Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tài liệu HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT THIẾT BỊ XDM pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.68 KB, 19 trang )

HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT THIẾT BỊ XDM
I. Khái quát chung
Để thực hiện việc lắp đặt thiết bị XDM một cách an toàn và không gặp những trục
chặc ta cần phải nắm vững được một số các yêu cầu sau:
- Cần phác thảo được các bước chính cần thiết để lắp đặt một thiết bị XDM.
- Các yêu cầu về nguồn cung cấp, điều kiện môi trường và vị trí lắp đặt của thiết bị.
- Các dụng cụ chuyên dụng và các thiết bị đo, kiểm tra cho việc lắp đặt thiết bị XDM.
- Một số nguyên tắc khi lắp đặt thiết bị XDM.
- Yêu cầu về các loại cáp cần sử dụng cho việc lắp đặt.
- Nắm vững các thông tin về an toàn cho quá trình lắp đặt và vận hành thiết bị.
1.1 Phác thảo quá trình lắp đặt
Các bước cần thiết để lắp đặt một thiết bị XDM và đưa vào hoạt động ở một mạng
nào đó được liệt kê ở bảng sau:
Bảng 1-1: Các bước cần thiết để lắp đặt thiết bị XDM
Thứ tự Công việc
1 Chuẩn bị lắp đặt, kiểm tra vị trí lắp đặt, điều kiện môi trường và các yêu cầu về
nguồn cung cấp cho thiết bị
2 Chuẩn các dây nguồn, cáp báo cảnh, cáp giám sát và cáp lưu lượng tuỳ thuộc vào
cấu hình từng trạm
3 Chọn vị trí lắp đặt thiết bị XDM cho phù hợp
4 Lắp đặt Rack thiết bị
5 Khi thực hiện lắp đặt trạm quản lý EMS-XDM phải phù hợp với kế hoạch lắp đặt
6 Lắp đặt mỗi Rack gồm bộ phối nguồn và panel báo cảnh xRAP và các thiết bị cần
thiết khác
7 Lắp đặt Self XDM lên Rack
8 Lắp đặt quạt làm mát dưới Self XDM
9 Lắp đặt các Card và modul quy định trong mỗi Self XDM phù hợp với kế hoạch lắp
đặt
10 Đấu nối sợi quang cho thiết bị
11 Đấu nối cáp đồng trục, cáp đa sợi cùng với các card và module cho
Self XDM


12 Đấu nối cáp quản lý giữa thiết bị được lắp đặt trên Rack và trạm quản lý (nếu là
trạm quản lý)
13 Đấu nối nguồn và cáp giám sát cảnh báo từ giá phối nguồn và panel báo cảnh xRAP
tới thiết bị XDM
14 Đấu nối nguồn cấp cho xRAP
15 Thực hiện thủ tục cấp nguồn cho thiết bị theo quy định
16 Lắp đặt trạm quản lý mạng (nếu có) và cấu hình thiết bị phù hợp với nguyên tắc quy
định
1.2 Yêu cầu về vị trí lắp đặt và nguồn cung cấp
Vị trí lắp đặt phải phù hợp với các tiêu chuẩn và yêu cầu sau:
- Yêu cầu về môi trường lắp đặt thiết bị.
- Vị trí lắp đặt của thiết bị XDM.
- Nguồn điện cung cấp cho thiết bị.
- Loại giao diện được sử dụng (quang, điện, quản lý, giám sát cảnh báo...)
- Yêu cầu an toàn về thiết bị và các công việc khác.
a. Yêu cầu về môi trường
Điều kiện môi trường phải phù hợp với yêu cầu của thiết bị XDM cụ thể:
- Yêu cầu về điện từ trường: Theo FTZ 1TR9, EN 55022/94.EN 50082-1/92
- Yêu cầu về nhiệt độ: Theo ETSI ETS 300-19-2-3 Test Spec. T3.1
b. Yêu cầu về vị trí lắp đặt
Chọn vị trí lắp đặt của thiết bị XDM theo các bước sau:
- Kích cỡ của thiết bị tương ứng theo Bảng 1-2.
- Yêu cầu nền đặt thiết bị phải chịu được tải trọng ít nhất là 200 kg.
- Yêu cầu về điện trở đất, nguồn, giám sát cảnh báo, quản lý, cáp đồng trục, cáp đa
sợi và cáp sợi quang...
- Khi trạm quản lý mạng XDM được lắp đặt tại phải chú ý tới phương thức kết nối
trạm quản lý mạng và khoảng cách tối đa cho phép.
Loại thiết bị Chiều cao
(mm)
Rộng

(mm)
Sâu
(mm)
Trọng lượng tối đa
(Kg)
XDM-1000 1100 450 285 70
XDM-500 725 450 285 60
XDM-400 500 450 285 60
XDM-2000 775 450 285 60
xRAP 125 450 120 10
c. Yêu cầu về nguồn cung cấp
Thiết bị XDM chỉ sử dụng nguồn cung cấp là nguồn điện một chiều. Điện áp trung
bình là -48 VDC hoặc -72 VDC (Với cực dương đấu đất). Tuy nhiên dải điện áp cung cấp
cho thiết bị có thể nằm trong khoảng từ -40VDC đến -75VDC. Để có dự phòng, nguồn DC
ở xRAP được chia làm hai đường nguồn riêng biệt cấp cho thiết bị. Công suất tiêu thụ max
cho một Shelf XDM được cho ở dưới bảng sau:
Bảng 1-3: Công suất tiêu thụ max cho một Shelf XDM
Loại Shelf Công suất sử dụng Công suất tiêu thụ lớn nhất
XDM-1000 650W 1500W
XDM-500 650W 950W
XDM-400 500W 700W
XDM-2000 1200W 1700W
Nếu trạm XDM là trạm giám sát, quản lý và có các thiết bị kiểm tra khác dùng nguồn
AC thì yêu cầu có nguồn cung cấp là 110 hoặc 220 VAC, tần số 50/60 Hz.
d. Yêu cầu về các loại cáp
Bao gồm các loại cáp:
- Cáp nguồn và dây đất:
Thiết bị lắp đặt trong Rack được giữ chặt bởi các vít và cũng để bắt chặt khung cuỉa
thiết bị và khung của Rack. Vì vậy cần phải tạo một điểm nối trở kháng thấp giữa khung
của Rack và những điểm đất sử dụng con dẫn bằng đồng.

Điểm nối giữa đất của Rack và đất khung được nối bằng dây O AWG(50mm
2
) hoặc
dày hơn màu vàng, xanh.
Có hai loại cáp nguồn DC:
+ Cáp nguồn đầu vào xRAP: Có chức năng nối nguồn -48VDC đầu vào với xRAP. Yêu
cầu có hai cáp loại này và dùng loại cáp 0 AWG(50mm
2
) hoặc dày hơn. Cáp nguồn cho Shelf:
Yêu cầu có hai cáp loại này dùng để kết nối từ xRAP xuống cấp cho thiết bị XDM.
- Cáp báo cảnh:
Cần một cáp chỉ thị cảnh báo cho mỗi Shelf XDM. Cáp này kết nối từ xRAP xuống
thiết bị XDM. Cáp này có chiều dài 2m.
- Cáp lưu lượng:
Chuẩn bị đầy đủ cáp luồng nhiều sợi 120Ω và cáp đồng trục 75Ω tuỳ vào kế hoạch
lắp đặt của từng trạm cụ thể.
II. Lắp đặt thiết bị
2.1 Lắp đặt Rack thiết bị
Thiết bị XDM có thể được lắp trên các loại Rack tiêu chuẩn khác nhau:
Bảng 2-1: Các loại Rack tiêu chuẩn thiết bị XDM
Loại Cao Rộng Sâu
ETSI 2200mm 600mm 300mm hoặc 600mm
ETSI 2600mm 600mm 300mm hoặc 600mm
US 2134mm 584mm 305mm
US 2134mm 483mm 305mm
19
’’
2200mm 600mm 600mm
Hình dưới chỉ ra Shelf đơn XDM-1000 được lắp trên Rack chuẩn 2600mm ETSI
Rack. Trên Rack bao gồm:

- Một xRAP được lắp trên đỉnh của Rack máy. xRAP sử dụng dây nguồn ngoài dạng
Connector và dây giám sát báo cảnh tới Shelf XDM. xRAP nếu được cung cấp đầy đủ có
thể giám sát cảnh báo tới 3 thiết bị XDM. Khoảng cách tối thiểu cần thiết cho xRAP là
50mm khoảng trống.
- Bộ quấn cáp: Các bộ quấn cáp được lắp trên bộ quấn cơ sở. Có thể lắp được 3 bộ
quấn cáp, mỗi bộ quấn cáp cung cấp 16 vị trí quấn cho tổng số sợi cáp lên đến 48 sợi
quang.
- Bộ dẫn hướng cáp: Bộ dẫn hướng cáp cần dùng khi trạm XDM có sử dụng giao
diện E1(có thể là module M2_21 hoặc module M2_84). Bộ dẫn hướng cáp dùng nhằm mục
đích tạo cho đường cáp đi gọn gàng hơn.
Các bước cần thực hiện để lắp đặt tmột Rack máy như sau:
- Đặt Rack trên nền đúng vị trí yêu cầu.
- Đánh dấu vị trí khoan ở trên nền.
Hình 2.2. Đánh dấu vị trí khoan

Hình 2.3. Thực hiện bắt ốc
- Thực hiện khoan đúng vị trí.
- Đưa Rack vào đúng vị trí và bắt ốc chắc chắn.
2.2 Lắp đặt xRAP
Mặt trước của xRAP được chỉ ra ở hình dưới đây: Hình 2.4
Hình 2.4. Mặt trước của xRAP
xRAP là giá phối nguồn và hiển thị cảnh báo, nó được lắp trên Rack. xRAP bao gồm
các chức năng chính sau:
- Cung cấp nguồn cho một hoặc hai Shelf XDM. Điện áp cung cấp là -48
VDC hoặc -60VDC và dải cho phép từ -40VDC đến -70VDC. Một Shefl XDM có
thể sử dụng nguồn dự phòng vì xRAP cung cấp hai đường nguồn riêng biệt. Khi có
nguồn DC vào xRAP thì đèn chỉ thị (đèn POWER ON sẽ xanh).
Mỗi đường nguồn DC có một cầu chì bảo vệ.
Dòng cung cấp của xRAP cho Shelf XDM max lên đến 60A.
- Các LED chỉ thị cảnh báo: Có 8 LED chỉ thị cảnh báo

- Trên xRAP có LED chỉ thị 4 mức cảnh báo SDH (Crictical, Major, Minor,
Warning): Khi có bất cứ một cảnh báo nào thì đèn LED tương ứng sẽ sáng.
- Trên xRAP còn có còi để phát âm thanh khi có cảnh báo.
- Có phím Test để kiểm tra sự hoạt động của các đèn LED trên xRAP.
- Có hai đèn nguồn (Source A, Source B): Sáng xanh khi có nguồn vào xRAP.
Khi lắp xRAP thực hiện các bước sau:
- Kiểm tra và/ hoặc các công tắc bên trong nơi đấu nối các cáp báo cảnh.
- Chuẩn bị dây nguồn DC.
- Lắp xRAP vào vị trí mong muốn (trên đỉnh giá máy hoặc theo yêu cầu của kế
hoạch lắp đặt).
- Đấu nối dây đất cho xRAP.
- Nối cáp DC cho xRAP.
- Đấu nối cáp DC từ XDM tới xRAP.
- Lắp cầu chì.
- Kiểm tra dây nguồn.
- Đấu nối các cáp báo cảnh.
Trên đỉnh của xRAP có các Connector, chức năng của các connector được cho ở
bảng sau:
Bảng 2-2
Số Kí hiệu Chức năng
1,2,3 EXTERNAL
ALARM/COLTROL
Ba Connector 25 chân loại D, kí hiệu là SHELF-
1, SHELF-2 và , SHELF-3 kết nối
đầu vào và đầu ra báo cảnh tới Shelf
XDM và các loại thiết bị khác được
lắp đặt ở trong Rack
4,5,6 RAP Ba Connector 9 chân loại D kí hiệu là SHELF-1,
SHELF-2 và , SHELF-3 kết nối
đường báo cảnh và còi tới Shelf

XDM
7 CONTROL
CONNECTION
Connector 50 chân loại D, kết nối chỉ thị báo cảnh
và đầu vào, đầu ra tới thiết bị giám
sát, cảnh báo của khách hàng

Hình 2.5. Các Connector trên xRAP
2.3 Lắp đặt DDF
DDF có thể được lắp lên giá 19'' hoặc giá chuẩn ETSI nhờ thay đổi chiều của tai
DDF. Dùng bốn vít bắt DDF vào giá máy.
2.4 Lắp đặt ODF
Vị trí lắp đặt ODF tuỳ thuộc vào loại ODF và yêu cầu lắp đặt.
2.5 Lắp đặt Shelf XDM

Hình 2.6 Mặt trước của Shelf XDM-1000
Để lắp đặt một Shelf XDM bao gồm các bước sau:
- Đưa Shelf XDM vào Rack máy.
- Đấu đất cho Shelf XDM.
- Lắp đặt các Card.
- Kết nối dây nguồn từ xRAP và các cáp báo cảnh, cáp điện thoại công vụ.
- Lắp đặt bộ đệm nhiệt nếu có hai Shelf được lắp đặt trên Rack và bộ dẫn hướng cáp.
2.6 Lắp đặt các I/O Card và các Module cho Shefl XDM-1000
Đặc điểm và chức năng các Slot của XDM-1000:
Shelf XDM-1000 bao gồm các phần sau:
- Khối lọc nguồn đầu vào: hai khối xINF hoặc xINF-H có chức năng lọc nguồn đầu
vào trước khi cấp cho thiết bị XDM. Chúng được nối tới xRAP bằng Connector loại D
3W3 (Shelf chuẩn với xINF), còn nếu với Shelf XDM tiêu thụ nguồn lớn thì dùng cáp loại
5 chân với khối lọc nguồn xINF-H.
- Các phần bổ trợ khác như các Connector giám sát, báo cảnh, bảo dưỡng…

- Có 11 Module chiếm Slot từ M1 đến M11 được sử dụng như sau:
+ Lắp các module giao diện điện cho các I/O card giao diện điện tương ứng.
+ Lắp các module DWDM, module khuếch đại quang, module OADM, mux,
demux...
- Shelf XDM-1000 có Board ngoài ECB nằm giữa Shelf (Hình 2.7). Nó có chức năng cung
cấp kết nối tới đầu vào và đầu ra Clock (T3 và T4 với 2,048 MHz và BITS IN/OUT với 1,544
MHz) và chức năng nối tới máy điện thoại công vụ OW, kết nối tới phần mềm quản lý eCraft
thông qua giao diện RS-232 và kết nối tới mào đầu OHA. (Bảng 2-3)
Khối
quạt
I/O
card
ECB
Các
MO

×