Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

SKKN một số kinh nghiệm quản lý hoạt động tổ bộ môn phát huy tính tích cực của giáo viên tổ sinh – công nghệ trường THPT sông ray

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.01 KB, 10 trang )

Đề tài: Một số kinh nghiệm Quản lý hoạt động tổ bộ môn phát huy tính tích cực của giáo viên tổ
Sinh – Công nghệ trường THPT Sông Ray
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện Nghị quyết số 29 - NQ/TW, ngày 4/11/2013 của BCH TW Đảng
khóa XI (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8) về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo", Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai nhiều hoạt động cụ thể nhằm
từng bước đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học ở các cấp học
trong đó có các trường THPT.
Theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ, trong những năm gần đây Sở GD &
ĐT Đồng Nai triển khai nhiều đợt tập huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy,
kiểm tra đánh giá cho toàn bộ giáo viên trong tỉnh. Việc tiếp thu, đổi mới trong
soạn giảng, kiểm tra đánh giá, dạy học theo chủ đề, bồi dưỡng học sinh,vv...đòi hỏi
mỗi thầy cô giáo phải đầu tư cả về thời gian lẫn trí tuệ.
Tuy nhiên trong thực tế, có nhiều giáo viên chưa thực sự tích cực tiếp thu và
đổi mới; thực hiện việc đổi mới mang tính chất đối phó, hình thức. Một trong
những nguyên nhân là do chưa có sự quán triệt của các tổ nhóm chuyên môn, đôi
khi do coi nhẹ tầm quan trọng của đổi mới, có khi cách thức tổ chức thực hiện
chưa phù hợp.
Để giáo viên trong tổ bộ môn thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng
dạy, kiểm tra đánh giá cũng như tích cực trong các hoạt động chuyên môn khác đòi
hỏi tổ trưởng chuyên môn phải có những biện pháp quản lý và tổ chức hoạt động
phù hợp với điều kiện thực tế. Nhận thức rõ vai trò của bản thân trong cương vị tổ
trưởng tổ Sinh – Công nghệ trường THPT Sông Ray; tôi đã cố gắng tiếp thu học
hỏi kinh nghiệm và linh hoạt trong quản lý hoạt động tổ bộ môn nhờ đó tổ đã đạt
được nhiều thành tích cao.
Với những kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, tôi xin được chia sẽ với quý đồng
nghiệp qua đề tài “Một số kinh nghiệm Quản lý hoạt động tổ bộ môn phát huy
tính tích cực của giáo viên tổ Sinh – Công nghệ - Trường THPT Sông Ray”.
Đây là những kinh nghiệm có được của tôi trong thời gian ngắn làm công tác


tổ trưởng và mang nhiều đặc thù riêng của đơn vị nên không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý đồng nghiệp.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luân
Căn cứ điều 16/ chương II; Điều lệ trường THCS, THPT và trường nhiều
cấp học thì nhiệm vụ của Tô chuyên môn là:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây
dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối
chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại
các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và
các quy định khác hiện hành;
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THPT Sông Ray
1
Người thực hiện: Phạm Thành Định


Đề tài: Một số kinh nghiệm Quản lý hoạt động tổ bộ môn phát huy tính tích cực của giáo viên tổ
Sinh – Công nghệ trường THPT Sông Ray
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
- Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu
cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.
Vậy quyền và nhiệm vụ của tổ Trưởng chuyên môn là phải quản lý và tổ
chức hoạt động để tổ thực hiện tốt các nhiệm vụ trên.
2. Cơ sở thực tiễn
Thực tế ở trường THPT Sông Ray, ngoài việc Tổ trưởng chuyên môn điều
hành tổ thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong điều lệ còn được Hiệu trưởng

nhà trường giao một số nhiệm vụ:
- Căn cứ năng lực chuyên môn của giáo viên và nhiệm vụ cụ thể của tổ hằng
năm để phân công chuyên môn cho từng giáo viên trong tổ.
- Căn cứ hướng dẫn của Sở GD&ĐT, hướng dẫn của Hội động bộ môn cấp
tỉnh và thực tế nhà trường để điều chỉnh Phân phối chương trình phù hợp với kế
hạch của tổ.
- Tổ chức phân công dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, dạy tự chọn, dạy thay(khi
giáo viên nghỉ có sự cho phép của Hiệu trưởng),...Đồng thời, cùng Phó hiệu trưởng
chuyên môn duyệt thừa giờ tăng tiết dựa trên theo dõi của tổ trưởng.
- Ngoài ra, tham gia cho ý kiến, đề xuất các kiến nghị với Bam giám hiệu
những nội dung liên quan đến tổ bộ môn.
Tuy nhiên khi thực hiện các nhiệm vụ được giao ở tổ Sinh – Công nghệ,
trường THPT Sông Ray có nhiều khó khăn như sau:
- Đa số các giáo viên trẻ mới có gia đình, có con nhỏ và điều kiện kinh tế
chưa ổn định nên ảnh hưởng lớn tới công việc.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá,...chưa đồng bộ với
nội dung chương trình SGK; lại có nhiều nội dung đổi mới được liên tục triển khai
hằng năm.
- Mỗi giáo viên luôn phải thay đổi nhiệm vụ cụ thể theo từng năm học nên
việc thực hiện đổi mới ở nội dung này, khối lớp này chưa thành thạo đã phải tiếp
nhận việc đổi mới ở nội dung, khối lớp khác.
- Một số giáo viên trẻ nhiệt tình nhưng chưa có kinh nghiệm sắp xếp công
việc hợp lý, việc xây dựng kế hoạch cá nhân chưa rõ ràng đã ảnh hưởng đến một
số nhiệm vụ chung.
Từ những thực tế trên, Tổ trưởng tổ bộ môn phải linh hoạt dựa vào điều kiện
của đơn vị mình để đưa ra những biện pháp quản lý hoạt động thích hợp nhằm
phát huy được tính tích cực của từng giáo viên trong tổ; từ đó giúp tổ hoàn thành
tốt mọi nhiệm vụ với kết quả cao.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THPT Sông Ray

2
Người thực hiện: Phạm Thành Định


Đề tài: Một số kinh nghiệm Quản lý hoạt động tổ bộ môn phát huy tính tích cực của giáo viên tổ
Sinh – Công nghệ trường THPT Sông Ray
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Tổ chức xây dựng, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch của tổ và kế hoạch
cá nhân của giáo viên
1.1. Tổ chức xây dựng các kế hoạch
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ
Kế hoạch chuyên môn của nhà trường thường được phát hành trễ (do chờ kế
hoạch chung của Sở và phải thông qua Hội nghị CBCNVC) nhưng hoạt động của
tổ bộ môn phải bắt đầu từ tháng 8. Do đó tổ phải xây dựng dự thảo kế hoạch hoạt
động của tổ dựa trên kế hoạch năm học trước(những nhiệm vụ cố định) và những
dự kiến phân công nhiệm vụ của tổ trong năm học tới.
Kế hoạch (dự thảo) hoạt động của tổ được tổ trưởng xây dựng, sau đó gửi tới
từng giáo viên nghiên cứu trước và sẽ tham gia ý kiến trong buổi họp chuyên môn
đầu năm. Các phần nội dung cần thông qua Hội nghị CBCNVC thì bổ sung sau khi
có kết quả của hội nghị để hoàn thiện.
b) Xây dựng kế hoạch cá nhân của từng giáo viên
Sau khi thống nhất kế hoạch hoạt động của tổ, yêu cầu từng giáo viên xây
dựng kế hoạch cá nhân cụ thể, rõ ràng, thể hiện rõ nhiệm vụ và thời điểm hoàn
thành; thông qua tổ và lưu vào hồ sơ của tổ để theo dõi tiến độ thực hiện.
c) Xây dựng kế hoạch giảng dạy của từng môn ở từng khối lớp
Tổ tổ chức xây dựng Kế hoạch giảng dạy cho từng môn dựa vào phân phối
chương trình do Sở GD&ĐT ban hành năm 2008, dựa vào tình hình thực tế của
nhà trường và các kế hoạch tích hợp, giảm tải,...

SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI
Trường THPT Sông Ray

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN SINH HỌC – LỚP 10 - CƠ BẢN

Cả năm: 37 tuần - 35 tiết (Học kì I: 19 tuần - 18 tiết. Học kì II: 18 tuần - 17 tiết)
Căn cứ hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình môn Sinh học trong trường phổ
thông của sở giáo dục đào tạo từ năm học 2008 – 2009; hướng dẫn giảm tải của bộ giáo dục và
điều kiện thực tế của trường THPT Sông Ray; kết hợp các kế hoạch tích hợp giáo dục môi
trường và tích hợp sử dụng năng lượng hiệu quả. Tổ sinh – công nghệ NN họp tổ thống nhất kế
hoạch giảng dạy Môn sinh học 10 cơ bản trong năm học 2014 – 2015 như sau:
Tu Tiết
Bài
Tên bài dạy/
Kế hoạch tích hợp
TH SD Năng
ần
Giảm tải
lương hiệu quả
1
1
PHẦN I:
Bài 1 Các cấp tổ chức của thế
I, II: bảo vệ môi trường Đảm bảo đạt hiệu
giới sống.
sống để bảo vệ độ đa
suất sinh thái cao
dạng sinh học.
...

.....
......
.........
4
4
Bài
Cacbohiđrat và Lipit.
I.2: vai trò của thực vật - Giới thiệu nguồn
4+5
(Không giải thích chi tiết đối với thế giới sống  năng lượng từ
hình 4.1)Prôtêin (Mục:
khuyến khích trồng và
cacbohidrat .
cấu trúc của Prôtêin chỉ
BV cây xanh.
- Cung cấp vừa đủ
dạy sơ lược)
các chất  không
lãng phí NL.
...
.....
......
.........
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THPT Sông Ray
3
Người thực hiện: Phạm Thành Định


Đề tài: Một số kinh nghiệm Quản lý hoạt động tổ bộ môn phát huy tính tích cực của giáo viên tổ
Sinh – Công nghệ trường THPT Sông Ray

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Để lên kế hoạch giảng dạy cụ thể từng môn học, tổ phân công một người
trong nhóm giáo viên dạy khối lớp đó xây dựng trên khung tổ trưởng đã giao. Sau
đó cả nhóm nghiên cứu, góp ý với sự tham gia của cả tổ chuyên môn để hoàn
thành.
Ví dụ: Năm 2014 – 2015, tổ phân công cô: Đặng Thị Mến, Lê Thị Hồng, Nguyễn
Thị Thơm dạy môn sinh lớp 10.
Việc xây dựng Kế hoạch giảng dạy môn sinh lớp 10 Cơ bản(ở trên), Tổ phân
công cô Nguyễn Thị Thơm thực hiện trước, sau đó gửi cho cô Mến, cô Hồng
nghiên cứu, góp ý và cuối cùng cả tổ sẽ thống nhất trong bổi họp chuyên môn đầu
năm.
1.2. Theo dõi, đánh giá tiến độ thực hiện các kế hoạch
Mỗi đầu tháng, trong buổi sinh hoạt chuyên môn có phần nội dung đánh giá
việc thực hiện các kế hoạch của tổ cũng như từng cá nhân; làm rõ nguyên nhân của
việc chậm trễ của từng cá nhân trong kế hoạch. Có hình thức nhắc nhở hoặc khiển
trách phù hợp nếu các tổ viên chậm trễ do thiếu trách nhiệm.
Trong buổi họp này tổ trưởng cũng phải thông báo nội dung kế hoạch phải
thực hiện trong tháng tới, có các điều chỉnh kế hoạch thích hợp nếu có nhiệm vụ
mới phát sinh hoặc do điều kiện thực tế khác.
1.3. Những ưu điểm khi thực hiện nghiêm chỉnh việc xây dựng và theo dõi tiến độ
các kế hoạch
- Giáo viên trực tiếp tham gia việc xây dựng các kế hoạch nên năm rõ nhiệm
vụ, trách nhiệm của bản thân khi thực hiện.
- Xây dựng và điều chỉnh kịp thời giúp cho các kế hoạch sát với thực tế hơn,
dễ hoàn thành hơn.
- Đánh giá việc thực hiện kế hoạch hằng tháng giúp nhận ra và điều chỉnh
thái độ, tình thần trách nhiệm của mỗi cá nhân. Thúc đẩy tiến độ thực hiện nhiệm
vụ của từng thành viên, giúp tiến độ chung được hoàn thành đúng kế hoạch và đảm
bảo chất lượng.

2. Phân công nhiệm vụ phải công bằng và tin tưởng vào năng lực của giáo
viên, tạo điều kiện để mọi người đều có cơ hội học tập nâng cao trình độ, thể
hiện năng lực bản thân
Trong hoạt động của tổ, ngoài nhiệm vụ dạy học các môn trên lớp theo
chuyên môn mỗi giáo viên còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác như bồi dưỡng
học sinh giỏi, dạy nghề, phụ đạo học sinh yếu,... Để đảm bảo các nhiệm vụ được
hoàn thành tốt và giữ gìn đoàn kết trong nội bộ, tôi đã đưa ra một số nguyên tắc
sau:
2.1. Phân công nhiệm vụ đảm bảo tính công bằng kể cả về trách nhiệm lẫn lợi ích
Những nhiệm vụ khó trước tiên tổ trưởng, giáo viên có kinh nghiệm hơn
phải đảm nhân; nhưng phải yêu cầu các giáo viên trẻ, ít kinh nghiệm tìm hiểu
nghiên cứu, chuẩn bị để năm học kế tiếp đảm nhân. Số lượng nhiệm vụ cũng phải
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THPT Sông Ray
4
Người thực hiện: Phạm Thành Định


Đề tài: Một số kinh nghiệm Quản lý hoạt động tổ bộ môn phát huy tính tích cực của giáo viên tổ
Sinh – Công nghệ trường THPT Sông Ray
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

cân nhắc cân đối, tránh tình trạng người ôm đồm quá nhiều, người không phải làm
gì; trong đó chú ý phải phân chia đồng đều các nhiệm vụ có quyền lợi đi kèm.
Ở tổ Sinh – Công nghệ trường THPT Sông Ray, tất cả giáo viên(trừ giáo
viên trẻ dưới 3 năm kinh nghiệm) phải đảm nhận dạy các lớp xoay vòng, ai dạy lớp
10 năm nay sẽ theo dạy lớp 11, 12 trong những năm kế tiếp, việc dạy các đội tuyển
học sinh giỏi cũng vậy. Tiếp đó là phân công số tiết dạy bằng nhau (tính cả kiêm
nhiệm), các lớp khá giỏi cũng phải cân đối giữa các giáo viên. Tránh trường hợp
một số nơi, cứ giáo viện nhiều tuổi, có kinh nghiệm được dạy lớp 12; lớp có học
sinh khá giỏi; dạy nhiều tiết để nhận thừa giờ hoặc dạy ít tiết hơn khi cả tổ thiếu

chuẩn...
2.2. Phải tin tưởng tạo điều kiện cho tổ viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn
và đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng
Là người hiểu rõ năng lực của từng giáo viên, khi giao nhiệm vụ phải căn cứ
vào năng lực; tuy nhiên nhiều giáo viên trẻ, có năng lực nhưng thiếu tự tin thì
người tổ trưởng phải động viên, hướng dẫn để họ tự tin nhận nhiệm vụ.
Ở tổ chúng tôi, hầu hết giáo viên rất trẻ nên việc thực hiện chuyên đề, chủ
đề; dạy bồi dưỡng học sinh giỏi,... thường các em không tự tin đảm nhận. Tôi phân
tích, động viện các em nhận nhiệm vụ đồng thời phải phân công giáo viên có kinh
nghiệm làm cùng hoặc trực tiếp hướng dẫn hỗ trợ các em thực hiện nhiệm vụ.
Ví dụ, một trong những nhiệm vụ rất khó khăn khi phân công giáo viên trẻ
là bồi dưỡng học sinh giỏi. Do truyền thống thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi các
năm trước khá cao, nên các em rất ngại phải đảm nhận. Năm 2013, tôi vẫn tin
tưởng giao nhiệm vụ cho cô Lê Thị Hồng ( mới ra trường năm thứ 3) bồi dưỡng
lớp 10 và yêu cầu theo nhóm đến lớp 12. Năm lớp 10 đạt 02 giải 3, 02 giải khuyến
khích và cô rất tự tin để đảm nhận nhiều công việc khác. Đến năm 2014 – 2015,
lớp 12 có sự thay đổi cấu trúc đề thi (theo hướng thi đại học) vì thế cô rất ngại vì
chưa dạy luyện thi nhiều. Tôi phải động viên, hướng dẫn để cô tiếp tục dạy đồng
thời bản thân phải đảm nhận trách nhiệm 8 buồi( trong 20 buổi) để giúp luyện phần
tính toán nhanh và làm trắc nghiệm; thành tích cuối cùng đạt 01 giải nhì; 01 giải ba
và 03 giải khuyến khích.
Hay, trường hợp cô Nguyễn Thị Thơm, ra trường 04 năm(01 năm nghỉ
bệnh), là cựu học sinh giỏi môn Sinh của trường; khi giao nhiệm vụ bồi dưỡng học
sinh gỏi lớp 10, cô không nhận nên tôi hứa sẽ nhận (đến vòng vì tôi đã bồi dưỡng
lớp 10 cách đây 4 năm). Nhưng sau đó, tôi yêu cầu cô Thơm tham gia chấm bài
tuyển chọn đội tuyển, cùng tôi lựa chọn đội tuyển, và với động viên của tôi lúc đầu
cô nhận dạy 5 buổi ( phần cấu trúc tế bào) nhưng dần tôi lấy lý do bận nhiều việc
chung nên giao cô dạy là chủ yếu( 10 buổi/ 15 buổi). Kết quả năm vừa qua lớp 10
đạt 01 giải nhì; 05 giải ba và 01 giải khuyến khích. Nhận được kết quả cô rất vui và
tự tin hơn rất nhiều.

Các nhiệm vụ khác như thực hiện chuyên đề nghiên cứu bài học; thao giảng;
thi giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường cũng phân công tham
gia đầy đủ, có kết quả tốt.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THPT Sông Ray
5
Người thực hiện: Phạm Thành Định


Đề tài: Một số kinh nghiệm Quản lý hoạt động tổ bộ môn phát huy tính tích cực của giáo viên tổ
Sinh – Công nghệ trường THPT Sông Ray
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.3. Ưu điểm của việc phân công nhiệm vụ công bằng và tin tưởng vào năng lực
của giáo viên
Với việc thực hiện những nguyên tắc trên mà tổ luôn luôn hoàn thành tốt các
nhiệm vụ được giao với kết quả cao. Nhưng quan trọng hơn cả là tạo sự tự tin ở
mỗi giáo viên, tạo sự đoàn kết thực sự trong tổ và mọi thành viên coi việc thực
hiện nhiệm vụ tổ là trách nhiệm, là quyền lợi của mọi người; là nền tảng để các
năm tiếp theo có thể đạt nhiều kết quả cao hơn.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tổ
Hiện nay có nhiều tiện ích của công nghệ thông tin như: gọi điện, tin nhắn,
email và mới đây được triển khai trường học kết nối,... có thể vận dụng để kết nối
các tổ viên trong hoạt động tổ chuyên môn. Trong quản lý điều hành hoạt động tổ,
tôi tận dụng tối đa tiện ích của những công cụ này nhất là email.
Tổ luôn chuẩn bị các cuộc họp bằng nhiều văn bản được phân công chuẩn bị
trước và gửi vào email của từng tổ viên; yêu cầu nghiên cứu, góp ý(qua email hoặc
trực tiếp) để người soạn chỉnh sửa và cuối cùng thông qua nhanh chóng trong các
bổi sinh hoạt chuyên môn.
Đối với những nội dung thông báo, hướng dẫn thực hiện thì tổ trưởng gửi
trực tiếp bằng văn bản hoặc qua email để các tổ viên nghiên cứu thực hiện. Những

nội dung văn bản, kế hoạch cần góp ý xây dựng mà có liên quan đến nhiều nội
dụng ở nhiều tài liệu khác nhau như: Kế hoạch giảng dạy từng môn, Giáo án hội
giảng, Ma trận và đề kiểm tra chung,...thì việc góp ý trao đổi qua email là rất cần
thiết. Vì giáo viên có điều kiên nghiên cứu tài liệu để góp ý sát thực hơn, còn để
đến giờ họp tổ mới góp ý thì không thể có đầy đủ tài liệu để tham khảo.
Để thực hiện tốt ứng dụng này, tôi thực hiện quy trình sau:
Bước 1: Phân công thành viên nghiên cứu, phác thảo các văn bản: các Kế hoạch
hoạt động do tổ trưởng thực hiện; các kế hoạch hoặc văn bản chuyên môn khác
phân công người thực hiện nhiệm vụ đó xây dựng;...Các văn bản, kế hoạch do tổ
viên xây dựng được gửi về tổ trưởng nghiên cứu chỉnh sửa.
Bước 2: Gửi email các văn bản kèm theo hướng dẫn cách góp ý, thời hạn góp ý,...
đến từng tổ viên thực hiện; nếu là các văn bản cần góp ý gấp thì Tổ trưởng phải
thông báo bằng tin nhắn đến từng giáo viên.
Bước 3: Tổ trưởng nhận lại các góp ý, tiếp thu để chỉnh sửa trước khi đưa ra thông
qua tổ trong cuộc họp. Trong cuộc họp cũng giải trình những lý do tiếp nhận hoặc
không những ý kiến nào và nhắc nhở giáo viên không tích cực tham gia ý kiến.
Hiện nay, Bộ đã triển khai Trường học kết nối và điều này hứa hẹn là một
tiện ích quan trọng phục vụ hiệu quả trong sinh hoạt chuyên môn thời gian tới.
Nhưng do mới tham gia, giáo viên còn nhiều bỡ ngỡ; chưa đồng bộ nên cả tổ đang
tiếp tục nghiên cứu, sử dụng thành thạo để từ năm sau ứng dụng tốt hơn.
4. Tổ chức họp/ sinh hoạt tổ chuyên môn định kì và đột xuất
Một trong những đổi mới quan trọng trong sinh hoạt tổ chuyên môn là chú
trọng nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá,...; phần nội
dung hành chính sự vụ cần ngắn gọn, giảm thiểu thời gian.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THPT Sông Ray
6
Người thực hiện: Phạm Thành Định


Đề tài: Một số kinh nghiệm Quản lý hoạt động tổ bộ môn phát huy tính tích cực của giáo viên tổ

Sinh – Công nghệ trường THPT Sông Ray
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4.1. Họp về các công việc hành chính sự vụ
Chủ yếu tập trung vào 3 cuộc họp:
Lần 1: đầu năm học gồm phân công chuyên môn, nhiệm vụ; xây dựng các kế
hoạch hoạt động; các kế hoạch chuyên môn; đăng ký thi đua;...
Lần 2: cuối học kì I đầu học kì II sơ kết hoạt động học kì I và phân công chuyên
môn nhiệm vụ học kì II; triển khai các kế hoạch học kì II,...
Lần 3: Cuối năm, tổng kết hoạt động trong năm, xét thi đua,..
Còn thông thường hằng tháng, tổ chỉ dành thời gian ngăn ( khoảng 10 phút)
để triển khai các nhiệm vụ qua trọng, những công việc khác tổ trưởng truyền đạt
qua văn bản, qua email,..
4.2. Sinh hoạt theo các chủ đề chuyên môn
Phần lớn thời gian trong các buổi họp tổ chuyên môn chúng tôi bàn về các nội
dung như: Tổ chức các chủ đề dạy học bộ môn, thảo luận về ma trận, đề kiểm tra;
góp ý xây dựng giáo án các tiết dạy khó(chuyên đề nghiên cứu bài học),... Tuy
nhiên để các buổi sinh hoạt chuyên môn diễn ra nhanh, hiệu quả, giải quyết được
nhiều vấn đề thì cách thức tổ chức là quan trong; trong đó tôi đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin (như đã trình bày ở trên).
Các buổi sinh hoạt chủ đề của tổ bao gồm:
- Sinh hoạt chủ đề xây dựng chương trình: là góp ý điều chỉnh kế hoạch dạy
học của từng môn phù hợp với kế hoạch nhà trường và điều kiện thực tế.
- Sinh hoạt chuyên đề nghiên cứu bài học( chuyên đề tìm phương án dạy bài
khó): trung bình 1 học kỳ thực hiện 1 bài/ 1 khối lớp ( có 3 chuyên đề môn sinh 10,
11, 12 và 1 chuyên đề công nghệ 10 trong 1 học kỳ).
- Sinh hoạt chuyên đề kiểm tra đánh giá: mỗi học kì có 02 lần thực hiện xây
dựng ma trận, đề kiểm tra, đáp án của bài kiểm tra 1 tiết (giữa kì) và kiểm tra cuối
kì; và sau kiểm tra có buổi sinh hoạt rút kinh nghiệm về ma trận, đề,...
- Sinh hoạt chuyên đề “Xây dựng các chủ đề dạy học”: 1 học kỳ mỗi khối lớp

xây dựng 1 chủ đề. Tổ thực hiện 4 buổi sinh hoạt/ học kỳ để cùng thảo luận xây
dựng phương án thực hiện, góp ý nội dung cho 4 chủ đề ( 3 chủ đề môn sinh học,
01 chủ đề công nghệ 10). Các chủ đề sinh học và công nghệ 10 được thực hiện
trong năm qua gồm:
Học kì I: Sinh học 10: Vận chuyển các chất qua màng và thực hành.
Sinh học 11: Tiêu hóa ở động vật.
Sinh học 12: Di truyền học quần thể.
Công nghệ 10: Chăn nuôi và bảo vệ môi trường.
Học kì II: Sinh học 10: Phân bào.
Sinh học 11: Sinh sản ở động vật.
Sinh học 12: Quần xã sinh vật và diễn thế sinh thái.
Công nghệ 10: Lập kế hoạch kinh doanh.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THPT Sông Ray
7
Người thực hiện: Phạm Thành Định


Đề tài: Một số kinh nghiệm Quản lý hoạt động tổ bộ môn phát huy tính tích cực của giáo viên tổ
Sinh – Công nghệ trường THPT Sông Ray
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Về quy trình thực hiện một chuyên đề bài khó: trước ngày sinh hoạt ít nhất 3
ngày tổ trưởng yêu cầu nhóm giáo viên dạy khối lớp đó chủ động hội ý, thống nhất
phương án: hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện,...và giao cho 01 giáo
viên soạn giáo án(theo kế hoạch). Sau khi soạn xong gửi mail cho toàn tổ, trong đó
đặc biệt các giáo viên trong nhóm phải nghiên cứu kỹ hơn để góp ý. Đến buổi họp
thảo luận nhanh chóng thống nhất toàn bộ giáo án tiết dạy khả thi nhất để giáo viên
dạy thử, điều chỉnh và tiếp đến là dạy biểu diễn trước toàn tổ.
Nhờ quy trình làm việc hiệu quả nên các buổi sinh hoạt chuyên môn giải
quyết được nhiều nội dung thiết thực, giải quyết được hầu hết các khó khăn chuyên

môn mà từng giáo viên gặp phải, từ đó giáo viên tích cực hơn trong các buổi sinh
hoạt chuyên môn.
5. Phối hợp hợp lý giữa các tổ viên khi thực hiện nhiệm vụ chung
Đối với các nhiệm vụ chung của từng nhóm giáo viên dạy cùng khối lớp sẽ
được phối hợp thực hiện để công việc được giải quyết nhanh chóng đồng thời có
kết quả cao. Các nhóm giáo viên dạy chung khối lớp tự phân công nhiệm vụ và
cùng nhau thực hiện chúng dưới sự giám sát, đôn đốc của tổ trưởng.
Ví dụ, việc chuẩn bị một đề kiểm tra 1 tiết chung cho khối lớp 11, là công
việc chung của cô Cao Lê Hằng, cô Đặng Thị Mến và Cô nguyễn Thị Thơm.
Nhóm tự phân công cô Hằng lập ma trận đề, hỏi ý thống nhất trong nhóm rồi cô
Đặng Thị Mến ra các câu hỏi theo chủ đề kiểm tra năng lực(khoản 02 chủ đề, 06
câu) và cô Thơm ra 24 câu hỏi trắc nghiệm còn lại. Cả nhóm thống nhất đề nguồn
và cô mến trộn đề hoàn chỉnh in, photo đủ số lượng; cả nhóm cùng xếp theo lớp.
Việc phối hợp này có sự giám sát, điều chỉnh của tổ trưởng nhưng chủ yếu
các giáo viên chủ động phân công thực hiện, nhiệm vụ cũ thể được thay đổi cho
lần kế tiếp. Việc phối hợp này còn được thực hiện trong những công việc khác như
thực hiện chuyên đề dạy học bài khó; thực hiện các chủ đề;.v.v. Nhờ vậy công việc
trở nên nhẹ nhàng, được đầu tư đúng mức và có hiệu quả hơn.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Việc áp dụng các biện pháp khác nhau trong quá trình tổ chức hoạt động và
quản lý tổ bộ môn mà chúng tôi thu được nhiều kết quả quan trọng:
- Phát huy được tính tích cực ở tất cả các giáo viên trong tổ; các thành viên không
ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu đổi mới của
ngành giáo dục hiện nay. Hằng năm tổ thực hiện các chuyên đề nghiên cứu bài
học, thao giảng giảng dự giờ, các chủ đề,.. đúng quy định chung nhà trường; ma
trận, đề kiểm tra được đổi mới kịp thời theo yêu cầu.
- Tạo ra tập thể đoàn kết trong công việc cũng như trong cuộc sống; là tập thể học
tập: luôn lăng nghe, học hỏi và mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm cho nhau, cũng
như góp ý thẳng thắn để khắc phục những hạn chế của nhau.
- Liên tục trong nhiều năm tổ được bình xét Tổ lao động tiên tiến, và là một trong

vài tổ có thành tích cao nhất trường về các mặt thi đua; trong đó số lượng học
sinh giỏi cấp tỉnh ngày càng tăng.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THPT Sông Ray
8
Người thực hiện: Phạm Thành Định


Đề tài: Một số kinh nghiệm Quản lý hoạt động tổ bộ môn phát huy tính tích cực của giáo viên tổ
Sinh – Công nghệ trường THPT Sông Ray
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

BẢNG THÀNH TÍCH HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH 2012 ĐÊN NAY:
Năm

Khối

2012 - 2013

12

Đạt giải
4 giải

Khối
10

1 giải ba, 3 KK
2013 - 2014

12


6 giải

12

5 giải
1 nhì; 1 ba; 3 KK

5 giải
2 giải ba, 3 KK

10

4 giải ba, 2 KK
2014 - 2015

Đạt giải

7 giải
3 giải ba, 4 KK

10

7 giải
1 nhì; 5 ba; 1 KK

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Hoạt động của các tổ chuyên môn tích cực hiệu quả là một khâu quan trọng
giúp nâng cao chất lượng dạy học và các nhiệm vụ khác của nhà trường. Để nâng
cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn môn thì vai trò của người tổ trưởng

trong quản lý, tổ chức hoạt động là rất quan trong. Để các tổ phát huy được tính
tích cực và thế mạnh của từng giáo viên tạo nên một tập thể mạnh cần:
- Tổ trưởng phải là người công tâm trong mọi công việc, đặt lợi ích tập thể lên trên
hết, luôn luôn học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, biết lắng nghe
và chia sẻ.
- Tổ phải xây dựng được nguyên tắc phối hợp giữa các thành viên trong công việc;
luôn đảm bảo tổ là “tập thể học tập” biết chia sẻ thẳng thắn, biết lắng nghe sự góp
ý của người khác; biết giúp đỡ hỗ trợ nhau trong công việc; luôn cố gắng để học
tập nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
- Phải tin tưởng trao nhiệm vụ cho mọi người, hỗ trợ để họ hoàn thành nhiệm vụ
chính là tạo cho họ cơ hội được nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và được thể hiện
năng lực của mình.
Chúng tôi rất mong các cơ quan quản lý tổ chức thêm những buổi hội thảo
để nhận được những chia sẻ kinh nghiệm khác nhau từ các đồng nghiệp; để từng
bước nâng cao hiệu quả hoạt động của từng tổ bộ môn trong từng trường; là nền
tảng quan trọng để thực hiện thành công công cuộc đổi mới căn bàn, toàn diên nền
giáo dục nước nhà như yêu cầu đặt ra.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THPT Sông Ray
9
Người thực hiện: Phạm Thành Định


Đề tài: Một số kinh nghiệm Quản lý hoạt động tổ bộ môn phát huy tính tích cực của giáo viên tổ
Sinh – Công nghệ trường THPT Sông Ray
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Tài liệu: Tập huấn tổ trưởng chuyên môn cấp trung học phổ thông
– Bộ GD&ĐT - Năm 2013.

2) Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh – Đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp trung
học phổ thông
- Bộ GD&ĐT – Năm 2014.

3) Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT
ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
4) Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục và đào tạo các năm
học 2013 – 2014; 2014 – 2015.

NGƯỜI THỰC HIỆN:

Phạm Thành Định

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trường THPT Sông Ray
10
Người thực hiện: Phạm Thành Định



×