Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Phân tích tính mùa vụ trong du lịch – khu du lịch tam đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.56 KB, 24 trang )

Đề bài: Phân tích tính mùa vụ trong
du lịch – Khu du lịch Tam Đảo
I. Lời giới thiệu:
Tam Ðảo là một dãy núi dài khoảng 80km theo hướng tây bắc - đông
nam, rộng từ 10 - 15km, là khu nghỉ mát ở núi lý tưởng của miền Bắc. Tam
Đảo có diện tích 253ha nằm trên độ cao 900m so với mặt biển. Từ thị xã
Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc sau 1 giờ xe chạy là lên tới Tam Ðảo. Thêm 20km
đường dốc, lượn qua các sườn núi thông mọc thẳng tắp nhìn lên cao vút, mờ
mờ ẩn hiện Tam Ðảo trong sương.
Núi Tam Đảo có 3 đỉnh nổi lên như 3 hịn đảo: đỉnh giữa có tên Bàn
Thạch cao 1.388m; bên trái là đỉnh Thiên Nhị (chợ trời) cao 1.375m, trên có
tháp truyền hình cao 93m, bên phải là đỉnh Phù Nghĩa cao 1.400m.
Thị trấn Tam Ðảo rộng hơn 300ha, nằm gọn trong một thung lũng nhỏ
của dãy Tam Ðảo, đồng thời cũng là một trong những vườn quốc gia lớn
nhất miền Bắc. Khí hậu ở đây rất độc đáo, bốn mùa trong một ngày. Buổi
sáng se se gió xuân, buổi trưa nóng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo
may mùa thu, buổi tối lạnh giá của đông. Thị trấn bé xíu, xinh xắn với những
con đường lên xuống ngoằn ngoèo, quanh co nho nhỏ, một dòng suối như
vệt nước cắt ngang chảy suốt bốn mùa.
Ðầu thế kỷ 20, người Pháp đã "tấn công" lên Tam Ðảo, xây dựng ở nơi
đây thành khu nghỉ mát với 200 biệt thự, khách sạn, nhà hàng, sân chơi thể
thao, bể bơi, sàn nhảy.
Ðường đi lên núi Tam Đảo tuy hơi vất vả nhưng rất đẹp. Hoa phong
lan, hoa cúc quì và các lồi hoa dại khơng tên khác nở đầy lối đi, toả hương
thơm rất lạ, màu sắc rực rỡ... cộng thêm không biết bao nhiêu là bướm đủ
loại rập rờn trên hoa lá, đậu trên tóc người, bay theo người hàng đàn như các
sứ giả Tam Ðảo đón khách lên chơi. Lên tới đỉnh, phóng tầm mắt ra bốn phía
là mênh mơng trời, đất, gió, mây...
Tam Đảo là địa danh in đậm dấu ấn lịch sử, văn hoá ngay từ buổi đầu
dựng nước và giữ nước với truyền thuyết Bánh chưng- Bánh dày còn lưu lại
mãi trong lòng người dân đất Việt cho đến ngày nay. Vùng đất đã đi vào lịch


sử dân tộc này cịn có những địa danh nổi tiếng như: khu nghỉ mát Tam Đảo
với Thác Bạc, đỉnh Rùng Rình bốn mùa mây trắng, khu di tích danh thắng
Tây Thiên, hồ Vĩnh Thành, hồ Xạ Hương, thác Thậm Thình và sân Gold,


Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên mới xây dựng… Bên cạnh các giá trị tự
nhiên, vùng đất Tam Đảo còn gắn liền với truyền thuyết về Bà chúa Thượng
Ngàn được Hùng Vương thứ VI cưới làm Vương Phi. Bên cạnh đền thờ Bà
chúa Thượng Ngàn ngay sát dưới chân ngọn Thiên Thị, nơi đây cịn nhiều
các giá trị văn hóa, tâm linh mà tiêu biểu là chùa Tây Thiên, đền thờ Đức
Thánh Trần (thế kỷ thứ 15), đền Tiên Mẫu, đền Tiên Kiều. Đây là những
mạch chảy tâm linh gắn liền với vùng đất Tam Đảo, tạo nên sức sống mãnh
liệt truyền qua nhiều thế hệ người dân nơi đây và là những giá trị nhân văn
góp phần tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách khi lựa chọn Tam
Đảo là điểm đến du lịch. Hầu hết các ngơi đình, đền ở Tây Thiên thờ Quốc
Mẫu Lăng Thị Tiêu. Tương truyền bà là tiên nữ núi Tam Đảo thác sinh vào
gia đình họ Lăng ở thơn Đơng Lộ, xã Đại Đình. Đời Hùng Vương thứ 7
(Hùng Chiêu VươngH), bà làm Hoàng phi, giúp Vua xây dựng đất nước ổn
định thái bình. Đến đời Hùng Vương thứ 18, bà đã hiển thánh giúp Hùng
Duệ Vương bảo vệ đất nước trong cuộc nội chiến Hùng - Thục.
Để ghi nhớ công ơn giúp vua, giúp nước của Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu,
nhân dân nhiều nơi đã lập đền thờ bà. Khu vực Tây Thiên có một hệ thống
đình, đền thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu gồm: đền Cả (đền Trình), đền Mẫu
Sinh, đền Mẫu Hố, đình Sơn Đình, đền Thỏng, đền Thượng.
Bên cạnh việc thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, các đình, đền ở đây cịn
phối thờ các thần khác như: Mẫu Thiên, Mẫu Thoải, Mẫu Địa, Mẫu Thượng
Ngàn, các ơng Hồng, bà Chúa...
Ngồi hệ thống đình, đền, chùa nói trên, ở Tây Thiên cịn có một số di
tích khác cũng cần được bảo tồn như: bia đá (phiến đá khắc bài văn “Bát
Nhã Tuyền” của quan đại thần Lê Khắc Phục thời Lê Sơ), hai ngôi mộ của

Thiền sư Võng Sơn và Thiền sư Cúc Khê, chịi ơng Nhất - cơ sở cách mạng
của Đảng thời kỳ hoạt động bí mật và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược.
Đặc biệt đến với Tam Đảo du khách sẽ được thăm quan Vườn Quốc Gia
Tam Đảo, một khu rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật vô cùng
phong phú
Vườn quốc gia Tam Đảo nằm trọn trong dãy núi Tam Đảo, tỉnh Vĩnh
Phúc. Vườn quốc gia Tam Đảo là khu vực có tính đa dạng sinh học cao, là
kho dự trữ các nguồn gen động thực vật quý hiếm của nước ta.
Vườn Quốc gia Tam Đảo có diện tích 36.883 ha. Thảm thực vật ở đây
đặc trưng cho 5 kiểu rừng. Hệ thực vật có 904 lồi thuộc 478 chi, 213 họ
thực vật bậc cao, trong đó có 64 lồi thực vật quí hiếm được ghi vào Sách
Đỏ Việt Nam. Động vật gồm có 307 lồi, trong đó 56 lồi động vật quí hiếm


có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (gồm 22 lồi thú, 9 lồi chim, 17 lồi bị sát,
7 lồi lưỡng cư và 1 lồi cơn trùng).
Vườn quốc gia Tam Đảo là tài sản quý của quốc gia, có nhiều lợi ích
cho cộng đồng cư dân trong khu vực. Vườn còn đem lại giá trị to lớn trong
việc bảo vệ môi trường, điều tiết và cung cấp
Bên cạnh những tiềm năng về sinh thái thu hút nhiều khách du lịch
trong nước và nước ngồi, phải nói rằng để chuyến du lịch trọn vẹn và hấp
dẫn thì những vấn đề văn hố ở vườn quốc gia Tam Đảo cũng là điều đáng
được quan tâm. Chúng tôi xin đề cập đến hai hiện tượng văn hoá nổi trội ở
vườn quốc gia này, là văn hoá của các tộc người sống bên dãy Tam Đảo và
các di tích tín ngưỡng nổi tiếng ở đây. Đó là người Dao, người Sán Dìu và
khu di tích Tây Thiên. Đến với vườn quốc gia Tam Đảo, cũng như khá nhiều
địa điểm sinh thái khác ở Việt Nam, du khách không chỉ đi du lịch thuần tuý
ở một khía cạnh sinh thái thiên nhiên hay đi thăm viếng đền chùa, miếu mạo,
mà người ta luôn kết hợp và muốn kết hợp “một cơng đơi việc”, thậm chí

được càng nhiều càng tốt trong một chuyến du lịch. Như vậy, một mặt họ tiết
kiệm được chi phí chuyến đi, mặt khác gia tăng sự hiểu biết, trí tị mị được
đáp ứng, được giải toả về tâm lý, thoả mãn về tâm linh, lại hấp dẫn và lý thú.
Một điểm đặc biệt nhất thu hút du khách của Tam Đảo chính là khí hậu
nơi đay. Khí hậu ở đây rất độc đáo, bốn mùa trong ngày; khung cảnh thơ
mộng, hùng vĩ. Mùa du lịch đẹp nhất trong năm ở Tam Đảo là vào mùa hè.

Thiên nhiên và dấu vết thời gian đã ban tặng cho Tam Ðảo một khung
cảnh tuyệt vời: vừa thơ mộng, u tịch, vừa hùng vĩ, huyền ảo trong cảnh mây
gió, sương khói vờn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ, những ngôi
nhà ven sườn núi. Hè về, Tam Ðảo vào mùa du lịch đẹp nhất trong năm.
Chính vì đặc điểm về khí hậu như vậy, mà Tam Đảo chỉ thu hút khách du
lịch vào mùa hè,bắt đầu từ Tháng 4 cho đến hết tháng 10. Nhiệt độ trung
bình từ 25 - 30c, khơng khí trog lành.Đây là qng thời gian mà Tam Đảo có
khí hậu mát mẻ tuyệt với nhất trong năm. Và một thời điểm nữa, dó là dịp
đầu xuân, khi mà mùa lễ hội rộn ràng khắp cả nước thì Tam Đảo lại đặc biệt
thu hút thập khách bốn phương, về với Bà Chúa Thượng Ngàn, Đền Cậu,
Tây Thiên Thiền Viện... Đặc biệt, hàng năm huyện Tam Đảo có Lễ hội Tây
Thiên được tổ chức từ ngày 15-2 đến 17-2 âm lịch gắn với truyền thuyết
tuyệt đẹp về người nữ tướng anh hùng Năng Thị Tiêu được vua Hùng phong
làm Quốc Mẫu. Năm 2009, huyện Tam Đảo đã phát động tổ chức lễ hội sâu
rộng trên tất cả hệ thống các di tích thờ Quốc Mẫu trong toàn huyện.


Hiện nay Tam Đảo được nhân dân cả nước biết đến như là cái nôi của
phật giáo Việt Nam, khi mà tại đây mới được nhà nước cho xây dựng Thiền
Viện Trúc Lâm - thư viện phậ giáo lơn nhất Việt Nam.
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo,
cách Hà Nội khoảng 85km về phía tây. Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Đà
Lạt và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một

trong 3 thiền viện lớn nhất của Việt Nam.
Đến với Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên du khách đều bị hút hồn bởi
cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ thú. Núi cao vút tận trời được phủ lên
một lớp rừng già xanh thẫm với nhiều cây cổ thụ, những con suối khi tỏa ra
khi thu lại, chảy quanh co, lúc ào ào trên vách đá, lúc lững lờ trơi dưới chân
núi, nước suối trong suốt nhìn thấu những tảng đá nhỏ li ti... Thiền viện Trúc
Lâm mọc lên nguy nga giữa ngàn cây như mở rộng con đường thiền đưa con
người tìm về với thế giới tâm linh. Đến Thiền Viện,du khách sẽ được thả hồn
trong không gian trong lành mát mẻ với những đồi thông cao vút, những
vườn hoa đang nở rộ. Đường lên núi được xây bằng bê tông nên du khách
nếu đi bằng xe máy hay ơtơ đều có thể đi lên đến tận cổng. Nếu muốn ngắm
Thiền Viện từ dưới lên, có thể đi bộ như leo núi du khách sẽ thấy Thiền Viện
đồ
sộ
đến
mức
nào.
Thiền Viện chỉ cách khu nghỉ mát và sân golf Tam Đảo khoảng chừng 1617km nên du khách có thể kết hợp hai chuyến du lịch này làm một vừa thăm
quan vừa nghỉ mát, dã ngoại để có những giây phút thư giãn tuyệt vời.
Tuy nhiên quãng thời gian còn lại trong năm, khi cái lạnh tràn về thì
Tam Đảo như là 1 con gấu ngủ đông. Cũng do đặc điểm khí hậu, mà mùa
đơng nơi đây có khi nhiệt độ xuống rất thấp. Bởi vậy tính mùa vụ trong du
lịch ở Tam Đảo thể hiện rất rõ.
Tuy nhiên với những giá trị về tự nhiên và nhân văn trên, Tam Đảo vẫn
là 1 điểm du lịch lý tưởng, thu hút lượng khách du lịch nhiều bậc nhất miền
Bắc. Và Tam Đảo cần được nhìn nhận như linh hồn của du lịch Vĩnh Phúc
và là điểm đến có vị trí quan trọng trong hệ thống tuyến điểm du lịch của
Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận.

II. Thực trạng - Định hướng - Các giải

pháp


1. Thực trạng:
Phát triển du lịch khu vực Tam Đảo có nhiều ưu thế cạnh tranh
nổi trội so với những điểm du lịch khác ở vùng phụ cận Hà Nội.
Những
ưu
thế
chủ
yếu
này
bao
gồm:
- Hình ảnh của du lịch Tam Đảo đã được hình thành và khẳng định
cùng thời gian, đặc biệt một phần quan trọng của lãnh thổ Tam Đảo
là VQG. Đây là yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch đến với
khu
vực
Tam
Đảo;
- Tam Đảo có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục giao thông QL2,
gần với sân bay quốc tế Nội Bài. TP. Hà Nội, trung tâm phân phối
khách của vùng du lịch Bắc Bộ có khả năng tiếp cận trực tiếp bằng
đường bộ với khoảng cách không xa. Đây là điều kiện thuận lợi
phát
triển
du
lịch
Tam

Đảo;
- Tính đa dạng về tài ngun du lịch như khí hậu, sơng suối, cảnh
quan thiên nhiên và đa dạng sinh học với nhiều loài sinh vật đặc
hữu, q hiếm; các di tích văn hóa - tâm linh, v.v. cho phép Tam
Đảo phát triển nhiều loại hình và sản phẩm du lịch hấp dẫn như du
lịch sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch
thể thao mạo hiểm, du lịch tham quan, du lịch cuối tuần;
Tuy nhiên hiện trạng phát triển du lịch ở Tam Đảo hiện chưa tương
xứng với vị trí và tiềm năng du lịch của khu vực này. Các sản
phẩm du lịch còn nghèo và chưa thật hấp dẫn. Đặc biệt khu du lịch
Tam Đảo hiện nay (Tam Đảo 1) đã bị biến dạng bởi việc xây dựng
các cơng trình chưa theo một quy hoạch du lịch có tầm, theo đó
vừa kế thừa được những giá trị của hệ thống các biệt thự cổ trước
đây, vừa khai thác có hiệu quả những giá trị về khí hậu, cảnh quan,
văn hóa và thể hiện được nội dung sản phẩm du lịch đặc thù của đô
thị du lịch này.

.Yếu tố khí hậu cũng là một trong những nguyên nhân khiênc
cho du lịch Tam Đảo lâm vàp ` tình trạng thực tế đó là mùa hè thì
q đơng khách du lịch, khiến cho việc quản lý, bảo đảm trật tự an


ninh xã hội gặp nhiều khó khăn, và các chương trình dịch vụ vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Có thể nhận ra 1 điều rất
rõ rang rằng, du khách đên và quay trở lại với Tam Đảo, chỉ vì
cảnh quan nơi đây tuyệt đẹp, đến với những gì thuộc về thế giới
tâm linh huyền bí, đến nơi đây để tận hưởng khơng khí mát mẻ
trong lành, để tận hưởng cái se se lạnh mùa thu giữa những ngày
hè oi bức, chứ khơng phải vì hệ thống dịch vụ nơi đây. Phải thừa
nhận rằng, dù đã được đầu tư khá nhiều trong việc xây dựng Tam

Đảo thành khu nghỉ mát tiện nghi, thì Tam Đảo cịn khà đơn điệu,
nghèo nàn trong hệ thống dịch vụ này. Khách sạn ở đây tuy rất
nhiều, phục vụ được nhu cầu của mợi loại khách hang. Song, chỉ
như vậy chưa đủ, và chưa tương xứng với cảnh quan, tài nguyên
nơi đây. Và nều như biết tận dụng và đầu tư quy hoạch đúng tầm,
thì có thể khẳng định rằng Tam Đảo sẽ còn thu hut lượng khách du
lịch nhiều hơn thế nữa. Đặc biệt là với thực trạng là Tam Đảo chỉ
hút khách du lịch vào mùa hè khi mà thời tiết mát mẻ và một
tháng đầu xuân vào dịp lễ chùa, qng thời gian cịn lại dường như
Tam Đảo khơng có hình bóng khách du lịch. Điều này ảnh hưởng
rất nhiều đến cuộc sống của người dân, khiến cho thu nhập của họ
bị giảm sút và gặp nhiều khó khăn trong khoảng thời gian khơng
có khách này. Các khách sanh dường như đóng cưa, hoặc nếu có
mở cửa thì ln ln trong tình trạng khơng có khách. Một lượng
lớn nguồn nhân lực rơi vào tình trạng tạm thời khơng có việc làm,
và chính sự dỗi dãi này đã phần nào làm nảy sinh ra các tệ nạn xã
hội. Ngoài ra còn những hiên thực nhức nhối như:
Khu du lịch Tam Đảo hiện nay (Tam Đảo 1) đã bị "biến dạng" bởi việc
xây dựng các cơng trình chưa theo một quy hoạch du lịch có "tầm" để khai
thác có hiệu quả những giá trị về khí hậu, cảnh quan, văn hố và thể hiện
được nội dung"sản phẩm du lịch đặc thù".
Có những lúc người dân ở khu vực Tam Đảo đã "tích cực" săn bắt một
số lồi cơn trùng q hiếm để bán cho khách du lịch và điều này đã ảnh
hưởng xấu đến hiệu quả của công tác bảo tồn sinh thái, đa dạng sinh học
được xem là những tài nguyên du lịch có giá trị của Tam Đảo.
Hiện nay, hình thức tham gia của cộng đồng vào du lịch mới chỉ dừng
lại phần lớn ở dịch vụ ăn uống và lưu trú với quy mô hạn chế. Trong khi


nhiều dịch vụ khác như sản xuất và bán hàng lưu niệm; dịch vụ lưu trú tại

nhà; hướng dẫn khách du lịch; cung cấp các sản phẩm văn hoá địa phương.
Chúng ta có thể biết rằng theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc, lượng khách du lịch đến khu vực Tam
Đảo tăng khá nhanh qua từng năm: doanh thu trong tháng 6-2008 đạt 17,3%
tỷ đồng, tăng 14,57% so với cùng kỳ năm trước, kéo theo sự gia tăng về
nhân lực trên 10%.đến năm 2008 tổng lượng khách đã đạt trên 170.000 lượt
(chiếm 11,3% tổng lượng khách đến Vĩnh Phúc), trong đó khách quốc tế đạt
trên 10.000 lượt khách. Thu nhập từ du lịch giai đoạn 2006 - 2009 tăng trung
bình đạt 30,7%/năm và năm 2008 đạt trên 60 tỷ đồng (chiếm 9,7% tổng thu
nhập du lịch Vĩnh Phúc).

Tuy nhiên, những số liệu về hiện thực nói trên chưa phản ánh
đúng tiềm năng, lợi thế về du lịch của một huyện như Tam Đảo.
Đằng sau những con số ấy là phần môi trường sinh thái đang suy
giảm theo bước chân du khách; sự cạnh tranh giữa các thành phần
kinh tế, các doanh nghiệp làm du lịch trong sự phát triển khi được
quy hoạch tổ chức lại dẫn đến chất lượng phục vụ có phần hạn chế
và môi trường lao động không ổn định, chưa kể sự lo ngại với một
số tệ nạn xã hội. Tam Đảo có văn hố cổ, có đơ thị lưng trời, có
nhiều làng q cịn đậm chất văn hố của từng dân tộc nhưng chưa
tạo được sự đam mê của khách. Lực hút đã tăng nhưng chưa hấp
dẫn. Chuyện khai thác các tiềm năng trong lĩnh vực du lịch ở Tam
Đảo quả là cần phải có thời gian.

.Khơng chỉ có vậy,mà ngay cả khu danh thắng Tây Thiên, hiện nay
cũng đang có một hiện trạng rất đáng lo ngại đó là Thực trạng cơng tác quản
lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích danh thắng Tây Thiên và một số đề xuất
Di tích danh thắng Tây Thiên đã được xếp hạng quốc gia năm 1991. Song
việc bảo vệ và khai thác sử dụng tốt nhất di tích danh thắng này, phục vụ đắc
lực cho nhu cầu hưởng thụ văn hoá và phát triển kinh tế ở địa phương luôn

là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý các cấp, các ngành.
Và khu di tích danh thắng Tây Thiên tồn tại một số mặt hạn chế cần
phải khắc phục như sau:
- Do ở miền sơn cước, các cơng trình kiến trúc ở đây có lẽ đều làm
bằng vật liệu khơng bền vững nên tuy có lịch sử xây dựng lâu đời song kiến
trúc gốc hiện khơng cịn nữa. Hầu hết các cơng trình ở Tây Thiên đều mới
làm lại ở những thập niên gần đây. Toàn bộ hệ thống đình, đền, chùa hiện
nay chỉ có đền Thỏng và chùa Thượng do Nhà nước đầu tư làm lại với quy


mơ lớn, số cịn lại đều do dân tự ý xây dựng quy có mơ nhỏ và ít giá trị về
mỹ thuật và kiến trúc.
- Tình trạng tự ý xây thêm các cơng trình thờ tự ở Tây Thiên có chiều
hướng gia tăng. Chẳng hạn như ở đền Thượng thời gian gần đây đã xây thêm
nhiều am nhỏ thờ Cô Chín, Sơn Thần, Thổ Thần, trang trí l loẹt khơng phù
hợp với cảnh quan và nội dung di tích. Tại đền Mẫu Hố, người ta cũng cho
xây dựng một ngơi đền chúa Thượng Ngàn và một ngôi mộ Chúa, phá vỡ
cảnh quan di tích và khơng phù hợp nội dung thờ Quốc Mẫu. Hoặc ở đền
Cơ, đền Cậu, đình Sơn Đình, chùa Ngị cũng như vậy. Tất cả đều có kiến
trúc đơn giản, trang trí thơ sơ, câu đối viết khơng đúng tự dạng...
- Các loại hình dịch vụ ở Tây Thiên chưa hợp lý, vệ sinh môi trường
chưa đảm bảo khiến cho hoạt động chuyên môn và phát huy tác dụng khu di
tích danh thắng Tây Thiên chưa được triệt để.

.Riêng đối với khu rừng quốc gia Tam Đảo, một khu rừng được nhà
nước xếp hạng vào năm 1996, thì đang có một thực trạng cụ thể như sau:
Bao cây cổ thụ ở chốn cheo leo đã bị đốn, bị xẻ thành từng súc từng
đoạn, rồi bí mật theo khe theo suối tuồn xuống đồng bằng. Đã có khơng ít
người lên tiếng về sự thiếu vắng bóng cây, bóng chim, bóng thú khi đến
thăm rừng, và lạ lùng hơn – đến cả bươm bướm, côn trùng cũng ngày một

khan hiếm. Tam Đảo có 6 loại hoa đỗ quyên mọc từng chùm, thay nhau nở
vào tất cả các tháng trong năm, mỗi loại hoa một màu sắc riêng (đỏ, trắng,
vàng, tím nhạt, đỏ nhạt, trắng hồng) và tỏa mùi thơm dìu dịu. Tuy nhiên,
những năm gần đây hoa đỗ quyên hầu như khơng cịn trên dãy núi Tam Đảo,
do người dân khai thác quá nhiều để bán làm cảnh và làm thuốc chữa ho.
Bằng phương pháp giâm hom, gieo hạt, chiết cành, đồng thời ứng dụng cách
bón phân, phun thuốc, xử lý nhiệt độ, ánh sáng hợp lý, các nhà nghiên cứu
của Vườn Quốc gia Tam Đảo đã thuần dưỡng, bảo tồn thành công, dù nhân
giống trong môi trường nhân tạo nhưng vẫn đảm bảo màu sắc, hương thơm
như sống trong mơi trường tự nhiên, mỗi chậu hoa cảnh có giá trị từ vài trăm
nghìn đến hàng triệu đồng... Có thể nói hiện nay thực trạng của rưng quốc
gia Tam Đảo nói lên rằng thiên nhiên đang bị tàn phá nghiêm trọng. Hệ
thống động thực vật ở đây tuy phong phú đa dạng, nhưng do bị săn bắt, khai
thác bừa bãi nên đã bị tàn phá đi đáng kể. Hiện tại thì đã có rất nhiều loại
động vật q hiếm đã khơng cịn sinh sống tại rừng nữa, những loại cây cổ
thụ cũng đang thưa dần. Đây quả là 1 thực trang nhức nhối và đáng báo
động.
Từ những thực trạng đó mà nhà nước cũng như các cơ quan ban ngành
có liên quan, đã và đang có những định hương và biện pháp đúng đắn trong


việc bảo tồn, phát triển Tam Đảo, để trở thành một khu du lịch xanh sạch
đẹp và giữ nguyên được những giá trị lịch sử cũng như tự nhiên vốn có của
vùng.

2.Định hướng và giải pháp
Từ thực trạng như trên, hiện nay các cơ quan tỉnh uỷ cũng như
huyện Tam Đảo, đã đưa ra rất nhiều các định hướng chiến lược, các giải
pháp hữu hiệu, để đưa Tam Đảo trửo thành khu du lịch hấp dẫn hơn và bảo
tồn được những giá trị thiên nhiên sẵn có.


Để xây dựng huyện Tam Đảo thành huyện trọng điểm du lịch
của tỉnh, huyện đã đánh giá về tiềm năng, thế mạnh, trên cơ sở đó
đề ra các giải pháp thực hiện đường lối phát triển ngành kinh tế du
lịch của huyện, đồng thời kiến nghị với các cấp các ngành phối
hợp chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế du lịch của huyện cụ thể
như
sau:
Đánh giá tiềm năng phát triển và thế mạnh về tự nhiên, và xã hội
của huyện trong việc phát triển kinh tế du lịch
Huyện Tam Đảo không chỉ là vùng đất có khí hậu đặc trưng, có
phong cảnh tuyệt đẹp mà cịn là một vùng đất có bề dày lịch sử,
văn hóa rất thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế du lịch.
Huyện Tam Đảo tự hào gìn giữ một gia tài thiên nhiên ban tặng
phong phú, đa dạng để khai thác phát triển du lịch, bao gồm: Rừng
nguyên sinh, hồ, đập, hệ thống suối, thác nước, hang, động và núi
cao với nhiều nét đặc sắc gồm những thắng cảnh nổi tiếng như khu
danh thắng Tây Thiên, đỉnh Rùng Rình, rừng Ma, ao Dứa, Thác
Bạc, núi Trường Sinh, suối Bát Nhã, suối Giải Oan. Vườn Quốc
gia Tam Đảo với nhiều loại cây quý hiếm, hàng trăm loài động vật,
côn trùng đặc trưng cần được bảo vệ. Đặc biệt, Khu nghỉ mát Tam
Đảo nằm ở độ cao hơn 900m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung
bình trong năm là 18oC là nơi nghỉ mát lý tưởng cho du khách nhất

vào
mùa
hè.
Lịch sử văn hóa của Tam Đảo khá tiêu biểu, đậm đà bản sắc dân
tộc, bao gồm cả một hệ thống di sản văn hóa vật thể với 110 di tích
các loại bao gồm: 27 đình, 34 đền, 35 chùa, 8 lăng miếu, 5 di tích



lịch sử cách mạng, 1 thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên bao gồm
Thiền viện Tăng đang được hoàn thiện và Thiền viện Ni đang được
xây dựng với kiến trúc tuyệt đẹp. Trong đó khu di tích và danh
thắng Tây Thiên - đền thờ Quốc mẫu Năng Thị Tiêu được xếp
hạng Quốc gia và 10 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.
Ngồi ra Tam Đảo cịn có nhiều nét văn hóa đặc sắc của các dân
tộc đang sinh sống trên địa bàn huyện như: văn hóa của đồng bào
dân tộc Sán Dìu với hát giao dun, hát Soọng cơ, văn hóa ẩm thực
đặc trưng của người dân địa phương, các làng nghề thủ cơng
truyền thống có khả năng tạo ra những sản phẩm hàng hóa vật chất
và tinh thần phong phú phục vụ cho du lịch, đó là những lợi thế và
tiềm năng, cơ sở vững chắc để Tam Đảo có thể xây dựng, phát
triển
kinh
tế
du
lịch
bền
vững.
Đặc biệt, hàng năm huyện Tam Đảo có Lễ hội Tây Thiên được tổ
chức từ ngày 15-2 đến 17-2 âm lịch gắn với truyền thuyết tuyệt
đẹp về người nữ tướng anh hùng Năng Thị Tiêu được vua Hùng
phong làm Quốc Mẫu. Năm 2009, huyện Tam Đảo đã phát động tổ
chức lễ hội sâu rộng trên tất cả hệ thống các di tích thờ Quốc Mẫu
trong
tồn
huyện.
Phát huy lợi thế về di sản và lễ hội - nguồn tài nguyên quý giá về

du lịch của huyện, Tam Đảo đã có những bước phát triển khá tồn
diện để trở thành một trong những trung tâm văn hóa, du lịch lớn
của tỉnh và cả nước, thực hiện sự liên kết du lịch với các tour du
lịch trong và ngoài tỉnh. Dịch vụ - du lịch ngày càng chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện. Năm 2004, từ chỗ chỉ
chiếm 30,02%, đến nay đã vươn lên chiếm tới hơn 37,38% trong
tổng thu nhập kinh tế của huyện. Hệ thống khách sạn ngày càng
được củng cố, nâng cấp và xây mới. Hiện nay trên địa bàn huyện
có 56 khách sạn, nhà nghỉ với tổng số 1.036 phịng, trong đó có 05
khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao. Doanh thu từ dịch vụ du lịch ngày
càng cao, lượng khách du lịch đến huyện Tam Đảo đạt 729.000
lượt trong năm 2004 nay đã tăng lên 980.000 lượt khách mỗi năm.
Sân golf Tam Đảo đã và đang thu hút hàng nghìn khách chơi golf
thường xuyên và hàng trăm nghìn khách đến thăm quan hàng năm.
Hiện nay, du lịch văn hóa, lễ hội ngày càng được huyện khai thác


và phát huy có hiệu quả. Tam Đảo đã và đang là điểm thu hút số
lượng lớn các du khách, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, các
vận động viên, khách tham quan trong và ngoài nước đến tham dự
các hội nghị, dự các giải thi đấu thể thao của tỉnh. Chính nhờ hiệu
quả kinh doanh dịch vụ du lịch nên huyện Tam Đảo cũng là địa
bàn thu hút các nhà đầu tư, khá nhiều chương trình hợp tác đã và
đang được triển khai, trong đó có những dự án đầu tư về du lịch
giá trên 1 tỷ USD. Huyện Tam Đảo đang từng bước khẳng định là
huyện du lịch. Tỉnh Vĩnh Phúc đã có quyết định phê duyệt đề án
xây dựng huyện Tam Đảo trở thành trung tâm lễ hội của tỉnh.
Những giải pháp gắn phát triển văn hóa, lễ hội với du lịch
Để xây dựng Tam Đảo là huyện du lịch, Đảng bộ và nhân dân
huyện Tam Đảo đang đề ra các giải pháp gắn phát triển văn hóa, lễ

hội
với
du
lịch
như
sau:
- Một là, tập trung khai thác và phát huy có hiệu quả các sản phẩm
văn hóa, lễ hội phục vụ du lịch, bên cạnh đó xây dựng và phát triển
nhiều sản phẩm du lịch mới mang tính đặc trưng của huyện Tam
Đảo, kế thừa và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, lễ hội,
khơng ngừng hoàn thiện chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ bổ
trợ; liên kết để tổ chức thành công các hội nghị, hội thảo, các sự
kiện văn hóa, du lịch. Đây chính là nguồn lực, là chìa khóa để thu
hút các nguồn khách đến, các nguồn lực đầu tư và phát triển du
lịch
Tam
Đảo.
- Hai là, đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá, cơng tác tu bổ hệ
thống di tích văn hóa, lịch sử ở Tam Đảo; chú trọng cơng tác
nghiên cứu khoa học, tạo cơ sở và tiền đề để sớm phục hồi diện
mạo các di sản văn hóa Tam Đảo, tranh thủ sự hỗ trợ rộng rãi của
nhân dân và các tổ chức xã hội trong việc đóng góp vật chất và
tham gia bảo vệ di tích. Triển khai các biện pháp cụ thể để quản lý,
khai thác và sử dụng tốt nguồn tài nguyên sinh thái, tăng cường
bảo vệ môi trường, gắn việc bảo vệ cảnh quan môi trường, khơng
gian văn hóa truyền thống với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội.
- Ba là, nghiên cứu, phục hồi và tạo dựng lại một số hoạt động văn
hóa cổ truyền như chợ tình ở Đạo Trù, lễ hội dân gian, truyền



thống, lễ hội tơn giáo mang tính đặc trưng của vùng đất Tam Đảo,
chọn lựa để mỗi xã của huyện Tam Đảo đều có một sản phẩm đặc
trưng về du lịch. Liên kết với các huyện, tỉnh, thành phố khác để tổ
chức các hoạt động giao lưu các loại hình nghệ thuật mới, ấn tượng
nhằm tạo cho Tam Đảo trở thành nơi hội tụ các giá trị văn hóa.
Tiếp tục mở rộng quy mơ, đa dạng hóa các loại hình hoạt động
trong các lễ hội văn hóa - thể thao gắn với phát triển các loại hình
dịch vụ, tạo sức hấp dẫn, hình thành các tour, tuyến du lịch lễ hội,
thu hút lượng khách, tăng thời gian lưu trú.
- Bốn là, quan tâm đầu tư, hình thành một số cơng trình, thiết chế
văn hóa, cơ sở dịch vụ lớn trên địa bàn huyện và các khu vực lân
cận. Tập trung các nguồn lực, mở rộng các tuyến tham quan hiệu
quả. Tăng cường quản lý chặt chẽ về cảnh quan, môi trường, hạn
chế các cơng trình xây dựng đối nghịch, làm phá vỡ cảnh quan của
môi trường. Tăng cường quản lý khách tham quan, phân luồng mật
độ khách tập trung cao ở các di tích, các điểm tổ chức hoạt động lễ
hội, làm ảnh hưởng đến an tồn của các cơng trình.
- Năm là, xây dựng quy chế và có các biện pháp, giải pháp hữu
hiệu để quản lý chặt chẽ việc phát triển các khu lưu trú, nghỉ
dưỡng. Tăng cường các biện pháp, lập lại trật tự tại các điểm tham
quan du lịch, khắc phục tình trạng chèo kéo, ăn xin. Quy hoạch các
loại hình dịch vụ đảm bảo trật tự, mỹ quan, tăng cường các loại
hình dịch vụ cung cấp các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ tinh
xảo, cao cấp, mang đặc trưng của vùng đất Tam Đảo, nhằm phục
vụ
tốt
hơn
nhu
cầu

khách
đến
tham
quan.
- Sáu là, điều chỉnh, quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng, chú trọng
nâng cao chất lượng các phương tiện vận tải phù hợp với điều kiện
giao thông đi lại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ giá trị cảnh quan, môi
trường sinh thái, không gây ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi, nước thải.
- Bảy là, chú trọng hoạt động hợp tác phát triển về văn hóa, giáo
dục và đào tạo, tăng cường hoạt động thông qua các hiệp hội và tổ
chức xã hội, hướng đến hợp tác phát triển tồn diện cả về kinh tế,
văn hóa - xã hội. Tranh thủ sự hợp tác trong các dự án nghiên cứu
và bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Triển
khai các chương trình nghiên cứu về tài ngun văn hóa, về quan


hệ và tác động giữa di sản văn hóa với phát triển du lịch; di sản và
lễ hội; các biện pháp chính sách thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa,
du
lịch,
thể
dục
thể
thao
Một
số
kiến
nghị,
đề
xuất

Để phát huy thế mạnh, thực hiện các giải pháp gắn phát triển văn
hóa, lễ hội với du lịch, Tam Đảo có một số kiến nghị đề xuất với
các
cấp
các
ngành
cụ
thể
như
sau:
- Đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu trình
UBND tỉnh sớm có Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị
di tích lịch sử của huyện. Xây dựng Đề án tổ chức Lễ hội Tây
Thiên hàng năm trở thành trung tâm lễ hội đặc trưng của Vĩnh
Phúc.
- Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu tổ chức Lễ
hội Tây Thiên trở thành lễ hội đạt đẳng cấp quốc gia để thu hút
khách vào Việt Nam biết đến Lễ hội Tây Thiên như biết đến Lễ hội
Đền
Hùng.
- Để phát triển văn hóa, du lịch, đề nghị Sở Giao thông vận tải và
các Sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu, triển khai xây dựng các
tuyến đường giao thông đến các điểm du lịch lễ hội của huyện và
từ huyện Tam Đảo đi tỉnh bạn, tạo điều kiện gắn kết chặt chẽ và
mật thiết với những bước đi và sự phát triển kinh tế - du lịch của
miền
Bắc
với
Tam
Đảo

Vĩnh
Phúc.
Với những nguồn lực về tự nhiên và văn hóa đầy tiềm năng, Tam
Đảo sẽ góp phần tạo ra động lực mới củng cố vị thế trung tâm văn
hóa - du lịch trong q trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và
cả nước.
Ngoài ra, hiện nay Tam Đảo đang xây dựng kế hoạch phát trểin bền
vững trong du lịch. Mặc dù có những bước phát triển đáng ghi nhận,

tuy nhiên trên cơ sở phân tích các yếu tố liên quan có ảnh hưởng
đến phát triển du lịch bền vững, có một số vấn đề đặt ra đối với
phát triển du lịch bền vững khu vực Tam Đảo cần được xem xét
bao
gồm:
- Vấn đề nhận thức về phát triển du lịch bền vững
Đây là vấn đề không chỉ đối với phát triển du lịch Tam Đảo mà còn
là vấn đề đối với phát triển du lịch của Vĩnh Phúc và của cả nước


nói chung. Nói thì dễ, tuy nhiên để nhận thức được đầy đủ tầm
quan trọng và những nguyên tắc cần tuân thủ đối với phát triển du
lịch bền vững thì không dễ. Và nhận thức này cần được bắt đầu từ
các cấp quản lý ở địa phương Vĩnh Phúc đến các đối tác tham gia
hoạt động du lịch ở khu vực Tam Đảo. Điều này càng trở nên có ý
nghĩa khi phần lớn khu vực này là Vườn quốc gia với nhiều giá trị
về sinh thái, đa dạng sinh học, về cảnh quan và môi trường thiên
nhiên. Việc khai thác các giá trị của VQG để phát triển du lịch Tam
Đảo nói riêng, du lịch Vĩnh Phúc và trung tâm du lịch Hà Nội và
phụ cận nói chung là cần thiết, tuy nhiên cần thận trọng và có
những luận chứng đầy đủ về khoa học đảm bảo để phát triển du

lịch trong VQG tuân thủ các quy định pháp lý hiện hành và sẽ góp
phần tích cực vào bảo tồn và phát triển bền vững ở khu vực này.
- Vấn đề về sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du
lịch:
Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch là một trong
những yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ bền vững của hoạt
động
phát
triển
du
lịch

một
lãnh
thổ.
Đối với hoạt động phát triển du lịch khu vực Tam Đảo, mặc dù
bước đầu đã có sự tham gia của cộng đồng, tuy nhiên nếu nhìn một
cách tổng thể thì sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch
cịn hạn chế cả về nội dung và quy mơ, đặc biệt chưa có được
những mơ hình về du lịch cộng đồng cũng như chưa có sự hướng
dẫn, và giúp đỡ nâng cao năng lực của cộng đồng từ phía các cơ
quan quản lý du lịch. Điều này sẽ có những ảnh hưởng nhất định
đến sự phát triển du lịch bền vững ở khu vực này. Thực tế cho thấy
thời gian qua đã có những lúc người dân sống ở khu vực này đã
tích cực săn bắt một số lồi côn trùng quý hiếm để bán cho khách
du lịch và điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến nỗ lực bảo tồn sinh
thái, đa dạng sinh học được xem là những tài nguyên du lịch có giá
trị
của
Tam

Đảo.
- Vấn đề cạnh tranh trong phát triển du lịch
Hoạt động phát triển du lịch Tam Đảo đã, đang và sẽ đứng trước
một thách thức không nhỏ là sự cạnh tranh thu hút khách du lịch từ
thị trường phân phối khách lớn nhất ở vùng du lịch Bắc Bộ là thủ


đơ Hà Nội. Mặc dù có lợi thế về hình ảnh điểm đến đã được khẳng
định từ những năm 1904, về hạ tầng, đặc biệt là vị trí với sân bay
Nội Bài -cảng hàng không lớn nhất miền Bắc cho đến thời điểm
này, tuy nhiên du lịch Tam Đảo đang và sẽ phải đối đầu với một
thực tế là luồng khách du lịch từ Hà Nội đến khu vực này đang bị
chia sẻ bởi sức hút của các điểm đến khác quanh Hà Nội như Ba
Vì (Hà Nội), Tam Cốc - Bích Động, Tràng An, VQG Cúc Phương
và khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình), VQG Xuân
Thủy (Nam Định), v.v. Đây là vấn đề cần được đặt ra nghiên cứu
để có được những giải pháp thích hợp, đặc biệt là phát triển sản
phẩm du lịch đặc thù nhằm tăng cường tính cạnh tranh, góp phần
đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững của Tam Đảo.
- Vấn đề quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển du lịch bền
vững
khu
vực
Tam
Đảo
Mặc dù Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến
năm 2010 đã được thực hiện và nhiệm vụ quy hoạch du lịch Vĩnh
Phúc đến năm đến năm 2020 đang được thực hiện, tạo cơ sở cho
công tác quản lý hoạt động du lịch trên phạm vi tồn tỉnh, trong đó
có Tam Đảo, tuy nhiên với những đặc điểm của một khu vực có

VQG và nhiều giá trị tài nguyên du lịch như đã nêu trên, cần có
một quy hoạch tổng thể cho phát triển du lịch bền vững khu vực
Tam Đảo trong mối quan hệ với bảo tồn các giá trị cảnh quan, đa
dạng
sinh
học.
Kinh nghiệm phát triển du lịch ở các những khu vực có VQG cho
thấy nếu thiếu một quy hoạch tổng thể cho phát triển du lịch tồn
lãnh thổ thì trong q trình phát triển, những vấn đề nảy sinh từ
hoạt động du lịch ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường sẽ rất khó
được quản lý và kết quả sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền
vững
chung

khu
vực.
Đối với quy hoạch phát triển du lịch bền vững ở khu vực Tam Đảo
cần
lưu
ý
3
vấn
đề
rất
quan
trọng
sau:
* Thứ nhất: xác định được những không gian du lịch với những
sản phẩm du lịch đặc thù trên cơ sở phân tích có khoa học đặc
điểm và sự phân bố tài nguyên du lịch. Có thể xem xét phát triển

không gian du lịch động, nơi cho phép tổ chức các loại hình du lịch


như vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao, v.v. bổ sung cho những
không gian du lịch tĩnh, nơi chỉ tổ chức các loại hình /sản phẩm du
lịch ít có tác động đến môi trường sinh thái như du lịch sinh thái,
du lịch tâm linh, v.v. Những không gian du lịch này sẽ bổ sung cho
nhau, tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn du lịch chung của Tam Đảo.
* Thứ hai: với mơ hình quản lý phát triển du lịch như hiện nay,
theo đó Ban quản lý khu du lịch Tam Đảo được giao chức năng
quản lý và tổ chức hoạt động du lịch khu vực Tam Đảo, trong khi
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Tam Đảo cũng có chức năng quản lý
hoạt động du lịch trong phạm vi Vườn Quốc gia. Sự chồng chéo
trong chức năng sẽ hạn chế hiệu quả quản lý hoạt động du lịch, đặc
biệt trong bối cảnh các ban quản lý khơng thể có được tính chuyên
nghiệp cao của một doanh nghiệp du lịch, đặc biệt du lịch lữ hành
trong phát triển sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch đặc thù;
trong tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch; trong hướng
dẫn và điều hành du lịch; trong quan hệ để tạo nguồn khách đến
với Tam Đảo; v.v. Hơn thế nữa, với phương thức quản lý như hiện
nay, hoạt động quản lý của các ban quản lý đối với tác động của du
lịch đến các giá trị tự nhiên, văn hóa sẽ kém hiệu quả và điều này
sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững của
chính hoạt động du lịch ở khu vực này.
Với lý do này, khi nghiên cứu về mơ hình tổ chức quản lý hoạt
động phát triển du lịch ở khu vực Tam Đảo, cần xem xét phương
án cho thuê môi trường rừng đối với các công ty du lịch thuộc các
thành phần kinh tế để đầu tư phát triển du lịch. Điều này hoàn toàn
phù hợp với tinh thần Khoản 2, Điều 22, Quyết định 186/226/QĐTTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
Quy chế quản lý rừng, theo đó Chủ rừng được tổ chức hoạt động

kinh doanh du lịch sinh thái, cho thuê môi trường rừng hoặc sử
dụng quyền sử dụng đất và giá trị kinh tế của tài nguyên đa dạng
sinh học và cảnh quan rừng để liên doanh, liên kết với các chủ đầu
tư khác, các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh du lịch sinh thái tại
khu rừng đặc dụng. Nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước
trong khu vực như Malaysia, Thailand, v.v. đã thực hiện rất thành
cơng

hình
này.


*Thứ ba: Cấn tạo môi trường thuận lợi hơn để cộng đồng địa
phương sống trong khu vực được tham gia tích cực hơn vào hoạt
động phát triển du lịch. Hiện nay hình thức tham gia của cộng
đồng mới chỉ dừng phần lớn ở dịch vụ ăn uống và lưu trú với quy
mơ hạn chế, trong khi cộng đồng cịn có thể tham gia vào nhiều
dịch vụ khác nữa như sản xuất và bán hàng lưu niệm; dịch vụ lưu
trú tại nhà (home stay); hướng dẫn khách du lịch; cung cấp các sản
phẩm văn hóa địa phương; v.v. Việc chia sẻ lợi ích trong phát triển
du lịch ở khu vực Tam Đảo sẽ làm giảm đáng kể sức ép của hoạt
động mưu sinh của cộng đồng đối với các các giá trị cảnh quan,
sinh thái và môi trường khu vực, đặc biệt là VQG, góp phần tích
cực đảm bảo phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch
bền
vững
nói
riêng

khu

vực
này.
Như vậy khi tiến hành quy hoạch phát triển du lịch bền vững khu
vực Tam Đảo cần xác định rõ vai trò của cộng đồng địa phương và
các hình thức dịch vụ du lịch mà cộng đơng có khả năng tham gia
cũng như đề xuất các mơ hình quản lý phù hợp; các biện pháp
nhằm năng cao năng lực và kỹ năng tham gia của cộng đồng phù
hợp
với
các
điều
kiện
cụ
thể.
Việc nhận diện những vấn đề cơ bản đặt ra đối với phát triển du
lịch bền vững nói chung, quy hoạch phát triển du lịch bền vững
khu vực Tam Đảo nói riêng trên đây sẽ là cơ sở cho những nghiên
cứu đề xuất các giải pháp phù hợp, góp phần hạn chế những tác
động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực trong quá trình
phát triển du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác,
cũng như đối với các vấn đề về môi trường và phát triển cộng
đồng, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững ở khu vực này.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Trung Lương để phát triển
du lịch bền vững ở khu vực Tam Đảo cần xác định những không
gian du lịch với những sản phẩm du lịch đặc thù trên cơ sở phân
tích có khoa học đặc điểm và sự phân bố tài nguyên du lịch; xem
xét phát triển không gian du lịch "động", nơi cho phép tổ chức các
loại hình du lịch như vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao... bổ
sung cho những không gian du lịch" tĩnh".



Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Trung Lương cho rằng, huyện Tam
Đảo cần tạo môi trường thuận lợi hơn để cộng đồng địa phương
sống trong khu vực được tham gia tích cực hơn vào phát triển du
lịch.
Việc chia sẻ lợi ích trong phát triển du lịch ở Tam Đảo sẽ làm
giảm đáng kể sức ép của hoạt động mưu sinh trong cộng đồng đối
với các giá trị cảnh quan, sinh thái và môi trường khu vực, đặc biệt
là vườn quốc gia, góp phần tích cực phát triển du lịch bền vững ở
khu vực này.
Để đầu tư thu hút khách du lịch có tính dài hơi thì hiện tỉnh
đang xây dựng và trình Chính phủ dự án xây dựng khu nghỉ mát
Tam Đảo thứ 2 ở phía Bắc, nằm giữa khu danh thắng Tây Thiên và
Tam Đảo 1 để hình thành cụm du lịch nghỉ mát sinh thái Tam Đảo
1 - Tam Đảo 2 và Tây Thiên. Riêng khu nghỉ mát Tam Đảo 2, đến
nay, Vĩnh Phúc đã đầu tư làm được gần 3km đường. Ngoài ra, tại
khu du lịch Đầm Vạc (Vĩnh Yên) hiện đang có một số dự án phát
triển khách sạn tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng sân gôn 18 lỗ,
trung tâm hội nghị quốc tế cùng với các cơng trình phụ trợ như biệt
thự vườn, bể bơi, sân ten nít... Đây có thể được coi là những bước
đi táo bạo, có tính chiến lược lâu dài. Hy vọng, khi cụm du lịch
này hoàn thành sẽ trở thành khu nghỉ lý tưởng ở phía Bắc, mỗi
năm thu hút hàng chục vạn lượt khách đến tham quan, nghỉ ngơi,
mang lại nguồn thu đáng kể cho Vĩnh Phúc.
Được biết, để nâng cao hơn nữa các chất lượng dịch vụ cũng
như nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên, nhằm
chuẩn bị cho lễ hội kỷ niệm 100 năm Tam Đảo vào năm 2006,
ngành du lịch Vĩnh Phúc đang khẩn trương hoàn thiện cơ sở hạ
tầng, đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch khi đến với Vĩnh
Phúc.

Danh thắng Tây Thiên là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá
được thiên nhiên ban tặng, chúng ta phải biết giữ gìn và bảo vệ,
khai thác tiềm năng nơi đây một cách hợp lý, bền vững. Từ đặc thù
của Tây Thiên - Tam Đảo, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp


định hướng nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi
trường khu danh thắng Tây Thiên như sau:
Giải pháp về tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường: Coi
giải pháp về tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường là quan trọng
hàng đầu. Công tác giáo dục tuyên truyền bảo vệ môi trường giúp
cho các đối tượng tham gia hiểu được giá trị của khu di tích danh
thắng Tây Thiên, nhận thấy được các vấn đề môi trường quan
trọng đối với môi trường du lịch, biết được hậu quả suy thối tài
ngun khi con người khai thác khơng hợp lý. Từ những kiến thức
và kỹ năng phù hợp có thể có những hành vi đối xử thân thiện với
mơi trường tự nhiên.
Giải pháp về tổ chức quản lý và cơ chế chính sách: Việc tổ
chức quản lý điều hành hoạt động khu du lịch Tây Thiên là một
trong những giải pháp quan trọng. Sự quản lý chặt chẽ và hợp lý sẽ
đảm bảo cho sự phát triển bền vững và làm cho danh thắng nổi
tiếng có sức thu hút và lôi cuốn khách du lịch khắp mọi nơi. Hiện
tại, Tây Thiên đã có Ban Quản lý Di tích Danh thắng Tây Thiên.
Cần phát huy tốt nhiệm vụ quản lý khu vực Tây Thiên bằng các cơ
chế chính sách, đặc biệt về bảo vệ môi trường cho khu vực này.
Kết hợp mơ hình quản lý nhà nước với cộng đồng dân cư địa
phương. Huy động nhân dân địa phương tham gia thu gom rác thải
và hưởng lợi từ hoạt động phát triển du lịch của vùng. Xây dựng
những quy chế, nội quy chặt chẽ cho nhân dân địa phương và
khách du lịch, từ đó quản lý phát triển du lịch theo luật pháp Nhà

nước, làm tăng thêm niềm tin vào sự linh thiêng của khu di tích
danh thắng Tây Thiên.
Tỉnh Vĩnh Phúc nên có một cơ chế tài chính phù hợp và tăng
cường đầu tư hơn nữa cho vấn đề bảo vệ môi trường ở Tây Thiên.
Giải pháp kỹ thuật: Đây cũng là giải pháp quan trọng trong
việc giảm thiểu nguồn chất thải và xử lý ô nhiễm. Cần đề xuất một
số phương án về thu gom và xử lý rác thải, nước thải hợp vệ sinh
đảm bảo môi trường ln trong lành. Nên thành lập một đội
chun trách có đủ nguồn lực để thu gom, vận chuyển rác thải đến
nơi xử lý hợp vệ sinh. Cần quan tâm quy hoạch xây dựng cơ sở hạ
tầng một cách phù hợp với vị trí địa lý của khu du lịch, tránh tình


trạng xây dựng lộn xộn tự phát, không đồng nhất vừa làm ô nhiễm
môi trường, vừa làm ảnh hưởng tới các nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
Kế hoạch phát triển du lịch của Vĩnh Phúc trong đó có dự án
khu du lịch Tam Đảo 2, vừa được Thủ tướng Chính phủ đưa vào kế
hoạch đầu tư trọng điểm của quốc gia.
Dự án khu du lịch Tam Đảo 2 có tổng diện tích trên 300 héc ta
trên đỉnh núi Tam Đảo, độ cao trung bình khoảng 1.100m so với
mặt nước biển.
Dự kiến khu du lịch này sẽ có 10 hạng mục, gồm khu công
viên thiên nhiên, hồ chứa nước sinh hoạt, khu nhà nghỉ cao cấp,
trung tâm hội nghị và sòng bạc, khu biệt thự cao cấp, sân gôn 9 lỗ,
bãi đáp trực thăng, khu chuồng ngựa, vườn thú, khu leo núi, picnic
và khu điều dưỡng...
Tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với trường đại học Khoa học tự
nhiên (ĐHQG Hà Nội), Công ty Vietnam Partners (Hoa Kỳ)
nghiên cứu phương án xây dựng khu du lịch sinh thái Tam Đảo 2

phát triển một cách bền vững.
Khu trung tâm - gồm các nhà nghỉ cao cấp, sịng bạc, cơng
viên thiên nhiên - khi xây dựng nhà khơng cao q 3 tầng, có vườn
sinh thái, đường giao thông rộng không quá 2 mét, lát bằng đá tự
nhiên nhằm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
Đối với khu vực ngoại vi, tỉnh sẽ xây dựng 3 tuyến đường
chính:
- tuyến đường đi bộ và đi ngựa từ Tam Đảo 1 qua hồ Hú Cốc
sang Tam Đảo 2;
- tuyến cáp treo từ Tây Thiên đi Tam Đảo 2, từ Tam Đảo 1
nhập vào Tây Thiên sang Tam Đảo 2, từ hồ Hú Cốc lên Tam Đảo
2;
- tuyến đường bay trực thăng từ Vĩnh Yên lên Tam Đảo 2 để
không ảnh hưởng đến thảm rừng, cảnh quan môi trường.


Tam Đảo 2 có địa hình rất độc đáo, nằm gọn trong một khu
lịng chảo có dấu tích của một miệng núi lửa tạo thành cách đây
200 triệu năm, bên cạnh đỉnh núi Thạch Bàn, một trong 3 đỉnh núi
cao gọi là “ Tam Đảo”...
Điều kiện khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ ban ngày mùa
hè thấp hơn đồng bằng từ 5 - 7 độ C, khu du lịch Tam Đảo 2 có hệ
thực vật phong phú, chiếm 7,5% của tồn bộ số lồi trong Vườn
quốc gia; trong đó có 58 lồi đặc hữu, 68 lồi q hiếm; hệ động
vật có 38 lồi, trong đó 13 lồi q hiếm.
việc Vĩnh Phúc dự kiến thực hiện xây dựng Tam Đảo 2 vì ba
lý do: Xuất phát từ ý tưởng người Pháp đã làm từ trước 1954, có
cơ sở hạ tầng đường sá, có lợi thế về độ cao, khí hậu, mặt bằng,
phong cảnh phục vụ cho phát triển du lịch; tiếp đó, Vĩnh Phúc nằm
trong chiến lược phát triển du lịch cả nước trong đó có Tam Đảo.

Lý do cuối cùng được nêu ra là, trong Quy hoạch phát triển du lịch
cũng như Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và phát triển đô thị
của Vĩnh Phúc từ 2010-2020 và trong Nghị quyết của tỉnh cũng
nêu vấn đề phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn và tập trung
nghiên cứu khai thác Tam Đảo, dãy Tam Đảo có thể phát triển du
lịch sinh thái, trong đó có Tam Đảo 1 và Tam Đảo 2.
Theo ông Tung, người Pháp đã mở đường từ Tam Đảo 1 đến
Tam đảo 2 được 5-6km nhưng sau giải phóng (1945) thì khơng
thực hiện được nữa, nhưng đường đi bộ nối 2 khu dài khoảng
10km vẫn có.
Ở đây sẽ có một trung tâm mơi trường gồm các hạng mục
trong nhà và ngoài trời. Đây không phải là vườn thú, bể cá hay
vườn thực vật mà gồm tất cả các cơng trình này gộp lại thành một
khu nhà tập hợp 3 vùng sinh thái của miền Bắc Việt Nam (vùng
rừng nhiều mưa Tam Đảo, vùng đất nông nghiệp miền trung du và
đồng bằng sông Hồng).


Tại đây cũng sẽ xây khu nhà nghỉ cao cấp, Trung tâm Hội nghị
và sòng bạc (nếu được cho phép) cơng trình gồm 200-400 phịng
sẽ được bố trí tuỳ thuộc phương thức khai thác khách sạn, chiều
cao và hình khối nhà, chỗ đỗ xe và các cơng trình phụ trợ. Đồng
thời, xây dựng một sân golf 9 lỗ và các khu giải trí: cơng viên thiên
nhiên, chuồng ngựa, thuỷ cung, thuỷ viên, vườn thú, vườn ươm và
vườn ươm thực vật...
Trong những năm qua, nhất là sau gần 2 năm thành lập, trong
điều kiện cịn rất nhiều khó khăn, song Đảng bộ và nhân dân các
dân tộc huyện Tam Đảo đã nỗ lực, cố gắng vượt qua nhiều khó
khăn, thách thức, đoàn kết, thi đua và đạt được một số kết quả
bước đầu quan trọng: Làm tốt công tác quy hoạch, giải phóng mặt

bằng, triển khai các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ
thuật, thu hút được một số nhà đầu tư vào khu du lịch Tam Đảo,
Tây Thiên… Kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao (2005 ước đạt
19,27%), giá trị sản xuất ngành DL-DV-TM ước đạt 83,1 tỷ đồng
tăng 17,82% so với năm 2004. Đây là những kết quả bước đầu tạo
thế và lực mới cho Tam Đảo đi lên.
Để tiếp tục khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh trong dự thảo
Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ Nhất Nhiệm kỳ 2005-2010 xác định: "Tập trung mọi nguồn lực, đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tê, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng lấy kinh tế du lịch làm mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy
phát triển các ngành kinh tế khác. Nhanh chóng khắc phục tình
trạng kinh tế thuần nông, tạo tiền đề cho phát triển bền vững. Phấn
đấu đến năm 2010 Tam Đảo cơ bản trở thành huyện du lịch, đến
năm 2020 trở thành huyện du lịch trọng điểm, tạo động lực phát
triển kinh tế của tỉnh và khu vực…"
Với mục tiêu như vậy, đặt ra cho ngành DL-TM phải không
ngừng tăng giá trị sản xuất và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh
tế (đến năm 2010 đạt 46%), tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo môi
trường thuận lợi thu hút đầu tư, tăng thu ngân sách để có điều kiện
giải quyết các vấn đề xã hội, xóa đói giảm nghèo. Sớm hình thành


các khu du lịch, khu vui chơi giải trí tầm cỡ Quốc gia tại Tam Đảo
I, Tây Thiên, sân Gold, Tam Đảo II… Gắn du lịch với bảo vệ rừng,
bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
các dân tộc trong huỵên.
Để du lịch của huyện phát triển nhanh, đúng định hướng phải
có giải pháp đồng bộ, trong thời gian tới ngành TM - DL tập trung
vào một số giải pháp sau:

Một là: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về DL-DVTM, thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển du lịch của huyện
và phải gắn với quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh và khu vực.
Hai là: Chủ động quỹ đất để thu hút đầu tư phát triển du lịch
dịch vụ. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng
kỹ thuật, trong đó phát triển giao thông được coi là yếu tố quyết
định tới sự phát triển của ngành.
Ba là: Khai thác triệt để các loại hình du lịch như: du lịch tâm
linh, du lịch tín ngưỡng, du lịch sinh thái, du lịch nhà vườn, du lịch
nghỉ dưỡng, du lịch công vụ… kết hợp với vui chơi giải trí. Thực
hiện cơ chế khuyến khích thu hút các nhà đầu tư thuộc các thành
phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ.
Bốn là: Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch và dịch
vụ. Tăng cường, xúc tiến đầu tư quảng bá tiềm năng du lịch và
hình ảnh của Tam Đảo cho bè bạn gần xa tìm hiểu và tham quan.
Đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống nhà hàng,
khách sạn, các điểm vui chơi giải trí.
Năm là: Đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại theo
hướng đa dạng hóa hình thức phục vụ sản xuất và đời sống. Hỗ trợ
phát triển và mở rộng các chợ tại trung tâm xã.
Để thực hiện đồng bộ các giải pháp trên ngành TM - DL cần
sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của HU - HĐND UBND huyện, sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành đoàn thể của tỉnh
và huyện để ngành TM - DL thực hiện thắng lợi các mục tiêu,
nhiệm vụ đề ra trong nhiệm kỳ 2005-2010 và những năm tiếp theo,
góp phần đưa Tam Đảo sớm trở thành một huyện du lịch giàu đẹp,
văn minh.


Ông Khổng Sơn Trường, Chủ tịch UBND huyện Tam Đảo khẳng định:
Đề án phát triển du lịch bền vững ở địa phương đã tính đếm cặn kẽ đến đa
dạng văn hóa bản địa, cũng như phải chú trọng bảo tồn khía cạnh giá trị văn

hóa, tinh thần, tâm linh trong việc bảo vệ rừng của đồng bào dân tộc, bảo vệ
sự đa dạng sinh học của các cánh rừng Vườn quốc gia trên vùng đất này. Bởi
vậy, trong quá trình phát triển du lịch và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, tài
nguyên nhân văn phải được kết hợp một cách hài hịa. Vì nếu Tam Đảo
khơng cịn màu xanh, chắc chắn vùng đất giàu chất lịch sử, văn hóa này sẽ
khơng thể phát triển được.

.Chính những dự án trên, đặc biệt dự án xây dưng khu du lịch Tam Đảo
2, và xây dựng thêm nhiều những khu vui chơi, dịch vụ du lịch, chắc chắn sẽ
làm cho Tam Đảo thu hút thêm hàng trăm hàng nghìn lượt khách du lịch
trong những năm tới. Và quan trọng hơn là, Tam Đảo sẽ không chỉ thu hút
khách du lịch chỉ riêng vào mùa hè nữa, mà ngay cả mùa đơng, thì nơi đay
vẫn sẽ là nơi lý tưởng cho 1 kế hoạch du lịch nghỉ dưỡng vui chới giải trí
khám phá thiên nhiên.

III. Lời kết.
Tam Đảo là một địa danh gắn liền bước đi của lịch sử, là nơi được
thiên nhiên ban tặng một khung cảnh húng vĩ, với khí hậu ơn đới hiếm có ở
Viẹt Nam.Tam Đảo được xem là vùng đất có tiềm năng rất lớn trong phát
triển kinh tế du lịch và dịch vụ. Thật mừng, khi vừa mới thành lập (1-12004) Tam Đảo đã lập quy hoạch du lịch tổng thể đến năm 2010; bước đầu
lượng định đầu tư chiều sâu, khai thác tiềm năng tuy lớn nhưng cịn đậm
chất hoang sơ, tìm sức bật mới cho các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch
sinh thái và phát triển theo loại hình văn hố đặc thù (du lịch tâm linh) kết
hợp với vui chơi thể thao, giải trí.
Và chắc chắn trong tương lai khơng xa, Tam Đảo sẽ là 1 điẻm du lịch
đông khách quanh năm, màu hè cũng như mùa đong, mùa lễ hội cũng như
những ngày thương....




×