tron quá trình giáo dục, tự giáo dục
Chức năng của giá trị sống giáo dục không chỉ dừng lại ở việc dạy
học mà còn là khơi gợi những giá trị tơt đẹp vốn sẵn có ở mỗi con người.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những giá trị sống tốt đẹp này có lúc đã bị che
lấp khiến chúng ta xa rời những điều quý giá, quan trọng và có ý nghĩa
với chúng ta. Vì vậy giáo dục giá trị sống giúp con người có khả năng
phát huy những phẩm chất tốt đẹp của bản thân, đồng thời khám phá
những nét đẹp trong tính cách của những người xung quanh. Từ đó lan
tỏa những giá trị ấy trong cộng đồng thì xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
Nhưng khơng phải ai cũng nhận thức đúng về giá trị của cuộc sống. Vì
vậy cần phải học tập để nhận diện giá trị đích thực của nó, nhằm tích lũy
cho bản thân giá trị sống trong các mối quan hệ. Để con người xây dựng
cho mình nền tảng vững chắc về nhân cách, vươn lên trong cuộc sống
ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn chắc trở khi gặp phải. Giáo dục gia trị
sống cho học sinh là một việc làm rất quan trọng trong hoạt động giáo
dục, góp phần vào hình thành và phát triển nhân cách để đảm bảo mực
tiêu giáo dục toàn diện học sinh.
Vậy giáo dục giá trị sống cho học sinh là một việc làm rất cần
thiết trong xã hội ngày nay. Do đó chúng ta có thể định nghĩa giáo dục
giá trị sống cho học sinh như sau:
Khái niệm giáo dục giá trị sống cho học sinh: Là dạy cho các em
cách sống với nhau bằng tình yêu thương, sự tôn trọng, tinh thần trách
nhiệm, dạy cho các em hiểu và cảm nhận được giá trị ấy. Từ đó các em
biết đồn kết, u thương, gần gũi, giúp đỡ nhau, cùng chung tay xây
dựng môi trường giáo dục thân thiện, học sinh tích cực.

Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục.


Khái niệm quản lý.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về quản lý:
Lịch sử phát triển loài người từ khi xuất hiện sự phân cơng lao
động, thì cũng phải có sự quản lý các hoạt động đó theo một mực tiêu, kế
hoạch nhất định đó chính là hoạt động quản lý.
Ngày nay thuật ngữ quản lý trot nên phổ biến và rộng rãi hơn. Nó
diễn ra ở tất ả ấc lĩnh vực, mọi cấp độ và liên quan đến mọi người. Quản
lý trỏ thành một môn khoa học, một nghệ thuật và là một nghề trong xã
hội hiện đại. Chính vì vậy mà lý luận về quản lý ngà àng được nghiên
cứu và phát triển.
C Mác khi bàn tới khái niệm niệm quản lý thì tác giả chỉ ra rằng;
Quản lý là một hoạt động lao động để điều khiển lao động, một hoạt
động tất yếu quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội lồi người.
Vì vậy quản lý trở thành một hoạt động phổ bến trong mọi lĩnh vực
nhằm đạt được mực tiêu chung.
Trong quá trình nghiên cứu phát triển về lý luận quản lý có rất
nhiều định nghĩa khác nhau.
Fredferick Winslow Taylor cho rằng "Làm quản lý là bạn phải
biết rõ chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được
rằng họ đã hồn thành tốt cơng việc như thế nào, bằng phương pháp
nào và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm" [26, tr -89].
F. Taylor. cùng các cộng sự đã đưa ra bốn nghuyên tắc quản lý mà
cho đến nay vẫn còn được nhiều tác giả còn nhắc đến:
Quản lý là phải lựa chọ nhân viên một cách khoa học để họ phát
triển khả năng của mình.



Quản lý phải am hiểu khoa học (tự nhiên -xã hội để bố trí lao động
một cách hợp lý.
Nhà quản lý phải cộng tác với nhân viên theo một nguyên tác khoa
học.
Nhà quản lý trách nhiệm phân công rõ ràng công việc và nhà quản
lý chịu trách nhiệm về đôn đốc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,
đạt mục tiêu kế hoạch
Heny Tayol cho rằng "Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế
hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra".
Harold Koontz người được cho là cha đẻ cho của học thuyết quản
lý hiện đại cho rằng "Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo
phối hợp những nỗ lực tác nhân nhằm đạt được các mực đích của nhóm.
Mục tiêu của chủ thể quản lý hình thành mơi trường mà con người có
thể đạt được dạt được các mực đích của các nhóm với thời gian, tiền
bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít hức thì quản lý nhất. Với tư cách
thực hành thì quản lý là một mơn nghệ thuật cịn đối với hình thức quản
lý là mơn một khoa học"[114, tr 38].
Với Mary parker Pollet cho rằng "Quản lý là một nghệ thuật khiến
cho công việc được thực hiện thơng qua người khác" [26,tr 125].
Như vậy dưới góc độ tiếp cận hoạt động của tổ chức thì quản lý là
tác động có mục đích có hế hoạch của chủ thể quản lý tới những người
lao động nói chưng và khách thể quản lý nhằm thực hiện được những
mục tiên đã đặt ra [70].
Trong hoạt động quản lý chính là những tác động có định hướng,
có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong tổ chức vận
hành đat mục đích.


Ở Việt Nam những nhà nghiên cứu về vấn đề quản lý cũng có
nhiều quan niệm khác nhau:

Tác giả Phan Văn Kha quan niệm: "Quản lý là quá trình lập kế
hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra quá trình tự nhiên, xã hội, khoa
học, kỹ thuật và công nghệ của chúng hợp quy luật, các nguồn lực (hữu
hạn và tiềm năng) vật chất và tinh thần, hệ thống tổ chức và các thành
viên thuộc hệ thống, các hoạt động để đạt được mục đích đã định" [20,
tr-20].
Theo Đặng Quốc Bảo : Hoạt động quản lý là hoạt động bao gồm
hai q trình "quản" và "lý" tích hợp vào nhau "quản" có nghĩa là duy trì
và ổn định hệ, "lý" có nghĩa là đổi mới hệ... Hai yếu tố này có quan hệ
bổ sung với nhau tạo nên hoạt động quản lý.
Như vậy trong quá trình nghiên cứu về quản lý, các tác giả mặc dù
đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về quản lý nhưng chúng có nhiều
đặc điểm giống nhau, nên có thể khái quát về khái niệm quản lý như sau:
Khái niện quản lý: Là sự tác động liên tụ có tổ chức, có định
hướng, có mực đích, có chủ thể quản lý kế hoạch của chủ thể quản đến
đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào
hoạt độngthành một chỉnh thể thống nhất, điều hòa hoạt động của các
khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mực tiêu xác định trong điều
kiện biến động của môi trường
Bản chất của quản lý là các hoạt động trong quá trình tác động gây
ảnh hưởng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt mực tięu
trung nào đó đã được xác định. Vì vậy chức năng của quản lý chính là
một thể thống nhất những hoat động tất yếu mà chủ thể quản lý phải thực
hiện trong tiến trình quản lý. Chức năng quản lý đều được thực hiện


thơng qua các nhiệm vụ quản lý. Có nhiều cách tiếp cận chức năng quản
lý.
Chức năng cơ bản quản lý bao gồm: Chức năng hoạch định / lập
kế hoạch (planning), ra quyết định (Making), tổ chức (Organizing),

thông tin / truyền thông (Communicating / Communication ), thúc đẩy
(Motivating/Motivxation), lãnh đạo / chỉ đạo / chỉ huy (Leading) và kiểm
tra / kiểm sốt / giám sát (Checking /Controlling). Trong đó 4 chức năng
được gọi là cơ bản: Kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo /chỉ đạo, kiểm tra / giám
sát.
Chức năng của quản lý là hình thức biểu hiện của sự tác động có
chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý.
Chức năng hoạch định / lập kế hoạch: Là công việc hoạch định để
xác định mực tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và
xác định kế hoạch đảm bảo thực hiện được các mục tiêu là:
+ Xác định mục tiêu đối với tổ chức.
+ Xác định đảm bảo nguồn của tổ chức để đạt được mực tiêu đã
lập kế hoạch.
Xác định những hoạt động cần thiết, tối ưu hóa để đạt mục đích kế
hoạch. Lập kế hoạch đồi hỏi phải nắm chắc thông tin, dự báo được mục
kế hoạch. Trong việc thiết lập một môi trường để các cá nhân làm việc
với nhau thực hiện công việc hiệu quả thì người quản lý biết rõ mọi
người hiểu được các mục tiêu. Gắn trách nhiệm các cá nhân vào tập thể
để phát huy vai trò của họ đạt hiệu quả cao trong q trình làm việc...
Lập kế hoạch cịn để chọn ra phương án hành động thích hợp đạt hiệu
quả trong quá trình thự hiện kế hoach.


Như vậy lập kế hoạch cho ta thấy một cách tiếp cận tới mục tiêu
hợp lý. Do vậy việc lập kế hoạch đồi hỏi sự đổi mới quản lý một cách
mạnh mẽ. Lập kế hoạch chính là người quản lý ra quyết định trước xem
phải làm gì? Làm như thế nào? Khi nào triển khai làm? Ai là người thực
hiện?... Kế hoạch chính là kim chỉ nam thực hiện những hành động đạt
mục đích đã đề ra. Muốn đạt được hiệu quả kế hoạch thì việc kiểm tra,
đánh giá là khâu rất quan trọng đảm bảo thành công của kế hoạch cho

nên người quản lý phải thường xuyên kiểm tra tiến độ cơng việc như thế
nào để có kế hoạch dự trù trong quá trình thuwch hiện.
Tổ chức: Là quá trình sắp xếp và phân bổ cơng việc cho các bộ
phận tổ chức, cá thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt
được các mục tiêu có hiệu quả. Người quản lý cần lựa chọn ấu trúc tổ
chức cho phù hợp vơi những mục tiêu và nguồng lực sẵn có. Chức năng
của tổ chức bao gồm việc lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và kiển tra
xuyên suốt từ đầu đến cuối quá trình quản lý.
+ Việc tổ chức khai thacs và tiếp nhận nguồn lực con người, cơ sở
vật chất, ngân sách, các mối quan hệ.
+ Tổ chức thiết lập cấu trúc bộ máy lự chọn sắp xếp nhân sự bộ
máy quy định chưc năng, quyền hạn và phân công nhiệm vụ cụ thể.
+ Tổ chức triển khai kế hoạch đến người thực hiện, thuyêt phục
động viên mọi chấp hành kế hoạch
+ Xác định cơ chế phối hợp tạo sự hợp tác, liên kết giams sát
thông tin cá quan hệ.
+ Tổ chức đào tạo bồi dưỡng đánh giá, có chế độ đãi ngộ hợp lý
động viên khích kịp thời đối với người thực hiện kế hoạch. Xây dựng và
duy trì những hệ thống, vai trị nhiệm vụ tổ chức trong quản lý. Việc giao


phó cơng việc cho mọi người là do người quản lý vì vậy người quản lý
phải giám sát tạo điều kiện ho họ làm việc và hỗ trợ nhau để đạt được
mục tiêu
Lãnh đạo / chỉ đạo điều hành: Là quá trình tác động, huy động và
giúp đỡ những cán bộ dưới quyền thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người làm cho họtự nguyện và
nhiệt tình tham gia và nỗ lực phấn đấu đat được mực đích đã đề ra trong
kế hoạch.
Người quản lý phải khích lệ động viên, tìm hiểu những thông tin

hai hiều để đảm bảo việc thực hiện được đúng quy trình. Quản lý được
coi như là một mơn nghệ thuật vì vậy người quản lý khéo léo vận dụng
lãnh, chỉ đạo để lấy được lòng tin của mọi người khiến cơng việc của
mình được thực hiện được mục tiêu kế hoạch. Chính nhờ vào sự tin
tưởng mà cấp dưới của mình thực hiện cơng việc nhiệt tình. Do vậy
người quản lý cũng có phải ó phẩm chất đạo đức, có khả năng nắm bất
được tâm lý con người để thúc đẩy động cơ, khích lệ họ sử dụng tồn bộ
năng lực để làm việc trong mơi trường thuận lợi. Laqnhx đạo là hỉ dẫn
điều hành ra lệnh và đi trước, giống như người chỉ huy dàn nhạc.
Nói tóm lại lãnh đạo là q trình nhấn mạnh đến tính định hướng,
chức năng hoạch định, tổ chức, thực hiện, chỉ đạo chính là thực hiện lãnh
đạo.
Kiểm tra / giám sát: Kiểm tra là chức năng của quản lý nhằm đánh
giá phát hiện điều chỉnh kịp thời kế hoạch nhằm giúp cho tổ chức vận
hành đạt đượ mực tiêu. Chủ thể quản lý xác định được kết quả thực hiện
kế hoạch để tìm ra những ưu điểm và hạn chế, phát hiện những sai lệch
trong q trình thực hiện, có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. Xây dựng


định mức tiêu chuẩn, chỉ số công việc, phương pháp đánh giá rút kinh
nghiệm trong điều chỉnh kế hoạch.
Quy trình kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên từ khi bắt
đầu làm cho đến khi kết thức cơng việc đó. Kiểm tra phải dựa vào kế
hoạch tiêu chuẩn, cụ thể theo kế hoạch trước đó, để xem trách nhiệm của
mỗi người, mỗi bộ phận đã được xác định. Quá trình kiển tra giúp nhà
quản lý biết được những điều chưa hợp lý trong quá trình thực hiện để
điều chỉnh hợp lý tạo điều kiện vận hành thích ứng với thay đổi môi
trường,...
Nguyên tắc quản lý là các quy tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành
vi mà chủ thể quản lý tn thủ trong q trình quản lý. Ngun tắc đóng

vai trò quan trọng là kim chỉ nam cho mọi hành động. Nguyên tắc quy
định hành động và đảm bảo định hướng hành động như thế nào, tuân thủ
các quy luật khách quan chịu sự ràng buộc của các yêu tố mục tiêu giáo
dục đào tạo của nhà trường.
Các nguyên tắc quản lý phản ánh những quy luật khách quan
nhưng cũng mang dấu ấn chủ quan của con người. Trong khi đó quản lý
nhà trường cũng phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý nói trung phù hợp
với đặc điểm của quản lý giáo dục trong nhà trường thể hiện tính đặc thù
của ngành. Các nguyên tắc quản lý có thể được điều hỉnh thay đổi cho sự
vận động phát triển trong quá trình quản lý.Người quản lý phải chú ý đến
lợi ích chính đáng của về vật chất và tinh thần phục vụ ho việc giáo dục
toàn diện.Ngoài ra người quản lý nắm được bao quát toàn diện các nội
dưng quản lý trên cơ sở sắp xếp ưu tiên phát hiện những mạt chưa hợp lý
để giải quyết kịp thời vấn đề.
Người quản lý phải dựa vào những nguyên tắc đưa ra mục tiêu thu
hút sự tham gia của tập thể cá nhân và sự kêt hợp hài hòa, tiết kiệm, hiệu


quả, khoa học, hợp lý thực hiện mục tiêu quản lý. Phải biết phối kết hợp
với các lực lượng có liên quan trong quản lý.
Khái niệm về giáo dục:
Giáo dục (tiến anh: eduation) theo nghĩa chung là hình thức học
tập theo kiến thức, kỹ năng và thói quen của một nhóm người được
truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo
hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người
khác cũng như có thể thơng qua tự học [1]. Bất cứ trải nghiệm nào có
ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, ảm nhận hay hành
động đều có thể được xem là có tính giáo dục. Giáo dục thường được
chia tác thành các giai đoạn như giáo dục tuổi thơ, giáo dục tiểu học,
giáo dục trung học và giáo dục đại học.

Trong Tiếng Việt "giáo "có nghĩa là dạy "dục 'có nghĩa là ni như
vậy giáo dục có nghĩa là ni dạy ddur cả trí tuệ đức dục thể dục [2].
Ở Việt Nam có cũng được nghiên cứu vấn đề này như tác giả Hồ
Ngọc Đại đưa ra định nghĩa như sau: Giáo dục một quá mà trong đó kiến
thức, kỹ năng và kinh nghiệm của một người hay một nhóm này đuộc
truyền tải một cách tự nhiên mà không hề áp đặt sang một người hay một
nhóm khác thơng qua giảng dạy đào tạo hay nghiên cứu để từ đó tìm ra
khuyến khích, định hướng hõ trợ mỗi cá nhân phat huy tối đa được ưu
điểm và sở thích của bản thân, từ đó đóng góp chon xã hội phát huy thế
mạng củ bản thân [3].
Như vậy giáo dục chúng ta có thể hiểu là hoạt động dạy và hoạt
động học. Hoạt động dạy truyền tải tri thức đến người học, còn dục là
giáo dục về đạo đức cho con người.Từ những quan niệm trên ta có thể
hiểu được giáo dục là như thế nào?


Khái niệm về giáo dục: Là hoạt động hướng tới con người, thông
qua hệ thống các biện pháp nhằm truyền thụ những tri thức và kinh
nghiệm rèn luyện kỹ năng sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết
cho học sinh giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân
cách phù mục tiêu trong giáo dục.
Chức năng và con đường giáo dục:
Về chức năng.
Bao gồm các chức năng sau:
+ Văn hóa xã hội
+ Kinh tế sản xuất
+ Chính trị xã hội.
Về con đường giáo duc.
+ Thơng qua hoạt động dạy học trên lớp ( các môn học )
+ Thơng qua hoạt động ngồi giờ lên lớp (Các buổi sinh hoạt dưới

cờ, hoạt động ngoại khóa theo chủ đề, qua các hoạt động trải nghiệm
thực tế,...)
Khái niệm quản lý giáo dục:
Những quan niện khác nhau về quản lý giáo dục: Theo Phạm
Minh Hạc "Quản lý giáo dục là một hệ thống tác động có mục đích, có
kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm lŕm cho hệ vận hŕnh
đường lối và nguyên tắc giáo dục của Đảng. Thực hiện được tính chất
của nhà trường Việt Nam tiêu biểu là quá trình dạy học và giáo dục thế
hệ trẻ đưa hệ thống giáo dục đạt mục tiêu".
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang lại cho rằng "Quản lý giáo dục thực
chất là tác động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được trong


quá trình dạy học, giáo dục theo đường lối giáo dục nguyên lý của
Đảng"...
Theo tác giả Nguyến Thị Mỹ Lộc thì "Quản lý giáo dục là q
trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cấp tới cac cơ quan quản
lý giáo dục các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học và giáo dục
nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả đạt tới mục tiêu giáo
dục nhà nước đề ra " [15, tr 16].
Như vậy nói một cách rõ ràng hơn thì quản lý giáo dục là hệ thống
những tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý các cấp khác
nhau đến tất cả các khâu của hệ thống. Nhằm đảm bảo sự vận hành bình
thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, cho sự phát triển và mở
rộng hệ thống cả về mặt số lượng và chất lượng. Quản lý giáo dục chính
là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, diều phối, điều
chỉnh giám sát có hiệu quả các nguồn lực giáo dục để phực vụ mực tiêu
giáo dục.
Trên cơ sở lý luận chung ta thấy thực chất quản lý giáo dục là tác
động lên hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học của học sinh,

dể đạt hiệu quả cao nhất trong việc hình thành và phát triển nhân cách
cho các em. Từ việc nghiên cứu tài liệu các quan niệm khác nhau về
quản lý giáo dục có thể khái quát định nghĩa về quản lý hoạt động giáo
dục như sau:
Khái niệm quản lý giáo dục: Là sự tác động của người quản lý lên
tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài
trường, nhằm huy động họ cùng phối hợp, tham gia các hoạt động giáo
dục của nhà trường để đạt được mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch. Quản
lý hoạt động dạy của giáo viên cũng như hoạt học động của học sinh


nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc lĩnh hội tri thức và hình
thành phát triển nhân cách của học sinh.
Quản lý nhà trường.
Nhà trường là nơi tổ chức quản lý quá trình giáo dục, qua strinhf
này bao gồm hoạt động của chủ giáo dục và đối tượng giáo dục ln gắn
bó tương tác, hỗ trợ cho nhau để thực hiện mục tiêu yêu cầu của giáo dục
của xã hôi.
Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động của hiệu trưởng
đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường đạt được
mục tiêu giáo dục với quy định chuẩn dề ra trong giáo dục. Quản lý nhà
trường là hệ thống những tác động tự giác của chủ thể quản lý đến tập
thể cán bộ giáo viên, nhân viên tập thể học sinh phụ huynh và các cá
nhân tập thể các lực lượngtổ chức liên quan đến giáo dục của nhà trường.
Quản lý nhà trường là quản lý được thực hiện trong phạm vi xác
định của đợn vị giáo dục nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục
thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.
Khái niệm quản lý giáo duc giá trị sống cho học sinh thông qua
hoạt động trải nghiệm.
Khái niệm quản lý giá trị sông.

Quản lý hoạt động giá trị sống là một trong những chức năng quản
lý của hiệu trưởng trường THCS đối với các hoạt động của nhà trường
nhằm giáo dục nhận thức đúng đắn, hành vi ứng xử của con người. Qua
việc quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống để hình thành và phát triển
nhân cách học sinh góp phần vào giáo dục tồn diện học sinh. Các em sẽ
hòa nhập với cộng đồng một cách tự tin chủ động, năng động sáng tạo.


Vậy quản lý hoạt động giá trị sống là: Một trong những tác động
của hiệu trưởng trong việc huy động các nguồn lực cách tối ưu nhất để
đạt được mực đích giáo dục hoạt động giá trị sống góp phần hình thành
giáo dục nhân cách học sinh một cách tồn diện.
Khái niệm trải nghiệm.
Trải nghiệm là cặp phạm trù nhận thức luận, được đúc rút từ toàn
bộ các hoạt động của con người. Do vậy trải nghiệm chính là quá trình
học sinh lĩnh hội được những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thông qua
hoạt động trải nghiệm thực tế.
Trải nghiệm cịn khơi dạy tính tự lập, tinh thần đồn kết, tinh thần
trách nhiệm, tình u thiên nhiên mơi trường sống. Trải nghiệm giúp
hoc sinh từ biết lao động, đến yêu lao động, thích các hoạt động ngồi
trời, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Khái niệm trải nghiệm: Là phương thức giáo dục và sáng tạo.
Trong đó hoạt động này giúp học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm, vận
dựng kiến thức vào trong thực tế. Nhằm phát huy tiền năng của học sinh
trong quá trình tham gia hoạt động. Từ đó hình thành và phát triển những
phẩm chất, tư tưởng, đặc biệt là nhận thức được giá trị sống của bản thân
trong quá trình trải nghiệm.
Khái niện quản lý hoạt động trải nghiệm.
Quản lý hoạt động trải nghiệm là một hoạt giáo dục, trong đó dưới
sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh tham gia trực tiếp

vào các hoạt động khác nhau của đời sống trong nhà trường cũng như
ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động. Qua đó để phát triển
năng lực thực tiễn, phấm chất, nhân cách của học sinh.


×