Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

skkn một số kinh nghiệm quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT chuyên phan bội châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.72 MB, 35 trang )

Đề tài:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Người thực hiện: Ngô Sỹ Thủy
Nguyễn Thị Giang Chi
Lĩnh vực: Quản lý giáo dục
Đơn vị: Trường THPT chuyên Phan Bội Châu
Điện thoại : 0989381357; Email:

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.
Chúng ta đang sống trong “thế giới phẳng” với sự bùng nổ của khoa học – cơng
nghệ. Xu thế hội nhập, tồn cầu hóa và sự tác động của các cuộc cách mạng khoa học
– công nghệ vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với sự phát triển, mà trong đó giáo
dục không là ngoại lệ. Trước những vận hội và yêu cầu mới của thời đại, từ nhiều
năm nay, ngành GD & ĐT Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, mạnh mẽ
nhằm thực hiện mục tiêu “đổi mới căn bản và toàn diện” mà một trong những trọng
tâm của đổi mới là “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý
luận gắn với thực tiễn” (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung
ương 8 khóa XI).
Trong việc thực hiện đồng bộ các nội dung về đổi mới GD&ĐT thì triển khai


dạy học thơng qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những đột phá mới
mẻ, góp phần phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; học đi đơi với hành,
khắc phục tình trạng học chay, học vẹt.
2.
Theo UNESCO, giáo dục trải nghiệm chính là tương lai của giáo dục tồn cầu
trong những thập kỷ tới. Đối với các nước có nền giáo dục phát triển, hoạt động trải
nghiệm sáng tạo được quan tâm và triển khai dưới nhiều góc độ. Riêng ở Châu Á hoạt
động trải nghiệm sáng tạo đã được Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc,
Trung Quốc… áp dụng từ thập niên 70, 80 của thế kỷ trước. Dạy học trải nghiệm sáng
tạo có một bước tiến quan trọng hơn khi vào năm 2002, chương trình “Dạy học vì một
tương lai bền vững” trong đó có phần quan trọng về học qua trải nghiệm sáng tạo đã
được UNESCO thông qua.
Ở Việt Nam, từ những năm đầu của nền giáo dục cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh nêu phương châm: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.” Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo
chính thức xuất hiện trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể.Trong
dự thảo nêu rõ, theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng, các mơn
học, chun đề học tập và hoạt động trải nghiệm được cấu trúc thành một hệ thống
chỉnh thể, thống nhất từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông. Hoạt động trải
nghiệm sáng tạo dành cho tất cả các học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 giúp học sinh vận
dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học từ nhà trường và những kinh
nghiệm bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.
3.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và
Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021; Thực hiện kế hoạch
2


hành động nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện của ngành GD&ĐT,
trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm học 2014-2015 đến nay, trường THPT

chuyên Phan Bội Châu đã tích cực chủ động đổi mới trong công tác quản lý, dạy và
học.
Cùng với việc đổi mới triết lý giáo dục, mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh của nhà
trường và nội dung chương trình, kiểm tra đánh giá… trường THPT chuyên Phan Bội
Châu đã chú trọng việc đa dạng hóa hình thức, phương pháp dạy học trong đó đáng
chú ý là việc tăng cường mơ hình dạy học thơng qua các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo. Đây được xem là giải pháp hiệu quả trong việc phát triển phẩm chất, năng lực
người học, giúp học sinh vừa được thỏa mãn đam mê, sở thích vừa được củng cố kiến
thức, mở rộng hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là tự nhận thức
về bản thân, đồng thời nhiều kỹ năng sống được hình thành, phát triển, tự tin và chủ
động hơn. Đặc biệt, nó đã góp phần đào tạo ra đội ngũ học sinh trường chuyên với
chuẩn đầu ra mới, khác hẳn với kiểu “gà chọi”, “gà nòi” trước đây.
Các giải pháp ấy bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan, được sự đồng
tình ủng hộ của phụ huynh, học sinh, được lãnh đạo các cấp ghi nhận. Ngồi ra, có thể
thấy rằng, mơ hình dạy học thơng qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của trường
THPT chuyên Phan Bội Châu đã được lan tỏa mạnh mẽ, được triển khai thực hiện ở
nhiều trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.
4. Trước yêu cầu và thực tiễn dạy học mới, chúng tơi trăn trở, tìm tịi, đúc kết
sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Đề tài vừa là sự tổng kết, nhìn nhận lại
một chặng đường đã qua đồng thời cũng là dịp để tự rút ra bài học cho những chặng
đường sắp tới. Ngoài ra, với sự chia sẻ những trải nghiệm của giáo viên và học sinh
nhà trường, chúng tôi hy vọng được lan tỏa những bài học đúc rút ra từ thực tiễn của
thầy, trò nhà trường tới đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh các trường bạn, với các
đồng nghiệp, các cơ sở giáo dục khác nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
II. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài trình bày một số kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn quản lý hoạt động
trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu trong thời gian qua.
Đề tài đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ đổi mới

giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, góp phần đào tạo nguồn nhân lực
cao, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội.
Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Chương
trình giáo dục phổ thơng 2018 là hoạt động bắt buộc thực hiện xuyên suốt từ lớp 1
3


đến lớp 12 với thời lượng 105 tiết/năm. Đây là một trong những nội dung mới so với
chương trình cũ, đặt ra nhiều thử thách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các
trường học, các cơ sở giáo dục, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, từ kiến thức
đến phương pháp, kỹ năng. Trong bối cảnh ấy, đề tài cịn góp phần tạo tiền đề thuận
lợi cho cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện chương trình Giáo dục
phổ thơng 2018.
III.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề lý thuyết và phân tích thực trạng, đề tài tập trung
nghiên cứu các giải pháp về quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường
THPT.
IV.

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu cơ sở lý luận về các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng.
Phân tích, đánh giá thực trạng và kinh nghiệm quản lý các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu
Trên cơ sở kinh nghiệm quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở
trường THPT chuyên Phan Bội Châu, đề tài đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản

lý các hoạt động trải nghiêm sáng tạo ở trường THPT nói chung.
V.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
- Phương pháp thống kê, khảo sát
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
VI.

CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Phần I: Đặt vấn đề
Phần 2: Nội dung
Phần 3: Kết luận

4


NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1.

Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về hoạt động trải nghiệm sáng tạo

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo (GDĐT) về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,

giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2016-2017.
- Công văn số 3711/BGDĐT-GDTrH ngày 24/8/2018 của Bộ Giáo dục

Đào
tạo (GDĐT) về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học
(GDTrH) năm học 2019-2020.
- Công văn số 3892/BGDĐT-GDTrH ngày 28/8/2019 của Bộ Giáo dục

Đào
tạo (GDĐT) về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học
(GDTrH) năm học 2019-2020.
- Công văn số 3414/BGDĐT-GDTrH ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục

Đào
tạo (GDĐT) về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học
(GDTrH) năm học2020-2021.
- Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 30/8/2019 của UBND tỉnh Nghệ An về triển khai
nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2019-2020.
- Chỉ thị số 32/CT-UBND ngày 18/9/2020 của UBND tỉnh Nghệ An về triển khai
nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2020-2021.
- Công văn số 1687/SGD&ĐT- GDTrH ngày 31/8/2018 của Sở Giáo
dục

Đào
tạo Nghệ An (GDĐT) về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục
trung học (GDTrH) năm học 2018-2019.
- Công văn số 1602/SGD&ĐT- GDTrH ngày 30/8/2019 của Sở Giáo
dục

Đào

tạo Nghệ An (GDĐT) về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục
trung học (GDTrH) năm học 2019-2020.
5


- Công văn số 1769/SGD&ĐT- GDTrH ngày 04/9/2020 của Sở Giáo
dục và Đào tạo Nghệ An (GDĐT) về Hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ giáo dục trung học (GDTrH) năm học 2020-2021.
1.2.

Các khái niệm liên quan đến đề tài

Khái niệm “Trải nghiệm” theo Wikipedia là “tiến trình hay là quá trình hoạt
động năng động để thu thập kinh nghiệm, trên tiến trình đó có thể thu thập được
những kinh nghiệm tốt hoặc xấu, thu thập được những bình luận, nhận định, rút tỉa
tích cực hay tiêu cực, khơng rõ ràng, cịn tùy theo nhiều yếu tố khác như môi trường
sống và tâm địa mỗi người”. Trong Từ điển Tiếng Việt, Giáo sư Hoàng Phê định
nghĩa: “Trải nghiệm được hiểu đơn giản nhất là những gì con người từng kinh qua
thực tế, từng biết, từng chịu”.
Khái niệm “Hoạt động trải nghiệm” theo UNESCO “là một quá trình phát triển
kiến thức, kỹ năng và thái độ dựa trên suy nghĩ có ý thức về một trải nghiệm từng có.
Do đó, người học cần có được trải nghiệm cá nhân cụ thể và chủ động lấy phản hồi từ
những người xung quanh, và tự phản tư để đánh giá kiến thức, kinh nghiệm mình có
được.” Trong Chương trình tổng thể 2018, hoạt động trải nghiệm được hiểu là hoạt
động giáo dục trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà
trường hoặc xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển
tình cảm, đạo đức, các kĩ năng và tích lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân.
Trong Từ điển Tiếng Việt, Giáo sư Hoàng Phê định nghĩa sáng tạo là “ tạo ra
những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần” là “có cách giải quyết mới, khơng bị gị
bó, phụ thuộc vào cái đã có”.

Trong thực tiễn giáo dục Việt Nam và thế giới, khái niệm hoạt động trải nghiệm
sáng tạo được nhìn nhận trên các bình diện sau:
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể được hiểu là bản chất của một hoạt động,
trong đó, chủ thể là học sinh và các lực lượng liên quan; đối tượng là tri thức, kinh
nghiệm xã hội, giá trị, kỹ năng xã hội; mục tiêu là giáo dục toàn diện và phát huy tốt
tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi học sinh; kết quả là hệ thống các kỹ năng, năng
lực, phẩm chất.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể được hiểu tương đương với một mơn học.
Như vậy, nó sẽ có nội dung, phương pháp, hình thức, cách đánh giá,. . . được thiết kế
cụ thể, nhằm mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách học sinh.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể được hiểu là một nội dung giáo dục được
nhà giáo dục thiết kế nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.

6


Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể là một hình thức tổ chức dạy học, là một
“cách” tổ chức các hoạt động giáo dục để học sinh chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo, hình thành năng lực, phẩm chất.
Như vậy, hoạt động trải nghiệm sáng tạo được được nhìn nhận dưới nhiều góc
độ, từ đó đưa đến những cách hiểu khác nhau về khái niệm. Tuy nhiên, nhìn tổng
quát, có thể thấy rằng, các quan niệm đều có điểm gặp gỡ, đó là xem hoạt động trải
nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục với mục đích nhằm hình thành phẩm chất,
năng lực cho người học và phải đảm bảo 3 yếu tố: Hoạt động – Trải nghiệm – Sáng
tạo.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tơi nhìn nhận hoạt động trải nghiệm
sáng tạo như một hình thức tổ chức dạy học, theo đó, chúng tơi quan niệm: hoạt động
trải nghiệm sáng tạo là một hình thức hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng
dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh với tư cách là chủ thể của hoạt
động được tham gia trực tiếp vào các hoạt động học tập thực tiễn khác nhau của gia

đình, nhà trường và xã hội, được thể hiện sự sáng tạo, qua đó tăng cường kiến thức,
hình thành và phát triển kĩ năng, xác định giá trị, phát triển năng lực, nhân cách và
tiềm năng sáng tạo của bản thân.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1.

Sơ lược về tình hình trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ
An

Trường THPT chuyên Phan Bội Châu được thành lập ngày 15-10-1974 trên cơ
sở các lớp chuyên Văn và chuyên Toán của Tỉnh ra đời từ năm 1965. Từ năm 1981
đến nay, trường đóng tại số 48 Lê Hồng Phong - thành phố Vinh. Trên nền giáo dục
tồn diện, trường có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu,
góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quê hương, đất nước. Nửa thế kỷ
qua, mái trường mang tên nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu đã trở thành vườn ươm
nhân tài xứ Nghệ. Từ mái trường này, nhiều học sinh đã trở thành cán bộ quản lý của
Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học, các kĩ sư, bác sĩ, giáo viên, các doanh nhân, các
văn nghệ sĩ nổi tiếng… đã và đang cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, phát triển xã hội.
Năm học 2020-2021, trường được tuyển sinh 14 lớp, trong đó có 11 lớp chun
các mơn Tốn học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý,
Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga; 2 lớp chuyên lĩnh vực Ngoại ngữ, Khoa học tự
nhiên và 1 lớp chuyên Anh tuyển thẳng dựa trên chứng chỉ quốc tế về Tiếng Anh.
Hiện tại trường có 40 lớp với tổng số học sinh là 1.337 em. Dự kiến từ năm học 20222023, trường có quy mơ 42 lớp với số học sinh trên 1400 em.
7


Tổng số giáo viên, nhân viên là 118 người, trong đó có 4 cán bộ quản lý, 102
giáo viên. Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh là trên 80%, trong đó có 02 Tiến sĩ và 01
nghiên cứu sinh, hơn 90 Thạc sĩ và đang học cao học, được đánh giá là một trong

những trường có chất lượng đội ngũ hàng đầu cả nước. Hàng năm, tỷ lệ học sinh đậu
tốt nghiệp THPT và trúng tuyển Đại học của trường luôn đạt 100%, liên tục được xếp
vào tốp đầu các trường có điểm bình qn thi vào đại học cao nhất cả nước. Đồng
thời, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường cũng luôn nằm trong tốp đầu cả
nước.
Với bề dày truyền thống dạy tốt - học tốt trong nửa thế kỷ qua và những thành
tích đặc biệt xuất sắc trong nhiều năm gần đây, trường THPT chuyên Phan Bội Châu
đã vinh dự đón nhận nhiều danh hiệu cao quý: Chi bộ Đảng nhiều năm liên tục được
công nhận là “Chi bộ trong sạch vững mạnh”, được Tỉnh uỷ Nghệ An tặng cờ “Chi bộ
trong sạch vững mạnh 10 năm liền”; Trường được công nhận là trường tiên tiến xuất
sắc cấp Tỉnh nhiều năm liền; nhiều lần được nhận Bằng khen và Cờ thi đua của Bộ
Giáo dục & Đào tạo, của UBND Tỉnh Nghệ An; được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ
thi đua (năm 2002, 2007, 2019), Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba
năm 1994, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1999, Huân chương Lao động hạng
Nhất năm 2004, Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2009 và Anh hùng Lao động
năm 2014. Nhà trường được cơng nhận là Đơn vị văn hóa tiêu biểu, được công nhận
là trường THPT đạt chuẩn Quốc gia. Cơng đồn nhà trường nhiều năm liên tục được
nhận Bằng khen, Cờ thi đua của Liên đoàn Lao động Tỉnh, Cơng đồn giáo dục Việt
Nam, Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam. Đoàn Thanh niên liên tục được Tỉnh Đoàn
và Trung ương Đoàn tặng Bằng khen, Cờ thi đua. Trường có 16 giáo viên được phong
tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, 16 giáo viên được tặng Huân chương Lao động hạng
Ba, 30 giáo viên được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và nhiều giáo viên, CBCNV được tặng Bằng khen của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Chủ tịch UBND Tỉnh, Liên
đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An…
Phát huy những thành tích đã đạt được, thầy và trò trường THPT chuyên Phan
Bội Châu luôn không ngừng nỗ lực, thi đua dạy tốt - học tốt để xứng đáng với truyền
thống của quê hương xứ Nghệ và quyết tâm giữ vững danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lao
động.
2.2.

Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT

chuyên Phan Bội Châu

2.2.1. Thực trạng quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT
chuyên Phan Bội Châu.

8


Với lợi thế của trường chuyên, đặc biệt là lợi thế về chất lượng đội ngũ và năng
lực của học sinh, từ nhiều năm nay, trường THPT chuyên Phan Bội Châu đã triển khai
nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Điển hình là các lớp chuyên Sinh
đi trải nghiệm ở Rừng quốc gia Cúc Phương, Pù Mát; các lớp chuyên Hóa đi trải
nghiệm ở Nhà máy Sữa Vinamilk; các lớp chuyên Sử đi trải nghiệm tại các di tích,
danh thắng. Ngồi ra, đáng chú ý là hoạt động trải nghiệm thơng qua hình thức các
Câu lạc bộ: Câu lạc bộ Văn học dân gian, Câu lạc bộ Tiếng Anh, Câu lạc bộ Tiếng
Pháp…Những hoạt động ấy đã góp phần hỗ trợ nhiệm vụ dạy và học của giáo viên,
học sinh nhà trường.
Tuy nhiên, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường chuyên Phan Bội Châu
những năm trước vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau đây:
- Thứ nhất là hạn chế về số lượng. Tần suất các hoạt động trải nghiệm quá ít,
thưa thớt. Trung bình một năm học tồn trường chỉ có khoảng 7-10 hoạt động.
- Thứ hai, về cơ bản, việc quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn lỏng
lẻo. Từ lãnh đạo nhà trường, Đồn trường, các tổ chun mơn đến các lớp và từng cá
nhân giáo viên phần lớn chưa có kế hoạch cụ thể và dài hơi về việc tổ chức các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Nhìn đại thể, các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo diễn ra khá tùy hứng, thiếu kế hoạch. Mặt khác, việc quản lý tài chính chưa nhất
quán, nhiều trường hợp phó thác cho giáo viên và phụ huynh học sinh.
- Thứ ba, chất lượng các hoạt động sáng tạo còn hạn chế. Phần lớn mới dùng ở
trải nghiệm chứ chưa có sáng tạo, thậm chí nhiều hoạt động trải nghiệm chỉ là các
chuyến du lịch trá hình. Ngồi ra, các hoạt động ấy chủ yếu do giáo viên chủ nhiệm,

giáo viên bộ môn và phụ huynh tổ chức, học sinh chưa phát huy được vai trò chủ thể
của hoạt động.
- Thứ tư, hình thức tổ chức các hoạt động cịn đơn điệu, nhàm chán, thiếu tính
sáng tạo, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh.
- Thứ năm, nhận thức về hoạt động trải nghiệm còn phiến diện, dẫn đến việc
phần lớn chỉ chú trọng tổ chức các hoạt động dã ngoại, khá cồng kềnh, tốn kém, chưa
chú ý tổ chức các hoạt động trong khuôn viên nhà trường.
- Thứ sáu, công tác đánh giá, rút kinh nghiệm qua các hoạt động trải nghiệm
chưa được quan tâm. Vì thế, khâu cuối cùng của hoạt động trải nghiệm là khái quát
hóa về nhận thức, đúc rút kinh nghiệm, kỹ năng chưa được thực hiện, hiệu quả của
hoạt động trải nghiệm bị hạn chế.
- Thứ bảy, công tác thi đua khen thưởng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo hầu
như chưa được quan tâm, chưa trở thành tiêu chí đánh giá giáo viên và học sinh. Vì
9


thế, ít nhiều làm giảm động lực và khát vọng sáng tạo của thầy và trò, của tập thể nhà
trường.
2.2.2. Căn nguyên của thực trạng
- Nhận thức của ít nhiều giáo viên và phụ huynh chưa theo kịp xu thế thời đại là
một trở lực đáng kể. Xứ Nghệ nổi tiếng với truyền thống hiếu học, xem đó là con
đường lập thân, lập nghiệp, lập danh cao quý. Coi trọng sự học là phẩm chất đáng trân
trọng, tự hào của người Nghệ, nhưng nếu không cẩn trọng sẽ dẫn đến cái nhìn phiến
diện, đề cao việc học chỉ để ứng thí. Đặc biệt, ở trường chuyên từ lâu nay một bộ
phận giáo viên và học sinh chủ yếu quen với nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, nên
không dễ thay đổi động hình theo hướng giáo dục mới. Trong thời gian bước đầu triển
khai tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo mơ hình giáo dục tiên tiến trên
thế giới, chúng tơi đã gặp khơng ít sự e ngại, băn khoăn từ giáo viên, phụ huynh, học
sinh. Thậm chí, có một số giáo viên bày tỏ sự phản đối vì xem rằng đó chỉ là các hoạt
động vui chơi và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập, đặc biệt là kết quả thi học sinh

giỏi Quốc gia, Quốc tế và thi Đại học.
- Yêu cầu, đòi hỏi của phụ huynh, học sinh và xã hội về chất lượng giáo dục
ngày càng cao, ít nhiều có sự chồng chéo giữa các nhiệm vụ. Hàng năm, nhà trường
phải thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp: vừa thực hiện sứ mệnh bồi dưỡng
học sinh giỏi của trường chuyên vừa đảm bảo yêu cầu giáo dục toàn diện: thi Đại học
điểm cao; trải nghiệm sáng tạo; nghiên cứu khoa học; giáo dục kỹ năng sống; hoạt
động xã hội; văn hóa thể thao; du học và các hoạt động hợp tác quốc tế … Đây thực
sự là một thách thức không nhỏ đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà
trường.
- Cơ sở vật chất xuống cấp và thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của trường chuyên. Từ nhiều năm nay, do đã có dự án trường mới nên các hoạt
động xây mới tại trường khơng được phê duyệt. Trong khi đó, quy mô trường, lớp đã
mở rộng và yêu cầu của dạy học theo xu hướng hội nhập, hiện đại hóa, đặc biệt là
việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo đòi hỏi một hệ thống cơ sở vật chất
hiện đại. Sự bất cập về điều kiện cơ sở vật chất đã hạn chế ít nhiều hiệu quả của các
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong khuôn viên của nhà trường.
- Điều kiện tài chính của phụ huynh, học sinh phần lớn là chưa đảm bảo. Các
hoạt động trải nghiệm sáng tạo ít nhiều đều địi hỏi kinh phí và phần lớn đều dựa vào
nguồn xã hội hóa từ phụ huynh, học sinh. Trong khi đó, học sinh trường chuyên Phan
Bội Châu đến từ nhiều vùng miền trong tỉnh, không ít em đến từ vùng sâu, vùng xa,
hoàn cảnh gia đình khó khăn, thuộc diện hộ nghèo hoặc cận nghèo, khơng đủ tiềm lực
tài chính để tham gia.
10


- Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh chưa có kinh nghiệm trong cơng tác quản lý
cũng như tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu
3.1.


Làm tốt công tác giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức của
học sinh, giáo viên và phụ huynh về hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

3.1.1. Xây dựng nội dung truyền thơng đầy đủ, kịp thời, đúng đắn
Để có điều kiện triển khai và nâng cao hiệu quả của các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo, ngồi Chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; các văn bản
chỉ đạo mang tính pháp quy; ngồi những điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực của
giáo viên, nhân viên, học sinh, năng lực tài chính của phụ huynh thì điều cần thiết
nhất là nhận thức của những người làm công tác giáo dục, của cộng đồng xã hội và
đặc biệt là học sinh - chủ thể hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Có thể thấy rằng, nhận
thức đúng đắn và sự đồng tình ủng hộ của cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh,
học sinh nhà trường nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung là một trong những điều
kiện tiên quyết, góp phần quyết định sự thành cơng của các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo.
Trong khi đó, như đã trình bày ở phần trên, hiện nay, nhận thức về vấn đề này
của giáo viên, nhân viên cũng như phụ huynh, học sinh chưa đồng đều. Có một bộ
phận không nhỏ vẫn chưa đồng thuận hoặc nhận thức cịn phiến diện. Ví như khi học
sinh tổ chức các câu lạc bộ - một mơ hình giáo dục trải nghiệm sáng tạo rất phổ biến ở
các nước tiên tiến - thì khơng ít người vẫn nhìn nhận đó chỉ là các trị chơi, chỉ mang
tính giải trí và khơng ít giáo viên băn khoăn, sợ ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng
học sinh giỏi và thi Đại học nên chỉ triển khai cầm chừng, không quyết liệt. Sự hạn
chế trong nhận thức thực sự là trường lực đáng sợ cản trở việc triển khai các hoạt
động trải nghiêm sáng tạo. Chính vì thế, chúng tơi nhận thấy vấn đề tuyên truyền,
giáo dục để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các hoạt động hợp tác quốc tế
trong trường phổ thơng có ý nghĩa to lớn. Trong những năm qua, Ban lãnh đạo nhà
trường đã có nhiều biện pháp, chủ động, tích cực làm tốt cơng tác truyền thông nhằm
nâng cao nhận thức về vấn đề này.
Trước hết, nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các vấn đề hội nhập trong lĩnh vực giáo dục,

nhằm giúp đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh toàn trường nhận
thức đúng đắn về yêu cầu đổi mới giáo dục, trong đó có yêu cầu về việc dạy học
thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Từ đó, khơi dậy khát vọng và ý chí
quyết tâm vượt khỏi vùng an tồn của bản thân, của mơ hình giáo dục cũ để tìm tịi,
đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.
11


Đồng thời, cơng tác truyền thơng cịn phải hướng tới mục tiêu nâng cao nhận
thức về vai trò, tầm quan trọng và tính ưu việt của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực người học. Trên cơ sở lý luận và
thực tiễn, đối sánh các hình thức dạy học để nhận thức được rằng, khi học sinh trực
tiếp tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, được tương tác với thiên nhiên, sự vật,
con người…; được làm những điều trước đó chưa từng làm thì khơng chỉ được mở
rộng và nâng cao nhận thức, kinh nghiệm phong phú, kỹ năng nhuần nhuyễn hơn mà
cịn đặc biệt có hứng thú học tập. Người trải nghiệm nhiều sẽ có nhiều kiến thức, kinh
nghiệm sống cho bản thân, giúp con người hình thành năng lực, phẩm chất sống, phát
huy tiềm năng sáng tạo, một năng lực cần thiết với mỗi người, đặc biệt là trong thời kì
kinh tế tri thức, tồn cầu hóa như hiện nay. Từ hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ nảy
sinh ra ý tưởng mới, dựa trên những cái đã có, đã biết, mang lại những thành quả phục
vụ được cho đời sống con người và xã hội. Bằng hoạt động trải nghiệm của chính
mình, mỗi học sinh có thể đóng nhiều vai trò khác nhau: người kiến thiết, người tổ
chức các hoạt động, người trực tiếp tham gia nên không những biết cách tích cực hố
bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động,
tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm hơn.
3.1.2. Tích cực đổi mới, sáng tạo phương thức tuyên truyền
Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo Ban truyền thơng tìm kiếm các hình thức truyền
thông phù hợp, hấp dẫn, tạo được ấn tượng mạnh mẽ trong cộng động xã hội, khơi gợi
hứng thú của giáo viên và phụ huynh, học sinh.
Trước hết, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo luôn được đưa tin, quảng bá rộng

rãi đến giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh tồn trường cũng như cộng đồng xã
hội thơng qua các cuộc họp; các buổi chào cờ; sinh hoạt lớp; họp phụ huynh trong
trường; các hoạt động tạo nguồn ở những trường THCS. Đặc biệt, với những sự kiện
trọng đại, với những vấn đề cần lan tỏa rộng lớn, nhà trường thường sử dụng kênh
trun thơng quen thuộc đó là các phương tiện thông tin đại chúng, tiêu biểu là báo
chí và truyền hình.Ngồi những hình thức truyền thơng mang tính truyền thống ấy,
nhà trường cịn tích cực sử dụng Webside và mạng xã hội để lan tỏa thông tin. Đây là
một kênh tuyên truyền nhanh, đơn giản mà hiệu quả.

12


(Truyền thơng về thành tích của hoạt động dạy học thơng qua các trải nghiệm
sáng tạo trên báo)

(Hình ảnh các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh nhà trường trong
phim tư liệu)
3.2.

Xây dựng quy chế, kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo

3.2.1. Xây dựng các mục tiêu cơ bản của các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ của cấp học THPT; dựa trên đặc thù của chủ thể, nhà
trường xác định được các mục tiêu cơ yếu, quan trọng nhất của các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo.
13


Trước hết là mục tiêu nâng cao, mở rộng, bồi đắp kiến thức nền tảng về khoa học

tự nhiên (sinh học, vật lý, hóa học, trái đất và vũ trụ…); trí thức về văn hóa xã hội
(lịch sử, địa lý, văn hóa, nghệ thuật…); kiến thức về pháp luật, ý thức và trách nhiệm
cơng dân; kiến thức tài chính và khởi nghiệp; kiến thức về sức khỏe và môi trường;
nhận thức về các vấn đề toàn cầu….
Đặc biệt, hoạt động trải nghiệm cần góp phần hình thành, bồi dưỡng những
phẩm chất, tình cảm đẹp đẽ, xây đắp các mối quan hệ tốt đẹp cho cộng đồng xã hội:
tình yêu thương con người, yêu sự sống; yêu đất nước, nhân dân; lịng tự trọng; ý thức
trách nhiệm…
Ngồi ra, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn hướng tới mục tiêu phát triển
năng lực tư duy và sáng tạo: phát hiện vấn đề; quan sát, đặt câu hỏi, thu thập và xử lý
thơng tin; phân tích, tổng hợp, khái qt hóa vấn đề; tư duy phản biện; xử lý tình
huống…
Bên cạnh đó, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cịn có nhiệm vụ rèn luyện một
số kỹ năng cho học sinh: giao tiếp và hợp tác; thích nghi và hội nhập; tự chủ và tự
lập…
3.2.2. Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động sáng tạo
Để khắc phục tính tùy hứng và chủ quan, cảm tính, nhà trường đã xây dựng
khung quy trình tổ chức một hoạt động trải nghiệm sáng tạo với các bước như sau:
- Hình thành ý tưởng và đặt tên cho hoạt động. Tên của hoạt động tự nó đã nói
lên được chủ đề, mục tiêu, nội dnug, hình thức của hoạt động. Tên hoạt động cũng
cần tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lí hứng khởi và tích cực cho
học sinh. Vì vậy, việc đặt tên cho hoạt động cần phải được đầu tư tìm tịi để đáp ứng
các u cầu sau:
+ Rõ ràng, ngắn gọn.
+ Thể hiện được nội dung, chủ đề của hoạt động.
+ Hấp dẫn.
+ Có tính giáo dục cao.
Ví dụ: Gánh chữ lên non, Nắng về trên bản…
- Xác định mục tiêu hoạt động. Mục tiêu hoạt động là dự kiến, mong muốn về
kết quả hoạt động. Mục tiêu cần xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp, phản ánh được

mức độ cao, thấp về các yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ…

14


- Xác định nội dung và hình thức hoạt động. Nội dung và hình thức hoạt động
phải phù hợp với mục tiêu đã xác định, với điều kiện cụ thể của nhà trường, của khối,
lớp, của học sinh.
- Chuẩn bị hoạt động. Dựa trên mục tiêu, nội dung và phương thức hoạt động đã
xác định để dự kiến tiến trình hoạt động, dự kiến những phương tiện cần huy động
(tài liệu liên quan, cơ sở vật chất, tài chính…), cần khai thác những phương tiện sẵn
có của nhà trường , đồng thời biết huy động nguồn lực xã hội hóa, cần phối hợp với
các cơ quan chức năng, địa phương, đơn vị nơi tổ chức…; Dự kiến phân công nhiệm
vụ cho các thành viên; Dự kiến thời gian, điạ điểm tổ chức, những người tham gia
hoặc phối hợp, hỗ trợ hoạt động; Dự kiến các hoạt động của giáo viên và học sinh…
- Lập kế hoạch tổ chức hoạt động, tìm các nguồn lực và thời gian, khơng gian
phù hợp để tổ chức hoạt động.
- Thiết kế chi tiết hoạt động. Giáo viên cần suy nghĩ và đầu tư thiết kế một hoạt
động có thể huy động kinh nghiệm của học sinh, tạo được hứng thú cho học sinh và
đặc biệt là làm xuất hiện vấn đề đòi hỏi học sinh giải quyết bằng những trải nghiệm
của bản thân ở các hoạt động tiếp theo. Giáo viên tăng cường sự quan sát, hỗ trợ, điều
chỉnh, động viên, khích lệ để 100% học sinh được tham gia, được hình thành và phát
triển năng lực, phẩm chất. Khi thiết kế một hoạt động trải nghiệm có thể có nhiều
nhiệm vụ, mỗi nhiệm vụ nên triển khai theo 4 bước rõ ràng: giao nhiệm vụ; tổ chức
thực hiện nhiệm vụ; báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; đánh giá, nhận xét.
- Triển khai tổ chức hoạt động
- Đánh giá, báo cáo kết quả hoạt động
3.2.3. Xây dựng quy chế kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng.
- Xây dựng quy chế đánh giá học sinh
Đây là hoạt động vô cùng cần thiết để giúp HS có cơ hội nhìn nhận, chiêm

nghiệm lại những hoạt động mình đã trải qua, những gì mình đã làm được, những gì
mình chưa làm được, cần cố gắng ở thêm ở kỹ năng nào, phần nào. Để đánh giá toàn
diện và khách quan phải dựa trên nhiều kênh thông tin từ học sinh tự đánh giá, các
thành viên tham gia đánh giá lẫn nhau; giáo viên, phụ huynh và cộng đồng xã hội
đánh giá.
+ Học sinh tự đánh giá, nhìn nhận lại những hoạt động đã tham gia, thấy được
những điều mình làm được, những điều mình chưa làm được, cần cố gắng, khắc phục.
Hoạt động này giúp học sinh hình thành kỹ năng tự đánh giá học sinh nhận biết bản
thân, thêm tự tin về mình, biết được mình đang ở đâu để cố gắng và hoàn thiện hơn.

15


+ Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của bạn theo nhóm, nhận ra điểm tiến bộ, điểm tích
cực của bạn, giúp bạn mình nhận ra điểm bạn cần cố gắng. Từ đó hình thành và phát
triển năng lực quan sát, giao tiếp, thuyết phục, phân tích, đánh giá…của học sinh.
+ Đánh giá của giáo viên, phải dựa trên mục tiêu, điều kiện, điểm xuất phát của
học sinh để đánh giá, nhằm thấy được sự tiến bộ, cố gắng của các em.
+ Đánh giá của phụ huynh, cộng đồng xã hội.
- Xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng đói với học sinh, giáo viên. Nhà trường
đã đưa kết quả các hoạt động trải nghiệm sáng tạo thành một tiêu chí đánh giá, xếp
loại giáo viên và học sinh.
3.3.

Bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao năng lực tổ chức và thực hiện các hoạt
động trải nghiệm cho giáo viên và học sinh.

3.3.1. Tăng cường nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, giáo viên, nhân
viên
Phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường chưa được đào tạo về

công tác tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, vì thế, khi bắt tay thực hiện
cịn nhiều lúng túng. Hạn chế nổi bật là thiếu kế hoạch và sai phương pháp.
Trước hết, cần chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ, giáo viên xây dựng kế hoạch tố chức
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Khi xây dựng cần chú ý vừa có kế hoạch dài hơi,
vừa có kế hoạch ngắn hạn; vừa phải có kế hoạch tổng quát, vừa phải có kế hoạch cụ
thể. Trong kế hoạch, phải xác định rõ, mục tiêu của hoạt động này là gì, từ đó lựa
chọn phương thức tổ chức và biện pháp thực hiện.
Phương thức tổ chức các hoạt động trước đây còn nhiều hạn chế, đa số giáo viên
làm thay học sinh ở hầu hết các khâu: hình thành ý tưởng; lựa chọn nội dung, xây
dựng kế hoạch, chuẩn bị. Học sinh chỉ tham gia thực hiện dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn
của giáo viên. Vì thế, tính chủ động, sáng tạo của học sinh chưa được phát huy. Do
vậy tổ chức tập huấn để mỗi giáo viên nắm chắc mục đích, ý nghĩa, u cầu và các
hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm là rất cần thiết, theo đó giáo viên phải trao
quyền tự chủ cho học sinh, chỉ đóng vai trị là người hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ
khi cần thiết.
Một hạn chế trong công tác tổ chức của giáo viên trước đây là hoạt động trải
nghiệm gần như chỉ được giao cho số ít học sinh và phần lớn là cán bộ lớp. Đa số học
sinh chỉ đóng vai trị là người quan sát hoặc đi theo, làm theo, thậm chí khơng ít em
đứng ngồi cuộc. Với yêu cầu tất cả học sinh đều được tham gia đầy đủ các bước khi
tổ chức hoạt động trải nghiệm, giáo viên cần được hướng dẫn, bồi dưỡng về kỹ năng
tổ chức để các hoạt động có sức lan tỏa hơn.
16


Để thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ, năng lực của giáo viên trong việc tổ
chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, bên cạnh việc tổ chức các đợt
tập huấn, bồi dưỡng, đúc rút kinh nghiệm, nhà trường đã chỉ đạo điểm sau đó nhân
rộng ra tồn trường.
3.3.2. Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Ngay từ đầu năm học, ngoài việc hướng dẫn học sinh xây dựng nội quy của lớp,

của trường, thơng qua giáo viên và Đồn trường, nhà trường cần giới thiệu, hướng
dẫn cho học sinh hiểu về mục đích, các hình thức, cách tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo. Thơng qua đó, mỗi học sinh biết lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với nội
dung; nắm được các bước cơ bản cần thực hiện, trách nhiệm của từng cá nhân khi
tham gia hoạt động
Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn nội dung thực hiện trong cả năm học,
theo chủ điểm từng tháng, phù hợp với khả năng, sở trường và đam mê của bản thân
với điều kiện của gia đình, của lớp, của nhà trường, của địa phương. Việc này sẽ tạo
tâm thế sẵn sàng thực hiện cho học sinh và đảm bảo tính khả thi cho hoạt động.
3.3.3. Xây dựng kiến thức và kỹ năng nền cho học sinh.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ góp phần phát triển năng lực cho học sinh,
nhưng để thực hiện các hoạt động đó, học sinh cũng cần phải được chuẩn bị một số
kiến thức và kỹ năng cơ bản để hoạt động có hiệu quả và phòng tránh các nguy cơ.
Do vậy điều quan trọng với mỗi giáo viên là phải hướng dẫn các em tìm hiểu kỹ về
hoạt động, mơi trường, hồn cảnh…nơi mình sẽ tham gia; có những hiểu biết nhất
định về lĩnh vực, vấn đề mình sẽ phải đối diện; hướng dẫn các em các kỹ năng làm
việc nhóm, kỹ năng lắng nghe và phản hồi tích cực, kỹ năng quan sát, ghi chép, thu
thập, xử lí thơng tin, kỹ năng ra quyết định. Điều quan trọng là phải tin tưởng các em
và xây dựng niềm tin của học sinh đối với giáo viên, với bạn bè và với chính mình.
Giáo viên chỉ có thể tin tưởng các em thì mới có thể giao việc cho các em. Và ngược
lại, học sinh chỉ có tin yêu giáo viên, tin yêu bạn của mình mới có thể tự tin chia sẻ
với chính giáo viên và bạn bè trong lớp những suy nghĩ và mạnh dạn đưa ra quyết
định.
3.4.

Phát huy vai trò hướng dẫn của giáo viên và tính chủ thể, sáng tạo của
học sinh.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể
trên tinh thần tự chủ của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm phát triển

khả năng sáng tạo và cá tính riêng của người học. Chính vì thế, khi tổ chức hoạt động
trải nghiệm sáng tạo, cần tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản sau: giáo viên phải và chỉ
được là người hướng dẫn, tơn trọng vai trị chủ thể và sáng tạo của học sinh; giáo viên
17


phải tạo điều kiện cho học sinh phát triển bản thân, phát huy cá tính và sở trường của
mình.
3.4.1. Giáo viên tạo cơ hội cho học sinh phát huy vai trò chủ thể
Giáo viên tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia vào cả quá trình của hoạt động
trải nghiệm sáng tạo, không được để một ai “bị bỏ lại phía sau”. Đồng thời, giáo viên
phải gợi ý, giúp đỡ, hỗ trợ các em thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau:
Bước 1. Xây dựng ý tưởng. Ở bước này, giáo viên nên đóng vai trị là người gợi
ý, khơi nguồn cảm hứng, chứ không được áp đặt.
Bước 2. Xây dựng kế hoạch. Giáo viên giúp học sinh định hình những cơng việc
cần làm: xác định mục tiêu, thời gian, địa điểm, nhân sự, các yêu cầu và giải pháp về
tài chính, cơ sở vật chất, phương pháp, cách thức thực hiện… Các em vừa phải thu
thập và xử lý thơng tin, vừa phải phân tích tình hình và tổ chức lớp để bàn bạc đi đến
thống nhất nội dung công việc cần làm. Ở bước này, giáo viên có nhiệm vụ theo dõi,
kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp và khả thi của kế hoạch.
Bước 3. Chuẩn bị triển khai hoạt động. Trong quá trình học sinh thực hiện bước
này, giáo viên cần theo dõi việc chuẩn bị có thực sự đầy đủ và đảm bảo an tồn
khơng. Đặc biệt giáo viên có thể tập huấn, hướng dẫn cho các em các kĩ năng nền cần
thiết: cách ghi chép, phỏng vấn hoặc dự đốn tình huống nảy sinh khi thực hiện, cách
giải quyết tình huống nếu có…
Bước 4. Tổ chức thực hiện. Trong q trình các em thực hiện, giáo viên cần giúp
đỡ và theo dõi, cần quan tâm đến những tình huống nảy sinh và sự sáng tạo trong cách
giải quyết của các em; động viên các em phát huy bản thân, mạnh dạn xử lý vấn đề.
Điều này giúp giáo viên có thể đánh giá đúng những phẩm chất năng lực của các em.
Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện. Đây là bước cuối cùng của hoạt động. Giáo

viên nên cho học sinh tự đánh giá lại quá trình hoạt động của mình và của bạn,
khuyến khích học sinh nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của nhóm, mức độ
tham gia của từng thành viên; gợi mở cho học sinh phân tích sự phối hợp hoạt động
giữa các thành viên trong nhóm, thể hiện các kỹ năng. Nội dung đánh giá phải được
tổng hợp lại từ việc xây dựng ý tưởng đến tất cả các bước tổ chức thực hiện; kết quả
cơng việc và ý nghĩa của nó; những bài học kinh nghiệm về mọi mặt; những sáng kiến
mới nào có thể áp dụng tiếp theo. Khi đánh giá cần chú ý đảm bảm công bằng, khách
quan nhưng cũng cần tế nhị, động viên khích lệ học sinh. Điều chỉnh, bổ sung trên cơ
sở đánh giá đúng sự cố gắng của từng nhóm, chú trọng phân tích những kỹ năng mà
học sinh đã thể hiện
3.4.2. Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh phát triển bản thân, phát huy sở
trường
18


Xu hướng giáo dục của các nước tiên tiến thế giới ln chú trọng phát huy tính
cá thể hóa, tính cá biệt của từng học sinh. Mỗi cá nhân là một phiên bản độc đáo, hàm
chứa những giá trị riêng, thậm chí là duy nhất. Giáo dục hiện đại ln hướng . chú
trọng phát huy tính cá biệt của đối tượng giáo dục với mục tiêu phát huy tận độ những
giá trị khác biệt, không cào bằng. Giáo viên không chỉ là người truyền thụ tri thức,
giáo dục kỹ năng, bồi đắp phẩm chất mà cịn đóng vai trị như một hướng đạo sinh
giúp học sinh nhận ra chính mình, nhận ra sở trường, sở đoản, những năng lực tiềm
ẩn, những khát vọng thầm kín,…
Trong q trình hỗ trợ các em xây dựng kế hoạch, giáo viên nên có những gợi ý
về phân công nhiệm vụ trên cơ sở sở trường, đam mê của các em. Đồng thời, qua các
hoạt động, giáo viên hiểu rõ hơn về sự khác biệt của từng học sinh trong nhận thức,
tính cách, sở trường, sở đoản... Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch giáo dục nhằm
phát huy tính cá thể của từng học sinh trên nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt.
3.5.


Đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Nhằm khơi gợi hứng thú và tạođiều kiện cho học sinh trải nghiệm, phát triểm
bản thân, hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác
nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, các hội
thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng
đồng, sinh hoạt tập thể, tham quan dã ngoại, lao động cơng ích, sân khấu hóa, thể dục
thể thao, tổ chức các ngày hội,... Mỗi hình thức hoạt động trên đều có những thế mạnh
trong việc phát triển phẩm chất, năng lực người học. Dưới đây là một số hình thức tổ
chức hoạt động sáng tạo cơ bản trong nhà trường phổ thông:
3.5.1. Hoạt động câu lạc bộ
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở
thích, nhu cầu, năng khiếu,... dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Hoạt động của câu lạc
bộ tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh
vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển nhiều kỹ năng mà đáng chú ý là kỹ năng
giao tiếp và làm việc nhóm. Ngồi ra, cịn tạo mơi trường giao lưu thân thiện, tích cực
giữa các học sinh và giúp học sinh có cơ hội thể hiện năng khiếu, phát huy sở trường,
thỏa mãn đam mê. Thông qua hoạt động của các câu lạc bộ, giáo viên và phụ huynh
hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng của các em,
học sinh hiểu bạn bè và hiểu chính mình hơn.
Cùng với việc phân luồng học sinh làm nền tảng cho quá trình giáo dục theo xu
hướng cá thể hóa, nhà trường mở nhiều sân chơi bổ ích với các hoạt động đa dạng và
hấp dẫn cho học sinh. Hiện nay, trường THPT chuyên Phan Bội Châu có rất nhiều câu
lạc bộ: CLB Tiếng Anh, CLB Tiếng Pháp, CLB Tiếng Nga, CLB Văn học dân gian,
HSTP Dance Sporrt, Phan Acoustic clup, CLB Truyền thông CP The News, CLB
19


Phản biện, CLB Điện ảnh, CLB Thời trang, CLB Olympia, CLB Cờ vua…,tạo điều
kiện cho học sinh theo đuổi đam mê và phát huy năng khiếu, sở trường của bản thân.

Câu lạc bộ hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất. Ngoài CLB Tiếng Anh,
CLB Tiếng Pháp, CLB Tiếng Nga, CLB Văn học dân gian hoạt động thường niên,
phần lớn các câu lạc bộ có lịch sinh hoạt định kì. Những sân chơi ngày càng nhiều với
hoạt động ngày càng phong phú, đa dạng, thu hút nhiều học sinh tham gia khơng chỉ
tạo khơng khí sơi nổi, vui tươi, giúp học sinh giảm căng thẳng qua các giờ học, mà
cịn hình thành và phát triển nhiều kĩ năng cho học sinh: phát hiện vấn đề, tương tác,
hoạt động tập thể, đàm phán, thuyết phục người khác,… và các năng khiếu về văn
nghệ, thể dục thể thao.
Điều đặc biệt ở trường chuyên Phan Bội Châu đó là các câu lạc bộ đều do học
sinh khởi xướng và quản lý từ việc lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch, tập hợp nhân lực,
bố trí nhân sự, huy động tài lực, vật lực đến việc triển khai, điều phối, tổ chức hoạt
động. Nhà trường giao nhiệm vụ cho một đồng chí trong BGH phụ trách chung và
BCH đoàn trường cử một giáo viên làm cố vấn một câu lạc bộ để hỗ trợ, tư vấn và
giúp đỡ các em khi cần thiết.
Vào đầu năm học, học sinh mở Hội chợ các câu lạc bộ để giới thiệu với tân học
sinh lớp 10. Qua hội chợ, những học sinh mới nhập học sẽ nắm bắt được đặc điểm
tình hình của từng câu lạc bộ, có định hướng phấn đấu. Sau đó, các câu lạc bộ sẽ mở
đơn tuyển thành viên mới. Thành viên ứng tuyển sẽ trải qua kỳ sát hạch nhiều vòng,
từ phỏng vấn đến thi tài năng, xử lý tình huống. Sau khi tuyển xong thành viên mới,
các câu lạc bộ sẽ kiện tồn lại bộ máy, phân cơng nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch năm
học và triển khai thực hiện. Mỗi câu lạc bộ thường có 3 ban cơ bản: Ban tài chính,
Ban chun mơn, Ban truyền thơng.
Đặc biệt, các câu lạc bộ không ngừng đổi mới nội dung và hình thức hoạt động
nhằm theo kịp xu thế của thời đại và tạo hứng thú cho các thành viên. Điển hình là sự
đổi mới Câu lạc bộ ngoại ngữ. Trong nhiều năm trước đây, các CLB Ngoại ngữ chủ
yếu là các hoạt động văn nghệ (hát, múa, nhảy...). Từ năm học 2016-2017, nhà trường
đã chỉ đạo và hướng dẫn học sinh tổ chức các CLB Ngoại ngữ có chiều sâu hơn, hấp
dẫn hơn. Một mặt, nhà trường hướng dẫn các em tìm hiểu sâu về những đặc điểm
ngơn ngữ của môn Ngoại ngữ mà các em đang dự định tổ chức, về lịch sử, chính trị,
văn hóa của các dân tộc sử dụng ngơn ngữ đó. Từ đó chọn một số điểm nổi bật làm

điểm nhấn cho chương trình. Ví như với CLB Tiếng Nga là các vấn đề nổi bật, đặc
sắc về chính trị, xã hội văn hóa Nga và Liên bang Xơ viết; với CLB Tiếng Pháp là
chính trị, xã hội, văn hóa Pháp... Đồng thời, động viên, khuyến khích và hướng dẫn
các em đổi mới, sáng tạo trong hình thức tổ chức, hoạt động.

20


Năm học 2017-2018, học sinh xây dựng chương trình CLB Tiếng Nga thành một
vở nhạc kịch kéo dài 120 phút, mang tên Ностальгия (Hoài niệm nước Nga), tái hiện
lịch sử Nga thời Nga hồng – Liên bang Xơ Viết – nước Nga hiện tại.
CLB Tiếng Anh (gọi tắt là EC) năm 2019 có tên gọi là Unravel (Trinh thám), lấy
bối cảnh nước Anh thế kỷ XIX. Sườn kịch bản lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Sherlock
Holmes của Conan Doyle. Vụ phá án của Sherlock Holmes được trình diễn bằng hình
thức thể hiện rất mới mẻ với sự kết hợp giữa kịch nói và kịch hát. EC có tính giải trí
rất cao khi người xem được hịa mình vào chương trình thơng qua phần truy tìm hung
thủ; với tài năng của học sinh qua khả năng diễn xuất, các màn ảo thuật, các bài hát,
khiêu vũ cổ điển, nhảy hiện đại; là cơ hội để phát triển năng lực và truyền cảm hứng
học, sử dụng ngoại ngữ cho học sinh. EC cịn lan tỏa thơng điệp về một vấn đề xã hội
bức thiết: nạn ấu dâm, với mong muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng và từ đó
tạo ra những thay đổi tích cực.
/>vh=e&d=n).
/>CLB Tiếng Pháp (2019) được xây dựng dựa trên cảm hứng về thời trang Pháp nơi được xem là kinh đô ánh sáng của thế giới. Lịch sử thời trang Pháp, mà điển hình
là Chanel, một hãng thời trang đóng tại thủ đơ Paris được Coco Chanel sáng lập, (đã
được tái hiện sinh động qua phần trình diễn và lời giới thiệu của học sinh.

21


(Hình ảnh CLB Tiếng Anh trên Báo Nghệ An)


(Một số hình ảnh CLB Tiếng Nga năm 2018)
22


(Hình ảnh của CLB Tiếng Pháp)
Như vậy, có thể thấy, CLB Ngoại ngữ ngày càng hấp dẫn với sự tổ chức sáng
tạo, nội dung phong phú, trở thành một chuyên đề lồng ghép, tích hợp việc học ngoại
ngữ, đặc biệt là năng lực nghe - nói với các vấn đề về văn hóa, xã hội, chính trị, nghệ
thuật,… trong và ngồi nước. Đồng thời đó cịn là sân chơi để học sinh trải nghiệm
sáng tạo, thể hiện năng khiếu bản thân từ xây dựng kịch bản, đạo diễn chương trình,
đến biểu diễn kịch câm, ảo thuật, đàn, hát, nhảy, ca kịch…
Với những đột phá trong nội dung và hình thức tổ chức, các CLB Ngoại ngữ của
học sinh nhà trường ngày càng có chiều sâu và hấp dẫn hơn, có sức lan tỏa mạnh mẽ,
được cộng đồng xã hội (trong đó có khơng ít cá nhân và tổ chức nước ngồi) và các
cơ quan báo chí, truyền thơng đánh giá cao. Các CLB đã thực sự tạo được những
không gian văn hóa đầy năng động và sáng tạo, thể hiện rõ màu sắc văn hóa của
người bản ngữ. Qua đó, các em học sinh nói riêng, khán – thính giả nói chung hiểu
hơn về văn hóa các dân tộc trên thế giới, khơi dậy tình yêu và bồi đắp vốn hiểu biết về
ngơn ngữ, văn hóa các dân tộc. Các hoạt động này đã đưa thế giới đến gần hơn với
học sinh và đưa các em đến gần hơn với thế giới, thắt chặt thêm tình hữu nghị với bạn
bè quốc tế.
3.5.2. Tham quan, dã ngoại
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với
học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm
hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, cơng trình, nhà
máy..., giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào
cuộc sống của chính các em.Tham quan, dã ngoại cịn có ý nghĩa giáo dục lòng yêu
thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch
23



sử, đồng thời góp phần tạo mơi trường để các em hiểu nhau hơn. Các lĩnh vực tham
quan, dã ngoại có thể được tổ chức ở nhà trường phổ thơng là: Tham quan các danh
lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; Tham quan các nhà máy, xí nghiệp; Tham
quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Tham quan các Viện bảo tàng…
Hàng năm, nhà trường phối hợp với Hội phụ huynh tổ chức cho học sinh tham
quan, chăm sóc các di tích lịch sử (Nhà thờ cụ Phan Bội Châu, Di tích Trng
Bồn…), tổ chức các chuyến dã ngoại Pù Mát, Rừng Cúc Phương….
3.5.3. Hoạt động nhân đạo
Hoạt động nhân đạo thể hiện sự đồng cảm, tình yêu thương và trách nhiệm của
học sinh trước những con người cịn khó khăn. Thơng qua hoạt động nhân đạo, học
sinh biết thêm cuộc sống của người nghèo, nỗi buồn của trẻ em mồ côi, người tàn tật,
khuyết tật, người già cơ đơn khơng nơi nương tựa, người có hồn cảnh đặc biệt khó
khăn, những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc sống,... để kịp thời giúp đỡ, giúp
họ phần nào khắc phục khó khăn, vươn lên hịa nhập với cộng đồng.
Hoạt động nhân đạo giúp các em học sinh được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm
và giá trị vật chất của mình với những thành viên trong cộng đồng, giúp các em biết
quan tâm hơn đến những người xung quanh từ đó giáo dục các giá trị cho học sinh
như: tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương, trách nhiệm, hạnh phúc…
Trong những năm qua, học sinh trường chuyên Phan Bội Châu đã tổ chức nhiều
hoạt động nhân đạo có ý nghĩa. Hàng năm, ngồi kế hoạch hành động do nhà trường
triển khai, học sinh nhà trường đã chủ động tổ chức nhiều hoạt động xã hội có ý
nghĩa: dạy học cho các em học sinh ở làng trẻ SOS; tổ chức vui Tết Trung thu cho trẻ
em lang thang, cơ nhỡ; tặng quà chúc mừng những người phụ nữ sống đơn độc nhân
ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; ủng hộ sách vở, quần áo cho trẻ em và tặng quà cho đồng
bào vùng cao; tặng quà và chăm sóc người khuyết tật…
Những hoạt động này vừa thể hiện ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học
sinh, vừa mang lại cho học sinh những trải nghiệm q giá, góp phần hình thành và
phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.


24


25


×