Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Giáo trình Bóng ném - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.33 KB, 37 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


GIÁO TRÌNH

BĨNG NÉM
BẬC
TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG

(LƯU HÀNH NỘI BỘ)

Tp. HCM – 2018


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


GIÁO TRÌNH

BĨNG NÉM
THƠNG TIN NHĨM BIÊN SOẠN
Chủ biên

Trương Hiền

Học vị


Thạc sỹ

Thành viên tham dự

Nguyễn Ngọc Linh

Học vị

Thạc sỹ

TRƯỞNG KHOA

TỔ TRƯỞNG
BỘ MÔN

CHỦ NHIỆM
ĐỀ TÀI

Huỳnh Thị Tuyết Hồng

Trương Hiền

Trương Hiền

HIỆU TRƯỞNG
DUYỆT

TRƯỞNG KHOA

TỔ TRƯỞNG


CHỦ NHIỆM

BỘ MÔN

ĐỀ TÀI


LỜI NĨI ĐẦU
Trong khoảng 20 năm gần đây mơn bóng ném đã được phát triển rộng rãi ở
Việt Nam đặc biệt là những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Tuy là một
mơn thể thao cịn tương đối non trẻ nhưng mơn bóng ném đã gây được nhiền hứng thú
và lôi cuốn được nhiền người tham gia thi tập luyện và thi đấu, đặc biệt là lưa tuổi
thanh thiếu niên trong các trường Phổ thông và Đại học – Cao đẳng.
Được sự quan tâm đúng mức của ngành Thể dục Thể thao và Giáo dục – Đào
tạo và nhờ việc áp dụng các thành tựu khoa học của các môn khoa học khác trong
giảng dạy và huấn luyện nên mơn bóng ném càng được phát triển nhanh chóng và rộng
rãi. Năm 2003 tại Seagames 22 tổ chức tại Việt Nam. Hai đội tuyển bóng ném Nam –
Nữ Việt Nam đã đạt được 2 bộ huy chương vàng và danh hiệu vô địch Sea Games.
Để Đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của mơn bóng ném trong giới trẻ và
trong các cấp trường Cao đẳng đã đưa mơn bóng ném vào chương trình dạy cho các
sinh viên của nhà trường.
Cuốn giáo trình bóng ném này là tài liệu chính thức để phục vụ cơng tác giảng
dạy mơn học tự chọn của trường, được biên soạn phù hợp với chương trình và mục
tiêu đào tạo của nhà trường. Cuốn giáo trình này cung cấp những kiến thức cơ bản về
lịch sử hình thành và phát triển của mơn bóng ném của thế giới cũng như ở Việt Nam;
kỹ - chiến thuật cơ bản của mơn bóng ném; Luật mơn bóng ném.
Trong q trình biên soạn giáo trình này, chúng tôi rất muốn viết sâu hơn, rộng
hơn, nhưng do thời lượng dành cho mơn học có hạn nên cuốn giáo trình chỉ trình bày
được những kiến thức cơ bản nhất của mơn bóng ném. Và mặt dù đã rất cố gắng

nhưng cuốn giáo trình khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các chuyên gia, các
bạn đồng nghiệp và bạn đọc góp ý để giáo trình này ngày một hoàn thiện hơn.
Xin Cảm Ơn


MỤC LỤC

Chương 1 GIỚI THIỆU KỸ THUẬT BÓNG NÉM……….…………………….1
I. SỰ RA ĐỜI CỦA MƠN BĨNG NÉM……………………………………...1
II MƠN BĨNG NÉM Ở VIỆT NAM VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...... 2
III PHÂN LOẠI – KỸ THUẬT MƠN BĨNG NÉM ........................................ 2
1. Khái quát ........................................................................................................... 2
2. Các đặc điểm đặc trưng của kỹ thuật mơn bóng ném ....................................... 3
3. Kỹ thuật bóng ném............................................................................................ 4
a. Khái niệm ..................................................................................................... 4
b. Phân loại kỹ thuật ........................................................................................ 4
4. Chiến thuật bóng ném....................................................................................... 5
a. Khái niệm ..................................................................................................... 5
b. Phân loại kỹ thuật ........................................................................................ 6
5. Các kỹ thuật chuyền – Bắt bóng cơ bản .......................................................... 6
a . Khái niệm ....................................................................................................... 6
b . Phân loại ........................................................................................................ 7
6 . Kỹ thuật bắt bóng 2 tay trước ngực trực tiếp .................................................. 7
7 . Kỹ thuật chuyền bóng 2 tay trước ngực trực tiếp ........................................... 8
8 . Kỹ thuật chuyền bóng một tay trên vai .......................................................... 8
9 . Kỹ thuật di động chuyền bắt bóng ................................................................. 9
10 . Sai lầm thường mắc phải khi chuyền bắt bóng và biện pháp sửa chữa ....... 9
11 . Phương pháp giảng dạy kỹ thuật chuyền và bắt bóng ................................ 10
a. Giới thiệu kỹ thuật ...................................................................................... 10
b. Tiến hành tập luyện ................................................................................... 10

IV. CÁC KỸ THUẬT DẪN BÓNG CƠ BẢN ................................................... 12
1 . Khái niệm ...................................................................................................... 12
2 . Vận dụng ..................................................................................................... 12
3 . Phân loại ...................................................................................................... 12
4 . Các kỹ thuật tại chỗ dẫn bóng ..................................................................... 13


a. Tại chỗ dẫn bóng trọng tâm cao ................................................................. 13
b. Tại chỗ dẫn bóng trọng tâm thấp ............................................................... 13
c. Sai lầm thường mắc khi dẫn bóng và biện pháp sửa chữa ........................ 14
5 . Kỹ thuật di động dẫn bóng ........................................................................... 14
6 . Phương pháp kỹ thuật dẫn bóng ................................................................... 15
a. Giới thiệu kỹ thuật ...................................................................................... 15
b. Tiến hành tập luyện ................................................................................... 15
V. CÁC KỸ THUẬT NÉM CẦU MÔN CƠ BẢN ............................................ 16
1 . Kỹ thuật tại chỗ ném cầu môn một tay trên vai ........................................... 16
2 . Kỹ thuật di động (nhảy) ném cầu môn một tay trên vai ............................... 17
3 . Kỹ thuật chạy ném cầu môn ......................................................................... 17
4 . Sai lầm thường mắc khi ném bóng và biện pháp sửa chữa .......................... 18
5 . Kỹ thuật tại chỗ và di động ném cầu môn .................................................... 18
a. Giới thiệu kỹ thuật ...................................................................................... 18
b. Tiến hành tập luyện ................................................................................... 19
Chương 2: LUẬT BÓNG NÉM ............................................................................ 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 32


Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném

Chương 1
GIỚI THIỆU KỸ THUẬT MƠN BĨNG NÉM

 Giới thiệu chương
Bóng ném là mơn thể thao đồng đội, trong đó hai đội mỗi đội có bảy cầu thủ
(sáu cầu thủ trên sân và thủ mơn) cố gắng ném một quả bóng vào cầu mơn của đối
thủ. Đội nào ném được nhiều lần bóng vào cầu môn đội kia trong hai hiệp mỗi hiệp 30
phút sẽ là đội giành chiến thắng. Bóng ném hiện đại thường được chơi trong nhà. Mơn
bóng ném chơi với tốc độ là khá nhanh và có va chạm do các hậu vệ cố gắng ngăn
chặn những cầu thủ tấn công không được tiếp cận mục tiêu. Không giống như
trong bóng rổ, nơi người chơi được phép cam kết chỉ có 5 lỗi, cầu thủ bóng ném được
cho phép một số lượng không giới hạn của "lỗi lầm", được coi là phòng thủ tốt và gây
gián đoạn cho nhịp điệu tấn công của đội.
 Mục tiêu chương
- Trang bị cho học sinh - sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử, nguồn
gốc, ý nghĩa, tác dụng của môn Bóng ném, các kỹ - chiến thuật cơ bản, phương pháp
giảng dạy, luật và phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài mơn bóng ném.
- Cung cấp cho học sinh - sinh viên kỹ năng kỹ xảo thực hiện các kỹ thuật cơ
bản trong bóng ném, việc tập luyện bóng ném giúp học sinh - sinh viên phát triển các
tố chất thể lực đặc biệt là sức nhanh sức mạnh, khả năng phối hợp vận động, nâng cao
thể lực chung đáp ứng nhu cầu môn học.
- Học sinh - sinh viên phải có thái độ nghiêm túc, chuyên cần và hăng say trong
tập luyện, phải tự giác tập luyện phát triển thể lực chuyên môn.
 Nội dung

I. SỰ RA ĐỜI CỦA MƠN BĨNG NÉM
Bóng ném là mơn thể thao non trẻ, xuất hiện đầu tiên ở Châu Âu. Nguồn gốc
phát sinh của mơn thể thao này cịn nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng người ta thừa nhận
nó được phát sinh đầu tiên ở vùng Skandinavien (Thụy Điển – Na Uy – Đan Mạch).
Có một số tài liệu cho rằng, vào năm 1890 một giáo sư người Đức tên là Konrad Koch
đã sáng tạo ra một trị chơi thể thao có tên là Raffball Speile (mơn bóng nhà nghèo), đó
là tiền thân của mơn bóng ném sau này.
Ở Tiệp Khắc mơn bóng ném trên sân nhỏ xuất hiện vào năm 1892 như là một

môn thể thao dân tộc với tên gọi là Ceskahazena. Năm 1898 tại Đan Mạch, một giáo
sư đã truyền bá môn thể thao này và gọi là “Haanbold”. Đến 1910 bóng ném được xuất
hiện ở Ukraina.
Sau này, vào khoảng năm 1917, nhờ công của Carl Sehlen, Max Heiser và Erich
Konig mà mơn bóng ném được truyền bá vào các nước Mỹ, Island, Ý, Thụy Sỹ, Pháp,…
Cho đến năm 1934 Thụy Sỹ đã biên soạn một bộ luật thi đấu bóng ném sân cỏ
(đưa và luật chơi của một số nước lân cận) đệ trình lên Ủy ban quốc tế về bóng ném để
cơng nhận là luật quốc tế.
Liên đồn bóng ném quốc tế chính thức được thành lập vào năm 1928, với tên
gọi Internatinal Amateur Handball Federation, viết tắc là IAHF.
KHOA CÁC MÔN CHUNG

6


Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném

II. MƠN BĨNG NÉM Ở VIỆT NAM VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
Bóng ném được xuất hiện ở việt nam rất chậm, có lẽ vào sau ngày hịa bình lập
lại ở miền Bắc (1954) trong khi công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa mới được bắt
đầu và để đáp ứng cho việc nhanh chóng nâng cao trình độ về mọi mặt của qn đội
với mục đích xây dựng Xã hội chủ nghĩa, vừa tạo tiềm năng cho sự nghiệp thống nhất
đất nước bằng hình thức vũ trang đã thúc đẩy việc áp dụng nhiều môn thể thao mới
nhằm tăng nhanh thể lực, mà nguồn tiếp thu chủ yếu là qua các chuyên gia qn sự.
Chính vì vậy mơn bóng ném đã được áp dụng trong huấn luyện thể lực cho quân đội ta
trong các trường qn chính hoặc lục qn. Cịn trên thực tế thì khơng có cuộc thi đấu
mang tính quốc gia nào.
Ở miền Nam, vào năm 1978, một giáo viên của trường phổ thông trung học Lê
Thị Hồng Gấm đã thu thập tài liệu về mơn bóng ném và đưa mơn này trở thành mơn

thể thao ngoại khóa cho các nữ sinh của trường.sau đó mơn bóng ném đã nhanh chóng
thu hút được sự chú ý của những người hâm mộ và lan tỏa nhanh sang các trường
khác. Phong trào luyện tập bóng ném đã phát triển nhanh ở thành phố Hồ Chí Minh. Ở
các quận và các trường phổ thơng trong thành phố đã hình thành các đội tuyển trẻ,
tham gia thi đấu giao hữu và đấu giải của Thành phố. Tuy nhiên trong thời gian đầu,
phong trào tuy có phát triển mạnh nhưng trình độ thi đấu cịn hạn chế, chiến thuật còn
đơn giản và luật thi đấu áp dụn cịn chưa tốt.
Năm 1992, mơn bóng ném được đưa vào thi đấu biểu điễn tại Hội Khỏe Phù
Đổng ở Đà Nẵng. Đầu năm 1993, trường Đại học Thể dục thể thao đã đưa chương
trình giảng dạy Bóng ném cho các lớp khơng chun của Đại học khóa 25 và cuối năm
1993 cũng tuyển sinh mơn học Bóng ném cho lớp chuyên sâu Đại học 29 với 10 sinh
viên thi đỗ. Mùa hè 1993, Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức giải thi đấu mở rộng cho các
tỉnh thành trong cả nước tham dự nhằm giới thiệu mơn bóng ném để Tổng cục Thể dục
thể thao xem xét và công nhận mơn bóng ném là mơn thể thao phổ cập trong cả nước.
Sau giải mở rộng này,Tổng cục Thể dục thể thao đã kiện toàn lại tổ chức và ra quyết
định thành lập bộ mơn bóng ném của Tổng cục trực thuộc và bộ mơn bóng rổ. năm
1994, lần đầu tiên giải “Bóng ném trẻ tồn quốc” được tổ chức tại Tp. Hồ Chi Minh,
Hà Nội, Ninh Bình, Quân Đội và cho đến nay giải vơ địch bo1ngne1m tồn quốc đều
được tổ chức liên tục.
Năm 2003, tại SEA Games 22 tổ chức ở Việt Nam, bóng ném là một trong
những mơn thi đấu chính thức và cả hai đội tuyển bóng ném Nam, Nữ đều đoạt chức
vộ địch.
Tuy nhiên phong trào tập luyện bóng ném ở nước ta xuất hiện chậm nhưng giờ
đây nó đã có thể vươn bằng với các môn thể thao khác. Với những nổ lực của bộ mơn,
Liên đồn bóng ném Việt Nam đã được thành lập và gia nhập IHF vào năm 2002, đặt
trụ sở tại Ủy ban Thể dục thể thao Việt Nam – Chủ tịch là Ông Mai Duy Diễn.
III. PHÂN LOẠI – KỸ THUẬT MƠN BĨNG NÉM

1. Khái qt
Do mục đích chính trong q trình thi đấu bóng ném là 2 đội sẽ cùng tranh

giành một quả bóng để ném vào cầu môn đối phương, nên trong tấn công, các vận
động viên thường xun di chuyển và hốn đổi vị trí cho nhau để tìm các vị trí thuận
KHOA CÁC MƠN CHUNG

7


Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném
lợi có thể gây sức ép tấn cơng và ném bóng vào cầu mơn đối phương. Bên cạnh đó,
trong phịng thủ cũng khơng ngừng che chắn, ngăn cản các đường di chuyển, chuyền
hoặc ném bóng của đối phương nhằm hạn chế khả năng ghi bàn của họ.
Mặt khác, do sự tác động của một số điều luật qui định về thời gian khống chế
bóng, nên ngoại trừ trường hợp phản cơng nhanh dẫn đến kết thúc cầu mơn bất ngờ thì
trong suốt q trì triển khai thi đấu các đấu thủ trên sâu thường có su hướng tấn cơng
qua nữa sâu đối phương, hoặc lùi về phịng thủ tích cực ở nữa sân nhà, nên nhìn chung
mọi hoạt động của 12 đấu thủ trên sâu hầu như chỉ điễn ra trong cùng một lúc ở cùng
một nữa sân mà quyết liệt nhất vẫn là từ khu vực cấm địa (vòng 6m) cho đến những
khu vực ném phạt tự do (vòng 9m).
Các hoạt động vận động liên tục trong một không gian tương đối hạn chế như
trên đòi hỏi người chơi phải co năng lực phối hợp vận động tốt, nắm vững kỹ thuật và
đặc biệt là phải luôn nhạy bén khi nhận xét, đánh giá mọi tình huống xảy ra để lựa
chọn hành động đáp trả một cách nhanh chóng và hợp lý nhất. Cần phải thấy rằng,
những va chạm trực tiếp về thể chất đối với đối phương và sự căn thẳng về tâm lý do
áp lực của nhiệm vụ thi đấu hoặc từ phía trọng tài, kháng giả… ln có sự tác động
mạnh mẽ lên Vận động viên, nên họ cần nổ lực ý chí rất lớn để vượt qua sự mệt mỏi
về thần kinh và cơ bắp có chiều hướng càng tăng dần khi càng về cuối trận để hoàn
thành tốt nhiệm vụ thi đấu được giao.

2. Các đặc điểm đặc trưng của kỹ thuật mơn bóng ném


Bóng ném là mơn thể thao đồng đội và mang tính đối kháng trực tiếp.
Trong thi đấu, vận động viên phải chịu chi phối bởi nhiều mối quan hệ khách quan từ
bên ngoài như từ đồng đội, đối phương, đấu pháp, điều kiện sân bãi, bóng, luật chơi,…

Thành tích thi đấu được xát định thông qua chất lượng phối hợp giữa cá
nhân với đồng đội mà then chốt là năng lực điều khiển hành vi của mỗi cá nhân khi
hoạt động độc lập, hoặc liện kết với đồng đội nhằm mục đích tấn cơng hay trong
phịng thủ.

Ngồi những bộ di chuyển thường áp dụng trong thi đấu thì số lượng kỹ
thuật-chiến thuật cơ bản của mơn bóng ném cũng rất da dạng và sự đa dạng, phong
phú này sẽ tăng gấp bội dưới dạng biến thể của chính nó khi đối phó với nhiều điều
kiện và tình huống khách quan ln thay đổi liên tục, bất ngờ trong quá trình thì đấu.

Kỹ thuật – chiến thuật trong mơn bóng ném ln có mối quan hệ với
nha. Các kỹ thuật được thực hiện không chỉ dưới yêu cầu của các nguyện tắc hiệu quả
vận động mà cịn dưới góc độ giải quyết tối ưu các yêu cầu chiến thuật trong từng tình
huống cụ thể, chính vì vậy biểu hiện của các hành động trong mơn bóng ném rất linh
hoạt và mang tính lựa chọn cao.

KHOA CÁC MÔN CHUNG

8


Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném
Chuyền
bóng

Chuyền

bóng

Dẫn
bóng

Nhận
bóng

Giữ
bóng

Ném cầu
mơn

Chuyền
bóng

Dẫn
bóng

Ném cầu
mơn

Dẫn
bóng

Ném cầu
mơn

Hình 1.1. Các hoạt đợng lựa chọn cơ bản trong thi đấu bóng ném


3. Kỹ thuật bóng ném
a. Khái niệm
Kỹ thuật bóng ném là tổng hợp các động tác giúp vận động viên giải quyết có
hiệu quả các nhiệm vụ khi tập luyện và thi đấu. Thuật ngữ “động tác kỹ thuật” dung để
chỉ những thao tác tương tự nhau. Phương pháp thực hiện động tác được xác định bởi ba
yếu tố chủ yếu đó là cấu trúc động hình học, cấu trúc động học và cấu trúc nhịp điệu.
b. Phân loại kỹ thuật
Thường thì người ta chia kỹ thuật bóng ném thành hai phần chính đó là kỹ thuật
tấn cơng và kỹ thuật phịng thủ; tuy nhiên do mỗi phần trên đều có những kỹ thuật di
chuyển có những nét tương đối trùng lắp nhau nên trong giáo trình này chúng tơi sẽ
trình bày theo 3 nhóm riêng biệt để tiện cho việc theo dõi đó là nhóm kỹ thuật di
chuyển, nhóm kỹ thuật khống chế bóng trong tấn cơng và nhóm tranh cướp, cắt, phá
bóng, kèm người trong phịng thủ.

KỸ THUẬT
DI CHUYỂN

ĐI

CHẠY

NHẢY

DỪNG

QUAY

TRƯỢT


Hình 1.2 Nhóm kỹ thuật di chuyển

KHOA CÁC MÔN CHUNG

9


Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném
KỸ THUẬT
TẤN CƠNG

GIỮ
BĨNG

BẮT
BĨNG

CHUYỀN
BĨNG

DẪN
BĨNG

NÉM CẦU
MƠN

Hình 1.3 Nhóm kỹ thuật khống chế bóng trong tấn cơng

KỸ THUẬT
PHỊNG THỦ


KÈM
NGƯỜI
1-1

CẮT
BĨNG

PHÁ
BĨNG

Hình 1.4 Nhóm kỹ thuật tranh cướp, cắt, phá bóng, kèm người trong phịng thủ

4. Chiến thuật bóng ném
a. Khái niệm
Chiến thuật là hình thức tổ chức vận dụng hợp lý khả năng cá nhân và phối hợp
đồng đội để giành thắng lợi trong thi đấu.
Tổ chức chiến thuật sẽ đạt hiệu quả cao nếu đưa ra được đối sách phù hợp với
cục diện phát triển tấn công hoặc phòng thủ trên sân trong từng thời điểm, từng giai
đoạn hay từng trận mà mục đích cuối cùng là phải phát huy tối đa năng lực thi đấu và
tính tích cực của từng vận động viên theo đúng ý đồ đã đặt ra.

KHOA CÁC MÔN CHUNG

10


Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném
b. Phân loại chiến thuật.


CT Tấn
Cơng


nhân

Phá
kèm
ngườ
i
khơn
g
bóng

Phá
kèm
ngườ
i
khơn
g
bóng

Đồng
đội

Nhó
m

P.hợ
p2

ngườ
i

P.hợ
p3
ngư
ời

P.hợp
4
người

Tấn
cơng
nhan
h

Phá
kèm
ngườ
i

Phá
liên
phịn
g

Hình 1.5 Chiến thuật tấn cơng.

CT phịng

thủ

Nhó
m


nhân
Phịn
g thủ
khơn
g
bóng

Phịn
g thủ

bóng

P.thủ
2
ngườ
i

P.th
ủ 3
ngư
ời

Đồng
đội

P.thủ
4
người

P.
Thủ
hỗn
hợp

Kèm
ngườ
i

Phá
liên
phịn
g

Hình 1.6 Chiến thuật phịng thủ

5. Các kỹ thuật chuyền – Bắt bóng cơ bản
a. Khái niệm
Chuyền bóng là đưa bóng trên khơng, lăn bóng hoặc làm bóng bật đất để bóng
vượt qua người phịng thủ và đến tay đồng đội ở vị trí thuận lợi nhất. Bắt bóng là
những động tác hợp lý để đón những đường chuyền đến một cách chắc chắn và sẵn
KHOA CÁC MÔN CHUNG

11



Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném
sàng thực hiện động tác tiếp theo. Phối hợp chuyền bắt bóng tốt sẽ tạo nên sự liên kết
chiến thuật trong tấn công, làm cho hàng phòng thủ của đối phương bị rối loạn và tạo
cơ hội thuận tiện để dứt điểm.
b. Phân loại
Các Kỹ thuật tại chỗ chuyền bóng cơ bản:
- Chuyền bóng 1 tay: Trên vai, bên mình, dưới thấp, sau lưng…
- Chuyền bóng 2 tay: Trên đầu, trước ngực (trực tiếp, gián tiếp)…
- Nhảy chuyền 2 tay trên đầu.
Các kỹ thuật tại chỗ bắt bóng cơ bản:
- Bắt bóng 1 tay: Trên cao, trước ngực…
- Bắt bóng 2 tay: Trước ngực, dưới thấp, bắt bóng bật đất…
Phối hợp di chuyển Chuyền - bắt bóng:
- Di chuyển chuyền bóng bằng 1 tay: Bên mình, dưới thấp…
- Di chuyển chuyền bóng 2 tay: Trước ngực (trực tiếp, gián tiếp)…

6. Kỹ thuật bắt bóng 2 tay trước ngực trực tiếp
Cách vận dụng:
Đây là kỹ thuật cơ bản để bắt bóng từ tất cả các hướng chuyền đến, dễ dàng bảo
vệ bóng và rất thuận lợi cho việc thực hiện các động tác tiếp theo.
Phân tích kỹ thuật:
- Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau rộng bằng vai, 2 gối hơi khuỵu,
thân trên quay về hướng bóng tới. Hai tay thả lỏng, hai lòng bàn tay hướng vào nhau
với khoảng cách nhỏ hơn đường kính của bóng. Các ngón tay xèo đều tự nhiên theo
hình túi, hai ngón cái và trỏ mở theo hình bán nguyệt về hướng bóng tới.
- Khi bắt bóng: Xác định hướng bóng đến và chủ động đưa hình tay đã tạo sẵn
về phía bóng. Đầu tiên cho bóng tiếp xúc vào phần chai tay và lịng các ngón tay, lịng
bàn tay khơng chạm bóng, sau đó nhanh chóng kéo bóng về trước ngực để hỗn xung
đồng thời khép cổ tay, hai tay hơi gập ở khớp khuỷu để bảo vệ bóng và thực hiện động
tác tiếp theo.


Hình 1.7 Kỹ thuật bắt bóng hai tay trước ngực

KHOA CÁC MÔN CHUNG

12


Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném

7. Kỹ thuật chuyền bóng 2 tay trước ngực trực tiếp
Cách vận dụng:
Kỹ thuật chuyền bóng 2 tay trước ngực trực tiếp là một kỹ thuật chuyền cơ bản.
Nói đơn giản, có thể vận dụng chuyền nhanh và chính xác ở cự ly gần và trung bình.
Phân tích kỹ thuật:
- Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước sau khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai
gối khuỵu, trọng tâm dồn đều hai chân. Hai tay cầm bóng ở hai bên, hơi lùi về nữa sau
của bóng. Các ngón tay xèo đều tự nhiên, bóng tiếp xúc với các chai tay và lịng các
ngón tay, lịng bàn tay khơng chạm bóng. Cánh tay thả lỏng tự nhiên, giữ bóng ở phía
trước bụng trên. Mắt nhìn về hướng chuyền.
- Khi chuyền bóng: Chân sau đạp đất đầy thân người về trước, đồng thời kéo
bóng từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài thành một đường vịng cung nhỏ đến ngang
tầm ngực thì cổ tay hơi bẻ ra ngoài và duỗi 2 cánh tay về hướng chuyền. Khi cánh tay
gần duỗi thẳng thì phối hợp lực cổ tay với lực miết vào bóng của 3 ngón cái, trỏ, giữa
để chuyền bóng đi. Bóng ra tay cuối cùng bởi 3 ngón cái, trỏ và giữa. Sau khi bóng rời
khỏi tay, trọng tâm dồn về trước, 2 tay duỗi thẳng song song với mặt đất mặt hướng về
hướng chuyền

Hình 1.8 Kỹ thuật chuyền bóng hai tay trước ngực


8. Kỹ thuật chuyền bóng mợt tay trên vai
Cách vận dụng:
Cũng giống như kỹ thuật chuyền bóng 2 tay trước ngực trực tiếp, đây là một kỹ
thuật chuyền bóng cơ bàn có thể vận dụng để chuyền bóng đi nhanh và chính xác ở cự
ly xa.
Phân tích kỹ thuật:
- Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước sau khoảng cách hai chân rộng bằng vai,
chân không thuận đặc trước, gối chân trước hơi khuỵu, trọng tâm dồn đều hai chân.
Hai tay cầm bóng ờ hai bên, hơi lùi về nữa sau của bóng . Các ngón tay xịe đều tự
nhiên, bóng tiếp xúc với các chai tay và lịng các ngón tay, lịng bàng tay khơng chạm
bóng. Cánh tay thả lỏng tự nhiên, giữa bóng ở phía trước bụng tr6en. Mắt nhìn về
hướng chuyền.
- Khi chuyền bóng: Từ tư thế chuẩn bị, xoay thân sau cho vai không thuận
hướng về hướng chuyền bóng (chuyền bóng bằng tay phải thì vai trái hướng về hướng
chuyền bóng), hai tay phối hợp nhịp nhàng đưa bóng ra sau – lên trên vai, lúc này chỉ
KHOA CÁC MÔN CHUNG

13


Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném
khống chế bóng bằng tay thuận. Sau đó, Hai chân đạp đất, thân hơi chuyển sang trái
đồng thời đánh tay về phía trước chuyền bóng đi

Hình 1.9 Kỹ thuật chuyền bóng 1 tay trên vai

9. Kỹ thuật di đợng chuyền bắt bóng
Cách vận dụng:
Đây là kỹ thuật cho sự mở đầu tổ chức tấn công nên được sử dụng nhiều trong
thi đấu. Việc sử dụng nhuần nhuyễn kỹ thuật này có ý nghĩa rất lớn đến kết quả thi đấu

của đội. Do qui định của luật nên khi di động chuyền bắt bóng, người tập chỉ được di
chuyển không quá ba bước khi có bóng trong tay.
Phân tích kỹ thuật:
Người tập khi ci chuyển đến đường bóng đang hướng tới và bắt bóng sao cho
chân không thuận (chân trái đối với người ném tay phải) chạm đất đầu tiên để vào
bước thứ nhất. Tiếp tục khống chế bóng trong tay khi đang di chuyển ở bước hai –
chân thuận (chân phải đối với người ném tay phải) – và ở bước thứ ba (chân trái) thì
người tập bật nhẹ đồng thời đưa bóng lên trên vai thực hiện kỹ thuật chuyền bóng một
tay trên vai. Ở bước thứ ba, người tập cũng có thể chuyền bóng bằng kỹ thuật hai tay
trước ngực trực tiếp. Chú ý chuyền bóng ngang tầm ngực và khoảng cách một cánh tay
về phía trước của người nhận để người nhận dễ dàng khống chế bóng, có thể thực hiện
động tác tiếp theo.

10. Sai lầm thường mắc phải khi chuyền bắt bóng và biện pháp sửa
chữa
Chuyền bóng khơng chính xác do trong quá trình tập ban đầu người tập dùng
lực khơng đều hoặc tiếp xúc bóng chưa hợp lý đặc biệt là ở giai đoạn trước khi bóng
rời tay.
Biện pháp sửa chữa: Cầm bóng đúng vị trí, thả lỏng cổ tay. Khi chuyền nên
khép hai khuỷu tay vào thân mình và miết tích cực các ngón tay vào bóng.
Lúc chuyền vị trí của bóng chưa đúng, tay khống chế bóng quá thấp hoặc quá
sát đầu.
Biện pháp sửa chữa: Khống chế bóng với tay gần thẳng trước khi chuyền bóng đi.
Khơng thể chuyền bóng đi xa do động tác phối hợp lực giữa tay, chân và thân
chưa nhịp nhàng (Chưa phát huy lực tồn thân).

KHOA CÁC MƠN CHUNG

14



Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném
Biện pháp sửa chữa: Cầm bóng cố định, tập chuyển sức từ chân, thân đến tay
liên tục. Khi đã nhuần nhuyễn động tác thì tiếp tục kết hợp lực duỗi của tay và lực miết
của các ngón tay để chuyền bóng đi.
Khi bắt, bóng bị bật khỏi tay hoặc lọt về sau
Biện pháp sửa chữa: Tập chủ động tiếp xúc bóng khi đang thả lỏng 2 bàn tay
với các ngón tay xịe đều tự nhiên hình túi, thu hẹp cự ly 2 ngón cái và áp sát 2 khuỷu
tay vào thân.

11. Phương pháp kỹ thuật chuyền và bắt bóng
a. Giới thiệu kỹ thuật
Giảng viên tiến hành phân tích, giảng giải và thị phạm cho học sinh – sinh viên
nắm vững kỹ thuật chuyền và bắt bóng (2 tay trực tiếp trước ngực, 1 tay trên vai) theo
một số bước căn bản như sau:
Kỹ thuật chuyền và bắt bóng là một trong những kỹ thuật cơ bản dễ thực hiện
và có độ chính xác tương đối cao nên các đấu thủ thường sử dụng khi phối hợp tấn
công ở nhiều cự ly và nhiền hướng khác nhau, đặt biệt là khi người phòng thủ kèm
khơng xác.
Làm mẫu và phân tích kỹ thuật:
Làm mẫu kỹ thuật chuyền và bắt bóng hồn chỉnh và kết hợp với sự mơ tả bằng
ngơn ngữ chính xác, giàu hình tượng để giúp học sinh – sinh viên cảm nhận đầy đủ
cấu trúc bên trong của động tác và nhanh chóng hình thành biểu tượng vận động.
- Đây là giai đoạn ban đầu do đó trong q trình phân tích kỹ thuật nên làm mẫu
các giai đoạn chậm rãi để người học dễ tiếp thu cách thực hiện và nhịp điệu của động
tác. Sau đó có thể thị phạm một số động tác sai thường gặp và nêu biện pháp sửa chữa
cụ thể để học sinh – sinh viên có ý thức phịng và tránh sai sót ngay khi bắt đầu tập
luyện động tác.
b. Tiến hành tập luyện
Cho học sinh – sinh viên đứng tại chỗ tập tư thế chuyền và bắt bóng. Nên cho

học sinh tập từng giai đoạn của động tác cho đến khi nhuần nhuyễn rồi mới thực hiện
kỹ thuật hồn chỉnh. Trong giai đoạn tập khơng bóng này giảng viên cần chú ý đến
trình tự, nhịp điệu và khả năng phối hợp lực khi thực hiện động tác của học sinh – sinh
viên, nếu phát hiện sai sót phải sữa ngay để tránh hình thành động tác sai về sau.
 GV
*
*

*
*

*
*

*
*

*
*

*
* HS

Hình 1.10 Đợi hình tập luyện 1

Cho học sinh – sinh viên đứng hai hàng ngang đối diện nhau để tập tại chỗ
chuyền bắt bóng theo trình tự từ dễ đến khó, ví dụ như: Cự ly (từ gần đến xa), tốc độ
(từ chậm đến nhanh) và hiển nhiên những yêu cầu về độ khó (giảm động tác thừa, tăng
KHOA CÁC MÔN CHUNG


15


Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném
độ chuẩn xác…) cũng sẽ tăng dần để phù hợp với khả năng thực hiện động tác của học
sinh – sinh viên.

* 1.5m

*

*

*

*

* HS

3-7m
*

*

* GV
*

*

*


*

Hình 1.11 Đợi hình tập luyện 2

A và B đứng đối diện, cự ly từ 3 đến 6m thực hiện tại chỗ chuyền bắt bóng.
Ngồi ra, trong q trình tập kỹ thuật tại chỗ chuyền và bắt bóng cịn có thể áp
dụng cho 3, 4 hoặc 5 người với hình tức tập luyện như sau

Hình 1.12 Đợi hình tập luyện 3

Sau khi hồn thành các đội hình đơn giản sẽ cho các học sinh – sinh viên tập
các đội hình và bài tập phức tạp hơn, chẳng hạn như tập chuyền bắt bóng khi có người
phịng thủ, phối hợp với những kỹ thuật khác… hoặc cho học sinh – sinh viên làm
quen với những bài tập có cấu trúc và yêu cầu gần giống với những tình huống trong
thi đấu để họ có điều kiện áp dụng những tri thức đã học vào thực tế.
Cho học sinh – sinh viên luyện tập di chuyển ba bước khơng bóng để mô phỏng
kỹ thuật.
Cho học sinh – sinh viên đứng đối diện nhau thực hiện di chuyển ba bước
chuyền bắt bóng với khoảng cách 9m.
*

*

*

*

*


* HS
* GV

*

*

*

*

*

*

Hình 1.13 Đợi hình tập luyện 4

KHOA CÁC MÔN CHUNG

16


Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném
Cho học sinh – sinh viên tập luyện kỹ thuật với toàn cự ly trên sân tập.
*

*

*


*

*

* HS

*

*

*

*

*

*

* GV

Hình 1.14 Đợi hình tập luyện 5

IV. CÁC KỸ THUẬT DẪN BÓNG CƠ BẢN
1. Khái niệm
Dẫn bóng là một kỹ thuật cá nhân quan trọng thường dùng để đột phá và gây rối
loạn hàng phòng thủ của đối phương trong tấn công. Trong những trường hợp bị truy
cản liên tục khi đối phương sử dụng chiến thuật 1 kèm 1 thì các đấu thủ phải có khả
năng dẫn bóng tốt để thốt khỏi sự đeo bám và nếu có thời cơ thuận lợi cịn có thể chủ
động phản cơng. Vì vậy, dẫn bóng là một dạng kỹ thuật chủ yếu mà các đấu thủ bóng
ném cần rèn luyện thuần thục cho cả hai tay.

2. Vận dụng
Dẫn bóng sẽ làm chậm lại các hành động tấn cơng so với động tác chuyền bóng,
do vậy chỉ sử dụng dẫn bóng ở các tình huống phù hợp như: chuyền bóng cho đồng
đội ở thế tấn cơng khơng được chắc chắn cho lắm, hoặc người có bóng có cơ hội hợp
lý để dẫn bóng đột phá cá nhân.
Ngồi ra, dẫn bóng cịn là phương tiện chiến thuật nhằm làm chậm lại nhịp độ
thi đấu, để đồng đội có cơ hội chuẩn bị trong các đợt tấn công tập thể khi đối phương
sử dụng chiến thuật phòng thủ kèm người.
Trong khi dẫn bóng cần ln chú ý, thậm chí người dẫn bóng phải giữ bóng và
người phịng thủ trong động tác tranh cướp dẫn bóng. Với những người mới tập, địi
hỏi điều khiển động tác dẫn bóng với sự chú ý nhiều của mắt, dần dần về sau cần giải
phóng mắt cho các nhiệm vụ chiến thuật khác (có nghĩa là tăng cường sự điều chỉnh và
điều khiển động tác thơng qua tự động hóa hành vi vận động).

3. Phân loại
CÁC KỸ THUẬT DẪN BÓNG CƠ
BẢN

TẠI CHỖ

DI ĐỘNG

DẪN BÓNG

DẪN BÓNG

TRỌNG
TÂM CAO

TRỌNG

TÂM THẤP

BIẾN
TỐC

BIẾN
HƯỚNG

QUAY
NGƯỜI
ĐỔI TAY

Hình 1.15 Phân loại kỹ thuật

KHOA CÁC MƠN CHUNG

17


Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném

4. Các kỹ thuật tại chỗ dẫn bóng
a. Tại chỗ dẫn bóng trọng tâm cao
Cách vận dụng:
Là kỹ thuật thường được vận dụng khi người khống chế bóng đang đứng xa
người phịng thủ, khi cần giữ bóng sống để quan sát tính hình trên sân và tạm thời
giảm nhịp độ trận đấu hoặc phối hợp di chuyển để dẫn bóng qua người phịng thủ…
Phân tích kỹ thuật:
- Tư thế chuẩn bị: Đứng hai chân rộng bằng vai, 2 gối hơi khuỵu, trọng tâm dồn
đều 2 chân. Hai chân thả lỏng tự nhiên và giữ bóng bên hơng thuận, bàn tay thuận đặt

trên đỉnh bóng, tay khơng thuận đặtphía dưới bóng. Các ngón tay xịe đều tự nhiên,
bóng tiếp xúc với phần chai tay và lịng của các ngón tay, lịng bàn tay khơng chạm
bóng. Mắt quan sát tình hình trên sân.
- Khi dẫn bóng:
+ Tư thế chuẩn bị rút tay khơng thuận ra, lấy khuỷu tay thuận là trụ để dùng lực
cổ tay thơng qua cẳng tay đến chai tay và lịng các ngón tay ấn bóng xuống. Sau khi
bóng rời tay sẽ tiếp tục đi xuống và chạm đất tại 1 điểm điểm cách mũi bàn thuận từ
10 đến 15 cm ở ngồi thân người rồi theo qn tính bóng lại nẩy thẳng lên.
+ Dùng bàn tay thuận chủ động đón đỉnh đầu bóng ngay từ dưới thắt lưng. Cổ
tay hơi ngữa, bóng tiếp xúc đầu tiên với các ngón tay rồi đến các chai tay. Bàn tay
thuận tiếp tục đưa lên theo bóng để hãm đà nẩy của bóng cho đến ngang thắt lưng thì
dừng lại dùng sức của cổ tay và các ngón tay ấn bóng xuống lần kế tiếp
b. Tại chỗ dẫn bóng trọng tâm thấp
Cách vận dụng:
Được vận dụng khi người phịng thủ đến gần và có hành động truy cản hoặc
cướp, phá bóng.
Phân tích kỹ thuật:
- Tư thế chuẩn bị: Tương tự như kỹ thuật dẫn bóng trọng tâm cao nhưng người
thực hiện sẽ lùi chân thuận về sau một bước để chuyển trọng tâm xuống thấp hơn.
- Khi dẫn bóng: các giai đoạn được thực hiện tương tự như trên nhưng ở kỹ
thuật này bóng sẽ được khống chế ngang tầm đầu gối và có tần số nhanh hơn. Tay
khơng dẫn bóng sẽ đặt phía trước để che chắn bóng, mắt quan sát tình hình trên sân.

Hình 1.16. Kỹ thuật nhồi bóng tại chổ

KHOA CÁC MƠN CHUNG

18



Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném
c. Sai lầm thường mắc khi dẫn bóng và biện pháp sửa chữa
* Khơng thể điều khiển bóng theo ý muốn do tiếp xúc bóng chưa tốt, chưa đúng
thời điểm hoặc do cổ tay q cứng nên khơng thể khống chế bóng nhịp nhàng.
Biện pháp sửa chữa: cố gắn giữ khuỷu tay cố định ở bên mình và thả lỏng cổ
tay để có thể chủ động di chuyển bàn tay tiếp xúc với bóng đúng vị trí, đúng thời điểm.
* Khi dẫn bóng thường bị mất bóng.
Biện pháp sửa chữa: Tập dẫn bóng thuần thục bằng cả hai tay; dùng thân trên
để che chắn, cách ly người phịng thủ với bóng và phối hợp với các động tác xoay trở
để tránh né hoặc đưa bóng ra xa tầm tay của người phịng thủ.

5. Kỹ thuật di đợng dẫn bóng
Cách vận dụng:
Trong bóng ném, u cầu cơ bản là khơng được dẫn bóng q nhiều, giảm dẫn
bóng nhưng cũng khơng được coi nhẹ kỹ thuật dẫn bóng, đặc biệt là kỹ thuật di động
dẫn bóng nhằm tạo điều kiện cho một đợt phản cơng nhanh đạt hiện quả cao.
Phân tích kỹ thuật:
Từ tư thế chuẩn bị của kỹ thuật tai chỗ chuyền bắt bóng, chân trái bước tới
trước tuần tự trái – phải - … đồng thời tay phải ấn bóng xuống đất, khi chân phải
chuẩn bị chạm đất thì lúc này bóng nẩy từ mặt đất lên thắt lưng. Tương tự kỹ thuật tại
chỗ dẫn bóng, nhanh chóng dùng bàn tay chủ động đón đỉnh đầu bóng để hãm đà nẩy
bóng nhưng lúc này bàn tay tiếp xúc bóng hơi chếch về phía sau bóng nhằm chủ động
ấn bóng tới trước khi di động. Khi di động dẫn bóng, thân người duy trì tư thế hơi ngã
về trước, dùng lực cẳng tay và cổ tay để dẫn bóng, lực tác động vào bóng mạnh hay
yếu tùy thuộc vào tốc độ chạy nhanh hay chậm.

Hình 1.17 Kỹ thuật dẫn bóng

* Sai lầm thường mắc phải khi di động dẫn bóng:
- Lúc ấn bóng để bóng rơi xuống trước hai chân, ảnh hưởng tốc độ, chân dễ

chạm bóng.
Biện pháp sửa chữa: Tư thế chuẩn bị phải giữ bóng bên thắt lưng của tay thuận
với tay thuận đặt lên đỉnh bóng, tay khơng thuận đặt vào đáy bóng.
- Lực ấn bóng xuống đất quá mạnh; ấn bóng quá xa khỏi tầm khống chế; tốc độ
chạy và tay dẫn bóng chưa phối hợp nhịp nhàng.

KHOA CÁC MƠN CHUNG

19


Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném
Biện pháp sửa chữa: Chỉ cho dẫn bóng trong đi bộ hoặc dẫn bóng một nhịp rồi
bật nhẹ bắt bóng khi cơ thể cịn ở trên khơng.

6. Phương pháp kỹ thuật dẫn bóng
a.Giới thiệu kỹ thuật
* Khái quát tên, đặc điểm và cách vận dụng của các kỹ thuật tại chỗ dẫn bóng
trong q trình thi đấu.
* Giảng giải, phân tích và làm mẫu các kỹ thuật dẫn bóng tại chỗ để học sinh
cảm nận đầy đủ cấu trúc bên trong của động tác và hình thành biểu tượng vận động.
Sau đó có thể thị phạm một số động tác sai thường gặp và nêu biện pháp sửa chữa cụ
thể để học sinh – sinh viên có ý thức phịng và tránh sai sót ngay khi bắt đầu tập luyện
động tác.
Dẫn bóng . A
b.Tiến hành tập luyện
* Cho học sinh – sinh viên đứng tại chỗ cần bóng và tập các bộ xoay chuyển
trước, sau… sẽ vận dụng trong quá trình tập dẫn bóng.
*Cho học sinh – sinh viên tập tại chỗ dẫn bóng tầm cao bằng aty thuận, tay
khơng thuận và đổi tay liên tục.

*Cho học sinh – sinh viên tập tại chỗ dẫn bóng trọng tâm thấp bằng tay thuận,
tay khơng thuận, đổi tay, xoay trước, xoay sau…
 GV
*
*

*
*

*

*
*

*

*
*

*

*
*

*

*
* HS

*


*

Hình 1.18 Đợi hình tập luyện 1

* Khi học sinh – sinh viên đã thực hiện các yêu cầu đơn giản tương đối thuần
thục thì tăng dầng độ khó như thay đổi tốc độ dẫn bóng (nhanh, chậm…), dẫn bóng
khi khơng nhìn bóng hoặc thực hiện nhiều yêu cầu khác nhau theo đúng hiệu lệnh của
giảng viên mà vẫn đảm bảo độ chuẩn xác và đúng nhịp điệu…
Dẫn bóng tiến lùi với tốc độ thay đổi
*

*

*

*

*

*

*

*

*

*


*

*

*

*

*
Hình 1.19

KHOA CÁC MƠN CHUNG

*

*

*

*

*

* GV
Đợi hình tập luyện 2

20


Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném


* Dẫn bóng tự do trong một khoảng cách không gian ngày càng bị thu hẹp với
một lượng lớn vận động viên.
*Các trò chơi vận động có thể sử dụng nhiều kỹ thuật dẫn bóng…

V. CÁC KỸ THUẬT NÉM CẦU MƠN CƠ BẢN
Khái niệm
Mục đích của mỗi hành động tấn cơng là tạo nên bán thắng. Tấc cả các hành
động tấn công khác đều phục vụ cho việc ném bóng vào cầu mơn. Trong pha cuối
cùng này các hành động tấn công cũng phải phải được vận dụng những kỹ thuật ném
bóng vào khung thành hợp lý. Trong đó Vận động viên tấn cơng phải ở trong vị trí và
tình huống thuận lợi về không gian và thời gian trước khi lựa chọn kỹ thuật ném cầu
môn.

1. Kỹ thuật tại chỗ ném cầu môn một tay trên vai
Cách vận dụng:
Kỹ thuật này thường được sử dụng trong lúc ném phạt đền, ném phạt trực tiếp
hay ném bóng biên.
Phân tích kỹ thuật:
- Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau khoảng cách hai chân rộng bằng
vai, chân không thuận đặt trước, gối chân trước hơi khuỵu, trọng tâm dồn đều hai
chân. Hai tay cầm bóng ở hai bên, hơi lùi về nữa sau của bóng. Các ngón tay xịe đều
tự nhiên, bóng tiếp xúc với các chai tay và lịng các ngón tay, lịng bàn tay khơng
chạm bóng. Cánh tay thả lỏng tự nhiên, giữ bóng ở phía trước bụng trên. Mắt nhìn về
hướng ném.
- Khi ném bóng: Từ tư thế chuẩn bị, xoay thân sao cho vay không thuận hướng
về hướng ném (ném bóng bằng tay phải thì vai trái hướng về hướng ném), hai tay phối
hợp nhịp nhành đưa bóng ra sau – lên trên vai, lúc này chỉ khống chế bóng bằng tay
thuận. Sau đó, hai chân đạp dất, thân hơi chuyển sau trái đồng thời đánh tay về phía
trước ném bóng đi


Hình 1.20 Kỹ thuật ném bóng

KHOA CÁC MƠN CHUNG

21


Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném

2. Kỹ thuật di động (nhảy) ném cầu môn một tay trên vai
Cách vận dụng:
Đây là kỹ thuật sử dụng chính yếu trong thi đấu Bóng ném. Nó là kết quả của
những pha phối hợp bóng ném phạt hoặc phối hợp chiến thuật và kỹ thuật này có tác
dụng rất lớn như:
+ Ném cao hơn hàng phòng thủ từ khu vực xa vào cầu mơn và nhảy vượt qua
hàng phịng thủ của đối phương vào sát khu vực cầu mơn để ném bóng.
+ Mở rộng được góc ném khi nhảy ném từ các khu vực phía hai góc vào cầu
mơn.
Phân tích kỹ thuật:
-Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau khoảng cách hai chân rộng bằng
vai, chân thuận đặt trước, gối chân trước hơi khuỵu, trọng tâm dồn đều hai chân. Hai
tay cầm bóng ở hai bên, hơi lùi về nữa sau của bóng. Các ngón tay xịe đều tự nhiên,
bóng tiếp xúc với các chai tay vào lịng các ngón tay, lịng bàn tay khơng chạm bóng.
Cách tay thả lỏng tự nhiên, giữ bóng ở phía trước bụng trên. Mắt nhìn về hướng ném.
- Khi ném bóng: Từ tư thế chuẩn bị, người tập chạy 3 bước đà (trái, phải, trái
đối với người ném tay phải) hơi chéo so với hướng ném. Người ném tay phải sẽ bật
nhảy ở bước thứ ba bằng chân trái. Với sự bột phát của chân bật nhảy phối hợp với tay
vung đưa trọng tâm lên cao thì giai đoạn chính của kỹ thuật bắt đầu được thực hiện.
Cùng với sự bật nhảy thì động tác ra sức cuối cùng cũng được thực hiện ngay, tay cầm

bóng đưa ra phía sau – lên trên vai, vai của tay ném cũng hồn tồn xoay và hướng về
phía sau. Động tác ném bóng được thực hiện sau khi cơ thể đạt tới độ cao nhất của sự
bật nhảy với sự chuyển động nhanh, mạnh của tay ném bóng. Riêng trong động tác
nhảy vào khu vực cấm của thủ mơn thì thời điểm bóng rời tay ném sẽ được thực hiện ở
giai đoạn chót trước khi tiếp đất nhằm chờ đợi phản ứng của thủ môn. Trong tất cả
trường hợp trên đều địi hỏi bóng phải rời tay ném trước khi người tiếp đất và tiếp đất
theo quy luật chân dậm nhảy chạm đất trước

Hình 1.21 Kỹ thuât 3 bước ném

3. Kỹ thuật chạy ném cầu môn
Cách vận dụng:
Đây là một trong những kỹ thuật ném để kết thúc cầu môn, vận dụng tốt kỹ
thuật này sẽ tạo ra bất ngờ cho các pha kết thúc một đường dẫn bóng.
Phân tích kỹ thuật:
KHOA CÁC MƠN CHUNG

22


Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném
Từ tư thế di động bắt bóng nhanh chóng chuyển sang tư thế ra sức sau cùng của
kỹ thuật chạy ném với tay ném đưa bóng ra phía sau, trên vai và chân cùng bên với tay
ném đặt ở phía trước. Đồng thời với tay ném bóng chuyển động về trước, ở dây cả hai
chân không tạo nên chân đế dừng để ném bóng mà nó được chuyển động liên tục

Hình 1.22 Kỹ thuật duy chuyển ném bóng

4. Sai lầm thường mắc khi ném bóng và biện pháp sửa chữa
* Chân trụ dịch chuyển (phạm luật) khi thực hiện tại chỗ ném cầu mơn

Biện pháp sửa chữa: Đặt chân trụ ở phía sau một vật cản nào đó.
* Khơng có độ xoay của vai bên tay ném bóng
Biện pháp sửa chữa: Vai bên kia tay ném yêu cầu phải thẳng vào hướng ném.
* Lỗi xảy ra trong sự phối hợp giữa chạy đà và dạm nhảy
Biện pháp sữa chữa: lắng nghe nhịp biểu hiện (như nhịp vỗ tay) trong thực hiện
ba bước đà.
* Khơng có sức mạnh trong bật và nhảy
Biện pháp sửa chữa: thực hiện ba bước đà vượt qua vật cản nào đó.

5. Kỹ thuật tại chỗ và di đợng ném cầu môn
a.Giới thiệu kỹ thuật
* Khái quát tên đặc điểm và cách vận dụng của kỹ thuật tại chỗ ném cầu mơn
một tay trên vai trong q trình thi đấu.
* Giảng giải, phân tích và làm mẫu kỹ thuật tại chổ ném cầu môn một tay trên
vai để học sinh – sinh viên cảm nhận đầy đủ cấu trúc bên trong của động tác và hình
thành biểu tượng vận động. Sau đó có thể thị phạm một số động tác sai thường gặp và
nêu biện pháp sữa chữa cụ thể để học sinh – sinh viên có ý thức phịng và tránh sai sót
ngay khi bắt đầu tập luyện động tác.
* Ký hiệu cầu mơn : A

KHOA CÁC MƠN CHUNG

23


Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném
b.Tiến hành tập luyện
* Tập khơng bóng: Cho học sinh – sinh viên đứng tại chỗ thực hiện mô phỏng
từng phân đoạn của động tác ném cầu môn, sau khi đã thuần thục thì tiến hành tập
luyện động tác ném hồn chỉnh.

* Tập cảm giác bóng: Cho học sinh – sinh viên đứng tại chỗ tự ném bóng lên
cao rồi bắt lại nhiều lần để làm quen với cách tiếp xúc, cách ra lực phù hợp với trọng
lượng và cho vi quả bóng.
* Cho học sinh – sinh viên đứng hai hàng ngang, hai người một tập ném bóng
qua lại cho nhau để hình thành cảm giác về tư thế và tập chủ động điều khiển đường
bay của bóng.

* GV

*

*

*

*

*

*

*

*

*

*

*


*

*

*

6-7m
Hình 1.23 Đợi hình tập luyện 1

* Cho học sinh –sinh viên đứng cách tường từ 3 đến 4 mét, tập ném bóng vào
một điểm cố định trên tường sau đó kéo cự ly ra xa dần.
* Cho học sinh – sinh viên đứng cách cầu mơn 7 mét, tập ném bóng vào cầu
mơn sau đó kéo cự ly ra xa dần.
* Khi học sinh – sinh viên đã thực hiện kỹ thuật tại chỗ ném cầu môn ở cự ly 7
mét tương đối tốt thì có thể bổ xung them các vị trí có góc độ ném khác nhau và có cự
ly xa hơn.
* Đứng tại chỗ với chân bên tay ném đặt phía sau bước lên ném (cùng tay, cùng
chân).
* Di động bắt bóng và thực hiện kỹ thuật chạy ném.
* Kết hợp với các kỹ thuật khác như: Di động dẫn bóng kết hợp chạy ném, di
động chuyền bắt bóng kết hợp chạy ném…

3-4m
*

*GV

*


*

*

*

*

*

Hình 1.24 Đợi hình tập luyện 2

KHOA CÁC MÔN CHUNG

24


Chương 1: Giới thiệu Kỹ thuật bóng ném

Bài tập tập luyện:
1. Thực hiện kỹ thuật nhồi bóng.
2. Thực hiện kỹ thuật di chuyển dẫn bóng.
3. Thực hiện kỹ thuật chuyền bóng.
4. Thực hiện kỹ thuật bắt bóng.
5. Thực hiện kỹ thuật tại chổ ném khung thành.
6. Thực hiện kỹ thuật di chuyển 3 bước ném khung thành.

KHOA CÁC MÔN CHUNG

25



×