Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi hứng thú với hoạt động kể truyện thông qua việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 23 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln dành cho các cháu thiếu niên, nhi
đồng những tình yêu thương và sự quan tâm đặc biệt. Với Bác trẻ em là những
mầm xanh, những người chủ tương lai của đất nước. Bác nói “Cái mầm có xanh,
thì cây mới vững, cái búp có xanh thì các lá mới tươi, quả mới tốt, con trẻ có
được mơi trường giáo dục tốt, thì dân tộc mới tự cường, tự lập”. Đúng như vậy!
Giáo dục ln có một vai trò quan trọng và nhất định đối với sự phát triển của
trẻ. Mọi hoạt động học tập và vui chơi của trẻ ở trường mầm non đều đem lại
cho trẻ những điều kỳ lạ, thần tiên. Chính vì vậy, chúng ta cần có những giải
pháp hữu hiệu trong q trình chăm sóc giáo dục để giúp trẻ phát triển một cách
tồn diện. Đây chính là vấn đề mang tính thời đại và cấp thiết đối với ngành giáo
dục.
Là một giáo viên trực tiếp thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ mầm non tơi nhận thấy việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học
là một trong những hoạt động quan trọng giúp trẻ phát triển về các mặt: Đức - trí
- thể - mỹ. Bởi vì, từ khi lọt lịng mẹ cho đến lúc trẻ chập chững tập đi, tập nói,
trẻ biết viết, biết đọc thì Văn học là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ
lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương - đất nước, yêu cái đẹp. Hơn thế nữa văn
học ni dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng phong phú, sự sáng tạo nghệ
thuật tiềm ẩn; đặc biệt là những câu truyện cổ tích, thần thoại hay những câu
truyện sáng tạo ngày nay sẽ giúp trẻ hiểu thêm về thế giới xung quanh, giúp trẻ
phân biệt được giữa cái thiện với cái ác, giữa hiền lành với hung dữ, và giữa
chăm chỉ với lười nhác. Từ đó, hình thành ở trẻ nhân cách đạo đức phù hợp, tuy
nhiên để trẻ cảm thụ nội dung các câu truyện một cách sâu sắc thì việc gây hứng
thú bằng hình ảnh, đồ dùng đồ chơi tự tạo là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Năm học 2020 – 2021 tôi được phân công giảng dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4 – 5
tuổi trên thực tế mỗi khi tôi yêu cầu trẻ kể lại truyện hay đóng kịch thì trẻ
thường đọc vẹt làu làu, không cảm xúc, chưa thể hiện được cử chỉ, thái độ,
giọng kể, tính cách và cảm xúc của từng nhân vật, hơn nữa việc giáo viên sử
dụng đồ dùng trực quan để gây hứng thú cho trẻ với hoạt động kể truyện cịn


nhiều hạn chế, mang tính dập khn, máy móc, và chưa phát huy được khả năng
sáng tạo và sự hứng thú của trẻ, dẫn đến hiệu quả của tiết học chưa cao.
Bản thân tôi thấy đây là một vấn đề cần được nghiên cứu để tìm ra những
giải pháp giáo dục hiệu quả nhất, góp phần vào sự đổi mới giáo dục mầm non
nói chung, và sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ thơng qua hoạt động kể
truyện nói riêng. Vì điều kiện khơng cho phép để nghiên cứu ở nhiều góc độ và
phạm vi rộng nên tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp. Từ những kiến thức
chuyên môn đã được đào tạo kết hợp với việc tiếp thu phương pháp giáo dục
tiên tiến tôi đã chắt lọc và mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ
4 -5 tuổi hứng thú với hoạt động kể truyện thông qua việc làm đồ dùng, đồ
chơi tự tạo” làm đề tài nghiên cứu trong năm học này.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này để tôi rút ra những kinh nghiệm cho bản thân, đồng
thời tìm ra một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú với hoạt động kể truyện


thông qua việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Đồng thời cũng là để chia sẻ với các bạn đồng nghiệp về những biện pháp
thực tế tơi đã áp dụng và thấy có hiệu quả, để các bạn đồng nghiệp có thể tham
khảo và áp dụng một cách hợp lý vào trường, lớp của mình và cùng nhau góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, ngành giáo dục mầm non nói
riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng về sự hứng thú của trẻ 4 – 5 tuổi với hoạt động kể
truyện thông qua việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Qua thực tế giảng dạy và áp dụng đề tài bản thân tôi đã sử dụng một số
phương pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu (Lý thuyết, thực hành)

+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp dùng lời (Đàm Thoại, giảng giải)
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thống kê thực tế.
+ Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
+ Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm
1.5. Điểm mới của sáng kiến
Các biện pháp trong bản sáng kiến mang tính mới, sáng tạo hơn giúp cho trẻ
có thể mạnh dạn, tự tin và hứng thú với hoạt động kể truyện.
Bản thân bổ sung thêm 2 biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại của bản
sáng kiến trước đó.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Văn học là món ăn tinh thần khơng thể thiếu đối với trẻ mầm non. Nó
khơng chỉ giúp cho trẻ cảm thụ được nghệ thuật của tác phẩm, mà còn giúp trẻ
phát triển về ngôn ngữ mạch lạc, nhân cách đạo đức phù hợp. Trong các thể loại
văn học thì tác phẩm truyện là một thể loại rất được trẻ u thích, bởi vì đến với
mỗi câu truyện trẻ như được bước vào thế giới cổ tích với các nhân vật như:
Ơng Bụt, bà Tiên, cơ Tấm dịu hiền, với thế giới muôn màu hoa lá cỏ cây, và
những con vật đáng yêu. Tất cả như được hiển thị gần gũi thân quen trong cuộc
sống của con người, ngôn ngữ trong tác phẩm truyện là mẫu ngơn ngữ chính
xác, chuẩn mực, phong phú, và đa dạng. Giúp trẻ thơ mở rộng về kiến thức xung
quanh từ đó từng bước giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm sống và phát triển ở trẻ trí
tưởng tượng, sự sáng tạo nghệ thuật. Bằng những hình tượng ngơn ngữ văn học
tác phẩm văn học làm nẩy sinh trong tâm hồn trẻ những rung động mạnh mẽ,
khơi dậy những ước mơ, những khát vọng, sự yêu thích cái đẹp và ước muốn tạo
ra cái đẹp. Hình thành cho trẻ những tư tưởng tình cảm trẻ phân biệt được đúng,
sai, thiện, ác, thật thà hay dối trá từ đó trẻ có những hành vi ứng xử phù hợp.
Trong nhiều năm học qua, bậc học mầm non đặc biệt coi trọng việc tổ chức
các hoạt động phù hợp với sự phát triển của cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ được
hoạt động một cách tích cực, chủ động, hồn nhiên, vui tươi. Đồng thời tạo cơ hội



cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và làm đồ dùng đồ
chơi phục vụ cho hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động kể truyện nói riêng
một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” đáp
ứng mục tiêu phát triển cho trẻ một cách toàn diện về mọi mặt.
Việc tận dụng những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để làm đồ
dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động là một việc làm rất có ý nghĩa, vừa tiết kiệm
được tiền mua sắm nguyên vật liệu để tạo ra những loại đồ dùng, đồ chơi phong
phú mang tính sáng tạo, phù hợp, hiệu quả sử dụng lại cao, lại vừa góp phần làm
giảm thiểu lượng rác thải, giảm chi phí cho cơng tác vệ sinh mơi trường.
Bản thân tôi luôn cố gắng vận dụng một số biện pháp sao cho linh hoạt khi
tổ chức cho trẻ ở lớp mình được hoạt động một cách tích cực.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong năm học 2020 - 2021 tôi được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 4 5 tuổi với số cháu 28 cháu trong đó 11 cháu nữ, 17 cháu nam. Trong q trình
thực hiện đề tài có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, của Ban Giám Hiệu nhà
trường đã tạo điều kiện đầu tư về cơ sở vật chất, trường lớp khang trang có đủ
các phịng học cho trẻ sinh hoạt và học tập, các trang thiết bị, đồ dùng dạy học
các loại sách truyện và đồ chơi tương đối đầy đủ đảm bảo cho các hoạt động học
tập và vui chơi của trẻ.
- Bản thân luôn nhân được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của Ban Giám
Hiệu, bạn bè, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh trong công tác giảng dạy
cũng như công tác làm đồ dùng đồ chơi tự tạo.
- Bản thân là giáo viên đạt trình độ trên chuẩn với nhiều năm kinh nghiệm,
và là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh trong năm học qua. Trong cơng việc
chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục tôi luôn luôn yêu nghề, mến trẻ, tận tình chu
đáo, có khả năng đọc kể diễn cảm các tác phẩm văn học và có kỹ năng trong
việc sáng tạo nhiều đồ dùng đồ chơi để phục vụ các hoạt động giáo dục.

* Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi vẫn cịn những khó khăn và tồn tại đó
là:
- Về phía giáo viên:
+ Do đặc thù cơng việc nên thời gian dành cho việc làm đồ dùng đồ chơi tự
tạo còn nhiều hạn chế, đồ dùng đồ chơi trong lớp chủ yếu là tranh, ảnh mua sẵn.
+ Giáo viên chưa chú trọng nhiều đến việc gây hứng thú cho trẻ bằng
những đồ dùng đồ chơi tự tạo dẫn đến tiết học khô khan, nhàm chán chưa thu
hút, hấp dẫn trẻ.
+ Việc vận dụng phương pháp mới của mỗi giáo viên vào dạy học chưa
linh hoạt còn lúng túng nên chưa thu hút trẻ vào hoạt động.
- Về phía học sinh:
+ Do nhận thức của các cháu không đồng đều, số cháu nam đông và các
cháu đa phần rất hiếu động, sự tập chung chú ý của trẻ chưa cao, một số cháu đi
học chưa chuyên cần vì vậy việc tiếp thu kiến thức còn hạn chế.


+ Một số trẻ phát âm còn ngọng chưa đủ từ, đủ câu, cịn lúng túng khi giao
tiếp. Những khó khăn này làm cho trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp nên trẻ ngày
càng ít có cơ hội phát triển ngơn ngữ.
- Về phía phụ huynh:
+ Do đa phần phụ huynh là cơng nhân nên ít có thời gian dành cho trẻ và
chưa thực sự quan tâm đến việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học.
+ Vẫn còn một số phụ huynh trong lớp chưa nhận thức được tầm quan
trọng của việc phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong cơng tác giáo dục
trẻ.
Từ những thuận lợi và khó khăn như trên, để đề ra được các biện pháp giúp
trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú với hoạt động kể truyện. Ngay từ đầu năm học tôi đã
đánh giá, phân loại khả năng tiếp thu các kiến thức của trẻ trong lớp tôi phụ
trách bằng các nội dung đánh giá như: Sự hứng thú của trẻ với tiết kể truyện,
khả năng hiểu nội dung câu truyện, nhớ trình tự nội dung câu truyện, khả năng

đánh giá tính cách nhân vật và biết kể lại truyện, biết đóng kịch có sử dụng đồ
dùng đồ chơi tự tạo. Để từ đó đưa ra biện phù hợp với khả năng tiếp thu của mỗi
trẻ đạt kết quả tốt hơn.
Kết quả khảo sát đầu năm
TTt

Nội dung khảo sát

Số
trẻ

Kết quả khảo sát

1

Sự hứng thú của trẻ với tiết kể truyện.

28

Trẻ
Chưa
Tỷ lệ
đạt
đạt
9
32%
19

2


Khả năng hiểu nội dung câu truyện,
nhớ trình tự nội dung câu truyện
thông qua đồ dùng đồ chơi tự tạo.

28

10

3
4

35%

18

Khả năng đánh giá tính cách nhân vật
28
8
28%
20
thơng qua đồ dùng đồ chơi tự tạo.
Trẻ biết kể lại truyện, biết đóng kịch
28
7
25%
21
có sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo.
Bảng 1: Khảo sát lần 1 vào đầu tháng 9 năm 2020

Tỷ lệ

68 %
65%
72%
75 %

Nhìn vào bảng khảo sát ban đầu khi đi vào nghiên cứu đề tài này đối trẻ tại
lớp mình, tơi nhận thấy trẻ chưa thật sự hứng thú với hoạt động kể truyện, và số
trẻ đạt được các nội dung khảo sát là rất thấp. Có nội dung thứ 4 số trẻ đạt tỉ lệ
có 25%. Nguyên nhân là do trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự
tin trong giao tiếp. Mặt khác đồ dùng trực quan phục vụ cho hoạt động kể
truyện, đóng kịch cịn ít, chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu sự hứng
thú và khả năng sáng tạo của trẻ. Xuất phát từ thực trạng trên bản thân đôi đã
mạnh dạn đưa ra các biện pháp để giải quyết vấn đề.
2.3. Một số biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường góc mở từ những đồ dùng đồ chơi tự
tạo.


Như chúng ta đã biết, mơi trường giáo dục có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển của trẻ, để mỗi tác phẩm khắc sâu vào trong tâm hồn trẻ thì ngồi việc
sáng tạo, tìm tịi các biện pháp, hình thức tổ chức khác nhau để đạt hiệu quả thì
việc xây dựng mơi trường giáo dục cũng là một trong những biện pháp mà tôi
luôn chú trọng.
Tạo môi trường cho trẻ hoạt động là một trong những việc cần thiết và
khơng thể thiếu trong vấn đề đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non hiện
nay. Thông thường thì giáo viên sẽ chọn hình ảnh thật đẹp, sống động và trang
trí lớp xuyên suốt từ đầu năm đến cuối năm, như vậy trẻ nhìn lâu rồi cũng thấy
chán và cũng không thu hút được sự hứng thú ở trẻ. Thay bằng những việc làm
đó, ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch xây dựng môi trường cho trẻ hoạt
động theo từng chủ đề, và để trẻ có thể cảm thụ, làm quen với tác phẩm văn học

ở mọi lúc mọi nơi thì tơi đã kết hợp xây dựng mơi trường bên trong và mơi
trường bên ngồi.
+ Ở mơi trường bên trong.
Mơi trường trong lớp có vai trị quan trọng và khơng thể thiếu được đó là
các góc chơi. Để gây hứng thú cho trẻ với hoạt động kể truyện thì tơi đã chú tâm
vào việc xây dựng góc sách truyện, tơi xây dựng góc sách truyện ở vị trí có
nhiều ánh sáng, có thể là gần cửa sổ và bố trí xa góc ồn ào. Các đồ dùng đồ
dùng, đồ chơi trong góc được sắp xếp theo chủ đề, gọn gàng, ngăn nắp thuận
tiện cho việc trẻ có thể lấy và cất dễ dàng.
Ở trong góc thay bằng những quyển truyện tranh mua sẵn thì tơi đã làm
những quyển truyện tranh tận dụng bằng: Giấy dạ, giấy màu vv… và có các
hình ảnh gắn với nội dung của câu truyện để khi đến chủ đề nào trẻ cũng có thể
kể truyện bằng cách tháo ra dán vào một cách dễ dàng, hay tận dụng từ quyển
truyện tranh cũ, tôi đã làm thành bộ tranh lật, tạo cho trẻ sự hứng thú khi kể
truyện.
Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới động vật” tôi sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có
và tạo ra rất nhiều đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ cho một góc chơi sinh động.


Hình ảnh đồ dùng, đồ chơi trong góc truyện
Sáng tạo hơn là từ thùng carton tơi trang trí bên ngồi bằng ít giấy dạ có
màu sắc khác nhau mà tơi đã tạo nên sân khấu rối trên bàn xoay để trẻ có thể kể
sáng tạo những câu truyện mình thích.
Với mỗi một chủ đề tôi sẽ thiết kế các kiểu trang trí khác nhau. Chẳng hạn,
với chủ đề này tơi sử dụng các nhân vật cắt rời để trang trí, nhưng sang chủ đề
khác tôi lại dán lên tường những tranh ảnh liên quan đến nội dụng câu truyện, để
trẻ có thể kể sáng tạo trên tranh ảnh đó. Ngồi ra tơi cịn tận dụng các sản phẩm
tự làm của trẻ để trang trí ở góc sách truyện, làm như vậy vừa tránh sự nhàm
chán, vừa tạo cho trẻ sự hứng thú phấn khởi khi sản phẩm của mình được cơ
giáo dùng để trang trí. Đây là một trong những biện pháp động viên khuyến

khích tốt nhất đối với trẻ.
+ Mơi trường bên ngồi.
Để giúp trẻ hứng thú hơn với hoạt động kể truyện thì tơi đã tham mưu với
nhà trường để xây dựng mơi trường bên ngồi, tạo điều kiện cho trẻ được tiếp
xúc và trải nghiệm với những câu truyện. Chẳng hạn, ở mảng tường bên ngồi
tơi thường trang trí bằng những câu truyện quen thuộc gần gũi, để mỗi khi trẻ đi
qua trẻ có thể nhìn vào những nhân vật đó và kể truyện, hoặc có thể sáng tác ra
trị chơi thơng qua các nhân vật đó.

Hình ảnh trang trang trí mơi trường bên ngồi.


Hoặc ở vườn cổ tích, từ những nhân vật đã được xây dựng sẵn như “ Nàng
bạch tuyết và bảy chú lùn, Thánh Gióng vv... hay các loại cây như: Cây vú sữa,
cây khế vv... tôi đã dùng các nguyên vật liệu phế thải như: Giấy dạ, báo, dây
thừng, mẹt... để tạo ra các con vật và các loại quả gắn vào sự tích của từng câu
truyện, để khi trẻ ra thăm quan vườn cổ tích sẽ thấy sinh động hơn và thu hút, lôi
cuốn trẻ vào các câu truyện ở đó.
Ví dụ: Khi đến chủ đề thực vật, tơi tận dụng các nguyên vật liệu là: giấy dạ,
bông... để làm thành một quả khế, gắn tranh minh họa truyện “Cây khế” để cho
trẻ được làm quen với câu truyện khi ra dạo chơi ngoài trời. Hay với câu truyện
“Sự tích quả vú sữa” tơi sử dụng các mẹt làm thành quả vú sữa và vẽ tranh minh
họa câu truyện vào bên trong đó, tạo cho trẻ cảm giác thích thú muốn khám phá,
và nghe về những câu truyện đó.
Với việc xây dựng môi trường hoạt động sử dụng nhiều đồ dùng đồ chơi tự
tạo sẽ thu hút được trẻ đến với các tác phẩm văn học một cách hiệu quả. Trẻ vừa
được vui chơi vừa được khám phá về sự huyền bí của những câu truyện cổ tích.
2.3.2. Biện pháp 2: Gây hứng thú cho trẻ với hoạt động kể truyện thông qua
đồ dùng đồ chơi tự tạo.
Xuất phát từ khả năng nhận thức của trẻ là tư duy trực quan hình tượng, khả

năng chú ý thiếu bền vững, trẻ dễ phân tán, tuy nhiên lại rất thích những gì mới
lạ, đẹp mắt, hấp dẫn, đơn giản mà dễ sử dụng. Chính vì vậy, muốn trẻ hứng thú
và tích cực hơn trong hoạt động kể truyện, thì đồ dùng trực quan của cơ phải hấp
dẫn, đẹp mắt, mang tính thẩm mỹ thì sẽ thu hút được sự chú ý, tị mị và kích
thích phát triển các giác quan của trẻ.
Trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm truyện, giáo viên sẽ phải
nghiên cứu tùy vào từng nội dung câu truyện sẽ làm những đồ dùng trực quan gì
để phục vụ cho tiết học đạt hiệu quả, khi lên kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi cho
trẻ giáo viên cần phải đảm bảo các tiêu chí: Bền, đẹp, đảm bảo vệ sinh và an
toàn, phù hợp với trẻ. Đồ dùng đồ chơi càng đẹp, càng hấp dẫn bao nhiêu thì sẽ
kích thích, thu hút được hứng thú cho trẻ bấy nhiêu.
Các đồ dùng trực quan sử dụng trong hoạt động truyện có rất nhiều loại, có
thể là: Tranh, các loại rối (tay, dây, rối nước...) sa bàn, tranh nổi, cũng có thể áp
dụng tranh ảnh trên máy tính để làm đồ dùng trực quan dạy học. Mỗi một loại
đều có ưu việt riêng, tuy nhiên đối với đồ dùng trực quan trên máy tính, tơi nghĩ
rằng khơng thể phát huy tối đa tính sáng tạo của trẻ và càng khơng phát huy
được tính ứng dụng của các đồ dùng được trong mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động
và mọi tiết học được. Vì vậy tơi vẫn đánh gia cao việc sử dụng các nguyên vật
liệu để làm các đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ hoạt động kể truyện.


Nhận thức được tầm quan trọng này tôi đã tận dụng các nguyên liệu vật liệu
sẵn có như: Vỏ chai nước khoáng, dạ, xốp màu, vải vụn, vải len vv....tạo nên các
loại đồ dùng đồ chơi phục vụ tiết kể truyện.
Ví dụ: Ở chủ đề “Gia đình” Bản thân tơi muốn tiết kể truyện thêm sinh
động tôi đã sử dụng vỏ chai nước khoáng để làm các nhân vật trong câu truyện
“Nhổ củ cải” bằng cách luồn hình ảnh các nhân vật tự làm từ xốp màu vào vỏ
chai.

Hình ảnh những con rối tự tạo từ chai nước

Với đồ dùng tự tạo này thì có thể sử dụng được với rất nhiều câu truyện, vì
chỉ cần chuẩn bị hình ảnh của các nhân vật. Tùy vào từng câu truyện giáo viên
sẽ thay các nhân vật vào vỏ chai.
Hoặc từ các nguyên liệu vật liệu sẵn có ở địa phương như: Lõi ngô, các vỏ
hộp sữa chua, lá cây khô tươi, kết hợp với xốp mầu và keo con voi... Tôi đã làm
được một đàn gà, con trâu, còn bò...tạo nên một bộ tranh truyện sinh động để kể
truyện “ Gọi mẹ” ở chủ đề Động Vật.
Ngồi ra tơi cịn sưu tầm nhiều tranh nghệ thuật khác và làm thêm nhiều đồ
dùng khác bằng các chất liệu khác nhau. Các loại đồ dùng đồ chơi tự tạo này
vừa đẹp mắt lại vừa đảm bảo về nội dung, màu sắc an toàn, sử dụng được lâu
dài, đồng thời giúp cho trẻ chú ý hơn trong quá trình quan sát và nhận xét, phát
huy được trí tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ. Thơng qua đó trẻ biết u cái
đẹp, hướng tới cái đẹp và đặc biệt hơn là biết tạo ra cái đẹp.


Bên cạnh việc sử dụng các nguyên vật liệu để làm các con rối, tơi cịn sử
dụng ngun vật liệu để làm mơ hình sân khấu rối tăng thêm sự hứng thú cho
trẻ.
Ví dụ: Như kể câu truyện "Cây rau của thỏ út" tơi đã làm làm mơ hình sân
khấu bằng tấm bìa carton, tơi làm các nhân vật bằng xốp màu và gọt xốp trắng
làm thành những cây làm rau củ cải để tạo sự hứng thú cho trẻ khi nghe kể
truyện.

Giáo viên kể truyện trên mơ hình sân khấu tự tạo
Có thể nói việc sử dụng những đồ dùng đồ chơi tự tạo trong hoạt động kể
truyện có vai trò rất lớn đối với trẻ, trẻ được nghe cơ kể truyện với những hình
ảnh sống động, ngộ nghĩnh. Từ đó trẻ dễ dàng ghi nhớ được tên câu truyện, nội
dung câu truyện, tính cách của các nhân vật trong câu truyện, bài học giáo dục của
câu truyện đó.
2.3.3. Biện pháp 3: Khuyến khích trẻ được trải nghiệm với các đồ dùng đồ chơi

tự tạo.
Việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi tự tạo không chỉ dừng lại ở trong tiết học mà
còn được sử dụng ở những hoạt động khác trong ngày.
+ Trong giờ đón trẻ: Tơi cho trẻ về góc chơi mà trẻ thích. Sau đó muốn gây
hứng thú cho trẻ về hoạt động kể truyện thì tơi sẽ hướng trẻ đến góc thư viện để


trẻ được trải nghiệm với những đồ dùng, đồ chơi tự tạo. Ở đây trẻ sẽ được “đọc”
được xem các câu truyện mà trẻ thích từ những quyển truyện tranh được làm từ
vải dạ, được chơi với các con rối tự tao, cũng có thể kể truyện sáng tạo trên
những tranh ảnh, mơ hình. Mỗi ngày cứ như thế, khi trẻ được tiếp xúc nhiều lần
trẻ sẽ dần dần cảm nhận được những cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm đó và
sẽ tạo được sự hứng thú u thích các tác phẩm văn học nói chung và với hoạt
động kể truyện nói riêng.

Hình ảnh trẻ trải nghiệm với những con rối trong giờ đón trẻ.
s

+ Trong giờ hoạt động góc: Nếu như ở giờ hoạt động chung có nhiều trẻ khơng thể
thuộc được câu truyện, vì ở lứa tuổi này trẻ dễ nhớ và nhanh quên, tôi đã cho trẻ
tham gia ở hoạt động góc, ở đây trẻ được tham gia chơi một cách hồn nhiên và mạnh
dạn tự tin hơn.
Ví dụ: Để cho trẻ được thỏa sức trải nghiệm trong góc chơi này, tơi đã
chuẩn bị rất nhiều nguyên liệu như: Giấy vẽ, bút màu, vải vụn, giấy xốp màu,
giấy dạ, len vv.... tôi cho trẻ được vẽ các nhân vật trong truyện mà bé yêu, hoặc
có thể làm các nhân vật bằng vải vụn, len...


Hình ảnh trẻ chơi trong góc thư viện


Trong hoạt động vui chơi, trẻ có thể đóng vai các nhân vật trong truyện…
Nhiều trị chơi đã được tơi áp dụng khá hiệu quả như: Trị chơi với tranh ảnh
(Tìm nhân vật, điều khiển nhân vật theo lời kể của cơ, trị chuyện cùng nhân
vật….) trị chơi ngơn ngữ (thử giọng nói nhân vật, nghĩ phần tiếp theo, phần kết
thúc, trò chơi chuyền tin, đọc kể truyện cùng nhân vật…)
+ Trong các tiết học khác: Việc cho trẻ làm quen với những câu truyện kể
không chỉ được tiến hành riêng trong giờ kể truyện, giờ chơi hay giờ đón trả trẻ.
Mà tơi còn lồng ghép các hoạt động kể truyện vào các mơn học như: Tạo hình,
khám phá khoa học, Âm nhạc…để củng cố những kiến thức về những câu
truyện đã học.
Ví dụ: Ở hoạt động tạo hình tơi cho trẻ vẽ, nặn thỏ anh, thỏ em trong câu
truyện “Ai đáng khen” hay ở tiết tốn tơi đưa mơ hình rối 3 cô gái trong truyện
Ba cô gái để dẫn dắt đến việc so sánh chiều cao của 3 chị em... với cách làm như
vậy tôi nhận thấy vừa gây hứng thú cho trẻ vừa củng cố khả năng ghi nhớ về các
nhân vật và nội dung câu truyện.
+ Đối với giờ hoạt đông chung: Việc tổ chức cho trẻ kể lại truyện và đóng kịch
là bước đầu giúp trẻ làm quen với hoạt động nghệ thuật. Qua hoạt động đóng
kịch, trẻ truyền đạt lại nội dung câu truyện, làm sống lại tâm trạng, hành động
ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện, đồng thời trẻ biết thể hiện tình
cảm và đánh giá các nhân vật trong truyện, trẻ dễ dàng nắm được nội dung, ý
nghĩa của tác phẩm, nắm được tính liên tục của câu truyện, điều này góp phần
đẩy mạnh sự phát triển tư duy, cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc ở trẻ.
Ở mỗi tác phẩm truyện, sau khi trẻ đã được nghe kể nhiều lần, trẻ đã ghi
nhớ về trình tự câu truyện thì giáo viên sẽ tiến hành tập cho trẻ kể lại truyện
hoặc đóng kịch. Giáo viên sẽ đóng vai là người dẫn truyện, và cho trẻ kể truyện
cùng cô từng đoạn theo sự gợi ý hoặc trẻ tự kể lại câu truyện theo tranh, giáo
viên khuyến khích trẻ thể hiện điệu bộ, cử chỉ. Với trị chơi đóng kịch này tơi


nghĩ rằng trẻ sẽ rất phấn khởi, hứng thú tham gia thích mình được đóng vai vào

các nhân vật. Ví dụ: Với chủ đề “Động Vật” Giáo viên có thể tổ chức cho trẻ
chơi đóng kịch truyện: “Bác gấu đen và hai chú thỏ”vv…

Hình ảnh trẻ được tham gia đóng kịch

Cô tạo cho trẻ sự hứng thú từ bước đầu câu truyện bằng cách cho trẻ xem
trang phục “Đây là trang phục của ai” của bác Gấu, của Thỏ … sau khi làm quen
với câu truyện qua trang phục, cô sẽ cho trẻ được mặc những trang phục này và
đóng thành vai các nhân vật trong truyện. Khi được đóng vai nhân vật trẻ sẽ chú
ý để nhớ truyện, nội dung trong câu truyện.
+ Ở giờ hoạt động ngoài trời:
Qua hoạt động dạo chơi ngồi trời giáo viên có thể cung cấp cho trẻ nhiều từ
ngữ về cảnh vật cây cối xung quanh. Trẻ được cùng cô khám phá về các câu
truyện cổ tích, những câu truyện gắn với cuộc sống hàng ngày của các bé.
Ví dụ: Trong hoạt động chính tơi cho trẻ khám phá về một số loại quả thì khi
ra hoạt động ngồi trời tơi cho trẻ nghe các câu truyện hoặc có thể cho trẻ kể lại
truyện “Quả khế”


Hình ảnh tạo mơi trường văn học ở vườn cổ tích
Việc tạo cho trẻ cơ hội được trải nghiệm với những đồ dùng đồ chơi tự tạo sẽ
là nền tảng để trẻ biết học hỏi và sáng tạo khi tham gia làm đồ dùng đồ chơi
cùng cô, hoặc sẽ cùng nhau giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong lớp, hơn thế nữa sẽ
giúp trẻ hứng thú với các hoạt động do cơ tổ chức nói chung và với hoạt động kể
truyện nói riêng.
2.3.4. Biện pháp 4: Cách sử dụng đồ dùng trực quan của cô để gây hứng thú
thu hút trẻ vào hoạt động.
Vì nhận thức của trẻ trong lứa tuổi mầm non đang còn giới hạn ở nhận thức
theo cảm tính, trẻ tiếp nhận tri thức thơng qua hình tượng vì vậy đồ dùng dạy
học rất quan trọng trong các tác phẩm Văn học. Ngoài việc lựa chọn những tác

phẩm phù hợp, phương pháp biện pháp thích hợp ta cần sử dụng đồ dùng trực
quan minh họa đúng lúc, đúng chỗ, việc sử dụng và sáng tạo, thay đổi hình thức
đồ dùng trực quan để tạo sự mới mẻ thu hút sự chú ý tập trung của trẻ giúp trẻ
khắc sâu được nội dung truyện, góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Với những câu truyện khác nhau cô ln thay đổi hình thức khác nhau có
những truyện dùng mơ hình, sa bàn các con vật bằng bìa.. Có những câu truyện
tạo sân khấu rối tay tới từng nhân vật cách hoá thân từ những con vật hiền lành,
dễ thương (thể hiện cho cái thiện) những con vật hung dữ, đáng lên án (thể hiện
cho cái ác). Song song với những đồ dùng đồ chơi, những hình ảnh đặc trưng
cho nội dung từng câu truyện tôi luôn chú trọng đến việc đưa những chữ viết to
vào những biểu tượng hình ảnh hoặc tên câu chuyện lời đối thoại để giúp trẻ ghi
nhớ những nét chữ đầu tiên, trẻ làm quen với cách đọc và cùng cô kể lại truyện.


Để sử dụng tốt đồ dùng trực quan cho câu truyện cô dùng giọng đọc, giọng
kể, tư thế, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt hấp dẫn và sáng tạo để lơi cuốn trẻ, cơ nhập
vai vào tác phẩm, đóng vai nhân vật trong truyện để giúp trẻ dễ dàng cảm thụ tác
phẩm hơn, lời kể phải đủ nghe, trong sáng, rõ ràng, đúng thanh điệu, ngữ điệu
của truyện.
Ví dụ: Truyện “Cáo, Thỏ và Gà trống”
- Thỏ với giọng điệu nhẹ nhàng, hiền lành
- Cáo với giọng điệu hung hăng, hách dịch,..nhưng đến cuối truyện cáo với
giọng rợ sệt.
- Gà trống với giọng điệu mạnh mẽ, tự tin, oai vệ
Bên cạnh cách kể chuyện diễn cảm, giọng điệu phù hợp với từng nhân vật,
thì sử dụng đồ dùng trực quan phải hợp lý.
Ví dụ: Câu truyện “ Cáo Thỏ, và Gà Trống” tơi sử dụng mơ hình rối, đưa
từng nhân vật ra phù hợp với lời kể của cô. Hoặc câu truyện “ Nhổ củ cải” tôi lại
sử dụng sa bàn quay theo từng bối cảnh của nội dung câu truyện.....Với việc sử
dụng đồ dùng trực quan như trên tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú, thích nghe cơ kể

truyện.
Tuy nhiên, muốn thu hút và kích thích sự chú ý của trẻ thì cơ giáo phải đưa
trẻ vào hoạt động học một cách nhẹ nhàng, thoải mái, tự nhiên, tạo nên sự tị mị,
phán đốn xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Để làm được điều đó tơi nghiên cứu
kỹ nội dung câu truyện để tìm ra cách dẫn dắt phù hợp có thể sử dụng, rối, bài
hát, thơ, câu đố.
Ví dụ: Kể chuyện "Cáo Thỏ và Gà Trống" để gây hứng thú vào bài, tôi cho
trẻ hát và vận động bài "Gà Trống thổi kèn" kết hợp với âm nhạc sôi động trẻ sẽ
rất hứng thú hay cho trẻ chơi trị chơi “Bắt chước tạo dáng”.
Để tránh tình trạng trẻ bị nhàm chán mệt mỏi khi nghe cô kể chuyện tơi ln
tổ chức đan xen những trị chơi vận động để nhằm thay đổi trạng thái giữa động
và tĩnh cho trẻ. Từ nội dung của các câu truyện tôi chuyển sang trị chơi một
cách nhẹ nhàng để trẻ thơng qua “ Chơi mà học, học mà chơi”.
Ví dụ: Trong giờ học kể truyện “Hạt đỗ sót” (chủ đề: “Thực vật”), tơi đã
lồng ghép trị chơi: “Gieo hạt” vừa tạo cho trẻ cảm giác thoái mái sau mỗi lần
nghe truyện lại vừa nhận biết được quá trình phát triển của cây.
2.3.5. Biện pháp 5. Thường xuyên trau dồi kiến thức, nâng cao sự hiểu biết
của bản thân.
Với mục đích có thêm nhiều kinh nghiệm trong q trình chăm sóc, giáo
dục trẻ chính vì vậy bản thân tơi ln nâng cao tinh thần học hỏi, luôn lắng
nghe, tiếp thu ý kiến nhận xét của BGH sau mỗi tiết dạy, để từ đó phát huy
những mặt tốt, khắc phục những hạn chế của mình. Thường xuyên học tập bạn
bè đồng nghiệp, về các phương pháp, tác phong lên lớp để tiết dạy không bị áp
đặt kiến thức mà hiệu quả vẫn cao để cung cấp cho trẻ kiến thức dù đơn giản
nhưng cũng phải thật chính xác.
Ngồi giờ trên lớp tranh thủ khi có thời gian hoặc khi về nhà tơi thường
luyện tập giọng nói sao cho thật truyền cảm, chuẩn bị nội dung giáo án kỹ càng,
đồ dùng đồ chơi phong phú biết ứng dụng các công nghệ thông tin một cách linh
hoạt để áp dụng vào từng tiết dạy đạt hiệu quả.



Thay vì những tác phẩm truyện trong quyển chương trình, bản thân ln
tìm tịi ở trang mạng Internet, hoặc trong các tuyển tập như “Truyện cổ tích chọn
lọc” “Kể chuyện cho bé nghe” để lựa chọn thêm những tác phẩm mới lạ phù hợp
với độ tuổi và chủ đề, vì tôi nghĩ cứ dâp khuôn các tác phẩm trong chương trình
thì có nhiều truyện trẻ đã biết rồi thì sẽ rất chán và khơng cịn hứng thú nữa, vì
vậy để cung cấp thêm cho trẻ các kiến thức về thế giới xung quanh khơng cịn
cách nào khác giáo viên phải linh hoạt trong q trình lựa chọn tác phẩm.
Ví dụ: Chủ đề “Gia đình” tơi sưu tầm được một số tác phẩm truyện ngồi
chương trình như truyện “Thỏ dọn nhà” “Q tặng mẹ”.
Ngồi ra tơi cịn học hỏi thêm cách làm các đồ dùng đồ chơi để phục vụ
cho hoạt động kể truyện đạt hiệu quả.
2.3.6. Biện pháp 6: Tuyên truyền và phối kết hợp cùng gia đình.
Để giúp trẻ hứng thú với các tác phẩm văn học nói chung và tiết kể truyện
nói riêng thì việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là việc làm quan
trọng và cần thiết, vì tơi nhận thấy rằng: “Gia đình là môi trường giáo dục đầu
tiên cho trẻ” nên việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là điều khơng thể
thiếu được trong q trình ni dưỡng và giáo dục trẻ trong trường mầm non.
Để làm tốt được điều đó thì qua các giờ đón, trả trẻ tơi khéo léo thông báo
về khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của từng trẻ, để phụ huynh nắm được và
cùng phối hợp giáo dục cho trẻ khi ở nhà. Và qua các cuộc họp phụ huynh, tơi
tích cực tun truyền để phụ huynh hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của
môn học để phụ huynh phối hợp cùng với giáo viên trong cơng tác giáo dục trẻ.
Ngồi ra, ở mỗi chủ đề tôi thường phô tô các câu truyện trẻ đang học và gửi
cho phụ huynh để về nhà phụ huynh có thể tham gia kể truyện cùng với trẻ.
Ở góc tun truyền của lớp tơi ln có một góc giới thiệu cho phụ huynh biết
“Bé học gì hơm nay?” phụ huynh sẽ xem và về nhà ôn lại bài học cùng trể với hình
thức trị chuyện xem trẻ học gì ở lớp, bé học như thế nào? Sau đó sẽ ơn tập cùng trẻ.
Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường như vậy sẽ làm tăng thêm hiệu quả học
tập của trẻ.



Hình ảnh giáo viên và phụ huynh trao đổi thơng tin
Ngoài việc phối kết hợp với phụ huynh để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm
thụ tác phẩm, tơi cịn khéo léo huy động phụ huynh tham gia tìm kiếm, sưu tầm
nguyên vật liệu để cô làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ hoạt động kể truyện
đạt hiệu quả.
Ví dụ: Ở chủ đề gia đình, tơi muốn làm một ngơi nhà bằng bìa carton để
trẻ có thể chơi đóng kịch. Thì tơi khéo léo huy động phụ huynh sưu tầm các tấm
bìa từ thùng ti vi, tủ lạnh đem đến để cô làm đồ dùng, đồ chơi.
Nhờ sự phối kết hợp chặt chẽ với các phụ huynh mà lớp tôi đã làm được rất
nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú, hấp dẫn trẻ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau khi thực hiện đồng bộ các biện pháp trên, tôi nhận thấy lớp tôi đã thu
được một số kết quả khả quan như sau:
Kết quả được so sánh so với đợt khảo sát đầu năm
TT
Nội dung khảo sát
1

Sự hứng thú của trẻ với tiết kể
truyện.

Số
trẻ
28

Kết quả khảo sát
Trẻ
đạt


Chưa Tỷ lệ
Tỷ lệ
đạt

28

100%

0

0%

Tăng

57%


2

3
4

Khả năng hiểu nội dung câu
truyện, nhớ trình tự nội dung
28
25 89%
3
câu truyện thông qua ĐDĐC
tự tạo

Khả năng đánh giá tính cách
28
23 82%
5
nhân vật thơng qua ĐDĐC tự tạo.
Trẻ biết kể lại truyện, biết
đóng kịch có sử dụng ĐDĐC 28
22 78%
6
tự tạo.
(Bảng khảo sát lần 2 vào gần cuối năm học)

11%

50%

18%

47%

22%

46%

So sánh giữa kết quả khảo sát đầu năm học trước khi áp dụng sáng kiến, với
sau khi áp dụng các biện pháp nhận thấy tỉ lệ trẻ đạt các nội dung khảo sát tăng
lên rõ rệt, và thu được kết quả cụ thể như sau:
* Đối với trẻ:
- Trẻ rất hứng thú với hoạt động kể truyện, trẻ tự tin thể hiện mình, bộc lộ cảm
xúc của bản thân qua đóng kịch bằng các đồ dùng đồ chơi tự tạo.

- Trẻ hiểu và nhớ trình tự nội dung câu truyện.
- Trẻ biết nhập vai các nhân vật, biết đánh giá tính cách của từng nhân vật và
thể hiện được tính cách nhân vât qua giọng nói, cử chỉ, điệu bộ. Đó là điều kiện
tốt nhất kích thích trẻ tham gia kể truyện sáng tạo.
- Trẻ đã mạnh dạn tự tin hơn và tham gia kể truyện đóng kịch một cách
thành thạo, câu nói rõ ràng, mạc lạc.
* Đối với giáo viên:
- Bản thân đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong việc tạo ra nhiều đồ
dùng đồ chơi đẹp mắt hấp dẫn sáng tạo, giúp trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú với hoạt
động nghe cô kể truyện.
- Tôi cảm thấy thoải mái tự tin khi tiến hành tiết dạy truyện.
- Tạo môi trường phong phú cho trẻ tham gia vào các hoạt động
- Biết lồng ghép, tích hợp để đưa kiến thức đến với trẻ một cách nhẹ nhàng,
dễ hiểu nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ
* Đối với phụ huynh:
- 100% phụ huynh quan tâm đến việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn
học, đặc biệt là tích cực phối hợp cùng giáo viên trong các hoạt động giúp trẻ
hứng thú tham gia hoạt động kể truyện.
- Nhiệt tình trong cơng tác sưu tầm các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
để ủng hộ giáo viên trong việc làm đồ dùng dạy học.
Từ đó tạo được lịng tin với phụ huynh, tạo điều kiện cùng cộng tác với cô
giáo để cùng dạy trẻ làm quen với các tác phẩm truyện kể hiệu quả cao nhất.
Điều đó đã góp phần nâng cao chất lượng môn học làm quen với tác phẩm văn
học Kết quả này đã góp phần đem lại chất lượng mơn học nói riêng, chất lượng


giáo dục các mơn học khác nói chung và được hội đồng nhà trường đánh giá
cao.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, của mỗi gia đình và mỗi quốc gia. Muốn
xã hội phát triển phồn vinh và bền vững thì nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ
khơng chỉ đối với gia đình, nhà trường mà cịn là nhiệm vụ của tồn xã hội.
Trong chương trình giáo dục trẻ mầm non, hoạt động kể truyện là một trong
những hoạt động quan trọng, cần thiết không thể thiếu được. Văn học là một
trong những hoạt động có sức lơi cuốn trẻ thơ, tác động mạnh mẽ lên tình cảm
trẻ một cách tự nhiên, khơng gị bó, khơng mang tính giáo huấn bắt buộc. Vì
giáo viên có sự chuẩn bị chu đáo về điều kiện cho tiết học, tích cực làm đồ dùng
đồ chơi đẹp mắt, hấp dẫn mang tính giáo dục cao, biết lồng ghép nội dung dạy
học phù hợp với nhận thức và hứng thú của trẻ và linh hoạt, sáng tạo trong
phương pháp giảng dạy. Thông qua các tác phẩm văn học, những câu truyện sẽ
giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức và hình thành nhân cách đạo đức phù hợp, là
hành trang cho trẻ bước tiếp trên những chặng đường mới.
Qua việc nghiên cứu và thực hiện “Biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú với
hoạt động kể truyện thông qua việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo” và thu được kết
quả nêu trên bản thân tôi tự rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
- Ngay từ đầu năm học người giáo viên phải lên kế hoặc làm đồ dùng đồ
chơi phục vụ các hoạt động kể truyện đạt hiệu quả, đảm bảo phù hợp với từng
chủ đề, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và phù hợp với đối tượng trẻ ở
lớp.
- Luyện tập giọng đọc, giọng kể sao cho diễn cảm, thể hiện được nét mặt, cử
chỉ, điệu bộ của các nhân vật trong truyện.
- Tham khảo thêm một số kịch bản đã được biên soạn sẵn và tập cho trẻ
đóng kịch.
- Thường xuyên học hỏi đồng nghiệp tham khảo thêm một số tài liệu trên
mạng nhằm gây được hứng thú cho trẻ với hoạt động kể truyện.
- Luôn chú trọng đến việc cải tiến đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn
không để trẻ nhàm chán, nhằm thu hút sự chú ý của trẻ một cách tối đa nhất để
đạt kết quả cao trong giờ học.
- Điều quan trọng hơn nữa là phải làm tốt công tác phối kết giữa phụ huynh

học sinh và giáo viên trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu, tranh ảnh phong phú
phục vụ cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động giáo dục. Từ
đó tạo được niềm tin yêu để phụ huynh yên tâm gửi gắm con ở trường.
3.2. Kiến nghị.
Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và để giúp trẻ hứng thú hơn với
hoạt động kể chuyện nói riêng. Tơi xin có một số đề xuất sau:
* Đối với nhà trường


- Cần có biện pháp hữu hiệu, khuyến khích, động viên tạo cơ hội cho giáo
viên được sáng tạo trong các hoạt động giáo dục trẻ, trong đó có hoạt động làm
đồ dùng đồ chơi tự tạo phục phụ cho hoạt động kể truyện đạt hiệu quả.
- Tạo cơ hội cho giáo viên cập nhật những nội dung mới về giáo dục mầm
non nói chung, và tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học nói
riêng, tạo cơ hội để giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận các
phương tiện giáo dục hiện đại.
- Tổ chức có hiệu quả các hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ các nguyên
vật liệu sẵn có ở địa phương để phục vụ các hoạt động giáo dục.
* Đối với phịng giáo dục và các cấp có liên quan
- Phòng giáo dục tổ chức nhiều hơn nữa các hội thi các tiết dạy mẫu trong
các kỳ chuyên đề hè để các giáo viên có thể tham gia học hỏi kinh nghiệm từ
đồng nghiệp. Từ đó, để giúp chúng tơi làm giàu vốn kiến thức của mình, làm
cho tiết dạy của mình thêm phong phú và đạt hiệu quả.
- Hàng năm phát động các hội thi làm đồ dùng, đồ chơi trong các dịp lễ
(Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11) hoặc tổ chức cho giáo viên được đi
tham quan môi trường lớp học của các trường trong huyện để giáo viên có cơ
hội học hỏi và sáng tạo hơn trong quá trình làm đồ dùng, đồ chơi.
Trên đây là một số biện pháp “Giúp trẻ 4 – 5 tuổi hứng thú với hoạt động
kể truyện thông qua việc làm đồ chơi tự tạo ” mà tôi đã áp dụng, bằng những
kinh nghiệm mà tôi đúc rút từ q trình cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ, qua

nghiên cứu tài liệu và thực tiễn tổ chức các giờ hoạt động kể truyện. Do điều
kiện thời gian, do năng lực của bản thân có hạn nên trong quá trình thực hiện đề
tài khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tơi rất mong hội đồng khoa học đóng
góp bổ sung những thiếu sót, để bản thân tơi cũng như các đồng nghiệp có được
những giải pháp tốt nhất trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và với
hoạt động kể truyện nói riêng.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thọ Xuân, ngày 26 tháng 3 năm 2021.
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HỐ

PHỊNG GD&ĐT THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN
KIẾN KINH
KINH NGHIỆM
NGHIỆM
SÁNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 -5 TUỔI HỨNG THÚ VỚI
HOẠT ĐỘNG KỂ TRUYỆN THÔNG QUA VIỆC LÀM ĐỒ
DÙNG ĐỒ CHƠI TỰ TẠO


Người thực hiện:
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non
SKKN thuộc lĩnh vực: Chun Mơn

THANH HĨA NĂM 2021


MỤC LỤC

1

Mục lục

2

1. Mở đầu.

1

3

1.1. Lý do chọn đề tài.

1

4

1.2. Mục đích nghiên cứu.


1

5

1.3. Đối tượng nghiên cứu.

2

6

1.4. Phương pháp nghiên cứu.

2

7

1.5. Điểm mới của sáng kiến

2

8

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2

9

2.1. Cơ sở lý luận.


2

10

2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.

3

11

2.3. Một số biện pháp để giải quyết vấn đề

4

12

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

15

13

3. Kết luận, kiến nghị.

17

14

3.1. Kết luận.


17

15

3.2. Kiến nghị.

17

16

Tài liệu tham khảo

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố cho trẻ 4 – 5 tuổi
2. Sách tham khảo: “Làm quen văn học ở lứa tuổi mầm non” của tác giả Lê
Thị Xuân –NXB: Giáo dục năm 2008.
3. Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo ( 4-5 tuổi)
4. Tài liệu trang mạng Internet.


PHỤ LỤC

1

Mục lục


2

1. Mở đầu.

1

3

1.1. Lý do chọn đề tài.

2

4

1.2. Mục đích nghiên cứu.

1

5

1.3. Đối tượng nghiên cứu.

2

6

1.4. Phương pháp nghiên cứu.

2


7

1.5. Điểm mới của sáng kiến

2

8

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2

9

2.1. Cơ sở lý luận.

2

10

2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.

3

11

a. Thuận lợi.

3


12

b. Khó khăn

3

13

c. Kết quả khảo sát

4

14

2.3. Một số biện pháp để giải quyết vấn đề

4

15
16
17
18
19
20

2.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường góc mở từ những đồ dùng,
đồ chơi tự tạo
2.3.2. Biện pháp 2: Gây hứng thú cho trẻ với hoạt động kể truyện
thông qua đồ dùng, đồ chơi tự tạo
2.3.3. Biện pháp 3: Khuyến khích trẻ được trải nghiệm với đồ dùng

đồ chơi tự tạo
2.3.4. Biện pháp 4: Cách sử dụng đồ dùng trực quan để gây hứng thú
cho trẻ vào hoạt động
2.3.5. Biện pháp 5: Thường xuyên trau dồi kiến thức, nâng cao sự
hiểu biết của mình
2.3.6. Biện pháp 6: Tuyên truyền và phối kết hợp với gia đình.

5
7
9
12
14
14


21

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

15

22

3. Kết luận, kiến nghị.

17

23

3.1. Kết luận.


17

24

3.2. Kiến nghị.

17

25

a. Đối với nhà trường

17

26

b. Đối với phịng giáo dục và các cấp có liên quan

18

27

Tài liệu tham khảo

21




×