Tiểu luận triết học
"Mối quan hệ giữa
nội dung và hình
thức được biểu
hiện trên sản
phẩm áo sơ mi"
1
Mục lục
Ti u lu n tri t h c "M i quan h gi a n i dung v hình th c c bi u ể ậ ế ọ ố ệ ữ ộ à ứ đượ ể
hi n trên s n ph m áo s mi"ệ ả ẩ ơ .............................................................................1
M c l cụ ụ ................................................................................................................2
LỜI NÓI ĐẦU
2
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về may mặc của con người càng cao. Do đó,
trên thị trường quần áo đang chiếm vị trí quan trọng. Trong nhiều loại quần áo đó thì trang
phục hiện nay được các quý ông chú ý nhiều nhất chính là chiếc "áo sơ mi". Hàng mấy chục
năm nay, ta cảm tưởng như chiếc áo sơ mi và quần tây với kiểu cổ bẻ, khuy cài măng séc, ủi
là thẳng rất truyền thống. Nhưng trên thực tế xu hướng tiêu dùng hiện đại với những nhãn
hiệu quần áo Việt Nam và quốc tế đã tác động mạnh đến thói quen mặc áo sơ mi.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin dựa vào cặp phạm trù nội dung - hình thức để
phân tích.
Nói về vấn đề này trước hết chúng ta phải đề cập đến mối quan hệ giữa nội dung và
hình thức được biểu hiện trên sản phẩm áo sơ mi. Cụ thể:
+ Nội dung và hình thức thống nhất nhau: Vải đẹp tinh sảo thì chiếc áo sơ mi sẽ có
kiểu dáng mẫu mã đẹp.
+ Nội dung giữ vao trò quyết định hình thức.
+ Hình thức tác động trở lại nội dung.
Do đây là lần đầu tiên viết tiểu luận nên sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em mong
thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến cho em.
Hướng triển khai của bài tiểu luận:
Phần I: Lời nói đầu.
Phần II: Nội dung.
I. Cơ sở lý luận.
1. Cặp phạm trù nội dung hình thức
2. Mối quan hệ giữa nội dung, hình thức
II. Thực trạng
1. Nhu cầu làm đẹp của con người
2. Các loại áo sơ mi từ nước ngoài đang tràn ngập vào thị trường và đang đợc ưa
chuộng.
3. Các nhà sản xuất quan tâm nhiều hơn đến hình thức ít quan tâm đến nội dung.
III. Kiến nghị, vấn đề bức xúc
3
1. Nâng cao chất lượng sản phẩm
2. Phù hợp giữa nội dung và hình thức
3. Quá trình sản xuất
4. Quá trình bán hàng
Phần III. Kết luận.
4
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Cặp phạm trù nội dung - hình thức
Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, nhưng quá trình tạo nên sự vật.
Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật và hệ thóng các mối liên hệ
tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
2. Mối quan hệ giữa nội dung - hình thức
Trước hết nội dung và hình thức có sự thống nhất với nhau. Nội dung của chiếc áo sơ
mi chính là các loại vải, vải catton, lụa, kaki, lon xước… Còn hình thức chính là các kiểu
dáng, mẫu mã, màu sắc. Do đó, nếu các loại vải khác nhau thì kiểu dáng của chiếc áo sơ mi
cũng khác nhau.
Những biểu hiện trên thì mỗi chúng ta đều có thể nhận ra. Qua đó ta có thể thấy nội
dung và hình thức gắn bó chặt chẽ với nhau. Không có hình thức nào tồn tại thuần tuý không
chứa đựng nội dung, ngược lại, cũng không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình
thức xác định. Nội dung nào có hình thức đó.
Cụ thể, nội dung được thể hiện dưới hình thức:
Vải có chất lượng tốt, được làm từ những loại sợi cao cấp như sợi thiên nhiên, sợi
polime, sợi tổng hợp, những loại sợi này được tinh chế, sàng lọc cẩn thận. Điều đó tất nhiên
sẽ cho ra đời một chiếc áo sơ mi đẹp, kiểu dáng sang trọng. Mặc những chiếc áo sơ mi này
sẽ đem lại một sự thoải mái, trang trọng, lịch thiệp tôn thêm vẻ đẹp cũng như phong thái
cách của phái mày râu.
Không những thế, hình thức lại được thể hiện dưới nội dung. Nếu nhìn những chiếc
áo sơ mi sang trọng kiểu cách với nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau thì chắc chắn chiếc
áo ấy phải được làm từ những loại vải tốt, chất lượng cao. Khi sử dụng áo sẽ không bị nhăn,
không bị phai màu khi giặt, tạo một cảm giác mát mẻ, thoải mái trong mùa hè. Đồng thời với
kiểu dáng sang trọng rất phù hợp với các quý ông khi tham gia các cuộc hội họp, hội thảo,
dạ hội. Nó tạo nên một phong cách trẻ trung, mạnh mẽ cho họ.
Như vậy nội dung và hình thức có sự thống nhất với nhau. Nhưng không phải vì thế
mà lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau. Không phải một nội dung bao giờ
cũng chỉ được thể hiện ra một trong hình thức nhất định và không phải một hình thức chỉ
5