Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Nét đặc săc trong nghệ thuật biểu diễn Ca Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.59 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
I.

Ca huế và lịch sử hình thành

Khái niệm về ca Huế
Lịch sử hình thành
II. Nét đặc săc trong nghệ thuật biểu diễn Ca Huế
Vài nét về cố đô Huế
Nét đặc trưng trong nghệ thuật Ca Huế
Không gian biểu diễn Ca Huế
Nhịp độ và cách đàn trong Ca Huế
Các điệu thức trong Ca Huế
Tình hình phát triển của Ca Huế hiện nay
III. Phương pháp bảo tồn và lưu giữ nghệ thuật Ca Huế

1


MỞ ĐẦU
Văn hóa Việt Nam trải qua bốn nghìn năm lịch sử đã tiếp xúc và chịu ảnh
hưởng của văn hóa Trung Hoa và các nước phương Tây kết hợp với văn hóa bản
địa đã tạo nên một nền văn hóa rực rỡ ngàn năm văn hiến. Cùng với đó nghệ
thuật dân tộc được kết tinh từ những năm tháng dựng nước và giữ nước vốn đã
rất phong phú và đa dạng. Cho đến ngày nay vốn nghệ thuật ấy vẫn tồn tại, được
lưu giữ và phát triển thêm nhiều loại hình nghệ thuật phục vụ cho con người và
làm tăng thêm nét độc đáo trong nghệ thuật truyền thống, mang đậm bản sắc con
người Việt Nam. Những loại hình nghệ thuật tiêu biểu như dân ca, nhã nhạc
cung đình, các điệu múa dân gian, tạo hình nghệ thuật như điêu khắc, làng gốm
hay tranh đông hồ,… tất cả đã tạo nên một kho tàng nghệ thuật truyền thống đồ
sộ. Sau đây là một số hiểu biết của tôi về ca huế.



2


NỘI DUNG
I. Ca huế và lịch sử hình thành ca Huế
1.1 . Khái niệm ca Huế
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, Việt Nam, bao gồm
ca và đàn, ở nhiều phương tiện khá gần gũi với hát ả đào,làm từ dòng nhạc dân
gian và cung đình nhã nhạc.
1.2. Lịch sử hình thành
Về lịch sử hình thành ca Huế có rất nhiều ý kiến khác nhau của những giáo
sư tiến sĩ như:
Văn Lang trong “ ca Huế và ca kịch (1993)’’ cho rằng: “Nếu xác định rằng
dưới triều Lý, hát tuồng đang trên đường hình thành mà nhạc tuồng là xuất phát
từ nhạc cung đình, thì chúng ta có thể nói nhạc cung đình phải hình thành trước
đó, ít nhất cũng từ thế kỷ X. Do vậy cho phép chúng tơi được nói ca nhạc Huế
(tức ca nhạc cổ truyền) cũng bắt nguồn từ đấy”.
Lê Văn Hảo lại cho rằng: “ Được hình thành từ thế kỷ XI nhưng phải đợi
đến đầu TK XX ca Huế mới thực sự hoàn chỉnh và thời gian cực thịnh của ca
Huế là vào khoảng những thập niên 20 cho đến khi chiến tranh thế giới thứ hai
bùng nổ.
Theo giáo sư Trần Văn Khê tuy không trực tiếp xác định thời điểm và
nguồn gốc phát sinh, nhưng giáo sư đã gián tiếp cho rằng ca Huế phát sinh vào
thời điểm các chúa Nguyễn tại vị ở Huế, đó là bộ mơn nghệ thuật được sản sinh
ở cung đình.
Và theo lịch sử dân tộc ta thì nhiều giả thiết cho rằng ca Huế được hình
thành dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu.
Như vậy, có thể xét: ca Huế có nguồn gốc từ lối ca nhạc ở chốn cung đình
và đậm đà chất dân gian từ ngọn nguồn dân tộc, đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu

thì đã hình thành rõ nét là một bộ môn nghệ thuật của tầng lớp tao nhân mặc
khách, lúc đầu ở dinh thự, phủ chúa, sau mới lan ra ngoài dân gian.
II.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật biểu diễn Ca Huế
3


2.1: Vài nét về cố đô Huế
Huế là kinh đô của triều nhà Nguyễn, Huế nổi tiếng với phong cảnh hữu
tình sơng Hương, núi Ngự. Sơng Hương với làn nước trong xanh, dòng nước
chảy giữa lòng thành phố khiến cho Huế càng trở nên thơ mộng. Nơi đây còn
nổi tiếng với đền, đài, lăng tẩm, đại nội… Tất cả đã tạo nên một thành phố Huế
nên thơ, mộng mơ và yên tĩnh.
2.2: Đặc trưng của Ca Huế
2.2.1: Không gian biểu diễn Ca Huế
Ngoài những đặc điểm chung với các loại hình âm nhạc dân tộc Việt Nam,
trong nghệ thuật Ca Huế cũng mang những nét đặc sắc riêng của âm nhạc miền
Trung.
Các buổi biểu diễn Ca Huế thường diễn ra vào buổi tối, trong khung cảnh
gió mát trăng thanh. Trăng thường xuất hiện trong các bài Ca Huế với vẻ đẹp mĩ
miều, lung linh, tôn thêm chất thơ cho bài ca. Vẻ tĩnh mịch ban đêm cũng góp
phần tạo nên màu sắc đặc trưng của Ca Huế.
2.2.2: Nhịp độ và cách đàn,ca
Các bài Ca Huế thường có nhịp độ chậm rãi, thong dong, trữ tình. Nghệ
thuật Ca Huế thiên về nhịp điệu chậm. Nhịp điệu này thể hiện phong cách của
người Huế: chậm rãi, thong thả, điềm đạm và hay suy tư. Phong cách đàn và ca
trong Ca Huế coi trọng sự nhấn, rung, tỉ mỉ chứ thường không coi trọng tốc độ
diễn tấu, diễn xướng nhanh.
Cách đàn, ca của Ca Huế phong lưu, đài các, khác với cách đàn, ca bình

dân, phóng túng của đờn ca Tài tử miền Nam. Ca nhạc Huế (hay Ca Huế) được
các vị quý tộc quan lại cung đình triều Nguyễn và giới trí thức sính nhạc ở Huế
rất coi trọng. Các buổi tụ họp sinh hoạt Ca Huế đều được chuẩn bị kĩ càng. Nghệ
sĩ Ca Huế thường chọn lựa lúc yên tĩnh, mát mẻ để chơi nhạc.
Vì vậy, các buổi Ca Huế thường được diễn ra vào ban đêm, khơng chỉ có
cảnh vật xung quanh yên tĩnh mà cả tâm hồn của người chơi nhạc cũng phải

4


trầm tĩnh, phong thái nghiêm trang và ln mong có được những người đồng
điệu thưởng thức.
2.2.3: Các điệu thức của Ca Huế.
Ca Huế được hình thành trên hai điệu chính thức là điệu Bắc và điệu Nam:
Điệu Bắc (hơi Khách) mang màu sắc tươi vui hoặc trang nghiêm. Điệu
Nam buồn thương ,bi ai,… và người Huế ít khi gọi là điệu Bắc hay Nam, mà
thường gọi là các bài bản khách và Nam. Theo họ, điệu Bắc cả ba miền đều có,
nhưng điệu Nam hơi Ai chỉ riêng Huế mới có. Trong ca Huế, mỗi điệu sinh ra hệ
thống hơi, mỗi hơi diễn tả mỗi sắc thái tình cảm, nội tâm hay một phong cách
khác nhau:
Điệu Bắc gồm 4 hơi: Hơi Quảng, hơi Đảo, Thiền và Nhạc.
Điệu Nam gồm 4 hơi: Xuân, Thương, Ai, Oán
Có một hơi đặc biệt, đó là hơi Dựng không phải là một điệu thức riêng biệt.
Nó là sự chuyển điệu từ điệu thức Nam sang điệu thức Bắc (hoặc ngược lại).
Nét đặc sắc của Ca Huế còn thể hiện rõ ở đường nét giai điệu. Giai điệu và
điệu thức trong các bài bản Ca Huế được sáng tạo dựa trên giọng nói Huế.
Nghệ nhân hát sử dụng nhấn nhá, luyến láy âm thanh, xách lấy hơi, đưa
hơi, sử dụng giọng cổ, giọng óc khá phức tạp, có thể so sánh với những kỹ thuật
của hát ả đào.
Nghệ nhân đàn cũng có những kỹ thuật cơng phu, điêu luyện. Có nhiều

ngón nhấn khác nhau: nửa bậc, một bậc, bậc rưỡi, hai bậc thâm chí đến ba bậc từ
hò nhấn đế xê, nhấn vuốt, nhấn mổ, nhấn nhảy, nhấn rung. Ngồi ra cịn có hơn
mười cách: chầy, hưởng, vả, mổ, bấm, bịt, day, chớp, búng, phi, rải,…
2.3: Sự phát triển của ca Huế hiện nay
Sự ra đời của CLB ca Huế tại Trung tâm Văn hóa Thơng tin tỉnh là một xu
thế tất yếu trước sự đòi hỏi của quy luật phát triển xã hội nói chung và loại hình
nghệ thuật ca Huế và dân ca Huế nói riêng. Trải qua chặng đường gần 20 năm
hình thành và phát triển, CLB ca Huế đã gặt hái được những thành cơng nhất
định, góp phần khơng cho cho sự thành cơng chung của Trung tâm Văn hóa
5


Thông tin trong hoạt động liên hoan, hội thi hội diễn trong tỉnh cũng như khu
vực.
Hiện nay trong tour du lịch con đường di sản miền trung và nhiều tuor du
lịch khách chon Huế là điểm dừng chân và du khách có thể được thưởng thức ca
Huế trên sơng Hương vào buổi tối. Nay xuất hiện thêm Ca Huế thính phịng là
một hình thức mới cho biểu diễn nghệ thuật Ca Huế.
Năm 2014 trong festival Huế đã tổ chức chương trình tơn vinh xa Huế, Ca
Huế được trình diễn trong 9 đêm suốt khoảng thời gian diễn ra festival.
III. Phương pháp bảo tồn và lưu giữ nghệ thuật Ca Huế
Sự ra đời và đi vào hoạt động của CLB Ca Huế có ý nghĩa quan trọng với
cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của nghệ thuật ca Huế. Trong những
năm qua CLB Ca Huế đã có những đóng góp quan trong đối với cơng tác xây
dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của trung tâm Văn hóa thể thao và là địa chỉ đỏ
với giới điêu mộ và khách trong và ngoài nước.
Trong thời gian tới để hoạt động CLB Ca Huế có những bước đi vững chắc,
phát triển mạnh mẽ, là đầu tàu gương mẫu không chỉ trong các hoạt động của hệ
thống các CLB thuộc Trung tâm Văn hóa Thơng tin tỉnh mà cịn là nơi trao
truyền và ni dưỡng những giá trị của Ca Huế và dân ca Huế cho mai sau.

Một số phương hướng phát triển cho Ca Huế tổ chức các lớp tập huấn, mời
các nghệ nhân bậc thầy trong Ca Huế về giảng dạy, rèn luyện, bồi dưỡng tài
năng; thường xuyên nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, khôi phục lại những bài
bản Ca Huế cũ, sưu tầm, sáng tác thêm lời mới cho các bài bản, làn điệu, dàn
dựng thêm các chương trình Ca Huế có sức hấp dẫn.
Ngồi ra cần phải có những sáng tác mới cho ca Huế ngày càng phong phú,
đa dạng không trở nên nhàm chán và duy trì, phát triển hình thức hát ca Huế trên
sông Hương.

6


KẾT LUẬN
Nghệ thuật Ca Huế có những nét chung với các loại hình nghệ thuật âm
nhạc cổ truyền của Việt Nam như cách trình tấu “chân phương – hoa lá”, giai
điệu đi theo thanh điệu giọng nói và phần dạo nhạc tự do, dẫn dắt cảm xúc đầu
bản nhạc. Các đặc điểm này chứng tỏ Ca Huế nằm trong cùng một hệ thống âm
nhạc truyền thống của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, Ca Huế có những đặc
trưng rất độc đáo, phân biệt với âm nhạc các vùng miền khác như: giai điệu sáng
tạo dựa trên giọng Huế, không gian diễn yên tĩnh vào buổi tối, có trăng thanh
gió mát, nhịp điệu chậm, cảm xúc buồn, thứ tự bài bản sắp xếp từ điệu Bắc sang
điệu Nam. Những đặc trưng này góp phần tạo nên bản sắc riêng của văn hóa xứ
Huế. Với những giá trị nghệ thuật đặc sắc như vậy, Ca Huế xứng đáng là một
trong những loại hình văn hóa tiêu biểu cho văn hóa Huế nói riêng và văn hóa
Việt Nam nói chung, cần được chăm sóc, giữ gìn và phát triển đúng mức, đúng
hướng.

7



Tài liệu tham khảo
o/index.php/sphcm/article/viewFile/12356/11227
/> />
8


9


10



×