Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Giải pháp giáo dục giúp từ bỏ thói quen nói tục, chửi bậy cho một số học sinh nam lớp 12a3 trường THPT bắc sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.22 KB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Đất nước ta trên con đường hội nhập quốc tế ngày càng rộng trên nhiều
lĩnh vực. Trong quá trình hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
giới trẻ là lực lượng nghiên cứu và kế thừa các thành tựu khoa học, công nghệ.
Thế nhưng, mặt trái nền kinh tế thị trường, những hiện tượng tiêu cực trong xã
hội tác động mạnh mẽ vào giới trẻ, là những thách thức lớn đến giá trị đạo đức
và lối sống của thanh niên nước ta.
Trong những năm gần đây, môi trường học đường đang đứng trước nhiều
thói hư tật xấu như bạo lực, nghiện game- facebook, hút thuốc, ăn chơi, đua
đòi…nhất là “văng tục, chửi thề” gần như đang ngày càng phổ biến và lan rộng.
Việc sử dụng ngôn ngữ tục tĩu cả trong đời thực lẫn trên mạng xã hội. “Văng
tục, chửi thề” đã và đang ăn sâu vào từng lời ăn, tiếng nói của học sinh. Khơng
biết từ bao giờ, chuyện nói tục, chửi thề đã trở thành hiện tượng phổ biến đối với
lứa tuổi học sinh. Đáng lo ngại là tình trạng này ngày càng diễn ra một cách
trầm trọng hơn, mức độ, ngôn từ tục tĩu mà các em sử dụng cũng ngày càng gia
tăng. Chỉ cần vắng mặt giáo viên, những từ ngữ thô tục nhất sẵn sàng được
“văng” ra từ các cơ cậu học trị. Thậm chí, các em vơ tư nói oang oang giữa
chốn đơng người, trước mặt người lớn.
Đa số học sinh trường THPT Bắc Sơn là con em dân tộc thiểu số, điều
kiện sống cịn rất khó khăn, hạn chế về điều kiện địa lý, môi trường giao tiếp
hẹp; thiếu sự quan tâm, chia sẻ của gia đình. Các em khơng chỉ yếu về tri thức
và còn thiếu về các kĩ năng sống, nhất là kĩ năng giao tiếp - ứng xử; kĩ năng
kiềm chế cảm xúc tránh xa các thói hư tật xấu. Ở ngay trong trường học, khơng
khó để ta có thể bắt gặp hình ảnh một nhóm học sinh tụm năm, tụm bảy nói
chuyện rơm rả bằng những ngơn từ tục tĩu.
Tại lớp 12A3 trường THPT Bắc Sơn mà tôi đã gắn bó suốt ba năm nay
cũng khơng tránh khỏi hiện tượng này, thậm chí trong giờ học có những em
văng tục với bạn một cách rất hồn nhiên, vô tư. Và cũng khơng ít lần vì chửi tục
với bạn mà dẫn đến xô xát, kéo bạn bè, người nhà đến đánh nhau gây ra hậu quả
khôn lường. Tuy nhiên hiện tượng ăn nói tục tĩu, thiếu suy nghĩ chủ yếu là ở một


số em học sinh nam trong lớp. Với trách nhiệm của một nhà giáo nói chung, đặc
biệt lại là người giáo viên chủ nhiệm, tôi cũng rất trăn trở, băn khoăn về biện
pháp để giáo dục được những đối tượng học sinh này. Làm sao để bản thân các
em ấy hiểu được giá trị của lời ăn, tiếng nói; giá trị của ngơn ngữ. Từ đó các em
sẽ thay đổi nhận thức và thay đổi hành vi của mình một cách tự giác chứ khơng
phải miễn cưỡng.
Với mong muốn xây dựng một tập thể lớp vững mạnh, văn minh, nói
“KHƠNG” với nói tục, đáp ứng mục tiêu giáo dục, đổi mới dạy học và kiểm tra
đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh, tôi mạnh
dạn chọn đề tài: “Giải pháp giáo dục giúp từ bỏ thói quen “Nói tục, chửi bậy”
cho một số nam sinh lớp 12A3 Trường THPT Bắc Sơn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:


- Giúp học sinh nhận thức được hành vi của mình là “lệch chuẩn” gây ảnh
hưởng lớn đến bản thân mình và những người xung quanh.
- Trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về văn hoá ứng xử, về
giá trị đạo đức, hậu quả của lời ăn tiếng nói. Từ đó các em có nhận thức, thái độ
và hành vi tích cực theo những chuẩn mực về đạo đức đã được quy định trong
“Điều lệ trường THPT”.
- Đưa ra các biện pháp giáo dục hiệu quả giúp các e nhận ra hành vi sai
trái của mình để kịp thời sửa chữa; biết cách để từ bỏ thói quen ăn nói bậy bã,
tục tĩu; hình thành ý thức quan tâm đến việc rèn luyện và tu dưỡng đạo đức bản
thân trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Các
em biết “nói lời hay, làm việc tốt”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Tìm hiểu về các hành vi ăn nói bậy bạ, tục tĩu của học sinh trong lớp
12A3 trường THPT Bắc Sơn, đặc biệt là một nhóm học sinh nam.
- Một số biện pháp giáo dục để giúp những em học sinh thường xuyên nói
tục, chửi thề nhận ra được tác hại hành vi sai trái của mình để sửa chữa và được

sự uốn nắn kịp thời từ gia đình, nhà trường và xã hội; đặc biệt là từ giáo viên
chủ nhiệm để các em biết “nói lời hay, làm việc tốt” phấn đấu học tập trở thành
“con ngoan, trò giỏi”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Tôi tiến hành khảo sát thực tế
mức độ nhận thức của các em trong lớp chủ nhiệm qua phiếu thăm dị.
+ Điều tra, khảo sát, cập nhật thơng tin học sinh, tìm hiểu thật kĩ về hồn
cảnh gia đình, thói quen sinh hoạt của nhóm học sinh này.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sau khi phát phiếu thăm dị cho 33
HS lớp 12A3, các em hồn thành tơi thu lại số phiếu đã phát. Sau đó thống kê,
phân tích số liệu để đánh giá mức độ hiểu biết của các em trong vấn đề ứng xử
liên quan đến lời ăn tiếng nói.
- Phương pháp tìm kiếm thơng tin trên mạng internet: Tơi tìm kiếm thơng
tin trên các trang web để có cơ sở thực hiện chủ đề.
- Phương pháp quan sát: Quan sát biểu hiện, hành vi cụ thể của từng học
sinh trong lớp; tập trung vào nhóm học sinh nam thường xuyên nói tục, chửi thề.
- Phương pháp trao đổi, trò chuyện:
+ Trao đổi với giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy tại lớp, với phụ huynh
học sinh, nhất là trao đổi với học sinh hay nói tục, chửi thề với tinh thần bầu
bạn, gần gũi, thân thiện, đáng tin cậy.
+ Trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm khác trong trường, cũng như
trường bạn để tham khảo, học hỏi kinh nghiệm.


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo

là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm
năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng
bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Người xưa có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Trước tiên ta cần học lễ
nghĩa, rèn luyện nhân cách, phẩm chất, sau đó mới là học kiến thức. Học sinh
cần nâng cao bản lĩnh sống; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh, trau
dồi ngơn ngữ chuẩn mực, ăn nói lịch sự, đối xử hòa nhã với bạn bè. Tiếc rằng
ngày nay nếp sống truyền thống đang bị băng hoại trong thời kì mở cửa. Thế hệ
trẻ sinh hoạt tuỳ tiện, không biết chắt lọc những cái tốt, cái đẹp …từ internet đến
các ấn phẩm, phim ảnh…đã khiến cho giới trẻ mất đi nét văn minh, thanh lịch.
Vậy lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch được đánh giá
qua những chuẩn mực nào. Truớc hết, đó là những lời nói lịch sự, văn minh,
khơng bậy bạ, sai trái, khơng văng tục chửi thề.
2.1.1. Lời nói tục, chửi thề là gì?
Lời nói thơ tục là những ngơn từ xúc phạm trong xã hội, cũng có thể
được gọi là từ bẩn, ngôn ngữ xấu, ngôn ngữ thô bạo, ngôn từ xúc phạm, lời lẽ
thô lỗ, ngôn ngữ báng bổ, ngôn ngữ tục tĩu, ngôn từ dâm dục,...
Chửi thề là một câu nói dưới dạng tinh lược(dạng khơng đầy đủ) dần trở
thành ngôn ngữ mang sắc thái phản cảm, nghĩa từ nguyên trở nên mờ nhạt, thậm
chí biến mất, thường nó được rút gọn chỉ cịn phần “chất” nhất và nó ngày càng
được biến dạng đến nỗi người ta chỉ cịn nhìn thấy phần cốt lõi của nó và được
dân gian đặt cho một số tên như “văng tục”, “chửi tục”,…
Việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân
phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm
lớn đối với người nghe. Theo PGS Văn Như Cương nhận định: “Hiện tượng nói
năng bậy bạ do thói quen chứ đa phần không thuộc về bản chất, ý thức của các
em học sinh”. Nói tục chửi thề ở học sinh hiện nay đang có xu hướng phát triển
tràn lan qua ngôn ngữ giao tiếp và qua mạng xã hội. Gia đình, nhà trường và xã
hội cần có những biện pháp kịp thời để chấn chỉnh, định hướng khắc phục.
1.1.2. Biểu hiện nói tục, chửi thề ở học sinh:

Hình thức, mức độ biểu hiện nói tục, chửi bậy của học sinh hiện nay cũng
rất đa dạng:


- Việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục như một phản ứng tự nhiên để
xúc phạm nhân phẩm người khác, đôi khi chỉ là quen miệng nhưng gây phản
cảm cho người nghe.
- Khi bị điểm kém chửi thề. Bị cơ giáo phê bình chửi thề. Vui mừng vì
một lí do nào đấy cũng chửi thề. Chửi thề bất cứ nơi đâu, chưa ra khỏi cổng
trường, gặp nhau cái là các em đã “văng tục” như “ Ông giáo hơm nay khó tính
vãi l*,…
- Khơng chỉ nói tục, có cả hiện tượng các em khắc chữ bậy bạ lên bàn
học, lên tường, lên sách vở,…
- Nói tục chửi bậy có thể nói thẳng, sổ toẹt ra: đó là những từ tục tĩu, dâm
dục, quấy rối, xúc phạm,…gây phản cảm cho người nghe như: đ* mẹ, đ*,
xamlon, nịt,…
- Nói tục có thể biến tướng theo nhiều cách mà các em trao đổi trên mạng
xã hội: chẳng hạn như việc dùng các cụm từ "vl*", "đm*", "sm*", "tđ*" ,”sml*”,...
1.1.3. Nguyên nhân của việc nói tục, chửi bậy:
Hiện tượng nói tục, thiếu tế nhị, thiếu văn hóa trong giao tiếp nhằm bơi
nhọ, sỉ nhục hoặc xúc phạm người khác,… diễn ra khá phổ biến
trong môi trường học đường hiện nay; trở thành thói hư tật xấu gây ra nhiều tác
hại nghiêm trọng đối với đạo đức và hành vi ứng xử của người học.
Vậy nguyên nhân đâu dẫn đến hiện tượng nói tục, chửi thề của học sinh?
Theo PGS Văn Như Cương nhận định: “Nói bậy, chửi thề có thể là do các
em học sinh thấy người xung quanh nói nhiều, lại khơng có ai nhắc nhở rằng
việc đó là sai trái nên cứ quen miệng học theo. Ngay cả các em phát ngôn ra
những từ tục tĩu ấy tôi tin rằng các em khơng hề liên tưởng đến những hình ảnh,
nghĩa đen thật sự của những từ ngữ đó”.
Qua nghiên cứu, tham khảo từ các nguồn tài liệu, có một số nguyên nhân

chủ yếu dẫn đến hiện tượng nói tục, chửi bậy ở học sinh như sau:
Thứ nhất là gia đình thiếu quan tâm giáo dục con, cháu về lời ăn, tiếng nói
thật chuẩn mực ngay khi các em bắt đầu học nói (nên nói gì, khơng được nói gì
và tại sao như vậy), từ khi các em còn bé (dạy con từ thuở cịn thơ).
Người lớn trong nhiều gia đình chưa thật sự làm gương, thiếu gương mẫu
trong giao tiếp, còn văng tục, chửi thề một cách thoải mái trước mặt con cháu và
không kịp thời giáo dục, nhắc nhở, uốn nắn khi các em vi phạm, không xử phạt
nghiêm minh khi các em tái phạm.


Thứ hai là chương trình mơn giáo dục đạo đức chưa thật sát với từng lứa
tuổi, đặc biệt với học sinh mầm non, tiểu học là đối tượng cần "học ăn, học nói,
học gói, học mở". Mơn học này chưa chú trọng đúng mức đến việc rèn kỹ năng
giao tiếp cho các em.
Thứ ba là ở trường học, tuy trong bản nội quy từng trường đều có quy
định học sinh khơng được nói tục, chửi thề... nhưng việc này khơng được quan
tâm thường xuyên khi sinh hoạt toàn trường, trong tiết sinh hoạt hàng tuần của
giáo viên chủ nhiệm, trong tiết học môn Giáo dục công dân... Khi phát hiện học
sinh nói tục, chửi thề thì khơng ít giáo viên làm ngơ, không kịp thời nhắc nhở,
chấn chỉnh (một phần do ngại đụng chạm, nhất là học sinh vi phạm khơng học ở
lớp mình làm giáo viên chủ nhiệm). Học sinh vi phạm nói tục, chửi thề nhiều lần
chưa được xử lý nghiêm minh, giáo dục đến nơi đến chốn với những biện pháp
giáo dục phù hợp.
Thứ tư là học sinh bị tác động bởi môi trường giao tiếp từ trong gia đình,
khu phố, ngồi xã hội và trên các trang mạng xã hội. Nhất là các em học theo
thần tượng nhảm nhí, học trên các video…
Và thứ năm là bản thân học sinh còn hạn chế về nhận thức, chưa thấy việc
nói tục, chửi thề là một tật xấu (vì nhiều người lớn xung quanh mình vẫn nói
thường xun ở mọi nơi, mọi lúc nhưng có ai bị sao đâu?). Có em coi việc nói tục,
chửi thề là “model” của thời đại hiện nay, thể hiện bản lĩnh cá nhân của mình.

1.1.4. Hậu quả của việc nói tục, chửi bậy:
Nói tục, chửi bậy cũng có mặt tích cực đó là:
- Khi nóng giận con người thường chửi thề, có thể nói tục bằng hàng loạt
từ ngữ “độc đáo” mà khơng cần phải suy nghĩ. Việc này có thể giúp chúng ta hạ
hoả, xả bức xúc trong đầu, giúp nhanh ngi cơn nóng giận hơn.
- Chửi thề, nói tục cũng giúp xả stress, thư giãn, thoải mái cùng bạn bè và
những người xung quanh.
Tuy nhiên, nói tục, chửi thề tích cực thì ít mà tiêu cực, tác hại mang đến
cho bản thân và người nghe thì nhiều. Cụ thể:
- Trước hết, nói tục chửi bậy ảnh hưởng đến bản thân người nói, tự hạ
thấp danh dự mình, làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi.
Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vơ văn hóa, bị mọi
người xa lánh, ghê tởm như căn bệnh, người nghe sẽ nghĩ người nói đó là thiếu
văn hố, thiếu sự giáo dục.
- Việc nói tục chửi thề làm cho kỹ năng giao tiếp trở nên yếu kém vì
những phát ngơn lệch chuẩn.
- Nói tục, chửi thề nhiều sẽ thành thói quen, khi nói là phải đệm vài câu nói
tục vào, làm cho người nghe cảm thấy khó chịu khi bị văng nhưng từ “khó nghe”
nhắm vào mình, làm mất đi sự lịch sự, văn minh trong giao tiếp cộng đồng.


- Nói tục, chửi thề có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn như những
cuộc cãi vã, xô xát, đánh nhau, tệ hơn nữa có thể gây ra án mạng chỉ vì những
lời nói thiếu văn hố gây hiểu nhầm nhau.
1.1.5. Biện pháp khắc phục hiện tượng “nói tục, chửi bậy”:
Việc thay đổi thói quen, sở thích của một người nhất là giới trẻ khơng
phải là chuyện có thể làm được ngày một, ngày hai. Để làm được điều đó cần có
sự phối hợp của nhiều yếu tố. Trước hết, mỗi người cần thẳng thắn nhìn nhận
vào cách ứng xử của bản thân, từ đó thể hiện văn hố giao tiếp cho phù hợp với
chuẩn mực xã hội.

Để khắc phục hiện tượng nói tục, chửi bậy của người Việt trẻ hiện nay,
chúng ta cần đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa; làng, bản, khu
dân cư, khu phố văn hóa. Nâng cao tính tự quản của cộng đồng dân cư trong
công cuộc xây dựng nếp sống văn minh; giao tiếp, ứng xử văn hóa; xóa bỏ các
loại tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, phải lồng ghép các phong trào thi đua của Đoàn
Thanh niên trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa”; tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau nói năng, giao tiếp, ứng xử văn hóa,
khơng nói tục, chửi bậy.
Mơi trường gia đình ln có tác dụng giáo dục rất lớn. Sự ảnh hưởng của
người lớn trong gia đình ln là bài học cho con trẻ. Nếu cha mẹ, anh chị trong
gia đình làm gương thì sẽ hạn chế được sự tập nhiễm ngôn từ cho trẻ. Đồng thời
cũng giúp các em biết miễn dịch trước các tác động ngôn ngữ xấu ở các mối
quan hệ với những người xung quanh.
Đối với nhà trường, nhiều phong trào nhằm xây dựng trường học thân
thiện, văn hóa học đường thơng qua các hành động cụ thể sẽ là biện pháp ngăn
ngừa các tác động ngôn ngữ tiêu cực. Trong các bài học tại trường không chỉ
riêng môn giáo dục công dân mà còn phải trang bị những kỹ năng sống cần thiết
cho trẻ, chẳng hạn như kỹ năng kiềm chế cảm xúc, kỹ năng ngôn ngữ, xưng hô,
chào hỏi; đặc biệt là thơng qua các tình huống được tổ chức khoa học để giúp
học sinh học hỏi được những từ ngữ trong sáng và loại bỏ thói nói tục, chửi bậy.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
2.2.1. Thực trạng nói tục hiện nay của giới trẻ nói chung:
Ơng cha ta từng dạy “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa
lịng nhau”. Vậy mà nét đẹp văn hố ấy đang dần bị giới trẻ làm xấu đi bởi lối ăn
nói tục tĩu, vơ văn hố. “Chửi thề” bây giờ khơng cịn là “chửi đơn thuần” nữa
mà nó đã là thói quen, là câu cửa miệng của học sinh. Đây quả là một vấn đề
đáng lo ngại.


Theo kết quả khảo sát tháng 12/2017 của Bộ GD&ĐT cho thấy có 8,6%

học sinh và 20,3% sinh viên tự báo cáo rằng mình thường xun nói tục chửi
bậy. Tuy nhiên, có lẽ tỉ lệ này chỉ là phần nổi của tảng băng.
Ngôn ngữ tục, bậy trở nên quá phổ biến trong các bài viết, bình luận, các
video clip phát trực tiếp. Trên các môi trường mạng xã hội như: Facebook,
Youtube, Tiktok… khơng khó để bắt gặp hình ảnh những người nổi tiếng, thần
tượng của giới trẻ nói tục. Thậm chí, nhiều Youtuber, Facebooker trở nên nổi
tiếng chính nhờ “khả năng” ăn nói thơ tục, chửi bới và “chém gió” trên mạng xã
hội. Có những “facebooker chửi” thu hút hàng ngàn lượt người xem mỗi lần
livestream.
Nói tục, chửi bậy đang là hiện tượng phổ biến ở bất kì nơi nào, từ vỉa hè,
qn xá, thậm chí ngay trong gia đình đều nghe được những câu tục tĩu. Nó
được coi như một hành vi bình thường trong xã hội hiện đại. Khơng chỉ bên
ngồi trường học, ngay trong sân trường, lớp học, việc học sinh nói tục, chửi thề
đã trở thành chuyện thường. Mặc dù trường học nào cũng có nội quy cấm học
sinh nói tục, chửi thề; trường học nào cũng tích cực xây dựng văn hóa học
đường nhưng biểu hiện của bộ phận không nhỏ học sinh lại dường như đi ngược
lại với những nội quy, phong trào của nhà trường. Ở bất kì đâu trong trường, từ
sân thể dục, ban công, cổng trường hay ngay trong lớp học, khơng khó để ta có
thể bắt gặp hình ảnh một nhóm học sinh tụm năm, tụm ba nói chuyện rơm rả
bằng những lời thơ tục, chửi bậy.
Nghiêm trọng hơn, tình trạng này ngày càng diễn ra một cách khó kiểm
sốt hơn, hình thức nói tục, mức độ, ngơn từ tục tĩu mà học sinh sử dụng cũng
đa dạng hơn. Những ai từng “sốc” khi nghe học sinh nói tục, chửi thề ở ngồi
đời thật thì sẽ cịn hoang mang hơn nữa nếu đọc được ngôn từ mà những cô cậu
tuổi học trò sử dụng để giao tiếp với nhau trên mạng xã hội. Chỉ cần vào các
trang Facebook cá nhân của học sinh hay hội nhóm mà giới học sinh thường
xuyên theo dõi, đọc các comment (bình luận) bên dưới mỗi dịng trạng thái, hình
ảnh, video… chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm được những comment sử dụng từ
ngữ phản cảm. Đặc biệt, những từ dùng để nói tục, chửi thề càng được các em
sử dụng nhiều hơn khi “chat” với nhau.

2.2.2. Thực trạng nói tục, chửi bậy của học sinh ở lớp chủ nhiệm 12A3
trường THPT Bắc Sơn:
Là giáo viên chủ nhiệm đã gắn bó, gần gũi với các em gần 3 năm qua, tôi
đã hiểu phần nào hồn cảnh gia đình, tính cách, năng lực, sở trường của mỗi em.
Trước vấn đề “nói tục, chửi thề” thì lớp tơi cũng khơng ngoại lệ. Các em nói tục
như một thói quen. Đã có những hình thức, quy định xử phạt đối với những bạn
nói tục, chửi bậy. Đa phần các bạn trong lớp thực hiện tốt, chỉ một số bạn nam
(khoảng 4-5 em) vẫn không thay đổi.
Qua việc khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến về vấn đề “ nói tục, chửi
bậy” của 33 học sinh của lớp 12A3 trường THPT Bắc Sơn mà tôi chủ nhiệm.
Kết quả khảo sát như sau:
Phần I. Gồm 4 câu hỏi về sự hiểu biết của HS về vấn đề “nói tục, chửi bậy”.


Số lượng/tỉ lệ
Trả lời đạt
Câu

Trả lời chưa đạt

Trả lời sai
(hoặc không trả lời)

Câu 1
33 HS (100%)
5 HS (15,15%)
0
Câu 2
12 HS (36,36%)
06 HS (18,18%)

15 HS(45,46%)
Câu 3
09 HS (27,27%)
15 HS (46%)
09 HS (27,27%)
Câu 4
03 HS (9,09%)
09 HS (27,27%)
21 HS (63,64%)
Phần II. Các câu hỏi TNKQ theo chủ đề liên quan đến hiện tượng “nói
tục, chửi bậy”.
Nội dung
Tổng số câu
Số lượt chọn
khảo sát
Nhận
biết
4 câu
Tổng 132 lượt:
hành vi nói (Câu 1, 2,3, 4)
+ 4 lượt chọn “không bao giờ”, chiếm
tục của bản
3,03%
thân

+ 80 lượt chọn “rất ít hoặc thi thoảng”,
những người
chiếm 60,61%
xung quanh
+ 48 lượt chọn “thường xuyên”, chiếm

36,36%
Đối tượng, 2 câu (câu 5, 6) Tổng 66 lượt:
phạm vi nói
+ 100% lượt chọn “ ở nhiều nơi”.
tục
+ 80 % lượt chọn “ độ tuổi trẻ em”
+ 20% lượt chọn “mọi lứa tuổi”
Cảm
xúc, 4 câu
Tổng 132 lượt:
thái độ của (câu 7, 8,9,10)
+ 116 lượt chọn là “ngại, khó chịu”, chiếm
bản thân và
87,88%.
người nghe
+ 16 lượt chọn “ thích thú, thú vị”, chiếm
khi nói tục.
12,12%.
Có nên từ bỏ 2 câu
Tổng 66 lượt (58 lượt chọn “có”,chiếm
nói tục
(câu 11, 12)
87,88% và 8 lượt chọn “ không”, chiếm
12,12%)
Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy:
+ Đa số HS lớp 12A3 đều đã từng nói tục, ít nhất vài lần; số học sinh nam
nói tục nhiều hơn học sinh nữ.
+ Đa phần các em nhận thức được việc nói tục là xấu, khơng nên nói, cần
phải sửa đổi; chỉ có 12,12% là cho rằng “nói tục, chửi bậy” khơng cần thay đổi.
Tỉ lệ này rơi vào một số e nam của lớp.

+ Có một số em nam nhận đã rất nhiều lần nói tục, chửi thề; và đặc biệt
các em cảm thấy thích thú, thoải mái, khơng muốn thay đổi hành vi của mình.
Thiết nghĩ, đây là một thực tế rất đáng lo ngại cho bản thân các em này khi mà các
em tham gia vào các mối quan hệ xã hội.
Từ những thực trạng trên tôi quyết định thực hiện đề tài “Giải pháp giáo
dục giúp từ bỏ thói quen “Nói tục, chửi bậy” cho một số nam sinh lớp 12A3
Trường THPT Bắc Sơn”.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:


Tôi tiến hành các nội dung sau:
2.3.1. Phần thứ nhất: Khảo sát thực tế
Trước khi tìm các biện pháp khắc phục một số em học sinh cịn thường
xun “nói tục, chửi bậy” tôi đã tiến hành khảo sát sự hiểu biết của tất cả các
bạn lớp 12A3 bằng cách phát phiếu thăm dị (trong đó có 13 nữ và 20 nam).
Phiếu thăm dò gồm 2 phần câu hỏi (Tự luận và trắc nghiệm) đề cập đến nhận
thức của các em về vấn đề “nói tục, chửi bậy” (Phụ lục 1). Tôi phát phiếu cho
học sinh làm nhanh vào tiết sinh hoạt cuối tuần, thứ bảy ngày 06/3/2021. Hết tiết
thu lại, tổng hợp và thống kê số câu trả lời để có số liệu đánh giá về mức độ hiểu
biết của các em về vấn đề liên quan đến “nói tục, chửi bậy”.
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy:
+ Hầu hết các em học sinh được khảo sát đều biết về hiện tượng “nói tục,
chửi bậy” và đã từng nói.
+ Số học sinh nam nói tục nhiều hơn các bạn nữ.
+ 100% các em đều cho rằng việc nói tục là khơng đúng. Trong đó, có 4
học sinh nam (Phạm Tấn Duyệt; Tô Tuấn Anh; Bùi Văn Hiệp; Trương Tuấn
Anh) nói đã rất nhiều lần nói tục, chửi thề; các em đều biết đó là hành vi sai trái
nhưng vẫn cảm thấy thích thú, thoải mái và đặc biệt khơng muốn thay đổi.
Từ số liệu khảo sát thực tế về hiện tượng “nói tục, chửi bậy” của lớp
12A3 như trên, tôi đã sử dụng một số giải pháp giáo dục giúp các em khắc phục

hiện tượng :nói tục, chửi bậy”, nhất là những em học sinh nam.
2.3.2. Phần thứ hai: Các giải pháp giáo dục để giúp các em từ bỏ thói
quen “nói tục, chửi bậy”.
Trước thực tế một số em học sinh nam trong lớp 12A3, dù biết rằng hành
vi nói tục là “lệch chuẩn”, là sai trái, khơng chỉ ảnh hưởng đến nhân cách, đạo
đức của bản thân, mà còn ảnh hưởng đến giá trị đạo đức của cả tập thể, đến
phong trào thi đua của lớp, nhưng các em vẫn cố tình nói, khơng sửa chữa. Bản
thân là giáo viên chủ nhiệm, tôi rất băn khoăn, trăn trở và suy nghĩ về điều này.
Làm sao để các em hiểu và thay đổi suy nghĩ, từ bỏ thói quen xấu, phấn đấu rèn
luyện, học tập.
Tôi đã tham khảo, trao đổi với giáo viên bộ môn, trao đổi với các bạn
trong lớp, với phụ huynh các em và nhất là tâm sự với những em này để tìm ra
phương hướng tích cực.
Trước hết, bản thân giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng về sử
dụng ngôn ngữ chuẩn mực, là người định hướng giúp học sinh hoàn thiện vốn
ngơn ngữ, khích lệ tinh thần học hỏi nói và làm theo lời hay ý đẹp. Bên cạnh đó,
giáo viên chủ nhiệm cũng cần có biện pháp để chấn chỉnh kịp thời những em có
hành vi đi ngược lại xu thế đó. Trong q trình làm cơng tác chủ nhiệm, giáo
viên chủ nhiệm phải luôn quan sát, theo dõi từng học sinh qua từng tiết học, phát
hiện những thay đổi của các em để kịp thời uốn nắn.
Giải pháp 1: Xây dựng thang điểm thi đua; bảng thi đua của lớp trên
tinh thần dân chủ (gồm điểm trừ, điểm cộng).
Giải pháp này tôi đã áp dụng lâu nay cho các lớp chủ nhiệm, với nhiều
tiêu chí, thang điểm là cơ sở đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh; thang điểm


100 điểm/ em/tuần. Các vi phạm sẽ bị trừ điểm; việc tốt, điểm tốt sẽ được cộng
(mức cộng, trừ được quy định cụ thể).
- Đưa “nói tục, chửi bậy” vào thang điểm thi đua của lớp.
+ Học sinh nào nói tục, chửi bậy sẽ bị trừ vào điểm thi đua cá nhân. Điểm

trừ tính theo số lần nói. Thang điểm sẽ làm căn cứ xếp loại hạnh kiểm từng tuần,
từng tháng, cuối học kì và cả năm học.
+ Để phương pháp này hiệu quả cần xây dựng một ban cán sự lớp cơng
minh theo dõi sát q trình chấm điểm của các tổ trưởng, chấm chéo giữa các
tổ. Nhờ kết quả thi đua của cá nhân, vị thứ xếp hạng của các tổ mà các em sẽ tự
sửa sai, hạn chế “nói tục, chửi bậy”.
+ Qua mỗi tuần, ở tiết sinh hoạt, giáo viên chủ nhiệm kịp thời phê bình
những bạn vi phạm lỗi nói tục, đồng thời tuyên dương những bạn nói lời hay,
làm việc tốt, động viên và khích lệ những bạn tiến bộ, hạn chế được nói tục,
chửi thề.
Giải pháp 2: Khảo sát các đối tượng thường xuyên “nói tục, chử bậy”
Theo dõi nề nếp, qua kết quả xếp loại hạnh kiểm học kì 1; khảo sát hồn
cảnh gia đình.
- Tiến hành phân loại đối tượng dựa trên ý thức, thái độ, hạnh kiểm của
học sinh trong thời gian qua. Cụ thể: Tổng số 33 học sinh:
Đối tượng phân loại
Số lượng (nam/nữ)
Tỉ lệ phần trăm
HS có hạnh kiểm tốt
21 em (11 nam – 10 nữ)
63,64%
HS có hạnh kiểm khá
6 em (5 nam - 1 nữ)
18,18%
HS có hạnh kiểm TB
3 em (3 nam)
9,09%
HS có hạnh kiểm yếu
3 em (2 nam – 1 nữ)
9,09%

- Hiện tượng thường xuyên nói tục, chửi bậy rơi vào những học sinh nam
có hạnh kiểm xếp loại học kì 1 là yếu hoặc trung bình. Cụ thể là 4 em: Trương
Tuấn Anh (yếu); Bùi Văn Hiệp (TB), Tô Tuấn Anh (TB), Phạm Tấn Duyệt (TB).
Tìm hiểu, nắm bắt rõ hồn cảnh gia đình, tính cách và thói quen của từng em
này. Cụ thể:
+ Em Trương Tuấn Anh: nhà ở xã Lộc Thịnh, cách trường khoảng 12km;
bố mẹ li hôn, mẹ đã lấy chồng khác ở tỉnh Bắc Giang. Em ở với bố. Bố em suốt
ngày tụ tập bạn bè ăn uống, say xỉn, hay chửi mắng em.
+ Em Bùi Văn Hiệp: ở xã Quang Trung, bố mẹ đều đi làm cơng ty ở Hải
Phịng. Em ở nhà cùng với em trai đang học lớp 8. Hàng tháng bố mẹ gửi tiền ăn
học về cho hai anh em.
+ Em Tô Tuấn Anh: ở xã Quang Trung, bố lái xe khách đường dài, mẹ ở
nhà buôn bán. Điều kiện kinh tế tốt. Qua trao đổi với phụ huynh được biết em
Tuấn Anh nghiện điện tử từ cấp 1,2. Em ham chơi game đến mức mẹ không thể
quản lí được, có lần em chơi ở qn net liên tục mấy không về nhà. Mẹ la mắng,
chửi bới, thậm chí cịn kề dao vào cổ em (giờ vẫn còn vết sẹo dài ở cổ).
Cả 4 em học sinh trên ngồi việc thường xun “Văng tục, chửi thề” thì
các em đều có những vi phạm về nội quy tương tự nhau như: Học lực yếu;
nghiện game, facebook, nghỉ học vơ lí do, trốn tiết, đi học muộn, ngủ trong giờ
học, không ghi bài,...


Qua việc tìm hiểu, khảo sát hồn cảnh gia đình, tính cách của các em ở
trên, tơi đã phần nào hiểu được nguyên nhân của việc các em hay “nói tục, chửi
bậy”. Mỗi em có hồn cảnh, tính cách, đặc điểm tâm lí khác nhau nên tơi sẽ gặp
riêng từng em để trao đổi, chia sẻ, nói chuyện gần gũi và đồng cảm với các em.
Đồng thời khích lệ, động viên các em sửa đổi các lỗi mà các em hay vi phạm,
nhất là thói quen “nói tục, chửi bậy”.
Giải pháp 3: Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh
- Hơn ai hết, để uốn nắn lời ăn, tiếng nói của học sinh chính là trách nhiệm của

gia đình. Vì vậy, tơi đã tiến hành một buổi họp phụ huynh với phụ huynh của 4 em học
sinh đó. Trao đổi và nói rõ về thực trạng “nói tục, chửi bậy” của các em.
+ Cha mẹ cần sát sao, quan tâm hơn đến các em, nhắc nhở kịp thời khi
nghe được những lời nói tục, nói bậy của con em mình. Điều quan trọng, chính
cha mẹ cần làm gương, khơng nói tục chửi bậy trước mặt con cái. Đồng thời tìm
các cách thức để hạn chế con cái tiếp xúc với những lời nói tục, chửi thề.
+ Cha mẹ cũng nên quản lí thời gian sử dụng điện thoại của con, khéo léo
kiểm soát những bạn bè trên mạng xã hội, kiểm sốt những video, hình ảnh và
những bình luận, những cuộc “chat” của các em.
- Duy trì liên lạc thường xuyên với phụ huynh, tạo nên sự phối hợp hiệu quả nhằm
hạn chế và dần loại bỏ hồn tồn được vấn nạn “nói tục, chửi bậy” của các em này.
Giải pháp 4: Xây dựng trò chơi “ Thử thách thay đổi một thói quen”
Đây là một phương pháp khác với những cách truyền thống mà tôi đã áp
dụng. Bởi đối tượng học sinh này được xem là “cá biệt”. Các em phát ngôn một
cách tự do, vô tổ chức, “nói tục, chửi bậy” đã thành quen miệng, biết sai nhưng
vẫn cố tình nói, khơng quan tâm đến cảm xúc người nghe. Trăn trở mãi về vấn
đề này, tôi đã nghĩ ra một ý tưởng là đưa các em này vào một sân chơi bổ ích để
các em thi đua lành mạnh. Trò chơi được tạo ra thử thách “ THAY ĐỔI MỘT
THÓI QUEN”; thực chất là từ bỏ thói quen xấu “ Nói tục, chửi bậy” cho các
em. Cả 4 em (Trương Tuấn Anh, Bùi Văn Hiệp, Phạm Tấn Duyệt và Tô Tuấn
Anh) cùng tham gia vào trị chơi.
- Tơi sẽ cử thêm 2 học sinh trong lớp cùng làm Ban Giám Khảo, là Bùi
Thị Ánh (lớp trưởng) và Phạm Văn Tài (Bí thư).
- Đưa ra một mục tiêu cụ thể để các em đạt đến. Mục tiêu theo giai đoạn nhỏ trong
thời gian 2 tuần. Mục tiêu đó là “Khơng nói tục, chửi thề, khơng phát ngơn bừa bãi”
- Lập bảng theo dõi hành vi nói tục của 4 bạn (Bảng theo dõi trong phần
phụ lục). Hai bạn trong Ban giám khảo, cùng với các bạn trong lớp sẽ theo dõi
đánh dấu lại số lần, thời gian vi phạm của từng bạn. Sau 2 tuần sẽ kết thúc. Ai là
người nói ít nhất sẽ được tun dương trước lớp và nhận một phần thưởng trị giá
khoảng 200.000 đồng (có thể là 1 chiếc áo sơ mi; 1 chiếc áo phông; 1 chiếc

đồng hồ điện tử…), kèm theo xếp loại hạnh kiểm tốt trong 2 tuần đấy. (Lưu ý:
khơng được nói tục q 3 lần thì mới giành chiến thắng).
BẢNG THEO DÕI HÀNH VI “NÓI TỤC, CHỬI BẬY”

Tuần 1: Từ ngày 15/3 - 21/3/2021
Người theo dõi:……………………………………………………………
T
T

Tên người chơi

Điểm danh nói tục, chửi bậy

Ghi
chú


T2 T3 T4 T5 T6 T7

Tổn
g

1
2
3
4

Trương Tuấn Anh
Bùi Văn Hiệp
Phạm Tấn Duyệt

Tơ Tuấn Anh
- Với việc tổ chức trị chơi như vậy, các em cảm thấy rất thích thú, hăng
hái, muốn giật được giải thưởng, giúp đánh thức sức mạnh tiềm ẩn trong các em,
khơi dậy ý chí phấn đấu giành chiến thắng. Khi đã đồng ý tham gia trò chơi, các
em đã tự kiềm chế bản thân, hạn chế những lời nói tục.
Cứ tiếp tục 2 tuần/1 lần chơi. Sau khoảng 3 lần chơi, hiệu quả của phương
pháp này thật ngồi sức mong đợi. Số lần nói tục giảm rõ rệt. Thói quen “nói
tục, chửi bậy”dần dần được từ bỏ.
Qua mỗi lần chơi, giáo viên chủ nhiệm tuyên dương, khen ngợi, cổ vũ các
em. Để các em biết rằng mình đã làm tốt và thấy tự tin về bản thân mình hơn.

Ảnh chụp 4 bạn nam hay “ nói tục chử bậy” (đứng giữa) và 2 bạn cán sự lớp


Ảnh chụp trao quà cho người giành chiến thắng trong trị chơi
Giải pháp 5: Tạo ra “khơng gian vui vẻ” chia sẻ, trao đổi, tâm sự giữa
giáo viên chủ nhiệm và học sinh; giữa học sinh với nhau:
Tiến hành vào tiết sinh hoạt lớp, vào tiết 5 ngày thứ bảy cuối tuần, với ý
tưởng: Biến giờ sinh hoạt lớp cuối tuần thành buổi “hội thảo”, là những giây
phút trải nghiệm cảm xúc. Tạo không gian và thời gian để các em HS được chia
sẻ, tâm sự với GVCN, với bạn bè và với chính bản thân mình
Thơng thường giờ sinh hoạt lớp, GVCN điều hành, học sinh ngồi nghe,
lĩnh hội và tuân thủ, chấp hành những việc GVCN giao, ngoài ra chú trọng đến
việc xử lý kỷ luật học sinh; các em luận lẫn nhau. Vì thế, học sinh cảm thấy áp
lực, nhàm chán, mệt mỏi; dẫn đến hiện tượng các em bức xúc, khó chịu và “
văng tục, chửi bậy”.
Để khắc phục tình trạng trên, tơi chỉ dành khoảng 10 phút đầu giờ cho việc tổng
kết, đánh giá toàn bộ hoạt động của HS trong một tuần học (ưu điểm, hạn chế, có khen
thưởng, phê bình, kỷ luật và xếp loại từng HS). Sau đó, đưa ra kế hoạch cho tuần kế tiếp
dựa trên kế hoạch cụ thể của nhà trường và Đồn trường.

Thời gian cịn lại của tiết sinh hoạt tôi dành cho học sinh thảo luận. Nội
dung chủ yếu là những vấn đề nóng của giới trẻ ngày nay mà xã hội quan tâm.
Bản thân tôi đã tổ chức hội thảo cho các em với các vấn đề: Suy nghĩ về tình u
tuổi học trị, vấn đề nói chuyện riêng hay ăn quà vặt đối với HS THPT, trách
nhiệm của bản thân em đối với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở địa
phương, vấn đề chụp ảnh kỷ yếu đối với học sinh 12, sức khỏe sinh sản vị thành
niên, bạo lực học đường, văn hóa ứng xử trên mạng xã hội, nụ cười an tồn giao
thơng, lời cảm ơn và xin lỗi,… Ngoài việc học sinh thảo luận, tuỳ theo chủ đề,
tôi phối hợp cùng với các giáo viên trong trường, hoặc một bác phụ huynh nào
đấy, mời các các đồng chí ấy đến dự để chia sẻ, nói chuyện với các em.
Khi tiến hành buổi sinh hoạt thành một buổi hội thảo, các em rất hào hứng
và thể hiện hết mình. Qua đó, các em sẽ học cách duy trì tình bạn lành mạnh
thơng qua chia sẻ, lắng nghe và học hỏi lẫn nhau. Từ đó, học sinh được hình
thành và phát triển phẩm chất, năng lực cần thiết cho mình như: u nước, trung
thực, trách nhiệm,…Điều quan trọng, thơng qua những giây phút trải nghiệm
cảm xúc như vậy đã tạo nên sự chuyển biến về chất trong tâm hồn, nhân cách
mỗi người HS, các em sẽ học được những lời hay, ý đẹp và quên dần thói quen
“nói tục, chửi bậy”.


Ảnh chụp cô giáo dạy môn Văn trong một buổi thảo luận
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
- Đối với học sinh:
+ 100% các em trong lớp 12A3 đều nhận thức được rằng việc “nói tục,
chửi bậy” gây ra những hậu quả và hệ luỵ xấu cho chính bản thân mình, cho gia
đình, cho cộng đồng và cho đất nước.
+ Giáo dục và giúp các em học sinh thường xuyên “nói tục, chửi bậy” từ
bỏ được thói quen xấu này. Qua kết quả xếp loại hạnh kiểm cuối học kì 2 và cả
năm học, cả 4 em học sinh trên đều tiến bộ, xếp loại Khá.

+ Các em đều biết tìm kiếm cho mình những từ ngữ thay thế những từ
“nói tục, chửi bậy” để giải toả bức xúc của bản thân.
+ Từ những hiểu biết về tác hại của việc “nói tục, chửi bậy”, các em nhận
thấy mình cần có trách nhiệm tun truyền và lan toả những “lời hay, ý đẹp” cho
mọi người xung quanh.
- Đối với giáo viên:
+ Việc thực hiện sáng kiến này giúp tôi thấy được đây là việc làm đúng
đắn và có ý nghĩa thực tiễn; nó khơng chỉ giúp cho các em học sinh từ bỏ được
thói quen xấu “nói tục, chửi bậy”; mà cịn giúp rèn luyện tính kiên trì cho giáo
viên. Để giáo dục và giúp đỡ được học sinh từ bỏ một thói quen xấu thì người
giáo viên chủ nhiệm cần phải kiên trì, bền bỉ, khơng nóng vội. Bởi vì, có những
học sinh tiến bộ nhanh, nhưng cũng có những đối tượng “cá biệt” khơng hợp tác,
tiến bộ rất chậm, nếu giáo viên không biết chờ đợi, nơn nóng thì sẽ thất bại.
+ Trong q trình làm cơng tác chủ nhiệm phải ln quan sát, theo dõi
học sinh, nắm bắt thơng tin, tìm hiểu hồn cảnh, tính cách, tâm lí của từng em
thì mới có thể giáo dục và giúp đỡ từng đối tượng hiệu quả.


+ Giáo viên chủ nhiệm cần biết khéo léo kết hợp sự giúp đỡ từ các giáo
viên bộ môn, với các tổ chức trong nhà trường, đặc biệt phối hợp với phụ huynh
học sinh thì sẽ mang lại hiệu quả hơn gấp nhiều lần.
- Đề tài này khơng chỉ có khả năng vận dụng đối với các em thường
xuyên “nói tục, chửi bậy” ở riêng lớp chủ nhiệm của tôi, mà tơi tin rằng có khả
năng vận dụng rộng rãi ở tất cả các khối lớp trong trường, góp phần giảm tỉ lệ
học sinh nói tục, chửi thể, giảm bạo lực học đường, góp phần nâng cao giáo dục
tồn diện cho học sinh.


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:

Sau thời gian áp dụng các giải pháp trong sáng kiến kinh nghiệm trên
trong công tác chủ nhiệm tại lớp 12 A3, tôi thấy kết quả rất khả quan. Số lượng
học sinh nói tục, chửi thề giảm đi đáng kể, đặc biệt là nhóm học sinh nam
thường xuyên “nói tục, chửi bậy”, các em đã hạn chế và dần từ bỏ được thói
quen xấu này; kết quả xếp loại hạnh kiểm cuối học kì 2 và cả năm của các em
đạt loại khá và tốt.
Buổi sinh hoạt cuối tuần khơng cịn là nỗi lo sợ bị mắng, bị phạt đối với
học sinh nữa. Đó chính là khoảng khơng gian và thời gian vui vẻ để giao lưu, kết
nối giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh; giữa học sinh với nhau. Các em được
thoải mái chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng, những vướng mắc trong tuần qua.
Giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh, nhất là việc từ bỏ được thói
hư, tật xấu cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trong
đó, vai trị kết nối của người giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng.
Làm cơng tác chủ nhiệm nói chung, giáo dục và giúp đỡ những học sinh “nói
tục, chửi bậy” nói riêng, sẽ tạo ra những thế hệ học sinh ngoan ngoãn, biết “nói lời
hay, làm việc tốt”, giúp các em hình thành nhân các tốt, có hiểu biết về pháp luật, hạn
chế tệ nạn xã hội và trở thành những con người có ích cho đất nước.
3.2. Kiến nghị:
Thơng qua đề tài này tôi cũng xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
+ Đổi mới giáo dục không chỉ về mặt kiến thức mà cần đi sâu vào mặt
giáo dục kĩ năng để các em học sinh biết cách ứng xử tốt đẹp với nhau. Giáo dục
đạo đức, chú trọng giáo dục văn hố ứng xử cho các em, nói “lời hay, ý đẹp”.
+ Để việc giáo dục kĩ năng sống có hiệu quả cho học sinh nói chung, giáo
dục từ bỏ thói hư tật xấu nói riêng cần có sự phối hợp giữa các đoàn thể trong nhà
trường, giáo viên bộ môn, nhất là sự phối hợp với phụ huynh học sinh là rất cần
thiết. Trong đó, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trị cầu nối.
+ Cần tổ chức tập huấn hoặc có chương trình đào tạo cho một số giáo viên
về kỹ năng sống.
+ Cần tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động ngoại khóa về chủ đề này
dưới nhiều hình thức khác nhau như các câu lạc bộ, cuộc thi,... trong trường học

để công tác giáo dục thường xuyên và hiệu quả hơn.
+ Qua những nội dung trên tôi nhận thấy rằng, giáo dục nhân cách, đạo
đức, lối sống trong sáng, lành mạnh không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà
trách nhiệm chính là của các bậc phụ huynh, nhà trường và các tổ chức xã hội
nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về kiến thức, hiểu biết về pháp luật, hạn
chế tệ nạn xã hội, tội phạm ở tuổi thanh thiếu niên, góp phần đào tạo nguồn nhân
lực “vừa có đức, vừa có tài” cho đất nước.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong việc giáo dục,
giúp đỡ học sinh từ bỏ thói quen “nói tục, chửi bậy” ở lớp chủ nhiệm. Dù đã rất


tâm huyết và cố gắng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế rất mong được sự góp ý,
chia sẻ từ quý thầy cơ giáo để tơi tiếp tục hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Ngọc Lặc, ngày 20 tháng 5 năm 2021
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến do mình viết
khơng copy - sao chép của người khác
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN

Vũ Thị Hải


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sông cho học sinh THPT, PGS.TS.
Nguyễn Thị Mỹ Lộc – TS. Đinh Thị Kim Thoa – ThS. Trần Văn Tính – ThS. Vũ
Phương Liên, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
2. Điều lệ Trường THPT.

3. Tâm lý học của THPT - NXBGD 2003.
4. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI).
5. Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Hà
Giang, Nguyễn Văn Giỏi, luận văn thạc sĩ giáo dục học, năm 2011.
6. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet:
- Nguồn: http://tuổi trẻ.vn
- Nguồn:
- Nguồn: https:/giadinh.vnexpress.net/
- Nguồn:
- Nguồn:
- Nguồn:
- Nguồn:


Phụ lục 1: Phiếu thăm dò
(Phiếu khảo sát dành cho các học sinh lớp 12A3. Các em có thể viết hoặc khơng
cần viết tên của mình, nhưng cần viết rõ giới tính).
Họ và tên HS:...............................................Giới tính: ...........................
Phần I. Em hãy hãy trả lời câu hỏi sau :
Câu 1: Em hãy viết một vài cụm từ được xem là “nói tục, chửi bậy” mà em biết.
Câu 2: Em hiểu “nói tục, chửi thề” là gì?
Câu 3: Theo em, “nói tục, chửi bậy” gây ra hậu quả gì?
Câu 4: Làm thế nào để khắc phục được hiện tượng “nói tục, chửi bậy”
Phần II. Em hãy chọn đáp án bằng cách khoanh vào đáp án mà em thấy
đúng nhất.
Câu 1: Em có bao giờ nói tục, chửi bậy khơng?
A. khơng bao giờ B. Rất ít
C. Thi thoảng
D. Thường xuyên
Câu 2: Người thân trong gia đình em có nói tục khơng?

A. khơng bao giờ B. Rất ít
C. Thi thoảng
D. Thường xun
Câu 3: Em có thấy các bạn cùng trang lứa nói tục khơng?
A. khơng bao giờ B. Rất ít
C. Thi thoảng
D. Thường xuyên
Câu 4: Mọi người xung quanh nơi em ở có nói tục, chửi thề khơng?
A. khơng bao giờ B. Rất ít
C. Thi thoảng
D. Thường xuyên
Câu 5: Em thường nói tục, chửi thề hoặc thấy người khác nói tục thuộc đối
tượng nào?
A. Người nhỏ tuổi hơn B. Người bằng tuổi C. Người lớn tuổi hơn D. Tât cả
lứa tuổi
Câu 6: Em thấy nói tục, chửi thề thường diễn ra ở đâu?
A. Trường học
B. Bệnh viện
C. Trên xe khách
D. Chợ
E.Hàng quán
G. Siêu thị
H. Tất cả địa
điểm trên
Câu 7: Nếu em là người nói tục thì e cảm thấy thế nào?
A. Rất ngại
B. Hơi ngại
C. Bình thường
D. Thích thú
Câu 8: Khi bị nghe người khác “văng tục” với mình, em cảm thấy thế nào?

A. Rất khó chịu B. Hơi ngại
C. Bình thường
D. Thú vị và thích thú
Câu 9: Em có cảm thấy nói tục, chửi bậy là hành vi xấu khơng?
A. Có
B. Khơng C. Tuỳ trường hợp
Câu 10: Khi em nói tục, em có bị người khác nhắc nhở không?
A. không bao giờ B. Rất ít
C. Thi thoảng
D. Thường xuyên
Câu 11: Khi em nghe ai đó nói tục, em có góp ý họ khơng?
A. khơng bao giờ B. Rất ít
C. Thi thoảng
D. Thường xuyên
Câu 12: Theo em, thói quen nói tục, chửi bậy có nên từ bỏ khơng?
A. Khơng
B. Có
C. Tuỳ trường hợp


Phụ lục 2
BẢNG THEO DÕI HÀNH VI “NÓI TỤC, CHỬI BẬY”
Tuần 1: Từ ngày 15/3 đến 21/3/2021
Người theo dõi:……………………………………………………………
T
T

1
2
3

4

Điểm danh nói tục, chửi bậy
Tên người chơi
T2 T3 T4 T5 T6 T7

Ghi
chú

Tổn
g

Trương Tuấn Anh
Bùi Văn Hiệp
Phạm Tấn Duyệt
Tô Tuấn Anh
BẢNG THEO DÕI HÀNH VI “NÓI TỤC, CHỬI BẬY”
Tuần 2: Từ ngày 22/3 đến 28/3/2021
Người theo dõi:……………………………………………………………

T
T

1
2
3
4

Điểm danh nói tục, chửi bậy
Tên người chơi

T2 T3 T4 T5 T6 T7

Trương Tuấn Anh
Bùi Văn Hiệp
Phạm Tấn Duyệt
Tô Tuấn Anh

Tổn
g

Ghi
chú



×