Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tour thăm quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Văn Miếu, Nhà hát múa rối nước Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.48 KB, 26 trang )

NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Tour thăm quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Văn Miếu,
Nhà hát múa rối nước Trung ương
Xin chào tất cả các bạn . Rất vui cùng được đồng hành cùng các bạn trong
chuyến tham quan ngày hơm nay. Mình xin được giới thiệu mình là Lan Hương,
đến từ cơng ty du lich Đất Việt. Chúc các bạn có một chuyến tham quan đầy lý
thú và bổ ích. lịch trình tham quan của chúng ta trong ngày hôm nay là: buổi sáng
cùng tham quan khu di tích liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh trong vòng 3
tiếng, 11h quý vị tập trung tại đây để cùng nhau đi ăn trưa tại nhà hàng Khải silk.
1h 30’ chúng ta đi tham quan Văn miếu quốc tử giám, cuối cùng chúng ta sẽ đến
nhà hát múa rối Trung Ương và ăn tối tại khách sạn, buổi tối tự do tham quan phố
cổ Hà Nội. Và bây giờ chúng ta bắt đầu cuộc hành trình.
Thưa các bạn, Bác Hồ của chúng ta đã đi xa, nhưng hình ảnh của Người thi
vẫn in sâu trong mỗi trái tim Người Việt Nam chúng ta. Hi vọng sau chuyến tham
quan này tôi cùng các bạn sẽ hiểu sâu hơn về cuộc đời cũng như sự nghiệp, tấm
gương đạo đức của Người
Vâng, trước mặt chúng ta đó là lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cơng
trình có ý nghĩa chính trị và tư tưởng to lớn, thể hiện tình cảm sâu sắc của dân tộc
Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu. Nơi đây nhân dân Việt Nam từ
thế hệ này sang thế hệ khác, đến chiêm ngưỡng và tỏ lòng biết ơn Hồ Chủ Tịch,
quyết tâm đi theo con đường Cách mạng do Người vạch ra, xây dựng một nước
Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Như các bạn nhìn thấy, trước cửa Lăng, nơi đường Hùng Vương chạy qua
là hai hàng cây chò nâu được đưa về từ đất Tổ Phong Châu (tỉnh Phú Thọ); quảng
trường lớn trước Lăng trồng hai hàng đại và 18 cây vạn tuế tượng trưng cho sự
trường tồn vĩnh cửu là món quà của các tỉnh đồng bằng dâng lên Bác. Lăng Chủ
tịch Hồ Chí Minh được tạo dáng như một đóa hoa sen tượng trưng cho khí tiết
thanh cao của dân tộc và phẩm chất cao đẹp của Người. Lăng Chủ tịch Hồ Chí
1


Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C


NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài của chủ tịch
Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi cơng ngày 2
tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi ơng đã
từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.
Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp
với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu
trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên
xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên
cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dịng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí
Minh" bằng đá hồng màu mận chín. Trong di chúc, Hồ Chí Minh muốn được hỏa
táng và đặt tro tại ba miền đất nước. Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do theo nguyện vọng và
tình cảm của nhân dân, quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này
người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng
Sau Lễ tang Hồ Chí Minh, "Ban phụ trách qui hoạch A", trong đó có các
ơng Nguyễn Lương Bằng, Trần Quốc Hoàn, Phùng Thế Tài, bắt đầu nghiên cứu
qui hoạch xây dựng Lăng Hồ Chủ tịch. Tháng 1 năm 1970, Chính phủ Liên Xơ
cử một đồn cán bộ sang Việt Nam bàn về thiết kế và thông báo sẽ giúp đỡ kỹ
thuật trong thiết kế, xây dựng và trang bị cho Lăng. Các chuyên gia Liên Xô
chuẩn bị 5 phương án về bố trí cụm tổng thể của Lăng. Sau thời gian ngắn, Bộ
Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua "Dự thảo nhiệm vụ
thiết kế Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh" do các chun gia Liên Xơ và Việt Nam
đưa ra.

Tin tức về việc xây dựng Lăng Hồ Chí Minh được lan truyền trong nhân
dân, nhiều người Việt Nam ở cả 2 miền Nam, Bắc và Việt kiều ở nước ngồi gửi
thư về đóng góp ý kiến. Theo nguyện vọng của nhân dân, Bộ Chính trị quyết định
lùi việc duyệt bản thiết kế sơ bộ đã được thông qua. Một đợt sáng tác mẫu thiết
kế Lăng được tổ chức, các mẫu được trưng bày và lấy ý kiến của nhân dân. Trong
2

Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C


NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

khoảng thời gian từ tháng 5/1970 tới 8/1970, có 200 phương án thiết kế được gửi
đến, trong đó có 24 phương án được chọn lựa và đem trưng bày tại Hà Nội, Hải
Phòng, Thái Nguyên, Sơn La và Nghệ An. 745.487 lượt người đã tới thăm và
34.022 người tham gia ý kiến.
Kết thúc đợt triển lãm và lấy ý kiến, bản "thiết kế sơ bộ" tổng hợp các ý
kiến của nhân dân được mang sang Liên Xô. Sau 3 tuần làm việc, phương án
thiết kế sơ bộ của Việt Nam được Liên Xô chấp nhận.
Lăng được thiết kế để có độ bền vững cao, chống được bom đạn và động
đất cường độ 7 richter. Ngoài ra cịn có cơng trình bảo vệ đặc biệt chống lụt
phịng khi Hà Nội bị vỡ đê. Kính quan tài phải chịu được xung lực cơ học lớn.
Lăng còn được thiết kế thêm "buồng đặc biệt" để có thể giữ thi hài tại chỗ trong
trường hợp có chiến tranh.
Việc thiết kế hết 2 năm.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cơng trình văn hóa, nghệ thuật lớn.
Lăng được xây dựng trên nền cũ của tòa lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình, nơi
Hồ Chí Minh chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản Tun ngơn Độc lập khai

sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Lăng được chính thức khởi cơng xây
dựng vào ngày 2 tháng 9 năm 1973.
Từ điển bách khoa thế giới của Anh đã giới thiệu lăng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh của Việt Nam như là một mẫu kiến trúc độc đáo nhất thế giới. Vì khơng nơi
nào có một cơng trình xây lăng tẩm, lại được xây dựng bằng cát, đá, gỗ nói chung
là vật liệu, được chính lịng dân tuyển chọn khắp non sơng đem đến cho cơng
trình.
Giá trị đặc biệt của cơng trình là vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng được mang về từ nhiều miền trên cả nước. Cát được lấy
từ suối Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình do người dân tộc Mường đem về; đá cuội được
chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiêm Hố, Ngịi Thìa, Tuyên
Quang...; đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa (Chùa
3

Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C


NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Thầy), đá đỏ núi Non Nước...; đá dăm được đưa từ mỏ đá Hoàng Thi (Thác Bà,
Yên Bái), cát còn lấy từ Thanh Xuyên (Thái Nguyên). Nhân dân dọc dãy Trường
Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ q. Các lồi cây từ khắp các miền được mang về đây
như: cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên-Lai Châu, tre từ Cao Bằng...
Thanh thiếu niên còn tổ chức buổi tham gia lao động trong việc mài đá, nhổ cỏ,
trồng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài
Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm. Liên Xô cũng gửi hai vạn
tấm đá hoa cương và cẩm thạch mài nhẵn để trang trí cho Lăng. Lăng có hình
vng, mỗi cạnh 30 m, cửa quay sang phía Đơng, hai phía Nam và Bắc có hai lễ

đài dài 65 m dành cho khách trong những dịp lễ lớn.
Trên đỉnh lăng là hàng chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" ghép bằng đá ngọc
màu đỏ thẫm của Cao Bằng[5]. Cửa lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên.
Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nền cho dịng chữ "Khơng có gì q
hơn Độc lập Tự do" và chữ ký của Hồ Chí Minh được dát bằng vàng. 200 bộ cửa
trong Lăng được làm từ các loại gỗ quí do nhân dân Nam Bộ, Tây Nguyên,
Quảng Nam - Đà Nẵng, và bộ đội Trường Sơn gửi ra, và do các nghệ nhân nghề
mộc của Nam Hà, Hà Bắc, và Nghệ An thực hiện. Cánh cửa vào phòng đặt thi hài
do hai cha con nghệ nhân ở làng Gia Hịa đóng. Hai bên cửa chính là hai cây hoa
đại. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho 79 năm
trong cuộc đời của Hồ Chủ tịch. Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre,
loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam. Trước cửa lăng luôn có hai người lính
đứng gác, 1 giờ đổi gác một lần. Suốt trong thời gian xây dựng, ngoài đội ngũ kỹ
sư, chun viên Việt - Nga và cơng nhân, cịn có nhiều đồn thanh niên khắp
nước ln phiên về phụ việc như mài đá, nhổ cỏ trồng cây. Một công trình xây
dựng, khơng thể tính bằng tiền, mà tính bằng những tấm lòng của nhân dân,
những gỗ đá của cả non sông, trang trọng dành cho một người, đã từng hy sinh,
dành trọn đời cho nền độc lập của Tổ quốc.
4

Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C


NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Vào trong Lăng, theo bậc thang bằng đá lên tầng hai, thi hài Chủ tịch Hồ
Chí Minh được trang nghiêm đặt trong hịm kính. Người nằm đó hiền từ như vừa
chợp mắt. Vẫn chiếc áo ka ki màu trắng mà Người thường mặc và đôi dép cao su

giản dị quen thuộc đặt dưới chân. Tất cả đều toát lên một vẻ đẹp gần gũi, thân
thương đến lạ kỳ.
Hai bên cửa Lăng là hai cây hoa đại tượng trưng cho sự trong sáng, thanh
cao. Phía trước và phía sau Lăng trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho 79
năm tuổi của Hồ Chủ tịch (1890 -1969).
Các bạn có thể nhìn thấy hai bên phía nam và bắc của Lăng là hai
khóm tre ngà, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam . Nó đã được đi vào thi ca
Viêt Nam,biểu trưng cho sự cần cù, bât khuất của Hồ Chí Minh cũng như tồn
dân tộc Việt Nam :
““ Con ở miền nam ra thăm lăng bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”
Trước lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh,
duyệt binh, và một thảm cỏ dài 380 m chia thành 240 ô vuông cỏ xanh tươi suốt
bốn mùa
Phía trước măt các bạn là cột cờ với lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay phấp
phới.Diễn ra mỗi sáng hàng ngày, lễ kéo cờ ở Lăng Bác luôn thu hút người xem,
không chỉ khách phương xa mà cả những người sống ở Hà Nội.
Sự kiện này còn là chương trình khơng thể thiếu đối với nhiều tour du lịch.
Trước ngày 19/5/2001, lá cờ đỏ sao vàng có diện tích 24 mét vng (4x6
mét) ln tung bay suốt ngày đêm trên đỉnh cột. Sau ngày này, cờ được kéo lên
lúc 6 giờ 30 đối với mùa đông, 6 giờ đối với mùa hè và được hạ xuống lúc 21 giờ
5

Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C



NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

mỗi ngày. Chương trình lễ kéo cờ diễn ra trong đúng 20 phút, bất kể nắng hay
mưa.
Mỗi tuần có hơn 15.000 người đến viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Rất nhiều cá nhân và đoàn thể đến viếng lăng vào các ngày lễ, các ngày kỷ
niệm quan trọng của Việt Nam. Mỗi năm, Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí
Minh đón hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Đến đây, mỗi
người đều có những cảm nhận sâu sắc hơn về một giai đoạn hào hùng của cách
mạng Việt Nam và hơn hết là những bài học, những tư liệu quý giá về cuộc đời,
sự nghiệp cách mạng và nhân cách cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Có thể cảm nhận được sự trang nghiêm của Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và
cả sự tơn kính của những người dân bình thường viếng thăm lăng
Ra khỏi Lăng, các ban sẽ được tiếp tục tham quan Phủ Chủ tịch nhà sàn, nơi ở và
làm việc của Bác Hồ.
Mười lăm năm cuối cuộc đời sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch, trong đó
11 năm trực tiếp ở nhà sàn là một khoảng thời gian khá dài trong sự nghiệp cách
mạng của vị lãnh tụ kính yêu và là giai đoạn có ý nghĩa vơ cùng lớn lao, quyết
định đối với sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước
nhà. Chính vì vậy, nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
đã trở thành một địa danh lớn phản chiếu về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Một tấm gương hết lịng phục vụ lợi ích của nhân dân, đấu tranh không mệt mỏi
cho danh dự, tự do và độc lập của Tổ quốc mình” - Người là Anh hùng giải
phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới.
Theo thiết kế ban đầu dành cho phủ toàn quyền Đơng Dương, mặt bằng
của tịa nhà được thiết kế đối xứng, có một khối lớn ở giữa và hai khối ở hai bên.
Tịa nhà này có hai tầng chính đặt trên một tầng đế, trên cùng là một tầng sát mái.
Tầng đế là một tầng nửa hầm xây nổi, có kẻ mạch vữa giả đá thường thấy trong
kiến trúc cổ điển Pháp, đặt các phòng phục vụ; tầng hai vốn là phòng khách,
6


Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C


NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

phòng làm việc và phòng đại tiệc. Tầng ba là những phòng riêng và nơi ở của
toàn quyền.
Giống nhiều kiến trúc thuộc địa Pháp cùng thời, nó có phong cách hồn
tồn Châu Âu. Yếu tố Việt Nam duy nhất trong khu vực là các cây xồi trồng ở
vườn xung quanh.
Tịa nhà được qt vơi vàng, nằm sau cổng sắt
Năm 1954, Việt Nam đánh bại Pháp tại chiến dịch Điện Biên Phủ và
chuyển chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về Hà Nội. Ngày 3 tháng 10
năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh bãi bỏ toàn bộ các cơ quan
thuộc Phủ Tồn quyền Đơng Dương và thiết lập một hệ thống cơ quan phục vụ
chính phủ lâm thời Việt Nam tại đây.
Tuy nhiên Hồ Chí Minh khơng sống trong Phủ; ơng chỉ tiếp khách tại đây
và sống trong một nhà sàn bên cạnh hồ nước gần đó.
Hiện nay tịa nhà này là Phủ Chủ tịch, nơi diễn ra các hoạt động lễ nghi,
đối ngoại trọng đại của Việt Nam. Xung quanh là khu di tích lịch sử; và gần đó có
Lăng Hồ Chí Minh, bảo tàng Hồ Chí Minh, chùa Một Cột. Phủ không mở tự do
cho công chúng, tuy nhiên có thể trả tiền để vào tham quan khu vườn.
Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (2-9-1969), khu vực Phủ Chủ
tịch đã sớm được hình thành là một di tích lịch sử-văn hóa-danh nhân. Ngày 2511-1970, Bộ Chính trị Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số
206-NQ/TƯ. Điều 2, Nghị quyết có ghi rõ: “Bảo quản tốt khu lưu niệm các di
tích và hiện vật lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”.
Trên suốt chặng đường 35 năm tồn tại, như minh chứng cho chân giá trị lịch sử

của một vĩ nhân-một dân tộc, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
mà điểm nổi bật, đặc trưng là ngôi nhà sàn Bác Hồ ở và làm việc, với đầy đủ ý
nghĩa quan trọng và lớn lao không những đã trở thành một địa danh trên bản đồ
hành hương mà còn đọng lại ấn tượng sâu đậm trong triệu triệu trái tim con
người.
7

Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C


NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

35 năm qua, kể từ ngày Bác Hồ đi xa, Nhà sàn đã được bảo quản chu đáo,
nguyên trạng. Gần 40 triệu lượt người đã đến tham quan, nghiên cứu, học tập.
Trong đó có khách của hơn 150 nước trên thế giới, gồm các vị nguyên thủ quốc
gia, các chính khách và đủ các đối tượng khác nhau, khi đến Việt Nam vào thăm
nơi Bác Hồ ở và làm việc.
Nhà 54
Tháng 12 năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh về làm việc tại Phủ Chủ tịch.
Thế nhưng, Bác khơng thích ở trong ngơi nhà được sử dụng làm Phủ Chủ tịch,
vốn trước kia là toà nhà Tồn quyền Đơng Dương cũ mà quyết định ở ngơi nhà
của người thợ điện phục vụ Tồn quyền. Xét theo năm Bác bắt đầu nghỉ ngơi và
làm việc, Ban quản lí di tích Phủ chủ tịch đã gọi di tích này là nhà 54. Bác đã ở
và làm việc tại đây từ 19/12/1954 đến 17/05/1958. Sau thời gian này Bác chuyển
sang ở bên nhà sàn. Thế nhưng, hàng ngày Bác vẫn về nhà 54 khám sức khoẻ
định kì, tắm rửa, ăn cơm, tiếp khách...
Trong thời gian ở nhà 54, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng,
Bộ Chính trị xây dựng đường lối, sách lược cho cuộc kháng chiến của quân và

dân Việt Nam để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cũng như những kế
hoạch xây dựng và phát triển kinh tế của miền Bắc nhằm xây dựng những cơ sở
vật chất đầu tiên cho công cuộc kiến thiết đất nước.
Nhà 54 có ba phịng. Căn phòng giáp với ao cá là phòng làm việc và cũng
là nơi Bác dùng để tiếp khách. Ở giữa là phòng ăn và cuối cùng là phòng ngủ. Tại
phòng ngủ có chiếc tủ Bác đựng tư trang. Trong phịng tắm cịn lưu lại một kỷ vật
là chiếc hộp nhựa có miềng xà phòng Bác Hồ dùng dở được đặt trên những viên
sỏi nhỏ để không bị ướt, dùng được lâu. Bác tiết kiệm xà phịng - vì như Bác nói :
"Để các cháu gái rẻo cao có xà phịng dùng". Trong phòng ăn, trên bàn hiện còn
một bộ đồ ăn mà Bác dùng khi cịn sống Hiện trong di tích nhà 54 còn lưu giữ lại
mọi đồ dùng sinh hoạt của Bác, những tài liệu, sách báo Bác đang đọc cũng như

8

Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C


NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

những món quà lưu niệm bạn bè quốc tế tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn được
giữ nguyên, xếp đặt gọn gàng như khi Bác cịn sống.
Tại phịng ăn của di tích cịn có trưng bày một bộ đồ ăn hàng ngày của
Bác. Trong phòng ngủ, đồ dùng sinh hoạt của Bác cũng đơn giản gồm một bộ bàn
ghế để Người đọc sách ban đêm, một chiếc giường nhỏ đơn giản không kiểu
cách, cầu kỳ, chiếc tủ đựng quần áo. Trong tủ chỉ có vài ba bộ quần áo Người
mặc hàng ngày và bộ quần áo kaki Người dùng khi tiếp khách hoặc đi công tác...
Ngôi nhà 54 là một hiện vật trong tổng thể Khu di tích của Chủ tịch Hồ
Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Theo một con đường đẹp trải sỏi trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch,
một vườn cây với biết bao cây trái đón chào du khách. Các loại hoa được đem về
từ mọi miền đất nước, tất cả đều được sắp xếp, trồng tỉa khéo léo không làm mất
đi cảnh quan dân dã, gần gũi với mỗi người dân Việt Nam. Những hàng râm bụt,
những cây dừa, khóm nhài, bụi tầm xuân, gốc chè... thoang thoảng đưa hương
dẫn du khách tới ngôi nhà sàn, nơi lưu dấu những kỷ niệm khó quên về Bác. Sau
nhà là vườn cây ăn quả - những giống cây đặc sản của nhiều vùng miền cả nước
mà người dân kính tặng Người. Mỗi cây là một kỷ niệm, một câu chuyện về Bác
với nhân dân. Cây vú sữa của đồng bào miền Nam cùng những hàng bưởi Phúc
Trạch, cam Xuân Mai, song mai Đông Mỹ, hồng Thạch Thất... của đồng bào
miền Trung, miền Bắc gửi biếu Bác Mỗi lồi cây như là hình ảnh người dân luôn
hướng về Bác, luôn ở bên Bác. Trong nhà sàn, vẫn còn lưu giữ đồ dùng của Bác
năm xưa, từ đôi dép, bộ ấm chén pha trà đến chiếc áo ka ki mà Người thường
mặc… tất cả như lưu giữ mãi hình ảnh vị Chủ tịch nước giản dị, nhân hậu. Mỗi
người đến đây dường như đều lưu luyến và xúc động chiêm nghiệm về cuộc đời,
sự nghiệp và nhân cách cao đẹp của Người.
Ngôi nhà sàn giản dị nằm giữa thủ đô Hà Nội là nơi Bác Hồ đã sống và
làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Nó khơng chỉ

9

Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C


NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

mang đậm dấu ấn lịch sử, mà còn là một di sản kiến trúc, di sản văn hóa của Việt
Nam.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã
ở nhà sàn bằng tre nứa. Chín năm trường kỳ kháng chiến, Bác đã sống cùng với
đồng bào dân tộc. Do vậy khi hịa bình, trở về Hà Nội, Người vẫn nhớ đồng bào
với tình cảm đặc biệt sâu sắc.
Năm 1954 từ Việt Bắc trở về Hà Nội, từ chối không ở ngơi nhà của tồn
quyền Đơng Dương Pháp để dành làm nhà tiếp khách cho Đảng và Nhà nước,
Bác Hồ chọn cho mình ngơi nhà nhỏ của người cơng nhân thợ điện. Người ở đây
từ 19/12/1954 đến tháng 5/1958.
Sau chuyến thăm hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên,
trên đường về, Bác trầm ngâm suy nghĩ rồi nói với các đồng chí phục vụ: Bác
muốn làm một căn nhà sàn ở bên kia bờ ao để ở và làm việc cho thoáng.
Theo ý Bác, mùa hè năm 1958, Cục thiết kế cơ bản thuộc Tổng cục Hậu
cần đã thi công ngôi nhà này. Kiến trúc sư là ông Nguyễn Văn Ninh, Cục trưởng
Cục thiết kế Dân dụng, Bộ Kiến trúc (nay là Công ty tư vấn xây dựng, Bộ xây
dựng). Ông Ninh là một trong tám người Việt Nam học kiến trúc khóa đầu tiên ở
trường Cao đẳng mỹ thuật Đơng Dương. Chính ơng là người thiết kế lễ đài Ba
Đình đón Bác và Trung ương Đảng, Chính phủ trở về thủ đô, ngày 1/1/1955.
Trước khi thiết kế, Bác đã trao đổi với kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh.
Người nói: làm giống như ngơi nhà sàn Bác đã ở chiến khu Việt Bắc nhưng bằng
gỗ. Tầng trên có hai phòng nhỏ, mỗi phòng vừa đủ để cho một người ở. Bác có ý
định để Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở một phòng, Bác ở một phòng. Nhưng khi
làm xong, vì Thủ tướng tiếp nhiều khách sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của Bác nên
xin phép được tiếp tục ở ngôi nhà cũ.
Bác căn dặn kiến trúc sư rất cụ thể: Cần làm hành lang chung quanh
để khi có các đồng chí lãnh đạo đến làm việc với Bác có lối đi và khi Bác
làm việc, các đồng chí phục vụ đi lại không ảnh hưởng đến Người. Bác nói:
10

Sinh viên : Bùi Thị Phương


Lớp: VHDL 15C


NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Lợi dụng vách ngăn hai phòng làm một giá sách cho gọn, tiết kiệm và tiện sử
dụng. Người nhắc nhở: Nhà làm bằng gỗ bình thường, gỗ loại một để dành làm tà
vẹt đường sắt và trường học. Dưới tầng trệt, Bác bảo làm bệ xi măng thấp ở
chung quanh, trên có lát ván tạo thành hàng ghế băng dài cho các cháu thiếu niên
vào chơi có đủ chỗ ngồi.
Sau khi được Bác góp ý, bản vẽ thiết kế đã nhanh chóng hồn thành và đi
vào thi công. Trong thời gian Bác đi công tác, đội thi cơng 30 người lính cơng
binh đã khẩn trương xây dựng và hồn thành ngơi nhà vào ngày 1/5/l958. Vào
dịp sinh nhật năm 1958, Bác Hồ đã chuyển sang ở ngôi nhà này cho tới ngày
17/8/1969.
Ngôi nhà được thiết kế theo kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc: dài 10,5m
rộng 6,2m, có hai tầng, tầng trên có hai phòng: mỗi phòng rộng trên dưới 10m2
dùng làm phòng ngủ và phịng làm việc về mùa đơng. Tầng dưới là nơi Bác Hồ
thường làm việc về mùa hè, nơi họp Bộ Chính trị quyết định nhiều vấn đề quan
trọng của cách mạng Việt Nam, nơi tiếp khách thân mật. Nhà sàn là nơi Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng
của mình. Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa
về trồng, như cây vú sữa của đồng bào miền Nam gửi biếu Bác năm 1954, bưởi
Phúc Trạch, Biên Hòa, Mê Linh; cam Hải Hưng, Xuân Mai, Vân Du, Xã Ðoài;
quýt Hương Cầm, Lý Nhân; táo Thiện Phiến, Ngọc Hồ; song mai Ðông Mỹ; hồng
Tiên Ðiền. Trong vườn cịn có cả những loại cây từ nước ngoài như ngàn hoa, cây
bụt mọc quanh ao, cây cau vua gốc từ Caribê...
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng và chuyên ngành kiến trúc, Nguyễn
Văn Ninh đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Nhiều cơng trình do ơng thiết kế đã trở thành di sản quý, lưu truyền cho thế hệ

sau. Nhưng một cơng trình mà ơng tâm huyết, lao tâm khổ tứ để làm đó là năm
1957, Bác Hồ trực tiếp giao cho Nguyễn Văn Ninh thiết kế ngôi nhà cho Bác ở.
11

Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C


NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Với một đề tài vô cùng hắc búa là: “Chú Ninh hãy thiết kế một ngơi nhà cho Bác
nhưng đó khơng phải là một ngơi biệt thự !”.
Hàng đêm, Nguyễn Văn Ninh trăn trở suy nghĩ để làm sao ngơi nhà phải
tốt lên sự giản dị, tư tưởng gần dân và đặc biệt phải tiện ích, kết hợp được vốn
dân tộc cổ truyền mà không lạc hậu.
Ngày khánh thành ngôi nhà sàn, Bác mời cơm Nguyễn Văn Ninh cùng đội
thi công. Đến 16 giờ, mọi người đã tập trung khá đông đủ, nhưng KTS Nguyễn
Văn Ninh chưa vẫn có mặt. Quá giờ hẹn độ 2 phút, Bác bảo mọi người ra ngoài
vườn chụp ảnh kỷ niệm. Khi người chụp ảnh giương máy lên định chụp thì
Nguyễn Văn Ninh chạy tới.
Thì ra ơng say sưa nghiên cứu nốt một đồ án xây dựng nên đã đến muộn 5
phút. Bác Hồ thấy vậy liền vẫy tay gọi Nguyễn Văn Ninh đến cho ngồi trước mặt
vừa thân ái vừa hài hước nói: “Chú đến muộn rồi nhé. Bác đặt tên cho chú là
Kiến. Kiến ở đây có nghĩa là kiến trúc sư vừa có nghĩa là kiến bị chậm, đến
muộn...!”.
Ngơi nhà sàn Bác Hồ khơng những có ý nghĩa về lịch sử mà cịn là một
cơng trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhân kỷ niệm
80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: Cái
nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phịng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng

gió thời đại, thì cái nhà nho nhỏ đó cũng ln lộng gió và ánh sáng, phảng phất
hương thơm của hoa vườn. Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết
bao".
Di tích nhà 67
Di tích nhà 67 (gọi là Nhà 67 vì được xây dựng vào năm 1967). là ngơi nhà
màu xanh nhạt toạ lạc ngay phía sau nhà sàn của Bác trong khuôn viên Phủ Chủ
tịch. Nhà nằm trên một gò đất cao, được gọi tên theo thời gian xây dựng.
Vào năm 1967, Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không
quân. Hà Nội và các vùng phụ cận bị bắn phá ác liệt. Để bảo đảm an toàn tuyệt
12

Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C


NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

đối cho Bác trong tình hình chiến sự ngày càng căng thẳng, Bộ Chính trị đã quyết
định xây dựng phía sau nhà sàn của Bác một ngơi nhà kiên cố để đề phịng máy
bay Mỹ bắn phá bất ngờ khi Bác chưa kịp xuống hầm trú ẩn.
Căn nhà do Cục Cơng trình, thuộc Bộ tư lệnh công binh thiết kế và xây
dựng trong hai tháng 5 - 6/1967. Tường nhà dầy hơn 60 phân, trần nhà dày hơn 1
mét, đều được làm bằng bê tông, cốt thép. Ngôi nhà đảm bảo chắc chắn, kiên cố
mà vẫn thoáng mát, tiện lợi cho sinh hoạt. Tuy nhiên, khi hồn thành, Bác đã
khơng nhận ngơi nhà này cho riêng mình mà dùng làm nơi họp Bộ Chính trị và
làm việc với các đồng chí lãnh đạo Trung ương. Khi từ Trung Quốc về, Người lại
quyết định dành ngôi nhà này làm nơi họp Bộ Chính trị để đảm bảo an tồn cho
tập thể Bộ Chính trị, lãnh đạo Đảng và Nhà nước, khơng dùng riêng cho bản thân
mình. Tại đây, Bộ Chính trị đã có nhiều cuộc họp quan trọng để quyết định vận

mệnh của đất nước như cuộc họp ngày 14-7-1967 bàn về vấn đề Hội nghị Pari…
Ngày 17/08/1969, sau khi kiểm tra sức khoẻ cho Chủ tịch Hồ Chí Minh,
các bác sĩ đề nghị Bác khơng nên lên xuống nhà sàn nữa và đề nghị Bác chuyển
hẳn xuống ở nhà 67. Từ ngày 25/08/1969 trở đi, Chủ tịch Hồ Chí Minh lâm bệnh
nặng, bệnh tình ngày một xấu đi nên Bộ Chính trị quyết định Nhà 67 trở thành
nơi điều trị bệnh cho Bác. Các bác sĩ, giáo sư đầu ngành tập trung về chăm lo sức
khoẻ cho Bác, các thiết bị y tế hiện đại nhất thời kì này cũng được chuyển về đây
sử dụng. Tuy bệnh nặng, nhưng Bác vẫn ln theo dõi tình hình chiến sự miền
Nam cũng như các vấn đề lũ lụt của miền Bắc lúc bấy giờ. Chủ tịch Hồ Chí Minh
chỉ ở ngơi nhà 67 trong 15 ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Nơi đây đã chứng
kiến những ngày đêm Bộ Chính trị, tập thể giáo sư bác sĩ trong nước và nước
ngồi hết lịng chăm sóc, tận tình cứu chữa cho Bác trong những ngày Người ốm
nặng. Nơi đây cũng từng chứng kiến tình cảm da diết của Bác đối với đồng bào
miền Nam ruột thịt, chứng kiến những giờ phút nặng lịng của Người với non
sơng, đất nước. Tuy nằm trên giường bệnh nhưng hàng ngày Bác vẫn nghe các
13

Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C


NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

đồng chí trong Bộ Chính trị đến báo cáo về tình hình hai miền Nam-Bắc. Từ ngày
28 đến 31-8-1969 các đồng chí trong Bộ Chính trị và cán bộ cao cấp đến thăm,
Bác luôn quan tâm và hỏi tình hình nước sơng Hồng, dặn dị chú ý đê điều.
Người không quên nhắc tổ chức lễ kỷ niệm Quốc khánh cho thật tốt để đồng bào
vui chơi và thường hỏi miền Nam đánh thắng ở đâu…
Ngày 02/09/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơng qua được cơn bệnh

hiểm nghèo và từ trần tại Di tích nhà 67.
Sau khi Bác mất, tất cả những đồ dùng của Bác được giữ nguyên vị trí cho
đến ngày nay. Đồng hồ trên tủ nhỏ ở cạnh giường và cuốn lịch treo tường dừng
lại thời khắc Người đi xa: 9 giờ 47 phút ngày mùng 2 tháng 9 năm 1969 (ngày 21
tháng 7 năm Kỷ Dậu). Những tập sách báo tài liệu còn lại trên bàn làm việc tại
căn phòng này Bác đang đọc dở, nhiều trang báo còn lưu lại bút tích của Bác. Tờ
báo, bản tin cuối cùng Bác xem được phát hành vào ngày 24 tháng 8 năm 1969.
Gần 100 tài liệu hiện vật đang được bảo quản gìn giữ ở nơi đây đều gợi lại những
hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những vấn đề Người đang quan tâm
trong những ngày cuối đời.
Trở về từ Ấn Độ sau khi đoạt Huy chương Fields, sáng ngày 29/8, Giáo sư
Ngơ Bảo Châu cùng gia đình đã đến thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại
Phủ Chủ tịch và thắp hương tưởng niệm Bác Hồ tại khu nhà 67.
Giáo sư Ngơ Bảo Châu và gia đình nghe giới thiệu về cuộc đời và sự
nghiệp của Bác Hồ.
Các di tích cùng các câu chuyện và hiện vật đơn sơ, giản dị chứng minh
cho phong cách sống giản dị, thanh cao của Người đã để lại ấn tượng hết sức sâu
sắc trong lịng Giáo sư Ngơ Bảo Châu và gia đình anh.
Kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Giáo
sư Ngơ Bảo Châu bày tỏ niềm xúc động, lịng biết ơn vơ hạn đối với vị cha già
mn vàn kính u của dân tộc Việt Nam.

14

Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C


NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH


Ngồi các điểm di tích trong nhà, tại Khu di tích Phủ Chủ tịch cịn có rất
nhiều di tích ngồi trời như vườn cây, ao cá, đường Xồi… tất cả đều tốt lên
phẩm chất, nhân cách cao đẹp, dung dị và một tấm gương ngời sáng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
Người khơng chỉ u thiên nhiên bằng việc chú trọng trồng cây lấy bóng
mát, cho cảnh quan thêm đẹp, cho khơng khí trong lành, mà cịn xuất phát từ lợi
ích kinh tế, xã hội, xuất phát từ tình cảm đối với đất nước và mang tính nhân văn
sâu sắc. Tháng 11-1959 Bác đã phát động phong trào trồng cây giữ gìn mơi
trường thiên nhiên mà ngày nay cả nhân loại đang quan tâm sâu sắc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hướng dẫn các đồng chí trong Văn phòng Phủ
Chủ tịch kéo các rễ đa của “Cây đa kiên trì” xuống đất với mục đích giáo dục đức
tính kiên trì trong cơng việc và trong cuộc sống. “Cây xanh bốn mùa” được Bác
đưa từ Trung Quốc về trồng tại đây với mục đích nhân rộng giống cây này để
trồng ở các đô thị, bớt đi nỗi nặng nhọc cho những người công nhân quét đường.
Hai cây dừa, đồng bào miền Nam tặng Bác, được Người thường xuyên
chăm sóc với khát vọng Tổ quốc sớm được thống nhất, Nam-Bắc cùng chung
một nhà. Bên cạnh ngôi nhà Sàn là cây vú sữa của đồng bào miền Nam kính tặng
được Người tự tay trồng và chăm sóc rất chu đáo để gửi gắm tình thương u vơ
bờ của mình đối với miền Nam anh hùng, bất khuất. Hàng rào dâm bụt phía trước
nhà Sàn để Người ln nhớ về quê nhà, nhớ đến hàng rào dâm bụt vườn nhà ở
Làng Sen.
Các di tích ngồi trời trong Khu di tích Phủ Chủ tịch chứa đựng những giá
trị nhân văn cao cả. Mỗi một di tích đều mang những ý nghĩa, những thông điệp
sâu xa và những bài học quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách
mạng, về tình thương yêu con người, yêu thiên nhiên, cách ứng xử với thiên
nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng mơi trường sống...
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch từng chứng kiến những
năm tháng hoạt động sôi nổi của Người. Nơi đây chứng kiến những giờ phút Chủ
15


Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C


NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị lãnh đạo cách mạng hai miền Nam-Bắc,
vạch ra những sách lược và hành động cụ thể quyết định vận mệnh của dân tộc,
của đất nước. Nơi đây đánh dấu sự đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam với nhân
dân thế giới, phong trào cách mạng Việt Nam gắn liền với phong trào cách mạng
thế giới mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhịp cầu nối. Nơi đây tốt lên đạo đức cách
mạng, đức tính giản dị, tiết kiệm, phong cách và lối sống của vị lãnh tụ kính yêu
của dân tộc. Và cũng chính nơi đây chứng kiến nỗi đau của dân tộc, của bạn bè
quốc tế khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời.
Phần lớn các điểm di tích trong nhà, ngồi trời, cũng như tất cả các tài liệu
hiện vật đang được trưng bày tại Khu di tích là những minh chứng về đạo đức
cách mạng, tác phong và lối sống của Người. Đây là một trường học thực tiễn có
giá trị rất lớn đối với tất cả mọi tầng lớp nhân dân, các cán bộ đảng viên, các em
học sinh, sinh viên
Tiếp theo mời các bạn đến với Chùa Một Cột một ngôi chù rất đặc biệt
giữa lịng thủ đơ thân u của chúng ta.
Chùa Một Cột hay Chùa Mật cịn có tên khác là Diên Hựu tự hoặc Liên
Hoa Đài "đài hoa sen"), là một ngơi chùa nằm giữa lịng thủ đơ Hà Nội. Đây là
ngơi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.
Chùa Diên Hựu được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào mùa
đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049, niên hiệu Thiên Cảm Thánh Võ
thứ nhất.[1]
Năm 1954, quân đội Viễn chinh Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho đặt

mìm phá chùa Một Cột. Báo Tia sáng ngày 10-9-1954 đưa tin "..., chùa Một Cột
di tích liệt hạng của Hà Thành đã sụp đổ sau một tiếng long trời lở đất..." Sau
khi tiếp quản thủ đơ, Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành trùng
tu lớn chùa Một Cột và chùa Diên Hựu, xây dựng lại chùa Một Cột theo kiến trúc
cũ.

16

Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C


NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu
nhỏ có trồng hoa sen. Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc
mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền
Tuệ. Vào năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt
vua lên tồ. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư
Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của
Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng
xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.
Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 Âm lịch, vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật.
Các nhà sư và nhân dân khắp Kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm
Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay
đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội
lớn.
Đến năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho sửa ngôi chùa và cho dựng trước
sân hai tháp lợp sứ trắng. Năm 1108, Nguyên phi Ỷ Lan sai bày tôi đúc một cái

chuông rất to, nặng den một vạn hai nghìn cân, đặt tên là "Giác thế chung" (Quả
chng thức tỉnh người đời). Đây được xem là một trong tứ đại khí - bốn cơng
trình lớn của Việt Nam thời đó - là: tháp Báo Thiên, chng Quy Điền, vạc Phổ
Minh và tượng Quỳnh Lâm. "Giác thế chung" đúc xong nặng quá không treo lên
được, để dưới mặt đất thì đánh khơng kêu. Người ta đành bỏ chng xuống một
thửa ruộng sâu bên chùa Nhất Trụ, ruộng này có nhiều rùa, do đó có tên la Quy
Điền chng (chng ruộng rùa). Đến thế kỷ 15, giặc Minh xâm lược, chiếm
thành Đông Quan (Hà Nội). Năm 1426 Lê Lợi đem nghĩa quân Lam Sơn ra đánh,
vây thành rất gấp. Quân Minh thiếu thốn vũ khí đạn dược, tướng Minh là Vương
Thông bèn sai người đem phá chuông Quy Điền lấy đồng. Qn Minh thua trận,
nhưng chng Quy Điền thì khơng cịn nữa.
Cạnh chùa Một Cột ngày nay cịn có một ngơi chùa có cổng tam quan, với
bức hồnh phi ba chữ "Diên hựu tự", ngun là cơng trình được dựng lần đầu tiên
17

Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C


NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

năm 1049, để mở rộng quy mô cho chùa Một Cột trong việc thờ cúng, tụng kinh
Phật và sinh hoạt của các tăng ni (trong quần thể chùa Diên Hựu lúc đó). Kiến
trúc cịn lưu đến hiện nay của cơng trình này có niên đại khoảng nửa đầu thế kỷ
18 (đợt trùng tu năm 1847), phụ vào với chùa Một Cột.
Chùa Một Cột ngày nay cùng chùa Diên Hựu hiện đại (tức là quần thể chùa
Diên Hựu xưa) được cơng nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia đợt đầu
tiên năm 1962.
Ngơi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để

thờ. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ
Linh Chiểu. Về sau, quy mơ chùa Một Cột chỉ cịn lại ngơi chùa nhỏ trên cột đá
như hình ảnh hiện nay. Thực dân Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho nổ mìn
phá chùa. Tuy nhiên, chùa đã được trùng tu cơ bản như trước.
Nói đến chùa Một Cột ngồi ý nghĩa tâm linh ta thì ta khơng thể khơng nói đến
kiến trúc độc đáo của quần thể khu di tích này. Đây là một cơng trình kiến trúc
sáng tạo kết hợp khơng gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp gồm điêu khắc đá,
hội hoạ, chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng văn hoá, nghệ thuật cao, tính
dân tộc đậm nét. Chùa đã bị huỷ hoại, xây dựng lại nhỏ hơn so với nguyên mẫu,
nhắc lại ở đây một thời đã có một cụm kiến trúc độc đáo.
Chùa xây chỉ có một gian gọi là Liên Hoa Đài (đài hoa sen), ta quen gọi là
chùa Một Cột có hình vng mỗi chiều 3m, mái cong dựng trên cột đá hình trụ
cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất) có đường kính là 1,2m. Trụ đá gồm 2 khối,
gắn rất khéo, thoạt nhìn như một khối đá liền. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một
Cột là tồn bộ ngơi chùa được đặt trên một cột đá.
Ở đây có sự kết hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy thi vị qua
hình tượng hoa sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ bằng hệ
thống móng giằng, đặc biệt là sử dụng các cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, vừa
18

Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C


NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

tạo thế vững chắc, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ như đường lượn của cánh sen,
thiếp lập sự hài hoà giữa mái và sàn bởi một đối xứng ảo.
Cùng với ao hình vng phía dưới có thể là biểu tượng cho đất (trời trịn,

đất vuông), ngôi chùa như vươn lên cái ý niệm cao cả: Lòng nhân ái soi tỏ thế
gian. Khối kiến trúc gỗ đá được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo
nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh lịch. Cảm giác thanh cao của kiến trúc
như chia xẻ, hoà đồng với trời nước, và màu xanh của cây lá khiến con người rũ
sạch ưu phiền, đạt tới sự trong sáng của tâm hồn.
Phía cạnh chùa, trước mặt các bạn đó là một cây bồ đề sum xuê từ đất
Phật, do tổng thống Rajendra Prasad tặng nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh qua
thăm Ấn Độ năm 1958.
Như các bạn biết, chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu
tượng của thủ đô Hà Nội, ngồi ra biểu tượng chùa Một Cột cịn được thấy ở mặt
sau đồng tiền kim loại 5000 đồng của Việt Nam.
Vào ngày 4 tháng 5 năm 2006 chùa Một Cột được ghi vào sách kỷ lục
Ghiness Việt Nam với danh hiệu “Ngơi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt
Nam”. Theo nhiều khách thập phương đến cầu phúc và thăm quan, nhất là những
du khách nước ngoài họ rất ấn tượng với kiến trúc của quần thể di tích có một
khơng hai này
Chùa Một Cột gắn liền với lịch sử của thủ đô Hà Nội, và từ lâu chùa Một
Cột cũng là biểu tượng của đất Thăng Long ngàn năm văn vật. Quần thể di tích
chùa Diên Hựu nằm trong khu di tích Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh – nơi thu hút
rất nhiều du khách gần xa đến tham quan, đây cũng là một điều kiện thuận lợi để
thêm nhiều người biết đến ngôi chùa đặc biệt này. Thế hệ mai sau cần gìn giữ
những di tích văn hóa mang ý nghĩa lịch sử bởi đây khơng chỉ đơn thuần là lưu
giữ những kiến trúc cổ mà còn liên quan đến vấn đề tâm linh tôn giáo của cả một
dân tộc.

19

Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C



NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Vâng, thưa các bạn Chúng ta vừa tham quan chùa Một Cột-Một ngôi chùa
tưởng như rất nhỏ bé mong manh, có lẽ cả thế giới chỉ Việt Nam mới có ngơi
chùa kiến trúc siêu nhỏ như vậy nhưng giá trị văn hóa, lịch sử vơ cùng to lớn, lại
trường tồn cùng dân tộc. Một ngôi chùa giữa hồ nước chỉ đủ chỗ cho mấy bát
hương, một pho tượng, không tường hào, không tháp chuông, không cổng tam
quan nhưng vẫn uy nghiêm trong tâm linh dân tộc
Vâng, thưa các bạn. trước mắt chung ta là Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bảo tàng được xây dựng theo nguyện vọng của nhân dân Việt Nam nhằm
tỏ lòng biết ơn và đời đời ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
quyết tâm học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, đoàn kết phấn đấu
xây dựng một nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh, hữu nghị và hoà bình với nhân dân thế giới
Bảo tàng được xây dựng theo nguyện vọng của nhân dân Việt Nam nhằm
tỏ lòng biết ơn và đời đời ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
quyết tâm học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, đoàn kết phấn đấu
xây dựng một nước Việt Nam hồ bình, thống nhất độc lập, dân chủ và giàu
mạnh, hữu nghị và hồ bình với nhân dân thế giới.
Với diện tích sử dụng hơn một vạn mét vuông, Bảo tàng Hồ Chí Minh có
kho bảo quản hiện vật đảm bảo mọi điều kiện kỹ thuật, có tầng trưng bầy, gian
triển lãm. Bảo tàng cịn có thư viện chun đề phục vụ cơng tác nghiên cứu về
Chủ tịch Hồ Chí Minh, có hội trường 400 chỗ ngồi để hội họp và chiếu phim tư
liệu về Bác Hồ. Hồ nước tròn nhân tạo có đường kính 18m với hịn non bộ bằng
đá thiên nhiên vùng Hoa Lư cao hơn 7m cạnh tòa nhà tạo thêm khung cảnh khu
bảo tàng thêm sống động gần gũi.
Mời các bạn , chúng ta vào bên trong.
20


Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C


NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Thưa các ban ,phần trưng bày của Bảo tàng rộng gần 4000m2 giới thiệu
hơn 2000 tài liệu, hiện vật, hình ảnh phản ánh cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, gắn liến với các sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam và thế
giới từ cuối thế kỷ thứ XIX đến nay. Tại Bảo tàng cịn có khu triển lãm, các kho
lưu trữ, thư viện chuyên đề, hội trường lớn, các hội trường vừa và nhỏ phục vụ
tham quan, nghiên cứu, sinh hoạt khoa học và văn hóa. Từ ngày mở cửa, Bảo
tàng đã đón hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan
Tầng trưng bầy của Bảo tàng Hồ Chí Minh gồm 3 khơng gian chính: gian
long trọng, phần trưng bầy tiểu sử và phần trưng bầy các
Và chung ta đang đứng ở đây chính là Gian long trọng (gian mở đầu) là
trung tâm của toà nhà, trang nghiêm và giản dị. Tại đây có bức tượng đồng tồn
thân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở tư thế đứng giơ tay như chào mọi người đến thǎm.
Bức tượng cao 3,5 mét, đặt trên bệ cao 60cm. Trên bức tường phía sau tượng là
những bức phù điêu, khắc hoạ truyền thống lịch sử và vǎn hoá của dân tộc Việt
Nam. Cây đa cổ thụ tượng trưng cho cội nguồn của dân tộc ViỆT Nam . Cịn mặt
trời phía sau tượng trưng cho tư tưởng Hồ Chí Minh – vĩ nhân thế giới . Thông
qua Người thế giướ đã biết đến Việt Nam, và thông qua Người Việt Nam đã biết
đến thế giới . Theo tư tưởng triết học phương Đơng ,trới trịn đất vng và các
bạn nhinnhinf thây phía trên tồn nhà la các chùm điện sáng kết trịn ở giữ ,và ở
phía dưới đây là các họa tiết về cây trái bốn mùa kết theo hình vng, tượng
trưng cho mảnh đất Việt Nam anh hùng, noiw đã sinh ra một vĩ nhân . Đó là Bác
Hồ kính u của chúng ta Phía bên tay trái các bạn là hình tượng ngựa Gióng,

tượng trưng cho truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta . chúng ta sẽ
thǎm phần trưng bầy tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh - Mở đầu cho phần trưng bầy
tiểu sử là bức bình phong chạm gỗ, bằng hình tượng nghệ thuật thể hiện câu nói
của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Các vua Hùng đã có cơng dựng nước". Đối xứng qua
21

Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C


NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

gian long trọng là bức bình phong thứ hai thể hiện tư tưởng "Bác cháu ta phải
cùng nhau giữ nước.
Gian mở đầu phần trưng bày có tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là nơi
tổ chức các nghi lễ trọng thể. Phần trưng bày tiểu sử gồm hơn 2000 tài liệu, hiện
vật, các phim tư liệu, các tác phẩm nghệ thuật được trình bày hệ thống giới thiệu
cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm đờng cứu dân
cứu nớc, lãnh đạo nhân dân Việt Nam phấn đấu vì độc lập, tự do, vì sự nghiệp
dân giàu nước mạnh và hồ bình hữu nghị giữa các dân tộc.
Phía bên phải phần tiểu sử là các tổ hợp khơng gian hình tượng mô tả đất
nước Việt Nam, những chặng đường đấu tranh và thắng lợi của nhân dân Việt
Nam gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bên trái phần tiểu sử là các gian chuyên đề về một số sự kiện lịch sử thế giới từ
cuối thế kỷ XIX đến nay, thông qua các tư liệu, các tác phẩm nghệ thuật và
phương tiện kỹ thuật giới thiệu những biến cố của thời đại tác động tới cuộc đời
hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thắng lợi của nhân dân Việt
Nam.
Bảo tàng Hồ Chí Minh cịn có tầng triển lãm các chun đề về Chủ tịch Hồ

Chí Minh, về hình ảnh của đất nước Việt Nam và các chuyên đề khác. Bảo tàng
có kho báu quản hiện vật, tư liệu, có thư viện, có các hội trường phục vụ thuận
lợi các hội nghị khoa học và các hoạt động.
Tiếp thu sự đổi mới trong trưng bầy bảo tàng, phần tiểu sử là một thể thống
nhất gồm: đai tiểu sử và các tổ hợp khơng gian hình tượng.
Đai tiểu sử trưng bày các tài liệu hiện vật phản ánh cuộc đời và sự nghiệp
cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm 8 chủ đề:
Chủ đề I (1890-1910) giới thiệu quê hương, gia đình và thời niên thiếu của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
22

Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C


NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Chủ đề II (1911-1920) giới thiệu con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh qua
nhiều nước, cuộc sống và quá trình nghiên cứu học tập tìm con đường giải phóng
dân tộc.
Chủ đề III (1920-1924) giới thiệu những hoạt động quốc tế của Chủ tịch
Hồ Chí Minh trên đất Pháp và Liên Xô, những cống hiến lý luận của Người về
vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Chủ đề IV (1924-1930) giới thiệu công lao truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ
chức nhằm sáng lập chính đảng của giai cấp cơng nhân Việt Nam.
Chủ đề V (1930-1945) giới thiệu hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh xây
dựng và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, sáng lập mặt trận Việt Minh và Việt
Nam tuyên truyền giải phóng quân, trực tiếp lãnh đạo thành công cuộc cách mạng
tháng Tám nǎm 1945, sáng lập nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đơng Nam

Á. Chủ đề cịn giới thiệu cuộc sống gian khổ của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc
Người bị giam cầm ở nhà tù đế quốc Anh ở Hồng Kông và nhà tù của Quốc dân
đảng ở Quảng Tây.
Chủ đề VI (1945-1954) giới thiệu hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh
cùng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thơng qua sách lược đúng đắn và tài
tình, xây dựng và củng cố chính quyền non trẻ, tiếp đó lãnh đạo nhân dân Việt
Nam tiến hành cuộc kháng chiến anh dũng và chính nghĩa chống thực dân Pháp
xâm lược.
Chủ đề VII (1954-1969) giới thiệu hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
nhiều mặt đồng thời xây dựng miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống
nhất nước nhà, xây dựng tình đồn kết hữu nghị hợp tác với các nước xã hội chủ
nghĩa anh em và bè bạn thế giới.
Chủ đề VIII kết thúc bằng sự kiện đau thương: những ngày cả nước để tang
Chủ tịch Hồ Chí Minh và thế giới chia sẻ nỗi đau buồn với nhân dân ta.
23

Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C


NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Chủ đề IX với tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp
của nhân dân Việt Nam, giới thiệu sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam
theo di huấn thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "đánh cho Mỹ cút, đánh cho
nguỵ nhào", giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp, cùng
nhau "đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc
lập, dân chủ và giàu mạnh".
Những tranh ảnh, tài liệu bút tích và hiện vật trên đai tiểu sử được gắn bó

chặt chẽ với giải pháp mỹ thuật đa dạng nhằm tǎng sức hấp dẫn và sự chú ý của
người xem.
Theo vành đai tiểu sử, mọi người còn được xem 8 phim tư liệu lịch sử giới
thiệu những hình ảnh sống động trên những chặng đường hoạt động của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
Kết thúc của mỗi chủ đề là những biểu tượng mỹ thuật gợi người xem suy
tư về ý nghĩa của từng giai đoạn lịch sử, đó cũng là những điểm ghi dấu những
mốc quan trọng cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của cách mạng Việt Nam:
tìm ra đường lối cứu nước nǎm 1920, Đảng Cộng sản ra đời nǎm 1930, đất nước
độc lập nǎm 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ oanh liệt nǎm 1954, những ngày
đau thương nǎm 1969. Giải phóng miền Nam nǎm 1975.
Các tổ hợp khơng gian hình tượng là một bộ phận khơng thể tách rời của
phần trưng bày tiểu sử.
Bằng hình tượng nghệ thuật khái qt, mang tính hồnh tráng và sự kết
hợp với hiện vật gốc, hiện vật mô phỏng, hiện vật có tính nghệ thuật đem lại cho
người xem những hiểu biết và cảm xúc về mảnh đất Việt Nam gắn liền với từng
giai đoạn hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong chu trình tham
quan, chúng ta gặp 6 tổ hợp khơng gian hình tượng.
- Q hương Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Xơ Viết Nghệ Tĩnh
24

Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C


NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

- Mảnh đất cách mạng (Pác Bó)

- Mảnh đất chiến đấu (1945-1954).
- Tang lễ (1969)
- Nước Việt Nam thống nhất
Trên tầng trưng bày cịn có phần các chuyên đề và đề mục mở rộng (gọi tắt
là các chuyên đề) những chuyên đề này được trưng bày ở 8 gian bao quanh phía
sau đai tiểu sử với nội dung sau:
Gian I: Tình hình thế giới và Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Gian II: Ý nghĩa của cách mạng Tháng Mười vĩ đại và ảnh hưởng đối với
cách mạng ViệtNam
Gian III: Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít
Gian IV: Sự hình thành và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế
giới.
Gian V: Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì hồ bình, độc lập dân tộc và tiến
bộ xã hội.
Gian VI: Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào cách mạng thế giới
Những chuyên đề trên giúp người xem hiểu biết thêm những phong trào và
sự kiện lớn của thế giới trên mỗi chặng đường hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
Ngồi ra cịn có 2 chun đề có tính chất thời sự:
Gian VII: Bác Hồ với thế hệ trẻ
Gian VIII: Nước Việt Nam ngày nay
Bảo tàng Hồ Chí Minh được khánh thành trong dịp kỷ niệm 100 nǎm ngày
sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh dấu kết quả lao động của cán bộ khoa học,
kỹ thuật, mỹ thuật của nhiều ngành, kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa Việt
Nam và Liên Xô, là biểu tượng cao đẹp của tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xơ.
25

Sinh viên : Bùi Thị Phương

Lớp: VHDL 15C



×