Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.85 KB, 22 trang )

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng Tiếng
Anh

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu và có vai trò quan trọng
trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Trong tình hình hiện nay,
đất nước đang trên con đường đổi mới, chính sách mở cửa quan hệ với các
nước trên thế giới đã tăng đáng kể. Tiếng Anh được sử dụng ở hầu hết mọi
lĩnh vực trong cuộc sống và nó được coi là ngôn ngữ quốc tế hàng đầu
trên thế giới. Vì thế, việc học và sử dụng tiếng Anh ngày càng tăng. Ở Việt
Nam, tiếng Anh ngày càng chiếm vị trí quan trọng và đang là môn ngoại ngữ
được sử dụng phổ biến nhất.
Trong dạy và học tiếng Anh, từ vựng là một trong ba yếu tố tạo thành
hệ thống kiến thức ngôn ngữ và đóng vai trò là phương tiện, điều kiện hình
thành và phát triển kỹ năng giao tiếp. Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai
trò của từ vựng cũng hết sức quan trọng. Có thể thấy một ngôn ngữ là một
tập hợp của các từ vựng. Không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ
vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với
việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau mà chúng ta chỉ
có thể nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các
đơn vị từ vựng. Như vậy việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ
vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói
chung và tiếng Anh nói riêng. Vì từ vựng là một đơn vị ngôn ngữ nên nó
được thể hiện dưới hai hình thức: Lời nói và chữ viết. Muốn sử dụng được
ngôn ngữ đó, tức là phải nắm vững hình thức biểu đạt của từ bằng lời nói và
chữ viết. Song do có mối liên quan của từ vựng với các yếu tố khác trong
ngôn ngữ (ngữ pháp, ngữ âm, ngữ điệu ...) hoặc trong tình huống giao tiếp.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng để xây nên một bức tường ngôn ngữ thì từ


vựng là “những viên gạch” còn ngữ pháp và các cấu trúc câu là “những
1


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng Tiếng
Anh

mạch vữa” để gắn kết những viên gạch tạo nên bức tường ngôn ngữ. Nếu
không có một vốn từ vựng cần thiết thì người học không thể sử dụng các cấu
trúc câu và các chức năng ngôn ngữ trong giao tiếp.
2. Cơ sở thực tiễn
Từ vựng có thể xem là phần quan trọng nhất vì nó là phương tiện
dùng để diễn đạt ý tưởng đồng thời đó cũng là cầu nối giữa các kĩ năng
nghe, nói, đọc và viết. Tuy nhiên, việc dạy từ vựng lại không đơn giản chút
nào, nhất là dạy cho trẻ đang ở ngưỡng bắt đầu học ngoại ngữ như học sinh
khối lớp 3. Đối với học sinh khối lớp 3, việc đọc và nói tiếng Việt cho chuẩn
xác, diễn cảm đã là một vấn đề không dễ, huống gì nói đến việc học tiếng
Anh lại càng nan giải và khó khăn hơn nhiều. Dạy từ vựng cho trẻ lớp 3 đòi
hỏi ở người giáo viên không chỉ có khả năng ngôn ngữ mà còn là cách làm
thế nào để khiến học sinh tham gia vào bài học vì đây là lần đầu tiên các em
tiếp xúc với một ngôn ngữ mới.
Xuất phát từ đối tượng của quá trình dạy học là học sinh Tiểu học.
Thêm vào đó chương trình tiếng Anh được giảng dạy ở trường cũng là
chương trình khá mới lạ đối với bản thân. Qua những lần đầu giảng dạy tôi
nhận thấy rằng số lượng từ vựng cần truyền đạt cho học sinh trong một tiết
học là khá nhiều so với chương trình Let’s go mà tôi đã từng giảng dạy.
Chính vì lẽ đó mà bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi các đồng chí
đồng nghiệp để tìm ra những biện pháp làm sao giúp học sinh mới bắt đầu
tiếp cận tiếng Anh nhớ từ vựng một cách lâu dài và hạn chế tối đa sự lãng
quên. Vì vậy mà tôi đã quyết định chọn đề tài "Một số biện pháp giúp học

sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng Tiếng Anh" nhằm giúp các học sinh học tốt
hơn ở bộ môn này cũng như giúp cho bản thân nhận ra những khiếm khuyết
trong cách giảng dạy từ đó đúc kết được những kinh nghiệm quý báo trong
việc truyền đạt từ vựng.
II. Khảo sát thực trạng
1. Về phía giáo viên
2


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng Tiếng
Anh

Người giáo viên còn gặp khó khăn vì khi mới chuyển về trường bản
thân lần đầu tiên tiếp xúc với bộ sách giáo khoa Tiếng Anh chương trình
mới nên ít được tham gia những đợt tập huấn về phương pháp giảng dạy
chương trình này. Sau một năm giảng dạy, học hỏi thêm ở bạn bè, đồng
nghiệp bản thân cũng đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báo cũng như
việc quen dần với khối lượng kiến thức trong chương trình này. Tuy nhiên
chỉ mới làm quen được một năm thì sách lại tiếp tục đổi mới, bên cạnh đó
phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng phải đổi mới để phù hợp với
chương trình giảng dạy theo thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì
vậy bản thân sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế trong công tác
giảng dạy. Thêm vào đó cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và tài liệu tham
khảo còn rất ít. Tuy nhiên bản thân tôi đã cố gắng khắc phục khó khăn để
công tác giảng dạy đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Về phía học sinh
Qua quá trình khảo sát tình hình học tập môn Tiếng Anh đầu năm của
khối lớp 3 cụ thể là về khả năng đọc - viết từ vựng, tôi nhận thấy rằng có
một số em đọc và viết từ rất chuẩn, tốc độ viết khá nhanh, phát âm khá chính
xác. Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh chưa nhớ được cách phát âm, cách

viết từ vựng đã học mặc dù chỉ là những từ đơn giản. Một số học sinh chỉ
nhớ được cách phát âm mà quên đi cách viết từ, sử dụng từ. Bên cạnh đó
cũng còn số đông học sinh chưa điều khiển được răng, môi lưỡi khi phát âm
các từ có chứa nguyên âm và phụ âm khó phát âm như /θ/, /t∫/, /ð/,
/∫/, /η/, /ʒ/, /ʒn/, /dʒ/, /ʌ/, /æ/, /ei/, /ou/, /iə/, /eə/, /uə/...điều này cũng ảnh
hưởng đến việc viết từ của các em vì khi phát âm sai sẽ dẫn đến viết sai.

3


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng Tiếng
Anh

PHẦN II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Từ vựng tiếng Anh là một công cụ, phương tiện quan trọng nhất
trong việc sử dụng và học tiếng Anh. Ở bất kỳ một kỹ năng nào của việc học
ngoại ngữ đều phải sử dụng đến từ vựng. Vì vậy từ vựng tiếng Anh là nguồn
vốn, là sản phẩm vô giá, là công cụ chính cho người sử dụng tiếng Anh.
Trong một bài học môn tiếng Anh, hầu hết tiết học nào cũng có phần
“Giới thiệu từ vựng”. Để bài học đạt kết quả cao, học sinh phải nắm rõ cách
phát âm, ngữ nghĩa cũng như cách sử dụng của các từ qua đó các em mới
khắc sâu được những từ giáo viên muốn truyền đạt. Muốn thế giáo viên cần
lựa chọn các kỹ năng phù hợp với từng loại từ để sao cho học sinh dễ hiểu,
dễ nhớ và dễ sử dụng. Đây cũng chính là lý do thôi thúc tôi tìm ra những
biện pháp làm sao để học sinh có thể nhớ từ vựng một cách lâu dài.
I. Các biện pháp giải quyết
1. Biên soạn một chương trình giảng dạy vừa sức của học sinh
Một giờ học có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc
giáo viên chuẩn bị giáo án lên lớp như thế nào bởi giáo án như một thời gian

biểu và bản đồ dẫn đường cho một tiết học.
Bất kì một bài học nào cũng cần thời gian chuẩn bị, ngay cả khi sách
giáo khoa hay tài liệu của bài học ngày hôm đó đã có sẵn thì thời gian soạn
bài chi tiết cũng vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ứng dụng
những nguồn tài liệu ấy vào bài giảng một cách khoa học. Giáo án có vai trò
đặc biệt quan trọng bởi nó giúp tôi quản lý thời gian dành cho mỗi đơn vị bài
học được tốt hơn. Quan trọng hơn, giáo án có tác dụng vạch ra rõ ràng đơn
vị bài học cần được chú trọng, từ đó tôi sẽ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh
khung thời gian đề phòng các trường hợp cháy giáo án, thừa thời gian.
Một giáo án hay giúp tôi định hướng đi rõ ràng trong việc giảng dạy
và truyền đạt từ vựng, giáo án giúp tôi định hướng từ vựng nào thì vận dụng
4


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng Tiếng
Anh

phương pháp nào, sử dụng tranh ảnh, vật thật, tạo tình huống, giải thích hay
dùng cử chỉ, điệu bộ...để làm sao cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và dễ sử
dụng. Điều mà tôi luôn chú trọng trong việc soạn giảng của mình là áp dụng
một trong những nguyên tắc vàng của hội đồng Anh vào tiết dạy.
1.1. Chơi hơn dạy
Chính xác phải nói đây là phương pháp “Dạy mà không dạy”, trong
đó, giáo viên lên lớp không theo một giáo trình nhất định nào cả và tư tưởng
chủ đạo không phải là dạy mà là tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng
tiếng Anh cho học sinh. Từ đó, hướng dẫn học sinh tự làm chủ sân chơi và
từng bước tự bổ sung các hoạt động khác nhau.
1.2. Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết
Hình ảnh, trò chơi, nhạc họa, diễn kịch... nói chung là các hoạt động
nhằm giúp các em tham gia vào môi trường sử dụng tiếng Anh một cách tự

nhiên, không gượng ép.Các hoạt động đa dạng sẽ giúp học sinh từng bước
hình thành phong cách riêng trong học tập. Phong cách riêng chính là nền
tảng của chất lượng và hiệu quả học tập.
1.3. Học cụ hơn giáo trình
Việc bám theo một giáo trình nào đó sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của
cả thầy lẫn trò. Hơn nữa, để có thể đa dạng hóa các hoạt động trong lớp, việc
tăng cường học cụ là điều cần thiết.
Cần chú ý những học cụ (kể cả bài hát, trò chơi, diễn kịch...) bình
thường dễ kiếm để làm tăng hoạt động của học sinh, nhất là cần khuyến
khích học sinh tìm kiếm thêm các học cụ làm phong phú hóa quá trình học
tập, khuyến khích các em nghe nói, giao tiếp Tiếng Anh nhiều.
Việc sử dụng các thiết bị công nghệ cao như máy nghe nhạc, điện thoại,
truyền hình hay máy tính và các phần mềm kèm theo sẽ giúp đẩy nhanh việc
nắm bắt ngôn ngữ nhưng không phải là cái duy nhất làm tăng hiệu quả sử dụng.
1.4 Nói nhiều hơn Nghe-Viết
Thực tế cho thấy kỹ năng nói dễ học và bắt chước nhất trong học
5


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng Tiếng
Anh

ngoại ngữ. Và khi nói được, học sinh đã từng bước xây dựng được tâm lý tự
tin trong sử dụng tiếng Anh. Đây vốn là điểm yếu cơ bản trong giao tiếp
Tiếng Anh đối với nhiều thế hệ đi trước.
Ngoài ra, do tập trung nhiều vào kỹ năng nói, học sinh cũng cần phải
phát âm chuẩn. Điều này phụ thuộc rất lớn vào giáo viên, giáo viên phát âm
chuẩn dễ giúp học sinh phát âm chuẩn. Qua đó các em cũng phát âm Tiếng
Anh chuẩn hơn.
Một cách hạn chế việc phát âm không chuẩn là tăng cường các

chương trình hướng dẫn phát âm qua băng đĩa, tivi, nghe nhạc...
1.5. Bắt chước hơn ngữ pháp
Bắt chước là không thể thiếu được đối với thiếu nhi, đặc biệt trong
học ngoại ngữ. Bắt chước giúp quá trình học tập đi nhanh hơn, trong đó kể
cả việc sử dụng các mẫu câu căn bản.
Ngữ pháp được hình thành từng bước trong quá trình học nhưng tránh
không để ngữ pháp là trở ngại trong bắt chước. Tuy nhiên, bắt chước gồm cả
xấu lẫn tốt. Việc xác định tốt hay xấu là do giáo viên và phụ huynh chủ động
hướng dẫn để học sinh tự xác định và hành động phù hợp. Việc bắt chước sẽ
giúp rất nhiều trong việc phát triển kỹ năng phát âm của các em, các em sẽ
có thể phát âm Tiếng Anh với mức độ chuẩn gần với người bản xứ.
1.6. Vui hơn cho điểm
Thông thường, ở nước ta sau mỗi buổi học không riêng gì ngoại ngữ,
phụ huynh thường hỏi là “hôm nay được bao nhiêu điểm” hơn là “hôm nay
học có vui không, có gì mới không” như trong các hệ thống giáo dục khác.
Chính vì tư tưởng này, học sinh phải chú ý lấy được điểm cao và vui chơi lại
là thứ yếu. Từ đó, qua từng bậc học hình thành thói quen học vì điểm và
bằng mọi cách phải có điểm số cao.
Điểm số cũng cần vì đó cũng là cách động viên học sinh nhưng động
viên thì có nhiều cách khác nữa. Phải thay đổi để làm cho lớp học sinh động,
học sinh có vui mới hình thành động cơ học tập tốt, có động cơ tốt mới nỗ
6


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng Tiếng
Anh

lực đạt kết quả.
Ở nước ta, vẫn chưa có chuyên ngành dạy tiếng Anh thiếu nhi như ở
nhiều nước khác. Sắp tới, cần chú ý xây dựng những lớp bồi dưỡng chuyên

đề về dạy tiếng Anh thiếu nhi để không những nâng cao hiệu quả sử dụng
tiếng mà còn rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới cả về phương
pháp, kỹ năng và tạo nền tảng, thói quen cho học tập suốt đời trong lĩnh vực
dạy và học tiếng Anh.
2. Tạo cảm giác thoải mái trong giờ học
Giáo viên giữ một vai trò rất quan trọng trong sự thành công của mỗi
buổi học. Học sinh có hào hứng tham gia đóng góp cho tiết học, có sôi nổi
hăng hái xây dựng hay không, học sinh có thu nhận những vấn đề ngữ pháp,
từ vựng, phát âm… mà giáo viên truyền đạt hay không, đôi khi bí quyết lại
nằm ở những vấn đề tưởng chừng rất đơn giản. Tạo cảm giác thoải mái trong
giờ học là một trong những bí quyết mà đã có rất nhiều giáo viên áp dụng,
và đương nhiên tôi không nằm ngoài số đông đó.
2.1. Đưa ra những nhận xét mang tính tích cực và xây dựng
Những nhận xét mang tính tích cực và xây dựng đối với học sinh
trong quá trình giảng dạy là một trong những bí quyết đó. Vậy, làm thế nào
để những nhận xét của giáo viên có được hiệu quả như mong muốn? Tôi
nghĩ nên đưa ra những nhận xét mang tính chất mô tả chứ không chung
chung. Nhận xét càng cụ thể càng tốt và không sử dụng ngôn ngữ mang tính
đánh giá.
Chẳng hạn như khi một học sinh nhìn tranh và đặt câu sai “This is a
apple.” hay phát âm sai từ “apple” ['epl] thì tôi chưa vội trách móc hay la
mắn chúng mà việc đầu tiên tôi sẽ mời một bạn khác đặt câu và phát âm lại,
nếu em sau vẫn sai thì tôi sẽ tiếp tục mời em khác giúp đỡ bạn, sau đó tôi sẽ
đưa ra những ví dụ khác để các em nắm vững cách sử dụng mạo từ “a” hay
“an” như “this is an apple.”, “ This is an orange.”, “this is a mango.”, “this is
a peach” và lưu ý các em cách đọc từ “apple” ['æpl]. Chúng ta có thể phân
7


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng Tiếng

Anh

tích cách dùng từ, lỗi phát âm của một học sinh này hoặc sự thiếu cẩn trọng
trong những lỗi chính tả của một học sinh khác. Điều này sẽ giúp học sinh
nhận ra những lỗi sai, điểm yếu của bạn bè và của cả chính mình nữa. Đặc
biệt, chúng ta cần tạo điểm nhấn vào những lỗi có thể sửa chữa được. Chúng
ta là người hướng dẫn trong lớp học, phải không? Vậy thì chúng ta hoàn
toàn có thể điều khiển chúng để có được các phản ứng như mong muốn.
Chính học sinh sẽ tự nhận thấy là chúng phải học các từ mới nhiều hơn, tập
phát âm, tập nói ở nhà nhiều hơn, tham gia tích cực hơn để xây dựng bài
học.
2.2. Đừng bao giờ áp đặt cho học sinh của mình
Việc đưa ra các đánh giá dồn dập không những không có lợi mà còn
phản tác dụng nữa. Khi chúng lo lắng, sợ hãi, xấu hổ thì không bao giờ còn
có thể tiếp thu những gì tôi muốn truyền đạt nữa. Và thậm chí giờ học tiếng
Anh của tôi có thể trở thành cơn ác mộng đối với các học sinh. Vì vậy mà
các nhận xét của tôi mỗi lần chỉ tập trung một hoặc hai vấn đề quan trọng mà
thôi, tôi nhận ra rằng tôi không nên quá áp đặt mà là người hướng dẫn tận
tình, cụ thể cho học sinh. Điều đó trọng lượng hơn là những lời mắng nhiếc,
chỉ trích. Ví dụ trong bài This is my pen, lesson 1, ở Unit 8 số lượng từ vựng
các em cần phải nắm là pen, rubber, pencil, pencil case, school bag,
notebook, pencil sharpener. Đối với các em khá giỏi thì với số lượng này là
không nhiều nhưng với một số em trung bình yếu thì có thể chúng quá khó
để các em đọc và nhớ được cách viết tất cả các từ. Nhưng không vì lẽ trên
mà tôi nản lòng, bỏ cuộc, để mặc các em học sao cũng được. Để tất cả các
học sinh có thể khắc sâu từ tối đa tôi luôn quan tâm, giúp đỡ, thường xuyên
gọi những học sinh trung bình yếu phát biểu xây dựng bài và khi chúng mắc
lôi tôi sẽ động viên, khuyến khích và tuyệt đối không chê bai hay nặng lời
đặc biệt hơn hết là tôi không bao giờ áp đặt bắt buộc chúng phải học hết tất
cả trong một lần. Mục đích quan trọng nhất của tôi là không chỉ bắt học sinh


8


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng Tiếng
Anh

học hết từ mới, nhớ được cách phát âm chính xác và cách viết từ mà là nâng
cao khả năng học tiếng Anh của chúng. Bởi vậy mà tôi luôn tự nhắc nhở
mình hãy biết kiên nhẫn, hãy đưa ra những nhận xét mang tính tích cực và
xây dựng. Sự cố gắng của tôi một ngày nào đó sẽ được đền đáp bằng những
nỗ lực của học sinh.
3. Áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
Hiện nay, ứng dụng máy vi tính phục vụ công tác giảng dạy không
còn là mới mẻ, tuy nhiên phương pháp và cách thức sử dụng vẫn còn là vấn
đề tranh cãi. Với máy vi tính người giáo viên sẽ phải đầu tư ban đầu nhiều
hơn vào giáo án của mình nhưng học sinh sẽ có nhiều thời gian tích cực
tham gia xây dựng bài và thêm sự hứng thú hơn trong từng tiết học, điều đó
đồng nghĩa với việc lượng kiến thức tiếp thu được nhiều hơn và thời gian
thực hành trong mỗi tiết học cũng sẽ nhiều hơn. Chính việc phải có một số
kiến thức nhất định về tin học cũng như đầu tư nhiều thời gian cho giáo án
đã làm một số giáo viên không muốn đổi mới phương pháp dạy. Riêng tôi
nghĩ rằng việc sử dụng giáo án điện tử không còn là một vấn đề gây khó
khăn cho các giáo viên hạn chế kiến thức về tin học nữa, vì chúng ta đã có
một phương tiện hữu hiệu vô song đó là internet. Việc mở rộng công cụ
internet, công nghệ thông tin là khâu quyết định cho việc cập nhật tri thức
mới mẻ, hiện đại và cũng là nguồn tài liệu tham khảo phong phú và đa dạng.
Với sự hỗ trợ của máy vi tính, tôi có thể khai thác sâu nội dung của
bài trong một tiết học, đặc biệt phát triển các kỹ năng cơ bản. Việc này cho
phép tôi tiết kiệm “thời gian chết” (xóa bảng, viết bảng, nhớ những nội dung

mà bất ngờ quên...). Ngân hàng hình ảnh, sự linh động của các slide giúp
giáo viên dẫn nhập vào bài học một cách ấn tượng và thu hút, bởi vì trong
giảng dạy ngoại ngữ vai trò của hình ảnh là rất quan trọng.
Hình ảnh không chỉ dùng để minh họa bài học mà còn biểu đạt được
những nội dung khác về văn hóa xã hội của một đất nước. Như vậy giáo viên
giới thiệu bài học bằng cách hạn chế tối đa sự hiện diện của mình trong lớp,
9


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng Tiếng
Anh

học sinh tham gia một cách tự nhiên vào bài học và phát biểu ý kiến sôi nổi.
Điều này rất quan trọng trong cách dạy mới với tiêu chí lấy học sinh làm
trung tâm của quá trình dạy học.

Thông qua internet tôi có thể linh hoạt biên soạn một bài giảng thú vị,
sinh động trên trang quizlet.com, hay trên phần mềm hotpotatoes mà tôi đã
được tập huấn năm ngoái. Nhờ những trang web, phần mềm trên học sinh sẽ
dễ dàng khắc sâu các từ mới vừa học qua những hình ảnh sinh động, những
bài tập ứng dụng bổ ích, và cả những trò chơi thú vị, hấp dẫn nữa.
10


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng Tiếng
Anh

Tuy nhiên tôi vẫn chưa thực hiện được những ý định trên vào bài
giảng cụ thể của mình trên lớp vì bản thân chưa chủ động được thời gian và
còn sợ mắc lỗi trong quá trình soạn giảng mà chỉ bước đầu áp dụng trong

việc rèn luyện học sinh tham gia olympic tiếng Anh trên internet.
4. Dựa vào tâm lý thích vui chơi của học sinh
Muốn học tốt tiếng Anh, nhất thiết không chỉ tập trung vào học ngữ
pháp và làm bài tập. Ðặc biệt đối với trẻ em quan trọng nhất làm sao để cho
các em thấy học như chơi - chơi như học.
Việc giáo viên độc thoại, còn các em thì hì hụi ghi chép từ và mẫu câu
rồi sau đó về nhà học thuộc lòng sẽ không tạo khả năng tư duy và sáng tạo
phong phú của các em. Chính vì thế ngoài việc chất lượng giáo viên giảng
dạy, việc thiết kế chương trình giảng dạy cũng phải phù hợp cho từng đối
tượng và từng bậc học. Có như vậy, không những tạo khả năng tư duy mà
còn phát triển khả năng học tập một cách độc lập, tạo niềm say mê, thích thú
và đạt kết quả cao trong học tập ở trường cũng như trong các kỳ thi.
4.1. Giúp học sinh chơi với tiếng Anh
Dạy học sinh Tiểu học là công việc tương đối khó và phức tạp bởi học
sinh lớp 3 chưa thực sự có ý thức học tập bộ môn tiếng Anh như các học
11


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng Tiếng
Anh

sinh lớp 4-5 và hầu hết còn rất ham chơi. Để học sinh tập trung vào bài học,
giáo viên cần dạy học kết hợp với các trò chơi vui nhộn và lý thú. Sau đây là
một vài trò chơi tôi thường áp dụng trong giảng dạy nhằm giúp học sinh học
tốt từ vựng.
Trò chơi 1: Up-down- right-left (lên - xuống - trái - phải)
Mục đích giải trí: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt.
Mục đích giáo dục: luyện khả năng nghe, ghi nhớ về trạng từ chỉ nơi chốn.
Số lượng người tham gia: Cả lớp.
Thời gian: 3 – 5 phút.

Cách chơi: Tương tự trò “DÀI – NGẮN – CAO – THẤP”
Giáo viên phổ biến trò chơi gồm 4 động tác: Chỉ tay lên trời (UP), chỉ
tay xuống đất (DOWN), chỉ tay sang phải (RIGHT), sang trái (LEFT) và yêu
cầu học sinh đọc to và làm theo lời hướng dẫn mà không làm theo hướng tay
chỉ của giáo viên. Lần đầu giáo viên vừa làm đúng như vậy vừa hô để tạo
cho học sinh làm quen với định hướng và từ vựng.
Sau đó giáo viên bắt đầu hô một đường nhưng chỉ một nẻo. Ví dụ như
hô “Right” nhưng tay lại chỉ lên trời. Học sinh vừa hô “Right” theo vừa nhìn
giáo viên nhưng không làm theo hướng lên trời mà phải chỉ tay qua bên
phải. Nếu học sinh nào không hô hoặc tay chỉ khác hướng phải thì bị bắt
phạt. Lưu ý: - Hô bất kỳ chứ không theo thứ tự “Up – Down – Right – Left”
tránh cho học sinh làm theo một cách thụ động, nhàm chán. - Bắt phạt những
học sinh không nhìn vào quản trò, nhìn đi chỗ khác, nhắm tịt mắt, đưa sai
hướng, đưa rụt tay nhiều lần, không hô theo.
Hình thức phạt: Mỗi người bị phạt phải nhái giọng một con vật bất
kỳ, không lặp lại.
Trò chơi 2: Repeat after me (lặp lại theo tôi)
Mục đích giải trí: rèn luyện sự ghi nhớ, phản xạ tốt, rèn tính tự tin.
Mục đích giáo dục: luyện khả năng phát âm và nhớ các số Tiếng Anh.
Số lượng người tham gia: 02 người/ đợt.
12


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng Tiếng
Anh

Địa điểm: Trong lớp.
Thời gian: 7 – 10 phút.
Cách chơi: Chia lớp ra thành 8 đội, mỗi đội cử ra một người có khả
năng Anh văn cũng như khả năng đọc và nhớ tốt. 8 bạn đại diện 8 đội sẽ bốc

thăm chia cặp thi đấu trực tiếp. Mỗi đợt thi đấu 2 người loại 1 để cuối cùng
chọn ra bạn đại diện xuất sắc nhất. Giáo viên xếp 2 bạn thành hàng ngang
rồi hướng dẫn cách chơi. Hai bạn sẽ bị bịt mắt quay về phía khán giả. Giáo
viên sẽ sử dụng bảng đen để biểu hiện số.
Bước 1: Ghi 1 chữ số bất kỳ lên bảng, đọc cho cả lớp nghe rồi yêu cầu
bạn đội A lặp lại trước, bạn đội B lặp lại sau. Nếu cả 2 đều lặp lại được thì
tiếp tục bước sau.
VD: ghi “1” rồi đọc “One” và yêu cầu 2 bạn A đến B tuần tự đọc lại.
Bước 2: Ghi 2 chữ số lên bảng bao gồm chữ số đã đọc đầu tiên và số
tiếp theo bất kỳ, đọc cho cả lớp nghe rồi yêu cầu bạn đội B lặp lại trước, bạn
đội A lặp lại sau. Nếu cả 2 đều lặp lại được thì tiếp tục bước sau.
VD: Tiếp tục ghi số “17” rồi đọc “One – Seven” và yêu cầu 2 bạn B
đến A tuần tự đọc lại.
Bước 3: Ghi 3 chữ số lên bảng bao gồm 2 chữ số đã đọc trước đó và
số tiếp theo bất kỳ, đọc cho cả lớp nghe rồi yêu cầu bạn đội A lặp lại trước,
bạn đội B lặp lại sau. Nếu cả 2 đều lặp lại được thì tiếp tục bước sau. Nếu
một trong hai bạn không lặp lại được thì người thắng sẽ được vào vòng
trong. Trường hợp cả 2 người đều không lặp lại được thì giáo viên đọc lại
một lần nữa cho cả hai nhớ và đọc lại.
VD: Tiếp tục ghi số “173” rồi đọc “One – Seven – Three” và yêu cầu
2 bạn A đến B tuần tự đọc lại. Tiếp tục ghi 4 số và tiếp tục nhiều hơn cho
đến khi nào chọn được người thắng cuộc.
Lưu ý:
- Động viên những bạn thua cuộc bằng một tràng pháo tay của cả lớp.
- Đề nghị các bạn ngồi dưới giữ yên lặng để các đội chơi tập trung,
13


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng Tiếng
Anh


những ai nhắc nhở hoặc làm mất tập trung của các đội sẽ xử thua cho đội của
thành viên đó.
- Luân phiên yêu cầu bạn đội A hoặc đội B đọc trước để tránh một đội
luôn phải đọc trước còn đội kia thì được đọc sau.
- Nhắc nhở các đội chơi tự tin, không nghe kết quả đọc của đối
phương mà tin vào kết quả nhớ của bản thân.
- Các bạn phải đọc to, rõ ràng, mạch lạc, ấp úng quá 10 giây sẽ bị xử thua.
- Thưởng cho người thắng cuộc một phần thưởng có giá trị và những
tràng pháo tay giòn tan.
Trò chơi 3: Start with the tag (bắt đầu với cái đuôi)
Mục đích giải trí: rèn luyện sự phản xạ nhanh nhạy.
Mục đích giáo dục: luyện kỹ năng viết và đọc từ vựng Tiếng Anh.
Số lượng người tham gia: 02 người/ đợt.
Địa điểm: Trong lớp.
Thời gian: 7 – 10 phút.
Cách chơi: Chia lớp ra thành 8 đội, mỗi đội cử ra một người có nhanh
nhạy cũng như khả năng viết tốt. 8 bạn đại diện 8 đội sẽ bốc thăm chia cặp
thi đấu trực tiếp. Mỗi đợt thi đấu 2 người loại 1 để cuối cùng chọn ra bạn đại
diện xuất sắc nhất.
Giáo viên xếp 2 bạn quay mặt lên bảng. Mỗi người mỗi viên phấn để
viết chữ lên bảng. Giáo viên đọc từ đầu tiên, bạn A viết động từ đó lên bảng,
bạn B đứng đằng sau bạn A. Chờ khi bạn A viết xong, bạn B phải tiếp tục ghi
và đọc từ tiếp theo được bắt đầu bằng từ cuối của từ trước đó. Cứ thế tiếp tục
cho đến khi nào một trong hai thí sinh không thể tiếp tục ghi động từ nào nữa
thì thua cuộc.
Ví dụ: Giáo viên đọc to :”Go” A sẽ ghi “go” lên bảng. B sẽ tiếp tục
ghi “open” chẳng hạn. A tiếp tục ghi “need”. B phải tiếp tục ghi từ tiếp theo
được bắt đầu bằng chữ “d”. Cuộc chơi sẽ kết thúc khi một trong hai người
chơi không thể tìm ra động từ tiếp theo. Cứ tiếp tục chơi loại trực tiếp cho

14


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng Tiếng
Anh

đến khi chọn ra được người chơi giỏi nhất.
Lưu ý:
- Động từ phải luôn ở thể nguyên mẫu, không sử dụng quá khứ hay
quá khứ phân từ.
- Các bạn tham gia ghi động từ không có ý nghĩa, lặp lại động từ đã
ghi, ghi chậm hoặc ghi sai động từ… sẽ bị xử thua.
- Nhắc nhở các đội chơi tự tin, viết không được tẩy xoá nhiều lần.
Trò chơi 4: The god said (thượng đế bảo rằng)
Mục đích giải trí: rèn luyện sự phản xạ nhanh nhạy.
Mục đích giáo dục: luyện kỹ năng nghe và đọc Tiếng Anh.
Số lượng người tham gia: Cả lớp.
Địa điểm: Trong lớp.
Thời gian: 7 – 10 phút
Cách chơi: Giáo viên giải thích về từ ngữ “The God said” nghĩa là
“Thượng đế bảo rằng” điều đó có nghĩa là buộc mọi người phải làm theo
Người, ai không làm theo sẽ bị quyền lực tối cao của Thượng Đế trừng phạt.
Giáo viên hướng dẫn mọi hoạt động của học sinh qua việc yêu cầu
học sinh làm theo lời hướng dẫn bằng Tiếng Anh kèm với hành động của
mình. Tuy nhiên những yêu cầu được bắt đầu bằng chữ “The God said…”
thì học sinh mới thực hiện còn không có chữ đó thì không làm theo lời yêu
cầu. Nếu ai không làm theo yêu cầu khi có lệnh của “The God said…” hoặc
không có lệnh đó mà vẫn cứ làm thì bị phạt.
Ví dụ: Giáo viên hô “The God said…Raise your hands!” thì mọi
người cùng đọc theo đưa tay lên. Giáo viên vừa tiếp tục hô “The God said…

Clap your hands!” vừa vỗ tay thì mọi người cùng hô và vỗ tay theo. Giáo
viên đánh lừa bằng cách hô “Clap again!” và cũng vỗ tay theo. Nếu ai vỗ tay
theo cùng là bị bắt phạt bởi yêu cầu này không có câu “The God said…”. Cứ
như vậy tiếp tục cho đến khi bắt được đủ số lượng người bị phạt.
Lưu ý:
15


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng Tiếng
Anh

- Mới bắt đầu chơi nên cho chơi thử, đọc hành động chậm rồi đến
nhanh dần. Vừa đọc vừa làm theo để mọi người có thể dễ hiểu ý nghĩa Tiếng
Anh của câu lệnh đó là gì.
- Hô to, rõ, chọn các hành động phải có cách đọc dứt khoát như
“Stand up”, “Sit down”, “Touch your head”, “Close your eyes”…
- Bắt phạt những học sinh làm theo yêu cầu chậm, không dứt khoát.
- Nên sử dụng những mẹo lừa như “Kiss your friends”, “Game is
over”, “Open your mouths” mà không sử dụng kèm câu “The God said…”
để dụ khị bắt phạt những người chơi manh động.
- Hình thức phạt: Những người phạt phải hát và múa một bài hát
Tiếng Anh. Ai không hát sẽ có hình thức phạt tiếp như: Hôn tường, nhảy cóc
theo bài “Con cóc”, nặn tượng…
Trò chơi là nguồn khích lệ, tăng cường hứng thú học tập cho học sinh
và thường được coi là bước khởi động thu hút sự chú ý của chúng vào môi
trường giảng dạy ngoại ngữ. Ngoài ra, nó còn được xem là phương tiện kiểm
soát lớp học. Những trò chơi này nhằm giúp cho những tiết dạy Ngoại ngữ
đặc biệt là tiếng Anh thêm phần sinh động nhằm tạo sự lôi cuốn cho mỗi
người học lẫn giáo viên.
4.2. Giúp học sinh hát với tiếng Anh

Để học sinh có thể đọc và nhớ được nhiều từ vựng thì cần phải ôn đi
ôn lại nhiều lần. Một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả, vừa có
tác dụng khiến cho giờ học thêm sinh động, tạo hứng thú cho học sinh, vừa
có thể tăng vốn từ cũng như khả năng nhớ lâu lượng từ đó một cách dễ dàng
là cho học sinh học những bài hát tiếng Anh. Thêm vào đó tôi còn hướng
dẫn cho học sinh một vài động tác phụ họa ngộ nghĩnh, dễ thương để tăng
thêm sự hào hứng của học sinh trong tiết dạy.
Ngoài những bài hát có trong chương trình dạy tôi còn chọn những
bài hát bên ngoài có lời dễ hiểu, nội dung và nhạc điệu hay, nếu là bài hát
được số đông học sinh yêu thích thì càng tốt. Tôi thường dành thời gian để
16


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng Tiếng
Anh

học sinh của tôi có thể đọc và hiểu sơ qua lời bài hát. Chúng ta đừng đòi hỏi
học sinh của mình phải dịch toàn bộ lời bài hát ra tiếng Việt ngay mà chỉ cần
nắm được nội dung là đủ. Lưu ý phương pháp này không áp dụng cho thể
loại nhạc Rap vì trong lời bài hát thường có những tiếng lóng (slang) không
được dùng phổ biến trong tiếng Anh giao tiếp hàng ngày.Tiếp theo, hãy để
học sinh điền vào chỗ trống một vài từ khó do chúng ta chọn lọc ra từ trước.
Mục đích của việc nghe và điền từ vào chỗ trống không chỉ để luyện kỹ
năng nghe của học sinh, mà trong khi nghe đi nghe lại bài hát đó nhiều lần,
học sinh của chúng ta có thể phần nào đó thuộc lời bài hát cũng như nhớ
được cách phát âm những từ vựng đã được học có trong bài hát. Khi học
sinh đã có thể hát theo bài hát đó, chúng ta chỉ cần dạy cho học sinh ý nghĩa
và cách dùng những từ vựng học sinh đã gặp trong bài, vì đã có ấn tượng từ
trước nên những từ vựng này sẽ đi vào bộ nhớ của học sinh rất nhanh và rất
lâu. Nếu có thời gian và điều kiện, tôi sẽ đầu tư cho bài học của mình hơn

bằng cách dùng các video có tranh ảnh sinh động và lời bài hát (lyric) ở dưới
để học sinh nhìn và hát theo (giống như hát karaoke). Hoặc đơn giản hơn
chúng ta chỉ cần tạo một power point có tranh minh họa bắt mắt và phần lời
bài hát, chúng ta có thể để phần lời đó ẩn hay hiện ra lúc nào chúng ta cần.
Bằng việc kết hợp học bằng tai (listen), mắt (see) và cảm nhận (feel) giai
điệu của bài hát, học sinh của chúng ta chắc chắn sẽ rất thích thú với giờ học
tiếng Anh trên lớp. Đây là một phương pháp rất đơn giản và đã được nhiều
giáo viên áp dụng. Nếu hiểu đúng được ý nghĩa của phương pháp này và vận
dụng một cách sáng tạo, chúng ta sẽ không chỉ giúp học sinh của mình học
được thêm nhiều từ vựng, phát âm chính xác các từ đó mà còn có thể tạo cho
học sinh sự thích thú và hào hứng trong giờ học tiếng Anh của mình. Tuy
nhiên bản thân tôi cũng rất ít khi áp dụng phương pháp trên vì còn nhiều hạn
chế về thời gian.
II. Một số bài hát tiếng Anh thiếu nhi ngoài chương trình
17


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng Tiếng
Anh

Ngoài các bài hát trong chương trình giảng dạy tôi còn sưu tầm được
một số bài hát tiếng Anh sau:

Bingo
There was a farmer had a dog.
And bingo was his name.
B-I-N-G-O! B-I-N-G-O! B-I-N-G-O!
And bingo was his name, Oh!

Five little ducks

Five little ducks went out one day.
Over the hill and far away.
Mother duck said "Quack, quack(2) "
But only four little ducks came back.
(three, two, one)

Finger song
Where is thumbkin?
Where is thumbkin?
Here I am, here I am
How are you this morning?
Very well, I thank you.
Run away, run away.

18


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng Tiếng
Anh

Are you sleeping
Are you sleeping, are you sleeping.
Brother John, Brother John.
Morning bells are ringing. (2)
Ding ding dong, ding ding dong.

I’m a little teapot
I’m a little teapot, short and stout.
Here is my handle , here is my spout.
When I get all steamed up, hear me shout.

"Tip me over and pour me out!"
I'm a clever teapot, yes it's true.
Here let me show you what I can do.
I can change my handle to my spout.
Just tip me over and pour me out!
Animal song
Tell me what it is. Tell me what it is.
Yes, it is a dog. Yes, it is a dog.
Woe…Woe…Woe….Yes, it is a dog.
Tell me what it is. Tell me what it is.
Yes, it is a cat. Yes, it is a cat.
Meao…meao…meao….Yes, it is a cat.
(Pig)Oen..oea…oen. Yes, it is a pig.
(Cow)Mou…mou…mou. Yes, it is a cow.
(Hen). Coe…coe…coe Yes, it is a hen

19


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng Tiếng
Anh

PHẦN III
KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG
I. Kết quả đạt được
Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi đã đạt được
một số kết quả khả quan. Trước hết những kinh nghiệm này rất phù hợp với
chương trình học trong sách giáo khoa và được thực hiện trên tinh thần áp
dụng thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học sinh có hứng thú và ý
thức hơn trong việc học tập, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện

nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng tiếng Anh khắc sâu từ vựng
một cách lâu dài. Không khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng hơn. Học sinh không
còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. Đây cũng chính là nguyên nhân
đi đến những kết quả tương đối khả quan sau:
Đầu năm học
Líp

Sĩ số

viết và đọc

đọc tốt, viết

rất tốt

chưa tốt

Giữa năm học
đọc và viết

viết và đọc

đọc tốt, viết

đọc và viết

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

3A

33

14

42.4

11


33.3

8

24.3

25

75.8

7

21.2

1

3.0

3B

34

12

35.3

13

38.2


9

26.5

24

70.6

8

23.5

2

5.9

3C

34

10

29.4

14

41.2

10


29.4

22

64.7

10

29.4

2

5.9

3D

34

11

32.4

13

38.2

10

29.4


24

70.6

7

20.6

3

8.8

II. Hiệu quả ứng dụng, phổ biến đề tài và bài học kinh nghiệm
Sau một thời gian thử nghiệm tại trường. Tôi thiết nghĩ việc dạy và học
từ vựng làm sao cho có hiệu quả là mục tiêu quan trọng hàng đầu vì từ vựng
tiếng Anh là một công cụ, phương tiện quan trọng nhất trong việc sử dụng

20


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng Tiếng
Anh

và học tiếng Anh. Vì vậy từ vựng tiếng Anh là nguồn vốn, là sản phẩm vô
giá, là công cụ chính cho người sử dụng tiếng Anh.
Khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này một cách linh hoạt tôi đã phần
nào cải thiện được tình trạng học trước quên sau của học sinh. Góp phần giúp
học sinh khắc sâu từ vựng một cách lâu dài đồng thời các em cũng cảm thấy
hứng thú hơn khi học tiếng Anh.
Sau khi áp dụng sáng kiến này bản thân tôi đã đúc kết được những

kinh nghiệm quý báu cho bản thân:
1. Giáo viên phải luôn tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ học và phải
sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ chính để giao tiếp. Tùy theo khối lớp và
đối tượng học sinh, giáo viên có thể sử dụng những câu tiếng Anh ngắn gọn,
đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc.
2. Giáo viên phải luôn luôn theo dõi và kịp thời sửa lỗi sai trong quá
trình các em phát âm. Giáo viên không nên sửa lỗi ngay trong khi các em
đọc, nói mà hãy để các em đọc xong, nói xong sau đó giáo viên có thể sửa
lỗi phát âm cho các em, làm như vậy các em sẽ không sợ mắc lỗi khi giao
tiếp.
3. Giáo viên nên lồng ghép các hoạt động nghe và nói tiếng Anh với
hình thức “ vừa học – vừa chơi ”.
4. Trong thời gian ở nhà, hướng dẫn các em bổ sung thêm từ vựng
tiếng Anh bằng cách xem phim, đọc truyện có lời thoại bằng tiếng Anh,
nghe và hát theo các bài hát tiếng Anh đơn giản.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã đúc kết được trong quá
trình công tác. Xin nêu ra để cùng quý thầy cô và đồng nghiệp trao đổi, giúp
đỡ để tôi hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy. Tôi rất mong nhận được
sự đóng góp quý báo của Hội đồng khoa học các cấp để tôi có thể hoàn thiện
thêm sáng kiến của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
21


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 khắc sâu từ vựng Tiếng
Anh

Liên Hương, ngày 24 tháng 3 năm 2015
Người thực hiện


Ý KIẾN CỦA HĐKH TRƯỜNG
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Ý KIẾN CỦA HĐKH CẤP TRÊN
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Xếp loại: ……………………

22



×