Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Luận án Tiến sĩ Quản lý công Phân cấp quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 170 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

OUTHONE CHAOPHALYPHANH

PHÂN CẤP QUẢN LÝ TRONGĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ, CƠNG CHỨC Ở CỘNG HỊA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

BỘ NỘI VỤ

TẠO
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

OUTHONE CHAOPHALYPHANH

PHÂN CẤP QUẢN LÝ TRONGĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ, CƠNG CHỨC Ở CỘNG HỊA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO

Chun ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03


LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Võ Kim Sơn
2. TS. Nguyễn Duy Hạnh
ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Nghiên cứu sinh

OUTHONE CHAOPHALYPHANH

iii


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính quốc gia
(Việt Nam), tơi đã hoàn thành luận án “Phân cấp trong quản lý đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, cơng chức ở Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào”.
Để hồn thành Luận án này, tơi đã nhận được sự hướng dẫn của
PGS.TS. Võ Kim Sơn và TS. Nguyễn Duy Hạnh; sự giảng dạy của các thày
cơ giáo của Học viện Hành chính quốc gia; sự giúp đỡ của cán bộ, đồng
nghiệp Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào. Tơi bày tỏ lịng biết
ơn chân thành và sâu sắc nhất tới 02 nhà khoa học hướng dẫn; cảm ơn lãnh

đạo Học viện Hành chính quốc gia, Ban Quản lý đào tạo Sau đại học, các thầy
cơ giáo tại Học viện Hành chính quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình
giúp đỡ, góp ý về chun mơn trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi gửi lời cảm ơn tới cán bộ, giảng viên Học viện Chính trị và Hành
chính quốc gia Lào đã giúp đỡ và hỗ trợ trong quá trình tác giả để thu thập số
liệu thực tiễn. Cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã chia sẻ, hỗ trợ
về tài liệu, động viên về tinh thần trong suốt quá trình tác giả nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn!
Tác giả luận án


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1.CBCC

: Cán bộ, công chức

2. CHDCND

: Cộng hoà dân chủ nhân dân

3. ĐTBD

: Đào tạo, bồi dưỡng

4. ĐTBD CBCC

: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

5. HĐND


: Hội đồng nhân dân

6. NDCM

: Nhân dân cách mạng

7. NS

: Ngân sách

8. NSNN

: Ngân sách nhà nước

9. QLNN

: Quản lý nhà nước

10. UBND

: Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ..... 7
1.1. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ................................................... 7
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức .... 7

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước................... 10
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về phân cấp trong đào tạo, bồi dưỡng ...........
1.2. Đánh giá các cơng trình nghiên cứu có liên quan ................................... 19
1.2.1. Nhận xét ............................................................................................. 19
1.2.2. Định hướng nghiên cứu của luận án ................................................... 20
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 22
Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO,BỒI
DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC .............................................................. 23
2.1. Một số vấn đề chung về phân cấp quản lý ............................................. 23
2.1.1. Khái niệm phân cấp quản lý ............................................................... 23
2.1.2. Các hình thức phân cấp quản lý .......................................................... 27
2.2. Phân cấp quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ............... 39
2.2.1. Một số khái niệm liên quan................................................................. 39
2.2.2. Sự cần thiết phân cấp quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức ............................................................................................................. 43
2.2.3. Nguyên tắc phân cấp quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức ............................................................................................................. 45
2.2.4. Chủ thể tham gia quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ............ 47
2.3. Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lýtrong đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức .............................................................................. 49
2.3.1. Nội dung cơ bản về phân cấp quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức ..................................................................................................... 49


2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức ......................................................................................... 55
2.4. Thực tiễn phân cấp quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của
Việt Nam và kinh nghiệm cho Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào................... 57
2.4.1. Thực tiễn phân cấp quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của
Việt Nam ...................................................................................................... 57

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 73
Chương 3. THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ TRONG ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CƠNG CHỨC Ở CỘNG HỊA DÂN CHỦ NHÂN
DÂN LÀO.................................................................................................... 74
3.1. Khái quát về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức ở Cộng hịa dân chủ
nhân dân Lào ................................................................................................ 74
3.1.1. Cơ sở chính trị, pháp lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ...... 74
3.1.3. Các chủ thể tham gia quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức .......... 77
3.2. Tình hình phân cấp quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức ở
Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào................................................................... 81
3.2.1. Về các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ................. 81
3.2.2. Về hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức .................... 84
3.2.3. Về đội ngũ giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức .............. 96
3.2.4. Về ngân sách cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ................... 100
3.2.5. Phân cấp quản lý về văn bằng, chứng chỉ ......................................... 109
3.2.6. Phân cấp về kiểm tra, thanh tra đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức ........................................................................................................... 109
3.3. Đánh giá phân cấp quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức ở
Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào................................................................. 110
3.3.1. Ưu điểm............................................................................................ 110
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................... 115
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................. 123
2


Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP
QUẢN LÝ TRONG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ............................................. 124
4.1. Phương hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức ............................................................................................. 124

4.1.1. Phương hướng phân cấp quản lý của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và
của Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ........................................... 124
4.1.2. Định hướng phân cấp quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức ........................................................................................................... 127
4.2. Một số giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức ....................................................................................... 129
4.2.1. Phân công lại thẩm quyền quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức ................................................................................................... 129
4.2.2. Nâng cao nhận thức về phân cấp quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, cơng chức ............................................................................................. 133
4.2.3. Hồn thiện thể chế về phân cấp quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức ............................................................................................. 136
4.2.4. Mở rộng quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức ........................................................................................................... 139
4.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ........................... 144
4.2.6. Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra đảm bảo việc phân cấp quản lý
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức......................................................... 147
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ............................................................................. 150
KẾT LUẬN................................................................................................ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 153

3


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị và Hành chínhQuốc gia
Lào ............................................................................................. 91
Bảng 3.1. Tổng hợp số lượng giảng viên của Học viện Chính trị và Hành

chính Quốc gia Lào .................................................................... 98
Bảng 3.2. Tổng hợp giảng viên của 18 Trường chính trị và hành chính
tỉnh ............................................................................................. 99
Bảng 3.3. Chi NSNN cho ĐTBD CBCC giai đoạn 2012 - 2016 ................. 104
Bảng 3.4. Chi NSNN cho ĐTBD CBCC xét theo tính chất kinh tế
(tỷ kip)...................................................................................... 105
Bảng 3.5. Chi NSNN cho ĐTBD CBCC theo phân cấp ngân sách(giai đoạn
2012-2016) ............................................................................... 106
Bảng 3.6. Ngân sách chi cho cơ sở ĐTBD CBCC (triệu kip/biên
chế/năm) ................................................................................... 107


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, vai trị của Nhà nước nói chung và chính
quyền địa phương các cấp trong quản lý, điều hành kinh tế - xã hội cần phải
được thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới, Trung ương cần tập trung vào việc
thực hiện nhiệm vụ quản lý vĩ mơ, tăng cường phân cấp nhiều hơn, rõ hơn cho
chính quyền địa phương các cấp nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, đảm
bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong
việc giải quyết các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, phù hợp với yêu cầu phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần và đa dạng hoá các quan hệ xã hội với đặc điểm tính
chất của mỗi địa phương, mỗi vùng lãnh thổ. Cùng với sự chuyển đổi từ cơ chế
quản lý hành chính tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng xã
hội chủ nghĩa thì tất yếu cơ chế quản lý nhà nước phải phân cấp.
Phân cấp quản lý nhà nước diễn ra vì rất nhiều vì lý do khác nhau song
chủ yếu là nhằm cải thiện hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ công; nâng cao
chất lượng quản lý nhà nước bằng cách trao quyền nhiều hơn cho các cấp
chính quyền địa phương. Lợi ích tiềm năng của phân cấp quản lý nhà nước

(QLNN) là rất lớn và chủ yếu xuất phát từ mối quan hệ gần gũi, trực tiếp giữa
chính quyền địa phương với công dân.
Phân cấp QLNN được diễn ra trên nhiều lĩnh vực khi người ta cho rằng
bản chất của phân cấp là chuyển giao bớt thẩm quyền cho cấp dưới và đồng
thời với nó là chuyển giao về nguồn lực tài chính và nhân sự để đảm bảo thực
hiện thẩm quyền. Như vậy phân cấp về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
(ĐTBD CBCC) sẽ là một nội dung đặc biệt quan trọng và cũng rất phức tạp
trong phân cấp quản lý hành chính nhà nước.
Đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) cán bộ, công chức (CBCC) cho các tổ
chức đảng và nhà nước là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong quản lý chiến
1


lược và quản lý nguồn nhân lực. Ở nước Cộng hịa dân chủ nhân
dân(CHDCND) Lào, cơng tác ĐTBD CBCC để đáp ứng yêu cầu công việc
thực hiện mục tiêu cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống
chính trị theo sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào.
Ở CHDCND Lào, do cơ chế quan liêu, bao cấp, bao vây, cô lập khá lâu
đã làm cho hoạt động ĐTBD CBCC trở nên trì trệ, hiệu quả không cao, đầu ra
chưa đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính. Vấn đề đổi mới ĐTBD CBCC
nói chung và cơng tác quản lý ĐTBD CBCCnói riêng có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong việc phát triển nền hành chính năng động, hiệu lực, hiệu quả.
Để nâng cao hiệu quả quản lý ĐTBD CBCC thì việc phân cấp quản lý đối với
ĐTBD CBCC là một trong những yếu tố quan trọng. Phân cấp, phân quyền
giữa chính quyền Trung ương và địa phương, giữa các cơ quan quản lý hành
chính nhà nước cùng cấp, giữa cơ quan của Đảng và cơ quan của Nhà nước
được xem là một trong những nội dung quan trọng trong công cuộc cải cách
hành chính ở CHDCND Lào.
Thực tiễn ở nước CHDCND Lào, việc hồn thiện cơ chế, chính sách,
đổi mới cơng tác quản lý ĐTBD trong đó đẩy mạnh sự phân cấp quản lý trong

công tác ĐTBD CBCC là một trong những nhiệm vụ được đề ra trong Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (khóa IX) năm 2006. Trong những
năm qua, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý CBCC đã có
nhiều đổi mới, một số nội dung quản lý trong ĐTBD CBCC đã được đẩy
mạnh cho Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào, Trường Chính trị
và Hành chính các tỉnh.
Tuy nhiên, so với yêu cầu của cải cách hành chính, quản lý trong
ĐTBD CBCC còn tồn tại nhiều hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết
đặc biệt là việc phân địch rõ hơn trách nhiệm giữa Đảng với Nhà nước.
Phân cấp quản lý nói chung và phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC
nói riêng khơng phải là vấn đề mới trong khoa học quản lý. Tuy nhiên, phân
2


cấp quản lý trong ĐTBD CBCC cũng chưa có nhiều cơng trình đề cập, đặc
biệt ở CHDCND Lào, vấn đề này hiện chưa có sự nghiên cứu một cách bài
bản, chưa tạo nên cơ sở lý thuyết cho hoạt động quản lý này.
Vì vậy, việc nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm về phân cấp quản
lý trongĐTBD CBCC ở CHDCND Lào, đánh giá thực trạng nhằm đề xuất
một số giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý ĐTBD CBCC ở CHDCND Lào
trong thời gian tới là rất cần thiết. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Phân cấp
quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào” làm nội dung nghiên cứu cho luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những lý luận và thực tiễn có liên quan, luận án xác định
các phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp quản lý trong
ĐTBD CBCC tại CHDCND Lào.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Tổng quan các cơng trình đã nghiên cứu có liên quan đề tài để tìm

hiểu những kết quả đã đạt được của các cơng trình này, những vấn đề cần tiếp
tục nghiên cứu làm rõ.
+ Hệ thống hóa lý thuyết về phân cấp QLNN. Dựa trên nền tảng đó,
xây dựng khung lý thuyết về phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC.
+ Nghiên cứu kinh nghiệm phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC của
một số quốc gia trên thế giới để rút ra các giá trị tham khảo có thể vận dụng
trong điều kiện cụ thể của CHDCND Lào.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng phân cấp quản lý trong ĐTBD
CBCC ở CHDCND Lào giai đoạn 2010đếnnay để thấy rõ những ưu điểm,
những hạn chếvà chỉ ra được nguyên nhân của những hạn chếđó.
+ Đề xuất các phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phân
cấp quản lý trong ĐTBD CBCC ở CHDCND Lào.
3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là phân cấp quản lý của nhà nước
về ĐTBD CBCC.
- Phạm vi không gian:Để đánh giá tình hình phân cấp một cách tập
trung, luận án chỉ đi sâu phân tích thực trạng phân cấp quản lý trong công tác
ĐTBD CBCC ở CHDCND Lào
- Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứutừ năm 2010 đến nay,
tầm nhìn đến năm 2030.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên cơ sởchủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả thực hiện phương pháp này
bằng cách tiếp cận và khai thác vấn đề phân cấp quản lý đ ĐTBD CBCC qua

các thời kỳ lịch sử khác nhau bằng việc xem xét bối cảnh lịch sử, tình hình
thơng qua các nguồn sử liệu để rút ra nhận xét về các thời kỳ.
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp: Do nhiều nguồn thông tin thu
thập được dưới nhiều dạng khác nhau nên tác giả sẽ dựa vào cả hai phương
pháp phân tích: định tính và định lượng để nghiên cứu vấn đề phân cấp quản
lý trong ĐTBD CBCC. Trên cơ sở các nội dung thu thập được, tác giả sẽtổng
hợp để đưa ra những ý kiến, nhận xét đánh giá về các chủ đề có liên quan.
+ Phương pháp thống kê: Vì việc quản lý trong ĐTBD CBCC ở
CHDCND Lào có nhiều nội dung và nhiều chủ thể tham gia. Để tránh bị trùng
hoặc bỏ sót nội dung, tác giả sử dụng phương pháp thống kê để tìm hiểu các
chủ thể tham gia quản lý trong ĐTBD CBCC và các nội dung của ĐTBD
CBCC ở CHDCND Lào.

4


5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu
- Giả thuyết khoa học:
Việc phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC ở CHDCND Lào chưa được
đẩy mạnh, tập trung vào một số cơ quan ở trung ương. Điều này làm cho hoạt
động ĐTBD CBCC thiếu tính chủ động, thiếu sự phù hợp với từng địa
phương cụ thể.Nếu phân cấp quản lý đối với hoạt động ĐTBD CBCC được
đẩy mạnh thì sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong ĐTBD CBCC của
CHDCND Lào.
- Câu hỏi nghiên cứu:
Phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC là gì? Gồm những nội dung nào?
Thực trạng phân cấp quản lý hoạt động ĐTBD CBCC ở CHDCND Lào
hiện nay như thế nào?
Để đẩy mạnh phân cấp quản lý hoạt động ĐTBD CBCC ở CHDCND
Lào thời gian tới thì cần thực hiện những phương hướng và giải pháp nào?

6. Những đóng góp mới của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận án có những đóng góp mới sau:
Một là, xây dựng khung lý thuyết về phân cấp quản lý trong ĐTBD
CBCC trên nền lý thuyết chung về quản lý ĐTBD và phân cấp quản lý hành
chính. Đây chính là đóng góp mới quan trọng của Luận án. Trong phần lý
thuyết đã làm rõ cơ sở xác định thẩm quyền của phân cấp cho cấp dưới là
thực tiễn phân cấp cũng như năng lực và mong muốn của cấp dưới trong tiếp
nhận thẩm quyền.
Hai là, đánh giá đúng thực trạng phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC
ở CHDCND Lào hiện nay, bao gồm những kết quả, hạn chế và nguyên nhân.
Ba là, kiến nghị xây dựng mô hình phân cấp quản lý trong ĐTBD
CBCC ở CHDCND Lào và coi đó như một giải pháp cụ thể. Trong mơ hình
đã làm rõ vai trị của hai nhóm chủ thể là: Học viện Chính trị và Hành chính
quốc gia Lào, Trường chính trị và hành chính các tỉnh. Trong đó tác giả đề
5


xuất xu hướng “phân cấp trọn gói” nhằm tăng cường tính chủ động và tự
quyết trong quản lý ĐTBD CBCC bằng việc trao nhiều quyền hơn cho Học
viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào và trường chính trị và hành chính
cấp tỉnh trực tiếp ĐTBD CBCC.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học:
Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận về phân cấp quản lý trong ĐTBD
CBCC. Đồng thời, đúc rút được kinh nghiệm phân cấp quản lý trong ĐTBD
CBCC ở một số quốc gia (Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản) để xem xét, vận
dụng trong điều kiện thực tiễn của CHDCND Lào.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài đã đánh giá một cách toàn diện, hệ thống và khách quan về thực
trạng phân cấp quản lý trong ĐTBD CBCC ở CHDCND Lào hiện nay. Đồng

thời, đề xuất được một số quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp
quản lý trong ĐTBD CBCC ở CHDCND Lào.
Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo cho các cơ quan
QLNN và là tài liệu tham khảo cho các học viên nghiên cứu về các nội dung
liên quan.
8. Cấu trúc của luận án
Kết cấu luận án gồm: mở đầu,kết luận và 4 chương. Ngồi ra cịn có
phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan
Chương 2. Cơ sở khoa học về phân cấp quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức
Chương 3. Thực trạng phân cấp quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức ở CHDCND Lào
Chương 4. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý
trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở CHDCND Lào
6


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN

1.1. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
cơng chức
Cơng tác ĐTBD nói chung và ĐTBD CBCC cho bộ máy nhà nước nói
riêng là vấn đề được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu ở nhiều
giác độ, nhiều môn khoa học khác nhau. Với các nước phát triển, hệ thống
công vụ và đội ngũ công chức đã được hình thành từ rất lâu đời và có tính ổn
định cao. Trong bối cảnh quốc tế ln thay đổi, các nhà khoa học tập trung
nghiên cứu tính xã hội, sự uyển chuyển của hệ thống công vụ để đảm bảo

“công dân là khách hàng”.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Lại Đức Vượng (2009), với tên đề tài là
“Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cơng chức hành chính trong giai
đoạn hiện nay”[32] đã nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, đã hoàn thiện khái
niệm cơng chức hành chính và các khái niệm liên quan đến nội dung, phương
pháp QLNN. Đi sâu phân tích một cách hệ thống về sự hình thành và phát
triển cơng tác ĐTBD cơng chức hành chính và đánh giá thực trạng cơng tác
QLNN về ĐTBD cơng chức hành chính. Trình bày các nguyên tắc, đề xuất
phương hướng và đưa ra các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ nhằm nâng cao hiệu
lực, hiệu quả QLNN về ĐTBD công chức hành chính đáp ứng yêu cầu quản
lý mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án tập trung vào công tác QLNN về
ĐTBD cơng chức hành chính. Luận án sẽ cung cấp cơ sở để tìm hiểu hoạt
động phân cấp QLNN về ĐTBD cơng chức hành chính.Tuy nhiên, tác giả
chưa chỉ ra được các nội dung trong QLNN về ĐTBD cơng chức hành chính.
- Vũ Thanh Xn (2013), chủ nhiệm đề tài “Cơ sở khoa học của việc
đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm đối với cơng chức ngành nội vụ” [33]
7


đã khẳng định phương hướng ĐTBD theo vị trí việc làm cho công chức ngành
nội vụ phải phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, với nhu cầu phát triển
nguồn nhân lực, kết hợp hài hịa với các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác.
Tuy nhiên, tác giả chưa làm rõ được sự khác nhau trong ĐTBD giữa các vị trí
việc làm trong ngành nội vụ.
Ở nước CHDCND Lào, vấn đề ĐTBD CBCC đáp ứng nhiệm vụ trong
giai đoạn mới đã được đề cập trong nhiều văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào từ khố IV đến khố X. Bên cạnh đó là các cơng
trình nghiên cứu dưới hình thức các luận án, luận văn, bài viết trên các tạp chí
liên quan đến vấn đề cán bộ, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu
cầu xây dựng hệ thống chính trị ở CHDCND Lào thời kỳ đổi mới.

- “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện
Trung ương quản lý ở CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới"của Khăm Phăn
Phôm Mạ Thắt (2005), Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị chuyên ngành Xây
dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [35]. Tác giả phân tích
những cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác ĐTBD đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý chủ chốt, đặc biệt là đối với đối tượng thuộc diện quản lý của Trung
ương, trong thời kỳ đổi mới, nhất là thích ứng với bối cảnh trong nước và thế
giới hiện nay. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của công tác ĐTBD
đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý, tác giả nêu
lên những vấn đề cấp bách phải giải quyết và đề xuất những phương hướng và
giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết những tồn tại, đẩy mạnh quá trình ĐTBD
cán bộ lãnh đạo chủ chốt với chất lượng hiệu quả ngày càng cao. Đây có thể
xem là nhữngluận cứ khoa học cho công tác ĐTBD đội ngũ cán bộ lãnh đạo
quản lý nói chung và đối với người lãnh đạo chủ chốt thuộc diện quản lý của
Trung ương nói riêng. Tác giả đã góp phần bổ sung và phát triển một cơ sở lý
luận về công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương
quản lý ở CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới.
8


- Khăm Phăn Vông Pha Chăn (2013), “Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo
của hệ thống chính trị ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay”, Luận án tiến
sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh [36].
Theo tác giả, cán bộ lãnh đạo có vai trị quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước Lào, việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ
thống chính trị là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước CHDCND
Lào hiện nay. Ở CHDCND Lào, việc đào tạo cán bộ lãnh đạo trong hệ thống
chính trị tuy đã được Đảng và Nhà nước Lào quan tâm, nhưng công tác đào
tạo cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị cịn nhiều hạn chế, chưa có bước
đột phá và nâng cao hiệu quả đáp ứng các đòi hỏi đặt ra từ thực tiễn yêu cầu

chất lượng cán bộ lãnh đạo thời kỳ mới. Để nâng cao chất lượng đào tạo đội
ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp
đổi mới ở Lào hiện nay, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác đào tạo; gắn
đào tạo với quy hoạch và sử dụng cán bộ; đổi mới nội dung, chương trình,
phương thức ĐTBD; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các cơ sở
đào tạo; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho các cơ sở
đào tạo; xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ đối với người dạy và học, đồng
thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhưng
cách tiếp cận và nghiên cứu của tác giả là cách ĐTBD dành cho công chức.
- Dalyvan Khútavang: “Yêu cầu trong việc đào tạo cán bộ, cơng chức
chủ chốt trong cơ quan hành chính nhà nước trong thời kỳ mới”, số 6/2010,
Tạp chí Alunmai (tạp chí Lý thuyết và thực tiễn của Đảng Nhân dân cách
mạng Lào) [34]. Trong bài viết này, tác giả đặt ra một số yêu cầu trong công
tác ĐTBD CBCC chủ chốt trong cơ quan hành chính nhà nước, như yêu cầu
về trình độ, về phẩm chất đạo đức, về kỹ năng nghề nghiệp… Để nâng cao
chất lượng ĐTBD số cán bộ, công chức chủ chốt trong cơ quan hành chính
9


nhà nước, tác giả yêu cầu cần có sự phân cấp đào tạo, nghĩa là đối tượng cấp
nào thì được đào tạo nội dung gì, đào tạo ở đâu…
- Thoongchan Phetbounmy: “Quan tâm đặc biệt đối với công tác đào
tạo, bồi dưỡng thế hệ cán bộ, công chức trong tương lai”, số tháng 5/2011, tạp
chí Alunmai [37]. Tác giả bài viết cho rằng cần phải chuẩn bị điều kiện,
nguồn lực tốt cho việc phát triển nền hành chính, trong đó cần chú trọng đến
đội ngũ CBCC. Muốn vậy, ngay từ bây giờ cần phải quan tâm đặc biệt đến
công tác ĐTBD CBCC trong tương lai. Nghĩa là việc ĐTBD CBCC khơng
phải là giải pháp tình thế, phục vụ cho hiện tại trước mắt, mà phải là chiến

lược chuẩn bị cho tương lai.
Như vậy, đề cập đến công tác ĐTBD đội ngũ CBCC có rất nhiều cơng
trình, mỗi cơng trình có những cách tiếp cận khác nhau nhưng đều bàn về
công tác ĐTBD đội ngũ cơng chức; nội dung, hình thức, phương pháp bồi
dưỡng CBCC nhà nướcphù hợp với yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, nhiệm vụ
trọng tâm xây dựng nền hành chính quốc gia. Các cơng trình này đã chỉ ra
những hạn chế của nhà nước trong công tác ĐTBC CBCC, đề xuất những giải
pháp để nhà nước nâng cao chất lượng ĐTBC CBCC.
Các nghiên cứu về ĐTBD CBCC sẽ cung cấp cái nhìn tồn diện, đa
chiều về cơng tác ĐTBD CBCC. Từ đó giúp tác giả có thể tìm kiếm những
nội dung phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài luận án.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước
Cho đến nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện phân cấp
QLNN. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước
mà việc phân cấp này được xét theo giác độ chính trị hay kinh tế. Với các
quốc gia đa sắc tộc việc thực hiện phân cấp QLNN nhằm phục vụ cho mục
đích chính trị cịn ở những quốc gia có nền chính trị thuần nhất và ổn định thì
việc phân cấp QLNN nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế.
10


Thực tế, sự sụp đổ của nhiều quốc gia thực hiện chính sách tập trung
hố quyền lực cao độ đã là những minh chứng cụ thể khẳng định việc phân
cấp để dẫn đến tham nhũng ở mức độ lớn và khó kiểm sốt nền kinh tế vĩ mơ
hơn. Cịn ở những quốc gia có truyền thống phân cấp QLNN lâu đời thì tham
nhũng ít xảy ra hơn vì 3 lý do: Các cấp chính quyền phải giải trình nhiều hơn,
các cấp chính quyền cũng gần dân hơn và bởi vậy họ sẽ sử dụng kinh phí của
đất nước đúng mục đích hơn. Đã có nhiều cơng trình được các nhà khoa học
dày công nghiên cứu về vấn đề phân cấp QLNN.

- Ở Việt Nam, để đẩy mạnh cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 “về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà
nước giữa Chính phủ và chịnh quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”
[60], tập trung vào phân cấp nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm giữa Chính
phủ và chính quyền cấp tỉnh trên các lĩnh vực chủ yếu nhất có liên quan đến
tất cả các lĩnh vực khác là quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư; ngân sách nhà
nước; đất đai, tài nguyên, doanh nghiệp nhà nước; hoạt động sự nghiệp, dịch
vụ công; tổ chức bô máy, cán bộ, công chức.
- Đề tài “Thực hiện tốt sự phân cấp giữa chính quyền Trung ương với
chính quyền địa phương" do Viện Quản lý kinh tế Trung ương thực hiện. Đề
tài đã xem xét phân tích xu thế phân cấp trong cải cách hành chính nhà nước
hiện nay, trong đó lý giải các nguyên nhân khiến phân cấp trở thành xu thế tất
yếu của thời đại ngày nay, đặc biệt trong bối cảnh cải cách hành chính nhà
nước. Nhóm tác giả cũng phân tích các ưu điểm và nhược điểm của phân cấp
cùng các điều kiện tiến hành phân cấp thành cơng trên thực tế. Đề tài phân
tích thực trạng phân cấp QLNN thông qua việc xem xét những chủ trương về
phân cấp quản lý từ trung ương xuống địa phương; đánh giá tình hình phân
cấp giữa Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh trên một số lĩnh vực như: quy
hoạch, kế hoạch; đầu tư xây dụng kết cấu hạ tầng cơ sở; ngân sách; quản lý
11


đất đai, tài nguyên, khoáng sản; quản lý doanh nghiệp nhà nước; quản lý các
đơn vị cung ứng dịch vụ công; về tổ chức bộ máy và nhân sự. Như vậy,đề tài
đã đánh giá thực trạng phân cấp trong công tác tổ chức bộ máy và quản lý
nhân sự ở Việt Nam trong thời gian vừa qua nhưng mới chỉ mang nét chấm
phá, khái quát. Dựa trên những đánh giá và bài học rút ra, nhóm nghiên cứu
đề xuất 5 nhóm giải pháp đẩy mạnh phân cấp, bao gồm: Nhận thức đúng việc
phân cấp trong hệ thống hành chính nhà nước; làm rõ nội dung QLNN trong

cơ chế thị trường của mỗi cấp trong hệ thống hành chính nhà nước; Phân định
rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ mỗi cấp trong hệ thống hành chính; Thực hiện
nghiệm túc các nguyên tắc đã được quy định về phân cấp và tăng cường
ĐTBC CBCC các cấp chính quyền ở địa phương.
Một số tổ chức quốc tế và cơ quan các nước đã tổ chức bàn về đổi mới
cơ chế quản lý, đẩy mạnh phân công, phân cấp trong quản lý nhân sự và thu
hút được sự quan tâm của nhiều nhà quản lý và nhà khoa học. Chuỗi tọa đàm
về “Phân cấp quản lý và quản trị địa phương” do Học viện Hành chính phối
hợp với chuyên gia của tổ chức hợp tác kỹ thuật Bỉ (BTC) tổ chức trong
thờigian từ 2008-2010 đã và dự kiến xem xét các khía cạnh của phân cấp như
các vấn đề chung về phân cấp, trong đó phân biệt giữa phân quyền và tản
quyền; để thực thi quy trình phân cấp quản lý; phân cấp quản lý và q trình
tồn cầu hóa. Hội thảo "Quản trị địa phương” thuộc Đại hội khối Pháp ngữ tại
Việt Nam tổ chức ngày 26-27 tháng 3 năm 2009 tại Hà Nội đã xem xét đến
vấn đề thẩm quyền của các cấp chính quyền địa phương trong phát triển bền
vững; trong các cuộc “Hội cấp chính quyền địa phương trong phát triển bền
vững. Trong các cuộc hội thảo này, các đại biểu đều nhất trí phân cấp quản lý
nói chung và phân cấp quản lý là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu lực,
hiệu quả của hành chính cơng. Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy:
Những đề tài nghiên cứu khoa học trên chủ yếu nghiên cứu về phân cấp
QLNN nói chung, chưa nghiên cứu chuyên sâu về phân cấp quản lý ĐTBC
12


CBCC; Các cơng trình nghiên cứu chủ yếu mới tập trung vào hệ thống giải
pháp công tác quản lý CBCC nói chung chứ chưa tập trung nhiều vào giải
pháp đẩy mạnh phân cấp ĐTBC CBCC hoặc nếu có nghiên cứu thì mới chỉ
chú ý đến những mảng nội dung nhất định. Một số nghiên cứu đã xem xét vấn
đề phân cấp quản lý CBCC, chủ yếu tiếp cận dưới giác độ của quy định pháp
luật mà chưa đi thưc hiện các quy định về phân cấp trên thực tế.

- Một tài liệu quan trọng, không thể thiếu khi nghiên cứu về phân cấp
QLNN là cuốn tài liệu “Phân cấp quản lý nhà nước - Lý luận và thực tiễn”
của tác giả Võ Kim Sơn [20]. Theo tác giả, có thể hiểu về phân cấp trong hoạt
động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp cho
ác tổ chức tạo nên bộ máy hành chính nhà nước. Đó là phân cơng thực thi
quyền lực nhà nước thuộc lĩnh vực quyền hành pháp. Điều này gắn liền với cơ
cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; gắn liền với hệ thống cơ cấu tổ
chức mang tính thứ bậc; là sự chuyển giao quyền thực thi quyền hành pháp từ
tổ chức nhà nước ở cấp này sang tổ chức khác hay là sự chuyển giao một số
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn từ cấp trên cho cấp dưới.
Trên cơ sở tìm hiểu cơ sở lý luận về phân cấp trong quản lý hành
chính nhà nước: Phân quyền trong lý thuyết quyền lực nhà nước, các hình
thức phân cấp quản lý hành chính nhà nước, phân cấp việc sử dụng nguồn
ngân sách nhà nước - nguồn thu và quyền cho trong hoạt động quản lý hành
chính nhà nước, phân cấp hoạt động cung cấp dịch vụ công hay phân cấp
chức năng thứ hai của các cơ quan hành chính nhà nước; vấn đề phân cấp
quản lý hành chính nhà nước ở Việt nam từ năm 1945 đến năm 2003 theo
quy định của Hiến pháp, theo luật tổ chức Chính phủ và luật tổ chức chính
quyền địa phương, tác giả đã đưa ra những nhận xét về phân cơng, phân cấp
hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam cả những kết quả đã đạt
được và những vấn đề còn hạn chế như sựchồng chéo hoạt động quản lý nhà
nước trên các lĩnh vực giữa các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc
13


Chính phủ. Tác giả cho rằng, đây là một trong những vấn đề phức tạp nhất
của sự phân công trách nhiệm hoạt động QLNN đối với ngành, lĩnh vực;
hoạt động QLNN trên một số lĩnh vực chưa được quy định cụ thể cho bộ, cơ
quan ngang bộ nào thực hiện…
Để thực hiện đẩy mạnh phân cấp trong hoạt động quản lý hành chính

nhà nước, tác giả đã đưa ra những luận giải cho thấy phân cấp hoạt động quản
lý hành chính nhà nước mang tính tất yếu, từ đó đưa ra một số nội dung cần
quan tâm nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của phân cấp hoạt động quản
lý hành chính nhà nước từ các nguyên tắc cần tuân thủ đến sự định hướng của
Đảng và Nhà nước Việt Nam trong q trình phân cơng, phân cấp hoạt động
quản lý hành chính nhà nước.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu về phân cấp QLNN đã cung cấp
cho tác giả khái niệm và nội dung trong phân cấp QLNN. ĐTBD CBCC là
một nội dung cũng cần sự phân cấp quản lý.
Để hoạt động ĐTBD có hiệu quả, việc phân cấp quản lý đã được nhiều
tác giả nghiên cứu.
- Nguyễn Ngọc Vân làm chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu luận cứ khoa
học và giải pháp thực hiện phân công, phân cấp đào tạo, bồi dưỡng theo chức
danh cán bộ, công chức nhà nước” [27], đã chỉ rõ hoạt động phân công, phân
cấp ĐTBD theo chức danh CBCC nhà nước là yếu tố bảo đảm tính khoa học
của cơng tác ĐTBD và khẳng định tính khách quan phải thực hiện phân cấp.
Thực tế cho thấy, công tác ĐTBDCBCC của cả hệ thống các cơ sởĐTBD ở
Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung vào các đối tượng CBCC theo tiêu
chuẩn ngạch, cịn việc ĐTBD theo chức danh rất ít. Chính vì vậy, việc phân
công, phân cấp ĐTBD theo chức danh cần được thực hiện để đảm bảo tính
phân tầng kiến thức và tính chuyên sâu trong hoạt động ĐTBD CBCC.

14


- Cuốn sách “The School Management Initiative” (Sáng kiến quản lý
nhà trường) của nhóm tác giả thuộc Education and Manpower Branch and
Education Department (1991), Government Printer, Hong Kong [43].
Tài liệu này trình bày một cách có hệ thống chương trình quản lý thay
đổi ở cấp trường. Nó giải thích việc xây dựng chính sách, thực hiện và đánh

giá trong bộ máy của chính phủ và sau đó mơ tả những thay đổi cụ thể được
đề xuất trong phạm vi tổ chức và nội bộ tổ chức.
Tài liệu xem xét các vấn đề chính sách và quản lý ở cấp trường và đưa
ra 18 khuyến nghị cụ thể để tăng cường quản lý hiệu quả cho giáo dục ở cấp
trường. Đây là đề xuất của nhóm nghiên cứu liên quan đến các trường học, có
giá trị tham khảo đối với Ủy ban Giáo dục, Hội đồng Giáo dục, Hội đồng
trường học và các cơ quan có liên quan khác về quản lý giáo dục.
- Bài “Education and Decentralization” (Giáo dục và phân cấp) của World
Bank, đăng trên website
/>Hiện nay có xu hướng tồn cầu hóa việc phân cấp các hệ thống giáo
dục. Hầu hết các quốc gia đang thử nghiệm hoặc cân nhắc một số hình thức
phân cấp giáo dục. Quá trình chuyển quyền hạn ra quyết định từ Bộ Giáo dục
Trung ương sang chính quyền địa phương, cộng đồng và trường học. Mức độ
chuyển đổi khác nhau từ phân ly hành chính sang chuyển tiếp rộng rãi hơn về
kiểm sốt tài chính sang cấp khu vực hoặc địa phương. Mặc dù có những lý
thuyết vững chắc cho việc phân cấp các hệ thống giáo dục, q trình này địi
hỏi sự cam kết chính trị mạnh mẽ và sự lãnh đạo để thành công. Con đường,
chiều sâu và kết quả cuối cùng, kết quả của các cuộc cải cách về phân quyền
phụ thuộc vào động lực cải cách, điều kiện ban đầu của quốc gia và ngành, và
sự tương tác của các liên minh quan trọng trong ngành.
- Tác giả Cathy Gaynor viết cuốn “Decentralization of Education”
(Phân cấp giáo dục) năm 1998, The World Bank Washington, D.C [38].
15


Cuốn sách này là một trong một loạt các vấn đề trong việc tái cấu trúc
hệ thống giáo dục. Là một phần của giáo dục và cải cách khu vực công, nhiều
quốc gia đang phân cấp việc cấp phát và quản lý các dịch vụ giáo dục cho các
cấp khu vực, địa phương hoặc trường học. Mục tiêu của cuốn sách này là để
hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách tinh chỉnh chiến lược và lựa chọn giữa

các phương án có thể để tái cơ cấu hệ thống. Cải cách hệ thống không phải là
sự kiện một lần, mà là một quá trình liên tục thay đổi, đánh giá, và thay đổi
theo nhu cầu của thời điểm cụ thể và các quốc gia cụ thể. Giáo dục tốt nằm
trong tay của lực lượng giảng dạy, và thay đổi hệ thống đòi hỏi sự thay đổi
trong thực tiễn phát triển của giáo viên. Trong nhiều trường hợp giáo viên,
các tổ chức nghề nghiệp, cơng đồn và chính phủ khơng đồng ý về mục đích
và kết quả cải cách. Những thay đổi trong quản lý giáo viên có thể giúp cải
thiện việc dạy và học.
- Péter Radó (2010), “Governing Decentralized Education Systems Systemic Change in South Eastern Europe” (Quản trị hệ thống giáo dục phi tập
trung - Thay đổi hệ thống ở Đơng Nam Âu), Printed in Budapest, Hungary [50].
Có hai hệ thống con của ngành giáo dục, trong đó phân cấp phải được
giải quyết theo một cách khác: giáo dục đại học và học tập của người lớn.
Trong giáo dục đại học, sự phân quyền xuất hiện như là hai vấn đề liên quan
đến nhau: (1) tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, (2) mức độ mà các cơ
quan quản lý và kiểm soát chất lượng thực sự thực hiện bởi chính quyền trung
ương được triển khai tới các khuôn khổ hợp tác giáo dục đại học Tổ chức
hoặc chính các tổ chức. Về phân cấp, những vấn đề liên quan đến giáo dục
sau trung học gần gũi hơn với giáo dục mầm non. Về các chức năng quy định
(ví dụ, yêu cầu đối với người lớn, trong một môi trường tối ưu, là giống hệt
nhau, hoặc ít nhất là một phần giống nhau, với những quy định cơ bản cho
thành phần giáo dục chính thức của giáo dục và dạy nghề (VET). Liên quan
đến các khía cạnh khác của học tập dành cho người lớn: (1) chúng liên quan
16


×