Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Biện pháp giúp học sinh khối 3 hát đúng giai điệu bài hát quốc ca việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.45 KB, 15 trang )

0

30

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHỐI 3 HÁT ĐÚNG
GIAI ĐIỆU BÀI HÁT QUỐC CA VIỆT NAM

Người thực hiện: Phùng Thị Minh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Phúc
SKKN thuộc lĩnh vực (Mơn): Âm nhạc

THANH HĨA NĂM 2021


1


Mục lục
1. MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu:..........................................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu:.........................................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................3
2. NỘI DUNG.............................................................................................................................4


2.1. Cơ sở lý luận........................................................................................................................4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:............................................4
a. Thuận lợi.................................................................................................................................4
b. Khó khăn.................................................................................................................................4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề....................................................................6
a.Phân loại học sinh:..................................................................................................................6
b. Sử dụng triệt để đồ dùng dạy học, hát mẫu............................................................................6
c. Kết hợp giữa tai nghe và giọng hát:........................................................................................7
2.4. Hiệu quả...............................................................................................................................7
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................8
3.1. Kết luận................................................................................................................................8
3.2. Kiến nghị..............................................................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Bài hát Quốc ca là biểu tượng linh hồn của tổ quốc, được gắn liền với lịch
sử cách mạng của dân tộc Việt Nam.
Bài hát được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944 với tiêu đề là bài hát “Tiến
quân ca”.

(Hình ảnh nhạc sĩ Văn Cao và bài hát: “ Tiến quân ca”)


2

Tháng 8 năm 1945 bài hát được Bác Hồ chọn làm bài “Quốc ca Việt Nam”.
Những giai điệu đầu tiên được vang lên tại nhà hát lớn Hà Nội đã làm lay động đến

từng trái tim của con người Việt Nam.

(Hình ảnh nhà hát lớn Hà Nội năm 1945)
Từ đó bài hát Quốc ca Việt Nam được gắn liền với nghi lễ chào cờ, một
nghi lễ thiêng liêng, quan trọng. Thể hiện tinh thần yêu nước, lòng biết ơn, niềm tự
hào của dân tộc Việt Nam.

( Hình ảnh lễ chào cờ đầu tiên tại Hà Nội)


3

Chính vì vậy bài hát Quốc ca Việt Nam đã được đưa vào chương trình học
hát cho học sinh nói chung, học sinh Tiêủ học nói riêng. Nhưng thực tế giai điệu
của bài hát từ lâu đã thấm vào tâm hồn, vào tiềm thức của các em, các em đã
được nghe hát truyền khẩu từ bố mẹ, ông bà… mọi người xung quanh nhưng lối
hát truyền khẩu chưa chính xác về giai điệu dẫn đến khi được học hát, các em
mắc lỗi sai nhiều.
Là giáo viên dạy bộ môn âm nhạc tơi nhận thấy việc tìm ra những biện
pháp tích cực nhất để hướng dẫn cho học sinh ghi nhớ và hát đúng được giai
điệu bài hát Quốc ca Việt Nam, chính là thể hiện lịng tơn nghiêm, niềm tự
hào dân tộc, là nền tảng giúp các em thể hiện được sắc thái khi hát hay nói cách
khác thể hiện được cả phần “xác” và phần “hồn” của bài hát.
Thể hiện tốt bài hát Quốc ca Việt Nam trước hết học sinh phải hát
đúng ca từ, đúng giai điệu và sau đó là sắc thái của bài hát. Ở đề tài này tôi
chỉ đưa ra một biện pháp nhỏ là hướng dẫn các em hát đúng cao độ và
trường độ hay cịn gọi là giai điệu của bài hát. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài
sáng kiến kinh nghiệm“ Biện pháp giúp học sinh khối 3 hát đúng giai điệu bài
hát Quốc ca Việt Nam”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:

- Biện pháp giúp học sinh xác định và hát đúng cao độ và trường độ của
bài hát Quốc ca Việt Nam. Từ đó giúp các em nắm vững và thể hiện tốt bài hát.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp giúp học sinh khối 3 hát đúng giai điệu bài hát Quốc ca Việt
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong khi nghiên cứu đề tài tôi đã tiến hành song song nhiều phương pháp
từ nghiên cứu thực trạng trên lớp mình dạy học đến việc tìm tịi suy nghĩ để tìm
ra cách giảng dạy tốt nhất. Tôi đã sử dụng nhiều phương pháp như sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận. (đọc tài liệu)
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp phân tích, thực hành.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.


4

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Âm nhạc có chức năng phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình
tượng có sức biểu cảm bằng âm thanh , chức năng giáo dục, và chức năng thẩm
mĩ. Chức năng thẩm mĩ âm nhạc đem đến cho con người những khoái cảm thẩm
mỹ cao, là món ăn tinh thần khơng thể thiếu trong cuộc sống và còn là nhu cầu
nhận thức hoạt động xã hội lồi người. Góp phần quan trọng trong việc hoàn
chỉnh nhân cách con người., đáp ứng được nhu cầu ước muốn của tuổi trẻ, ngồi
ra cịn giúp cho học sinh biết yêu cái đẹp, yêu cuộc sống, xây dựng đất nước
ngày càng văn minh giàu đẹp hơn.
Âm nhac trong nhà trường góp phần giáo dục tồn diện, xây dựng lên
những con người hồn thiện có đầy đủ các mặt “ đức- trí- thể- mĩ”. Đặc biệt việc

dạy bài hát quốc ca có ý nghĩa lý luận sâu sắc. Trong từng giai điệu, từng ca
từ của bài hát như một bức tranh sinh động làm sống dậy những trang sử hào
hùng của dân tộc ta. Bài hát đã gắn bó máu thịt với người dân Việt nam, đã
trở thành tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam. Bởi đấy là bài hát “
Mãi mãi vững bền, cùng nước non Việt nam ta vững bền”
Vì vậy học hát bài quốc ca Việt Nam không phải chỉ mang tính chất
giải trí hay rèn luyện khả năng ca hát mà là ý thức trách nhiệm của mỗi
người dân Việt Nam nói chung và các em học sinh nói riêng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
a. Thuận lợi
Trường Tiểu học Xn Phúc có phịng dạy Âm nhạc và đồ dùng cần thiết
cho việc giảng dạy như: sách tham khảo, tranh ảnh, đàn Organ, bộ gõ, thanh
phách…
Học sinh rất hứng thú, yêu thích giờ học Âm nhạc.
b. Khó khăn
Tuy nhiên qua thời gian thực tế giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy đa số các
em đã được nghe bài Quốc ca Việt Nam ngay từ khi chưa học rất nhiều lần.
- Hơn nữa khi dạy hát tôi nhận thấy trong một lớp khẳ năng cảm nhận âm
thanh của học sinh khơng giống nhau, có em có tai nghe tốt, hát tốt, nhưng cũng
có em cịn gặp khó khăn về việc cảm nhận âm thanh khi học hát đặc biệt là
những học sinh diện hòa nhập.
- Học sinh cơ bản đã thuộc lời nhưng hầu hết các em đều hát sai về tiết tấu
và cao độ. Cái sai đó nó đã thấm sâu vào trí nhớ của các em, dẫn đến khi được
học hát, các em chỉ hát đúng khi cô tập hát từng câu, nhưng khi cho các em hát
hát kết hợp cả bài, hầu hết các em lại hát sai như cũ.
- Học sinh chưa hát chính xác giai điệu ở một vài câu điển hình như:


5


* Sai về tiết tấu:
Cụ thể ở câu hát :

Hầu hết học sinh hát thành:

Hoặc như câu hát:

Học sinh hát thành:

* Sai về cao độ :
Câu hát: “Đường vinh quang xây xác quân thù” tiếng “thù” có cao độ là
nốt “si” nhưng học sinh thường dễ bị hát tiếng “thù” với cao độ là nốt “la” giống
tiếng “ngừng” ở câu hát trước sau, vì có giai điệu và tiết tấu giống nhau chỉ khác
về cao độ ở nốt nhạc cuối.
Khảo sát giờ học hát của khối 3 trước khi áp dụng biện pháp như sau:
Lớp

Lớp 3A
Lớp 3B

Các nội dung được khảo sát

Tổng số HS
Hoàn thành

Tỷ lệ

Học sinh hát đúng cao độ

10/30


34%

Học sinh hát đúng trường độ

10/30

34%

Học sinh hát đúng cao độ

15/30

50%


6

Học sinh hát đúng trường độ

10/30

34%

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Khi gặp những hạn chế như trên, tôi đã thử áp dụng nhiều biện pháp để
tìm cách truyền đạt tới học sinh, sao cho đơn giản và dễ hiểu nhất. Các em hát
sai có thể do nhiều nguyên nhân như đã trình bày ở trên, các em do đã thuộc bài
hát trước đó nhưng chưa hát đúng về cao độ, tiết tấu…, do các em chưa biết kết
hợp giữa tai nghe và giọng hát. Và đơi khi học sinh hát tập thể thì đúng nhưng

khi hát cá nhân thì lại hát sai…. Do vậy, khi dạy hát, học sinh hát sai tơi khơng
nóng vội, mà đã tìm biện pháp thích hợp và ln động viên, khích lệ các em.
Dựa trên những yếu tố về khả năng âm nhạc của học sinh, tôi đã đưa ra
những biện pháp cụ thể để khắc phục những nhược điểm đó là:
a.Phân loại học sinh:
Đầu năm học, tơi đã khảo sát để phân loại học sinh, bởi trong một lớp khẳ
năng cảm nhận âm thanh của học sinh không giống nhau, có em có tai nghe tốt,
hát tốt, nhưng cũng có em cịn gặp khó khăn về việc cảm nhận âm thanh khi học
hát đặc biệt là những học sinh diện hòa nhập. Sau khi đã nắm bắt được khả năng
của từng em, tôi đã sắp xếp cho các em ngồi xen kẽ hợp lý. Sự bố trí đó, giúp
cho những em có khả năng hạn chế, nhận thức kém sẽ học tập và tiếp thu tốt hơn
khi nghe cô giáo đàn và hát mẫu. Lại được hát theo các bạn hát đúng, hát hay
ngồi bên cạnh, dần dần các em có phản xạ về âm nhạc tốt hơn, giúp các em thể
hiện giai điệu chính xác hơn.
b. Sử dụng triệt để đồ dùng dạy học, hát mẫu.
Cùng với các trang thiết bị được cấp cho phòng âm nhạc, tơi đã khai thác
triệt để tính năng của cây đàn phím điện tử trong giảng dạy bởi độ cao của đàn
rất chính xác, hệ thống âm sắc và tiết tấu của đàn tương đối hoàn chỉnh tạo cho
học sinh sự hứng thú say mê hơn khi học tập. âm thanh của độ cao sẽ thấm vào
các em một cách tự nhiên hơn.
Ngồi ra, phương pháp hát mẫu cũng được tơi kết hợp sử dụng thường
xuyên, bởi khi thể hiện bài hát cần phải hát trịn vành rõ chữ. Do đó ngoài việc
sử dụng đàn để xác định độ cao chuẩn xác cũng cần phải hướng dẫn học sinh hát
đúng giai điệu, thể hiện được sắc thái của bài hát thông qua việc hát mẫu của
mình đặc biệt là những ca từ khó phát âm để học sinh bắt chước.
Ví dụ: Ở câu hát:

Tiếng: Đường, quang, xác.. đặc biệt là tiếng “ quang” và tiếng “ xác” cần phải
mở rộng miệng để tạo âm thanh cho chính xac. Tơi đã hát mẫu lặp đi lặp lại để
học sinh quan sát và làm theo.



7

Ở những câu hát khác tôi cũng sử dụng biện pháp hát mẫu tương tự như vậy.
c. Kết hợp giữa tai nghe và giọng hát:
* Học sinh thuộc bài hát trước khi học hát nhưng chưa hát chính xác giai điệu:
- Trường hợp 1: Học sinh thuộc bài hát trước đó nhưng hát khơng chính
xác cao độ một vài chỗ trong bài, tôi đàn cho các em nghe cao độ chính xác và
cao độ khơng chính xác mà các em đã hát, giúp các em phân biệt câu đúng, câu
sai, kết hợp với dùng tay ra hiệu độ cao - thấp của âm thanh. Học sinh vừa nghe,
vừa quan sát, tự ý thức để hát cho đúng cao độ. Nếu sau biện pháp này học sinh
vẫn chưa hát chuẩn thì tơi sẽ cho học sinh hát ngun ca từ đó nhắc lại nhiều lần
đến khi có cảm giác quen độ cao đó thì các em đã sửa được.
- Trường hợp 2: Học sinh thuộc bài hát trước nhưng hát không chính xác
trường độ- tiết tấu, tơi đã cho học sinh đọc lời ca kết hợp gõ đệm theo tiết tấu
nhiều lần.
Ví dụ: Câu hát “Đường vinh quang xây xác quân thù”.
Tôi chép tiết tấu của từng câu hát lên bảng:

Hướng dẫn học sinh gõ nhiều lần cho đến khi học sinh thành thạo, sau
đó tơi đàn giai điệu của câu hát cho học sinh nghe và hát mẫu lại 1-2 lần, rồi bắt
nhịp cho học sinh hát lại. Khi tập hát những câu hát khó giáo viên cần tách riêng
học sinh để sửa vì đơi khi học sinh hát tập thể thì đúng nhưng hát cá nhân lại sai.
Trong lúc sửa cần phải động viên, khích lệ các em, điều đó giúp các em
rất hứng thú trong việc tiếp thu bài nhanh và hát chính xác hơn.
Với cách làm như vậy, học sinh đã sửa được lỗi hát sai trường độ- tiết tấu.
Tương tự với câu hát: “Tiến lên cùng tiến lên, nước non Việt Nam ta vững bền”
tôi cũng áp dụng biện pháp như trên và cũng đạt kết quả như mong muốn- học
sinh cũng đã sửa được lỗi sai của mình.

2.4. Hiệu quả
Trong các giờ học tơi ln khen ngợi, động viên học sinh của mình. Điều
đó đã khích lệ tinh thần học tập của các em, giúp các em thêm hứng thú, say mê
học tập và nắm bắt bài học tốt hơn, tạo khơng khí: “Học mà chơi- chơi mà học”.
Học sinh đã dần hình thành được những kĩ năng cơ bản khi học hát. Giúp các
em ghi nhớ và hát đúng giai điệu bài hát Quốc ca Việt Nam.


8

Khảo sát kết quả giờ học hát của khối 3 sau khi áp dụng biện pháp như sau:
Lớp

Các nội dung được khảo sát

Tổng số HS
Hoàn thành

Tỷ lệ

Học sinh hát đúng cao độ

30/30

100%

Học sinh hát đúng trường độ

30/30


100%

Học sinh hát đúng cao độ

30/30

100%

Học sinh hát đúng trường độ

30/30

100%

Lớp 3A

Lớp 3B

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua thời gian thực hiện biện pháp tôi rút ra một số kinh nghiệm cho bản
thân như sau:
- Học hát là một phân môn quan trọng, nó có tác dụng và vai trị mở rộng
hơn với phân môn khác, bởi ca hát là một hoạt động hấp dẫn. Tiếng hát của các
em là tiếng nói tình cảm, là mối dây liên hệ cộng đồng, là phương tiện để các em
tự giáo dục và hoàn thiện bản thân.
- Vì vậy bản thân là giáo viên Âm nhạc phải ln tự hồn thiện mình để có
trình độ nghiệp vụ sư phạm ngày một tốt hơn. Khi dạy hát bài Quốc ca giáo viên
phải nắm bắt được từng đối tượng học sinh và có những biện pháp phù hợp nhất,
mục đích sao cho học sinh ln ln ghi nhớ và hát đúng gai điệu của bài hát.

Là nền tảng giúp các em sẽ thể hiện bài hát tốt hơn trong mỗi giờ chào cờ!
3.2. Kiến nghị
Đối với giáo viên:
- Nhiệt tình trong cơng việc, kiên trì, chịu khó nghiên cứu bài dạy một
cách chu đáo.
- Luôn luôn học hỏi bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao chuyên môn năng
lực cũng như kỹ năng đứng lớp.
- Luôn đặt bài học vào tình huống có vấn đề để tìm hiểu sâu về bài học
giúp cho tiết học được hiệu quả hơn.
- Có lịng u nghề, mến trẻ, ln tạo cho tiết học có khơng khí vui tươi,
thoải mái, khiến học sinh ln tìm được nguồn vui và cảm hứng mà khơng phải
một sự bắt buộc nào đó.
- Tăng cường làm đồ dùng dạy học.


9

Đối với học sinh:
- Có đầy đủ đồ dùng, sách vở…
- Ham học hỏi, chăm chỉ học tập.
- Thông qua bài học, học sinh biết cách áp dụng các kĩ năng vào từng bài
hát cụ thể để giờ học hát đạt hiệu quả cao.
Đối với nhà trường:
- Trang bị thêm tài liệu tham khảo để giáo viên có thêm tư liệu phục vụ tốt
cho giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học.
Đối với các cấp lãnh đạo:
- Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư
phạm cho đội ngũ giáo viên.
- Tăng cường trang thiết bị, đồ dùng dạy học nhất là các tranh ảnh để phục
vụ cho tiết học được sinh động và chất lượng hơn.

- Nâng cao cơ sở vật chất nhất là phịng chức năng cho bộ mơn Âm nhạc
để tiết học được diễn ra với bầu khơng khí hăng say hơn.
=> Là một giáo viên yêu nghề, tâm huyết với nghề, tôi luôn mong muốn
mang lại cho các em - thế hệ tương lai của đất nước một tâm hồn tươi đẹp bằng
những giai điệu đẹp, giúp các em phát triển toàn diện, đặc biệt là khả năng cảm
thụ âm nhạc và kỹ năng ca hát, hình thành trong các em thẩm mĩ nghệ thuật
đúng đắn.
Với các biện pháp đưa ra trong bài này tơi hi vọng sẽ góp thêm một số kinh
nghiệm có ích trong việc giảng dạy phân môn học hát cũng như môn Âm nhạc.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tơi đã có được trong quá trình
giảng dạy Âm nhạc ở trường Tiểu học Xn Phúc những năm tháng qua. Tơi
khơng có tham vọng gì lớn ngồi việc cùng chia sẻ những gì mà tơi đã làm
được, và mong muốn sự đóng góp ý kiến ở các cấp lãnh đạo, các bạn đồng
nghiệp những kinh nghiệm quý báu trong giảng dạy để tôi vững vàng hơn trên
con đường mà chúng ta đã lựa chọn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN Như Thanh, ngày 07tháng 4 năm 2021
VỊ
CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP, COPPY

Người viết


10

Lê Thị Ngân

Phùng Thị Minh



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 3 của nhà xuất bản giáo dục .
2. Sách giáo viên Âm nhạc lớp 3 của nhà xuất bản giáo dục .
3. Cuốn sách Phương pháp dạy học âm nhạc của trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
4. Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc (Bộ GD&ĐT).


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phùng Thị Minh
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Phúc

TT

1.
2.

3.

Tên đề tài SKKN
Vài ý giúp học sinh lớp 1 nắm
vững cách gõ đệm theo nhịp,
phách, tiết tấu khi hát
Xây dựng tiết học hát cho học
sinh khối 5 theo mơ hình VNEN
đạt hiệu quả.
Xây dựng tiết học hát cho học
sinh khối 5 theo mơ hình VNEN

đạt hiệu quả.
( Thêm điểm mới đối với năm
2018 - 2019)

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Sở GD

C

2011-2012

Phòng GD

C

2018- 2019


Phòng GD

A

2019 - 2020



×