Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

THIẾT kế MODULE dạy học và ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM bồi DƯỠNG NĂNG lực NGÔN NGỮ TRÊN PHƯƠNG DIỆN từ VỰNG NGỮ NGHĨA ở học SINH THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 88 trang )

THIẾT KẾ MODULE DẠY HỌC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGÔN NGỮ TRÊN PHƯƠNG
DIỆN TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA Ở HỌC SINH THCS
Cơ sở khoa học của việc thiết kế module bồi dưỡng năng lực sử dụng từ
vựng ngữ nghĩa tiếng việt cho học sinh thcs
Những vấn đề chung về module dạy học
Thuật ngữ module
Tùy theo tính chất nghiên cứu, người ta trình bày khái niệm module theo
những cách khác nhau. Theo từ điển Anh – Việt của Viện ngôn ngữ, trung tâm
khoa học xã hội và nhân văn, module là một trong nhiều bộ phận hoặc đơn vị đã
được tiêu chuẩn hóa và cơ chế tạo riêng rẽ để ghép lại với nhau.
Thuật ngữ module được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau,
đặc biệt là trong khoa học kĩ thuật. Trong kiến trúc – xây dựng, module là đơn vị
đo quy ước dùng để điều hợp kích thước ở bộ phận kết cấu và cấu trúc nhằm để
các bộ phận này có thể trao đổi phối hợp lẫn nhau. Trong lĩnh vực điện tử,
module là tập hợp các linh kiện điện tử được gắn kết trên một bo mạch và thực
hiện một chức năng nhất định. Trong tin học, module là một thành phần giữ một
nhiệm vụ cụ thể nào đó trong một phần mềm, một máy tính hay một hệ thống cụ
thể. Module trong chương trình máy tính là một đơn vị hoặc một đoạn có kar
năng thực hiện chức năng riêng của nó. Trong thiết kế website, Module Website
(mod) là một chức năng mà người lập trình tạo thành để cấu thành nên tồn bộ
website đó....
Module dạy học là gì?
Khái niệm module dạy học được chuyển hóa từ khái niệm module trong các
lĩnh vực kỹ thuật vào các lĩnh vực giáo dục. Có nhiều quan niệm khác nhau về
module dạy học:
+ Theo M.O. Donnell: Module là một đơn vị học tập liên kết tất cả các
yếu tố của các môn học lý thuyết, các kiến thức liên quan để tạo ra một năng lực
chuyên môn.



+ Theo C.Wells: Module là đơn vị học tập trọn vẹn và có thể được thực
hiện theo cá nhan hóa và theo một trình tự xác định trước để kết thúc module.
+ Theo ILO: Module là đơn vị học tập liên kết tất cả các yếu tố của các
môn học lý thuyết, các kỹ năng và các kiến thức liên quan để tạo ra một năng
lực chuyên môn. Mỗi module là một đơn vị trọn vẹn về mặt chuyên môn...
Theo chúng tôi, định nghĩa về module dạy học khá đầy đủ và hoàn chỉnh
là của L.D’Hainaut: “Module dạy học là một đơn vị chương trình dạy học tương
đối độc lập, được cấu trúc một cách đặc biệt nhằm phục vụ cho người học. Nó
chứa đựng cả mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học và hệ
thống cơng cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau và nó có thể
lắp ráp với các module khác thành một hệ thống hoàn chỉnh dễ sử dụng.” [1] Đề
tài của chúng tôi chủ yếu dựa trên lý thuyết module dạy học của L.D’Hainaut
đưa ra trong cơng trình “Modular Organization.In Curricula and Education”của
ơng.
Module dạy học có nhiều cấp độ:
+ Module lớn (thường tương đương với số tiết học của một hoặc một vài
chương)
+ Module thứ cấp
+ Module nhỏ (tiểu module)
Đặc trưng của module dạy học
Ngoài một số đặc trưng của module trong kỹ thuật, module dạy học cịn
có một số đặc trưng khác có thể kể đến như:
Tính trọn vẹn
Đây là đặc trưng mang dấu hiệu bản chất của module dạy học. Mỗi một
module thể hiện một chủ đề, nội dung dạy học nhất định. Một module hoàn
thiện phải bao gồm đủ cả 4 thành tố của QTDH: mục tiêu, nội dung, phương
pháp và quy trình thực hiện, kiểm tra đánh giá mà không phụ thuộc vào nội dung
đã có sẵn và có sau nó. Module có tính độc lập tương đối về nội dung dạy học.
Vì vậy, để học một module, người học phải có những điều kiện tiên quyết và sau
khi học xong module, người học phải có khả năng ứng dụng những điều đã học



vào mơi trường hoạt động. Tính trọn vẹn ở khả năng của người học nằm ở chỗ,
sau khi học xong, người học phải đạt đến thay đổi trên cả 3 mặt: nhận thức, kĩ
năng, thái độ về chủ đề của module đó.
Tính cá biệt (cá nhân hóa)
Khi thiết kế module dạy học, cần chú ý tới trình độ nhận thức và các điều
kiện khác nhau của người học. Một module phải chứa đựng nhiều con đường lĩnh
hội tri thức và kĩ năng. Cùng 1 mảng nội dung nhưng cần xây dựng module ở
những trình độ khác nhau cùng với kiểu ứng dụng module đó. Nhờ kế thừa nhiều
con đường lĩnh hội khác nhau cho mảng kiến thức, module giúp người học có thể
sử dụng nhiều cách thức khác nhau để chiếm lĩnh nội dung, đạt tới mục tiêu chung
theo nhịp độ riêng của bản thân.
Tính tích hợp
Một module có sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, hàm chứa một tập
hợp những tình huống dạy học, được tổ chức xung quanh một chủ đề, nội dung
dạy học xác định. Tính tích hợp cịn được thể hiện ở sự liên kết các thành tố của
QTDH và liên kết với các module khác để đáp ứng những mục tiêu mang tính
dài hạn của QTDH. Đây là đặc tính căn bản tạo nên tính chỉnh thể, liên kết và
phát triển của module.
Tính phát triển:
Module dạy học được thiết kế “mở” để có thể dung nạp, bổ sung những
nội dung mang tính cập nhật.
Tính tự kiểm tra, đánh giá:
Module dạy học chứa một hệ thống câu hỏi dạng test điều khiển QTDH
nhằm giám sát quá trình lĩnh hội của người học, nhằm đảm bảo thống nhất hoạt
động dạy, học và kierm tra, đánh giá để phân hóa, đưa ra các con đường, chỉ dẫn
tiếp theo. Đánh giá diễn ra trong suốt quá trình thực hiện module.
Cấu trúc của module dạy học
Theo D’Hainaut, một module dạy học có 3 phần:

Hệ vào (entry/entrance system) với các chỉ dẫn ngay từ ban đầu cho
người học (nên học theo module này hay chuyển sang học module trước/sau nó).


Bằng cách phân tích kết quả test đầu vào, Hệ vào thựa hiện chức năng đánh giá
điều kiện tiên quyết của người học trong mối quan hệ với mục tiêu dạy học của
module đó.
Hệ vào gồm:
+ Tên gọi (tiêu đề) của module
+ Hệ thống mục tiêu của module
+ Test vào module.
+ Khuyến cáo dành cho người học sau khi họ tham dự test.
Thân của module (body of the module): chứa một chuỗi các hoạt động yêu
cầu thực hiện để đạt được mục tiêu dạy học. Thân module gồm 1 hoặc 1 loạt các
tiểu module (chứa cả lý thuyết và thực hành) tương ứng với các mục tiêu đã
được xác định ở hệ vào. Các tiểu module liên kết với nhau bởi các test trung
gian và đều cần đến một thời gian học tập nhất định.
Tiểu module gồm:
+ Mở đầu: xác định mục tiêu cụ thể của tiểu module, cung cấp tri thức
điểm tựa và huy động những kinh nghiệm đã có của người học, cung cấp cho
người học các con đường để giải quyết những vấn đề nhận thức để họ lựa chọn.
+ Nội dung và phương pháp học tập: Bao gồm 1 loạt tình huống, qua đó
người học sẽ nắm được một số mục tiêu cụ thể của tiểu module. Theo
D’Hainaut, cần phải đa dạng hóa các hoạt động, phương pháp dạy học khác
nhau trong một module để người học có thể chiếm lĩnh nội dung theo nhiều con
đường khác nhau.
Các phương pháp DH được sử dụng gồm: Nhóm phương pháp DH dùng
ngơn ngữ, Nhóm phương pháp DH trực quan, Phương pháp DH thực hành,... Xu
hướng DH hiện đại ngày nay yêu cầu phát huy tính tích cực nhận thức của HS
và phát triển năng lực cho người học. Theo đó, các phương pháp DH hiện đại

bao gồm: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp nghiên cứu tình
huống, phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp tổ chức trị chơi, phương
pháp đóng kịch,...


Các phương pháp DH được đi kèm với các kĩ thuật DH, phương tiện DH.
Một số kĩ thuật DH phổ biến có thể kể đến như: kĩ thuật cơng não, kĩ thuật
phòng tranh, kĩ thuật XYZ/635, lược đồ tư duy, kĩ thuật bể cá, kim tự tháp, kĩ
thuật “khăn trải bàn”, kĩ thuật “ổ bi”, tranh luận ủng hộ - phản đối (tranh biện),
kĩ thuật “3 lần 3”, kĩ thuật tia chớp,...
Phương tiện DH là tập hợp những đối tượng vật chất và tinh thần được
GV sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của HS và đối với HS, nó là
nguồn tri thức trực quan sinh động, là công cụ để rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Các
phương tiện DH cơ bản phổ biến rộng rãi trong nhà trường hiện nay gồm có
phương tiện trực quan (mẫu vật, mơ hình, market, hình vẽ, sơ đồ, bản đồ, tranh
ảnh,...), các phương tiện nghe – nhìn (phim, băng từ âm – hình, đĩa ghi âm, ghi
hình,...), các máy móc truyền tải thông tin ở các giá mang thông tin như máy
chiếu, radio, ti vi, video, camera, computer,...
+ Test trung gian: đánh giá xem người học đã đạt đến mức độ nào các mục
tiêu của tiểu module và kết quả test có thể được xem như điều kiện tiên quyết để
người học thực hiện tiểu module tiếp theo.
Hệ ra của module (output/exit system): tổng kết các tri thức, kĩ năng, thái
độ được thực hiện trong module và chỉ dẫn cho người đọc để họ có thể tìm
những module tiếp theo hoặc phụ đạo để làm sâu sắc thêm những gì họ quan
tâm đối với module.
Gồm:
+ Một bản tổng kết chung
+ Test kết thúc
+ Hệ thống chỉ dẫn để tiếp tục học tập tùy theo kết quả học tập module của
người học.

Nếu khơng qua được phần lớn các test kết thúc thì người học sẽ được yêu
cầu học lại module. Nếu đạt tất cả các mục tiêu của module người học sẽ chuyển
sang học tập module tiếp theo.
Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt trong hệ thống và một số yêu cầu sử
dụng


Hiện nay, giáo dục phổ thông Việt Nam vẫn đang lưu thơng chương trình
ngữ văn hiện hành: Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 3512006/CXB/19-699/GD mã số PGB24B6. Đa số các trường đã bước đầu thực
nghiệm chương trình mới: chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ ban hành
kèm theo thông số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo song vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm, chưa
hoàn toàn áp dụng trên phạm vi cả nước nên trong phạm vi đề mục này, chúng
tơi sẽ làm rõ vị trí của từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt trong hệ thống và một số
yêu cầu sử dụng theo cả hai hệ chương trình hiện hành và chương trình mới
2018.
Theo chương trình, phần Từ vựng ngữ nghĩa được học phân bố tùy theo
từng lớp, từng cấp học. Thứ nhất, phương diện Mở rộng vốn từ được học trải dài
từ lớp 1 đến hết lớp 12. Thứ 2, phương diện Các lớp từ được học ở lớp 6,8,9,
Cấu tạo từ học từ lớp 4-7 và lớp 9; phần Nghĩa và quan hệ nghĩa của từ cũng
được học trải dài từ lớp 1 – lớp 12. Như vậy, thơng qua bảng thống kê chương
trình, ta thấy rằng phần Từ vựng – ngữ nghĩa chiếm một vị trí vơ cùng quan
trọng trong phần tiếng Việt. Nó xuyên suốt và trở thành mối liên hệ chặt chẽ với
các đơn vị kiến thức khác. Nói cách khác, từ vựng ngữ nghĩa là nền tảng vô
cùng quan trọng, cần được nối tiếp liền mạch và từng bước mở rộng, sử dụng
thơng thạo.
Căn cứ theo hệ chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ ban hành kèm
theo thông số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và đào tạo, chúng tôi nhận thấy rằng, trong phân bố chương trình,
mặc dù có sự thay đổi căn bản về cách nêu lên yêu cầu cần đạt và nhà trường,

giáo viên có thể tổ chức bài học để đảm bảo chuẩn đầu ra về năng lực, phẩm
chất, nhưng các kiến thức tiếng Việt ln chiếm vị trí quan trọng và được quan
tâm với các mạch kiến thức tiếng Việt như sau: Ngữ âm và chữ viết (âm, chữ,
dấu thanh, quy tắc chính tả (chỉ học ở cấp tiểu học); Từ vựng: mở rộng vốn từ,
nghĩa của từ ngữ và cách dùng, cấu tạo từ, quan hệ nghĩa giữa các từ ngữ; Ngữ
pháp: dấu câu, từ loại, cấu trúc ngữ đoạn và cấu trúc câu, các kiểu câu và cách


dùng; Hoạt động giao tiếp: biện pháp tu từ, đoạn văn, văn bản và các kiểu văn
bản, một số vấn đề về phong cách ngôn ngữ và ngữ dụng. Bên cạnh đó, chương
trình mới cịn quan tâm đến sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn
ngữ: từ mượn, từ ngữ mới và nghĩa mới của từ ngữ, chữ viết tiếng Việt, các biến
thể ngôn ngữ phân biệt theo phạm vi địa phương, xã hội, chức năng, trong đó có
văn bản đa phương thức (ngơn ngữ trong sự kết hợp với hình ảnh, kí hiệu, số
liệu, biểu đồ, sơ đồ,...) như là một biến thể của giao tiếp ngơn ngữ. Nhìn chung,
các đơn vị kiến thức tiếng Việt của hai chương trình tương đối giống nhau, tuy
nhiên, chương trình mới để ý nhiều hơn đến các biến thể của ngơn ngữ (bình
diện dụng học), đồng thời đặt ra yêu cầu về năng lực tiếng Việt cho HS các cấp
học. Cụ thể, chương trình 27/12/2018 có đưa ra phân bổ các mạch kiến thức
tiếng Việt ở từng cấp học như sau:
Cấp tiểu học: Một số hiểu biết sơ giản về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ
pháp, hoạt động giao tiếp và biến thể ngôn ngữ (ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh,
số liệu); có khả năng nhận biết, bước đầu hiểu được các hiện tượng ngơn ngữ có
liên quan và vận dụng trong giao tiếp.
Cấp trung học cơ sở: Những hiểu biết cơ bản về từ vựng, ngữ pháp, hoạt
động giao tiếp, sự phát triển ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ (từ ngữ địa
phương, biệt ngữ xã hội; ngơn ngữ kết hợp với hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ)
giúp HS có khả năng hiểu các hiện tượng ngơn ngữ có liên quan và vận dụng
trong giao tiếp.
Cấp trung học phổ thông: Một số hiểu biết nâng cao về tiếng Việt giúp

HS hiểu, phân tích và bước đầu biết đánh giá các hiện tượng ngôn ngữ có liên
quan, chú trọng những cách diễn đạt sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ trong các
báo cáo nghiên cứu và trong giao tiếp.
Ở cả hai chương trình, vấn đề Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt đều được
quan tâm và trở thành phần chính xuyên suốt được dạy, kiểm tra và đánh giá
trong suốt cả 12 lớp. Đó cũng là một trong những lí do chúng tơi chọn mảng
kiến thức này để củng cố năng lực tự học và năng lực tiếng Việt của HS bởi nó
ln cần thiết cho mọi cấp học, bậc học.


Thực trạng sử dụng từ vựng tiếng Việt của học sinh THCS
Chương trình dạy học từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt ở THCS:
Trong cả hai chương trình Ngữ văn hiện hành hay chương trình Ngữ văn
mới do Bộ giáo dục ban hành thánh 12 năm 2018, phần tiếng Việt, trong đó đặc
biệt phải kể đến nội dung về Từ vựng ngữ nghĩa được trải suốt từ lớp 1 đến lớp
12 với các vùng đơn vị kiến thức từ dễ đến khó, phù hợp theo trình độ của từng
cấp học.
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi quan tâm đến việc dạy và học ba loại
từ: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ đồng âm. Trong phân phối chương trình, ba
loại từ này chủ yếu được phân bố ở chương trình Ngữ văn lớp 6 và 7. Đây là
chặng đầu của cấp học THCS, HS vừa được cung cấp những tri thức nền cơ bản
về các từ loại, những nguyên tắc viết hoa cơ bản… Ở bậc THCS, từ vựng được
phát triển nâng cao, gắn với bình diện ngữ nghĩa, mục đích để HS mở rộng vốn
từ, đồng thời vận dụng ngôn ngữ trong văn viết và giao tiếp tiếng Việt. Đây là
những vùng phạm vi kiến thức rất quan trọng, được vận dụng rất nhiều, là kiến
thức nền tảng cơ bản cho những kiến thức ở bậc học sau nên rất đáng được quan
tâm đúng mức.
Trong sách giáo khoa, những kiến thức về các phương diện: Từ đồng
nghĩa, Từ trái nghĩa, Từ đồng âm đã được biên soạn chỉn chu, suy xét kĩ càng từ
việc đưa kiến thức, định nghĩa, ví dụ tiêu biểu nhưng cịn khá tóm tắt và hạn chế,

các ví dụ đưa ra chưa được đa dạng, còn hơi nặng nề gắn với văn bản mà ít đi
những dẫn chứng gắn với hội thoại giao tiếp, chưa thực gần gũi với lứa tuổi HS.
Đó là thực trạng chung mà chính Giáo viên lẫn HS tự nhận xét, đánh giá. HS
cũng có nhận xét ví dụ cịn khá hạn hẹp, ít được luyện tập thường xun nên
tình hình học từ vựng ngữ nghĩa ở các lớp 6,7 chưa thật thú vị và thẩm thấu. Ở
những trường chuyên hoặc những trường vùng sâu vùng xa, những tri thức về
Từ vựng ngữ nghĩa nhiều khi cịn mơ hồ, tình trạng trình độ HS trình độ khơng
đồng đều, có người hiểu người khơng, người vận dụng nhuần nhuyễn người cịn
chưa định hình phân loại được các dạng từ thì khơng phải là hiếm. Đứng trên
bình diện tâm lí học giáo dục, trong trường hợp HS phân hóa, những bạn yếu


kém sẽ rất dễ tự ti, tổn thương, không muốn học từ vựng ngữ nghĩa nữa. Ngược
lại những bạn giỏi học cùng các bạn yếu hơn sẽ thấy nhàm chán, không muốn
mở rộng thêm khả năng, vốn ngôn ngữ của mình nữa, giáo viên với thời lượng
tiết học có hạn trên lớp cũng không thể quan tâm và điều chỉnh học tập của từng
cá nhân HS được. Bởi những lẽ đó, cần có một phương pháp hoặc cơng cụ hỗ
trợ để các em tự học sao cho phù hợp với trình độ của mình.
Nhu cầu, hứng thú học tập và khả năng sử dụng từ vựng ngữ nghĩa
tiếng Việt của học sinh THCS
Để nắm bắt được nhu cầu, hứng thú học tập và khả năng sử dụng từ vựng
tiếng Việt của HS THCS, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trực tiếp thông qua
phiếu khảo sát dưới dạng trắc nghiệm và tự luận ngắn, kết hợp với một số bài
kiểm tra nhanh trình độ của HS. Cụ thể khảo sát như sau:
Mục đích: Khảo sát tình trạng học tiếng Việt của HS, đặc biệt là về phần
các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm.
Địa điểm: trường THCS Nguyễn Tất Thành – số 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy,
HN
Đối tượng : 60 HS lớp 6,7 trường THCS Nguyễn Tất Thành
Nội dung: làm phiếu khảo sát, trả lời những câu hỏi về thực trạng học và

sử dụng từ vựng ngữ nghĩa của HS
Hình thức: Phiếu câu hỏi với những câu hỏi trắc nghiệm và tự luận ngắn .
Mẫu phiếu khảo sát và kết quả cụ thể: (Được trình bày ở Phụ lục 1 của
báo cáo)
Thông qua kết quả khảo sát, chúng tôi tổng kết được một số vấn đề như
sau:
Trước hết, trong các nội dung học tập tiếng Việt, HS thường gặp khó khăn
ở phần Ngữ pháp và Từ vựng ngữ nghĩa. Trong Từ vựng ngữ nghĩa, mức độ HS
thấy khó khăn khi học tập và vận dụng từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa
khá là tương đương nhau, những đơn vị kiến thức này dễ khiến các em bị nhầm
lẫn, vận dụng chưa được nhuần nhuyễn và gặp nhiều vấn đề trong giao tiếp, vốn
từ cịn ít.


Đặc biệt, 76,7% HS cho rằng cần thiết phải quan tâm hơn đến việc dạy và
học từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa. Ba loại đơn vị kiến thức tiếng Việt
này được HS sử dụng khá thường xuyên với mục đích làm bài ở trên lớp và cả
trong giao tiếp. Thậm chí có những HS dùng những nội dung đã học để tự sáng
tác truyện, viết thơ… làm cho hoạt động sử dụng ngôn ngữ trở nên rất đa dạng.
Khi được hỏi về mức độ hài lòng khi học các đơn vị kiến thức từ đồng
âm, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa ở trên lớp, HS có nhiều quan điểm khác nhau:
khoảng gần 40% HS hài lòng với việc học trên lớp, gần 57% HS cảm thấy bình
thường và 13% HS khơng hài lịng. Tuy tỉ lệ HS hài lòng và khá hài lòng tương
đối cao nhưng chưa giải quyết được triệt để mọi nhu cầu của HS. Một số HS
chia sẻ lí do khơng hài lịng là bởi kiến thức cịn khó hiểu, trình độ phân hóa
trong lớp khơng đồng đều nên HS ở mức trung bình – kém ít có cơ hội cải thiện
và tự cải thiện nếu khơng đi học thêm. Bên cạnh đó, ngun nhân khơng hài
lịng phần lớn là do kiến thức cịn khó hiểu, phương pháp dạy và học chưa phát
huy được tính tích cực, bài tập nhiều nhưng chưa hấp dẫn,…
Kết quả bài test ngắn về kiến thức và khả năng sử dụng từ vựng ngữ nghĩa

của HS cho thấy, 76% HS hồn thành khá tốt và tốt nhưng vẫn cịn một số nhầm
lẫn trong quá trình làm bài. HS thường nhầm lẫn hoặc chưa nhuần nhuyễn về cả
ba đơn vị kiến thức: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. Đặc biệt chúng tơi
nhận thấy trình độ, khả năng ngơn ngữ tiếng Việt của HS được phân hóa rất rõ
rệt.
Khảo sát thêm về nhu cầu và mong muốn học tiếng Việt của HS, các em
đưa ra rất nhiều những đóng góp và ý tưởng về cách dạy và học. Đa số HS đều
muốn chương trình tiếng Việt thú vị hơn nhờ những trò chơi, powerpoint, diễn
kịch… và đặc biệt muốn được tiếp xúc với các phương tiện trực quan như kênh
âm thanh, hình ảnh, cơng nghệ thơng tin. Các HS cũng đề xuất muốn được thực
hành ngôn ngữ nhiều hơn, được làm những bài tập với ví dụ gần gũi, quen thuộc
gắn với đời sống hơn là những ví dụ nặng nề gắn với văn bản. Và đặc biệt, các
HS muốn được tự học vì thấy sự phân hóa trình độ so với các bạn khác, muốn tự
mình chọn những thứ mình muốn học.


Thông qua kết quả khảo sát này, chúng tôi nhận thấy thực trạng dạy và
học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm trong nhà trường cần được thay đổi
theo hướng tích cực hơn; đồng thời bước đầu đánh giá được trình độ của HS và
lắng nghe những nhu cầu của người học. Xuất phát từ những thực trạng, nhu cầu
đó, chúng tơi triển khai đề tài này với mục đích xây dựng những module học tập
như những cơng cụ cho HS tự học, được bồi dưỡng và hướng dẫn học tập phù
hợp trình độ và sở thích của mình.
QUY TRÌNH THIẾT KẾ MODULE DẠY HỌC TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA
TIẾNG VIỆT Ở THCS
Nguyên tắc xây dựng module dạy học từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt ở THCS
Việc xây dựng module dạy học từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt ở THCS cần
tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc về tính độc lập của nội dung dạy học: Phân chia mục tiêu
tổng thể về từ vựng ngữ nghĩa thành cấu trúc những mục tiêu bộ phận về từ

đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. Tài liệu của mỗi phần phải đảm bảo đạt
được nội dung của những mục tiêu bộ phận.
- Nguyên tắc đảm bảo tính linh hoạt trong cấu trúc: Từng phần nội dung
được thiết kế độc lập để có thể dễ dàng sửa đổi hoặc bổ sung. Đưa ra các chỉ dẫn
cho người học trong suốt quá trình học tập theo module dựa vào kết quả các bài
test, từ đó chuyển tiếp người học đến các nội dung phù hợp, biệt hóa q trình
lĩnh hội nội dung học tập của từng người.
- Nguyên tắc đảm bảo mối liên hệ ngược một cách thường xuyên: Thiết
kế các bài test đầu vào nhằm giúp người học xác định trình độ của mình trước
khi bước vào từng nội dung học tập, test trung gian giúp người học kiểm tra và
tự kiểm tra sau khi học xong mỗi nội dung, test kết thúc giúp người học kiểm tra
đánh giá kết quả học tập các nội dung . Đưa ra các hướng dẫn, chỉ dẫn cụ thể đối
với kết quả tự kiểm tra của người học, giúp người học xác định được mức độ
học tập của mình hoặc biết được những nội dung nào mình cần phải học lại.


Quy trình thiết kế chương trình dạy học từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt ở
THCS theo module
Quy trình thiết kế chương trình dạy học từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt ở
THCS theo module gồm các bước sau:
- Bước 1: Phân tích chương trình dạy học từ vựng ngữ nghĩa
Đây là bước đầu tiên của quá trình thiết kế chương trình dạy học, bao gồm
việc xác định nội dung, vị trí chức năng của nội dung dạy học trong tổng thể.
nhận thức các mục tiêu và các nội dung cùng với các điều kiện thực hiện nó.
Cụ thể:
+ Mục tiêu của chương trình dạy học từ vựng ngữ nghĩa: Cung cấp kiến thức
nền tảng về từ vựng ngữ nghĩa và luyện tập sử dụng từ vựng ngữ nghĩa cho HS ở
cấp THCS.
+ Chương trình gồm ba nội dung chính: Từ đồng nghĩa,Từ trái nghĩa, Từ
đồng âm. Ba nội dung này gắn với bốn chủ đề: nhận biết, thông hiểu, mở rộng

vốn từ, sử dụng.
- Bước 2: Xác định các module
Đây là bước thứ hai của quy trình thiết kế bao gồm việc xác định tên, số
lượng các module được hình thành về chương trình dạy học. Module tổng Từ
vựng ngữ nghĩa gồm 3 Module thứ cấp: Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa, Từ đồng
âm. Mỗi module thứ cấp gồm 4 tiểu module: Nhận biết, Thông hiểu, Mở rộng
vốn từ, Sử dụng từ.
Từ các chủ đề đã xác định, đặt tên cho các module. Tên của module có thể
trùng hoặc khác với tên của các chủ đề. Ở đây, chúng tôi đặt tên cho các module
như “Tôi là từ đồng nghĩa”, “Tôi là từ trái nghĩa”, “Tơi là từ đồng âm”, “Hãy
tìm hiểu tôi”, “Tôi đồng hành cùng bạn”,... nhằm tạo hứng thú cho người học
(cụ thể là HS THCS), tạo tâm thế chủ động, tích cực cho người học khi tiếp cận
các module.
Số lượng của module bằng với số lượng các chủ đề có thể xác định thêm
các module phụ và module chuyên sâu như là nội dung tham khảo. Ví dụ như
trong module thứ cấp Từ đồng nghĩa, chúng tôi xây dựng 4 tiểu module, trong


đó tiểu module Nhận biết từ đồng nghĩa và tiểu module Thông hiểu từ đồng
nghĩa là 2 module chuyển tiếp, có nghĩa là người học bắt buộc phải nghiên cứu
các module theo thứ tự lần lượt. Tiểu module Mở rộng vốn từ đồng nghĩa và tiểu
module Sử dụng từ đồng nghĩa được thiết kế như 2 module song song, trong đó
có các nội dung nâng cao và mang tính tham khảo, người học có thể lựa chọn
học sau khi đã hoàn thành các nội dung cơ bản.
- Bước 3: Biên soạn module
Biên soạn module chính là xây dựng các module dạy học dựa trên module
cấu trúc đã xác định. Biên soạn module dạy học bao gồm:
+ Xác định mục tiêu của module: Mục tiêu phải được trình bày bằng các
động từ có thể lượng hố được (như viết lại được, phân tích được, phân biệt
được, giải thích được ) khơng nên dùng các động từ khó định lượng (như nắm

được, hiểu rõ, biết được).
+ Đưa ra nội dung học tập gồm các kiến thức, phương pháp, phương tiện,
kĩ thuật dạy học và các hoạt động dạy học.
+ Xây dựng hệ thống test đánh giá và các chỉ dẫn thực hiện module.
- Bước 4: Thử nghiệm và đánh giá module
Thực hiện module để đánh giá khả thi và hiệu quả của module đã xác
định.
Có thể sơ đồ hố chương trình dạy học từ vựng ngữ nghĩa ở THCS theo
module như sau:


Module tổng:
TỪ VỰNG
NGỮ NGHĨA

Module thứ cấp 1:
TỪ ĐỒNG NGHĨA

Module thứ cấp 2:
TỪ TRÁI NGHĨA
(nt)

Module thứ cấp 3:
TỪ ĐỒNG ÂM (nt)

Tiểu module Tiểu module Tiểu module Tiểu module
1:
2:
3:
4:

Nhận biết Thông hiểu Mở rộng
Sử dụng

(module chuyển tiếp) (module song song)
Chương trình dạy học từ vựng ngữ nghĩa ở THCS theo module
Cấu trúc của mỗi tiểu module:
Tên module
Hệ vào

Mục tiêu
Test vào
Khuyến cáo

Tiểu
module

Kiến thức
Thân
module

Phương pháp,
phương tiện
kĩ thuật DH
Hoạt động

Hoạt động 1
Hoạt động 2
.......

Học lại

Hệ ra

Tiểu
module tiếp
theo

Test kết thúc

Không đạt
Đạt

Khuyến cáo

Cấu trúc của mỗi tiểu module


- Các module trong module tổng: Từ vựng ngữ nghĩa
- Module thứ cấp 1: Từ đồng nghĩa
Tên module: TÔI LÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
A, Mục tiêu:
a, Về kiến thức
- Nêu được khái niệm từ đồng nghĩa
- Hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa trong văn bản và lời nói
b, Về kĩ năng
- Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản.
- Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
c, Về thái độ
- Có ý thức khi sử dụng từ đồng nghĩa trong nói và viết.
d, Về năng lực
- Hiểu và vận dụng ngôn ngữ

- Giao tiếp trình bày suy nghĩ, tư duy sáng tạo.
- Ra quyết định, tự nhận thức.
B, Test đầu vào
a, Bài test:
Tiêu chí 1: Nhận biết từ đồng nghĩa
Câu 1: Từ đồng nghĩa là gì?
A. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa gần giống nhau
B. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa khác nhau
C. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
D. Từ đồng nghĩa là những từ phát âm giống nhau
Câu 2: Nối từ ở cột A với từ đồng nghĩa tương ứng với nó ở cột B:
A
a)
b)
c)
d)
A.
B.
C.
D.

Ăn
đẹp đẽ
piano
quả

a-1; b-3; c-2; d-4
a-2; b-3; c-4; d-1
a-2; b-4; c-3; d-1
a-3; b-4; c-2; d-1


B
(1) trái
(2) xơi
(3) xinh xắn
(4) dương cầm


Tiêu chí 2: Hiểu từ trái nghĩa
Câu 3: Hai từ “lãnh đạo – chỉ huy” cùng diễn tả ý nghĩa nào sau đây?
A. Bỏ công sức ra để thu lại một việc gì đó
B. Điều khiển sự hoạt động của một lực lượng, một tập thể có tổ chức
C. Tâm trạng vui vẻ của con người
D. Làm những công việc thuộc một nghề nghiệp nào đó
Câu 4: Từ nào sau đây chứa từ đồng nghĩa với từ “coi” trong “coi hát”?
A. Trơng
B. Giữ
C. Nhìn
D. Xem
Tiêu chí 3: Mở rộng vốn từ
Câu 5: Nhóm từ nào sau đây chứa những từ đồng nghĩa với nhau?
A. rộng, thăm thẳm, sâu xa, lớn, nông cạn
B. rộng, mênh mông, bao la, bát ngát, lớn
C. bát ngát, sâu xa, rộng rãi, thoáng mát, thênh thang
D. Cả A và B
E. Cả A, B và C
Câu 6: Từ “đen” có thể đồng nghĩa với những từ nào sau đây:
A. xui xẻo, xấu xa, huyền, ô
B. tối, sắc, đỏ, xui xẻo
C. xấu xa, mun, dù, huyền

D. Tất cả các phương án trên
Tiêu chí 4: Sử dụng được các từ đồng nghĩa vào hoạt động giao tiếp
Câu 7: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các nhóm từ đồng nghĩa đã cho:
a. Khắp nơi treo cờ, hoa để chào đón chuyến viếng thăm của vị nguyên thủ quốc
gia và .... (vợ, phu nhân, tri kỉ, bạn đời).
b. Bọn giặc đã ..... (chết, hy sinh, bỏ mạng, tử vong) ngoài chiến trường.
c. ..... (kết quả, hậu quả, thành quả, kết cục) của việc thức khuya là sức khỏe .....
(giảm tải, suy giảm, hạ xuống, ít hơn).
d. Cơ giáo đã giao ..... (nhiệm vụ, nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận) cho từng
nhóm trong lớp.
Câu 8: Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống sao cho phù hợp:
“Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của (1).... (non sông, giang sơn, đất nước),
chủ quyền của Nhà nước Việt Nam trên các vùng biển đảo và hai quần đảo Hồng Sa
và Trường Sa trong khu vực Biển Đơng luôn được xác định rõ ràng, được thể hiện qua
những nội dung cơ bản của quá trình (2) .... (ý định, dự định, hoạch định) và thực thi
chính sách về biển của quốc gia, điều này hoàn toàn (3).... ( phù hợp, ăn khớp, ăn


nhập) với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về (4).... (thành lập, xác lập, hình
thành) chủ quyền đối với những vùng lãnh thổ vô chủ đương thời.”
(Một số hội nghị quốc tế liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nghiencuubiendong.vn)
A. (1) non sông, (2) hoạch định, (3) phù hợp, (4) hình thành
B. (1) đất nước, (2) ý định, (3) ăn nhập, (4) xác lập
C. (1) đất nước, (2) hoạch định, (3) phù hợp, (4) xác lập
D. (1) giang sơn, (2) dự định, (3) ăn khớp, (4) thành lập
b, Khung đánh giá rubric bài test đầu vào
Mô tả các tiêu chí đánh giá bài test đầu vào
1
Nhận biết từ đồng nghĩa HS nhớ khái niệm từ đồng nghĩa và nhận diện được

các từ đồng nghĩa
2
Hiểu về từ đồng nghĩa
HS hiểu về từ đồng nghĩa, lấy ví dụ, mơ tả, so sánh,
phân biệt từ đồng nghĩa
3
Mở rộng vốn từ
HS có vốn từ phong phú, đa dạng và có thể huy động
được từ ngữ một cách nhanh chóng, có hệ thống
4
Sử dụng từ đồng nghĩa
HS biết cách sử dụng từ đồng nghĩa trong phạm vi
ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói phù hợp với ngữ cảnh,
mang lại hiệu quả giao tiếp cao

Tiêu chí
1

Câu
1
2

2
3
4
3
5
6
4
7


8

Đáp án và hướng dẫn chấm bài test đầu vào
Nội dung / đáp án
Nhận biết từ đồng nghĩa
C. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống
nhau hoặc gần giống nhau
B. a-2; b-3; c-4; d-1
Hiểu từ đồng nghĩa
B. Điều khiển sự hoạt động của một lực lượng,
một tập thể có tổ chức
D. Xem
Mở rộng vốn từ đồng nghĩa
B. rộng, mênh mông, bao la, bát ngát, lớn
A. xui xẻo, xấu xa, huyền, ô
Sử dụng từ đồng nghĩa
a. phu nhân
b. bỏ mạng
c. hậu quả
suy giảm
d. nhiệm vụ
C. (1) đất nước, (2) hoạch định, (3) phù hợp, (4)
xác lập
Tổng điểm
Khung đánh giá rubric bài test đầu vào

Điểm
2,0
1,0

1,0
2,0
1,0
1,0
3,0
1,5
1,5
3,0
0,3
0,3
0,3
0,3
0,3
1,5
10,0


Đán
h

Khơng đạt u cầu

Đạt u
cầu

Phần
trăm

2-3 điểm


100%

Chú ý

giá
0 điểm

1-1,5 điểm

Tiêu chí
Nhận biết
được
từ
đồng nghĩa

Không
Làm đúng
Làm
20%
làm
một trong
đúng cả
đúng
hai câu nhận hai câu
câu nhận biết từ đồng nhận biết
biết nào
nghĩa
(câu 1,2)
(câu 1,2) (câu 1 hoặc
2)

0%
10%
20%
Hiểu được Không
Làm đúng
Làm
20%
từ
đồng
làm
một trong
đúng cả
nghĩa
đúng
hai câu hiểu hai câu
câu hiểu
từ đồng
hiểu từ
từ đồng nghĩa (câu 3
đồng
nghĩa
hoặc câu 4)
nghĩa
nào (câu
(câu 3,4)
3,4)
0%
10%
20%


Mở
rộng
vốn từ đồng
nghĩa

Không
làm
đúng
câu mở
rộng vốn
từ đồng
nghĩa
nào (câu
5,6)
0%
Sử
dụng Không
được
từ
làm
đồng nghĩa
đúng
câu sử

Làm đúng
một trong
hai câu mở
rộng vốn từ
đồng nghĩa
(câu 5 hoặc

6)

Làm
30%
đúng cả
hai câu
mở rộng
vốn từ
đồng
nghĩa
(câu 5,6)

15%
Làm đúng
một trong
hai câu sử
dụng từ

30%
Làm
đúng cả
hai câu
sử dụng

30%

-HS đạt dưới 20% nhận
biết phải học từ module
nhận biết
-HS đạt đúng 20% nhận

biết được bồi dưỡng
module hiểu

-HS đạt 20% nhận biết
và dưới 20% thông
hiểu phải học từ
module thông hiểu
- HS đạt dưới 20% nhận
biết, dưới hoặc bằng
20% thông hiểu phải
học từ module nhận
biết
-HS đạt được 40% nhận
biết và thông hiểu được
bồi dưỡng module Mở
rộng vốn từ hoặc Vận
dụng từ
Lựa chọn học

Lựa chọn học


dụng từ
đồng
nghĩa
nào (câu
7,8)
0%

đồng nghĩa


từ đồng
nghĩa
(câu 7,8)

15%

30%

C, Khuyến cáo dành cho người học sau khi test đầu vào
- Qua bài test đầu vào, HS sẽ nhận được kết quả cho thấy trình độ hiện tại của
mình trong bài học về từ đồng nghĩa ở một trong bốn mức độ sau: nhận biết, thơng
hiểu, vốn từ, vận dụng.
- Có 4 tiểu module trong module thứ cấp từ đồng nghĩa:
+ Tiểu module Nhận biết từ đồng nghĩa (Module chuyển tiếp)
+ Tiểu module Thông hiểu từ đồng nghĩa (Module chuyển tiếp)
+ Tiểu module Mở rộng vốn từ đồng nghĩa (Module song song)
+ Tiểu module Sử dụng từ đồng nghĩa (Module song song)
HS sẽ được dẫn vào tiểu module học tập tương ứng với trình độ của mình.
Ví dụ: HS A có kết quả bài kiểm tra đầu vào là 4,5 điểm, đạt 45% tổng số điểm
trong bài test, trong đó HS làm đúng 20% dạng bài tập nhận biết; 10% dạng bài tập
thông hiểu; 0% dạng bài tập mở rộng vốn từ và 15% dạng bài tập sử dụng từ đồng
nghĩa. HS sẽ được xếp vào học tiểu module Thông hiểu từ đồng nghĩa, sau khi học
xong tiểu module này có thể lựa chọn để bồi dưỡng tiếp tiểu module Mở rộng vốn từ
đồng nghĩa hoặc tiểu module Sử dụng từ đồng nghĩa.
Các tiểu module trong module thứ cấp Từ đồng nghĩa:
2.3.1.1. Tiểu module 1.1: Nhận biết từ đồng nghĩa
Tên module: BIẾT TÔI
A, Mục tiêu:
HS nhớ khái niệm từ đồng nghĩa và nhận diện được các từ đồng nghĩa.

B, Nội dung học tập:
a, Kiến thức:
- Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống
nhau.
b, Phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp trực quan – Phương tiện: Hình ảnh minh họa – Kĩ thuật động não:
tư duy trừu tượng từ hình ảnh, gắn hình ảnh thực tế với ngơn ngữ (hoạt động 1)
- Phương pháp trị chơi (hoạt động 2)
c, Các hoạt động giúp học sinh nhận biết từ đồng nghĩa:
Hoạt động 1: Xem tranh – ghép từ


- Mô tả hoạt động: Cho sẵn một loạt các từ và các tranh. Yêu cầu HS chọn và
ghép các từ đã cho tương ứng với mỗi tranh, từ đó HS sẽ nhận biết được những từ nào
là những từ đồng nghĩa với nhau (vì chúng được đặt cùng với nhau dưới mỗi bức
tranh).
- Ví dụ minh họa:
Cho các từ sau:
rét, cắt, non sông, đất nước, đông đúc, tấp nập, lạnh, thái, giang sơn, xúm đen
xúm đỏ
Em hãy chọn và điền các từ trên vào dưới mỗi tranh sao cho phù hợp với nội
dung của từng bức tranh:

a)

b)

c)

d)


Đáp án: a) lạnh, rét b) cắt, thái c) non sông, đất nước, giang sơn
d) đông đúc, tấp nập, xúm đen xúm đỏ
- Mục đích, ý nghĩa của hoạt động: Hoạt động được thiết kế dựa trên quy luật của
nhận thức: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Việc đưa ra các hình ảnh và
yêu cầu HS ghép từ đã cho với tranh, từ đó nhìn ra sự tương quan của các từ ứng với
sự tương quan trong hình ảnh, giúp HS nhận diện các từ đồng nghĩa với nhau.
- Phạm vi sử dụng hoạt động: Hoạt động được thiết kế để tạo lập trên website tự
học, ngồi ra có thể được sử dụng làm hoạt động dạy học trên lớp.
Hoạt động 2: Cặp bài đồng nghĩa
- Mô tả hoạt động: Cho các lá bài có một mặt là các từ đồng nghĩa được úp lại.
Nhiệm vụ của HS là lật tìm 2 tấm lá bài có các từ đồng nghĩa với nhau. Mỗi lần chỉ
được lật 2 tấm bài, nếu 2 tấm đó khơng phải là một cặp từ đồng nghĩa thì tấm bài sẽ
tiếp tục úp lại, cho đến khi tìm được hết các cặp từ đồng nghĩa thì trị chơi kết thúc.
Thơng qua trị chơi này, HS sẽ nhận biết được những từ nào là những từ đồng nghĩa
với nhau.
- Ví dụ minh họa:


phụ nữ

đàn bà


Đáp án:

của cải

coi


đỏ

hát

ca

phụ nữ

tài sản

chọn

xem

may
mắn

đàn bà

tuyển

- Mục đích, ý nghĩa của hoạt động: Hoạt động giúp HS rèn luyện các năng lực
ghi nhớ, tư duy để lựa chọn đúng cặp từ đồng nghĩa. Từ đó, giúp HS nhận biết được
các từ vốn có vỏ ngơn ngữ khác nhau nhưng lại có chung những nét nghĩa giống nhau.
- Phạm vi sử dụng hoạt động: Hoạt động được thiết kế để tạo lập trên website tự
học, ngồi ra có thể được sử dụng làm hoạt động dạy học trên lớp.
c, Các hoạt động dạy học giúp học sinh hiểu từ trái nghĩa:
Hoạt động 1: Trị chơi Ong tìm hoa
- Mơ tả hoạt động: Cho các bơng hoa với màu sắc và hình dáng khác nhau, trên
mỗi bông hoa ghi nét nghĩa chung của các từ đồng nghĩa. Cho số lượng ong nhiều hơn

số hoa, mỗi con ong mang trên mình một từ. Yêu cầu HS đưa các con ong đến với các
bông hoa có nghĩa tương ứng với từ mà con ong đó mang.
- Ví dụ: Em hãy đưa các chú ong đến với các bơng hoa phù hợp:

Vẻ ngồi lộ rõ trạng
rất vui

Nhiệt độ thời tiết
rất thấp


Vắng vẻ, khơng có
người

Ăn khớp với nhau

Các chú ong:

lạnh

hiu quạnh

vui vẻ

buốt giá

trống vắng

rét


phù hợp

mừng rỡ rỡ

cô liêu

ăn nhập

Đáp án:
vui vẻ, mừng rỡ: Vẻ ngoài lộ rõ tâm trạng rất vui
lạnh, rét, buốt giá: Nhiệt độ thời tiết rất thấp
trống vắng, hiu quạnh, cơ liêu: Vắng vẻ, khơng có người
phù hợp, ăn nhập: Ăn khớp với nhau
- Mục đích, ý nghĩa của hoạt động: Tìm hiểu nghĩa chung của các từ đồng nghĩa,
giúp HS hiểu được các từ đồng nghĩa biểu thị những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng
thái,.... giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Phạm vi sử dụng hoạt động: Hoạt động được thiết kế để tạo lập trên website tự
học, ngồi ra có thể được sử dụng làm hoạt động dạy học trên lớp.
Hoạt động 2: Những cuộc du hành của chữ
- Mô tả hoạt động: Cho 1 loạt các từ đồng nghĩa hoàn toàn (các từ đồng nghĩa
mượn gốc Hán, gốc Ấn – Âu, các từ địa phương đồng nghĩa) được sắp xếp theo vị trí
chỉ nguồn gốc của từ (đối với từ mượn) hoặc nơi sử dụng từ đó (đối với các từ địa
phương). Yêu cầu HS tìm và sắp xếp những từ đồng nghĩa lại với nhau.


-

Ví dụ:
Ví dụ 1: Tìm các từ thuần Việt đồng nghĩa với các từ đã cho trên bản đồ:


đại diện
ca-me-ra
ô-tô
ra-đi-ô

Đáp án gợi mở:
địa cầu – trái đất
thi sĩ – nhà thơ
phẫu thuật – mổ xẻ
hải cẩu – chó biển
ngoại quốc – nước ngoài
tài sản – của cải
đại diện – thay mặt
nhân loại – loài người

tài sản địa cầu phẫu thuật
thi sĩ
ngoại quốc
nhân loại

ra-đi-ô – máy thu thanh
ô-tô – xe hơi
ca-me-ra – máy ảnh


Ví dụ 2: Tìm các từ đồng nghĩa với nhau trên bản đồ dưới đây:

u

bầm

mắng ốm
dứa

bệnh
mẹ
quành
nạt
đau


thơm la quẹo
bịnh

Đáp án:
dứa – thơm
bầm – u – mẹ - má
rẽ - quành – quẹo

mắng – nạt – la
ốm – đau – bịnh

- Mục đích, ý nghĩa của hoạt động: Hoạt động giúp HS hiểu các từ mượn và từ
địa phương tạo nên hiện tượng đồng nghĩa hoàn toàn giữa các từ. Bên cạnh đó, thơng
qua hoạt động này, HS cịn được ơn tập, củng cố về từ mượn và mở rộng hiểu biết về
từ địa phương.
- Phạm vi sử dụng hoạt động: Hoạt động được thiết kế để tạo lập trên website tự
học, ngồi ra có thể được sử dụng làm hoạt động dạy học trên lớp.
Hoạt động 3: Xếp các mảnh ghép
- Mô tả hoạt động: Cho các từ đồng nghĩa không hồn tồn, nghĩa chung của
các từ đó, nghĩa cụ thể của từng từ và một số hình ảnh minh họa vào các mảnh ghép.

Yêu cầu HS xếp các mảnh ghép chứa từ, nghĩa và tranh minh họa tương ứng với nhau.
- Ví dụ:
Cho các từ đồng nghĩa: cho, biếu, tặng


×