Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số giải pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả trong dạy nghề thêu tay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.31 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRUNG TÂM KTTH – HN THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY
HỌC HIỆU QUẢ TRONG DẠY NGHỀ THÊU TAY

Người thực hiện: Nguyễn Phương Thúy
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Nghề Thêu tay

THANH HÓA NĂM 2021


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

I. Mở đầu

2

1. Lý do chọn đề tài

2

2. Mục đích nghiên cứu



2

3. Đối tượng nghiên cứu

2

4. Phương pháp nghiên cứu

3

II. Nội dung

3

1. Cơ sở lý luận

3

2. Cơ sở thực tiễn

3

3. Thực trạng trước khi nghiên cứu và áp dụng vào đề tài

4

4. Một số giải pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả trong dạy
nghề nghề Thêu tay


4

5. Kết quả thu được sau khi thực hiện các giải pháp

15

III. Kết luận, kiến nghị

16

1. Kết luận

16

2. Kiến nghị

17

2


I.

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, nghề thêu tay là một ngành nghề thủ công truyền thống đã
có từ lâu đời. Lịch sử của ngành nghề truyền thống này vốn gắn liền với lịch
sử tâm linh của người phụ nữ Việt Nam trong quá khứ. Ngày nay, với sự phát
triển của khoa học và công nghệ, đã có nhiều máy thêu hiện đại với những ưu

điểm sản xuất nhanh nhiều, hàng loạt sản phẩm đẹp, nhưng không thể đạt
được nghệ thuật độc đáo như thêu tay.
Nghề Thêu tay là một trong những nghề được đưa vào trong môn học.
Hoạt động giáo dục nghề phổ thông giảng dạy cho học lớp 11. Để theo học
nghề này học sinh phải rèn luyện đôi bàn tay khéo léo, đôi mắt tinh xảo cùng
bộ óc thẩm mĩ, cũng như đức tính bền bỉ, kiên nhẫn mới tạo được các sản
phẩm, tác phẩm thêu nghệ thuật có tính thẩm mĩ cao. Do vậy, khi được phân
học nghề này hầu hết các em rất e ngại, nhất là đối với học sinh thành phố các
em đang tiếp xúc nhiều với các thiết bị công nghệ. Là một giáo viên dạy nghề
Thêu tay tại Trung Tâm Giáo dục Kỹ thuật Tổng Hợp Hướng nghiệp Thanh
Hóa, tơi thấy được việc sử dụng đồ dùng dạy học với các thiết bị, mẫu mã
phong phú trong các tiết học là cần thiết để lôi cuốn sự tiếp thu của học sinh.
Nhất là với vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, từ thực tế giảng
dạy và kinh nghiệm cá nhân, để nâng cao chất lượng dạy và học, tôi đã thực
hiện nghiên cứu và ứng dụng đề tài với nội dung: “Một số giải pháp sử dụng
đồ dùng dạy học hiệu quả trong dạy nghề thêu tay”. Đó là một số giải pháp
bước đầu, nhằm tháo gỡ những vướng mắc về việc sử dụng đồ dùng dạy học
trong các giờ học nghề Thêu tay hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao ý thức giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của
nghề Thêu tay trong thời kỳ đổi mới, hiểu được thị trường nghề Thêu đang
được mở rộng ở các thành phố lớn, các làng nghề gắn liền với dịch vụ du lịch,
quảng bá nét văn hóa truyền thống Việt Nam.
- Giúp các em biết được các kiến thức cơ bản về vật liệu, dụng cụ, một
số phương pháp thêu rua cơ bản, phương pháp thêu pha màu một số hoa, lá,
cành, chim, thú.
- Biết lựa chọn được mẫu thêu, màu chỉ, phương pháp thêu phù hợp
với sản phẩm cần trang trí; Thêu đúng quy trình, đạt yêu cầu kĩ thuật và
thẩm mĩ những mẫu thêu trang trí của sản phẩm may mặc bằng các phương
pháp thêu.

- Từ những kiến thức được trang bị, học sinh chủ động, tích cực tham
gia tìm hiểu nghề và định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

3


3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh trung học phổ thông học nghề Thêu tay lớp l1 gồm:
- Khối lớp 11 trường THPT Nguyễn Trãi
- Khối lớp 11 trường THPT Hàm Rồng
- Khối lớp 11 trường THPT Tô Hiến Thành
- Khối lớp 11 trường THPT Đào Duy Từ
Đây là đối tượng trực tiếp tôi đã nghiên cứu và ứng dụng cho đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu về mặt lí luận để hiểu và chọn lọc ra được những
đồ dùng dạy học phù hợp với đối tượng là học sinh THPT, đưa ra các giải
pháp hướng dẫn các em tìm hiểu các vật liệu, dụng cụ thêu, chọn mẫu thêu và
bố trí mẫu thêu trên sản phẩm.
- Vận dụng những nội dung đã nghiên cứu về mặt lí luận vào đối tượng
nghiên cứu cụ thể.
- Khảo sát bằng phiếu thăm dò để đánh giá thực trạng của vấn đề đang
nghiên cứu. Từ đó so sánh, đối chiếu, đánh giá kết quả trước và sau khi tiến
hành thực nghiệm.
- Rút ra kết luận và đề ra hướng ứng dụng của đề tài.
II.

NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết việc phối hợp và sử dụng tốt phương tiện dạy học

sẽ giúp cho giáo viên có thể thu hút sự chú ý, say mê và phát huy tối đa tính
tích cực, năng động, sáng tạo hơn của học sinh trong học tập. Học sinh có thể
tự khám phá, lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng thực hành. Tôi cho rằng
tiết dạy của giáo viên sẽ khơng đạt được kết quả tốt nếu như khơng có sự hỗ
trợ của đồ dùng dạy học bởi vì giáo viên lên lớp mà khơng có bất cứ phương
tiện dạy học nào thì chẳng khác nào một người lính ra trận mà khơng có vũ
khí. Việc sử dụng tốt phương tiện dạy học cho các mơn học nói chung và mơn
Thêu tay nói riêng được coi là một phương tiện hỗ trợ đắc lực thể hiện một
phần nội dung chính của sách giáo khoa, đáp ứng nhu cầu học tập theo hướng
tích cực và gây hứng thú hơn trong học tập của học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn
Việc dạy và học nghề ở Trung Tâm Giáo dục Kỹ thuật Tổng hợp Thanh
Hóa đã có chuyển biến rõ rệt. Đội ngũ giáo viên không ngừng nỗ lực học hỏi
để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Các cấp lãnh đạo luôn tạo mọi
điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ, giáo viên hồn thành tốt cơng tác giảng
dạy của mình với chất lượng ngày càng cao như: Thường xuyên tổ chức thao
giảng, rút kinh nghiệm góp ý giờ dạy. Tổ chức thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi
cấp cơ sở. Tổ chức thi làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm. Định
4


kỳ kiểm tra phịng bộ mơn để khuyến khích mỗi giáo viên và học sinh thi đua
trang trí, vệ sinh đồ dùng dạy học, trang thiết bị phù hợp với môn học. Cung
cấp tài liệu và trang thiết bị phục vụ cho cơng tác dạy học ngày càng hồn
thiện và hiện đại hơn: Như máy tính, máy in, máy chiếu, các thiết bị đặc thù
của từng bộ môn nghề…
Nhưng trong quá trình giảng dạy và dự giờ tiết dạy của đồng nghiệp tơi
phát hiện ra vẫn cịn một số em học sinh ý thức học tập chưa cao, thờ ơ,
không hứng thú, thậm chí cịn tỏ ra thái độ chán nản trong học tập. Bên cạnh
đó vẫn cịn khơng ít giáo viên lúng túng trong việc phối hợp và sử dụng

phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học. Cho nên ảnh hưởng đến chất lượng là
điều không thể nào tránh khỏi.
3. Thực trạng trước khi nghiên cứu, áp dụng đề tài
3.1. Về phía giáo viên
Cịn lúng túng, chưa linh hoạt trong việc phối hợp và sử dụng đồ dùng
dạy học cho từng nội dung bài học một cách hợp lý.
3.2. Về phía học sinh
Cịn nhiều học sinh khơng say mê, hứng thú, ngại thực hành, ít tham gia
đóng góp ý kiến xây dựng bài.
Bảng khảo sát độ hứng thú và kết quả học tập của học sinh
học nghề Thêu tay trước khi áp dụng đề tài

Năm học

2016 - 2017

Kết quả học tập

u thích
mơn học

Khá, giỏi

Trung bình

11 B3 Nguyễn Trãi

65,78%

85,95%


14,05%

11 A9 Đào Duy Từ

42,56%

71,80%

28,20%

11 B11 Hàm Rồng

54.23%

75,48%

24,52%

11 B5 Tô Hiến Thành

62,15%

81,29%

18,71%

Lớp

4. Một số giải pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả trong dạy nghề

thêu tay
Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi thấy được tầm quan trọng của đồ
dùng dạy học, nhất là hình thành cho các em các thao tác thực hành, đem hình
ảnh sống động vào thực tế. Đặc thù của bộ môn Thêu tay là học sinh học
không không cần ghi chép nhiều mà chỉ mắt thấy, tai nghe, tay làm. Vì vậy, có
thể nói đồ dùng dạy học là nhịp cầu bắt qua ngôn ngữ. giúp học sinh lĩnh hội
kiến thức dễ dàng gây hứng thú và u thích bộ mơn hơn.
5


Trong q trình cơng tác giảng dạy, tơi nhận thấy rằng việc truyền thụ
kiến thức thực tế cho học sinh, nhưng truyền đạt như thế nào cho các em dễ
hiểu, dễ nhớ và tiếp thu bài một cách nhanh chóng và tự giác cho nên trong
giảng dạy nhất thiết đòi hỏi giáo viên phải sử dụng đồ dùng dạy học để minh
họa cho học sinh. Từ đó, tơi đưa ra các giải pháp sử dụng đồ dùng dạy học
trong giờ dạy sao cho học sinh chú ý làm việc một cách cao độ mạnh dạn đưa
ra nhiều vấn đề để tư duy, trao đổi, thảo luận làm cho học sinh linh hoạt hơn,
hứng thú hơn, khắc sâu kiến thức hơn và có thái độ tìm tịi sáng tạo.
Giải pháp 1: Đảm bảo tính khoa học, an tồn cho học sinh trong việc
sử dụng vật liệu, dụng cụ học nghề.
Vật liệu, dụng cụ thêu gồm: Khung thêu, các dụng cụ thiết yếu khác:
Dao nhọn để dúi, trích sợi vải. Kéo. Kim các loại .Giấy để vẽ mã sản phẩm,
bút chì,…Nguyên liệu thêu ren gồm: Vải vóc các loại, chỉ thêu các loại, màu
nhuộm các loại. Vì vậy, trước khi vào nghề phải hướng dẫn học sinh cách sử
dụng khoa học, an toàn các vật liệu, dụng cụ.
Đối với Kim, chỉ cách cắm kim thể hiện tính khoa học gây hứng thú cho
học sinh. Cho học sinh so sánh các kim có số khác nhau, giới thiệu công dụng
từng số kim khác nhau.
Ví Dụ: Khi thêu trên mền vải mềm mỏng thì thêu kim nhỏ và dùng ít sợi
chỉ; Khi thêu trên nền vải dày thì dùng kim to hơn và có thể tăng số sợi chỉ

lên (kim số 8,9)... (Hình 1 phụ lục)
Khung: Có hai loại khung, khung trịn( được sử dụng cho thêu hàng vừa
và nhỏ); Khung bộ (thường dùng cho thêu bức tranh chân dung, phong cảnh
lớn. Không sử dụng trong các phòng học nhỏ)
Giới thiệu nhiều kiểu khung và kích thức khung trịn khác nhau cho học
sinh quan sát. Sử dụng khung tròn thường xuyên trong lớp học, tận dụng
những bức tranh học sinh hoàn thành căng vào khung để treo trang trí trong
phịng bộ mơn cho sinh động có hiệu quả trong việc trang trí lớp học và áp
dụng làm bài mẫu thực hành. (Hình 2 phụ lục)
Kéo: Nhắc nhở học sinh sử dụng an toàn khi thêu, giới thiệu ngồi kéo
cắt chỉ cịn một số dụng cụ cắt chỉ khác như: ( dao lam, mảnh sứ vỡ…)
Chỉ: Trong công nghệ sản xuất chỉ thêu, người ta đã áp dụng kỹ thuật
nhuộm màu dựa trên nguyên tắc của nghệ thuật phối màu, vì vậy màu sắc của
chỉ thêu cũng có nhiều sắc độ màu khác nhau. Màu sắc của chỉ thêu được sử
dụng chủ yếu là màu: (Xanh, đỏ, tím, vàng, cam, xanh lục, xanh lá,….) với
mỗi một màu lại có sắc độ màu khác nhau từ đậm đến nhạt. Chỉ thêu có rất
nhiều loại, hướng dẫn cho học sinh nên mua những loại chỉ nào phù hợp về
giá cả và màu sắc phong phú. Hướng dẫn cách sử dụng chỉ để không bị rối
chỉ, cho học sinh quan sát nhiều chất liệu chỉ khác nhau.
Ví Dụ: Chỉ cotton; mang đến sự mộc mạc, đơn giản, trẻ trung nhưng
cũng ko kém phần tinh tế. Chỉ này hay được thêu trên nền vải dày, vải có độ
thơ; Chỉ tơ tằm: những hoạ tiết thêu sắc nét, sang trọng, tinh tế... chúng ta hay
thêu trên nền vải mỏng, mềm mại, có độ ánh, bóng; Chỉ sợi bơng được se từ
6


sợi bông, nhuộm đủ các màu sắc, sắc độ sẫm nhạt, bền màu sợi dai chắc, sử
dụng nhiều trong nghề thêu; Chỉ Sợi kim Tuyến: Trong là lõi sợi hóa học, bên
ngồi phủ lớp kim loại, có độ phản quang lấp lánh rực rỡ thường dùng để pha
tỉa vào các sản phẩm may mặc thời trang. Tạo nên điểm nhấn khi thêu chỉ kim

tuyến có đầy đủ màu sắc. (Hình 3 phụ lục)
Chọn chỉ là một yếu tố rất quan trọng khi thêu, học sinh không biết thêu
màu nào trước, màu nào sau và thêu thế nào cho họa tiết có màu hài hịa, tạo
sự sống động trong sản phẩm. Một số học sinh chưa biết cách chọn chỉ pha
màu tất cả các họa tiết đều thêu một màu phối màu không hợp lý, sắc độ màu
quá trênh lệch, làm cho màu sắc pha tỉa không tan màu, không tạo nên sự
sống động cho sản phẩm thêu.
Vải: Cho học sinh tiếp cận nhiều loại (vải tơ tằm, vải sợ bông, vải lụa
nilon, vải xa tanh, nhung the mỏng và vải nỉ dày) làm bài tập chủ yếu trên
nền màu trắng . Ngồi ra để tận dụng vải thừa tơi hướng dẫn các em làm gối
găm kim để cho đồ dùng của các em phong phú và đa dạng. (Hình 4 phụ lục)
Giấy than: Cho học sinh sử dụng giấy than đen và ngồi ra cịn tiếp cận
giấy than trắng, bên cạnh đó cịn hướng dẫn cho các em nhiều cách sang mẫu
khác nhau (VD: sang mẫu qua ánh sáng, sang mẫu qua lỗ châm thủng).
Giải pháp 2: Lựa chọn đồ dùng dạy học hợp lý đối với nội dung bài
dạy và đối tượng học sinh trong quá trình giảng dạy.
Thêu là bộ mơn truyền thống địi hỏi người học phải tỉ mỉ kiên nhẫn và
có tính sáng tạo trong mơn học. Vì vậy, với từng phương pháp thêu giáo viên
ln tìm tịi, chọn lọc các mẫu thêu đa dạng, phong phú, hiện đại so với các
mẫu có sẵn trong SGK để áp dụng cho từng bài dạy với từng đối tượng học
sinh khác nhau. Như với phương pháp thêu “Nối đầu” là bài đầu tiên trong kỹ
thuật thêu, trong SGK sử dụng mẫu thêu là cây tre được in đen trắng. Giáo
viên đã thay thế bằng mẫu thêu thỏ con thêu mầu, học rất hứng thú khám phá
mẫu thêu mới và say mê thực hành. (Hình 5a, 5b phụ lục)
Đối với các phương pháp thêu khác giáo viên luôn linh hoạt trong việc
chọn mẫu để tăng phần đa dạng, phong phú và lơi cuốn kích thích tính tị mị,
sáng tạo của học sinh.
Thêu “vặn lướt” là thêu theo cách vặn đường chỉ thêu, các mũi thêu vặn
lướt dài ngắn tùy thuộc sao cho uyển chuyển, phù hợp. Khoảng cách mũi thêu
có thể chỉ có 1mm hoặc ngắn hơn. Các mũi thêu phải liền, sít vào nhau mà

khơng tạo nên đường “răng cưa”. (Hình 6 phụ lục)
Lối thêu “vặn lướt” truyền thống thường được áp dụng để thêu các hình
cánh hoa, lá tre, trúc và những họa tiết tinh xảo bắt buộc khác. (Hình 7a, 7b
phụ lục)
Khi học thêu học sinh thường hay nhầm lẫn giữa thêu bó và thêu bạt.
Vì vậy, giáo viên thường chiếu một số hình cho các em quan sát về hai cách
thêu và nhấn mạnh như thế nào là thêu bạt, như thế nào là thêu bó để các em
nắm rõ kiến thức vận dụng vào bài thực hành tốt hơn.
7


Thêu bạt là cách thêu thể hiện các hình mẫu có chiều ngang khơng q
5mm với các canh chỉ nghiêng, đều về một hướng và liền sát nhau. Chân chỉ
bằng nhẵn, có độ nghiêng vừa phải, mặt thêu phẳng mịn khơng bồng đường
chân chỉ.(Hình 8 phụ lục)
Thêu bạt được ứng dụng cụ thể vào thêu hoa lá nhỏ, thêu cành cây, thêu
trang trí vào phần lật của cánh hoa (Hình 9 phụ lục)
Thêu Bó là cách thêu ngang canh chỉ là hình thêu có các canh chỉ bó
vng góc với hình mẫu, liền sát nhau trên một lớp chỉ độn, tạo nên hình thêu
nổi gồ trên nền. Đặc trưng của thêu bó thường dùng chỉ trắng sợi to, hoặc màu
hài hịa với màu nền, thể hiện các mẫu thêu có bề ngang nhỏ khoảng 6mm
được nổi rõ trên nền vải (bề ngang quá rộng, canh chỉ bị bồng hoặc xô lệch).
(Hình 10 phụ lục)
Thêu bó chủ u thể hiện trang trí, đường nét hoa lá ở một số nên hàng
trắng thường kết hợp với một số mẫu rua, tạo nên sản phẩm hài hịa (Hình 11
phụ lục)
Để làm những nhị hoa hay thêu trang trí một số họa tiết nổi bật của
những bông hoa, nhị hoa ta không thể thiếu làm Sa hạt- Đột. Sa hạt- Đột còn
gọi là cách thêu tổng hợp. Thêu sa hạt là cách thêu thành các hạt tròn nổi lên
trên mặt vải. Đột là cách thêu có canh chỉ ngắn làm nổi rõ trên nền hàng.

(Hình 12a, 12b phụ lục)
Thêu sa hạt – đột thường áp dụng để thêu những họa tiết khá tinh xảo,
đặc trưng như phần nhụy một số loại hoa, chi tiết ong, bướm hêu nhị hoa,
mào hạc, có thể thêu thành hình bơng hoa (Hình 13 phụ lục)
Thêu “đâm xơ” như cách gọi là lối thêu được áp dụng để thêu những
diện tích lớn, bóng, nuột hơn thêu bạt và thêu nối đầu. Thông thường, độ dài
mũi thêu đâm xô koảng 5- 7 mm tùy thuộc họa tiết thêu. Riêng lối thêu đâm
xô cũng là cả một nghệ thuật gồm cả kỹ và mỹ thuật. Nhìn chung các mũi
thêu đâm xơ để mơ tả sắc màu, hình khối (lồi lõm) của tạo vật trong thiên
nhiên. (Hình 14 phụ lục)
Ứng dụng cụ thể của thêu đâm xô: Thêu cỏ cây hoa, lá đồ vật, chim
thú, phong cảnh, chân dung…(Hình 15a, 15b phụ lục)
Thêu giáp tỉa là cách thêu giáp hai lớp canh chỉ cùng hướng, có sắc độ
sẫm nhạt, xong dùng mành chỉ màu trung gian tỉa sóc qua lại cùng hướng
canh chỉ, tạo cho mặt thêu phẳng mịn, màu sắc hài hoà, thể hiện được các mặt
phẳng vừa và nhỏ thay thế cho thêu đâm xơ. (Hình 16a, 16b 16c phụ lục)
Thêu giáp tỉa thường được thêu hoa, lá, chim thú, tranh cảnh (Hình
17a, 17b phụ lục)
8


Thêu chăng chặn, lát khoán vảy, đây là lối thêu khá đặc biệt, vừa chính
xác lại có vẻ khống đạt, chân chất. Về tên gọi của lối thêu thể hiểu nôm na là
vừa chăng vừa chặn. “Chăng” là chăng nối giữa các mũi thêu với nhau trên
đường thêu. “Chặn” là ghim móc sợi chỉ thêu vào tấm vải thêu sao cho hợp
cách, vừa độ. Các mũi “chặn” trên hai đường thêu thường so le, đều đặn, thưa
dày tùy thuộc họa tiết. Như vậy, giữa hai mũi “chặn” chính là một đoạn
“chăng”. Những mũi thêu “chăng chặn” trên sản phẩm thêu tựa như những
“vết gạch” thể hiện một cách tượng trưng, khống đạt những cảnh vật. (Hình
18a, 18b phụ lục)

Chăng chặn thể hiện mặt nước khi khơng thêu kín nền. Khốn vảy thể
hiện vẩy cá, vẩy rồng, mái ngói cổ…(Hình 19 phụ lục)
Ngồi các phương pháp thêu ra cịn một số cách trang trí thường đi
kèm với thêu để tận dụng vào làm một số sản phẩm như khăn tay, khăn
ăn… đó được gọi là rua. Rua là hình thức dùng chỉ thêu màu trắng hoặc
cùng màu với vải nền để thắt, quấn hoặc chăng chỉ các nhóm sợi vải đã
được rút sợi theo một trình tự nhất định tạo thành các dạng rua khác nhau
để trang trí áo, quần, váy và các đồ dùng bằng vải trong gia đình như khăn
bàn, khăn ăn, khăn tay, vỏ gối.
Rua thắt sợi: Các nhóm sợi vải được thắt ở một đầu như rua bó mạ,
hoặc thắt ở hai đầu như rua chữ I, rua lộn.
Khi làm rua thắt sợi đẹp ta cần lưu ý : Chùm rua thẳng đều, đường rua
phẳng, (Hình 20a, 20b phụ lục)
Rua quấn: Các nhóm sợi vải được quấn kín bằng chỉ thêu sợi to, bóng
như rua quấn chữ I, chữ I kép, chữ thọ. Để có mẫu rua quấn đẹp ta phải cột
rua được quấn đều đặn, các vịng chỉ vừa sát nhau, mịn bóng. Các cột rua
thẳng hàng, song song với nhau, khoảng cách đều đặn không bị dúm. (Hình
21a, 21b phụ lục)
Rua lưới( Rua kẻ ơ): Khi làm rua lưới phải rút sợ theo đúng kĩ thuật.
các nhóm sợi vải được thắt gọn, đều tay, các canh chỉ chữ thập cân đối, đều
nhau trên các ô. Mặt rua phẳng, khơng bị rúm. (Hình 22 phụ lục)
Bên cạnh đó, trong q trình hướng dẫn thực hành phát hiện thấy đối
tượng học sinh có năng khiếu với nghề giáo viên sẽ hướng dẫn về cách pha
màu vào khoảng sáng và tối như thế nào cho hợp lý và có chiều sâu của một
bức tranh. Ngồi các phương pháp đã được học giáo viên còn hướng dẫn thêm
một số phương pháp thêu mở rộng khác để gây hứng thú và tăng tính tìm tịi
học hỏi của các em.
Thêu mũi con bọ (xoắn bọ) là mũi thêu có bề mặt gồm nhiều vòng chỉ
quấn quanh một đoạn chỉ. Thêu bọ thường áp dụng thêu hoa hồng, hoa cúc,
hoa hướng dương… (Hình 23a, 23b phụ lục)

9


Thêu mắt xích là cách thêu để tạo thành những vịng chỉ móc nối tiếp
nhau giống như chuỗi mắt xích. (Hình 24a, 24b phụ lục)
Ứng dụng được thêu tranh trí hoa lá, cảnh vật, thêu tên lên khăn tay,
khăn mặt.. (Hình 25 phụ lục)
Hướng dẫn các em thêu hoa nổi nhanh hơn và không mất thời gian
nhiều, dễ làm không cần pha màu các em có thể làm một màu chỉ. (Hình 26a,
26b phụ lục)
Giải pháp 3: Tận dụng ĐDDH sẵn có hoặc tự làm, thường xuyên kiểm
tra chất lượng và bổ sung kịp thời.
Trong các giờ học, giáo viên có thể sử dụng những đồ dùng sẵn có của
trường, của học sinh các khóa trước để lại hoặc giáo viên tự làm thêm một số
đồ dùng để đảm bảo mục tiêu và chất lượng dạy học. Nên thường xuyên kiểm
tra và có kế hoạch bổ sung những đồ dùng mau hỏng, đảm bảo đầy đủ dụng
cụ học tập cho học sinh thực hành.
Như tận dụng khung, chỉ thêu, kéo… còn lại trong các kỳ thi học sinh
giỏi, thi nghề phổ thông, các mẫu thêu của học sinh đạt giải HSG, đồ dùng
dạy học do giáo viên tự làm dự thi làm đồ dùng dạy học cấp trường…
Giải pháp 4: Ứng dụng cơng nghệ thơng tin để hiện đại hóa môn học
Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài dạy, chi tiết hóa từng
phương pháp thêu để học sinh dễ hiểu và chiếu ứng dụng của mỗi kỹ thuật
thêu khác nhau vào các sản phẩm cụ thể gây hứng thú lôi cuốn sự say mê với
nghề cho các em.
Trong các giờ học mới, ôn tập hay luyện thực hành, giáo viên trình
chiếu các hình ảnh về các làng nghề về sự phát triển và ứng dụng của nghề
thêu tay trên thị trường hiện nay. (Hình 27a, 27b phụ lục)
5. Kết quả thu được sau khi thực hiện các giải pháp trên
Trong suốt thời gian qua, tôi đã sử dụng linh hoạt và triệt để đồ dùng

trực quan đối với từng buổi học. Nhờ có đồ dùng trực quan, tôi đã thu được
những thành công đáng kể trong giảng dạy nghề Thêu tay.
Học sinh có khơng khí học tập sơi nổi có niềm hứng thú say mê với
nghề. Nhiều em có kỹ năng thực hành tốt, các bài thực hành của các em được
lưu lại làm mẫu cho các khóa sau như: Tranh thêu “Hoa Bồ Cơng Anh” của
HS Nguyễn Ngọc Quỳnh Thư lớp 11B6HR, khóa 2017-2018; Tranh thêu “Đơi
bạn” của HS Phạm Huệ Chi lớp 11B12ĐDT, khóa 2018-2019; Tranh thêu chữ
“Ơn thầy” của HS Phạm Thị Mai lớp 11B4NT, khóa 2019-2020: Tranh thêu
“Bình hoa hồng” của HS Trần Thị Ngọc Hân lớp 11A6HR.

10


Bảng khảo sát độ hứng thú và kết quả học tập của học sinh
học nghề Thêu tay sau khi áp dụng đề tài qua các năm học
Kết quả học tập

Năm học

u thích
mơn học

Khá, giỏi

Trung bình

2017 - 2018

90,75%


93,78%

6,22%

2018 - 2019

97,86%

98,75%

1,25%

2019 -2020

99.25%

99,64%

0,36%

Bên cạnh kết quả chung của lớp, trong các đợt thi học sinh giỏi nghề do
nhà trường tổ chức, học sinh lớp tôi tham gia đều đạt giải cao nhất khối. Cụ
thể: Năm học 2017-2018 HS Nguyễn Ngọc Quỳnh Thư lớp 11B6HR; Năm
học 2018- 2019 HS Phạm Huệ Chi lớp 11B12ĐDT: Năm 2019- 2020 HS Trần
Thị Ngọc Hân lớp 11A6RH.
Với việc sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy đạt hiệu quả như
trên, khi sinh hoạt chuyên môn, tôi đã trao đổi với các đồng chí giáo viên
trong nhóm. Các đồng chí đã áp dụng trong q trình giảng dạy và đạt kết quả
rất đáng kể. Kết quả thi nghề phổ thông bộ môn Thêu tay luôn đạt kết quả cao
với 100% học sinh được cấp cấp chứng chỉ loại khá, giỏi.

III.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học rất cần thiết cho các bộ mơn dạy
nghề nói chung và mơn Thêu tay nói riêng. Hoạt động giáo dục nghề phổ
thơng vừa là một bộ mơn chính thức trong chương trình giảng dạy, vừa là một
bộ phận giúp định hướng phân luồng học sinh sau THPT. Tuy cơ sở vật chất
còn thiếu thốn, thậm chí khơng thể đáp ứng để thực hiện cho một số nội dung,
nhưng phong trào dạy và học nghề trong Trung tâm vẫn được duy trì và phát
triển. Nhiều biện pháp đã được đề ra nhằm thúc đẩy phong trào dạy học như:
Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên; Phối hợp chặt chẽ với
các trường phổ thông trên địa bàn thành phố; Tư vấn hướng nghiệp cho học
sinh, tổ chức các hoạt động ngoại khóa về nghề nghiệp; Phát hiện và bồi
dưỡng kịp thời học sinh có năng khiếu và thực hiện tốt cơng tác tham mưu
đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất. Vì vậy, kết quả dạy – học ln được duy trì
và càng ngày nâng cao.
Trên đây là một số giải pháp sử dụng đồ dùng dạy học môn Thêu tay ở
Trung Tâm Giáo dục Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Thanh Hóa. Trong
q trình nghiên cứu và trình bày, chắc chắn không thể tránh khỏi hạn chế
11


thiếu sót, mong các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến bổ
sung để tơi có thêm những biện pháp sát thực hơn với thực tiễn của trường và
từng đối tượng học sinh, nhằm góp phần xây dựng thế hệ trẻ phát triển tồn
diện.
2. Kiến nghị
Để ln cập nhật được với những phương pháp và mẫu thêu mới đa

dạng, phong phú trên thị trường hiện nay áp dụng vào đổi mới dạy học, tơi có
một số kiến nghị sau:
- Hàng năm được tập huấn, tham quan học hỏi của các đồng nghiệp,
các nghệ nhân ở các làng nghề Thêu tay truyền thống.
- Được tập huấn thêm về Tin học để có các kỹ năng tốt hơn trong việc
vẽ mẫu thêu bằng máy vi tính.
- Đẩy mạnh cơng tác hướng nghiệp, tuyên truyền để bảo tồn phát huy
giá trị các nghề truyền thống.
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO

GIÁM ĐỐC
(Đã ký)

Thanh Hóa, ngày 02 tháng 03 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là đề tài SKKN
của tôiviết, không sao chép nội dung
của người khác.

Cao Hữu Trí
(Đã ký)

Nguyễn Phương Thúy

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Hạnh (chủ biên) Hoạt động giáo dục nghề phổ thông –
Nghề Thêu tay lớp 11 - NXB Giáo dục

2. Luận văn thạc sỹ quản lý văn hóa “Bảo tồn và phát huy giá trị làng
nghề Thêu ren Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”
– tác giả Quách Thị Hương – 2018.
3. Một số website về các làng nghề Thêu ren truyền thống.
4. Hải Vũ, “ Mẫu Thêu Đẹp” – NXB TP. Hồ Chí Minh.
5. Thái Văn Bơn “ Thêu Màu” – NXb Giáo Dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Kim Hương “ Mẫu Thêu” – NXB Giáo Dục Hà Nội.

13



×