Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

skkn nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT thông qua các hoạt động trải nghiệm, ngoại khoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 42 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tên đề tài:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM, NGOẠI KHOÁ
LĨNH VỰC: KỸ NĂNG SỐNG

Tháng 3, năm 2021


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ANH SƠN 1

aaaaa

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM, NGOẠI KHOÁ
LĨNH VỰC: KỸ NĂNG SỐNG

Nhóm tác giả : 1. PHẠM THỊ THANH THÁI
2. LÊ THỊ AN

ĐƠN VỊ :

TRƯỜNG THPT ANH SƠN 1



Năm thực hiện: 2020- 2021

Tháng 3, năm 2021


MỤC LỤC
---aaa--TT

Nội dung

Trang

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐÊ

1

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3

1

Cơ sở lí luận của đề tài

3

2

Cơ sở thực tiễn của đề tài


7

3

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh THPT thơng qua các hoạt động trải nghiệm, ngoại
khóa

10

3.1.

Giáo dục thơng qua giờ chào cờ đầu tuần

10

3.2.

Giáo dục đạo đức, lối sống thông qua giờ sinh hoạt chủ nhiệm
lớp

12

3.3.

Giáo dục đạo đức, lối sống thông qua những việc làm cụ thể,
thiết thực.

15


3.4.

Giáo dục đạo đức lối sống thông qua các giờ học trải nghiệm,
ngoại khố

16

3.5.

Giáo dục đạo đức lối sống thơng qua giảng dạy tài liệu “Bác
Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”
hiệu quả.

17

Hiệu quả và khả năng ứng dụng của sáng kiến kinh nghiệm

19

4

PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

25

1

Kết luận


25

2

Kiến nghị

26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

26

PHỤ LỤC

27

DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI


TT

Cụm từ

Được viết tắt bằng

1

Giáo dục đào tạo

GD-ĐT


2

Mặt trận tổ quốc

MTTQ

3

Hoạt động trải nghiệm

HĐTN

4

Công nghệ thông tin

CNTT

5

Giáo viên

GV

6

Học sinh

HS


7

Giáo viên chủ nhiệm

GVCN

8

Trung học phổ thơng

THPT

9

Số lượng

SL

10

Tỉ lệ

TL

11

Trung bình

TB


12

Năng lực

NL

13

Sáng kiến kinh nghiệm

14

Thứ tự

15

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp

SKKN
TT
HĐGDHN


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói “Có tài mà khơng có
đức là người vơ dụng. Có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”. Chính vì
vậy, Người rất coi trọng giáo dục đạo đức con người nhất là đối với thanh, thiếu
niên. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)

“Về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế” nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là giáo dục
con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng
sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và
làm việc hiệu quả. Để thực hiện chủ trương giáo dục toàn diện, ngày 4.12.2019,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 31/CT-TTG về tăng cường giáo dục đạo
đức, lối sống cho học sinh sinh viên.
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ hết sức quan
trọng nhằm hình thành và phát triển nhân cách học sinh, giáo dục học sinh trở
thành những người con có ích cho xã hội.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, số học sinh bỏ học, vi phạm đạo đức lối
sống, bạo lực học đường, thậm chí vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng.
Nguyên nhân là gia đình, nhà trường và xã hội chưa có những giải pháp hữu hiệu
để giáo dục học sinh, ngăn ngừa học sinh có biểu hiện vi phạm. Thêm vào đó, do
tác động của mặt trái cơ chế thị trường vào trường học, một số gia đình khơng
quan tâm đến con em phó mặc cho nhà trường. Một số trường học cũng chưa có
nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, phương pháp giáo dục
chưa phù hợp dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là một việc làm khó, địi hỏi sự kiên
trì, lâu dài. Đây cũng là việc làm cần có sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà
trường và xã hội. Nhà trường phải coi giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là
việc làm thường xuyên, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình giáo dục. Chất lượng
giáo dục đạo đức học sinh được nâng lên, ý thức học tập cũng được nâng lên, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện.
Xuất phát từ thực tế về cơng tác giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường
và mong muốn giúp các em học sinh có một nhân cách tốt, trở thành người có ích
cho xã hội, đã khiến chúng tôi trăn trở, suy nghĩ và chọn đề tài: “Nâng cao hiệu
quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT thông qua các hoạt động trải
nghiệm, ngoại khoá” với mong muốn giúp giáo viên chủ nhiệm, nhà trường đạt

hiệu quả cao trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

1


2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT thông qua các hoạt động trải
nghiệm, ngoại khố.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của cơng tác giáo dục đạo đức, lối
sống cho học sinh
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống
học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm, ngoại khố.
4. Phương pháp tiến hành
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nhóm phương pháp điều tra, phỏng vấn: Khảo sát thực trạng về công tác
giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường THPT
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm,
ngoại khoá nhằm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt các hoạt động trải nghiệm,
ngoại khố sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
THPT.
6. Những đóng góp của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác giáo dục đạo đức, lối
sống cho học sinh
- Đề xuất các giải pháp tổ chức giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh bằng
các hoạt động trải nghiệm, ngoại khoá ở trường THPT đã mang lại hiệu quả giáo
dục thiết thực, đã phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức trong nhà trường,

giáo viên, học sinh.
- Đề tài đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường,
phát triển kỹ năng sống, nhân cách cho học sinh trở thành con người mới, biết u
thương, chia sẻ, đồn kết và khơng ngừng phấn đấu, cống hiến sức trẻ của mình
cho quê hương, đất nước.
Ngồi ra, đề tài cịn góp phần nâng cao hiệu quả phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện học sinh tích cực”, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn
diện giáo dục và đào tạo, thực hiện tốt chương trình hành động của Bộ chính trị,
các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về “tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh, sinh viên” thông qua các hoạt động giáo dục, đào tạo và trải nghiệm..

2


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1.

Đạo đức, lối sống.

1.1.1.Khái niệm
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc,
chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho
phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ
cá nhân với cá nhân, quan hệ cá nhân với xã hội và con người với tự nhiên.
Đạo đức được thể hiện ở các quan hệ về thiện và ác, lòng nhân ái, lương tâm,
danh dự, hạnh phúc, lẽ công bằng về những điều cần phải làm, nên làm, được hay
không được làm … Căn cứ vào những chuẩn mực đó, người ta đánh giá hành vi
của mỗi người và của chính mình.
Lối sống là một thói quen có định hướng, là phương cách thể hiện tổng hợp

tất cả các cấu trúc, nền văn hóa, đặc trưng văn hóa của con người hay cộng đồng.
Lối sống phụ thuộc vào thời đại con người đang sống, với các điều kiện vật chất,
kinh tế, các quan hệ xã hội, các thói quen, tập quán, tục lệ của thời đại đó.
Như vậy, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là hình thành cho các em
lịng nhân ái mang bản sắc con người Việt Nam; yêu quê hương đất nước hịa bình,
cơng bằng bác ái, kính trên nhường dưới, đồn kết với mọi người, … Có ý thức về
bổn phận của mình đối với người thân, đối với bạn bè, đối với cộng đồng và môi
trường sống. Tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật, các quy định của nhà trường,
khu dân cư, sống hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin, trung thực. Biết cách tự phục vụ,
biết cách học tập, vận dụng làm được một số việc trong gia đình.
1.1.2.Vai trị của giáo dục đạo đức, lối sống.
Giáo dục đạo đức lối sống có vai trị hết sức quan trọng đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách của con người. Giáo dục đạo đức, lối sống giúp cho mỗi cá
nhân nâng cao trình độ nhận thức về các giá trị đạo đức, lối sống từ đó tự điều
chỉnh hành vi sao cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, lối sống của gia
đình và xã hội.
Giáo dục đạo đức, lối sống góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị đạo đức
mà các thế hệ trước đã tạo dựng; đồng thời góp phần tích cực trong việc giáo dục
hình thành những giá trị đạo đức, lối sống mới, khắc phục những quan điểm lạc
hậu, sự lệch chuẩn các giá trị đạo đức truyền thống, những thói hư tật xấu hay
những hiện tượng phi đạo đức.
Giáo dục đạo đức, lối sống không chỉ làm cho con người nhận thức đúng các
chuẩn mực đạo đức, các giá trị đạo đức, lối sống mà cịn thơng qua đó để hình
thành niềm tin và tình cảm đạo đức. Trên cơ sở đó giúp con nguời nhận ra giá trị

3


của các giá trị đạo đức, nhận thấy giá trị và ý nghĩa cuộc sống mang tính nhân bản,
nhân ái, nhân văn sâu sắc, góp phần nhân đạo hóa con người và đời sống xã hội.

Giáo dục đạo đức, lối sống cho các thế hệ học sinh là nhiệm vụ rất quan trọng
và cần thiết trong nhà trường. Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
góp phần hình thành phát triển và hồn thiện nhân cách cho các em. Đây là lứa tuổi
tâm lý sinh chưa hoàn thiện, các em dễ bị lơi kéo bởi các thói hư tật xấu, những tác
động tiêu cực từ mặt trái của xã hội. Nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống cho học sinh giúp các em hình thành những thói quen đạo đức, lối
sống lành mạnh, xây dựng nếp sống văn minh, tích cực tham gia phòng chống tệ
nạn xã hội.
Giáo dục đạo đức, lối sống có vai trị rất lớn trong việc hình thành ý thức,
tình cảm cũng như các hành vi đạo đức của con người đặc biệt là học sinh. Trong
bối cảnh hiện nay, một bộ phận đang suy thoái về đạo đức, lối sống nhất là thanh
niên, vì vậy cơng tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh càng trở nên quan
trọng và cần thiết hơn.
1.2. Hoạt động trải nghiệm, ngoại khoá.
1.2.1. Hoạt động trải nghiệm
1.2.1.1.Khái niệm:
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục mà người học được trực tiếp
tham gia vào các hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như mơi
trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục.
1.2.1.2. Đặc điểm của hoat động trải nghiệm:
- HĐTN là một loại hình hoạt động dạy học có mục đích, có tổ chức được
thực hiện trong hoặc ngồi nhà trường.
- HĐTN có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, ngồi kiến thức về
SH, HĐTN cịn tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học
tập và giáo dục.
- HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: thí nghiệm, hoạt
động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã
ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng
đồng, lao động cơng ích, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội...
- HĐTN có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong hoặc ngoài nhà

trường như: lớp học, thư viện, phòng đa năng, phòng truyền thống, sân trường,
vườn trường, công viên, vườn hoa, viện bảo tàng, các di tích lịch sử và văn hóa,
các danh lam thắng cảnh, các cơng trình cơng cộng, nhà các nghệ nhân, các làng
nghề, cơ sở sản xuất,... hoặc ở các địa điểm khác ngồi nhà trường có liên quan
đến chủ đề hoạt động.

4


- Hình thức tổ chức hoạt động TN: Hoạt động tự chủ, hoạt động câu lạc bộ,
hoạt động hướng nghiệp, hoạt động tình nguyện.
1.2.1.3. Vai trị của hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục
phổ thơng.
Trong chương trình giáo dục phổ thơng, có nhiều giải pháp khác nhau để nâng
cao chất lượng giáo dục học sinh, trong đó hoạt động trải nghiệm là một trong
những hình thức mang lại hiệu quả giáo dục cao.
Trước hết, hoạt động trải nghiệm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở
trường phổ thơng, giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, bổ sung kiến thức, rèn
luyện các kĩ năng, tính tự chủ, năng động, sáng tạo của học sinh.
- Giúp định hướng và hình thành năng lực chung và năng lực đặc thù cho học
sinh, hình thành năng lực tổ chức, quản lí, năng lực định hướng nghề nghiệp, tư
duy và sáng tạo, vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Cầu nối nhà trường với gia đình, xã hội một cách có tổ chức, có định
hướng… góp phần tích cực vào hình thành và củng cố năng lực và phẩm chất nhân
cách của học sinh
- Giúp giáo dục thực hiện được mục đích tích hợp và phân hóa của mình
nhằm phát triển năng lực thực tiễn và cá nhân hóa, đa dạng hóa tiềm năng sáng tạo.
- Ni dưỡng và phát triển đời sống tình cảm, ý chí tạo động lực hoạt động,
tích cực hóa bản thân…
Như vậy, trong chương trình giáo dục phổ thơng, hoạt động trải nghiệm có vai

trị quan trọng nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và
tham gia các hoạt động thực tiễn; qua đó tổ chức, khuyến khích, động viên và tạo
điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu và tìm ra những giải pháp mới, thực hiện
khám phá phát hiện, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà
trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống.
1.2.2. Hoạt động ngoại khóa
1.2.2.1. Khái niệm về hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa nằm ngồi chương trình học chính khóa, bao gồm các
hoạt động thực hiện bên ngoài giờ học liên quan đến các hoạt động văn hóa – xã
hội – thể thao – giải trí. Tùy vào sở thích, hứng thú của mỗi học sinh trong điều
kiện và khả năng mà nhà trường có thể tổ chức. Hoạt động ngoại khóa có nhiều
dạng như hoạt động thể thao, hoạt động nghệ thuật, hoạt động văn hóa hay hoạt
động của trường cũng các hoạt động tình nguyện và từ thiện.
Các hoạt động này có thể tổ chức theo diễn đàn, câu lạc bộ mơn học hay trị
chơi, diễn đàn… Các hoạt động ngoại khóa do học sinh của mơt lớp, tồn trường
hay chỉ một khối lớp, tổ bộ mơn, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hay giáo
viên chủ nhiệm thực hiện.
5


Tóm lại, hoạt động ngoại khóa là một thuật ngữ dùng chỉ các hoạt động nằm
ngồi chương trình học chính khóa. Đó là các hoạt động kết hợp giữa vui chơi với
dạy học, gắn với việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội.
1.2.2.2. Vai trò của hoạt động ngoại khóa.
Hoạt động ngoại khóa là một trong những hoạt động giáo dục quan trọng ở
nhà trường trong việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Tham gia các hoạt
động ngoại khóa khơng chỉ giúp các em giải tỏa mệt mỏi sau những giờ học căng
thẳng mà cịn có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục chính khóa, góp phần phát triển và
hồn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh là cơ
hội để các em phát triển các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp các có em có thể thư giãn sau
những giờ học chính khóa. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp
các em giải tỏa được tâm trạng, lấy lại hứng thú học tập, cải thiện tốt chất lượng
học tập và trở nên tích cực hơn trong các hoạt động khác.
Hoạt động ngoại khóa không chỉ giúp các em nhanh nhẹn, hoạt bát hơn mà
thông qua những hoạt động giáo dục, giúp các em phát triển thêm những kĩ năng
mềm khác như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, lãnh đạo, kĩ năng xử lý
tình huống,…
Hoạt động ngoại khóa đối với học sinh có vai trị hết sức quan trọng. Hiện
nay, các nhà trường chú trọng việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Việc tổ chức
các hoạt động theo chủ đề sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn.
1.3. Các văn bản chỉ đạo của cấp trên về giáo dục đạo đức, lối sống cho
học sinh.
Khi nói về vai trị của việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cho đời sau, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con
người xã hội chủ nghĩa và có tư tưởng xã hội chủ nghĩa”. Mà muốn vậy, thì khơng
có cách nào khác ngồi giáo dục. Đặc biệt, trong Di chúc người căn dặn Đảng ta:
“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần
thiết”. Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng đó, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành
nhiểu chỉ thị, nghị quyết về công tác giáo dục đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ như
Chỉ thị số 20 – CT/TW, ngày 5/11/2012 của Bộ Chính Trị “Về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với cơng tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình
mới”; Chỉ thị số 42- CT/TW, ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư “Về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống
văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030”; Thủ tướng Chính phê duyệt Đề án
“Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu
niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”
Ngày 04/12/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg về
tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Thủ tướng Chính
phủ yêu cầu: Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên thông

6


qua các hoạt động giáo dục, đào tạo và trải nghiệm. Thực hiện nghiêm túc các quy
định pháp luật về xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện; tổ chức tốt
các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tình nguyện vì cộng đồng; nâng cao chất lượng,
hiệu quả của hoạt động tư vấn học đường; từng bước tiến tới chuyên nghiệp hóa
hoạt động trợ giúp, tư vấn tâm lý học đường tại các cơ sở giáo dục. Tiếp tục rà
sốt đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy mơn học giáo dục đạo đức, các
mơn học chính khóa và các hoạt động giáo dục khác có liên quan; các cơ sở đào
tạo giáo viên chú trọng đổi mới nội dung, chương trình đào tạo giáo viên về đạo
đức nhà giáo; tăng cường vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng, giáo viên chủ
nhiệm, cố vấn học tập, giáo viên tư vấn tâm lý, cán bộ Đoàn, Hội, Đội, giáo viên
các bộ môn. Triển khai các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác
phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động giáo dục đạo đức, lối
sống cho học sinh, sinh viên. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác giáo
dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh
các trường hợp vi phạm đạo đức, lối sống.
Quyết định số 3577/QĐ.UBND của UBND tỉnh Nghệ An ngày 25/7/2016 về
việc phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách
mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng” trên địa bàn tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020: Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo
đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tỉnh Nghệ An nhằm tạo
chuyển biến căn bản về đạo đức, lối sống phát triển tồn diện, có đạo đức trong
sáng, lối sống văn hóa, yêu nước, tự hào dân tộc, có ý thức tuân thủ pháp luật, kiên
định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; trở thành những cơng dân có
ích, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hàng năm, Sở giáo dục đào tạo Nghệ An đều có các văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho
học sinh. Đặc biệt năm học 2020 - 2021 Sở GD&ĐT Nghệ An có Cơng văn số

1925/SGDĐT-CTTT ngày 22 tháng 9 năm 2020 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối
sống, khởi nghiệp, an ninh an tồn, pháp chế, truyền thơng và dân chủ cơ sở năm
học 2020 – 2021.
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1. Thực trạng của công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
trong các các trường THPT trên địa bàn huyện Anh Sơn và các huyện lân cận
trong thời gian qua.
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên, các trường học đều có nhiều giải
pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Để có cơ sở
cho việc đề xuất một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh đã được áp dụng có hiệu quả tại trường THPT Anh Sơn 1, chúng tơi
đã tiến hành tìm hiểu thực tế và lấy ý kiến tham khảo từ 100 học sinh và 50 giáo
7


viên về cách thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở một
số trường THPT trên bàn huyện Anh Sơn và các huyện lân cận.
Phiếu khảo sát về công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
( Tổng số giáo viên: 50 người)
TT

Nội dung trao đổi

Kết quả
SL

1

TL %


Sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong
trường THPT hiện nay:

2

3

a. Không cần thiết

0

0

b. Cần thiết

10

20%

c. Rất cần thiết

40

80%

Thực trạng về giáo dục đạo đức, lối sống trong các trường THPT
a. Chưa hiệu quả

30


60%

b. Hiệu quả

18

36%

c. Rất hiệu quả

2

4%

Công tác giáo dục giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh có được
tiến hành khơng

4

a. Có tổ chức

33

66%

b. Tổ chức khơng thường xun

12


24%

c. Thường xun

5

10%

Hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong trường THPT
hiện nay

5

a. Chủ yếu qua phát thanh tuyên truyền

33

66%

b. Qua môn học, tiết chủ nhiệm lớp

12

24%

c. Đa dạng, qua ngoại khoá, trải nghiệm

5

10%


Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đạo đức xuống cấp của một bộ phận
học sinh
a. Gia đình khơng quan tâm
b. Chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường hiệu
quả mang lại chưa cao.
c. Cả hai ý trên

15
15
20

30%
30%
40%

Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng, công tác giáo dục đạo đức cho
học sinh là rất quan trọng. Các trường học đã triển khai giáo dục đạo đức, lối sống
8


cho học sinh, song chưa được tổ chức thường xuyên, hình thức tổ chức chưa đa
dạng, chủ yếu đang tính lý thuyết, giáo huấn nên hiệu quả mang lại chưa cao.
Nguyên nhân dẫn đến đạo đức xuống cấp, một bộ phận học sinh có lối sống
bng thả, bạo lực học đường xẩy ra là do gia đình, chưa quan tâm, chất lượng
giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường mang lại hiệu quả chưa cao.
2.2. Thực trạng đạo đức, lối sống của học sinh trong các các trường
THPT trên địa bàn huyện Anh Sơn và các huyện lân cận trong thời gian qua
Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, chúng tôi đã
tiến hành một cuộc khảo sát trong học sinh kiểm tra nhận thức của các em về vấn

đề giáo dục đạo đức, lối sống.
Sau khi phát phiếu thăm dò 100 học sinh tôi nhận được kết quả như sau:
Nội dung

Kết quả
SL

Theo em giáo dục đạo đức, lối sống
trong trường học cho học sinh có
quan trọng khơng?

TL

TL

Khơng
quan trọng

10

34

56

21

10%

21%


Có hiệu quả
trong việc
nâng cao
nhận thức
34

34%

Thơng qua
mơn học, tiết
sinh hoạt lớp
14

Em có thích tun truyền giáo dục
đạo đức, lối sống bằng hình thức

SL

Quan trọng

Vì sao học sinh phải được giáo dục
về đạo đức, lối sống

Ở trường em có hình thức tổ chức
giáo dục đạo đức, lối sống nào?

TL

Rất quan
trọng


Vì bản thân

Hiệu quả của việc tổ chức các hoạt
động giáo dục đạo đức, lối sống cho
học sinh.

SL

14%

Rất thích

34%

56%

Vì bản thân
và cộng
Vì bắt buộc
đồng, xã
hội
22

22%

Giúp em
thay đổi 1
ít về nhận
thức.

40

40%

57

57%

Khơng ảnh
hưởng đến
em
26

26%

Phát thanh
tun
truyền

Tất cả các
hình thức

34

52

34%

Thích


52%

Khơng
thích
9


ngoại khóa, trải nghiệm khơng?
Em có muốn được sắm vai vào
nhân vật để tuyên truyền giáo dục
đạo đức, lối sống khơng?

72

72%

Rất thích
81

Em có thích nhà trường tổ chức
nhiều hoạt động giáo dục đạo đức,
lối sống không?
Nhận định của em về việc đổi mới
hình thức giáo dục đạo đức, lối
sống bằng trải nghiệm, ngoại khố
trong nhà trường?

81%

Rất thích

76

76%

26

Thích
18

18%

Thích
24

Tốt
86

26%

24%
TB

86%

14

14%

2


2%

Khơng
thích
1

1%

Khơng
thích
0

0

Chưa đạt
0

0

Thơng qua phiếu khảo sát trên chúng ta thấy rằng, nhiều học sinh chưa nhận
thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường,
một bộ phận không quan tâm đến nội dung giáo dục, cho đó là hình thức bắt buộc,
khơng ảnh hưởng gì đến các em. Từ nhận thức đó mà dẫn đến một số em cịn vi
phạm nội quy, quy định của nhà trường, có hành vi vi phạm đạo đức, có lối sống
bng thả. Thậm chí một số em khơng biết mình đã vi phạm …
Bên cạnh đó, hình thức tun truyền, giáo dục đạo đức, lối sống cũng là điều
đáng quan tâm. Đa số các trường học chú trọng giáo dục thông qua hình thức phát
thanh, dạy học trên lớp, qua tiết sinh hoạt lớp. Vì vậy hiệu quả giáo dục chưa cao,
nhận thức của học sinh còn thấp, học sinh vi phạm đạo đức, lối sống vẫn còn gia
tăng. Ban giám hiệu nhà trường cũng chưa quan tâm, chỉ đạo và triển khai các văn

bản của cấp trên chưa đầy đủ, chưa có hình thức giáo dục phù hợp, hiệu quả.
Đa số học sinh cũng cho rằng thích được tham gia các hoạt động trải nghiệm,
ngoại khoá và mong muốn được nhà trường tổ chức thường xuyên.
Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp phù hợp để giáo dục đạo đức, lối sống cho
học sinh là vấn đề cấp bách có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc hình thành
nhân cách của học sinh.
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học
sinh THPT thơng qua các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa.
3.1. Giáo dục thông qua giờ chào cờ đầu tuần.
Ở các trường học, giờ chào cờ được tiến hành thường xuyên vào ngày thứ 2.
Nhiệm vụ của giờ chào cờ là đánh giá tổng kết tuần, đồng thời triển khai kế
hoạch cho tuần kế tiếp.

10


Giờ chào cờ là hoạt động tập thể. Trong Lễ chào cờ cán bộ, giáo viên và học
sinh phải tiến hành Nghi thức chào cờ, hát Quốc ca. Nghi thức chào cờ đòi hỏi
phải tổ chức nghiêm túc, hát Quốc ca phải to, rõ, đều thể hiện sự trang nghiêm.
Để học sinh hiểu rõ về Quốc ca, Quốc kỳ và nghi thức chào cờ, vào đầu năm
học nhà trường nên giành một thời gian nhất định để tuyên truyền trong học sinh,
hoặc có thể trong các giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm là người hướng dẫn
để các em tìm hiểu. Khi các em hiểu được hồn cảnh ra đời, ý nghĩa của Quốc ca,
Quốc kỳ và vì sao Quốc hội chọn bài hát Tiến quân ca, lá cờ đỏ sao vàng làm
Quốc ca, Quốc kỳ của Việt Nam, các em sẽ hiểu được ý nghĩa của Lễ chào cờ.
Lễ chào cờ đầu tuần là hoạt động góp phần giáo dục truyền thống, giáo dục
đạo đức cho học sinh. Mỗi khi bài hát Tiến quân ca vang lên là thể hiện lịng u
nước, tự hào dân tộc. Qua đó các em sẽ có ý thức hơn trong học tập và rèn luyện
để xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ cha ông làm nên truyền thống vẻ vang
cho dân tộc Việt Nam.

Trong giờ chào cờ nếu chỉ đánh giá tổng kết tuần và triển khai kế hoạch,
hoạt động này được lặp lại thường xuyên dễ nhàm chán, học sinh khơng hứng
thú. Vì vậy mỗi tháng 1lần nên giành một khoảng thời gian để tổ chức các chuyên
đề giáo dục.
Cụ thể:
Tháng

Tổ chức hoạt động

9

Tổ chức cho học sinh học tập các nội quy, quy định của nhà trường.

10

Giáo dục cho học sinh về lối sống lành mạnh, phòng chống bạo lực
học đường, các tệ nạn xã hội, chống xâm hại tình dục.

11

Giáo dục truyền thống “Tơn sư trọng đạo”

12

Văn hóa ứng xử trong học đường

1

Tuyên truyền giáo dục về việc không tàng trữ, mua bán, sử dụng pháo
nổ


2

Giáo dục tinh thần tương thân, tương ái

3

Văn hóa trong sử dụng mạng xã hội

4

Tình bạn, tình yêu học đường

5

Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.

Thơng qua giờ sinh hoạt với những chủ đề khác nhau, nhà trường có thể tổ
chức các hoạt động ngoại khóa, thuyết trình, các tiểu phẩm…để giáo dục các em.
Qua mỗi chủ đề, nhận thức của học sinh sẽ được nâng lên, các em sẽ có ý thức
hơn trong học tập và rèn luyện, có ý thức tu dưỡng đạo đức, lối sống của mình.
11


3.2. Giáo dục đạo đức, lối sống thông qua giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp.
Mỗi tuần, lớp học sẽ có 2 tiết sinh hoạt lớp vào thứ 2 và thứ 7. Nhiệm vụ của
giáo viên chủ nhiệm là tổng kết tuần, đánh giá ưu điểm, nhược điểm của lớp, của
từng học sinh. Đối với những học sinh có nhiều điểm tốt, việc làm tốt sẽ được giáo
viên chủ nhiệm khen thưởng, còn đối với học sinh vi phạm bị phê bình, nhắc nhở
thậm chí là bị phát theo quy định của lớp. Sau khi tổng kết đánh giá, giáo viên chủ

nhiệm sẽ thông qua kế hoạch tuần tới. Hàng tuần sẽ lặp đi lặp lại như vậy làm cho
giờ sinh hoạt chủ nhiệm trở nên nhàm chán, gị bó. Thậm chí có những học sinh
đến giờ sinh hoạt đã phải thốt lên “chuẩn bị nghe bài ca muôn thuở”...
Trên thực tế, nếu giáo viên chỉ dừng lại ở đánh giá tổng kết, kế hoạch thì chưa
thực hiện hết nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm. Bởi giáo viên chủ nhiệm có
một nhiệm vụ rất quan trọng là giáo dục tồn diện học sinh, trong đó giáo dục đạo
đức, lối sống cho học sinh là quan trọng nhất. Thông qua các hoạt động, giáo viên
chủ nhiệm giúp học sinh phát huy khả năng của mình, hồn thiện và phát triển
nhân cách của bản thân.
Để nâng cao chất lượng sinh hoạt lớp, thơng qua đó để giáo dục đạo đức, lối
sống cho học sinh chúng tôi đã đổi mới giờ sinh hoạt chủ nhiệm. Căn cứ vào chủ
đề từng tháng của nhà trường chúng tôi đã xây dựng kế hoạch để triển khai. Một
giờ sinh hoạt chủ nhiệm mang ý nghĩa giáo dục. Cụ thể:
1.Hoạt động đánh giá, nhận xét tuần:
Trong giờ sinh hoạt, lớp trưởng là người điều hành, GVCN ngồi phía dưới
lắng nghe, quan sát. Cán bộ lớp nhận xét, đánh giá từng học sinh trong lớp, GVCN
nhận xét, bổ sung và biểu dương những việc làm tốt của học sinh, động viên những
em chưa làm tốt và tiếp tục cố gắng trong tuần tiếp theo. Qua hoạt động này phát
huy được vai trò của đội ngũ cán bộ lớp, tạo tập thể đoàn kết và cùng tiến bộ, phát
huy được năng lực của học sinh và giáo dục những em chưa chăm ngoan.
2.Tổ chức một số hoạt động mang tính giáo dục:
Để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm định hướng cho học sinh
chuẩn bị nội dung theo chủ đề tứng tháng. Giáo viên chủ nhiệm sẽ định hướng cho
cán bộ lớp xây dựng kịch bản, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và luyện
tập. Ví dụ chủ đề tháng 10 là Giáo dục cho học sinh về lối sống lành mạnh, phòng
chống bạo lực học đường.
Giáo viên chủ nhiệm cùng học sinh xây dựng kế hoạch cho hoạt động trải
nghiệm như sau:
KẾ HOẠCH
Tổ chức giờ sinh hoạt chủ nhiệm chủ đề tháng 10

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
12


1. Mục đích.
- Giáo dục học sinh về lối sống lành mạnh, phòng chống bạo lực học đường,
các nạn xã hội
- Giúp học sinh được phát huy khả năng của mình qua xây dựng kịch bản, trải
nghiệm khi được nhập vai vào nhân vật.
- Xây dựng tình bạn đẹp, giải quyết mọi vấn đề bằng tình bạn, xây tập thể lớp
đoàn kết, biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ trong học tập cũng như trong cuộc
sống.
- Giúp HS mạnh dạn, tự tin, giải tỏa căng thẳng sau một tuần học…
2. Yêu cầu.
- Học sinh chuẩn bị chu đáo, tham gia đầy đủ, nghiêm túc….
II. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG TRIỂN KHAI.
1. Hình thức tổ chức
Xây dựng tiểu phẩm để học sinh thể hiện trên lớp.
2.Về nội dung.
Nội dung tiểu phẩm dựa trên câu chuyện:
Trong lớp học có nhiều hồn cảnh khác nhau, trong đó bạn Tuấn có hồn cảnh
gia đình rất khó khăn, bố bị bệnh tâm thần, một mình mẹ ni 2 anh em ăn học.
Mặc dù hồn cảnh khó khăn nhưng Tuấn rất chăm học và học giỏi. Em khơng có
điều kiện đi học thêm như các bạn, mà ngồi giờ học chính khóa em phải làm thêm
để giúp đỡ mẹ. Do Tuấn trầm tính, tự ti nên ít chơi với các bạn trong lớp, vì thế
nhiều bạn cũng chưa hiểu rõ hồn cảnh của Tuấn. Một hơm, một nhóm bạn đi chơi
trong đó có Khánh. Khánh xuất thân trong gia đình khá giả, bố mẹ là người có vai
vế trong xã hội nên Khánh rất coi thường những bạn nghèo.
Đang đi chơi, nhóm bạn của Khánh thấy phía trước có một nhóm người khá
đơng đang tụ tập. Tò mò, Khánh cùng các bạn đến gần và hỏi xem chuyện gì đang

xẩy ra. Những người xung quanh nói rằng Bác ấy bị tâm thần đang lên cơn nên đạp
phá, chạy lung tung, thâm chí là cởi bỏ quần áo trên người. Lại gần nhóm của
Khánh phát hiện Tuấn đang ơm người đàn ơng kêu khóc: Bố ơi, bố về đi, con xin
bố. Mặc dù Tuấn khóc lóc nhưng người bố vẫn khơng làm chủ được hành động của
mình, quậy phá. Nhờ sự giúp đỡ của người hàng xóm mà Tuấn đã đưa được bố về
nhà.
Sáng mai đến lớp với vẻ mặt mệt mỏi, thiếu ngủ, Tuấn vừa ngồi vào bàn thì
Khánh và nhóm của bạn tiến lại gần:
- Ê, bọn mày, hôm qua tao vừa được xem một vở kịch hay
Mọi người tò mò vây quanh Khánh, với giọng điệu mỉa mai, Khánh tiếp
13


À chẳng có gì hơm qua tao thấy một người điên, cởi bỏ quần áo chạy khắp
xóm.
- Vậy à, mày kể tiếp đi.
- Khánh tiếp: Hơm nay bọn mày có muốn xem tiếp vở kịch đó khơng.
- Có, có, nhưng sao xem được.
- Thích thì cho xem bây giờ, người thật,việc thật.
- Vừa nói Khánh vừa tiến lại gần Tuấn khiêu khích, phải vậy khơng Tuấn.
- Tuấn khơng trả lời và đi ra chỗ khác.
- Thấy thế Khánh tiến lại gần giật áo của Tuấn và nói. Bố mày cởi quần áo
chạy lung tung khắp xóm, hơm nay mày diễn lại cho bọn tao xem đi.
- Tuấn tái mặt nhưng khơng nói gì và tìm cách đi chỗ khác.
- Khánh vẫn không chịu buông và tiếp lời. Hàng ngày đến lớp mày có vẻ
ngoan ngỗn được thầy cơ thương, khơng ngờ bố mày là một người điên, Vừa nói
Khánh vừa cười với giọng điệu mỉa mai. Bố mày bị tâm thần mày học làm gì về
nhà mà giữ bố, trước sau gì mày cũng như bố mày thơi, chẳng làm được gì cho đời.
Sống thêm gánh nặng cho xã hội.
Lúc nãy đến giờ Tuấn đã cố gắng kìm nén nhưng Khánh vẫn tiếp tục khiêu

khích, bên ngồi là tiếng hị reo của các bạn. Không ai đứng ra bệnh vực Khánh,
thậm chí lại tìm cách “moi” thơng tin của gia đình Tuấn để cười cợt.
- Đủ rồi, để cho tao n. Tuấn nói.
- Tao khơng im mày làm được gì, mày tự hào vì có ơng bố thần kinh lắm à.
Khơng thể nín nhin, Tuấn lao vào đánh Khánh, hai bên đánh nhau, bên ngồi
là tiếng hị reo cổ vũ của các bạn. Thậm chí có bạn cịn dùng điện thoại quay lại để
tung lên mạng.
Đúng lúc đó cơ giáo chủ nhiệm bước vào, 2 bên mới dừng lại…
Sau khi cho học sinh diễn tiểu phẩm, giáo viên chủ nhiệm sẽ đặt câu hỏi xoay
quanh câu chuyện, nhất là thái độ của Khánh và nhóm bạn.
Giáo viên chủ nhiệm sẽ định hướng cho các em cách ứng xử phù hợp, tránh
bạo lực học đường xẩy ra. Thông qua câu chuyện giáo dục cho các em xây dựng
tình bạn, tình yêu thương, giúp đỡ những bạn có hồn cảnh, kém may mắn như
Tuấn…
3. Thời gian thực hiện
Tiết 5 thứ 7 (sau khi hồn thành cơng việc tổng kết tuần), thời gian 25 phút.
4. Phân công nhiệm vụ.
+ Các em xung phong vào các vai.
14


+ Định hướng các em luyện tập, chuẩn bị đạo cụ, trang phục để diễn tiểu
phẩm
Thông qua sinh hoạt trải nghiệm, chúng tôi đã phát hiện rất nhiều tài năng mà
học sinh có để từ đó có thể phát huy được sở trường và tài năng của mỗi em. Và
cũng giúp cho các em phòng chống bạo lực học đường, xây dựng tình bạn thân
thiện.
3.3. Giáo dục đạo đức, lối sống thông qua những việc làm cụ thể, thiết
thực.
Học phải đi đơi với hành, lời nói phải đi đơi với việc làm thì giáo dục mới

mang lại hiệu quả cao.
- Tham gia các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”. Đây là
hoạt động thiết thực mang lại hiệu quả giáo dục cao.
Hàng năm, trường THPT Anh Sơn 1 nhận chăm sóc, vệ sinh các phần mộ tại
Nghĩa trang quốc tế Việt – Lào. Đến thắp hương, tham quan khu tưởng niệm, tham
gia Lễ hội nhân dịp 27/7…sẽ giúp các em thấy được sự hy sinh to lớn của các thế
hệ cha ông, hiểu được giá trị của nền tự do - độc lập, tinh thần quốc tế cao cả.
Thông qua hoạt động bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, giáo dục truyền thống yêu
nước, tinh thần tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm của bản thân phải nỗ lực hơn
nữa trong học tập, lao động để góp phần bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quê hương đất
nước, phấn đấu trở thành những người cơng dân có ích cho xã hội.
-Chia sẻ, giúp đỡ, ủng hộ các bạn có hồn cảnh khó khăn.
Trong nhà trường, trong mỗi lớp học đều có những học sinh có hồn cảnh khó
khăn, bệnh tật. Để tạo điều kiện cho các em hịa nhập cuộc sống, thầy cơ giáo phải
giáo dục các em biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ các bạn có hồn cảnh khơng may
mắn. Đặc biệt đối với những bạn có hồn cảnh khó khăn về kinh tế, bị bệnh tật,
phát động toàn thể giáo viên, học sinh giúp đỡ, ủng hộ để các bạn có cơ hội đến
trường, được tiếp tục học tập.
Hàng ngày, chúng tôi phát động học sinh thu gom giấy loại, phế liệu, các loại
chai nhựa… trong trường bán lấy tiền ủng hộ học sinh nghèo. Cuối tuần các lớp
thu gom giấy loại, chai lọ nhựa vào thùng giấy và tập kết về kho chứa, mỗi tháng
bán 1 lần gây quỹ ủng hộ cho bạn nghèo.
Đối với học sinh có hồn cảnh đặc biệt, cần sự giúp đỡ hỗ trợ, chúng tôi kêu
gọi cán bộ, giáo viên, học sinh ủng hộ với tấm lòng tự nguyện “lá lành đùm lá
rách”. Trong năm học 2019 – 2020 em Nguyễn Khắc Thái học sinh lớp 11T1 có
hồn cảnh đặc biệt gia đình thuộc hộ nghèo, bố bị bệnh tâm thần, gia đình gửi bố
vào trại tâm thần nhờ chăm sóc, ni dưỡng. Bản thân em bị bệnh trầm cảm, rối
loại thần kinh, bị khuyết tật về lồng ngực nên sức khoẻ của em khơng bình thường,
thường xun đi viện tỉnh và viện trung ương. Gia đình khó khăn, khơng có tiền để
đưa em đi chữa trị. Chúng tơi đã qun góp được 16 triệu đồng hỗ trợ em Lê Khắc

15


Thái lớp 11T1 đi chữa bệnh.
- Hưởng ứng chương trình ủng hộ đồng bào Miền Trung bị thiệt hại do bão lũ.
Hưởng ứng lời kêu gọi, phát động ủng hộ đồng bào miền Trung của Ủy ban
MTTQ, Cơng đồn ngành GD-ĐT Nghệ An, tổ chức Đồn thanh niên, chúng tơi đã
xây dựng kế hoạch phối hợp với GVCN phát động quyên góp, ủng hộ đồng bào
Miền Trung về nhu yếu phẩm, sách vở, tiền mặt gửi đến đồng bào Miền Trung.
- Hoạt động mua tăm ủng hộ người mù là hoạt động được tiến hành thường
xuyên. Mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh đều tình nguyện mua tăm ủng hộ người
mù của huyện nhà
Có thể nói, thơng qua những việc làm thiết thực, những hành động tốt đẹp,
nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đã giáo dục các em phát huy những truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, phát huy tinh thần tương thân tương ái. Những việc làm, sự
giúp đỡ có thể chưa nhiều về vật chất nhưng có ý nghĩa giáo dục cao.
3.4. Giáo dục đạo đức lối sống thơng qua các giờ học trải nghiệm, ngoại
khố
a. Trải nghiệm, tham quan các di tích lịch sử.
Trên địa bàn huyện Anh Sơn có khá nhiều di tích lịch sử như Nghĩa trang
quốc tế Việt - Lào, hang Đồng Trương, Đền Cửa lũy, đền Lý Nhật Quang...Ngoài
những giờ học, chúng tôi đã tổ chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm các di
tích lịch sử trên địa bàn.
Học sinh khi đến tham quan các di tích lịch sử, các em sẽ được tìm hiểu về di
tích, qua đó giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào được sinh
ra trên quê hương giàu truyền thống cách mạng. Hoạt động trải nghiệm thực tế góp
phần giáo dục các em những kiến thức cơ bản về lịch sử. Thơng qua các hoạt động
thực tế, góp phần bồi đắp lý tưởng cách mạng cho các em, từ đó các em sẽ cố gắng
học tập và rèn luyện để xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ cha ông.
b.Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm.

Trong nhà trường, các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm được tổ chức
thường xuyên nhằm giáo dục kỹ năng sống cho các em. Để tổ chức các hoạt động
ngoại khóa, trải nghiệm trước hết phải xây dựng kế hoạch cho hoạt động, chọn chủ
đề, nội dung tổ chức trải nghiệm.
Nhân dịp Tết Nguyên đán, dân tộc ta có truyền thống gói bánh chưng. Để
giúp các em trải nghiệm gói bánh đồng thời giáo dục các em gìn giữ nét văn hóa
tốt đẹp của dân tộc, nhà trường tổ chức cho các em thi gói bánh chưng.
Để hoạt động mang lại hiệu quả cao, tổ chức cho các em gói bánh. Yêu cầu:
- Thời gian gói : Mỗi nhóm( lớp) có 30 phút để gói bánh
- Địa điểm tổ chức: Nhà học đa chức năng của trường hoặc sân trường
16


- Nguyên liệu: Đoàn trường sẽ chuẩn bị nguyên liệu như nếp, đậu, lá dong.
HS chuẩn bị chạc buộc, khuôn gói bánh, chiếu/ bạt..
- Số lượng bánh: 2 cặp bánh chưng
- Yêu cầu: Thực hiện đúng theo quy định, đảm bảo an tồn thực phẩm và vệ
sinh mơi trường
Thơng qua hoạt động này nhằm giáo dục truyền thống tốt đẹp của đất nước ta,
tạo khơng khí vui vẻ, đồn kết. Đồng thời rèn luyện cho học sinh kỹ năng gói bánh,
nấu bánh chưng, từ đó có thể giúp bố mẹ gói bánh trong những ngày tết. Sau khi
gói bánh tổ chức nấu tập trung. Thành quả sau cuộc thi sẽ tặng lại các cặp bánh
chưng cho các em có hồn cảnh khó khan. Giá trị vật chất tuy khơng lớn nhưng có
ý nghĩa giáo dục cao. Thơng qua hoạt động này các em không chỉ được trải
nghiệm, hiểu được ý nghĩa của tục gói bánh mà cịn giúp các em gìn giữ và phát
huy giá trị văn hóa của dân tộc, giáo dục các em biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ
những bạn kém may mắn trong cuộc sống.
3.5. Giáo dục đạo đức lối sống thông qua giảng dạy tài liệu “Bác Hồ và
những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” hiệu quả.
Từ năm học 2019 – 2020, Sở giáo dục đào tạo Nghệ An đã có cơng văn đưa

bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sổng dành cho học sinh” vào
giảng dạy trong nhà trường.
Đây là bộ tài liệu mới, lần đầu tiên đưa vào giảng dạy nên gặp rất nhiều khó
khăn. Tuy nhiên đây là bộ tài liệu có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh, vì vậy
chúng tôi đã nghiên cứu, triển khai đưa vào giảng dạy thông qua giờ sinh hoạt chủ
nhiệm, hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm.
Trong bộ tài liệu lớp 12, chủ đề tháng 9, chúng tôi đã thiết kế giáo án giảng
dạy như sau:
BÀI 1: CÂU CHUYỆN BÁC HỒ VỚI THANH NIÊN

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết được vẻ đẹp trong tư tưởng đạo đức của Bác Hồ qua câu chuyện:
Luôn quan tâm tới thanh niên, coi trọng tinh thần đoàn kết, phê phán bệnh ngơi
sao, ln cho mình là nhất của một số bạn trẻ.
- Hiểu được thế nào là đoàn kết, thanh niên phải gương mẫu trong đoàn kết và
kỉ luật.
- Hiểu và trình bày được tác hại của bệnh “ ngôi sao” trong giới trẻ
2. Năng lực
Biết phân biệt những biểu hiện của bệnh ngơi sao và phịng tránh mắc bệnh
này
17


3. Phẩm chất.
- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, sống gần gũi
với mọi người, luôn khiêm tốn học hỏi và cống hiến.
- Tránh xa bệnh “ ngôi sao”
II.CHUẨN BỊ:
GV: Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 12

HS: Tiểu phẩm về “bệnh ngôi sao” trong giới trẻ hiện nay
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tên hoạt
động

Hoạt động của GV

1. Khởi động - GV giới thiệu về một vị lãnh tụ của
(5 phút)
đất nước, quê ở Nam Đàn –Nghệ An
GV? Các em biết gì về Bác Hồ
2.Khám phá

- GV cho học sinh đọc và tóm tắt:

Tìm hiểu về
câu chuyện

“Câu chuyện Bác Hồ với thanh niên”

(25 phút)

GV: GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo
luận trả lời các câu hỏi sau:

Hoạt động của HS
- HS lắng nghe, nhận
biết và nêu tên vị lãnh
tụ đó
- HS trả lời vài nét

vè cuộc đời, hoạt
động của Bác Hồ
kính u.
HS lắng nghe

Nhóm 1: Bác hồ căn dặn thanh niên
như thế nào? Em có cảm nhận gì về
lời dặn đó?
Nhóm 2: Em hiểu như thế nào về từ “
ngơi sao” ? Theo Bác, vì sao khơng
nên mang trong mình tư tưởng “ ngơi
sao”?

- HS chia 4 nhóm,
thảo luận và trả lời
trên giấy A0.

Hết giờ các nhóm sẽ
treo kết quả lên bảng,
Nhóm 3: Em hiểu Bác muốn răn bảo
điều gì qua câu hỏi đầy hóm hỉnh cuối cử đại diện trình bày,
nhóm khác bổ sung
câu chuyện: “Thế người ta hoan
nghênh các cháu, các cháu có hếch
mũi lên khơng”?
Nhóm 4: Thảo luận về chủ đề đồn
kết và khiêm tốn được rút ra từ câu
chuyện này.
-GV Nhận xét, đánh giá
18



3. Hoạt động: - Cho HS xây dựng và diễn 1 đoạn
Thực hành- tiểu phẩm về “bệnh ngôi sao”
vận dụng
- Thảo luận về “ bệnh ngôi sao”:
(10 phút)
+ Biểu hiện của “bệnh ngơi sao”

- Các nhóm, thảo luận

+ Dẫn chứng về “bệnh ngơi sao”
- Đại diện nhóm trả
trong giới nghệ sĩ hoặc trong đời sống lời, các nhóm khác bổ
xung quanh em
sung
+ Em nghĩ gì khi một số bạn mới gặt
hái được thành công ban đầu đã mắc
“bệnh ngôi sao”?
+ Tác hại của “bệnh ngôi sao” ở một
số bạn trẻ?
- GV Nhận xét, đánh giá
4. Hoạt động - Bài học mà em nhận ra qua câu
hướng dẫn chuyện là gì?
HS tiếp nhận và rút ra
về nhà
- Em cần làm gì sau khi học tập
bài học cho bản thân
những lời răn dạy của Bác Hồ qua câu
(5 phút)

chuyện trên?
GV nhận xét bài học và biểu dương
HS
Sau khi triển khai dạy học Bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức,
lối sống dành cho học sinh” nhằm giáo dục cho học sinh những hiểu biết và học
tập cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hổ Chí Minh
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lửa tuổi học sinh; góp phần tạo nên sự gắn bó
giữa nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống và phù hợp với mục tiêu chung của
giáo dục. Các em học sinh có thái độ nghiêm túc hơn trong học tập và sinh hoạt
chăm học, chăm làm, sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai, sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong
lớp, tự chịu trách nhiệm, không đổ lỗi, biết đoàn kết, yêu thương, khiêm tốn học
hỏi và cống hiến, phấn đấu tu dưỡng đạo đức, rèn luện năng lực để trở thành người
có ích cho xã hội. Đặc biệt thông qua câu chuyện của Bác, giáo viên sẽ giúp học
sinh từ bỏ bệnh “ngôi sao”, tránh tự kiêu, tự mãn sau mỗi thành tích đạt được, qua
đó giáo dục các em tính khiêm tốn trong học tập cũng như sau mỗi thành công của
bản thân.
4. Hiệu quả và khả năng ứng dụng của sáng kiến kinh nghiệm
4.1. Đánh giá hiệu quả của SKKN thông qua phiếu khảo sát sau thực
nghiệm

19


Sau khi thực hiện các giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh bằng
hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều
tra với 120 em học sinh và 50 giáo viên tại trường THPT Anh Sơn 1 và đối chiếu
kết quả xếp loại hạnh kiểm của các em thu được kết quả như sau:
4.1.1. Kết quả khảo sát về sự thay đổi của học sinh sau khi tham gia
hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm
Tổng số học sinh: 120 em

TT

Nội dung khảo sát

Số HS

TL %

1. Hiểu biết về vấn đề đạo đức, kỹ năng sống
1

Hiểu biết về truyền thống của đất nước, các ngày lễ, 120
ngày kỷ niệm của đất nước qua hoạt động chủ đề vào
các tiết chào cờ

100%

2

Hiểu được tư tưởng đạo đức của Hồ chí Minh qua hoạt 118
động học tập tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về
đạo đức, lối sống.

98,3%

2. Rèn luyện kỹ năng sống cho bản thân
3

Tự tin tham gia các hoạt động tập thể


112

93,3%

4

Tham gia hoạt động ủng hộ, giúp đỡ người có hồn 117
cảnh khó khăn

97,5%

5

Biết xử lí một số tình huống trong học tập và trong 101
giao tiếp

84,1%

6

Biết chia sẻ và cảm thông, lắng nghe ý kiến của bạn và 116
phản hồi tích cực

96,6%

7

Rèn luyện kỹ năng qua các hoạt động thể thao, văn 103
nghệ


85,8%

8

Học hỏi được nhiều điều qua hoạt động trải nghiệm, 117
ngoại khố

97,5%

3. Hình thành nhân cách cho bản thân
12

Vui vẻ hồ đồng, hăng say, tích cực trong học tập và 109
hoạt động

90,8%

13

Cẩn thận, kiên nhẫn, đoàn kết, khiêm tốn, trung thực

108

90%

14

Làm việc nghiêm túc, tích cực học hỏi

107


89%

15

Tinh thần đóng góp, phối hợp, chia sẻ ý kiến và thảo 105

87,5%
20


luận
16

Chăm chỉ, vượt khó khăn

110

91,6%

17

Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng

111

92,5%

4. Mức độ hài lòng với các hoạt động ngoại khố, trải nghiệm
21


Rất hài lịng, vì được tham gia nhiều hoạt động bổ ích, 99
rèn luyện nhiều kỹ năng, vui vẻ

82,5%

22

Tương đối hài lòng

19

15,8%

23

Chưa hài lòng

2

1,7%

Qua kết quả của phiếu đánh giá của học sinh về bản thân, chúng tôi nhận thấy,
việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua các hoạt động đã mang lại hiệu
quả cao. Việc học tập tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cho
học sinh” mặc dù còn mới song đã rèn luyện kỹ năng cho học sinh, đồng thời giáo
dục cách em tránh bệnh “ngôi sao” không nên tự kiêu, tự mãn với những thành tích
mình đã đạt được mà phải tiếp tục cố gắng để gặt hái kết quả trong học tập và rèn
luyện. Với những việc làm thiết thực đã giáo dục các em tinh thần tương thân,
tương ái, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thông qua các hoạt động

ngoại khoá, trải nghiệm đã rèn luyện kỹ năng sống, hình thành nhân cách tốt đẹp,
giúp học sinh đồn kết, vui vẻ, hứng thú, rèn luyện được kỹ năng mềm và phát huy
được các sở thích, sở trường của bản thân. Đồng thời học sinh có thái độ, tình cảm
u quý con người, tôn trọng người khác, bảo vệ nhân phẩm của mình, có tình u
q hương đất nước, sống vì cộng đồng
Qua kết quả áp dụng những kinh nghiệm trên, chúng tơi nhận thấy:
Học sinh có ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác chấp hành tốt nội quy của nhà
trường và các quy định của lớp, có lối sống lành mạnh, không vi phạm pháp luật,
các tệ nạn xã hội. Số lượng học sinh vi phạm đạo đức, lối sống ngày càng giảm rõ
rệt. Điều này thể hiện rõ qua kết quả xếp loại hạnh kiểm qua các năm như sau:
Năm học

Loại tốt

Loại khá

SL

TL(%)

SL

TL(%)

2017-2018

1104

81.9


220

16.3

2018-2019

1139

83.8

202

14

2019 - 2020

1182

87.43

153

11.32

Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh trong những năm gần đây đã khẳng định
tỉ lệ học sinh xếp loại Tốt tăng, số học sinh xếp loại hạnh kiểm Trung bình, yếu
giảm đáng kể. Một trong những nguyên nhân tăng tỉ lệ hạnh kiểm loại tốt là do
21



×