Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

CƠ sở lý LUẬN của VIỆC THIẾT kế TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG đếm số LƯỢNG BẰNG TIẾNG ANH của TRẺ 3 – 4 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.96 KB, 24 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ TRÒ CHƠI
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐẾM SỐ LƯỢNG BẰNG
TIẾNG ANH CỦA TRẺ 3 – 4 TUỔI

Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Những nghiên cứu về trò chơi.
Nghiên cứu về vai trò của TC trong việc phát triển
nhận thức cho trẻ mẫu giáo, có rất nhiều những tác giả trên
thế giới và trong nước đã đưa ra những nhận định chuyên
sâu về vấn đề này.
Nhà tâm lí học nổi tiếng thế giới J. Piaget – người luôn
đặt tầm quan trọng lớn đối với giáo dục trẻ em cho rằng khi
chơi, ở trẻ phát triển tri giác, trí thơng minh, những khuynh
hướng thử nghiệm, những bản năng xã hội. Như vậy, Piaget
đã đưa ra nhận định rõ ràng rằng TC là yếu tố cần thiết để
thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ.
Theo nhà giáo dục nổi tiếng người Nga Macarencơ:
“TC có một ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của đứa
trẻ chẳng khác gì sự làm việc, sư phục vụ của người lớn…”.


Không chơi trẻ không phát triển, không chơi đứa trẻ chỉ tồn
tại chứ không phải đang sống. [8, 167].
Một nhà giáo dục người Nga khác, K.Đ.Uskinxki coi
trọng TC tập thể của trẻ bởi vì nó hình thành và phát triển
những mối quan hệ xã hội đầu tiên của trẻ. Đồng thời thông
qua các TC này, trẻ dễ dàng lĩnh hội được một số kinh
nghiệm lịch sử - văn hóa xã hội của lồi người. Như vậy,
TC cịn giúp trẻ xây dựng và phát triển mối quan hệ của
chính mình và mở rộng nhận thức. [8, 167].
Một số nhà tâm lí học, giáo dục học phương Tây như


A. Vallon, N. Khrixtencen,… cho rằng, TC trẻ em là sự
phản ánh cuộc sống, là hoạt động được quy định bởi những
điều kiện xã hội. trẻ nhắc lại những ấn tượng đã được trải
nghiệm vào TC một cách có chọn lọc. Theo họ, TC khơng
phải là bất biến, nó phản ánh hiện thực xã hội luôn luôn vận
động và phát triển.
Như vậy, các nhà tâm lý học, giáo dục phương Tây và
Xô Viết đều xem xét TC trẻ em như một hoạt đọng xã hội,
nội dung chơi của trẻ phán ánh hiện thực xã hội xung
quanh.TC đóng một vai trị tất yếu trong sự hình thành và
phát triển tồn diện của trẻ.


Cùng bàn về vấn đề này, ở Việt Nam có một số tác giả
tiêu biểu như PGS.TS Nguyễn Thị Hòa, PGS.TS Nguyễn
Ánh Tuyết, PGS.TS Đỗ Thị Minh Liên,… đã nêu ra vai trò
của hoạt động chơi, cũng như hiệu quả của TC trong các tiết
học của trẻ mẫu giáo.
PGS.TS Nguyễn Thị Hịa chỉ ra rằng: “Trẻ học tốt nhất
thơng qua chơi, nội dung chủ yếu của chơi là phản ánh thế
giới xung quanh trẻ và chính nhờ có chơi mà trẻ hiểu sâu
sắc hơn nữa cuộc sống xung quanh” [8, 155]. Như vậy, tác
giả đề cao vai trò của hoạt động chơi trong q trình giáo
dục phát triển trí tuệ của trẻ. Điều này cho thấy tác giả cũng
đề cao vai trò của TC đối với sự phát triển khả năng tưởng
tượng và sự sang tạo của trẻ.
PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết có rất nhiều những cơng
trình nghiên cứu về TC của trẻ em như: “TC trẻ em”,
“Khơng chơi thì khơng phát triển được”, “Tâm lí học trẻ em
lứa tuổi mầm non”, hoặc “Tổ chức và hướng dẫn trẻ em

mẫu giáo chơi”. Tác giả đã nêu ra vai trò của TC đối với sự
phát triển tâm lý và nhận thức của trẻ trong các cơng trình
nghiên cứu của mình.


Tác giả Phạm Thị Thu Thủy cũng đề cập đến vai trò
của TC đối với sự phát triển nhận thức của trẻ trong luận
văn thạc sĩ của mình: “TC khơng chỉ có tác dụng củng cố
những biểu tượng đã có ở trẻ mà nó cịn là một hình thức
hoạt động nhận thức tích cực độc đáo. Trong q trình hoạt
động này, trẻ còn nắm được những tri thức mới do TC địi
hỏi”. Như vậy, TC có vai trị rất quan trọng đối với sự phát
triển của trẻ nhỏ. Nó khơng chỉ tác động vào quá phát triển
tư duy tưởng tượng của trẻ, mà nó cịn giúp trẻ mở rộng
được vốn hiểu biết và kiến thức thơng qua q trình chơi và
giải quyết các nhiệm vụ chơi. [20]
Như vậy, có thể nói, chơi là phương tiện giáo dục tồn
diện cho trẻ, trong đó hình thức thể hiện đặc trưng của các
hoạt động vui chơi là TC . Vì vậy, việc tổ chức các hoạt
động vui chơi cho trẻ là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa
giáo dục to lớn. Nhà giáo dục cần khai thác các thế mạnh
của hoạt động vui chơi trong q trình chăm sóc và giáo
dục trẻ, đồng thời tạo ra các môi trường thuận lợi để trẻ
được chơi tự do, chủ động và sáng tạo, từ đó góp phần giúp
trẻ phát triển một cách tồn diện nhất.
Sự phát triển ngơn ngữ nói chung và kỹ năng tiếng
Anh của trẻ 3 – 4 tuổi nói riêng.


Noam Chomxki trong tác phầm “Cấu trúc ngữ nghĩa”

đã cho rằng trẻ em đóng vai trị chính và là nhân tố chính
trong sự phát triển ngơn ngữ của mình. Ơng coi ngơn ngữ
có cơ sở sinh học của nó. Thành tựu chỉ có ở con người.
Con người mới có cơ quan sinh sản ngơn ngữ trong não bộ,
chỉ cần có sự tác động từ bên ngồi (mơi trường nói năng)
là ngơn ngữ có cơ hội xuất hiện. Như vậy, Noam Chomxki
đề cao tầm quan trọng của trẻ nhỏ trong sự phát triển ngôn
ngữ của chúng, và yếu tố xúc tác để ngơn ngữ được phát
triển chính là mơi trường bên ngoài đứa trẻ.
Beverly Otto – một chuyên gia trong lĩnh vực phát
triển ngôn ngữ trẻ em của đại học Illinois (Hoa Kì) đã chỉ ra
trong cuốn sách “Phát triển ngơn ngữ trẻ thơ”
(Development of language in early childhood – 2008) ba
cấp độ của việc phát triển ngôn ngữ của trẻ là:
+ Cấp độ 1: Biết nói (linguistic knowledge).
+ Cấp độ 2: Biết nói một cách có hiểu biết
(megalinguistic knowledge).
+ Cấp độ 3: Bày tỏ bằng lời nói một cách có hiểu biết
(Verbalization of megalinguistic). [3]


Như vậy sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ là phát triển theo
từng bước, từng cấp độ. Các cấp độ sẽ nâng cao dần khi trẻ
phát triển đầy đủ hơn về mặt nhận thức.
Các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất với nhau và chia
sự phát triển ngôn ngữ trẻ em ra làm hai giai đoạn: giai
đoạn tiền ngôn ngữ (từ 0 – 12 tháng tuổi), giai đoạn 2 là giai
đoạn ngôn ngữ (từ 12 tháng tuổi trở đi).
Bàn về khả năng tiếng Anh của trẻ mầm non, trong
cuốn phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non (Language

development in early childhood, 2018) có nêu ra rằng trẻ
em sử dụng hai thứ tiếng có khả năng hiểu và / hoặc sử
dụng hai ngôn ngữ và được chia ra làm hai kiểu:
Song ngữ đồng thời (Simultaneous bilinguals): Thuật
ngữ này đề cập đến những trẻ tiếp xúc với hai ngôn ngữ ở
nhà, trong đó một ngơn ngữ sẽ thường chiếm ưu thế hơn.
Nói chung, những trẻ này vẫn đạt được các mốc ngôn ngữ
quan trọng (như từ đầu tiên, kết hợp các từ, ngữ pháp và
KN kể chuyện) ở độ tuổi như bạn cùng trang lứa.
Song ngữ tuần tự (Sequential bilinguals): Thuật ngữ
này đề cập đến những trẻ có ngơn ngữ đầu tiên được thiết
lập tại nhà, trước khi một ngôn ngữ thứ hai được giới thiệu


(chẳng hạn như chỉ học tiếng Anh khi họ bắt đầu đi học
mẫu giáo). Khi ngôn ngữ thứ hai được giới thiệu, trẻ em có
thể hoặc suy giảm ít thay đổi ở việc sử dụng ngôn ngữ đầu
tiên của trẻ, hoặc trẻ có thể phát triển hai ngơn ngữ cùng lúc
với tốc độ chậm hơn. [4, 9]
Như vậy, việc học song song hai ngơn ngữ có thể sẽ
ảnh hưởng tới tốc độ phát triển ngôn ngữ chậm hơn so với
việc cho trẻ chỉ học một ngôn ngữ. Tuy vậy, việc cho trẻ
học ngôn ngữ sớm, và học đồng thời hai ngơn ngữ sẽ giúp
ích cho trẻ rất nhiều vào việc học sau này ở các cấp học cao
hơn. Nếu có những yếu tố kích thích khả năng tư duy cũng
như hứng thú của trẻ một cách đồng thời thì có thể sẽ mang
lại một hiệu quả tốt hơn trong việc học song song hai ngôn
ngữ.
Ở Việt Nam, PGS. TS Đinh Hồng Thái, tác giả cuốn
sách “Giáo trình phát triển ngơn ngữ tuổi mầm non” cũng

nghiên cứu sâu về sự phát triển ngơn ngữ cảu trẻ mầm non.
Ngồi ra, cịn một số nhà giáo dục khác như PGS. TS
Nguyễn Ánh Tuyết, TS Nguyễn Thị Như Mai có đề cập đến
sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo như sau: lứa tuổi
mẫu giáo là giai đoạn phát cảm đối với hiện tượng ngôn
ngữ khiến cho phát triển ngôn ngữ đạt tới tốc độ nhanh và


đến cuối tuổi mẫu giáo hầu hết trẻ em đều có thể sử dụng
thơng thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày. [15, 213]
Có thể thấy, vấn đề phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ
nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các nhà nghiên cứu,
cũng như các nhà giáo dục. Họ đều xem sự phát triển ngôn
ngữ là một phần tất yếu trong sự phát triển toàn diện của trẻ
nhỏ, nhất là với giai đoạn mẫu giáo.
Bàn về vấn đề khả năng học tiếng nước ngoài của trẻ,
tác giả Nguyễn Xuân Khoa viết trong cuốn Phương pháp
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo như sau: Những thử
nghiệm về việc dạy tiếng nước ngoài cho trẻ mẫu giáo chỉ
ra rằng: trẻ mẫu giáo dễ dàng tiếp thu tiếng nước ngoài, tiếp
thu nhanh hơn rất nhiều so với người lớn. Nếu người lớn
suy nghĩ về logic của tiếng nước ngồi, thì trẻ lại sử dụng
tiếng nước ngồi mà khơng cần để ý tới việc phân tích
nhữung gì đã nói. [11, 227]
Như vậy, bên cạnh những nghiên cứu về sự phát triển
ngơn ngữ của trẻ, thì khả năng tiếp thu cũng như khả năng
sử dụng tiếng nước ngoài của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo cũng
là một vấn đề được quan tâm và phân tích bởi các nhà giáo



dục nhằm tìm ra giải pháp giúp trẻ phát triển tốt nhất cả
tiếng mẹ đẻ và cả ngôn ngữ thứ hai.
Những nghiên cứu về kỹ năng đếm số lượng bằng
tiếng Anh của trẻ 3 – 4 tuổi.
Bàn về KN đếm số lượng ở trẻ 3 – 4 tuổi, trong cuốn
“Developmental Psychology”, hai tác giả Irwin W.
Silverman và Arthur P. RoseBowling có bàn về hai KN đếm
của trẻ là KN đếm bằng mắt và KN đếm (Subitizing and
Counting Skills). Tác giả có thử nghiệm hai KN này trên
một nhóm trẻ 3 – 4 tuổi, tương đồng về lứa tuổi, giới tính,
khả năng nhận thức, và kết quả mà ông nhận được là nhóm
trẻ với yêu cầu chỉ đếm bằng mắt và đọc kết quả gặp rất
nhiều khó khăn. Tác giả quan sát tháy trẻ ở nhóm này đều
đếm nhẩm trong miệng, hoặc giơ tay chỉ vào đối tượng và
đếm nhẩm. Như vậy, nghiên cứu của ông cho thấy KN đếm
bằng mắt của trẻ 3 – 4 tuổi vẫn còn nhiều hạn chế. [10, 539]
Trong tờ Resouce sheet cuốn sách Ages & Stages of
Numeracy Development của Liên đồn Chăm sóc Trẻ em
Canada và Hệ thống Nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn học
Canada năm 2009 có viết về sự phát triển khả năng làm việc
với các con số (Numeracy development) qua các giai đoạn,


lứa tuổi. Trong đó có đưa ra các nhận định dưới đây về khả
năng đếm số lượng của trẻ 3 – 4 tuổi:
Khi đếm các đối tượng, trẻ 3 – 4 tuổi biết được từ chỉ
số đếm cuối cùng sẽ trả lời cho câu hỏi “How many…?”
Trẻ có thể học đếm từ 1 đến 30.
Trẻ có thể sử dụng 5 ngón tay biểu trưng cho nhóm có
5 đối tượng. [14]

Như vậy, có thể thấy rằng các chương trình giáo dục
sớm đánh giá rất cao khả năng của trẻ và đưa ra những giới
hạn lớn hơn để giáo dục trẻ.
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều những nghiên cứu về
biểu tượng số lượng, con số và phép đếm. Tiêu biểu nhất là
PGS.TS Đỗ Thị Minh Liên đã nói tới đặc điểm phát triển
những biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm ở trẻ 3 –
4 tuổi trong cuốn “Phương pháp hình thành biểu tượng tốn
học sơ đẳng cho trẻ mầm non”. Tác giả chỉ ra rằng: “Lên ba
tuổi, trẻ đã phân biệt được các khái niệm một, ít nhiều, trẻ
đã có những phản ứng với câu hỏi “có bao nhiêu”, một số
trẻ đã sử dụng các từ số: một, ba, năm, tám… nhưng không
ứng chúng với số lượng vật tương ứng. Qua đó chứng tỏ trẻ


đã có suy nghĩ liên quan đến số lượng của nhóm vật.” [13,
80]
Ngồi ra, trong cuốn Lý luận và phương pháp hình
thành biểu tượng tốn học sơ đẳng cho trẻ mầm non của
mình, PGS. TS Đỗ Thị Minh Liên cũng cho rằng vào cuối
năm ba tuổi thì trẻ có nhu cầu xác định chính xác SL các
nhóm đối tượng, vì vậy trẻ bắt đầu bắt chước người lớn đếm
và sử dụng các con số. Có thể nói những đặc điểm trên là cơ
sở để hình thành KN đếm số lượng cho trẻ. Từ đó, tác giả
đưa ra những gợi ý về nội dung dạy đếm trong phạm vi 5
cho trẻ 3 – 4 tuổi cho GV như dạy trẻ đọc thuộc số theo
trình tự, sau đó dạy trẻ đếm đúng trên đồ vật và tổ chức cho
trẻ thực hành đếm . [12, 126]
Trong cuốn “Tốn và phương pháp hình thành các biểu
tượng toán học cho trẻ mẫu giáo”, tác giả Đinh Thị Nhung

có chỉ ra rằng: trẻ 3 – 4 tuổi chưa biết đếm, song khi lập tập
hợp thì trẻ đã biết gắn mỗi động tác, mỗi vật với một từ
giống nhau “này, này, này,…” hay “nữa, nữa, nữa,…”. Đó
là những tiền đề để trẻ học phép đếm sau này. [16, 81]
Như vậy, các nghiên cứu ở nước ngoài và ở Việt Nam
có phần khác nhau về nhận định KN đếm của trẻ. Điều này


là dễ hiểu bởi họ nghiên cứu những đứa trẻ khác nhau, sống
ở những địa điểm cách xa nhau và điều kiện sống, môi
trường và phong cách học tập khác nhau.
Trò chơi phát triển kỹ năng đếm số lượng bằng
tiếng Anh cho trẻ 3 – 4 tuổi.
Một số khái niệm cơ bản.
Trị chơi.
Theo từ điển Tiếng Việt Ngơn ngữ học Việt Nam: “TC
là hoạt động bày ra để vui chơi giải trí”.[25,166].
Đối với việc dạy học ở bậc học Giáo dục mầm non,
TC đóng một vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát
triển tồn diện cho trẻ. Chính vì thế, có rất nhiều nhà giáo
dục tìm hiểu và nghiên cứu sâu về lí thuyết của trị chơi.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hòa: “Chơi là hoạt động tự
lập của trẻ, chơi không nhằm tạo ra sản phẩm (kết quả vật
chất) mà chủ yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ
(kết quả tinh thần), được bắt chước làm người lớn của trẻ.”
[8, 167] Như vậy, quan điểm này không hề đặt nặng yếu tố
kết quả vật chất, mà đề cao kết quả tinh thần, những cảm
xúc mà hoạt động chơi mang lại cho trẻ.



Theo A. Macarenco: “TC là cơng việc, chỉ có khác
nhau một điểm đó là: cơng việc là sự tham gia của con
người vào sự sản xuất của xã hội để tại ra những giá trị vật
chất, giá trị văn hóa, hay nói ngắn gọn là những giá trị xã
hội. TC khơng tn theo những mục đích như vậy. Đối với
những mục đích xã hội, TC khơng có quan hệ trực tiếp,
nhưng lại có quan hệ gián tiếp. Nó tập cho con người có
những cố gắng về thể lực và tâm lí cần thiết cho cơng việc”.
Theo quan điểm trên thì TC không đơn thuần là công việc,
là nhiệm vụ được giao mà cịn thể hiện giá trị văn hóa xã
hội. [8, 166]
Bàn về TC học tập, E.I. Chikhieva cho rằng:“TC đó
được gọi là TC học tập hay TC dạy học là vì TC đó gắn
liền với một mục đích dạy học nhất định, và địi hỏi khi tổ
chức phải có tài liệu dạy học kèm theo phù hợp với mục
đích của TC ”. [5, 8]
Dựa trên những quan điểm trên, chúng tôi hiểu: TC là
hoạt động bao gồm các nhiệm vụ hoặc chuỗi nhiệm vụ khác
nhau và có luật chơi, cách thức chơi mà người lớn tạo ra
cho trẻ chơi với nhiều mục đích khác nhau.


Từ đó chúng tơi rút ra khái niệm: TC đếm số lượng là
TC bao gồm các nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ đếm số
lượng; có luật chơi, cách thức chơi mà người lớn tạo ra
nhằm phát triển ở trẻ kĩ năng đếm số lượng và các KN
khác.
Thiết kế.
Theo từ điển tiếng Việt: “Thiết kế là lập tài liệu kĩ
thuật tồn bộ, gồm có bản tính tốn, bản vẽ, v.v., để có thể

theo đó mà xây dựng cơng trình, sản xuất thiết bị, sản
phẩm”. [25, 800]
Trong cuốn Công nghệ 11 do Bộ Giáo dục và đào tạo
ban hành, khái niệm thiết kế được hiểu là: “Thiết kế một
sản phẩm là quá trình hoạt động sáng tạo của người thiết kế
để nhằm xác định hình dạng, kích thước, kết cấu và chức
năng của sản phẩm đó”. [1, 35]
Theo luận văn Thiết kế Modun dạy học phần phương
pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non ở trường Cao đẳng
Sư phạm năm 2011: “Thiết kế là lập dự án kế hoạch xây
dựng một cơng trình, sản xuất một thiết bị, sản phẩm công
nghiệp. Thiết kế bao gồm công việc lập các tài liệu, các


thơng số kỹ thuật, các tính thi cơng cơng trình, gia công sản
phẩm”.
Từ những khái niệm trên, chúng tôi quan niệm: Thiết
kế TC là quá trình sáng tạo và xây dựng nên các hoạt động
bao gồm việc xây dựng các nhiệm vụ, luật chơi, cách thức
chơi và dự kiến điều kiện tổ chức TC của nhà giáo dục
nhằm hướng đến một hay nhiều mục đích nào đó.
Kỹ năng.
Theo từ điển tiếng Việt: “KN là khả năng con người
vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực
nào đó vào thực tế”. [25, 375]
Theo Vũ Dũng, “KN là năng lực vận dụng có kết quả
những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể
lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng. KN được
hình thành qua luyện tập” [5, 132].
Theo tác giả Ngơ Cơng Hồn, Nguyễn Quang Uẩn,

Trần Quốc Thành trong giáo trình Tâm lí học đại cương đều
cho rằng: KN là một năng lực của con người biết vận dụng
những thao tác của hành động theo đúng quy trình. [18]


Tóm lại, KN được hiểu theo nhiều hướng khác nhau
tùy thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi tác giả. Tuy nhiên,
quan niệm của các tác giả về KN đều là thể hiện khả năng
vận dụng kiến thức vào hoàn cảnh cụ thể. Đối với chúng
tơi, chúng tơi đồng tình với quan điểm “KN” của Ngơ Cơng
Hồn, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành trong giáo
trình Tâm lí học đại cương đều cho rằng: KN là một năng
lực của con người biết vận dụng những thao tác của hành
động theo đúng quy trình.
Kỹ năng đếm số lượng.
Số lượng có thể hiểu là số phần tử có trong một tập
hợp tại một không gian và thời gian nhất định. [13]
Để xác định số lượng phần tử có trong một tập hợp, trẻ
phải đếm. Theo từ điển tiếng Việt thì “Đếm là hành động kể
lần lượt tên các số, theo trật tự trong dãy số tự nhiên.” [25,
153]
Từ hai khái niệm nêu trên, chúng tôi hiểu: Đếm số
lượng là hành động bao gồm một chuỗi thao tác nhằm xác
định số lượng các phần tử có trong một tập hợp tại một
khơng gian, thời gian nhất định bằng cách đọc tên các số


theo thứ tự trong dãy số tự nhiên tương ứng với thứ tự của
phần tử trong tập hợp.
Từ đó, chúng tôi rút ra khái niệm: KN đếm số lượng là

năng lực vận dụng các thao tác hành động nhằm xác định
số lượng phần tử trong một tập hợp nhất định bằng cách
đọc tên các số theo thứ tự trong dãy số tự nhiên tương ứng
với thứ tự của phần tử trong tập hợp.
Thiết kế trò chơi phát triển kỹ năng đếm số lượng
bằng tiếng Anh cho trẻ 3 – 4 tuổi.
Tổng hợp từ khái niệm thiết kế, TC đếm số lượng nêu
trên, ta có thể hiểu: “Thiết kế TC phát triển kỹ năng đếm số
lượng bằng tiếng Anh cho trẻ 3 – 4 tuổi là quá trình sáng
tạo và xây dựng các TC (bao gồm nhiệm vụ, luật chơi, cách
thức chơi và dự kiến điều kiện tổ chức TC) bằng tiếng Anh
của nhà giáo dục, nhằm phát triển kĩ năng đếm số lượng
cho trẻ 3 – 4 tuổi”.
Đặc điểm phát triển tâm – sinh lý ảnh hưởng đến
kỹ năng đếm số lượng của trẻ 3 – 4 tuổi.
Đặc điểm phát triển tâm lý ảnh hưởng đến kỹ năng
đếm số lượng của trẻ 3 – 4 tuổi:


Dựa vào những giả thuyết của tâm lý học, nhận biết
cảm tính là con đường nhận biết chính để trẻ nhỏ nhận biết
các dấu hiệu số lượng có trong hiện thực xung quanh trẻ.
Ngay từ nhỏ, trong quá trình các hoạt động cảm nhận và các
hoạt động có sản phẩm ở trẻ hình thành biểu tượng về số
lượng các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh. các
dấu hiệu số lượng được trẻ nhận biết với sự giúp đỡ của
các giác quan, trong đó thị giác và giác quan vận động đống
vai trò rất quan trọng. Như vậy, các quá trình cảm nhận là
cơ sở của sự nhận biết dấu hiệu số lượng và những đặc
điểm khác của sự vật hiện tượng. Trẻ nhận biết các dấu hiệu

này thông qua hoạt động thực tiễn như: chuyển động của
mắt giúp trẻ theo dõi đối tượng, trẻ dùng tay để chỉ trỏ, sở
nắn,… Chính những hành động khảo sát, nghiên cứu đối
tượng được gọi là hành động nhận biết, nó gắn liền với các
hoạt động thực tiễn của trẻ như: vui chơi, học tập, lao động,
… Trong các hành động nhận biết của trẻ, diễn ra sự nhận
biết, so sánh số lượng, xác định số lượng thông qua phép
đếm. Dần dần ở trẻ tích lũy được những kinh nghiệm cảm
nhận dấu hiệu số lượng. Nó là cơ sở hình thành nên những
biểu tượng số lượng, con số và phép đếm ban đầu ở trẻ nhỏ.


Bên cạnh đó khả năng tri giác của trẻ phát triển cả về
số lượng và chất lượng nhưng vẫn phụ thuộc vào đồ dùng
trực quan. Điều này đặc biệt quan trọng khi tổ chức cho trẻ
chơi TC phát triển KN đếm số lượng bằng tiếng Anh. Trong
quá trình tổ chức cho trẻ đếm SL bằng tiếng Anh, giáo viên
cần chú ý đến việc chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ, tranh ảnh
hấp dẫn và thu hút. Cho trẻ tri giác trực tiếp để trẻ có thể
lĩnh hội nhanh và lưu giữ tốt.
Trong cuốn “Sự phát triển tâm lí trẻ em lứa tuổi mầm
non”, các nhà tâm lí học đã chỉ ra rằng ở trẻ mẫu giáo, năng
lực ghi nhớ và nhớ lại phát triển rất mạnh. Khả năng này
cho phép trẻ ghi nhớ các thao tác đếm số lượng, và kết quả
đếm. Trẻ 3 – 4 tuổi có khả năng ghi nhớ tốt. Tuy nhiên trí
nhớ đa phần là máy móc. Trẻ có thể ghi nhớ tốt những gì
làm trẻ chú ý, gây hứng thú cho trẻ. Do đó, cần chú ý đến
tính hứng thú và tích cực của trẻ trong hoạt động tổ chức
TC PTKNĐSL bằng tiếng Anh cho trẻ. [15]
Đối với trẻ mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động

chủ đạo và gây hứng thú cho trẻ nhiều nhất. Do đó, nếu giáo
viên chú ý, quan tâm đến việc tổ chức các TC PTKNĐSL
bằng tiếng Anh cho trẻ thì TC có thể là phương tiện hữu


hiệu giúp trẻ phát triển được KN đếm SL cũng như giúp trẻ
phát triển KN tiếng Anh của mình.
Đặc điểm phát triển sinh lý ảnh hưởng đến kỹ năng
đếm số lượng của trẻ 3 – 4 tuổi.
Muốn xác định số lượng của một hay nhiều nhóm đối
tượng, ban đầu trẻ phải sử dụng kết hợp cả mắt để quan sát,
tri giác về đối tượng và thực hiện các thao tác tay để đếm.
Khi đã có KN đếm thành thạo, trẻ có thể chỉ sử dụng mắt để
đếm số lượng.
Trong cuốn giáo trình “Sinh lý học trẻ em”, T.S Lê
Thanh Vân đã chỉ ra tầm quan trọng của cơ quan phân tích
thị giác như sau: Cơ quan phân tích thị giác là cơ quan rất
nhạy cảm và rất quan trọng….Nhờ cơ quan phân tích thị mà
ta có thể thu nhận được những biểu hiện về sự phát sáng
của mọi vật, về màu sắc, hình dạng, độ lớn và khoảng cách
và sự di chuyển của vật đó... [24, 54] Điều này giúp trẻ
thuận lợi hơn trong quá trình tri giác và xác định số lượng
của một hay một nhóm đối tượng.
Ngồi ra, tác giả cũng đề cập đến hệ cơ của trẻ, trong
đó có cơ tay. Tác giả nêu ra rằng: “Hệ cơ của trẻ em phát
triển yếu….Các sợi cơ của trẻ còn mảnh. Lực co cơ còn yếu


nên trẻ làm việc chóng mệt….Đối với các cơ nhỏ của bàn
tay thì ngay vào cuối năm đầu và đầu tuổi lên hai trẻ đã bắt

đầu quen không những cử động của các cơ nhỏ của bàn tay
mà còn bằng ngón cái và ngón trỏ nữa. Trẻ 3-5 tuổi có thể
cử động các đầu ngón tay một cách chính xác, phối hợp
chúng một cách khéo léo và rất đa dạng. Chẳng hạn: trẻ có
thể học vẽ, chơi đàn, cắt bằng kéo…” [24, 80-82]. Như vậy,
theo quan điểm của tác giả thì vận động tinh của trẻ đã phát
triển và có thể vận động một cách khéo léo và linh hoạt như
người lớn. Điều này sẽ là yếu tố thuận lợi để trẻ thực hiện
các thao tác đếm số lượng các đối tượng một cách dễ dàng.
Từ việc nghiên cứu, tham khảo và tổng hợp các nguồn
tài liệu khác nhau về “Thiết kế TC phát triển KN ĐSL bằng
tiếng Anh cho trẻ 3 – 4 tuổi”, chúng tôi rút ra được một số
kết luận như sau :
Trẻ 3 – 4 tuổi đã quan tâm đến số lượng của một nhóm
vật, trẻ đã phân biệt được các khái niệm một, ít nhiều, trẻ đã
có những phản ứng với câu hỏi “có bao nhiêu”, một số trẻ
đã sử dụng các từ số: một, ba, năm, tám… nhưng không
ứng chúng với số lượng vật tương ứng. Cuối năm ba tuổi,
trẻ có nhu cầu xác định chính xác SL các nhóm đối tượng,
vì vậy trẻ bắt đầu bắt chước người lớn đếm và sử dụng các


con số. Có thể nói những đặc điểm trên là cơ sở để hình
thành KN đếm số lượng cho trẻ. Thêm vào đó, trẻ 3 – 4 tuổi
đã có KN đếm SL sử dụng thao tác chỉ tay, tuy nhiên, thao
tác đếm bằng mắt cịn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng nhận thấy có nhiều xu
hướng nghiên cứu khác nhau trên thế giới và Việt Nam về
khả năng ngơn ngữ của trẻ nói chung và khả năng tiếng Anh
của trẻ nói riêng, nhưng tất cả đều khẳng định về khả năng

tiếp nhận ngoại ngữ của trẻ 3 – 4 tuổi là rất lớn và việc cho
trẻ 3 – 4 tuổi làm quen với tiếng Anh là hoàn toàn có thể
thực hiện được.
Về mặt tâm - sinh lý của trẻ 3 – 4 tuổi, với sự phát
triển các hệ cơ, cơ tay giúp cho trẻ có thể cử động các đầu
ngón tay một cách chính xác, phối hợp chúng một cách
khéo léo và rất đa dạng. Ngoài ra, cơ quan phân tích thị giác
cũng đã phát triển đầy đủ, giúp trẻ có thể thu nhận mọi
thơng tin về đối tượng mà trẻ nhìn thấy. Thêm vào đó, các
nhà tâm lí học đã chỉ ra rằng ở trẻ mẫu giáo, năng lực ghi
nhớ và nhớ lại phát triển rất mạnh. Khả năng này cho phép
trẻ ghi nhớ các thao tác đếm số lượng, và kết quả đếm. Trẻ
3 – 4 tuổi có khả năng ghi nhớ tốt. Tuy nhiên trí nhớ đa
phần là máy móc. Trẻ có thể ghi nhớ tốt những gì làm trẻ


chú ý, gây hứng thú cho trẻ. Do đó, cần chú ý đến tính hứng
thú và tích cực của trẻ trong hoạt động tổ chức TC
PTKNĐSL bằng tiếng Anh.
Như vậy , tất cả các yếu tố trên đều tạo điều kiện thuận
lợi để trẻ 3 – 4 tuổi có thể phát triển KN ĐSL bằng tiếng
Anh một cách tốt nhất và đó cũng được coi là yếu tố cần để
chúng tôi thực hiện đề tài “ Thiết kế TC phát triển kĩ năng
ĐSL cho trẻ 3 – 4 tuổi” một cách thuận lợi hơn . Hơn nữa,
chơi vốn là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mầm non và
TC cũng đóng một vai trị quan trọng trong việc củng cố
kiến thức cho trẻ vì giúp trẻ hình thành những kĩ năng mới,
củng cố những KN đã có, tạo mơi trường và tình huống để
trẻ ứng dụng kiến thức vào cuộc sống một cách tự nhiên ,
làm cho quá trình lĩnh hội kiến thức trở nên nhẹ nhàng , vui

vẻ đồng thời cũng giúp giáo viên tổ chức giờ học tốt hơn.
Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ là vơ
cùng cần thiết và có ý nghĩa giáo dục to lớn. Để phát huy
hết vai trò của TC giúp trẻ ĐSL bằng tiếng Anh thì việc
thiết kế một hệ thống TC PTKNĐSL bằng tiếng Anh cho trẻ
3 – 4 tuổi là rất cần thiết. Chúng tôi hi vọng những TC
được thiết kế sẽ mang lại niềm vui cho trẻ trong quá trình


học tập đồng thời cũng giúp trẻ phát triển kĩ năng ĐSL bằng
tiếng Anh cũng như các KN khác một cách tốt nhất.



×