Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Mối quan hệ giữa nguyễn ánh và nguyễn du được thể hiện như thế nào trong truyện ngắn “vàng lửa” của nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.09 KB, 10 trang )

BÀI ĐIỀU KIỆN
Môn: Lịch sử văn học Việt Nam
Câu 1: Mối quan hệ giữa Nguyễn Ánh và Nguyễn Du được thể hiện
như thế nào trong truyện ngắn “Vàng Lửa” của Nguyễn Huy Thiệp?
Trả lời:
Vàng Lửa là một trong những truyện ngắn về đề tài lịch sử thành công
của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Truyện lấy bối cảnh triều nhà Nguyễn
dưới thời vua Gia Long. Truyện kể về những ngày tháng làm tùy tùng cho
vua Gia Long của một nhân vật người Pháp tên là Phăng. Thơng qua cái
nhìn của nhân vật này, tác giả đã xây dựng khái quát về đất nước ta dưới
thời đại đó, đồng thời cũng xây dựng lên hình tượng của hai nhân vật nổi
bật thời kỳ bấy giờ là vua Gia Long và nhà thơ lớn của dân tộc Nguyễn
Du.
Hai nhân vật với hai cương vị khác nhau, hai tính cách khác nhau
nhưng giữa họ vẫn có những mối liên hệ với nhau, đó chính là sự liên hệ
về vận mệnh đất nước và nhân dân. Vua Gia Long lúc này là người đứng
đầu, giữ trong tay vận mệnh quốc gia, dân tộc, còn Nguyễn Du đang giữ
chức quan tri huyện và là một nhà thơ. Qua lời kể của viên tùy tùng người
Pháp hình ảnh vua Gia Long và Nguyễn Du, hiện lên là hai nhân cách lớn
của dân tộc ta lúc bấy giờ. Vua Gia Long với cương vị của một người
nắm giữ vận mệnh đất nước, ơng được nhìn nhận là một người thấu hiểu
tất cả về vận mệnh của mình, cũng như số phận của đất nước và ơng biết
mình phải làm gì. Cịn Nguyễn Du được miêu tả là một nhà thơ làm chính
trị, ơng có nhân cách và tình thương với nhân dân.
Nếu vua Gia Long lấy sự ích kỉ của một vị vua để chèo lái con tàu
đất nước theo đúng quỹ đạo tự nhiên, và duy trì nó trước các thế lực, thì
Nguyễn Du lại hịa mình với từng nỗi đau của mỗi ca nhân, ông thông
1


cảm với từng phận người. Hai con người, với hai cương vị khác nhau, sức


ảnh hưởng cũng khác nhau với dân tộc, đã được nhà văn Nguyễn Huy
Thiệp khắc họa một cách đặc sắc với một cách nhìn mới đầy mới mẻ.
Câu 2: Cảm nhận của anh(chị) khi đọc tiểu thuyết “Thiên thần
sám hối của nhà văn Tạ Duy Anh”.
Trả lời:
Tiểu thuyết Thiên thần sám hối của nhà văn Tạ Duy Anh tuy là một
tác phẩm ngắn, nhưng lại là một tác phẩm đầy sức ám ảnh. Khi đọc từng
trang của tác phẩm người đọc khơng khỏi thấy rùng mình với từng câu
chuyện mà các nhân vật trong nó đó kể lại. Có thể nói đây là một tác
phẩm văn học đương đại phản anh một cách chân thực về thực tại xã hội
bây giờ.
Với một câu chuyện mang nhiều màu sắc hư ảo, pha lẫn hiện thực
cuộc sống, Thiên thần sám hối kể về những câu truyện mà một đứa bé
trong bụng mẹ nghe được trong phòng chờ đẻ, sau đó là quyết định có ra
đời hay khơng của đứa bé. Khi đọc Thiên thần sám hối điều ám ảnh
người đọc chính là những thực tại tàn khốc mà những đứa trẻ phải đón
nhận khi chúng đươc hình thành và ra đời. Điều khiến ta thấy bị ám ảnh
nhất chính là những câu chuyện ấy phần nhiều được chính những người
mẹ của chúng thuật lại. Từng câu chuyện, từng số phận hiện ra với những
giọng kể lạnh lùng vô tâm của những người mẹ khi nói về đứa con của
mình, đã khiến một đứa trẻ sắp ra đời phải phân vân trước số phận của
mình.
Người ta vẫn nói trẻ em là búp trên cành, câu nói ấy thể hiện sự nâng
niu, yêu mến, che chở với những đứa bé, những người đại diện cho tương
lại con người. Đó là những tình cảm cao đẹp đã được lưu chuyền từ xa
xưa đến tận bây giờ. Vậy mà khi đọc Thiên thần sám hối ta lại thấy những

2



điều hoàn toàn ngược lại, những sự thật tàn khốc đầy đau lịng về cách
người ta đối sử với chính những đứa bé thiên thần.
Ngay cả người trưởng thành khi nghe những điều nhận xét khơng
thiện ý về mình cũng sẽ đầy lo lắng và hoài nghi, vây mà với một thai nhi
bé nhỏ đang chờ ngày chào đời sẽ ra sao. Sự tàn nhẫn của cuộc đời cứ
từng lúc được bày ra trước một linh hồn trong sáng, chắc chắn khiến nó
hoang mang và sợ hãi nếu nó được nghe và hiểu được những điều đó.
Trong tác phẩm đứa bé đã quyết định tiếp tục cuộn mình trong nơi an
tồn để tìm hiểu thêm về những gì sẽ đón nhận nó ở thế giới bên ngồi.
Rồi từng người một những người đàn bà, những người mẹ tàn nhẫn kể lại
những câu chuyện về cách họ cảm nhận và đối sử với đứa con của mình.
Có những người mẹ trẻ và độc ác đến mức uống thuốc phá thai rồi tự tay
kéo đứt một nửa đứa con mình khi nó chui ra, điều này thật đáng sợ. Hay
là những hành động của bà mẹ tưởng như vô tư, chất phác lại không rơi
một giọt lệ nào cho bốn bào thai dị dạng của mình, rồi vui mừng nhận
những đồng tiền để người ta dùng các bào thai ấy vào việc khác, thật
khiến người đọc sợ hãi. Những bào thai bị ruồng bỏ một cách tàn nhẫn
trong những câu chuyện của chính mẹ chúng đã tác động mạnh mẽ đến
người đọc, khiến ta phải suy tư về nhân cách con người và cuộc sống.
Ai trong chúng ta cũng từng là một bào thai chín tháng mười ngày
nằm trong bụng mẹ, rồi khi trưởng thành cũng sẽ là một người cha hoặc
người mẹ, bởi vậy khi đọc những câu chuyện về số phận của những bào
thai bị chối bỏ sẽ đều cảm thấy xót xa và hoang mang trước cuộc sống
thực tại quá tàn khốc.
Trong tác phẩm có những người cha người mẹ, họ là những cặp đơi
u đương và thích thú hưởng thụ đam mê thể xác nhưng lại vô cùng ích
kỉ khi chối bỏ chách nhiệm về những hành động của mình. Nhưng cũng
có những cặp đơi là vợ chồng cũng khơng hề mong muốn có con họ coi
đứa con ấy giết chết tình yêu và muốn ruồng bỏ chúng. Những bào thai
3



vơ tội đáng thương, bị chính cha mẹ chúng đối sử một cách tàn nhẫn thực
sự khiến người ta xót xa.
Nếu đọc những tác phẩm về tình mẫu tử trước đây như "Một con
người ra đời" của nhà văn Nga M.Gorki, Mẹ Điên ( Trung Quốc)...ta sẽ
thấy tình cảm mà người mẹ dành cho những đứa con của họ thật thiêng
liêng, cao đẹp, trong đó những đứa trẻ được chờ đón và nâng niu, chúng
là những thiên thần thực sự được yêu chiều. Còn trong Thiên thần sám
hối, số phận những đứa trẻ được tác giả miêu tả thật tàn khốc. Ngay từ
khi chúng mới hình thành trong bụng chúng đã không hề được mong đợi,
là gánh nặng cho mẹ chúng: "Em mang con anh ta trong bụng chẳng khác
gì mang cục đá, mang cái nghiệp chướng. Em chẳng có tình cảm gì với
nó sât. Gía nó chết ngạt trong đó thì càng mừng. Ra đi mày. Tao khơng ăn
vạ bố mày thì thơi chứ mày có quyền gì ăn vạ tao.." Những lời lẽ độc địa
vơ tình tưởng như nói với một thứ tội nợ lại được một người mẹ nói với
chính bào thai trong bụng mình thật khiến người đọc cảm thấy sợ hãi.
Những chi tiết trong tiểu thuyết đã tố cáo thực tại xã hội, sự tha hóa về
nhân cách của con người thời đại. Ngay cả những tình cảm thiêng liêng
nhất của con người cũng bị mất đi và thế vào đó là những tính tốn ích kỉ
tàn nhẫn của con người. Với một thực tại như thế, đứa trẻ trong tiểu
thuyết đã không muốn ra đời để khơng phải đối mặt với những gì mà xã
hội bên ngồi chờ đợi nó. Sự sinh sơi của một đứa trẻ ngồi mục đích duy
trì nịi giống cịn là sự kết tinh từ tình cảm của hai con người yêu thương
nhau. Nhưng chính những người cha người mẹ trong tác phẩm lại khơng
muốn con mình ra đời, chi tiết này thể hiện sâu sắc tính cách ích kỉ của
con người thời đại.
Trong tác phẩm cịn có những bào thai khơng được ra đời vì những lỗi
lầm của cha mẹ chúng gây ra trước đây. Như trường hợp ba bào thai của
người phụ nữ có chồng là kẻ giết người. Những bào thai vô tội của chị ta

lần lượt bị chết trong bụng mẹ khi sắp chào đời, những bào thai vô tội ấy
4


được coi là phải hứng chịu những quả báo mà cha chúng gây ra. Với chi
tiết này tác giả khai thác khía canh tâm linh của con người trong đời sống
ứng với câu "ác giả ác báo" mà dân gian vẫn nói. Qua đó tác phẩm đã
cảnh tỉnh chúng ta về cách sống và những hành động của mình trong cuộc
sống sẽ mang lại gì cho ta.
Một tác phẩm đầy rẫy những chi tiết u ám đáng sợ khiến người đọc
phải suy nghĩ về nó, nhưng nếu chỉ có vậy tác phẩm đã không gây được
nhiều quan tâm của dư luận khi ra đời đến vậy. Tác giả đã dùng những
câu chuyện đáng sợ của mình để khơi gợi trong lịng người đọc tình u
cuộc sống, để ta thấy răng cuộc đời có thế nào cũng xứng đáng để ta ra
đời. Chi tiết đứa bé quyết định ra đời ở cuối chuyện và được người cha
đón nhận trong nước mắt đã chứng minh điều đó.
Thiên thần sám hối là cuốn tiểu thuyết chỉ với hơn trăm trang nhưng
chứa đựng cả một thế giới u ám và đáng sợ khiến những tâm hồn tróng
sáng nhất phải e sợ và khơng thơi suy nghĩ về nó. Bằng tài năng và sự
nhạy cảm với thực tế cuộc sống nhà văn Tạ Duy Anh đã sáng tạo nên một
tác phẩm đầy sức ám ảnh về tình cảm con người trong thời hiện đại.
Những chi tiết đầy ám ảnh trong tiểu thuyết thực sự đã xuất hiện nhiều
trong tực tế cuộc sống ngày nay, chúng khiến ta giật mình và suy nghĩ về
chúng. Với những thơng điệp chứa đựng trong nó tác phẩm là tiếng
chng cảnh tỉnh về nhân cách con người trong thời đại ngày nay, và là
bài ca ca ngợi tình yêu thương với con trẻ và tình yêu cuộc sống.

5



6


7


8


9


10



×