Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bot so thoai hoa khop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.11 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bớt sợ thối hóa khớp</b>


<b>Việc ứng dụng thành công phương pháp ghép tế bào gốc vào khớp gối đã </b>
<b>mở ra hy vọng trị dứt căn bệnh thối hóa khớp mãn tính mà hiện vẫn chưa </b>
<b>loại thuốc nào có thể chữa khỏi</b>


Mỗi khi vận động, ơng Nguyễn Văn C. (60 tuổi, ngụ tỉnh Thái Bình) lại thấy
khớp gối trái đau đớn, gây khó khăn trong sinh hoạt. Một lần kiểm tra tại Bệnh
viện Việt Đức (Hà Nội), các bác sĩ phát hiện ông C. bị thối hóa khớp gối trái
giai đoạn 2 nên tư vấn cho ông ghép tế bào gốc. Ca phẫu thuật được thực hiện
vào cuối tuần qua trong 40 phút bởi các bác sĩ Khoa Chấn thương Chỉnh hình 2
của Bệnh viện Việt Đức đã giúp ông C. đi lại bình thường.


<b>Bệnh có xu hướng trẻ hóa</b>


Bệnh nhân Trần Huy H. (ngụ tỉnh Nghệ An) mới 45 tuổi nhưng đã phải di


chuyển bằng nạng. Ông H. cho biết mấy năm trước bị thối hóa khớp gối, những
cơn đau nhức hành hạ bất kể ngày đêm khiến việc đi lại rất khó khăn. Dù đã
dùng thuốc giảm đau chống viêm nhiều đợt nhưng hết đợt thuốc, gối lại đau dữ
dội.


Bác sĩ Dương Đình Tồn, Khoa Chấn thương Chỉnh hình 2 Bệnh viện Việt Đức,
kể ông H. nhập viện khi bệnh đã ở giai đoạn 3 với cả 2 khớp gối đều thối hóa.
Sau 6 tuần điều trị, bệnh nhân đã có thể đi lại mà không cần nạng. Đây là một
trong số những bệnh nhân đầu tiên của nước ta được điều trị thối hóa khớp gối
bằng kỹ thuật ghép tế bào gốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Bệnh nhân Nguyễn Văn C. được phẫu thuật khớp gối để ghép tế bào gốc tại
Bệnh viện Việt Đức



GS-TS Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam, cho biết 80% số
người trên 60 tuổi gặp triệu chứng của thối hóa khớp. Đây là q trình lão hóa
của lớp sụn khớp.


Khi lớp sụn bị mài mòn và bong gãy để lộ lớp xương dưới sụn khiến bệnh nhân
đau đớn, đi lại khó khăn; thậm chí gây biến dạng khớp, mất chức năng chi. Căn
bệnh này cũng xuất hiện sớm và tiến triển nhanh hơn ở những người lao động
nặng hoặc thừa cân, béo phì… do khớp gối phải chịu một lực quá tải trong thời
gian dài.


<b>Chưa có thuốc trị dứt bệnh</b>


Bác sĩ Tồn cho biết điều trị thối hóa khớp gối thường dai dẳng. Người bệnh
điều trị nội khoa dù giảm được triệu chứng nhưng tình trạng bệnh vẫn tăng, kèm
theo các biến chứng do dùng thuốc lâu ngày dễ gây tổn thương đường tiêu hóa,
tim mạch... Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo là phương pháp cuối cùng nhưng
tỉ lệ biến chứng cao, chi phí lớn nên khơng phải bệnh nhân nào cũng có khả
năng chấp nhận phẫu thuật. Vì thế, nhiều người đành chịu tàn phế hoặc sống
chung với thuốc.


Cho đến nay, điều trị thối hóa khớp bằng cách ghép tế bào gốc được coi là
phương pháp tối ưu để chữa căn bệnh này. Đặc biệt, sau khi điều trị, bệnh nhân
khơng cịn phải sử dụng thuốc giảm đau hay kháng viêm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

cho tế bào gốc kết dính, đồng thời ghép khối tế bào gốc được tách từ dịch tủy
xương vào khớp.


Phân tích của bác sĩ Tồn cho thấy dịch tủy xương được lấy từ chính xương
chậu của bệnh nhân. Thời gian can thiệp phẫu thuật khoảng 1 giờ và trung bình
khoảng 3 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân được xuất viện.



“Sau 6 tháng điều trị, chưa có bệnh nhân nào gặp tai biến hay biến chứng. Hầu
như bệnh nhân khơng cịn đau đớn và đi lại gần như bình thường, ngoại trừ một
số trường hợp bị biến chứng do sử dụng thuốc hoặc các tổn thương trước đó” -
bác sĩ Tồn khẳng định.


<b>80% bệnh nhân phẫu thuật trễ</b>


Bác sĩ Dương Đình Tồn lưu ý phương pháp điều trị thối hóa
khớp bằng ghép tế bào gốc được chỉ định cho những bệnh nhân
ở giai đoạn 2 (mức độ vừa) và 3 (mức độ chớm nặng) trong 4
giai đoạn của thối hóa khớp. Tại Bệnh viện Việt Đức, 80%
bệnh nhân được phẫu thuật khi bệnh đã ở giai đoạn muộn do
người bệnh thường cố chịu đau, thậm chí khi biết mình có bệnh,
họ thường “cầu cứu” tới các loại thuốc giảm đau, kháng viêm
với hy vọng bệnh sẽ khỏi. Hiện nay, chưa có loại thuốc nào có
thể chữa khỏi bệnh này.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×