Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Truyền thông mới đã khắc phục điểm yếu của các phương tiện truyền thống như thế nào.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.21 KB, 10 trang )

Đề bài: truyền thông mới đã khắc phục điểm yếu của các phương
tiện truyền thông thông như thế nào.
BÀI LÀM
Công nghệ mới đã dẫn đến những phong cách và kiểu truyền thông
mới, “truyền thông mới” ra đời đã mở ra một một thời kỳ đưa truyền
thông lên một tầm cao và đạt được những thành tựu đáng nể, “truyền
thông mới” đã khắc phục được nhiều điểm yếu của các phương tiện
truyền cũ thông thu hút đông đảo người xem.
“Truyền thông mới” là một thuật ngữ rộng trong nghiên cứu
truyền thông. “Truyền thông mới” là khả năng đáp ứng yêu cầu truy cập
thông tin vào bất cứ lúc nào, bất cứ đâu, bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật
số nào, bên cạnh khả năng tương tác phản hồi, tham gia có tính sáng tạo
và xây dựng các nhóm cộng đồng xung quanh các nội dung truyền thông.
Một tiềm năng quan trọng khác của truyền thơng mới là khả năng
dân chủ hóa hoạt động sáng tạo, xuất bản, phân phối và sử dụng nội dung
truyền thông. Điểm khác biệt giữa truyền thông mới và truyền thông
truyền thống là nội dung truyền thông mới được số hóa sang dạng bits.
Hầu hết các thiết bị kỹ thuật được mô tả là “truyền thông mới” đều
là các thiết bị kỹ thuật số, chúng thường mang các tính năng như: có thể
vận hành bằng tay, có thể kết nối với nhau, tính tương tác, và khả năng
nén các dữ liệu. Một vài ví dụ thường thấy là: Internet, websites, máy tính
đa chức năng, trị chơi điện tử, đĩa CD và DVD. Truyền thông mới không
bao gồm các chương trình TV, phim truyện, tạp chí, sách, hoặc báo giấy

1


– trừ khi chúng chứa đựng các thiết bị công nghệ cung cấp khả năng
tương tác số.
Wikipedia – Từ điển trực tuyến, là một trong những ví dụ điển hình
nhất của trào lưu truyền thông mới. Trang Wikipedia tổng hợp thơng tin


dưới nhiều hình thức khác nhau: chữ, hình ảnh, video, đường dẫn tới các
trang web (web-links). Trên Wikipedia, người ta thấy các cộng tác viên
sơi nổi tham gia đóng góp bài viết, người sử dụng cũng có thể đưa ra ý
kiến phản hồi, cộng đồng giữa các biên tập viên (hoặc các nhà tài trợ duy
trì trang) vì thế cũng được hình thành.
Vào thập niên 60 của thế kỷ 20, sự tương tác giữa máy tính và
nghệ thuật cơ bản bắt đầu phát triển mạnh. Tuy nhiên, phải cho đến thập
niên 80, thay vì có một tổ chức lớn đứng ra đảm nhận trọng trách
này, Alan Kay và cộng sự ở Xerox PARC đã mang sức mạnh của máy
tính cá nhân đến với từng cá thể. Mãi đến thập niên 80, truyền thông về
cơ bản vẫn ở dạng in ấn và truyền thanh, như phát thanh TV và radio.
Nhưng hai mươi lăm năm cuối đã chứng kiến sự chuyển mình nhanh
chóng của lĩnh vực truyền thơng, sự chuyển mình ấy được khẳng định là
nhờ vào việc ứng dụng công nghệ số như là Internet và trị chơi trên máy
tính.
Tuy nhiên, những ví dụ ấy chỉ là một đại diện nhỏ bé của truyền
thơng mới. Máy vi tính được đưa vào sử dụng đã góp phần biến đổi
những gì cịn sót lại của nền truyền thơng “già cỗi” bằng việc cho ra đời
TV số và những ấn phẩm trực tuyến. Thậm chí những dạng truyền thơng
truyền thống như báo in cũng có những chuyển mình đáng kể thơng qua

2


việc ứng dụng các công nghệ mới như phần mềm xử lý ảnh Adobe
Photoshop và phần mềm xuất bản trên máy tính để bàn.
Andrew L. Shapiro (1999) tranh luận rằng “Các công nghệ số mới
xuất hiện đã báo hiệu một sự thay đổi mang tính triệt để vai trị của
người quản lý thông tin, kinh nghiệm và nguồn lực” (Shapiro trích trong
Croteau and Hoynes 2003, trang 322). W. Russell Neuman (1991) cho

rằng trong khi “truyền thông mới” nắm giữ thế mạnh cơng nghệ để thúc
đẩy theo một hướng thì những áp lực kinh tế và xã hội lại thúc đẩy theo
hướng ngược lại.
Theo Neuman, “chúng ta đang chứng kiến sự phát triển của một
mạng lưới có tính kết nối tồn cầu của audio, video và những kênh liên
lạc bằng thư tín – Sự kết nối này có thể làm mờ đi danh giới giữa giao
tiếp cá nhân và giao tiếp đại chúng, giữa giao tiếp mang tính cộng đồng
và giao tiếp mang tính riêng tư” (trích trong Croteau and Hoynes 2003:
trang 322). Neuman cũng cho rằng truyền thông mới sẽ:
+
+
+
+
+

Thay đổi ý nghĩa về khoảng cách địa lý.
Cho phép các kênh giao tiếp được mở rộng mạnh mẽ.
Cung cấp phương tiện đẩy nhanh tốc độ giao tiếp.
Cung cấp điều kiện cho những giao tiếp mang tính tương tác.
Tạo điều kiện cho các hình thức giao tiếp trước đây đã từng
bị tách biệt được nối liền với nhau, tương tác lẫn nhau.

Nhờ những tranh luận của các nhà nghiên cứu như Doudlas Kellner
và James Bohman mà truyền thông mới, cụ thể là Internet, đã tạo tiền đề
cho việc hình thành nên khái niệm về một thế giới dân chủ dành cho tất
cả mọi người – nơi mà tất cả công dân có thể tham gia vào những cuộc

3



tranh luận liên quan tới cấu trúc xã hội của họ một cách bình đẳng, khơng
thiên vị với đầy đủ thơng tin.
Đi ngược lại quan điểm về ảnh hưởng tích cực của truyền thông
mới lên xã hội như đã nêu ở trên là các học giả như Ed Herman và Robert
McChesney, người đã chỉ ra rằng, sự quá độ sang truyền thông mới đã
chứng kiến việc ra đời của các tập đồn viễn thơng liên quốc gia đầy
quyền lực có tầm ảnh hưởng tồn cầu mà đến nay vẫn khó có thể tượng
tượng được.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu như Lister (2003) và Friedman
(2005), đã nêu bật lên cả những tích cực, tiêu cực cũng như là thực trạng
của công nghệ truyền thông mới bằng việc đưa ra ý kiến rằng: một số
hành động quá sớm tác động đến nghiên cứu về truyền thông mới thực ra
là hệ quả tất yếu của thuyết quyết định
Bởi thế mà những ảnh hưởng của truyền thơng được quyết định bởi
chính cơng nghệ của nó nhiều hơn là bởi hệ thống xã hội phức tạp mang
lại – hệ thống xã hội này có vai trò quản lý việc gây quỹ, cải thiện và phát
triển bất kỳ công nghệ nào trong hiện tại và tương lai.
Các phương tiện truyền thông mới đang mở ra một thế giới đa
chiều trong đó các loại thơng tin một chiều mang tính áp đặt khơng cịn
được chấp nhận nữa. Điều đó gây ra nhiều ảnh hưởng nhất định trên đời
sống niềm tin hôm nay. Một số người trẻ đang gặp khủng hoảng niềm tin
vì khơng lý giải được các vấn nạn cuộc sống. Họ lại không muốn rập
khuôn theo lối hiểu và cách sống của những người đi trước, nhưng chưa
bắt gặp được các mẫu thức mới thuyết phục và phù hợp. Sự nhanh chóng
4


tức thời của thông tin làm họ dần dần xa lạ với những sinh hoạt phục vụ
lâu giờ, có nhịp độ chậm chạp, bị áp đặt và thiếu lôi cuốn. Những phản
chứng do sự thiếu nhất quán trong lời nói và hành động của nhiều tín hữu

làm họ bị “dội”… Hơn nữa, việc nắm bắt nhiều thông tin không đương
nhiên đồng nghĩa với sự gia tăng vốn hiểu biết và các giá trị sống niềm
tin. Sự quá tải thông tin có thể làm cho nhiều người trẻ chao đảo, khơng
cịn biết đâu là điều quan trọng thực. Người trẻ hôm nay rất cần những
người hướng dẫn, những nhà giáo dục có khả năng giúp họ biết phân tích,
phê phán, chọn lọc, nhận định và “giải mã” các chương trình truyền thơng
“khó nuốt” thay vì “tẩy chay” nó. Họ cần được giúp để tìm ra các giá trị
hữu ích từ những bài viết, phim ảnh và các website khác nhau thay vì
xem chúng cách thụ động và tuỳ hứng.
Những năm gần đây, khoa học - công nghệ, nhất là lĩnh vực viễn
thông và internet ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Điều này làm thay đổi
một cách cơ bản phương thức truyền thơng. Hiện tại, cơng chúng, khán
thính giả ở Việt Nam đón nhận các phương thức truyền thơng mới một
cách rất tự nhiên; cịn những phương thức truyền thơng truyền thống vẫn
giữ được giá trị của nó. Tuy nhiên, rõ ràng là thói quen, cách tiếp cận của
cơng chúng đã có sự thay đổi.
Do thời điểm này q trình thay đổi đang diễn ra, chưa thể khẳng
định là thay đổi đó đã chiếm ưu thế hồn tồn hay chưa. Nhưng rõ ràng,
đó là điểm mới, có nhiều giá trị mới đang được công chúng, khán giả
chấp nhận.

5


Dù là phương thức truyền thơng mới hay cũ thì chúng đều là sản
phẩm của quá trình vận động, phát triển của khoa học - cơng nghệ, của
thói quen sinh hoạt của con người khi tiếp cận với khoa học - công nghệ.
Những phương thức truyền thông mới phù hợp với nhịp sống của con
người khi tiếp xúc với khoa học hiện đại.


6


7


8


9


10



×