Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Một số giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động cho phát triển kinh tế ở huyện gia viễn, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 132 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học
vị nào.
Học viên Cao học

Mai Văn Chinh


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận Văn thạc sỹ “"Một số giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực lao
động cho phát triển kinh tế ở huyện Gia Viễn – Ninh Bình" đã được hoàn
thành với nỗ lực rất lớn của bản thân và sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô
cũng như các cô chú, anh chị cán bộ công nhân viên chức tại UBND huyện
Gia Viễn.
Nhân dịp này, Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS.TS.
Nguyễn Đình Long đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp Việt
Nam, Khoa Sau Đại học, các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Quản
trị kinh doanh, các cơ quan: UBND Huyện Gia Viễn; Phòng Tài nguyên &
Môi trường Huyện Gia Viễn đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành được
luận văn của mình.
Rất mong nhận được sự quan tâm và những ý kiến đóng góp quý báu
của thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 12 tháng10, năm 2012
Học viên Cao học

Mai Văn Chinh


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục từ viết tắt ......................................................................................... vi
Danh mục các bảng ........................................................................................ viii
Danh mục các hình ........................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ................................................................ 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................... 3
4.2.1. Phạm vi nội dung .................................................................................... 3
4.2.2. Phạm vi không gian ................................................................................. 4
4.2.3. Phạm vi thời gian .................................................................................... 4
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬ DỤNG NGUỒN
LỰC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ........... 5
1.1. Nguồn lực lao động và vai trò của nguồn lực lao động trong phát triển
kinh tế ................................................................................................................ 5
1.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 5
1.1.1.1. Nguồn lực lao động .............................................................................. 5
1.1.1.2. Vốn con người ...................................................................................... 8
1.1.1.3. Kinh tế và phát triển kinh tế ............................................................... 10
1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh nguồn lực lao động ........................................... 13


iv

1.1.2.1. Chỉ tiêu phản ánh về số lượng............................................................ 13
1.1.2.2. Chỉ tiêu phản ánh về chất lượng ........................................................ 14
1.1.3. Vai trò của nguồn lực lao động đối với phát triển kinh tế .................... 20
1.1.3.1. Lao động là một nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được
trong các hoạt động kinh tế ............................................................................. 20
1.1.3.2. Lao động là một bộ phận dân số, là người được hưởng thụ lợi ích của
quá trình phát triển, là nơi tiêu thu ̣ sản phẩ m của quá trình sản xuấ t để kích
thích nề n sản xuấ t tiế p tu ̣c phát triể n............................................................... 22
1.1.3.3. Nguồ n lực lao đô ̣ng, đă ̣c biê ̣t là nguồ n lao đô ̣ng có chấ t lươ ̣ng cao sẽ
quyế t đinh
̣ giúp họ có nhiều cơ hội việc làm hơn; đồ ng thời có ảnh hưởng
quyế t đinh
̣ tới tiế n trình công nghiêp̣ hóa, hiêṇ đa ̣i hóa.................................. 23
1.1.4. Phân loại nguồn lực lao động ................................................................ 24
1.1.4.1. Căn cứ vào sự hình thành ................................................................... 24
1.1.4.2. Căn cứ vào vai trò của từng bộ phận nguồn lực lao động ................. 25
1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động .................... 25

1.1.5.1.Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 25
1.1.5.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội .................................................... 26
1.1.5.3. Các yếu tố xã hội ................................................................................ 26
1.1.5.4. Bản thân người lao động .................................................................... 26
1.1.5.5. Chủ trương, chính sách ...................................................................... 27
1.1.5.6. Khoa học công nghệ ........................................................................... 27
1.2. Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề sử dụng nguồn lực lao động đối
với sự phát triển kinh tế................................................................................... 27
1.2.1. Trên thế giới .......................................................................................... 27
1.2.2. Một số nghiên cứu trong nước .............................................................. 31
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN GIA VIỄN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG TẠI
HUYỆN GIA VIỄN ........................................................................................ 34
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Gia Viễn ............................... 34
2.1.1. Giới thiệu chung về huyện Gia Viễn .................................................... 34
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 36


v

2.1.3. Đặc điểm kinh tế -xã hội ....................................................................... 38
2.1.4. Khái quát tình hình và kết quả hoạt động kinh tế -xã hô ̣i huyện Gia
Viễn ................................................................................................................. 40
2.1.4.1. Nông - lâm - ngư nghiệp .................................................................... 43
2.1.4.2 Công nghiệp – xây dựng ..................................................................... 50
2.1.4.3 Thương mại - Du lịch & Dịch vụ ........................................................ 53
2.1.4.4. Văn hóa, xã hội .................................................................................. 56
2.1.4.5. Một số nhận định về lợi thế, hạn chế, thách thức đối với quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của Huyện Gia Viễn. ............................................. 62
2.2. Phương pháp nghiên cứu nguồn lực lao động tại huyện Gia Viễn .......... 66

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát ..................................... 66
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ................................................... 66
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................ 67
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ............................... 68
Chương 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG CHO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TẠI HUYỆN GIA VIỄN................................................... 69
3.1. Đặc điểm nguồn lực lao động của huyện Gia Viễn và thực trạng sử dụng
nguồn lực lao động đối với sự phát triển kinh tế huyện Gia Viễn .................. 69
3.1.1. Đặc điểm nguồn lực lao động ............................................................... 69
3.1.1.1. Khái quát chung về nguồn lực lao động huyện Gia Viễn .................. 69
3.1.1.2. Số lượng và chất lượng nguồn lực lao động trong các ngành, lĩnh vực
kinh tế .............................................................................................................. 75
3.1.2. Cơ cấu việc làm và thực trạng về các giải pháp đối với việc sử dụng
nguồn lực lao động của huyện Gia Viễn ......................................................... 81
3.1.2.1. Cơ cấu việc làm theo khu vực kinh tế ................................................ 81
3.1.2.2. Cơ cấu việc làm theo thành phần kinh tế. .......................................... 85
3.1.2.3. Cơ cấu việc làm theo công việc. ........................................................ 87
3.1.2.4. Các giải pháp sử dụng nguồn lực lao động của Huyện trong giai đoạn
2007 - 2011...................................................................................................... 88


vi

3.1.2.5. Ảnh hưởng của việc sử dụng lao động đến phát triển kinh tế của
huyện Gia Viễn................................................................................................ 93
3.1.3. Đánh giá những kết quả và hạn chế tồn tại về việc sử dụng nguồn lực
lao động của huyện Gia Viễn .......................................................................... 96
3.1.3.1. Những kết quả đạt được ..................................................................... 96
3.1.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những tồ n ta ̣i, ha ̣n chế . 98

3.2. Phương hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn
lực lao động đối với sự phát triển kinh tế của huyện Gia Viễn .................... 103
3.2.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế của huyện Gia Viễn đến
năm 2015 ....................................................................................................... 103
3.2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực lao
động đối với sự phát triển kinh tế của huyện Gia Viễn ................................ 107
3.2.2.1. Giải pháp sử dụng, phân bổ và điều tiết nguồn lực lao động trong
từng giai đoạn cụ thể gắ n với nhóm ngành kinh tế, thế mạnh tài nguyên kinh
tế của địa phương .......................................................................................... 107
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn lực lao động và và cơ chế đãi ngộ đối
người lao động; tìm kiếm các giải pháp nâng cao công tác đào tạo nghề cho
người lao động............................................................................................... 110
3.2.2.3. Giải pháp về huy động nguồn lực cho giải quyết việc làm.............. 111
3.2.2.4. Giải pháp về thị trường lao động, việc làm; .................................... 112
3.2.2.4. Giải pháp khác: ................................................................................ 112
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 114
1. Kết luận ..................................................................................................... 114
2. Khuyến nghị .............................................................................................. 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ




Cao đẳng

CMKT

Chuyên môn kĩ thuật

CNH

Công nghiệp hóa

CNVC-LĐ

Công nhân viên chức - lao động

GDP

Gross domestic product



Gia đình

GQ

Giải quyết

GTSX

Giá trị sản xuất


ĐH

Đại học

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

ĐVT

Đơn vị tính

HĐH

Hiện đại hóa

KTQD

Kinh tế quốc dân

KTXH

Kinh tế - xã hội



Lao động

LATS


Luận án tiến sĩ

LATSKT

Luận án tiến sĩ kinh tế

STT

Số thứ tự

THCN

Trung học chuyên nghiệp

TPKT

Thành phần kinh tế

TNHH

Trách nhiệm Hữu hạn

Tr.đồng

Triệu đồng

UBND

Uỷ ban Nhân dân


&




viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên Bảng, biểu

Trang

2.1

Tình hình sử dụng đất huyện Gia Viễn năm (2007 - 2011)

36

2.2

Tổng sản phẩm xã hội huyện Gia Viễn

41

2.3

Tình hình sử dụng đất Nông nghiệp huyện Gia Viễn


45

2.4

Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện

47

2.5

Số cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, dịch vụvà khách
sạn nhà hàng trên địa bàn

54

2.6

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ

55

2.7

Lĩnh vực giáo dục

57

2.8

Lĩnh vực y tế


60

2.9

Lĩnh vực văn hóa

62

3.1

Tình hình dân số huyện Gia Viễn (2007 - 2011)So sánh
với tỉnh Ninh Bình năm 2011

69

3.2.

Phân phối lao động xã hội (2007 – 2011)

72

3.3

Cơ cấu việc làm theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật

74

3.4


Lao động trong ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản (2007 – 2011)

76

3.5

Lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng

78

3.6

Lao động trong ngành du lịch – dịch vụ

80

3.7

Cơ cấu việc làm trong các ngành kinh tế huyện Gia Viễn

81

3.8

Năng suất lao động bình quân theo ngành của huyện Gia Viễn

83

3.9


Cơ cấu việc làm theo thành phần kinh tế (năm 2007-2011)

85

3.10 Cơ cấu lao động theo hình thức trả lương

88

3.11 Kết quả giải quyết việc làm mới của huyện Gia Viễn

88


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Tên hình

Trang

2.1

Bản đồ hành chính huyện Gia Viễn

34

2.2


Biểu đồ tình hình sử dụng đất huyện Gia Viễn

37

2.3

Biểu đồ tổng sản phẩm xã hội huyện Gia Viễn (giá hiện hành)

41

2.4

Biểu đồ bình quân GDP/đầu người của huyện Gia Viễn

42

2.5

Biểu đồ tỷ lệ GTSX ngành Nông nghiệp của Huyện năm 2011

49

2.6

Biểu đồ GTSX ngành Công nghiệp & Xây dựng của Huyện năm 2011

50

2.7


Biểu đồ GTSX ngành Du lịch – dịch vụ của Huyện năm 2011

53

3.1

Biểu đồ quy mô dân số huyện Gia Viễn

71

3.2

Biểu đồ cơ cấu dân số theo giới tính huyện Gia Viễn

71

3.3

Biểu đồ cơ cấu dân số theo thành thị, nông thôn huyện Gia Viễn

71

3.4

Biểu đồ phân phối nguồn lao động huyện Gia Viễn

73

3.5


Biểu đồ lao động qua đào tạo của huyện Gia Viễn

75

3.6

Biểu đồ cơ cấu việc làm theo khu vực kinh tế ở huyện Gia Viễn

82

3.7

Biểu đồ năng suất lao động của huyện Gia Viễn và cả tỉnh năm 2011

84

3.8

Biểu đồ cơ cấu việc làm theo thành phần kinh tế năm 2011

86

3.9

Biểu đồ kết quả giải quyết việc làm thời kỳ 2007 - 2011

89



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người là chủ thể của mọi hoạt động, đối với hoạt động kinh tế, con
người lại càng là lực lượng cơ bản và chủ yếu. Sự thành bại của một nền kinh
tế hoàn toàn tùy thuộc vào chất lượng lao động cũng như những yếu tố xung
quanh việc sử dụng nguồn lực này.
Các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định: Con người
luôn ở vị trí trung tâm trong toàn bộ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, lấy
việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh
và bền vững. Lịch sử phát triển nhân loại đã kiểm nghiệm và đi đến kết luận:
Nguồn lực con người là lâu bền nhất, chủ yếu nhất trong sự phát triển kinh tế
- xã hội và sự nghiệp tiến bộ của nhân loại.
Ngày nay đứng trước xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, nền kinh tế
thị trường, nguồn lực lao động càng tỏ rõ ưu thế và có điều kiện phát huy sức
mạnh của mình, do vậy, việc quan tâm phát triển nguồn lực lao động, biết
khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực này thì đó sẽ là chìa khóa dẫn
tới thành công.
Nguồn lực lao động là tiềm năng sẵn có bất kì của địa phương nào,
vùng miền nào, vấn đề cần quan tâm là chất lượng của nguồn nhân lực tại nơi
đó ra sao, các chính sách thực tiễn có khả năng huy động tối ưu nguồn lực đó
tham gia vào sự phát triển kinh tế hay không? Điều đó cần đến những giải
pháp hết sức cụ thể, thiết thực, đảm bảo tính khoa học cũng như tính ứng
dụng, thì những sức mạnh tiềm năng của nguồn nhân lực mới có thể phát huy
hiệu quả tối ưu được.
Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta còn
thiếu nhiều điều kiện cho phát triển như: vốn, công nghệ, kiến thức và kinh
nghiệm quản lý, đòi hỏi phải biết phát huy được lợi thế của những nguồn lực
hiện có, cần phải có chiến lược và giải pháp để nâng cao chất lượng và sử dụng



2

có hiệu quả nguồn lực lao động của mình. Điều đó cho thấy, đào tạo và sử dụng
có hiệu quả nguồn lực lao động trở thành một trong các yếu tố then chốt thúc
đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Gia Viễn là một huyện nghèo vùng chiêm trũng thuộc tỉnh Ninh Bình,
các nguồn lực phát triển có nhiều hạn chế. Trong nhiều năm qua, trên cơ sở
các nguồn lực hiện có, vận dụng đường lối của Đảng và chính sách của Nhà
nước, Huyện đã đề ra các chính sách cụ thể trong đó có các chính sách về
khai thác, phát triển nguồn lực, trọng điểm là nguồn lực lao động phục vụ các
hoạt động kinh tế xã hội. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn lực lao động của
huyện còn chưa đạt hiệu quả tối ưu, thậm chí có cả sử dụng không đúng
nguồn lực. Thực tế này, đặt Huyện trước những suy nghĩ cần có câu trả lời cụ
thể và hợp lý hơn nữa.
Cùng với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 của
đất nước, huyện Gia Viễn cũng đề ra các kế hoạch phát triển tiếp theo cho mình
và đã từng bước chuyển động theo các kế hoạch đó. Việc khai thác, sử dụng
hợp lý, hiệu quả nguồn lực lao động của Huyện nhà lại đặt ra một cách trực tiếp
và cấp thiết. Là một công dân đang công tác trong lĩnh vực tài nguyên môi
trường thuộc quản lý hành chính của Huyện, với mong muốn đóng góp khuyến
nghị vào việc sử dụng khai thác nguồn lực lao động của Huyện một cách hiệu
quả hơn, chúng tôi chọn vấn đề: "Một số giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn
lực lao động cho phát triển kinh tế ở huyện Gia Viễn – Ninh Bình" làm đề
tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng hiệu
quả nguồn lực lao động cho phát triển kinh tế ở huyện Gia Viễn – Ninh Bình.



3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng
nguồn lực lao động đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động ở huyện
Gia Viễn.
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động cho
phát triển kinh tế của huyện Gia Viễn.
3. Câu hỏi nghiên cứu
1) Nguồn lực lao động là gì? Nguồn lực lao động có vai trò như thế nào
đối với sự phát triển kinh tế?
2. Những đặc điểm cơ bản của nguồn lực lao động ở Gia Viễn hiện nay,
đă ̣c điể m đó ảnh hưởng gì tới sự phát triể n kinh tế Gia Viễn?
3) Thực trạng sử dụng nguồn lực lao động tại Huyện Gia Viễn hiện nay
đang đặt ra những vấn đề gì?
4) Giải pháp nào nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động đối với
phát triển kinh tế tại huyện Gia Viễn trong thời gian tới?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Gia Viễn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.2.1. Phạm vi nội dung
Luận văn tập trung nghiên cứu nguồn lực lao động và quản lý sử dụng
nguồn lực lao động đối với phát triển kinh tế - xã hội, đề suất giải pháp sử
dụng có hiệu quả nguồn lực lao động, đặc biệt quan tâm tới nguồn lực lao
động chất lượng cao đối với sự phát triển kinh tế của huyện trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.



4

4.2.2. Phạm vi không gian
Luận văn nghiên cứu trong phạm vi huyện Gia Viễn - Ninh Bình.
4.2.3. Phạm vi thời gian
Luận văn sử dụng số liệu thực tế có liên quan đến nội dung luận văn
trong khoảng 5 năm gần đây (2007 - 2011) của Huyện Gia viễn.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và kết luận,
luận văn được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết.


5

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN
LỰC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1. Nguồn lực lao động và vai trò của nguồn lực lao động trong phát
triển kinh tế
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Nguồn lực lao động
Nguồn lực lao động nằm trong hệ thống các nguồn lực của quốc gia, xã
hội. Có nhiề u loa ̣i nguồ n lực, như nguồn lực tự nhiên, nguồn vốn, nguồn lực
khoa học – công nghệ... Trong nhiề u năm gầ n đây, lao đô ̣ng cũng đươ ̣c xem
như mô ̣t loa ̣i nguồ n lực và đã có không ít công triǹ h nghiên cứu về loại hiǹ h
nguồ n lực này ở Viê ̣t Nam.
Trong các sách niên giám thống kê hàng năm của nhà xuất bản thống

kê thường có sự phân biệt khá rõ các khái niệm có liên quan đến nguồn lực
lao động như: lao động trong độ tuổi, lao động trên độ tuổi, lao động làm việc
trong các ngành kinh tế quốc dân, nguồn lao động [4, tr.20]. Theo đó:
Lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân: là số người thực
tế làm việc trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, y tế, giáo
dục, …
Lao động trong độ tuổi: là những lao động trong độ tuổi theo quy định
của nhà nước, có nghĩa vụ và quyền lợi đem sức lao động của mình làm việc
cho xã hội. Theo qui định của Luật Lao động hiện hành, độ tuổi lao động từ
15 đến 60 tuổi đối với nam và từ 15 đến 55 đối với nữ.
Lao động trên độ tuổi lao động: là những người đã quá tuổi lao động
theo qui định của nhà nước bao gồm: nam trên 60 tuổi và nữ trên 55 tuổi;
Nguồn lao động: Bao gồm số người trong độ tuổi lao động, có khả
năng lao động và số người trên độ tuổi lao động có tham gia lao động.


6

Rõ ràng sự quy đinh
̣ có tiń h phân biê ̣t này khá rõ ràng và rấ t là cầ n
thiết. Tuy nhiên, đây là những quan điể m có tính thố ng kê. Quan niê ̣m về
nguồ n lao động trên đây, quả thực trên thực tế là như vâ ̣y, nhưng chưa thỏa
đáng.
Từ điển Kinh tế ho ̣c hiện đa ̣i định nghiã , lực lươ ̣ng lao đô ̣ng là lực
lượng bao gồm những người đang làm viêc̣ hoă ̣c đang tìm viêc̣ làm và cả
những người thấ t nghiêp.
̣ Những người có viê ̣c làm bao gồm những người
đang được thuê, những người tự hành nghề và những người trong quân đô ̣i.
Những người không thuô ̣c lực lươ ̣ng lao đô ̣ng thường bao gồ m sinh viên,
những người về hưu, phu ̣ nữ nô ̣i trơ ̣, phụ nữ là chủ gia đình và mô ̣t số "công

nhân chán nản" - những người thường không đươ ̣c coi là thấ t nghiêp̣ vì ho ̣
không tích cực tìm việc làm"[6, tr.562]. Song cũng có tác giả quan niê ̣m
những người nô ̣i trơ ̣, người chủ gia đình cũng là thuộc nguồ n lực lao đô ̣ng vì
họ góp phầ n quản lý gia đình, tiế p kiệm chi tiêu, có đóng góp cho sự tích lũy
kinh tế ...
Hiện cũng ta ̣i nhiề u quan điể m về nguồ n lực lao đô ̣ng, hoă ̣c theo nghiã
rô ̣ng hoặc theo nghiã hẹp, theo phương diện thống kê hoặc phương diêṇ kinh
tế . Mỗi quan niê ̣m có những nhân tố hợp lí của nó.
Tiếp thu có phê phán các quan niê ̣m về nguồ n lực lao đô ̣ng, chúng tôi
quan niê ̣m:
(i) Việc quy định độ tuổi lao động trong Luật lao động là khác nhau
giữa các nước, các thời kỳ, do trình độ và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Song trong điều kiện thực tế luâ ̣t đinh
̣ quy đinh
̣ như vậy là rõ ràng trên cơ sở
khoa ho ̣c cũng như đươ ̣c thực tiễn xác nhâ ̣n tiń h hơ ̣p lí thì lao đô ̣ng là trong
đô ̣ tuổi 15 - 60 đối với nam và 15 - 55 đố i với nữ.


7

(ii) Những người trong độ tuổi lao động nhưng phải có khả năng tham
gia lao động. Những người lao đô ̣ng không thể là những người mấ t khả năng
hoă ̣c không có khả năng tham gia lao đô ̣ng;
(iii) Trong thực tế có chuyện sử du ̣ng lao đô ̣ng trẻ em, nhưng đó là sự
sử du ̣ng vi phạm pháp luâ ̣t, vì luâ ̣t đã quy đinh
̣ điề u này, trừ mô ̣t số ngành
nghề đă ̣c biệt nào đó đươ ̣c Bô ̣ Lao đô ̣ng – Thương binh và xã hội qui đinh.
̣
Còn những người trên đô ̣ tuổ i lao động theo luâ ̣t ho ̣ tham gia lao động vì

nhiều lí do khác nhau, nhưng đó là sự tự nguyê ̣n chứ nhà nước không đưa ho ̣
vào kế hoa ̣ch phân bổ nguồ n lao động và huy đô ̣ng vào những công viê ̣c có
tính chấ t nghiã vu ̣;
(iiii) Nguồn lực lao động là nguồ n lực tích cực, chứ không phải thu ̣
động, tức đó là những người có khả năng lao động, muố n đươ ̣c làm viê ̣c và
luôn sẵn sàng làm việc chiń h đáng (bao gồ m những người đang có việc làm
và những người không có viê ̣c làm nhưng tích cực tìm viê ̣c làm). Còn thực tế ,
có những người trong đô ̣ tuổ i lao động, có khả năng lao động nhưng ho ̣ phải
tham gia nghiã vu ̣ (lực lươ ̣ng vũ trang, ho ̣c sinh-sinh viên, hoặc không muố n
làm việc bởi những lí do khác nhau, không sẵn sàng cung cấ p sức lao đô ̣ng
cho các ngành kinh tế thì không nên đươ ̣c coi là nguồ n lao đô ̣ng.
Từ những quan niê ̣m trên, chúng tôi cho rằ ng, nguồn lực lao động
chính là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật,
có khả năng, năng lực, đang tham gia vào lao động và những người trong độ
tuổi lao động, có nguyện vọng tham gia lao động, đang làm việc trong các
ngành kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, dù quan niệm thế nào, thì nguồ n lực lao đô ̣ng cũng phải
đảm bảo được các tiêu chí về số lươ ̣ng và chấ t lươ ̣ng. Đó là hai phương diêṇ
căn bản và cố t yếu của nguồ n lực lao động.


8

Nguồn lực lao động thể hiện tâ ̣p trung ở số lượng những người trong độ
tuổi lao động, có khả năng lao động và ở trình độ giáo dục, trình độ chuyên
môn, kỹ năng lao động, sức khoẻ… của người lao động.
Nguồn lực lao động nằm trong phạm trù: nguồn nhân lực, nguồn lực
con người, vốn con người, nguồn vốn nhân lực.v.v. Tuy nhiên, khái niê ̣m
nguồn lực lao động chỉ tâ ̣p trung vào nguồ n lực có khả năng lao đô ̣ng chứ
không phải là nguồ n lực con người nói chung. Bởi le,̃ trong xã hội không phải

mọi con người đều là nguồn lực lao động mà nguồn lực lao động chỉ là một
bộ phận của nguồn lực con người, một bộ phận cư dân trong xã hội chứ không
phải là toàn bộ dân số , hay dân cư. Nguồ n nhân lực có hô ̣i hàm phong phú
hơn, khác "nguồ n lao đô ̣ng" chính là ở chỗ: nguồ n nhân lực bao gồm tất cả
những người trong độ tuổ i lao đô ̣ng, có khả năng lao đô ̣ng bất kể đã có viê ̣c
làm hay không muốn làm việc, cả những người ngoài tuổ i lao đô ̣ng đang làm
viêc̣ trong các ngành kinh tế quố c dân, hoặc không có viê ̣c làm nhưng có nhu
cầ u tìm việc.
1.1.1.2. Vốn con người
Vốn con người là thuâ ̣t ngữ để phân biêṭ và đứng song hành với các
khái niệm vố n tài nguyên, vố n tài chính, ...vố n con người vừa tham gia vào
phát triển kinh tế vừa là nhân tố vượt lên dẫn dắ t phát huy các nguồ n vố n
khác, do vậy vố n con người ngày nay rấ t đươ ̣c coi tro ̣ng. Vố n con người còn
đươ ̣c gọi là vốn nhân lực.
Theo Từ điể n kinh tế ho ̣c hiê ̣n đa ̣i của David W.Pearce thì Human
capital đươ ̣c dich
̣ là vố n con người, vố n nhân lực với nô ̣i dung là "cố t yế u
của vố n nhân lực là ở chỗ đầ u tư vào nguồ n nhân lực sẽ làm tăng năng suấ t
lao đô ̣ng. Những chi phí sẽ đươ ̣c kì vo ̣ng hoàn trả lơ ̣i ích trong tương lai gánh
chiụ - do đó có thuâ ̣t ngữ đầ u tư vào "nguồ n nhân lực". Giố ng như mo ̣i đầ u
tư khác câu hỏi chính vẫn là về mă ̣t kinh tế , liê ̣u đầ u tư vào vố n nhân lực có


9

đáng giá không?"[6, tr.458]
Tác giả Đinh Viêṭ Hòa cho rằ ng, nguồn vốn nhân lực là tập hợp những
khả năng từ giáo dục, hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm, sức khoẻ, khả năng
thúc đẩy… mà làm cho mọi người có khả năng tham gia, đóng góp cho sự
phát triển của cộng đồng họ sinh sống. Hơn thế nữa, nguồn vốn nhân lực

còn có thể giúp mọi người tạo ra nghề nghiệp và đặc biệt là lựa chọn cuộc
sống của họ. Như vậy, nguồn vốn Nhân lực là khả năng tạo dựng sự vượt
trội trong mọi người và khả năng tạo dựng những giá trị.[48, tr.153]
Vốn con người đươ ̣c cấu thành từ ba nhân tố chính:
1) Năng lực ban đầu, nhân tố này gắn liền với yếu tố năng khiếu và
bẩm sinh ở mỗi người
2) Những năng lực và kiến thức chuyên môn được hình thành và tích
luỹ thông qua quá trình đào tạo chính quy
3) Các kỹ năng, khả năng chuyên môn, những kinh nghiệm tích luỹ
từ quá trình sống và làm việc. Năng lực ban đầu nhận được từ cha mẹ, các
điều kiện của gia đình và xã hội khi chăm lo cho bà mẹ mang thai, sinh nở.
Khi đi học để có năng lực thì người ta phải bỏ ra chi phí học hành và cuối
cùng những trải nghiệm trong cuộc sống làm việc, nhiều trường hợp người ta
phải trả giá rất cao.
Thuâ ̣t ngữ "vố n nhân lực" là lực lươ ̣ng lao đô ̣ng đươ ̣c xem xét dưới góc
đô ̣ kinh tế , bởi thuâ ̣t ngữ vố n là từ kinh tế mà ra. Và cũng vâ ̣y, dưới góc đô ̣
kinh tế mà xét thì nguồ n lao đô ̣ng là bô ̣ phâ ̣n quan tro ̣ng nhấ t trong dân số , có
năng lực xã hô ̣i, bô ̣ phâ ̣n đô ̣ng nhấ t, có khả năng lao đô ̣ng sáng ta ̣o ra các giá
tri ̣ vâ ̣t chấ t và tinh thầ n cho xã hô ̣i trong mô ̣t thời kỳ nhấ t đinh.
̣ Tuy nhiên,
những năng lực xã hô ̣i và lao đô ̣ng tồ n ta ̣i ở da ̣ng tiề m năng khi lực lươ ̣ng con
người không đươ ̣c khai thác, sử du ̣ng. Để biế n các tiề m năng, khả năng sẵn có
của người lao đô ̣ng, "vố n con người" phải có thao tác phân bố , sử du ̣ng có


10

hiêụ quả từ các chủ thể sử du ̣ng lao đô ̣ng và quản lí xã hô ̣i thông qua các thể
chế , chính sách và giải pháp đúng đắ n, mới có thể giải phóng tiề m năng con
người, làm bô ̣c lô ̣ năng lực lao đô ̣ng của nguồ n lao đô ̣ng, đóng góp cu ̣ thể vào

sự phát triể n kinh tế – xã hô ̣i.
Tóm la ̣i, vốn nhân lực hay vốn con người có thể hiể u là những kiến
thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích luỹ trong mỗi con người nhờ quá trình
học tập, rèn luyện và lao động được thể hiện trong quá trình sử dụng vào
sản xuất. Vốn con người cũng hao mòn và phải tốn chi phí đề đầu tư hình
thành và là nguồn vốn quan trọng nhất để phát triển của mỗi doanh nghiệp,
mỗi quốc gia.
Càng ngày vốn con người càng đóng vai trò quan tro ̣ng. Nhà kinh tế
ho ̣c Gary Becker đã khẳng định [52], học vấn, đào tạo, kỹ năng và thâ ̣m chí
cả sức khoẻ của con người ta ̣o nên khoảng 75% sự giàu có của mô ̣t nề n kinh
tế hiêṇ đa ̣i. Không phải kim cương, nhà cửa, dầ u mỏ hay ngân quỹ mà chính
những thứ chúng ta đang có trong đầ u mới là vốn quý. Theo Becker, "Đúng
ra, chúng ta nên gọi nề n kinh tế là ‘nề n kinh tế vố n con người’ vì vốn con
người là yếu tố trung tâm của nền kinh tế.” Trong tất cả các loa ̣i hình vố n –
vố n vâ ̣t chấ t, vốn tài chính và vố n con người đề u quan trọng, nhưng vố n con
người là quan trọng nhất. Trên thực tế , trong một nề n kinh tế hiê ̣n đa ̣i, vố n
con người là hình thức vố n quan tro ̣ng nhấ t tạo ra của cải và sự tăng trưởng.
Sổ dĩ như vậy, bởi lẽ vố n con người có liên hê ̣ chă ̣t chẽ với mô ̣t trong những
khái niệm kinh tế ho ̣c quan tro ̣ng nhấ t: năng suấ t lao đô ̣ng. Năng suất lao
đô ̣ng là hiê ̣u quả mà chúng ta chuyển đầ u vào thành đầ u ra.
1.1.1.3. Kinh tế và phát triển kinh tế
a. Kinh tế
Kinh tế là "tổng thể nói chung những quan hê ̣ sản xuất của mô ̣t hình
thái kinh tế xã hô ̣i nhấ t đinh"[36,
tr.530], "tổ ng thể những hoa ̣t đô ̣ng của con
̣


11


người nhằ m thõa mañ nhu cầ u vâ ̣t chấ t"[36, tr.530]. Nói đến kinh tế suy cho
cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người
và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng
các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng
cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn.
Theo Từ điể n wikipedia, nguyên nghĩa của khái niệm này là "kinh bang
tế thế" là các công việc mà một vị vua phải đảm nhiệm, chăm lo đời sống vật
chất của bề tôi, chăm lo đời sống tinh thần của cộng đồng. Kinh trong kinh
bang - trị nước và tế trong tế thế - giúp đời (chữ này là do vua Minh Trị của
Nhật đã yêu cầu dịch ra từ tiếng Latinh, nhờ chữ này mà Minh Tri ̣ Thiên
Hoàng lôi kéo được tầng lớp tri thức Nho giáo đi kinh doanh, buôn bán và
làm giàu)[54]
Khái niệm kinh tế đề cập đế các hoạt động của con người có liên quan
đến sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên
định nghĩa về kinh tế đã thay đổi theo lịch sử các hoạt động kinh tế. Nói đơn
giản kinh tế có nghĩa là: Dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và hạn hẹp, con
người và xã hội loài người tìm cách trả lời 3 câu hỏi:" Sản xuất cái gì?; Sản
xuất như thế nào?; và Sản xuất cho ai?"
b. Phát triển kinh tế
Có quan niê ̣m cho rằ ng, "phát triển kinh tế là quá trình cải thiê ̣n mức
sống và sự sung túc của dân chúng của các nước đang phát triể n bằng cách
tăng thêm thu nhâ ̣p"[6, tr.291]. Tuy nhiên, quan niệm này chưa hơ ̣p lí ở chỗ,
vâ ̣y các nước (đa)̃ phát triể n thì hiêṇ còn tiế p tục phát triển kinh tế hay không.
Theo chúng tôi, đương nhiên là có.
Phát triển kinh tế trong điề u kiêṇ hiêṇ nay có thể hiể u là quá trình lớn
lên về mọi mặt của nền kinh tế, là quá trình biến đổi nhiều mặt về kinh tế, xã


12


hội và cấu trúc theo hướng tiến bộ. Theo đó, phát triển kinh tế bao gồm những
nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất: sự tăng trưởng là sự tăng lên của tổng sản phẩm xã hội và thu
nhập bình quân đầu người.
Thứ hai: sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng ngành nông
nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng
tăng trong tổng sản phẩm quốc dân.
Thứ ba: đời sống của nhân dân ngày càng cao về phúc lợi xã hội, tiêu
chuẩn sống, giáo dục, sức khỏe và sự bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội.
Mục tiêu của các quốc gia không chỉ dừng lại ở phát triển kinh tế mà cơ bản
hơn là phát triển kinh tế bền vững.
Phát triển kinh tế bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu về mă ̣t
kinh tế của xã hô ̣i hiện tại mà không làm thương tổn đến khả năng đáp ứng
các nhu cầu của cả thế hệ tương lai. Phát triể n kinh tế bề n vững là sự phát
triển thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời đảm bảo đươ ̣c sự hài
hòa với các yếu tố phi kinh tế và xã hô ̣i. Phát triể n kinh tế bề n vững là sự lựa
chọn khôn ngoan hiện nay của các quố c gia, vùng miề n, tấ t nhiên, sự phát
triể n đó phải dựa căn bản trên, sự phát triể n vốn con người.
c. Chỉ tiêu phản ánh sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động cho phát triển
kinh tế:
- Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực thông qua chỉ tiêu về số
lượng, biểu hiện tỷ lệ số người có việc làm, đó là Càng tạo ra nhiều việc làm
càng chứng tỏ khả năng giải quyết tốt các nhu cầu về việc làm cũng như khả
năng khai thác nguồn lực lao động.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực thông qua tỷ suất sức lao
động, chính là tỷ lệ số người tham gia lao động/số người có thể huy động.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực thông qua chỉ tiêu về kết
quả của lao động, năng suất lao động. biểu hiện



13

+ Số lượng sản phẩm làm ra của 1 lao động/năm
Và giá trị sản phẩm 1 lao động làm ra / 1 năm
1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh nguồn lực lao động
1.1.2.1. Chỉ tiêu phản ánh về số lượng
a. Về độ tuổi
Việc quy định độ tuổi lao động trong Luật lao động là khác nhau giữa
các nước, các thời kỳ, do trình độ và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Ở Việt
Nam, theo Điều 6 và Điều 145 Bộ Luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994
quy định người trong độ tuổi lao động là từ 15 tuổi trở lên đến 60 đối với
nam, 55 đối với nữ.
Số người trong độ tuổi có khả năng lao động nhưng đang đi học, muốn
làm việc nhưng đang thất nghiệp, đang làm việc nhà và những người thuộc
các tình trạng khác là những lao động ở da ̣ng tiềm năng.
b. Quy mô dân số
Theo kết quả cuộc Tổng điều tra dân số năm 2009, Việt Nam vẫn là
nước có quy mô dân số lớn đứng thứ 13 trên thế giới[53] với mật độ dân số
259 người/km2. Chất lượng dân số còn hạn chế, chỉ số phát triển con người
vẫn ở mức thấp, các tố chất về tầm vóc, thể lực còn nhiều hạn chế, đặc biệt là
chiều cao, cân nặng và sức bền còn thấp xa so với nhiều nước trong khu vực;
tỷ số giới tính khi sinh tăng nhanh, liên tục và đã ở mức đáng báo động (tăng
từ 106,2 nam/100 nữ năm 2000 lên 110,6 nam/100 nữ năm 2009)
Tại huyện Gia Viễn, theo số liệu năm 2011, dân số trung bình là
117.165 người, mật độ dân số khoảng 656 người/km2, với tỷ lệ 100 nam/102
nữ, trong đó tổng số nguồn lao động là 79.338 người. Như vậy huyện Gia
Viễn là một huyện có quy mô dân số lớn so với các điạ phương thuộc tỉnh
Ninh Bình.[4, tr.21]



14

1.1.2.2. Chỉ tiêu phản ánh về chất lượng
Quan niệm về chất lượng nguồn lực lao động mà đề tài phân tích là
năng lực tinh thần và năng lực thể chất của nguồn lực lao động, tức là nói tới
sức mạnh và tính hiệu quả của những khả năng đó.
a. Năng lực về thể chất (thể lực) của nguồn lực lao động
Nói đến thể lực là nói đến tình trạng sức khỏe của nguồn lực lao động,
sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người về cả thể chất lẫn tinh thần
(sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần). Trong Hiến chương của Tổ chức Y tế
thế giới (WHO) đã nêu: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thỏa mái về thể
chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là không có bệnh hay thương tật”.
Trong các phẩm chất tạo thành chất lượng của người lao động, năng lực
thể chất chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Nếu con người có thể lực tốt thì mới
phát huy được lợi thế của sức mạnh trí tuệ trong phát triển kinh tế xã hội và
ngược lại. Sức khỏe là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là
phương tiện để truyền tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, để biến tri thức
thành sức mạnh vật chất phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, sức khỏe là yếu tố
quan trọng của nguồn lực lao động, nó trở thành một chỉ tiêu quan trọng trong
việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tình trạng sức khỏe được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ
bản về sức khỏe như: Chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình
bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện về bảo vệ và chăm sóc
sức khỏe. Cho nên thể lực của nguồn lực lao động được hình thành, duy trì và
phát triển bởi chế độ nuôi dưỡng, chế độ chăm sóc sức khỏe…Vì thế, thể chất
của nguồn lực lao động phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội,
phân phối thu nhập, cũng như chính sách xã hội trước mắt và lâu dài của mỗi
quốc gia, nếu các vấn đề liên quan đến sức khỏe, dinh dưỡng không được giải



15

quyết tốt sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nguồn lực lao động cả về
thể lực lẫn trí tuệ
Vì vậy, để có nguồn lực lao động chất lượng cao không thể không đề
cập đến phát triển y tế, chăm lo sức khỏe cho người lao động. Thể lực tốt thể
hiện ở sự nhanh nhẹn, tháo vát, bền bỉ dẻo dai của sức mạnh cơ bắp trong
công việc. Thể lực là điều kiện quan trọng để phát triển trí lực. Trình độ kinh
tế - xã hội càng phát triển càng đòi hỏi cao ở thể lực, bởi nếu không có thể lực
và tinh thần tốt khó có thể chịu được sức căng thẳng của công việc, nhịp độ
cuộc sống trong thế giới hiện đại, không thể tìm tòi, sáng tạo ra những tri thức
mới và vật hóa các tri thức đó thành sản phẩm có ích.
b. Năng lực tinh thần (trí lực) của nguồn lực lao động
Chất lượng nguồn lực lao động được phản ánh chủ yếu thông qua sức
mạnh trí tuệ, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của nguồn
nhân lực, đặc biệt trong điều kiện trí tuệ hóa lao động hiện nay. Trí lực của
nguồn lực lao động biểu hiện ở năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi và kỹ
năng lao động nghề nghiệp của người lao động thông qua các chỉ số: trình độ
văn hóa, dân trí, học vấn trung bình của một người dân; số lao động đã qua
đào tạo, trình độ và chất lượng đào tạo; mức độ lành nghề (kỹ năng, kỹ
xảo…) của lao động; trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh; năng suất,
chất lượng hiệu quả của lao động…
- Trình độ học vấn:
Là chỉ tiêu đầu tiên biểu hiện trí lực của nguồn lực lao động , bởi lẽ nó
thể hiện sự hiểu biết của người lao động về những kiến thức phổ thông về tự
nhiên và xã hội, là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những
kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì cuộc sống.



16

Trình độ học vấn được cung cấp thông qua hệ thống giáo dục chính quy,
không chính quy, qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân. Trình độ
học vấn của nguồn lực lao động được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
+ Thứ nhất: Tỷ lệ người biết chữ trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên
hoạt động kinh tế. Tỷ Lệ người biết chữ trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên
hoạt động kinh tế là số % những người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế có
thể đọc, viết và hiểu những câu đơn giản của tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng nước
ngoài so với tổng số dân số 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế. Chỉ tiêu này
được sử dụng để đánh giá trình độ văn hóa ở mức tối thiểu của nguồn lực lao
động. Các thống kê lao động và việc làm trong nước sử dụng chỉ tiêu này.
+ Thứ hai: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế có trình độ
văn hóa tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Tỷ lệ dân số từ 15
tuổi trở lên hoạt động kinh tế có trình độ văn hóa (tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông) là số % dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế có
trình độ văn hóa tốt nghiệp tiểu học (trung học cơ sở, trung học phổ thông) so
với dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế. Chỉ tiêu này đánh giá một cách
đầy đủ trình độ văn hóa của nguồn lực lao động.
+ Thứ ba: Số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt
động kinh tế. Số năm di học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động
kinh tế là số năm trung bình một người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế
dành cho học tập. Đây là một trong những chỉ tiêu được liên hiệp quốc sử
dụng để đánh giá chất lượng nguồn lực lao động của các quốc gia.
+ Thứ tư: Tỷ lệ dân số đi học chung các cấp: tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông. Tỷ lệ dân số đi học chung các cấp: (tiểu học, trung học
cơ sở, trung học phổ thông) là số % trẻ em đi học cấp tiểu học (trung học cơ
sở, trung học phổ thông) đủ độ tuổi của các em này có thuộc độ tuổi cấp tiểu
học (trung học cơ sở, trung học phổ thông) hay không trong tổng dân số ở độ



×