Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trên lớp và ở nhà trong mùa dịch bệnh covid – 19 ở trường tiểu học minh tiến – ngọc lặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp
2.3. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Biện pháp 1: Tìm kiếm tài liệu, tra cứu thơng tin trên mạng
Internet
2.3.2. Biện pháp 2: Sử dụng CNTT để thiết kế bài học, giảng dạy
bằng bài giảng điện tử.
2.3.3. Biện pháp 3: Tham khảo sách điện tử, giáo án điện tử.
2.3.4. Biện pháp 4:
Sử dụng các thiết bị điện tử vào quá
trình dạy học
2.3.5. Biện pháp 5: Gửi, nhận văn bản bằng thư điện tử.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.
3.2.1. Nhà trường.
3.2.2. Giáo viên.

Trang


1
1
3
3
3
3
3
5
6
7
7
9
9
15
15
17
17
17
17
18

0


1. MỞ ĐẦU
1.1. Li do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, trong thời đại ngày nay - thời đại của thông tin và
nền kinh tế tri thức - đã tạo ra những biến đổi lớn trong mọi mặt hoạt động của
con người và xã hội. Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) rộng rãi trên
tất cả các lĩnh vực đã cho thấy vai trò to lớn và những tác dụng kỳ diệu của

CNTT trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục ở
các nước có nền giáo dục phát triển. Việc ứng dụng CNTT trong thực tế dạy học
đã đem lại kết quả đáng kể và những chuyển biến tích cực trong dạy học, nhất là
về phương pháp dạy học (PPDH), đó thực sự là “một cuộc cách mạng cơng nghệ
trong giáo dục”.
Trong Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, cơng nghệ thơng tin có tác
động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ
thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT
trong dạy học; Phịng Giáo dục Đào tạo Ngọc Lặc nói chung và trường Tiểu học
Minh Tiến nói riêng đã quan tâm và quyết tâm đưa CNTT vào công tác giảng
dạy, học tập; được nhà trường triển khai một cách đầy đủ và thiết thực nhất. Với
sự quan tâm của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, sự nỗ lực không ngừng của tập
thể sư phạm nhà trường,100% giáo viên đã soạn giảng ở mức thành thạo và sử
dụng hiệu quả những phần mềm soạn giảng cũng như các thiết bị hỗ trợ để phục
vụ công tác chuyên môn. Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và trong
giảng dạy được nhà trường xem đây là nhiệm vụ then chốt của các năm học
trong thời gian qua. Đặc biệt là trong thời gian học sinh tạm nghỉ học ở nhà do
phải cách li xã hội để phòng chống dịch Covid-19, việc UDCNTT trong dạy học
qua các phần mềm được áp dụng nhiều và có hiệu quả cao.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy ưu điểm nổi trội của việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong trong dạy học là giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo
và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình, giúp tôi và đồng
nghiệp rút ngắn được thời gian nghiên cứu, biến ý tưởng thành hiện thực, giúp
tiếp cận khoa học thật lý thú. Những ngân hàng dữ liệu kiến thức khổng lồ và đa
dạng được kết nối với nhau đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc soạn giảng của
giáo viên. Ngồi ra, các thầy cơ khơng chỉ bó buộc trong khối lượng kiến thức
hiện có mà cịn được tìm hiểu thêm về những chuyên ngành khác như tin học và
học hỏi các kỹ năng sử dụng hình ảnh, âm thanh trong việc thiết kế bài giảng với

2


môi trường đa phương tiện đã phát huy một cách tối đa đa giác quan của người
học. Những tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh hình, kênh chữ, âm thanh
sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu. Nhờ ứng dụng CNTT vào giảng
dạy, giáo viên chủ động hơn trong kế hoạch bài giảng của mình, dễ dàng tìm
kiếm các tài liệu phục vụ bài giảng, tạo mạch liên kết giữa các đơn vị kiến thức
tự nhiên, hợp lý hơn.
Là một giáo viên đứng lớp, bản thân tôi luôn trăn trở với suy nghĩ làm thế
nào để giờ dạy của mình thu hút được sự chú ý của học sinh, làm thế nào để tiết
học sinh động hấp dẫn? Đồng thời để đảm bảo an toàn cho học sinh trong tình
hình dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, làm thế nào để học sinh khi
không đến được lớp học mà vẫn học được bài, vẫn không quên được kiến thức
với mục tiêu “tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học”, và sự xuất
hiện của công nghệ thông tin đã giúp tôi tháo gỡ những băn khoăn này. Đó
chính là lý do tơi chọn đề tài: “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học ở trên lớp và ở nhà trong mùa dịch bệnh Covid – 19” ở
trường Tiểu học Minh Tiến – Ngọc Lặc và đã áp dụng trong hai năm học 20192020, 2020-2021. Mong rằng có thể góp một phần nhỏ bé vào việc đổi mới
phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy – học của huyện nhà.
1.2. Mục đich nghiên cứu
- Giúp học sinh học tốt các môn học thơng qua các bài giảng có sử dụng cơng
nghệ thông tin: Bài giảng điện tử, các thiết bị khác .. .
- Tìm hiểu nguyên nhân tại sao học sinh khơng có hứng thú học bài khi giáo viên
chưa sử dụng CNTT vào bài dạy .
- Tìm ra phương pháp dạy sao cho học sinh dễ nghi nhớ bài, dễ hiểu bài, ham học,
có hứng thú khi học bài có sử dụng cơng nghệ thơng tin... Trên cơ sở. đó giúp
học sinh hình thành kỹ năng học bài có hiệu quả.
- Nâng cao chất lượng dạy và học khi áp dụng công nghệ thông tin trong trường
học.

1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học ở trên lớp và ở nhà trong mùa dịch bệnh Covid – 19” ở
trường Tiểu học Minh Tiến – Ngọc Lặc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm đọc tài liệu có liên quan đến phương pháp
dạy học ứng dụng công nghệ thông tin.
-Phương pháp điều tra quan sát: Điều tra thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến
việc học sinh chưa có hứng thú, chưa hiệu quả khi học bài.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Nhằm đối chiếu kết quả, áp dụng


các biện pháp dạy học ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy
học cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học Minh Tiến – Ngọc Lặc”.
-Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Phân tích các yếu tố và tổng hợp kinh
nghiệm, đề xuất các biện pháp thực hiện đề tài.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT trong các trường học
được ngành giáo dục chú trọng. Việc áp dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học
cịn làm thay đổi nội dung và phương pháp truyền đạt trong giờ dạy: Nhờ các
cơng cụ đa phương tiện của máy tính như văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh,
hoạt cảnh giáo viên sẽ xây dựng được bài giảng sinh động thu hút sự tập trung
của người học dễ dàng thể hiện được các phương pháp sư phạm như: phương
pháp dạy học tình huống, phương pháp dạy học nêu vấn đề, thực hiện đánh giá
kết quả học tập toàn diện của học sinh khách quan, ngay trong quá trình học
tăng khả năng tích cực chủ động tham gia học tập của người học. Việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học đã giúp học sinh được tiếp cận phương pháp
dạy học mới hấp dẫn hơn hẳn phương pháp đọc – chép truyền thống. Ngồi ra,
sự tương tác giữa thầy cơ và học trò cũng được cải thiện đáng kể, học sinh có

nhiều cơ hội được thể hiện quan điểm cũng như chính kiến riêng của mình. Điều
này khơng chỉ giúp các em ngày thêm tự tin mà còn để cho giáo viên hiểu thêm
về năng lực, tính cách và mức độ tiếp thu kiến thức của học trị, từ đó có những
điều chỉnh phù hợp và khoa học. Hơn thế nữa, việc được tiếp xúc nhiều với công
nghệ thông tin trong lớp học còn mang đến cho các em những kỹ năng tin học
cần thiết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây sẽ là nền tảng và sự trợ
giúp đắc lực giúp học sinh đa dạng và sáng tạo các buổi thuyết trình trước lớp,
đồng thời tăng cường khả năng tìm kiếm thơng tin cho bài học của các em. Các
em sẽ làm quen được với các hình thức tự học như học online, học qua cầu
truyền hình.
Về việc triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới
phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một
cách hiệu quả và sáng tạo; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tịi thơng tin qua
mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi,
mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xố bỏ sự lạc hậu về cơng nghệ và
thơng tin do khoảng cách địa lý đem lại.
Cụ thể là:
- Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện


tử và giáo án trên máy tính. Khuyến khích giáo viên, giảng viên trao đổi kinh
nghiệm giảng dạy qua website của các cơ sở giáo dục và qua Diễn đàn giáo dục
trên Website Bộ.
- Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (e-Learning). Tổ chức cho giáo viên,
giảng viên soạn bài giảng điện tử e-Learning trực tuyến; tổ chức các khố học
trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học tập cho người học.
- Xây dựng trên Website Bộ các cơ sở dữ liệu và thư viện học liệu điện tử (gồm
giáo trình và sách giáo khoa điện tử, đề thi trắc nghiệm, phần mềm thí nghiệm
ảo, học liệu đa phương tiện, bài giảng, bài trình chiếu, giáo án của giáo viên,
giảng viên). Tổ chức “sân chơi” trí tuệ trực tuyến miễn phí của một số môn học.

- Việc hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy bằng ứng dụng CNTT phải được
thực hiện một cách hợp lý, tránh lạm dụng, tránh bệnh hình thức chỉ ứng dụng
CNTT tại một số giờ giảng trong cuộc thi, trong khi không áp dụng trong thực tế
hàng ngày.
- Hiện nay các trường có điều kiện đầu tư, trang bị Tivi, đầu video, xây dựng
phòng đa năng với hệ thống máy tính, nối mạng Internet…tạo diều kiện cho
người giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Công nghệ
thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc
đổi mới phương pháp và hình thức dạy để nâng cao chất lượng dạy học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp
Hiện nay Ban giám hiệu luôn luôn quan tâm tạo điều kiện môi trường
thuận lợi: Trang bị cơ sở vật chất, các thiết bị hiện đại hệ thống máy tính, mạng
internet giúp cho giáo viên có thể tiếp cận nhanh với cơng nghệ thơng tin từ đó
ứng dụng vào q trình giảng dạy. Ban giám hiệu ln sát sao chỉ đạo giáo viên
về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng
dạy. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học ngoại khóa nâng cao
chun mơn và phần mềm tin học: Phần mềm Power Point, phần mềm
Photoshp,...
Với sự quan tâm sát sao của Ban giám hiệu trong việc ứng dụng công
nghệ thông tin cho giáo viên trong công tác giảng dạy, nhưng việc ứng dụng
CNTT vào dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học là một cơng việc
khó khăn, lâu dài, đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất và năng lực của
đội ngũ giáo viên.


Mặc dù có nhiều tiện ích như vậy song thực trạng của việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học cịn gặp một số khó khăn như : Giáo viên chưa mạnh dạn,
ngại khó, khơng chịu học hỏi nâng cao trình độ tin học, một số giáo viên cịn
chưa tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình mà copy của người khác.
Khi thiết kế bài giảng điện tử chưa có sự chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu, lúng

túng trong việc sắp xếp các nội dung trình chiếu, phơng chữ, màu, cỡ chữ, hiệu
ứng. Lạm dụng công nghệ thông tin thay cho viết bảng hoặc sử dụng quá nhiều
kênh hình, kênh chữ. Chưa biết cách sử dụng đa dạng các phần mềm soạn
giảng, đầu tư thiết kế các hoạt động tương tác (các trò chơi, hoạt động kéo thả,
...).
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, đặc biệt là phục vụ cho việc
ứng dụng CNTT của nhà trường còn hạn chế do mỗi điểm trường chỉ có một
máy chiếu dẫn đến giáo viên khó khăn trong việc bố trí xen kẽ tiết dạy, chưa có
phịng học tin.)
Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên
nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các
phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đơi lúc vì là máy móc nên nó
có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện,
máy bị treo, bị virus, bị lỗi phần mềm do cài đặt, có khi khơng xuất bản được ra
đĩa CD..và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hồn tồn chủ
động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn.
Kiến thức và kỹ năng về CNTT của một số giáo viên còn hạn chế, chưa có
thời gian cho việc tự học nâng cao ứng dụng cơng nghệ thơng tin, nhiều giáo
viên vẫn cịn lúng túng và chưa thành thạo trong việc tạo ra bài giảng, lý do
phần mềm có lúc bị lỗi, giáo viên chưa biết cách khắc phục, chưa ứng dụng
nhiều vào thực tế. Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng cơng nghệ thơng tin
cịn chưa có sự phân biệt rõ ràng với các tiết dạy không ứng dụng CNTT.
Những mạch kiến thức vận dụng đòi hỏi giáo viên phải kết hợp với phấn trắng
bảng đen và các phương pháp dạy học truyền thống mới rèn luyện được kỹ năng
cho học sinh. Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số
giáo viên chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo. Việc sử dụng CNTT để
đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng
nó khơng đúng chỗ, khơng đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó.
Sau khi tìm hiểu thực trạng và trong q trình cơng tác giảng dạy khi chưa
nghiên cứu áp dụng triệt để các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy

học kết quả đầu năm học như sau:


Năm học

2019 -2020
2020 - 2021

Lớp Tổng
số
học
sinh

1B1 24
1B2 25

Học
sinh có
hứng
thú học
tập

Học sinh
chưa
hứng
thú học
tập

Học
sinh

thuộc
bài,
hồn
thành tốt

Học
sinh
hồn
thành

5
5

19
20

4
5

10
12

Học sinh
qn
kiến
thức,
chưa
hồn
thành
10

8

Từ những thực trạng như trên, tơi đã nghiên cứu và áp dụng một số biện
pháp sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học.
2.3. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Qua thực trạng đó tơi bắt đầu thực hiện nghiên cứu một số hình thức ứng
dụng cơng nghệ thơng tin trong việc soạn giáo án điện tử, phần mềm zoom như
sau:
- Tìm và khai thác các thơng tin, hình ảnh, phim trên mạng Internet liên quan
tới bài dạy sao cho phù hợp.
- Nghiên cứu các tài liệu, các phần mềm hỗ trợ trong việc xây dựng các giáo án
điện tử.
- Ứng dụng các phần mềm Power Point, phần mềm Photoshop để xây dựng giáo
án điện tử. Sử dụng phầm mềm Photoshop, phần mềm Micorosoft Office
Powerpoint.
2.3.1.Biện pháp 1: Tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin trên mạng Internet.
Ngày nay, giáo viên giảng dạy phải có thói quen và khả năng tự học để
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ, tích luỹ kiến thức. Tuy
nhiên, người dạy và người học thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu,
tra cứu thông tin do các thư viên truyền thống chưa đáp ứng đủ nhu cầu học hỏi,
tìm hiểu và nghiên cứu của họ. Vì vậy, Internet và máy vi tính chính là một
phương tiện giúp mỗi người tự học tốt nhất. Giáo viên có thể tìm kiếm, tra cứu
tri thức về mọi lĩnh vực. Hiện nay, có hai cách để tìm kiếm các thơng tin trên
mạng Internet: tìm kiếm tĩnh và tìm kiếm động. Tìm kiếm tĩnh là sử dụng danh
bạ website. Chỉ cần gõ chính xác địa chỉ website là người dùng có thể truy cập
vào trang thông tin điện tử để khai thác thông tin.
Khi thiết kế bài dạy tơi khai thác các hình ảnh trên trang web:
+
+
+



+ http://ww.đienantinhoc.com

+
+
Qua việc tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin trên mạng Internet đã giúp tôi
nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của
mình, rút ngắn được thời gian nghiên cứu, biến ý tưởng thành hiện thực, giúp
tiếp cận khoa học thật lý thú. Những ngân hàng dữ liệu kiến thức khổng lồ và đa
dạng được kết nối với nhau đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc soạn giảng của
mình.
Ngồi ra tơi Ứng dụng cơng nghệ thơng tin đến với học sinh như thường
xuyên tổ chức các sân chơi cho học sinh trong đó có ứng dụng CNTT, các em rất
phấn khởi nhiệt tình tham gia và cùng với các thầy, cơ nghiên cứu học hỏi, tìm
tịi vận dụng để tìm ra những sáng tạo hấp dẫn hơn. Như trị chơi “Rung chng
vàng”, “Câu lạc bộ em u tốn và Tiếng Việt có ứng dụng CNTT”, “Tìm ơ
đốn chữ”…
Hướng dẫn cho các em sử dụng Internet để truy cập và tìm kiếm các trang
Web lành mạnh, các thơng tin bổ ích trên mạng hỗ trợ cho việc học tập, vui
chơi, giải trí của các em để các em giảm đi gánh nặng căng thẳng trong học tập.
Trong tuần những thời gian rãnh nhà trường mở phịng máy tính cho các em đến
học tập, nghiên cứu vì thế trong các kì thi qua mạng do Bộ, Sở và phịng giáo
dục tổ chức như giải toán qua mang (Violympic), giao thơng thơng minh… các
em rất nhiệt tình tham gia, làm cho bộ mặt CNTT trong nhà trường ngày càng đi
lên.
2.3.2.Biện pháp 2: Sử dụng CNTT để thiết kế bài học, giảng dạy bằng bài giảng điện
tử.
- Đối với thiết kế bài học: Tơi đã mạnh dạn, khơng ngại khó, tự tin khi
thiết kế và sử dụng CNTT để soạn bài, làm các văn bản theo yêu cầu. Khi thiết

kế bài giảng cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu, sau đó mới bắt tay vào soạn
giảng. Cần lưu ý về Font chữ, căn lề, màu chữ, đảm bảo độ lớn, độ tương phản
và hiệu ứng thích hợp (hiệu
ứng đơn giản, nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài giảng).
Đây là một hoạt động đòi hỏi nhiều kỹ thuật sử dụng máy tính, đặc biệt là
phần mềm Power Point.
+ Chọn phần AutoContent Wizard cho một phiên trình diễn chun
nghiệp, khơng dùng các Slide rời vì mất nhiều thời gian.
+ Soạn một Slide nội dung thật hoàn chỉnh về mọi mặt: các Place holder,
Textbox, các Animation tùy ý ( hiệu ứng ), các Font chữ và cỡ chữ, màu nền,
màu… Sau đó copy tồn bộ Slide này cho các trang sau, chỉ cần thay đổi phần
Text nội dung, tất cả các tùy ý chọn sẽ được giữ nguyên, không cần chọn lại.


+ Cài đặt các đường dẫn đặc biệt cho các câu hỏi để có thể linh hoạt khi
đặt câu hỏi hoặc trình bày minh hoạ cho bài giảng. Lúc cần, chúng ta có thể tự
quyết định trình bày hay khơng trình bày, đặt câu hỏi hay khơng đặt câu hỏi, tùy
từng lưa tuổi.
+ Đặt các hình ảnh, âm thanh trên các chương trình song song, khơng cần
cắt chèn vào bài giảng, khi mở bài giảng ta có thể mở đồng thời các chương
trình này. Thao tác chèn thường mất nhiều thời gian và gây nhiều biến động cho
bài giảng khi chép đi chép lại.
+ Lưu file giáo án dưới dạng Slide Show để tránh mất thời gian khi phải
mở từ đầu và chọn Slide Show cho từng bài giảng.
+ Một điều cần lưu ý nữa trong khi viết giáo án điện tử đó là nên hết sức
thận trọng trong việc chọn lựa Font chữ, màu chữ, cỡ chữ, màu nền của Slide và
các hiệu ứng. Chẳng hạn như sử dụng những Font chữ nghệ thuật với quá nhiều
nét cong, Slide với nền màu vàng mà màu chữ là xanh lá cây, sử dụng nhiều hiệu
ứng trong đó các hình ảnh hay chữ viết nhảy múa với nhiều kiểu bắt mắt,
vv...Sau đây tơi xin nêu một số cách để có thể soạn thảo một giáo án điện tử

nhanh và hiệu quả.
Soạn một Slide nội dung thật hoàn chỉnh về mọi mặt: các Place holder,
Textbox, các Animation tùy ý (hiệu ứng), các Font chữ và cỡ chữ, màu nền, màu
……Sau đó copy toàn bộ Slide này cho các trang sau, chỉ cần thay đổi phần Text
nội dung, tất cả các tùy ý chọn sẽ được giữ nguyên, không cần chọn lại.
Vậy khi thiết kế các giáo án điện tử, tôi sử dụng phần mềm Photohop để
sử lý những ảnh (Ảnh vẽ hay sưu tầm) để chuyển từ ảnh tĩnh sang ảnh động cho
phù hợp với từng bài, và sử dụng phầm mềm Micorosoft Office Powerpoint để
thiết kế các slide theo trình tự tiết học và có chú thích minh họa ở dưới mỗi hình
ảnh. Sau khi đã thiết kế xong các slide, tôi đặt các hiệu ứng làm xuất hiên hay
mất đi các hình ảnh (Phụ thuộc vào từng bài) Bằng cách bấm chuột hay đặt chế
độ tự động. Nhưng trong quá trình dạy trẻ tơi đặt chế độ kích chuột các slide khi
chiếu giúp cho tơi hồn tồn chủ động trong tiết dạy dễ dàng sử lý các tình
huống phát sinh ngoài ý muốn..
Đối với bài giảng điện tử: Giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ
năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác.
Nội dung bài giảng điện tử cần cơ đọng, súc tích; hình ảnh, các mơ phỏng
cần sát chủ đề (khơng nên có nhiều hình hay nhiều chữ), những nội dung học
sinh ghi bài cần có quy ước (có thể dùng khung hay màu nền).
Giảng dạy bằng bài giảng điện tử có ưu điểm là tạo hứng thú cho cả thầy
và trò trong buổi học nhờ có sự truyền đạt và tiếp nhận bài giảng thơng qua
những hình thức phong phú, đa dạng như: hình ảnh, âm thanh giúp cho học sinh
tiếp nhận bài giảng dể hiểu hơn. Giáo viên không lo “cháy” giáo án vì thời gian
được kiểm sốt bằng máy. Giáo viên được giảm nhẹ việc thuyết giảng, có điều
kiện trao đổi, thảo luận với học sinh những vấn đề nảy sinh. Qua đó, học sinh


được kích thích khám phá tri thức qua thơng tin thu nhận được, giúp cho giờ học
thêm sinh động. Giáo viên không phải soạn bài giảng nhiều lần mà chỉ cần đầu
tư cho lần soạn đầu tiên và cập nhật, chỉnh sửa cho bài giảng tốt hơn vào những

lần sau.

Hình ảnh khi thiết kế bài học bằng giáo án điện tử

2.3.3. Biện pháp 3: Tham khảo sách điện tử, giáo án điện tử
Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường hoạt động tự học,
tự nghiên cứu là vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi nhà giáo và học sinh. Để tăng
cường tính chất nghiên cứu, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo của
người dạy, với tư cách là người hướng dẫn quá trình cần phải chỉ ra cho học
sinh, phụ huynh cách tìm kiếm, khai thác những nguồn học liệu mở trên mạng
công nghệ thơng tin tồn cầu.
Ví dụ về tham khảo sách điện tử:
- Tìm sách miễn phí cho trẻ em. Vào trang Sách trẻ em trực tuyến là kho sách
công cộng cho trẻ em, hầu hết đều có hình minh hoạ. Sách được sắp xếp theo
trình độ đọc và một số sách cịn có cả tập tin âm thanh đi kèm.
- Tìm sách ở thư viện. đăng ký dịch vụ này trên trang web của thư viện,
khi được cho phép, bạn có thể duyệt qua các thư mục và tải về hoặc lưu giữ sách
trực tiếp trên mạng.
- Sử dụng mạng chia sẻ ngang hàng. Vì các tệp sách điện tử có dung
lượng khá nhỏ, một trong những cách thức có hiệu quả nhất để tải chúng về là


qua mạng ngang hàng như Soulseek hoặc Ares Galaxy. Hãy tải về và cài đặt một
trong các chương trình đó (hoặc một chương trình tương tự) và thực hiện tìm
kiếm theo tiêu đề...
Sách điện tử (eBook) là cách tuyệt vời để mang sách đi khắp mọi nơi mà
không cần phải tìm chỗ chứa chúng.
Cịn về tham khảo giáo án điện tử, tôi đã tiềm kiếm trên mạng internet và
lựa chọn những thiết kế phù hợp với đối tượng học sinh, cảỉ thiện được cách
dạy-học truyền thống, tiết kiệm được thời gian công sức, dễ dàng cập nhật.

2.3.4. Biện pháp 4: Sử dụng các thiết bị điện tử vào quá trình dạy học
Quá trình dạy - học cho học sinh cần đẩy mạnh sử dụng các thiết bị nghe
nhìn để tăng hiệu quả tiếp thu, ghi nhớ bài giảng của giáo viên, giảm bớt việc
ghi, đọc, chép của giáo viên và học sinh. Một số thiết bị nghe thường dùng trong
nhà trường là máy ghi âm (cassette).
+ Băng đĩa, máy ghi âm;
+ Ti vi, máy chiếu đa chức năng… Học sinh được học tập thường xun
trong mơi trường có các thiết bị điện tử sẽ luôn tăng hứng thú học tập, phát huy
khả năng tư duy sáng tạo.
Tôi đã sử dụng máy chiếu, máy tính để trình chiếu các bài dạy cho học
sinh trên lớp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Các yêu cầu về qui trình và
nguyên tắc khi sử dụng thiết kế bài giảng vào trình chiếu:
- Thứ nhất, phải đưa ra được mục tiêu của bài học và cần xác định mục tiêu ở
đây là mục tiêu học tập chứ không phải mục tiêu giảng dạy. Nghĩa là, sau khi
học người học được gì?
- Thứ hai, lựa chọn kiến thức và xác định nội dung. Trên cơ bản là bám sát giáo
trình, sắp xếp lại cấu trúc làm nổi bật nội dung trọng tâm, trọng điểm mà khơng
làm sai lệnh mục đích u cầu của bài.
- Thứ ba, sưu tầm các nguồn tư liệu hoặc xây dựng nguồn tư liệu bổ sung cho
bài giảng (hình ảnh, âm thanh, phim...). Những tư liệu này phải được xử lý
đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, nội dung, tính thẩm mỹ và được tổ chức, sắp
xếp, lưu trữ sao cho khoa học.
- Thứ tư, chọn phần mềm trình diễn, các ứng dụng hỗ trợ và các phần mềm
chuyên dụng theo từng lĩnh vực.
- Thứ năm, nên phân chia thời gian lên lớp sao cho ứng với mỗi thời gian là một
hoạt động cụ thể : hướng dẫn ghi chép, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, tổ chức
hoạt động...Từ đó có thể xây dựng nội dung cho các trang (slide) trình
chiếu thích hợp, đúng với u cầu đặt ra.
- Thứ sáu, Chạy thử, kiểm tra và hiệu chỉnh các sai sót để hồn thiện. Ngồi
các vấn đề đã nêu trên, trong thiết kế giáo án điện tử giáo viên



cần tuân thủ các nguyên tắc trình bày sau đây :
- Màu nền (Background), màu chữ (Font color) : theo nguyên tắc tương phản giữa
màu chữ và màu nền. Màu chữ khơng q 3 màu tùy theo mục đích sử dụng
khác nhau của văn bản; màu nền nên thống nhất chung cho các trang.
- Văn bản (Text) : trình bày ngắn gọn, cô đọng.
- Phông chữ (Font) : dùng các phông chữ phổ biến ; không quá 3 cỡ chữ và cỡ
chữ phải từ 28 trở lên.
- Kiểu chữ (Font style) : nên tận dụng thuộc tính chữ in đậm, nghiêng, chữ in
hoa;
- Hiệu ứng (Effect): Không nên lạm dụng quá nhiều hiệu ứng.
- Hình ảnh (Image), âm thanh (audio), phim (video) : phải rõ ràng, độ nét trung
thực.
Như vậy để giải quyết tốt các yêu cầu trên. Đối với giáo viên ngồi
kiến thức chun mơn cịn phải có niềm đam mê sáng tạo, sự nhạy bén, tính
thẩm mỹ và có kiến thức nhất định về tin học. Đó là điều kiện cần để thực
hiện tốt ý tưởng sư phạm của mình thơng qua bài giảng có ứng dụng CNTT.

Hình ảnh sử dụng máy chiếu trong quá trình dạy học

Do vậy trong q trình dạy học nhiều tiết dạy tơi đã sử dụng các tiết dạy
trên máy chiếu để giúp học sinh hứng thú học tập, dạy học tương tác cao, sống
động.
Ngoài sử dụng máy chiếu để dạy trên lớp tơi cịn sử dụng phần mềm
Zoom để dạy học ơn tập cho học sinh khi các em tạm nghỉ học ở nhà, trong mùa
dịch Covid-19. Và tôi đã tổ chức cho các em ôn tập được rất nhiều bài cho học
sinh nhằm cũng cố kiến thức các em học để các em không bị quên kiến thức.
Hầu hết các phụ huynh đã tích cực chủ động phối hợp cùng cơ để giúp các con



học tập khi ở nhà. Cách làm này đã mang lại hiệu quả cao tơi đã lập nhóm zalo,
facebook để gửi bài cho học sinh học đối với những em do bố mẹ đi làm ban
ngày khơng có mạng, phương tiện để học thì tối về bố mẹ sẽ mở vi deo giáo viên
gửi về để cho con ôn, học bài .Với cách làm này 100% học sinh lớp tôi tham gia
ôn bài , học bài ở nhà .
Cách làm như sau:
- Tôi đã liên hệ với phụ huynh và hướng dẫn cài đặt phần mềm Zoom trên máy
tính, trên điện thoại.
Đối với máy tính làm như sau
Bước 1: Truy cập vào địa chỉ để tải phần mềm về.
Bước 2: Sau khi tải hoàn tất ta nhấp đúp vào phần mềm ZoomInstaller
(hoặc ZoomInstaller.exe) Chọn Run (hoặc Yes nếu có).
Bước 3: Nhấn chọn Sign In hoặc chọn Sign In with FacebookTrình duyệt
web hiển thị, ta chọn một tài khoản Gmail để đăng nhập. Chọn Create Acount
(hoặc Tạo tài khoản). Chọn tiếp Lauch Zoomhoặc Mở Zoom (Open for
Zoom) để chạy lại phần mềm. Giao diện cửa sổ làm việc xuất hiện như bên
dưới. Hồn tất cài đặt , trên màn hình xuất hiện biểu tượng Zoom.
Đối với điện thoại di động:
Bước 1: Đối với người dùng sử dụng điện thoại thì ta vào CH Play (Điện
thoại sử dụng hệ điều hành Androind) và Store (Đối với điện thoại Iphone).
Nhập vào ô Tìm kiếm từ khóa Zoom, chọn Zoom Cloud Meetings, chọn Cài
đặt hoặc Nhận chờ điện thoại tải về và cài đặt. Sau khi hoàn tất trên điện thoại
sẽ xuất hiện biểu tượng chương trình Zoom.
Bước 2: Sau khi tải về, tìm và mở ứng dụng Zoom lên.
Chọn mục Join a Meeting
Bước 3: Nhập mã số vào mục “Enter meeting ID…” (Mã ID do người
quản lí lớp học, phịng họp cung cấp)
Từ nay khi vào phòng học, tham gia phòng học thì chỉ cần nhấn liên kết
giáo viên gửi là được.

Sau khi hướng dẫn phụ huynh cài đặt và sử dụng phần mềm Zoom tôi bắt
tay vào việc tổ chức ôn tập cho học sinh khi học sinh nghỉ học ở nhà phịng
chống dịch bệnh Covid – 19. Tơi đã thơng báo lịch học, giờ học ôn cho phụ
huynh để phối hợp cùng cô dạy học cho con. Tuy nhiên trong thời gian ơn tập
nhiều gia đình ban ngày phải đi làm khơng có thời gian hướng dẫn con học bài,
thì trong q trình dạy tơi đã sử dụng chức năng của phần mềm Zoom quay vi
deo bài học và gửi cho phụ huynh bằng Gmail, Zalo, Messnger,.. để tối về phụ
huynh mở hướng dẫn con học. Sau khi kết thúc mỗi bài học ôn tôi yêu cầu học


sinh làm bài tập và nộp kết quả cho cô chấm nhận xét bằng cách : phụ
huynh chụp ảnh bài làm của con gửi cho cô, hoặc chấm chữa nhận xét vào tiết
học ơn tiếp theo.

BÀI 3 - ƠN TẬP.mp4 Ôntậptoán-lớp1-phépcộng.mp4
Các Video ghi lại để gửi phụ huynh cho học sinh ôn bài ở nhà


Các tiết ôn tập cho học sinh qua phần mềm Zoom.
Để tạo được những tiết học ôn như trên trước tiên tơi soạn nội dung, tìm
kiến thức học sinh đã học hay bị quyên, không nhớ, kiến thức học sinh bị hổng,
chưa nắm vững để thiết kế bài dạy, sử dụng cách soạn giáo án điện tử để tạo các
Slide thành bài ơn tập, sau đó trình chiếu lên phần mềm Zoom để cho học sinh
học ôn. Với cách làm này phụ huynh đã phối hợp tham gia tích cực trong việc
hướng dẫn các con học bài ở nhà.


Kết quả sử dụng CNTT vào dạy học - Phụ huynh nộp trả bài học cho con khi ôn ở nhà

2.3.5. Biện pháp 5: Gửi, nhận văn bản bằng thư điện tử

Thư điện tử hay email (electronic mail) là một hệ thống chuyển nhận thư
từ qua các mạng máy tính. Một email có thể được gửi đi ở dạng mã hố hay
dạng thơng thường và được chuyển qua các mạng máy tính, đặc biệt là mạng
Internet. Nó có thể chuyển mẫu thơng tin (bằng chữ, hình ảnh, âm thanh, phim)
từ một máy chủ tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng một thời điểm. Điều
này rất cần thiết trong việc trao đổi, liên lạc giữa cán bộ quản lí, giáo viên, học
sinh. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng hệ thống email có tên miền
@moet.edu.vn trên nền gmail để cung cấp cho các đơn vị, cơ sở giáo dục trong
cả nước sử dụng thống nhất.
Vì vậy tôi đã gửi, nhận văn bản cho phụ huynh cũng như đồng nghiệp về


trao đổi tài liệu dạy học cũng như các biện pháp dạy học thông qua email. Kết
quả là phụ huynh nắm vững được các nội dung phối hợp dạy học cho con khi ở
nhà và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong cơng tác dạy học của mình.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy - học chính là một trong những
hoạt động để đổi mới phương pháp dạy - học, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất
lượng đào tạo trong thời kỳ hội nhập, tạo thuận lợi cho người học có thể tích luỹ
dần kiến thức theo khả năng và điều kiện của mình.
Qua các phương pháp tơi đã áp dụng ở trên khi đạy học tôi thấy học sinh
rất có hứng thú trong buổi học nhờ có sự truyền đạt và tiếp nhận bài giảng thông
qua những hình thức phong phú, đa dạng như hình ảnh, âm thanh giúp cho học
sinh tiếp nhận bài giảng dễ hiểu hơn. Giáo viên khơng lo “cháy” giáo án vì thời
gian được kiểm soát bằng máy. Giáo viên được giảm nhẹ việc thuyết giảng, có
điều kiện trao đổi, thảo luận với học sinh những vấn đề nảy sinh. Qua đó, học
sinh được kích thích khám phá tri thức qua thơng tin thu nhận được, giúp cho
giờ học thêm sinh động. Giáo viên không phải soạn bài giảng nhiều lần mà chỉ
cần đầu tư cho lần soạn đầu tiên và cập nhật, chỉnh sửa cho bài giảng tốt hơn

vào những lần sau.
Từ những ngại khó, sợ mới ban đầu; đến này, tơi đã thực hiện các bài
giảng điện tử, các tiết học có ứng dụng CNTT một cách tự giác và hiệu quả chứ
khơng hề có tính áp đặt.
Giáo viên có kỹ năng tra cứu thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, nâng
cao kiến thức chuyên môn và lấy tư liệu hỗ trợ soạn giảng; sử dụng các phần
mềm hỗ trợ làm đề kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh giúp công
việc được tiến hành khoa học và tiết kiệm được nhiều thời gian.
Sử dụng thành thạo email, Zoom, mạng xã hội… Ngày một hữu ích và
được phụ huynh trong lớp chủ nhiệm biết đến, trở thành cầu nối hiệu quả với gia
đình học sinh cũng như các đồng chí đồng nghiệp. Cũng qua đó, giáo viên và
các tổ chức đồn thể có thể thăm nắm được tâm tư nguyện vọng của học sinh,
cha mẹ học sinh, nhằm kết hợp giáo dục đạt hiệu quả cao nhất.
Tổ chức được nhiều buổi dự giờ tập thể giúp giáo viên có điều kiện rút
kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm soạn giảng và ứng dụng CNTT trong tiết
dạy đã góp phần tích cực vào việc sớm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, nâng cao kết quả giáo dục của nhà trường.
Sau khi tìm hiểu thực trạng tơi đã nghiên cứu trong q trình cơng tác
giảng dạy đã áp dụng triệt để các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin
vào


dạy học kết quả đạt được như sau:
Năm học
Lớp Tổng Học
số
sinh có
học
hứng
sinh thú

học
tập
2019 - 2020

1B1

24

24

Học
sinh
chưa
hứng
thú học
tập

Học
sinh
thuộc
bài, hồn
thành tốt

0

12

Học
Học sinh
sinh

hay qun
hồn kiến thức,
thành chưa hoàn
thành
11

1

Đến giữa
1B2 25
25
0
14
10
1
học kỳ II
năm học
2020 - 2021
Qua kết quả trên, tôi nhận thấy áp dụng các biệp pháp dạy học của sáng
kiến kinh nghiệm phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của đại đa số gia
đình các em, phát huy tính chủ động, tự tin, phối hợp, tích cực trong học tập của
học sinh. Chất lượng học tập của học sinh được duy trì trong mùa dịch Covid-19
trong năm học 2019-2020 và 2020-2021 vừa qua khi học sinh phải tạm nghỉ học
ở nhà để phịng chống dịch. Tơi thiết nghĩ: Sáng kiến kinh nghiệm này dễ áp
dụng, không tốn kém về thời gian, công sức, đồng nghiệp áp dụng hiệu quả
trong điều kiện có cùng đặc thù cơng tác.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
CNTT là phương tiện tạo thuận lợi cho triển khai phương pháp dạy học
tích cực chứ khơng phải là điều kiện đủ của phương pháp này. Không lạm dụng

công nghệ nếu chúng khơng tác động tích cực đến q trình dạy học. Để một giờ
học có ứng dụng CNTT là một giờ học phát huy tính tích cực của học sinh thì
điều kiện tiên quyết là việc khai thác CNTT phải đảm bảo các yêu cầu và tính
đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên sử dụng.
Dưới tác động của công nghệ thông tin, quá trình kỹ thuật hố hoạt động
giảng dạy trong nhà trường đã diễn ra và có những kết quả đáng chú ý.
Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một cơng
việc lâu dài, khó khăn, địi hỏi nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, năng
lực của đội ngũ giáo viên. Muốn ứng dụng giỏi CNTT, trước tiên người thầy
phải chịu khó tìm hiểu, chịu khó học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ, đồng
thời phải biết sáng tạo trong phương pháp giảng dạy nhằm tạo sự hấp dẫn cho
học sinh.
Thực tế đã cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đã
góp phần làm thay đổi hình thức, phương pháp dạy và học truyền thống. Việc
phối hợp các phương pháp truyền thống có sử dụng CNTT vào giảng dạy đã


mang lại hiệu quả nhất định.
Để có một tiết dạy sử dụng giáo án điện tử có hiệu quả thì giáo viên cần
phải lựa chọn những bài học phù hợp, để lên kế hoạch dạy học phù hợp và phải
thành thạo các thao tác trên máy, nắm vững mục tiêu bài cần truyền đạt cho học
sinh trong bài học đó, nắm được cách tổ chức, hình thức tổ chức, sử dụng
phương pháp phù hợp nắm vững trình tự các bước lên lớp trong giáo án điện tử..
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Nhà trường
Muốn đạt hiệu quả tốt khi sử dụng CNTT trong dạy học thì nhà trường
cần có sự đầu tư về trang thiết bị kỹ thuật để giáo viên có những điều kiện thuận
lợi khi giảng dạy có UDCNTT, nên mua sắm thêm máy tính, máy chiếu, thêm
phịng cố định có gắn đầy đủ các thiết bị phục vụ cho các tiết dạy có UDCNTT.
- Đối với Ban giám hiệu cần có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thường xuyên, kịp thời

khen ngợi giáo viên có thành tích trong phong trào dự thi bài giảng điện tử, giáo
viên có các tiết dạy trình chiếu xuất sắc để động viên khích lệ phong trào ứng
dụng CNTT tại trường.
- Tăng cường tổ chức các lớp buổi tập huấn hướng dẫn về soạn giảng GAĐT, sử
dụng một số phần mềm quen thuộc trong soạn giảng cho chị em học hỏi. Nâng
cao tay nghề và nghiệp vụ chuyên môn.
3.2.2. Giáo viên
Cần thường xuyên học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả ứng dụng
CNTT, nhất là đội ngũ giáo viên trẻ cần đi đầu trong việc thực hiện kế hoạch
CNTT của ngành, có nhiều bài giảng chất lượng để làm giàu tài nguyên website
của trường mình.
Trên đây là một số biện pháp của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy- học cho học sinh mà tơi đã áp dụng trong q trình dạy học và được học tập
qua các đồng nghiệp, qua việc đúc kết kinh nghiệm làm công tác dạy học của
bản thân tại trường Tiểu học Minh Tiến – Ngọc Lặc. Bản thân sẽ tiếp tục học
tập, trao đổi cùng đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả của người giáo
viên như Bác Hồ đã từng dạy: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích
trăm năm thì phải trồng người ”.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Minh tiến ngày 10 tháng 4 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.

Người viết
Vương Thị Hằng

Nguyễn Thị Dung



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng tin học cho giáo viên ( CTMT Quốc Gia - Thanh Hóa 2007)
2. Tài liệu hướng dẫn cài một số ứng dụng, các hệ điều hành WINDOWS và phần
mềm ứng dụng khác . ( Nhà xuất bản Đà Nẵng ).
3.Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT
4. Chương trình tiểu học năm 2000. Bộ giáo dục và đào tạo.
5. Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Bộ giáo dục và đào tạo.
5. Sách giáo khoa Tiếng việt, Toán 1 tập 1, tập 2 (NXBGD)
6. Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Toán ở Tiểu học (NXBGD)
7. Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Toán lớp 1 (NXB Đại học Quốc gia).


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Dung
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, Trường Tiểu học Minh Tiến,
Cấp đánh
Kết quả
giá xếp
Năm
đánh giá
loại
học
(Ngành GD xếp loại
đánh giá
(A, B,

cấp
xếp loại
huyện/tỉnh; hoặc C)
Tỉnh...)

TT

Tên đề tài SKKN

1.

SKKN: “ Rèn kĩ năng viết đúng
chính tả cho học sinh lớp 2”.

Ngành GD
cấp huyện

B

SKKN “ Nâng cao chất lượng công
tác chủ nhiệm lớp”
SKKN “ Rèn kĩ năng đọc biểu cảm
cho học sinh lớp 3”.
SKKN “ Rèn kĩ năng đọc tập đọc
cho học sinh lớp 1”
SKKN “ Một số biện pháp dạy hình
thành số cho học sinh lớp 1”

Ngành GD
cấp huyện

Ngành GD
cấp huyện
Ngành GD
cấp huyện
Ngành GD
cấp huyện

B

2.
3.
4.
5.

B
B
B

2006
2011
2012
2016
2018



×