Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu thử nghiệm vắc xin đa giá nhũ dầu phòng bệnh viêm phổi do vi khuẩn actinobacillus pleuropneumoniae, pasteurella multocida và streptococcus suis gây ra ở lợn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ QUỲNH ÁNH
NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM VẮC XIN ĐA GIÁ
NHŨ DẦU PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI DO VI KHUẨN
ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE, PASTEURELLA
MULTOCIDA VÀ STREPTOCOCCUS SUIS GÂY RA Ở LỢN
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ QUỲNH ÁNH
NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM VẮC XIN ĐA GIÁ
NHŨ DẦU PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI DO VI KHUẨN
ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE, PASTEURELLA
MULTOCIDA VÀ STREPTOCOCCUS SUIS GÂY RA Ở LỢN
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 8.64.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y


Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐỨC HẠNH

THÁI NGUYÊN – 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và đã được sự đồng ý, cho phép sử dụng số liệu nghiên cứu
để hoàn thành luận văn cao học của PGS. TS. Cù Hữu Phú.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn. Các
thơng tin, tài liệu trình bày trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 06 tháng 8 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Quỳnh Ánh


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập và nghiên cứu, đến nay tơi đã hồn thành chương trình
khố học với luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Thú y về đề tài “Nghiên cứu thử
nghiệm vắc xin đa giá nhũ dầu phòng bệnh viêm phổi do vi khuẩn Actinobacillus
pleuropneumoniae, Pasteurella multocida và Streptococcus suis gây ra ở lợn tại
tỉnh Thái Nguyên”.Để hồn thành khố học và cơng trìnhnghiên cứu này, tơi đã
nhận được sự dạy bảo tận tình và định hướng của giảng viên hướng dẫn TS Trần
Đức Hạnh và sự giúp đỡ của PGS. TS. Cù Hữu Phú. Sự quan tâm giúp đỡ và tạo

mọi điều kiện thuận lợi của tập thể giảng viên khoa Chăn ni Thú y, Phịng
Đào tạo - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên; Công ty Cổ phần thuốc thú y
Đức Hạnh Marphavet.
Nhân dịp này cho phép tơi được trân trọng bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc về sự
giúp đỡ tận tình, quý báu đó.
Tơi xin trân trọng bày tỏ lịng biết ơn hội đồng chấm luận văn đã giúp đỡ và
cho phép tôi được bảo vệ bản luận văn này.
Tôi xin được cảm ơn Ban Lãnh đạo đơn vị, bạn bè, đồng nghiệp, người
thân và gia đình đã động viên, tạo điều kiện về thời gian, về vật chất và tinh
thần để tôi hồn thành tốt khố học.

Thái Ngun, ngày 06 tháng 8 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Quỳnh Ánh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ...................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. x
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tế .......................................................................... 2

3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tế ........................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi lợn ......... 3
1.1.1. Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae ........................................... 3
1.1.2. Bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn do A. pleuropneumoniae ................. 9
1.1.3. Tình hình nghiên cứu vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae và
bệnh viêm phổi lợn do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra ..... 9
1.2. Vi khuẩn P. multocida và bệnh viêm phổi ở lợn do P. multocida gây ra.12
1.2.1. Vi khuẩn P. multocida........................................................................... 12
1.2.2. Bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn P. multocida .................................. 16
1.2.3. Tình hình nghiên cứu vi khuẩn P. multocida và bệnh viêm phổi lợn do
vi khuẩn P. multocida gây ra.....................................................................22
1.3. Vi khuẩn S. suis và bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn S. suis gây ra…. 22
1.3.1. Vi khuẩn S. suis ..................................................................................... 22
1.3.2. Bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn S. suis............................................. 22


iv

1.1.2. Tình hình nghiên cứu vi khuẩn S. suis và bệnh viêm phổi lợn do vi
khuẩn S. sui gây ra.....................................................................................29
Chương 2. NỘI DUNG, NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 30
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 30
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 30
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 30
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30
2.3.1. Mơi trường, hóa chất dùng trong nghiên cứu chế tạo vắc xin đa giá nhũ

dầu phòng viêm phổi ở lợn.............................................................................. 31
2.3.2. Động vật thí nghiệm .............................................................................. 31
2.3.3. Máy móc, dụng cụ thí nghiệm .............................................................. 31
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31
2.4.1. Phương pháp xác định số lượng vi khuẩn ............................................. 31
2.4.4. Phương pháp chế tạo vắc xin phòng bệnh viêm phổi cho lợn .............. 32
2.4.5. Phương pháp nghiên cứu đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của
đàn lợn sau tiêm phòng vắc xin đa giá nhũ dầu phòng bệnh viêm phổi ở lợn do
vi khuẩn A. pleuropneumoniae; P. multocida và S. suis ................................. 33
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 37
2.5.1. Các phương pháp đo lường trong dịch tễ .............................................. 37
2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 38
3.1. Kết quả xác định độc lực các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P.
multocida và S. suis phân lập được; chọn chủng vi khuẩn chế tạo vắc xin thử
nghiệm. ............................................................................................................ 38
3.1.1. Kết quả xác định độc lực các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae
phân lập được .................................................................................................. 38


v

3.1.2. Kết quả xác định độc lực của các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập
được. ................................................................................................................ 40
3.1.3. Kết quả xác định độc lực của các chủng vi khuẩn S.suis phân lập được
45
3.2. Kết quả chế tạo vắc xin thử nghiệm phòng bệnh viêm phổi cho lợn .......... 45
3.2.1. Chọn giống vi khuẩn chế tạo vắc xin thử nghiệm .................................. 45
3.2.2. Kết quả chế tạo vắc xin thử nghiệm phòng viêm phổi cho lợn ............ 46
3.3. Kết quả xác định độ dài miễn dịch và hiệu lực của vắc xin thử nghiệm ở

lợn nuôi tại tỉnh Thái Nguyên ......................................................................... 57
3.3.1. Kết quả xác định độ dài miễn dịch của vắc xin thử nghiệm ..................... 57
3.3.2. Kết quả xác định hiệu lực của vắc xin thử nghiệm ở lợn nuôi tại tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................................... 68
KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ................................................................................... 71
1. Kết luận ....................................................................................................... 71
2. Đề nghị ........................................................................................................ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 73
PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................... 1


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
ADN

: Acid Deoxyribonucleic

AGID

: Agargel Immuno Diffuse

A. pleuropneumoniae : Actinobaccillus pleuroneumoniae
Apx

: Apx - Toxins

BHI

: Brain Heart Infusion


Bp

: Base pair

CAMP

: Chiristie - Atkinson - Munch - Peterson

CFU

: Colony Forming Unit

CPS

: Capsule polysaccharide

Cs

: Cộng sự

DNT

: Dermanecrotic toxin

ELISA

: Enzyme - linked Immuno sorbant assay

H. pleuropneumoniae : Haemophilus pleuropneumoniae

HIP

: Acid hippuric

HLTP

: Hiệu lực tiêm phòng

IHA

: Indirect Haemagglutination test

LPS

: Lypopolysaccaride

LD

: Lethal dose

MR

: Methyl red

NAD

: Nicotinamide Adenine Dinucleotide

OMPs


: Outer membrane proteins

PBS

: Phosphat buffer solution

PCR

: Polymerase Chain Reaction

PPLO

: Pleuropneumonia - like organism

P. multocida

: Pasteurella multocida

RR

: Relative Risk


vii

Sta. aureus

: Staphylococcus aureus

S. suis


: Streptococcus suis

TYE

: Tryptone Yeast Extract Broth

TSA

: Tryptic Soya Agar

TSB

: Tryptone soya broth

VP

: Voges Prokauer

YE

: Yeast Extract


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng vi khuẩn A.
pleuropneumoniae phân lập được ................................................................... 39
Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng vi khuẩn P. multocida phân

lập được ........................................................................................................... 41
Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng vi khuẩn S. suis phân lập
được ................................................................................................................. 42
Bảng 3.4: Các chủng vi khuẩn được chọn để chế tạo vắc xin thử nghiệm........... 45
Bảng 3.5: Kết quả đếm số lượng vi khuẩn có trong canh trùng ..................... 47
chế tạo vắc xin thử nghiệm ............................................................................. 47
Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra thuần khiết của 3 lô canh trùng.......................... 48
sử dụng chế tạo vắc xin thử nghiệm................................................................ 48
Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra vô trùng 3 lô vắc xin chế tạo thử nghiệm ............ 49
Bảng 3.8: Kết quả kiểm tra an toàn của vắc xin thử nghiệm trên chuột bạch 50
Bảng 3.9: Kết quả xác định hiệu lực của vắc xin thử nghiệm trên chuột bạch
khi công cường độc vi khuẩn A. pleuropneumoniae ..................................... 51
Bảng 3.10: Kết quả xác định hiệu lực của vắc xin thử nghiệm trên chuột bạch
khi công cường độc vi khuẩn P. multocida .................................................... 52
Bảng 3.11: Kết quả xác định hiệu lực của vắc xin thử nghiệm trên chuột bạch
khi công cường độc vi khuẩn S. suis serotype 2 ............................................. 53
Bảng 3.12: Kết quả xác định hiệu lực của vắc xin thử nghiệm trên lợn ......... 56
bằng phương pháp công cường độc ................................................................ 56
Bảng 3.13: Kết quả xác định hiệu giá kháng thể có trong máu lợn ................ 59
được tiêm vắc xin thử nghiệm sau một tháng ................................................. 59
Bảng 3.14: Kết quả xác định hiệu giá kháng thể có trong máu lợn ................ 60
được tiêm vắc xin thử nghiệm sau hai tháng .................................................. 60


ix

Bảng 3.15: Kết quả xác định hiệu giá kháng thể trong máu lợn thí nghiệm
được tiêm vắc xin thử nghiệm sau ba tháng.................................................... 62
Bảng 3.16: Kết quả xác định hiệu giá kháng thể trong máu lợn thí nghiệm
được tiêm vắc xin thử nghiệm sau bốn tháng ................................................. 64

Bảng 3.17: Kết quả xác định hiệu giá kháng thể trong máu lợn thí nghiệm
được tiêm Vắc xin thử nghiệm sau năm tháng ............................................... 66
Bảng 3.18: Kết quả xác định tỷ lệ lợn mắc viêm phổi ở vùng tiêm và vùng
không tiêm vắc xin thử nghiệm....................................................................... 68
Bảng 3.19: Nguy cơ lợn mắc viêm phổi do không tiêm vắc xin thử nghiệm so
sánh giữa nhóm lợn được tiêm và nhóm lợn khơng tiêm ............................... 69


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả xác định hiệu giá kháng thể trong máu lợn
thí nghiệm được tiêm vắc xin thử nghiệm sau ba tháng ................................. 63
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh kết quả xác định hiệu giá kháng thể trong máu lợn
thí nghiệm được tiêm vắc xin thử nghiệm sau bốn tháng..........................65
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh kết quả xác định hiệu giá kháng thể trong máu lợn
thí nghiệm được tiêm vắc xin thử nghiệm sau năm tháng .............................. 67


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để đưa chăn ni trở thành ngành sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu
thịt, sữa, trứng, nhất là thịt lợn xuất khẩu. Trong những năm gần đây Nhà
Nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn đã có những chính sách để
đưa ngành chăn ni của nước ta nói chung, ngành chăn ni lợn nói riêng
từng bước phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành sản xuất quan trọng, chiếm tỷ
trọng đáng kể trong xuất khẩu các sản phẩm chăn ni và góp phần xóa đói
giảm nghèo. Tuy nhiên, dịch bệnh ở lợn cũng phát triển và có nhiều diễn biến

đa dạng, phức tạp đã gây nhiều thiệt hại cho các hộ chăn nuôi lợn, làm giảm
hiệu quả, thu nhập kinh tế. Việc tạo ra một mơi trường chăn ni an tồn và
sạch bệnh là vấn đề vô cùng cần thiết để tang về cả năng suất và chất lượng
sản phẩm từ lợn thịt.
Ngồi những bệnh truyền nhiễm thì bệnh viêm phổi màng phổi là bệnh
gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho ngành chăn nuôi lợn. Bệnh lây lan nhanh, tác
động kéo dài đối với cơ thể lợn. Bệnh tồn tại rất lâu trong cơ thể lợn cũng như
ngồi mơi trường. Ngồi việc phịng trị rất khó khăn, khi lợn bị nhiễm bệnh
chi phí điều trị lớn, thời gian và liệu trình điều trị kéo dài.
Bệnh viêm phổi màng phổi đã và đang tồn tại trên khắp các tỉnh thành
trong cả nước, đặc biệt là những nơi chăn ni tập trung có điều kiện chăn
ni cịn thấp kém.
Hiện nay tại Việt Nam chưa có loại vắc xin viêm phổi đa giá phịng
bệnh cho lợn được chế tạo gồm cả 3 loại vi khuẩn A.pleuropneumoniae, S.suis
và P.multocida gây ra sử dụng chất bổ trợ nhũ dầu. Vắc xin đa giá nhũ dầu sẽ
tăng hiệu lực phòng bệnh của vắc xin, đặc biệt là thời gian miễn dịch của vắc
xin được kéo dài hơn nhiều. Chính vì vậy việc nghiên cứu chế tạo vắc xin đa
giá vơ hoạt nhũ dầu phịng bệnh viêm phổi cho lợn từ 3 vi khuẩn


2

A.pleuropneumoniae, S. suis và P. multocida là vấn đề đòi hỏi cần thiết hiện
nay của sản xuất.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn, đáp ứng cơ sở khoa học cho việc
phòng chống bệnh viêm phổi ở lợn, đánh giá được hiệu lực phòng bệnh của
vắc xin sản xuất trên lợn, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:
“Nghiên cứu thử nghiệm vắc xin đa giá nhũ dầu phòng bệnh viêm
phổi do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida
và Streptococcus suis gây ra ở lợn tại tỉnh Thái Nguyên”.

2. Mục tiêu của đề tài
- Tuyển chọn chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và
S. suis sử dụng chế tạo thử nghiệm vắc xin đa giá nhũ dầu phòng bệnh
viêm phổi cho lợn.
- Xác định hiệu lực của vắc xin đa giá phòng bệnh viêm phổi ở lợn do vi
khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis gây ra tại tỉnh Thái
Nguyên.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tế
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu thử nghiệm vắc xin đa giá nhũ dầu từ các chủng vi
khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis phân lập được.
- Xác định hiệu lực của vắc xin đa giá nhũ dầu lần đầu tiên được nghiên
cứu chế tạo và thử nghiệm trong thực tế là cơ sở khoa học để xây dựng các
biện pháp phòng bệnh viêm phổi hiệu quả cho đàn lợn.
3.2. Ý nghĩa thực tế
Sử dụng vắc xin đa giá nhũ dầu tiêm phòng cho đàn lợn ni tại tỉnh
Thái Ngun góp phần giảm tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm phổi và tăng hiệu quả,
thu nhập cho người chăn nuôi.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi lợn do
vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra.
1.1.1. Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae
Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae thuộc họ Pasteurellae, thuộc
giống Actinobacillus, trước đây cịn có tên là Haemophilus parahaemolyticus
hay Haemophilus pleuropneumoniae. A. pleuropneumoniae đã được xác định

là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phổi - màng phổi truyền nhiễm ở
lợn, là vi khuẩn có dạng cầu trực khuẩn nhỏ, bắt màu gram âm, kích thước
khoảng 0,3 - 0,5 x 0,6 - 1,4 µm. Vi khuẩn khơng di động, khơng sinh nha bào,
có khả năng hình thành giáp mơ ( một số chủng khơng có giáp mơ cũng đã
được quan sát thấy). Quan sát dưới kính hiển vi điện tử thấy vi khuẩn có
nhung mao với kích thước 0,5 - 2 x 60 - 450 nm. Loại có vỏ (capsule) là
polysaccharide được tìm thấy ở hầu hết các serotype của vi khuẩn A.
Pleuropneumoniae (loại khơng có vỏ thì ít tìm thấy hơn).
1.1.1.1. Đặc tính sinh hóa
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae có khả năng lên men đường glucose,
xylose, mannitol, mannose, sucrose và không lên men đường arabinose,
lactose, raffinose, sorbitol. Nghiên cứu đặc tính sinh hóa cho thấy vi khuẩn A.
pleuropneumoniae có phản ứng urease và oxidase dương tính; phản ứng
cAMP dương tính hoặc âm tính (tùy thuộc vào serotype của vi khuẩn); phản
ứng âm tính với sinh Indol; phản ứng catalase âm tính, một số chủng cho phản
ứng dương tính nhẹ (tùy thuộc vào serotype của vi khuẩn); không mọc trên
thạch MacConkey (Moller và cs, 1996).
1.1.1.2. Cấu trúc kháng nguyên
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae được chia thành 2 biotype chính dựa trên
nhu cầu cần sử dụng NAD (Nicotinamide Adenine Dinucleotide) hay còn gọi
là yếu tố V cho quá trình sinh trưởng của vi khuẩn. Biotype 1 cần có NAD,
cịn biotype 2 thì khơng địi hỏi NAD trong q trình ni cấy, song vẫn cần


4

có các pyridine nucleotid đặc hiệu hoặc các chất tiền thân của pyridine
nucleotid cho quá trình tổng hợp NAD. Biotype 1 có độc lực cao hơn biotype
2. Biotype 1 có 12 serotype khác nhau dựa trên sự khác nhau của capsule
polysaccharide (CPS) và của lipopolysaccharide (LPS) thành tế bào. Ở

biotype 2 có serotype 2; 4; 7 và 9 có chung nhóm quyết định kháng nguyên
như biotype 1. Trong những năm gần đây, serotype 13 và 14 thuộc biotype 2
được phát hiện và được mơ tả có kháng ngun khác với biotype 1 (Nielsen
và cs, 1997).
1.1.1.3. Các yếu tố độc lực
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy độc lực ở các serotype khác nhau của vi
khuẩn A. pleuropneumoniae phần lớn được quyết định bởi các ngoại độc tố
mà chúng sản sinh ra (Devenish và cs, 1990; (Frey và Bosse , 1993)
Polysaccharide vỏ, lipopolysaccharide, protein màng, protein thu nhận sắt,
yếu tố bám dính, ngoại độc tố và một vài loại enzym có liên quan cũng đóng
vai trị quan trọng đối với độc lực của vi khuẩn A. pleuropneumoniae. Hiểu
biết về thành phần và cấu trúc kháng nguyên chủ yếu liên quan đến độc tính,
độc lực của vi khuẩn sẽ cung cấp các thơng tin quan trọng, là cơ sở khoa học
cho việc phát triển kỹ thuật chẩn đoán huyết thanh đặc hiệu cũng như chế
tạo vắc xin.
- Vai trò của ngoại độc tố (Exotoxin): Mức độ độc lực khác nhau của các
serotype vi khuẩn A. pleuropneumoniae phần lớn do ngoại độc tố (Apx) sản
sinh từ vi khuẩn và đóng vai trị chính trong quá trình gây bệnh cho lợn. Các
nhà khoa học đã xác định độc lực của vi khuẩn A. pleuropneumoniae có liên
quan đến bốn loại protein độc tố. Các độc tố này được xếp vào nhóm RTXtoxin và đặt tên là độc tố Apx, bao gồm ApxI, ApxII, ApxIII (Frey và Bosse,
1993); Cho và Chae, 2001). Tính độc của mỗi loại độc tố này có thể thay đổi
và phụ thuộc vào các serotype khác nhau của vi khuẩn A. Pleuropneumoniae.
+ ApxII là độc tố làm tan huyết, gây dung giải tế bào ở mức độ trung bình
và có trọng lượng phân tử khoảng 103 -105 kDa (Frey và Nicolet, 1988).
Trước đây ApxII được gọi là HlyII, ClyII hay CytII (Frey và Nicolet, 1990).
Tất cả các serotype của A. pleuropneumoniae đều tiết ApxII, ngoại trừ serotype
10 và 14 (Kamp và cs, 1994; Rayamajhi và cs, 2005).


5


Operon mã hóa ApxII chỉ chứa các gen apxIICA và thiếu các gen bài tiết
tương ứng. Sự tiết ApxII phụ thuộc vào gen apxIBD và gen này được tìm thấy ở
tất cả các serotype của A. pleuropneumoniae, ngoại trừ serotype 3.
+ ApxIII là độc tố không làm tan huyết, nhưng lại là độc tố dung giải tế
bào mạnh với trọng lượng phân tử 120 kDa. Trước kia ApxIII được đặt tên là
cytolysin III (ClyIII), độc tố viêm màng phổi - pleurotoxin (Ptx), hay độc tố
chống đại thực bào - macrophage toxin (Mat) (Rycroft và cs, 1991a;
Macdonald và Rycroft, 1992; Jansen và cs, 1993). ApxIII được phân biệt với 2
độc tố ApxI và ApxII do không gây dung huyết, nhưng lại gây dung giải mạnh
các tế bào khác. ApxIII giống 50% với ApxI và HlyI của vi khuẩn E. coli
(Jansen và cs 1993). Vùng gen điều hịa (operon) mã hóa cho ApxIII chứa các
gen apxIIICABD và giống với vùng gen điều hòa (operon) cho apxI (Chang và
cs, 1993). Theo (Rayamajhi và cs, 2005) protein độc tố ApxIII được tiết ra bởi
serotype 2; 3; 4; 6; 8 và 15 của A. pleuropneumoniae.
+ ApxIV (ApxIVA) là độc tố RTX thứ 4 của A. pleuropneumoniae đã
được phát hiện và đề xuất đặt tên là ApxIVA. Gen ApxIVA được phát hiện
thấy ở tất cả các serotype của A. pleuropneumoniae và điều đó chứng tỏ nó có
tính chất đặc trưng cho lồi. Vai trị của độc tố ApxIV với vật chủ trong quá
trình gây bệnh hiện chưa được nghiên cứu kỹ, song đã có một số cơng trình
nghiên cứu chứng minh sự tồn tại của ApxIVA trong cơ thể sống và được tạo ra
từ gen độc tố của vi khuẩn A. pleuropneumoniae (Liu và cs, 2009).
Không có serotype nào của A. pleuropneumoniae có khả năng sản sinh ra
cả ba loại độc tố Apx, chủ yếu là có khả năng tạo ra 2 độc tố. Các serotype 1;
5; 9; 11 và 13 sản sinh ra ApxI và ApxII; serotype 2; 3; 4; 6; 8 và 15 sản sinh
ra ApxII và ApxIII. Một số lượng nhỏ các serotype chỉ sản sinh một độc tố
Apx như serotype 10 sản sinh ApxI, serotype 7 và serotype 12 sản sinh ApxII
(Frey và Nicolet, 1990; Frey và cs, 1993, 1994). Độc lực của các serotype A.
pleuropneumoniae thay đổi từ mức độ mạnh đến yếu tùy thuộc vào loại độc tố
mà mỗi serotype tiết ra. Theo (Frey và Nicolet, 1990) những serotype sản sinh

ra một hoặc hai độc tố thường có độc lực mạnh hơn những serotype không sản
sinh ra độc tố. A. pleuropneumoniae serotype 5 thể đột biến không sản sinh ra
ApxI hoặc ApxII đã khơng cịn độc lực đối với lợn hoặc chuột thí nghiệm. Điều


6

này cho thấy độc tố là yếu tố quan trọng xác định độc lực của vi khuẩn A.
pleuropneumoniae serotype 5. Đồng thời tác giả đã làm thí nghiệm gây đột
biến các chủng A. pleuropneumoniae serotype 5 để không sản sinh ra ApxI
hoặc ApxII và sau đó dùng các chủng đã đột biến làm giống gốc sản xuất vắc
xin cũng cho thấy động vật thí nghiệm khơng có khả năng bảo hộ đối với các
chủng tự nhiên. Kết quả nghiên cứu chứng minh các độc tố là cần thiết để kích
thích đáp ứng miễn dịch chống lại khả năng gây bệnh của các chủng A.
pleuropneumoniae serotype 5.
Thành phần heptose và glucose trong LPS của A. pleuropneumoniae cao
hơn so với ở một vài loài vi khuẩn Gram âm khác như E. coli. Jensen và
Bertram (1986) đã tìm thấy LPS từ vi khuẩn A. pleuropneumoniae có độc lực
cao thuộc serotype 5 có nhiều galactose hơn thể phân lập không độc cùng
serotype 5. LPS thành tế bào có ý nghĩa quan trọng trong việc gây ra đáp ứng
miễn dịch của vật chủ sau khi A. pleuropneumoniae xâm nhiễm.
- Polysaccharide vỏ vi khuẩn (Capsule polysaccharide - CPS): Vi khuẩn
A. pleuropneumoniae được bao bọc bên ngoài bởi một lớp vỏ có bản chất là
các polysaccharide. Lớp vỏ polysaccharide này tích điện âm và được cấu tạo
bởi các đơn vị Oligosaccharide, các polymer của axit teichoic gắn kết với nhau
bởi các cầu nối phosphate diester, hoặc các polymer Oligosaccharide gắn kết
với nhau bởi các cầu nối phosphate. Polysaccharide vỏ vi khuẩn là một trong
những thành phần quyết định độc lực của vi khuẩn và cũng là một nhân tố
quyết định tính đặc hiệu serotype của vi khuẩn (Ward và Inzawa, 1997).
Polysaccharide vỏ vi khuẩn là yếu tố xác định đặc trưng của hiện tượng phát

ánh ngũ sắc trên bề mặt khuẩn lạc trong môi trường nuôi cấy. Lớp vỏ của A.
pleuropneumoniae có độ dầy từ 80 - 230 nm tùy thuộc vào các serotype khác
nhau. Đã có những ý kiến cho rằng sự khác biệt về độ dầy lớp vỏ dẫn đến sự
khác nhau về độc lực. Các chủng A. pleuropneumoniae độc lực cao có lớp vỏ
dầy, trong khi một số chủng khơng độc có lớp vỏ mỏng hoặc dễ dàng bị phá
vỡ. Quan sát dưới kính hiển vi điện tử cho thấy những chủng có độc lực có kích
thước lớn hơn và có lớp vỏ bám dính dầy hơn so với những chủng ít độc; lớp
vỏ của vi khuẩn A. pleuropneumoniae khơng chỉ có ý nghĩa trong q trình gây
bệnh mà cịn có vai trị quan trọng trong chẩn đoán và dịch tễ.


7

- Các protein màng ngoài (Outer membrane proteins - OMPs): Protein
màng ngồi của A. pleuropneumoniae có trọng lượng phân tử 43 kDa và có
thể thay đổi tùy theo hàm lượng NAD cung cấp trong môi trường nuôi cấy.
Các protein mang sắt nằm trên màng ngồi, sau đó các đặc tính cùng chuỗi
gen của chúng cũng được Gonzalez và cs (1995); Chung và cs (2007) nghiên
cứu xác định. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae sản sinh một vài loại protein
màng ngoài (OMPs) và các protein này được cho là có vai trị trong đáp ứng
miễn dịch. Hơn nữa, các kháng thể kháng OMPs của A. pleuropneumoniae
được chứng minh tác động như một chất opsonin quan trọng chống đại thực
bào và bạch cầu đơn nhân. A. pleuropneumoniae có khả năng tổng hợp hai
protein mới khi được ni trong mơi trường thiếu sắt và có các kháng thể
chống lại chúng. Hiện tượng xuất hiện các polypeptid này chỉ có được ở trong
cơ thể sống. Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy có một số receptor
transferrin đặc hiệu ở lợn và khả năng phát triển của A. pleuropneumoniae với
transferrin vận chuyển sắt. Các phân tích về mặt di truyền các yếu tố mã hóa
cho receptor các protein transferrin được nhận dạng bởi hai gen nằm trên một
operon. Theo quy định gen tbpB (mã hóa cho protein Tbp2 có khối lượng

phân tử dao động từ 59,8 đến 65,5 kDa) và gen tbpA (mã hóa cho protein
Tbp1 với trọng lượng chính xác 102,2 kDa). Theo các chứng minh ngược
dòng trên operon tbp gợi ý rằng các ion sắt ở môi trường điều khiển gen tbp
qua protein Fur (Gerlach và cs, 1992).
- Các protein thu nhận sắt: Khả năng cạnh tranh và hấp thụ sắt được xem
là một trong những yếu tố độc lực quan trọng của A. pleuropneumoniae giúp
vi khuẩn tồn tại trong cơ thể vật chủ. Nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy vi
khuẩn A. pleuropneumoniae có thể sử dụng transferrin của vật chủ (Gerlach
và cs, 1992) và hemoglobin (Archambault và cs 1999), cũng như sử dụng các
loại siderophore khác nhau của nhiều vi sinh vật khác (Diarra và cs, 1996)
làm nguồn cung cấp sắt cho sinh trưởng. Các nghiên cứu cũng đã xác định
chắc chắn có sự tồn tại của các thụ thể trên bề mặt màng tế bào A.
pleuropneumoniae đặc hiệu cho các nguồn thu nhận sắt. Nghiên cứu của
Jacques (2004) cho biết vi khuẩn A. pleuropneumoniae có protein gắn kết
hemoglobin và các receptor ferric hydroxamate. Chính protein gắn transferrin
đã giúp cho A. pleuropneumoniae được cung cấp đầy đủ sắt trong một thời
gian ngắn sau quá trình xâm nhập gây nhiễm trùng.


8

- Các yếu tố độc lực khác: Ngoài các yếu tố độc lực chính như trên vi
khuẩn A. pleuropneumoniae cịn có một số thành phần khác cũng có vai trị
quan trọng trong sinh bệnh học, bao gồm:
+ Fimbriae là yếu tố bám dính chính lên tế bào niêm mạc đường hơ hấp
của vật chủ của A. pleuropneumoniae trong q trình xâm. Dưới kính hiển vi
điện tử, fimbriae có đường kính từ 0,5 - 2 nm, dài từ 60 - 450nm.
+ Ngưng kết tố: Hiện tượng ngưng kết hồng cầu đã được xác định ở một
số chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được, tuy nhiên cũng có
một số chủng A. pleuropneumoniae khơng có đặc tính ngưng kết cũng đã

được xác định.
+ HlyX protein: Vi khuẩn A. pleuropneumoniae có chứa gen hlyX (cfp) quy
định khả năng dung giải hồng cầu, biểu hiện phản ứng CAMP có mặt ở hầu hết
các chủng A. pleuropneumoniae phân lập được (Macdonald và Rycroft, 1993).
+ Protease: Vi khuẩn A. pleuropneumoniae tiết ra protease có khả năng
phân giải gelatin, IgA, IgG và hemoglobin.
+ Enzym superoxide dismutase (SOD) là một trong những yếu tố độc lực
vì nó giúp cho vi khuẩn tồn tại trong suốt quá trình gây nhiễm. Trình tự cấu
trúc của enzym này đã được xác định bởi Langford và cs (1996).
+ Urease: Hoạt động của urease góp phần vào khả năng gây nhiễm trùng
của vi khuẩn A. pleuropneumoniae trên đường hô hấp của lợn và sau đó làm
phát sinh bệnh. Hoạt động urease cũng góp phần gây bệnh do quá trình này
cung cấp cho vi khuẩn nguồn nitrogen, từ đó trực tiếp hoặc gián tiếp gây tổn
thương tế bào thực bào và tế bào nội mạc của vật chủ.
1.1.1.4. Khả năng đề kháng với kháng sinh
Khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn A. pleuropneumoniae được
quyết định bởi thành phần plasmid có trong tế bào vi khuẩn và plasmid này có
trọng lượng phân tử thấp (2,3-3,6) x106 dalton. Cơ sở của hiện tượng kháng
này với ampicillin là do vi khuẩn tiết ra men β-lactamase. Những plasmid này
khơng có vật liệu gen để thúc đẩy sự dẫn truyền tới vi khuẩn khác và sự xuất
hiện của plasmid này gợi ý về kết quả của một quá trình chọn lọc của vi
khuẩn A. pleuropneumoniae. Đặc tính kháng kháng sinh có khả năng truyền
bằng plasmid.


9

Như vậy, khả năng kháng thuốc của vi khuẩn A. pleuropneumoniae khá
phổ biến, có xu hướng tăng lên về tỷ lệ và chủng loại thuốc bị kháng. Do đó
cần có biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi và thú y hợp lý

nhằm hạn chế khả năng kháng thuốc của A. pleuropneumoniae.
1.1.2. Bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn do A. pleuropneumoniae
1.1.2.1. Triệu chứng
Triệu chứng lâm sàng của bệnh phụ thuộc vào: tuổi của lợn, tình trạng
miễn dịch, điều kiện môi trường và mức độ cảm nhiễm với tác nhân gây bệnh.
Dựa vào triệu chứng bệnh được chia làm ba thể: quá cấp tính, cấp tính hoặc
mãn tính.
- Thể quá cấp tính: Lợn mắc bệnh sốt 41,5oC, mệt mỏi, bỏ ăn, có thể nơn
mửa và tiêu chảy. Thời gian ngắn trước khi chết, thường có những biểu hiện
khó thở dữ dội, thở bằng mồm, lợn ở tư thế ngồi thở, nhiệt độ giảm nhanh.
Ngay trước khi chết, có chảy nhiều dịch bọt lẫn máu ở miệng và mũi, nhịp tim
tăng; phần da ở mũi, tai, chân và sau cùng tồn bộ cơ thể trở nên tím tái
(Nicolet, 1992), lợn mắc bệnh thường chết sau 24 - 36 giờ.
- Thể cấp tính: Ở thể này thường có nhiều lợn cùng mắc bệnh trong một
đỏ, mệt mỏi, nằm không muốn dậy, không muốn uống, bỏ ăn. Các dấu hiệu
hô hấp nặng như khó thở, ho và đơi khi thở bằng miệng rất rõ (Fenwick và
Henry, 1994). Bệnh diễn biến khác nhau ở từng cá thể, phụ thuộc vào mức độ
tổn thương ở phổi và thời điểm bắt đầu điều trị. Lợn thường sống sót nếu qua
được 4 ngày đầu của bệnh.
- Thể mãn tính: Lợn mắc bệnh khơng có biểu hiện rõ ràng trên lâm sàng.
Những con vật mắc bệnh thể mãn tính là nhân tố truyền bệnh cho những lợn
khác. Những dấu hiệu viêm phổi sẽ biểu hiện rõ hơn nếu có nhiễm trùng kế
phát các vi sinh vật đường hô hấp khác (Mycoplasma, Pasteurella, PRRS) hay
các nhân tố Stress (MacInnes và Rosendal, 1988).
1.1.2.2. Bệnh tích
Lợn bị nhiễm A. pleuropneumoniae có những tổn thương chủ yếu ở
đường hơ hấp (Nicolet, 1992). Đa số các trường hợp lợn bị viêm hai bên phổi
với tổn thương ở các thùy đỉnh, thùy tim và một phần các thùy trên vịm
hồnh. Viêm màng phổi tơ huyết và fibrin thường rất rõ ở những lợn chết



10

trong giai đoạn cấp tính của bệnh. Hầu hết những nghiên cứu đều kết luận
rằng những tổn thương trên là do độc tố của vi khuẩn A. pleuropneumoniae
gây ra (Bertram, 1986). Ở các trường hợp tử vong nhanh chóng như thể cấp
tính thấy khí quản và các phế quản bị lấp đầy bởi các chất tiết nhày, bọt lẫn
máu, phổi trở nên sẫm màu, có rất nhiều máu ở lồng ngực và nhiều tơ huyết
gắn giữa phổi, thành ngực, cơ hồnh và màng ngồi tim.
1.1.2.3. Phịng bệnh
Việc phịng bệnh cần thực hiện theo một số nguyên tắc sau:
Đối với trại chăn ni khơng có lợn mắc bệnh và nhiễm A.
pleuropneumoniae phải duy trì việc cách ly, đi đơi với việc sử dụng tinh dịch
an toàn. Khi nhập lợn mới vào đàn, phải đảm bảo lợn có nguồn gốc từ một đàn
không bị bệnh, không bị nhiễm khuẩn, nên nuôi cách ly trước khi cho vào đàn.
Có thể dùng thuốc kháng sinh để phịng bệnh nhưng khơng được dùng
kéo dài và thường xuyên kiểm tra sự mẫn cảm của vi khuẩn A.
pleuropneumoniae với kháng sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh khơng
loại bỏ được mầm bệnh hồn tồn và vi khuẩn A. pleuropneumoniae vẫn có
thể thải ra mơi trường (Fedorka-Cray và cs, 1993).
Trong trường hợp có tỷ lệ lợn trong đàn kiểm tra huyết thanh dương tính
cao thì tiêu hủy là phương pháp hiệu quả để thanh toán dịch bệnh, sau đó tiêu
độc chuồng trại, tạo đàn mới từ những con giống sạch bệnh (Nicolet, 1992).
Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn kém và có thể dẫn đến mất đi những
giống thuần q. Trong chăn ni lợn việc chẩn đốn sớm những con lợn
mang trùng mà chưa có dấu hiệu lâm sàng là rất cần thiết và cấp bách.
* Phòng bệnh bằng vắc xin
Hiện đã có nhiều loại vắc xin được sản xuất để phòng cho bệnh này và
được chia thành 2 nhóm chính là vắc xin vơ hoạt và vắc xin có chứa một số
thành phần cấu tạo của vi khuẩn. Vắc xin vơ hoạt tồn khuẩn đặc hiệu theo

chủng huyết thanh, có thể có miễn dịch chéo với các chủng huyết thanh khác.
Vắc xin dùng tiêm cho lợn con khi kháng thể thụ động nhận được từ lợn mẹ
đã giảm đi giúp đàn lợn giảm tỷ lệ tử vong, giảm thuốc điều trị và chất lượng
thịt cũng được nâng cao, lợn ít bị viêm phổi.
Vi khuẩn nhạy cảm với nhiều chất sát trùng thông thường như: Han-Iodine
10%, Benkocid.


11

1.1.2.4. Điều trị bệnh
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae có MIC cao với streptomycin,
kanamycin, spectinomycin, spiramycin và lincomycin (Nicolet và Schifferli,
1982. Prescott và Baggot (1993) đã đánh giá lại khả năng nhạy cảm của vi
khuẩn này với một số kháng sinh. Sự xuất hiện tình trạng vi khuẩn A.
pleuropneumoniae kháng lại ampicilin, cephalosporin, colistin, tetracyclin,
streptromycin, sulfonamide là vấn đề đáng lo ngại và thường gặp ở các
serotype 1; 3; 5 và 7; nhưng hiếm gặp ở các chủng khác, nhất là serotype 2
(Nicolet và Schifferli, 1982.
Kháng sinh được chọn lựa trong điều trị phải là kháng sinh có nồng độ
ức chế tối thiểu thấp và có khả năng diệt khuẩn tốt nhất. Một số kháng sinh
mới có gần đây như các dẫn xuất quinolone (enrofloxacin) hoặc
cephalosporin bán tổng hợp (ceftiofur sodium) đã được chứng minh trên thử
nghiệm rất có kết quả. Lê Văn Dương (2013) cho biết, các chủng vi khuẩn A.
pleuropneumoniae phân lập được mẫn cảm nhất với ceftiofur, chiếm tỷ lệ
77,08%; tiếp theo là amoxicillin, florfenicol, ampicillin lần lượt là 70,84%;
68,75%; 54,17%. Một số kháng sinh đang được sử dụng nhiều có tỷ lệ kháng
thuốc khá cao như lincomycin bị kháng tới 93,75%; tiếp đến là erythromycin,
neomycin và gentamicin với tỷ lệ tương ứng 79,17%; 77,08% và 45,83%. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn A.

pleuropneumoniae ngày càng gia tăng như do việc dùng kháng sinh điều trị
kéo dài, kháng sinh được bổ xung vào thức ăn chăn nuôi và do hiện tượng di
truyền tính kháng thuốc bởi các gen nằm trong plasmid của vi khuẩn A.
pleuropneumoniae. Cần làm kháng sinh đồ khi thí nghiệm điều trị bằng
kháng sinh. Sự thành công của điều trị phụ thuộc chủ yếu vào việc phát hiện
sớm các dấu hiệu lâm sàng và can thiệp điều trị kịp thời.


12

1.1.3. Tình hình nghiên cứu vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae và
bệnh viêm phổi lợn do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra
1.1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây A. pleuropneumoniae đã được
phân lập và đánh giá là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô
hấp khá quan trọng ở tất cả các trại lợn trên tồn quốc.
1.1.3.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Blackall và cs (2002) đã phát hiện ra serotype 15 thuộc biotype 1 ở 9
chủng vi khuẩn phân lập được tại Australia.
Bệnh viêm phổi - màng phổi (VPMP) ở lợn lây lan rộng và được ghi nhận
ở nhiều nước trên thế giới, nơi có ngành chăn ni lợn phát triển. Bệnh có mặt
và lây lan mạnh ở hầu hết các nước Châu Âu và một phần ở Mỹ, Canada,
Mexico, Nam Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.
1.2. Vi khuẩn P. multocida và bệnh viêm phổi ở lợn do P. multocida gây ra
1.2.1. Vi khuẩn P. multocida
1.2.1.1. Hình thái, kích thước và đặc tính ni cấy
Vi khuẩn P. multocida thuộc bộ Eubacteriales, họ Parvobateriaceae, tộc
Pasteurelliae, giống Pasteurella, lồi Pasteurella multocida. Kích thước của
vi khuẩn P. multocida có sự thay đổi phụ thuộc vào nguồn gốc của chúng, vi
khuẩn phân lập từ bò có kích thước đồng nhất từ 0,5 - 1,2 µ , trong khi đó P.

multocida phân lập từ lợn có dạng trịn hơn, kích thước từ 0,8 - 1,0

µ

(Bergey,

1974).
Kích thước của vi khuẩn thay đổi phụ thuộc vào môi trường nuôi cấy,
khi nuôi cấy lâu trên môi trường nhân tạo thường có hình trực khuẩn. P.
multocida là vi khuẩn yếm khí tùy tiện, bắt màu Gram âm, khơng di động,
khơng sinh nha bào khi phát triển trong cơ thể; trong mơi trường ni cấy có
bổ sung huyết thanh hoặc máu vỡ sẽ hình thành giáp mơ. Khi cấy truyền trên
mơi trường nhân tạo hoặc tiêm truyền qua động vật máu lạnh nhiều lần thì
độc lực của vi khuẩn giảm do khơng cịn giáp mơ, nhưng nếu tiêm truyền vi


13

khuẩn qua lợn thì độc lực lại tăng lên vì chúng lại khơi phục khả năng hình
thành giáp mơ. Vi khuẩn P. multocida có kích thuớc 0,2-0,41 x 0,04-1,5 µ m,
thường bắt màu sẫm ở hai đầu trong các tiêu bản máu ở phủ tạng lợn cịn tươi.
Điều kiện thích hợp cho vi khuẩn phát triển là 37°C trong môi trường trung
tính hay hơi kiềm (pH: 7,2-7,4). Vi khuẩn P. multocida mọc tốt trên một số
môi trường như nước thịt, thạch thường, thạch máu… (Cù Hữu Phú, 2011).
Trên môi trường thạch có huyết cầu tố và huyết thanh là mơi trường tốt
dùng để giám định, phân lập và xác định độc lực của vi khuẩn này. Ở môi
trường này vi khuẩn P. multocida phát triển thành khuẩn lạc đặc biệt có hiện
tượng phát dung quang. Peter và cs (1996) đã sử dụng môi trường dinh dưỡng
tối thiểu để nuôi cấy chủng sinh độc tố và không sinh độc tố của vi khuẩn P.
multocida. Môi trường gồm 17 thành phần, trong đó có cysteine, acid

glutamic, leucine, muối vơ cơ, nicotinamid, pantothenate, thiamine,
methionine. Kết quả cho thấy có 40/46 chủng đem thử (chiếm 87%) mọc tốt
sau 10 lần cấy chuyển vẫn giữ nguyên khả năng sinh độc tố hoặc không sinh
độc tố như lúc đầu.
Vi khuẩn P. multocida phát triển tốt trên môi trường nhân tạo cần cho
thêm một số chất như cysteine, acid glutamic, leucine, methionine, muối vô
cơ, nicotinamid, pantothenate, thiamine và đường. Trong đó leucine có tác
dụng kích thích tăng trưởng và thiamine có thể thay thế bằng adenine. Vi
khuẩn có thể duy trì sự sống được trong mơi trường Cary- Blair và L-15
(leubovitz medium No15) hơn 15 ngày ở nhiệt độ phòng, tuy nhiên sử dụng
Cary - Blair làm mơi trường vận chuyển (transport medium) thì sẽ tốt hơn,
cịn mơi trường L-15 thích hợp hơn khi bảo quản vi khuẩn này trong phịng
thí nghiệm.
Vi khuẩn P. multocida phát triển trong mơi trường phổ thơng có thêm
tụy đệm CaCl2 và MgCl2 cũng giống như phát triển trên môi trường BHI Brain Heart Infusion (Michael và cs, 2002).


×