Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

SKKN PHÁT HUY HIỆU QUẢ của HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG nói CHO học SINH các lớp TIẾNG ANH THÍ điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.75 KB, 15 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ GIẢI PHÁP
Mã số:…………………………….…………………………………………..…
1. Tên sáng kiến: PHÁT HUY HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NHÓM
TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH CÁC LỚP
TIẾNG ANH THÍ ĐIỂM
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Trong chương trình Tiếng Anh thí điểm (TATĐ) lớp 6, 7, 8, 9 đều có
một số phần dành cho luyện tập nói: phần Speak, Communication
hoặc Project tuy nhiên phần lớn là giáo viên (GV) cho nói cá nhân
hoặc cặp. GV ít cho thảo luận trong nhóm vì sợ mất thời gian, sợ lớp
ồn và chỉ có một số em khá giỏi chịu nói.
Học sinh (HS) nói cá nhân mang tính rời rạc, nội dung khơng sâu.
Luyện kỹ năng nói chỉ tập trung rèn cho HS nói từng câu trơi chảy. GV
mất nhiều thời gian để chờ các em nói. Thường phần nói nằm ở giai
đoạn gần cuối bài, nói về nội dung bài vừa học hoặc ý kiến cá nhân


về vấn đề trên nên đôi khi HS khá, trung bình khi chưa hiểu rõ được
bài học cũng e ngại khơng dám phát biểu.
Kiểm tra đánh giá cũng mang tính cá nhân riêng lẽ như: kiểm tra đ ầu
giờ bằng cách kiểm tra từ vựng, nhắc lại nội dung bài cũ, trình bày lại
mâu đối thoại đã học, …làm cho q trình dạy và học mang nặng tính
lý thuyết, và tạo tâm lý căng thẳng cho GV và HS.
HS không được rèn luyện kỹ năng nói thường xun, khơng có mơi
trường luyện thuyết trình nên các em sợ khi phải trình bày trước đám
đơng một vấn đề ở cả Tiếng Anh lân Tiếng Việt. Từ đó khiến các em
sợ học Tiếng Anh nhất là sợ học và kiểm tra nói Tiếng Anh.


3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
_ Mục đích của giải pháp:
Trong việc học ngoại ngữ nói chung và TA nói riêng ngày nay khơng
chỉ là học để biết kiến thức về ngôn ngữ, biết về văn hóa, nét đặc
trưng của một dân tộc mà còn là tập trung phát triển cho HS kỹ năng
nghe nói-nhất là kỹ năng nói, kỹ năng trình bày trước đám đông để
đáp ứng được việc sử dụng ngoại ngữ trong tương lai, hướng tới mục
tiêu đổi mới kiểm tra đánh giá theo năng lực của từng người học, tăng
cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, thực hiện các dự án học
tập. Cùng với việc phát triển kỹ năng nói HS cịn cần phải luyện tập


được kỹ năng giao tiếp, tự tin thể hiện bản thân.
Trong quá trình tham gia giảng dạy bộ sách giáo khoa thí điểm 6,7,8,9
chúng tơi nhận thấy được một số hoạt động tích cực có thể sử dụng
và chúng tơi đã mạnh dạn vận dụng, có mở rộng, sáng tạo thêm các
hoạt động nhằm phát triển cũng như kiểm tra đánh giá được kỹ năng
nói của HS phù hợp với điều kiện dạy học và trình độ của HS đang
học chương trình này nhằm giúp các em phát huy được tích cực chủ
động sáng tạo và phát triển được kỹ năng làm việc trong nhóm,
thuyết trình và sử dụng ngơn ngữ cho các em. Hơn nữa, HS các lớp thí
điểm tuy các em có chất lượng đầu vào theo trình độ quy định nhưng
khả năng tiếp thu và đặc điểm tâm lý lứa tuổi của các em khác nhau
cũng làm giảm chất lượng học bộ môn nhất là kỹ năng nói (các em
càng lớn các em càng có nhiều ý tưởng hay và sáng tạo nhưng lại càng
e ngại nói vì sợ sai) nên người GV phải sáng tạo nhiều hoạt động phù
hợp để phát huy khả năng của các em đồng thời duy trì được chất
lượng bộ mơn.
_ Nội dung sáng kiến: Phát huy hiệu quả của hoạt động nhóm trong
việc phát triển kỹ năng nói cho học sinh các lớp Tiếng Anh thí điểm

Các hoạt động nhóm này thể hiện tính mới hồn tồn trong q trình


dạy, học và kiểm tra đánh giá kỹ năng nói của học sinh học chương
trình TATĐ và có nhiều hiệu quả thể hiện qua bảng so sánh sau:
Hoạt động phát triển kỹ năng nói trước đây Hoạt động phát triển kỹ
năng nói mới
*Đối với HS:
- HS chủ yếu làm việc riêng lẽ để chuẩn bị đề tài: nội dung rời rạc,
không sâu.
- HS không thể trao đổi, không tự tin về nội dung mình chuẩn bị.

- Khả năng của mỗi HS khác nhau. Phân định rõ HS giỏi, yếu,….
- Không phát huy hết được khả năng của từng em: tính khéo léo, sáng
tạo và khả năng hùng biện.
- HS trình bày với tính chất đối phó, lớp học trầm và căng thẳng
- HS học một cách thụ động, không phát triển được kỹ năng giao tiếp.
- HS giỏi chỉ tự học cho bản thân khơng có tinh thần giúp đỡ bạn và
thiếu kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng tổ chức cơng việc trong
nhóm.


- HS chỉ tập trung rèn kỹ năng nói khi chuẩn bị thi học kỳ nên các em
rất lúng túng và nội dung không được đầu tư đúng mức.

*Đối với GV:
- GV và HS mất nhiều thời gian trong việc chờ HS trình bày nhất là đối
với các em trung bình, yếu.
- GV rất khó đánh giá, cho điểm và không thể động viên các em.
- Các hoạt động thường mang tính rập khn: đối thoại, trình bày chủ

đề, nhắc lại nội dung bài cũ,…không thu hút được HS tham gia.
- Chưa tạo được môi trường giao tiếp thật sự: trình bày, phản biện,
kết luận,..Phần trình bày khơng thu hút được người nghe dễ gây
nhàm chán và khơng có sự tương tác.

- Đánh giá, cho điểm chung chung vội vàng chưa đánh giá sát được
chất lượng. *Đối với HS:
- HS được làm việc trong nhóm: 4-5 HS, các em có thời gian chuẩn bị
nên khai thác chủ đề sâu hơn, tồn diện hơn. Từ đó HS tự tin hơn về


nội dung mình chuẩn bị trình bày.
- HS giúp đỡ lân nhau để hồn thành sản phẩm của nhóm: khơng
phân biệt giỏi, yếu.
- HS phát huy hết được khả năng của mình: tính khéo léo, sáng tạo, tự
chủ trong việc trình bày sản phẩm và thể hiện rõ khả năng hùng
biện. Từ đó giúp GV phát hiện năng khiếu của HS để bồi dưỡng, đồng
thời phát hiện được các em còn hạn chế để hướng dân và rèn luyện
thêm. Điều này rất quan trọng vì đây là yếu tố quyết định đến sự
thành công trong giao tiếp và sử dụng ngơn ngữ.
- Tạo khơng khí tự nhiên, vui tươi sinh động làm cho ti ết nói trở nên
nhẹ nhàng và có chất lượng. HS tự tin và tích cực hơn trong hoạt
động, nhất là các em nhút nhát, e ngại nói trước đám đơng cũng dần
tích cực hơn, mạnh dạn hơn.
- HS có tinh thần trách nhiệm trong cơng việc được phân cơng. Nhóm
trưởng được rèn luyện kỹ năng điều động nhóm, sắp xếp, phân cơng
cơng việc của các thành viên. Từ đó giúp hoạt động nói được thực
hiện nhịp nhàng và hiệu quả.
- HS được rèn luyện kỹ năng nói thường xuyên nên các em sẽ thực
hiện tốt các bài kiểm tra thực hành nói định kỳ và thi học kỳ. Giúp HS



có dịp trãi nghiệm, rút kinh nghiệm cho các sản phẩm sau.
*Đối với GV:
- GV chấm sản phẩm nhóm trước nên phần đánh giá sát hơn và HS có
sự chuẩn bị tốt giúp GV chấm phần thực hành nói chính xác hơn.
Điểm số chia làm hai phần nên mang được tính vừa có chất lượng
vừa mang tính động viên đối với các em còn nhút nhát, giúp các em
lần sau phấn đấu hơn.
- Đa dạng được các hoạt động: làm Project, Discussion (thảo luận) về
đề tài, diễn kịch, biểu diễn thời trang, phỏng vấn,…
- Tạo được môi trường giao tiếp thật sự từ khâu tạo ra sản phẩm
đến thuyết trình rồi phản biện (trả lời câu hỏi của các HS khác và
GV),…thể hiện sự tương tác rõ giữa các thành viên trình bày, người
nghe (HS khác) và người đánh giá (GV).
- Đánh giá, cho điểm theo tiêu chí và thang điểm rõ ràng, cụ th ể nên
tạo được độ tin cậy cao.
_ Giải pháp cụ thể :
Tiến trình thực hiện gồm 3 giai đoạn chính:
a. Học sinh thực hiện dự án/ sản phẩm:
- Gíáo viên thống nhất về chủ đề mà các em sẽ thực hành nói trong


giai đoạn bài học (3,4 chủ đề), gợi ý học sinh nhắc lại nội dung chính
của các chủ đề, mục tiêu cần đạt được trong chủ đề và cách trình bày
(Posters, Powerpoint hoặc cả hai)
- Gíáo viên chia HS làm thành nhiều nhóm cho lớp từ 4-5 HS, mỗi
nhóm cử một nhóm trưởng và cho nhóm bốc thăm chủ đề.
- Nhóm trưởng điều động nhóm thảo luận để thống nhất cách thể
hiện sản phẩm nội dung cần có trong sản phẩm và cách thức trình

bày. Phân cơng cơng việc trong nhóm, lưu lại biên bản để theo dõi,
đơn đốc và nộp cho giáo viên khi nộp sản phẩm.
- Thời gian học sinh chuẩn bị là một tuần: đây là thời gian để HS hoàn
thành sản phẩm và chuẩn bị thuyết trình.
- GV hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.
- Học sinh nộp sản phẩm trước một ngày để giáo viên có bước đánh
giá ban đầu về sản phẩm, góp ý nhằm giúp các em hoàn chỉnh sản
phẩm tốt hơn trước khi trình bày.
b. Học sinh trình bày sản phẩm:
_ Nhóm thuyết trình sản phẩm:
- Thời gian khơng q 5 phút.
- Nhóm trưởng bốc thăm thứ tự trình bày.
- Nhóm trưởng điều động nhóm thực hiện theo thứ tự.


- Từng nhóm lên thuyết trình về sản phẩm. Lưu ý về nội dung chủ
đề, kiến thức ngôn ngữ (từ vựng, phát âm, ngữ điệu,…), khả năng
trình bày thuyết trình, sự sáng tạo, chủ động xử lý tình huống phát
sinh của học sinh ,…
- Các thành viên của nhóm thể hiện sự tương tác, gắn kết nội dung
với nhau (có phần giới thiệu nhóm, chủ đề)
- Nhóm thuyết trình trả lời câu hỏi.
- GV theo dõi ghi nhận để có nhận xét và đánh giá chính xác.
_ Nhóm học sinh theo dõi thuyết trình:
- HS theo dõi q trình nhóm bạn trình bày. Điều này giúp các em mở
rộng thêm kiến thức ngồi nội dung chủ đề mà nhóm các em thực
hiện, đồng thời để các em có thể đặt câu hỏi cho phù hợp sau khi
nhóm bạn trình bày xong.
- Vận dụng kiến thức đã học để theo dõi và đặt câu hỏi theo chủ đề
mà các nhóm bạn trình bày (có thể đặt câu hỏi cho cá nhân hoặc cho

cả nhóm)
- HS đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của nhóm mình và của
nhóm bạn để rút kinh nghiệm các lần sau làm tốt hơn.
_ Giáo viên:
- GV bao quát lớp theo dõi việc HS trình bày sản phẩm, nhóm HS đặt


câu hỏi và nhóm HS trình bày trả lời câu hỏi để có nhận xét hoặc điều
chỉnh cho hợp lý.
c. Đánh giá, nhận xét và ghi điểm của giáo viên:
Đánh giá, nhận xét cho điểm trên sản phẩm và thuyết trình
- Đánh giá sản phẩm: GV dựa vào các tiêu chí và thang điểm đã quy
định với HS để đánh giá các sản phẩm nộp của các em. Lưu ý về nội
dung hình ảnh, bài viết; bố cục; cách trang trí.
- Đánh giá về phần thuyết trình: lưu ý về thời gian, sự tương tác các
thành viên trong nhóm, mức độ mạch lạc về ngôn ngữ, nội dung, ngữ
pháp, từ vựng,…Và phong cách trình bày của nhóm, của từng cá nhân.
- Đánh giá mức độ tham gia của học sinh trong nhóm về sản phẩm
cũng như phần trình bày của từng thành viên trong nhóm để ghi điểm
cho học sinh. Đối với các thành viên còn chậm và y ếu trong phần
trình bày GV có thể đặt vài câu hỏi nhỏ hơn để giúp HS trả lời tạo cơ
hội cho các em sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Vận dụng rất tốt cho các dạng bài phát triển kỹ năng nói hoặc là
kiểm tra thực hành nói.
Đối tượng nghiên cứu và vận dụng điển hình: HS học TA thí điểm 6, 7,
8, 9.


Ngồi ra có thể sử dụng mơ hình này cho cả học sinh học chương

trình Tiếng Anh đại trà cấp trung học cơ sở với yêu cầu thấp hơn.
Ngoài ra giáo viên cũng có thể dùng cách thức và mâu đánh giá
này cho hoạt động thực hành thường xuyên và đánh giá bài Project
của HS sau mỗi đơn vị bài học để HS được luyện tập kỹ năng làm sản
phẩm và kỹ năng trình bày thường xuyên hơn điều này giúp cho các
em phát triển được kỹ năng nói góp phần đạt chất lượng cao trong
bài kiểm tra thực hành và thi nói ở cuối học kỳ.
3.4 . Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
Khi thực hiện đề tài chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 3 nhóm
học sinh ở 3 lớp:
NHĨM HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ TỈ LỆ
1
35 HS HS khơng được chia nhóm chỉ làm việc cá nhân trong một
tuần hoàn thành sản phẩm và thuyết trình hoặc chuẩn bị một đề tài
để trình bày. Sản phẩm HS thực hiện rời rạc, HS không dám trình
bày trước lớp, nói khơng lưu lốt, nói từng câu rời rạc khó theo dõi.
Các HS khác lo ra, GV mất nhiều thời gian để chờ HS trình bày. Giỏi:
2 HS


5,7%
Khá: 13 HS
37,1%
Trung bình: 20 HS
57,1%
2
35 HS HS được chia theo nhóm đối tượng: Giỏi, Khá, Trung bình
chung và được hướng dân cụ thể theo nội dung sáng kiến. Sản
phẩm của HS có đầu tư hơn, nội dung sâu sắc hơn, có sự tương tác
giữa các HS trình bày và HS theo dõi. Tuy các em có nhiều trình độ

khác nhau nhưng các em HS khá giỏi hỗ trợ tốt cho các bạn cịn lại
nên phần trình bày tự tin hơn và điểm số tốt hơn Giỏi: 18 HS
51,4%
Khá: 15 HS
42,9%
Trung bình: 2 HS
5,7%
3
35 HS HS được chia theo nhóm Giỏi, Khá, Trung bình riêng và được


hướng dân cụ thể theo nội dung sáng kiến. Kết quả đạt được gần
giống như nhóm HS thứ 2, nhưng HS phát huy được tối đa khả năng
sáng tạo và khả năng hùng biện. Các em làm được bài thuyết trình
bằng powerpoint và đạt được điểm rất cao. Giỏi: 30 HS
85,7%
Khá: 5 HS
14,3%
Trung bình: 0 %
Qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát kỹ năng nói của HS chúng tơi
nhận thấy kết quả sử dụng đề tài “Phát huy hiệu quả của hoạt động
nhóm trong việc phát triển kỹ năng nói cho học sinh các lớp Tiếng
Anh thí điểm” đạt được hiệu quả cao. HS ngày càng hiểu rõ ý nghĩa
của sản phẩm do mình làm ra, tự tin hơn trong trình bày trước đám
đơng. Các em ngày tiến bộ, sáng tạo hơn khi hồn thành sản phẩm và
thuyết trình.
GV có thể nắm được ngay kết quả bài học và kết quả việc rèn luyện
kỹ năng nói của HS để từ đó có hướng dân xây dựng cho HS ngày càng
hồn thiện hơn.
Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần làm việc tập thể. HS có



trách nhiệm hơn trong công việc được phân công.
Học sinh mạnh hơn và tích cực hơn trong hoạt động, nhất là các em
nhút nhát, e ngại nói trước đám đơng cũng dần tích cực hơn, mạnh
dạn hơn, rèn luyện kỹ năng được thường xuyên hơn Các em cảm thấy
nói Tiếng Anh khơng cịn là vấn đề khó nữa.
Tạo khơng khí tự nhiên, vui tươi sinh động làm cho tiết kiểm tra hoặc
thự hành trở nên nhẹ nhàng khơng cịn căng thẳng nữa.
Đa dạng dạng hóa loại hình kiểm tra, đánh giá không nhất thiết phải
là phải là bài kiểm tra giấy, căng thẳng mà là tăng cường tính tự
nhiên, thực tiễn, trải nghiệm, sáng tạo, tăng khả năng tự học tự
nghiên cứu. Giúp HS thực hiện tốt hơn các bài thi nói và thi viết cu ối
học kỳ.
HS có thể tự trình bày, thuyết trình về vấn đề thực tiễn trong cuộc
sống. Giáo dục được cho HS kỹ năng sống và liên hệ được nhiều môn
học như Mỹ thuật, Giáo dục công dân, Sử, Địa,…
3.5. Các điều kiện và kiến thức cần thiết để áp dụng sáng kiến.
HS đã học xong một số đơn vị bài học hoặc một số chủ đề. HS nắm rõ
về từ vựng, ngữ pháp trong các nội dung sắp trình bày.
GV phải nghiên cứu kỹ các nội dung, yêu cầu của mỗi chủ đề để có
hướng dân và chấm điểm hợp lý. Bài làm của HS phải nổi bật được


chủ đề, khai thác được các nội dung liên quan.
Hướng dân và phát huy tốt vai trị của nhóm trưởng trong điều động
nhóm nhằm làm cho các hoạt động được thực hiện trôi chảy và đạt
được hiệu quả cao.
Thang điểm rõ ràng, hợp lý.
GV sắp xếp thời gian kiểm tra, thực hành cho học sinh từ 1 đến 2 tiết

gần nhau trong tuần, theo thứ tự đã được bốc thăm để tạo tính cơng
bằng về thời gian chuẩn bị.
GV chuẩn bị máy chiếu và âm thanh cho HS trình bày (khi HS trình bày
bằng powerpoint).
3.6. Tài liệu kèm theo gồm:
a. Hình ảnh minh họa các tiến trình đã thực hiện
b. Bảng phân cơng trong nhóm (Nhóm trưởng ghi nhận để theo dõi)
c. Tiêu chí chấm điểm sản phẩm và bài thuyết trình của học sinh.
d. Bảng điểm kiểm tra thực hành.
Bến Tre, ngày 24 tháng 10 năm
2015



×