Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

skkn thiết kế và sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện kĩ năng phân tích, phán đoán, so sánh kết quả thí nghiệm trong dạy học phần sinh học vi sinh vật chương trình sinh học 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.77 KB, 43 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM
ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG: PHÂN TÍCH, PHÁN ĐỐN
VÀ SO SÁNH KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC
PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT - SINH HỌC 10

LĨNH VỰC: KHOA HỌC TỰ NHIÊN


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT TÂN KỲ 3
=====  =====

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM
ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG: PHÂN TÍCH, PHÁN ĐỐN
VÀ SO SÁNH KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC
PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT - SINH HỌC 10
LĨNH VỰC: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Tên tác giả:

Nguyễn Thanh Hải

Môn:

Sinh học

Năm học:

2020- 2021



Số điện thoại: 09152 29152

MỤC LỤC


Trang
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................6
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................6
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................7
4. Những đóng góp của đề tài....................................................................8
5. Bố cục của đề tài....................................................................................8
PHẦN II. NỘI DUNG................................................................................9
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...................9
1. Cơ sở lí luận...........................................................................................9
1.1. Thí nghiệm và bài tập thínghiệm............................................................................................
1.1.1. Thí nghiệm...........................................................................................................................
1.1.2. Bài tập thí nghiệm................................................................................................................

2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.....................................................................12
2.1. Thực trạng dạy- học Sinh học ở các trường THPT tham gia khảo sát................................
2.2. Ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của việc rèn luyện các kĩ năng học tập cho học
sinh...............................................................................................................................................

Kết luận chương 1....................................................................................15
Chương 2 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM ĐỂ RÈN
LUYỆN KỸ NĂNG PHÂN TÍCH, PHÁN ĐỐN VÀ SO SÁNH
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY- HỌC PHẦN SINH HỌC
VI SINH VẬT, SINH HỌC 10.......................................................16

Kết luận chương 2....................................................................................32
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..................................................33
Kết luận chương 3....................................................................................36
KẾT LUẬN..............................................................................................37

3


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
TT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

ĐC

Đối chứng

2

TN

Thực nghiệm

3

GV


Giáo viên

4

HS

Học sinh

5

SGK

6

SH

7

THPT

8

Nxb

Sách giáo khoa
Sinh học
Trung học phổ thông
Nhà xuất bản



DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng:
Bảng 1.1. Kết quả điều tra về phương pháp sử dụng bài tập thí nghiệm trong
dạy học Sinh học ở các trường THPT.................................................13
Bảng 1.2. Kết quả điều tra ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của việc rèn
luyện kĩ năng cho học sinh.................................................................13
Bảng 1.3. Kết quả điều tra thực trạng rèn luyện một số kĩ năng tư duy thực
nghiệm cho học sinh...........................................................................14
Hình 2.1. Quy trình thiết kế bài tập thí nghiệm để rèn luyện kĩ năng..........17
Hình 2.2. Quy trình sử sụng bài tập thí nghiệm rèn luyện kĩ năng tư duy
thực nghiệm........................................................................................24
Bảng 2.1. Các tiêu chí và các mức độ đánh giá việc rèn luyện kĩ năng phân
tích thí nghiệm (Trong đó Mức 3 > Mức 2> Mức 1)..........................29
Bảng 2.2. Các tiêu chí và các mức độ đánh giá việc rèn luyện kĩ năng so
sánh kết quả thí nghiệm (Trong đó Mức 3 > Mức 2> Mức 1)............29
Bảng 2.3. Các tiêu chí và các mức độ đánh giá việc rèn luyện kĩ năng phán
đoán kết quả thí nghiệm (Trong đó Mức 3 > Mức 2> Mức 1)...........30
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp kết quả đạt được của các tiêu chí của kỹ năng phân
tích kết quả thí nghiệm qua các lần kiểm tra......................................34
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả đạt được của các tiêu chí của kỹ năng so
sánh kết quả thí nghiệm qua các lần kiểm tra.....................................34
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp kết quả đạt được của các tiêu chí của kỹ năng phán
đốn kết quả thí nghiệm qua các lần kiểm tra....................................35


PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Định hướng chung của việc đổi mới phương pháp dạy học là: “Đổi mới
phương pháp dạy học ở tất cả các cấp và bậc học, kết hợp tốt học với hành, gắn

nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng
cho HS những năng lực tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn đề
và sáng tạo”.
Hiện nay, xu thế chung của việc đổi mới phương pháp dạy học có nhiều tiềm
năng phát huy cao độ tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS chuyển từ hình
thức giáo viên chỉ giới hạn vào việc truyền đạt thông tin cho HS sang hình thức
giáo viên tổ chức hoạt động độc lập nhận thức của HS qua đó phát huy tính tích
cực, độc lập, chủ động và sáng tạo của HS. Việc chuyển hoá những thành tựu của
rất nhiều ngành khoa học kỹ thuật, nhiều phương pháp khác nhau vào dạy học là
một tiềm năng vô tận tạo nên sức mạnh cho cơng nghệ dạy học hiện đại. Trong đó
đáng chú ý là phương pháp thực hành, thínghiệm.
Như chúng ta đã biết, Sinh học là môn khoa học thực nghiệm có ứng dụng
rộng rãi ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như trong sản xuất. Q
trình dạy học bộ mơn Sinh học khơng chỉ đơn thuần là trang bị cho HS kiến thức
mà phải thông qua kiến thức để hình thành và bồi dưỡng cho HS kĩ năng tư duy,
năng lực nhận thức để các em có khả năng tự học và vận dụng kiến thức đã học
vào thực tiễn. Một trong những biện pháp hữu hiệu để hình thành và phát triển
năng lực và phẩm chất cho HS là sử dụng bài tập thí nghiệm. Sử dụng bài tập thí
nghiệm trong dạy học là một hướng đi rất quan trọng trong dạy học nhằm phát
huy năng lực của người học. Thông qua giải các bài tập thực hành thí nghiệm do
GV nêu ra HS vừa lĩnh hội được sâu sắc kiến thức vừa rèn luyện được các kĩ
năng tư duy, tạo cho các em hứng thú, niềm tin trong quá trình học tập. Trên cơ
sở đó, các em biết vận dụng các kiến thức Sinh học vào đời sống đáp ứng yêu
cầugiáodục tổng hợp, hướng nghiệp cho HS khi ra trường và tiếp tục theo học ở
các bậc cao hơn.
Thực tế giảng dạy các mơn khoa học thực nghiệm nói chung và mơn Sinh
học nói riêng ở nhà trường phổ thơng hiện nay, phần lớn giáo viên vẫn còn áp dụng
phương pháp dạy học truyền thống: thơng báo, nhồi nhét kiến thức, lí thuyết chưa
gắn với thực hành. HS không được tạo điều kiện để bồi dưỡng phương pháp nhận
thức, rèn luyện tư duy khoa học, phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề chỉ chú ý

giảng dạy kiến thức mà chưa chú ý đến giảng dạy gắn với thực hành. Hầu hết, Giáo
viên có tâm lí ngại sử dụng thực hành, thí nghiệm trong các giờ dạy hoặc sử dụng
bài tập thí nghiệm để giảng dạy khơng đúng quy trình dẫn đến HS không được tạo
điều kiện để rèn luyện kĩ năng, tư duy khoa học, không phát triển năng lực của bản
thân. Hậu quả học sinh chỉ nắm được các kiến thức lí thuyết hàn lâm mà khơng rèn


được các kĩ năng, hạn chế sự phát triển tư duy của HS, dần dần mất đi những hiểu
biết sáng tạo vơ cùng lí thú của bộ mơn khoa học thực nghiệm này và gây mất
hứng thú về sự yêu thích bộ mơn SinhHọc.
Phân tích cấu trúc nội dung phần Sinh học vi sinh vật trong chương trình
Sinh học 10 - THPT, tơi thấy cuối chương đều có các bài thực hành. Tuy nhiên các
bài thực hành này chỉ mang tính chất củng cố kiến thức và đồng thời chỉ chú trọng
rèn luyện các kĩ năng làm thực hành, thí nghiệm. Việc sử dụng các bài tập thực
hành thí nghiệm ở khâu dạy bài mới cũng như ở khâu củng cố kiểm tra đánh giá
chưa được chú trọng, HS ít có cơ hội để rèn luyện các kỹ năng tư duy thực nghiệm,
không phát triển được năng lực của bảnthân.
Qua việc phân tích cấu trúc, nội dung phần Sinh học vi sinh vật trong
chương trình Sinh học 10 - THPT, tơi thấy có thể thiết kế và sử dụng bài tập thí
nghiệm trong dạy học nhằm rèn luyện cho HS một số kĩ năng tư duy thực nghiệm
góp phần phát triển tư duy cho HS và góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong
xu thế hiện nay. Xuất phát từ những lí do trên, tơi chọn đề tài: “Thiết kế và sử
dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện kĩ năng phân tích, phán đốn, so sánh kết
quả thí nghiệm trong dạy học phần Sinh học vi sinh vật chương trình Sinh học
10 - THPT”nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học nói chung và hiệu quả rèn
luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thiết kế và sử dụng các bài tập thí nghiệm trong dạy học phần
Sinh học vi sinh vật trong chương trình Sinh học 10 để nhằm rèn luyện cho học
sinh Trung học phổ thông (THPT) một số kĩ năng như phân tích thí nghiệm, phán

đốn thí nghiệm và kĩ năng so sánh kết quả thí nghiệm, kĩ năng tư duy nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học mơn Sinh học góp phần đổi mới sự nghiệp giáo dục của
ViệtNam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài phải thực hiện được các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về bài tập thí nghiệm, vai trị và phương
pháp sử dụng bài tập thí nghiệm, hệ thống các nhóm kĩ năng, kĩ năng nhận thức
của họcsinh.
-

- Thiết

kế hệ thống các bài tập thí nghiệm nhằm rèn luyện một số kĩ năng tư
duy cho học sinh trong dạy - học Sinh học ở trường trung học phổ thơng.
- Nghiên

cứu qui trình sử dụng các bài tập thí nghiệm để rèn luyện một số kĩ
năng tư duy thực nghiệm cho học sinh trong dạy - học Sinh học ở trường trung học
phổ thông.
Thực nghiệm sư phạm để khảo sát khả năng giải và xử lý các bài tập thí
nghiệm của học sinh, xác định hiệu quả rèn luyện một số kĩ năng tư duy thực


nghiệm của việc sử dụng các bài tập thí nghiệm so sánh kết quả thí nghiệm, kĩ
năng phán đốn - suy luận kết quả thí nghiệm trong dạy học phần Sinh học vi sinh
vật - Sinh học10.
4. Những đóng góp của đề tài
Xây dựng và lựa chọn được các bài tập thí nghiệm phù hợp cho việc rèn
luyện kĩ năng phân tích, phán đốn, so sánh kết quả thí nghiệm cho học sinh.

-

Đề xuất được quy trình sử dụng các bài tập thí nghiệm đã thiết kế để rèn
luyện kĩ năng phân tích, phán đốn, so sánh kết quả thí nghiệm cho học sinh.
-

5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Thiết kế và sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện kĩ năng phân
tích, phán đốn, so sánh kết quả thí nghiệm cho học sinh trong
dạy học phần Sinh học vi sinh vật - Sinh học10.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.


PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
1.1. Thí nghiệm và bài tập thínghiệm
1.1.1. Thí nghiệm
- Thí nghiệm là phương tiện của việc thu nhận và xử lí thơng tin, hình thành
kiến thức khoa học. Thơng qua thí nghiệm, các dữ liệu của hiện tượng tự nhiên
được học sinh đưa ra những giả thuyết, thiết kế phương an và tiến hành các thí
nghiệm kiểm tra giả thuyết, khái quát về tính chất cũng như mối liên hệ phổ biến,
có tính quy luật. Nên thí nghiệm là cơ sở phân tích hiện tượng tự nhiên một cách
chủ quan để thu nhận tri thức khách quan.
- Thí nghiệm là phương tiện duy nhất giúp học sinh hình thành kĩ năng, kĩ
xảo thực hành và tư duy khoa học.

Thí nghiệm giúp học sinh nắm vững kiến thức lí thuyết đầy đủ, vững chắc
hơn nhờ đi sâu tìm hiểu bản chất của các hiện tượng, q trình sinh học.
1.1.2. Bài tập thí nghiệm
Định nghĩa
Trong dạy học Sinh học, bài tập thí nghiệm được sử dụng khi nghiên cứu các
q trình sinh lí, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên sinh vật. Học sinh tự
mình khám phá ra những điều mới mẻ từ tác động chủ ý của các em lên đối tượng
thí nghiệm, qua đó kích thích hứng thú học tập, tạo sự say mê, niềm tin yêu khoa
học. Các em thấy được vai trò của con người trong việc chinh phục cải tạo tự
nhiên, giúp các em u thích mơn học hơn.
Vai trị của bài tập thí nghiệm
-Qua bài tập thí nghiệm, học sinh có điều kiện tự tìm mối quan hệ giữa cấu
trúc và chức năng, giữa hiện tượng và bản chất, giữa nguyên nhân và kết quả, do
đó giúp các em nắm vững tri thức, phát triển các khái niệm.
-Bài tập thí nghiệm cịn có tác dụng rèn luyện đức tính tự lực, cẩn thận, tỉ mỉ,
kiên trì, ý chí và nhân cách, mang lại cho người học niềm say mê học tập. Qua đó
có thể phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về bộ mơn Sinh học.
-Qua việc giải bài tập thí nghiệm, các quan niệm sai lệch, các thao tác tư duy
chưa hoàn thiện của học sinh được bộc lộ, từ đó có biện pháp thích hợp để khắc phục.
Phân loại
a) Dựa vào hình thức giải các bài tập thí nghiệm


Bài tập thí nghiệm có thể dùng nhiều hình thức khác nhau:
Hình thức 1: Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, hóa chất cần thiết để làm thí
nghiệm.
Hình thức 2: Bài tập chỉ được giải bằng lí thuyết (mang tính chất thực
nghiệm tưởng tượng).
Hình thức 3: Bài tập bằng hình vẽ (dùng hình vẽ để mơ tả cách lắp đặt thí
nghiệm, hoặc từ hình vẽ cho trước phân tích các khả năng phù hợp…).

b) Dựa vào các giai đoạn của q trình dạy học
Bài tập thí nghiệm hình thành kiến thức mới.
Bài tập thí nghiệm củng cố - hồn thiện kiến thức.
Bài tập thí nghiệm kiểm tra đánh giá.
c) Dựa vào hình thành, phát triển kĩ năng tư duy cho học sinh
Bài tập rèn luyện kĩ năng phân tích thí nghiệm.
Bài tập rèn luyện kĩ năng so sánh kết quả thí nghiệm.
Bài tập rèn luyện kĩ năng phán đốn kết quả thí nghiệm.
Bài tập rèn luyện kĩ năng thiết kế thí nghiệm.
Kĩ năng học tập của học sinh
Kĩ năng
Có nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng nhưng tựu trung lại, bất kì kỹ
năng nào cũng dựa trên cơ sở lý thuyết - đó là kiến thức. Mỗi kĩ năng chỉ được
biểu hiện thông qua một nội dung, tác động của kĩ năng lên nội dung chúng ta sẽ
đạt được mục tiêu đặt ra.
Mục tiêu = Kĩ năng x Nội dung.
Kĩ năng học tập
Kĩ năng học tập là khả năng của con người thực hiện có kết quả các hành
động học tập phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nhất định, nhằm đạt tới mục
đích, nhiệm vụ đề ra.
Một số kĩ năng nhận thức
Kĩ năng phân tích - tổng hợp
Phân tích - tổng hợp trong Sinh học thường được dùng để phân tích cấu tạo, cơ
quan…, phân tích thí nghiệm, phân tích cơ chế, q trình. Trong giới hạn của luận
văn, chúng tôi chỉ chú ý kĩ năng phân tích thí nghiệm Sinh học. Kĩ năng phân tích thí
nghiệm là kĩ năng phân tích các yếu tố cấu thành nên thí nghiệm, các điều kiện thí
nghiệm, sự tương tác giữa các yếu tố thí nghiệm để tạo ra kết quả thí nghiệm, qua đó
rút ra được kết luận phù hợp, giải thích được các kết quả thí nghiệm.



Kĩ năng so sánh
Trong thực nghiệm về Sinh học người ta thường dùng cách so sánh có đối
chứng, nghĩa là so sánh kết quả của hai đối tượng cùng loại, có đặc điểm hoặc sự
tác động trái ngược nhau.
Qua so sánh giúp học sinh phân biệt, hệ thống hóa và củng cố các khái niệm.
Kĩ năng phán đoán - suy luận.
Kĩ năng phán đoán là năng lực sử dụng các dữ kiện, các tri thức hay khái
niệm thuộc lĩnh vực chun mơn đã có; năng lực vận dụng chúng để phát hiện ra
các thuộc tính bản chất của các sự vật hiện tượng; đưa ra những xét đoán hoặc
nhận định nhằm giải quyết các nhiệm vụ lí luận hay thực hành xác định.
Kĩ năng thiết kế thí nghiệm
Khi thiết kế thí nghiệm học sinh có thể dựa vào các dụng cụ, thiết bị thí
nghiệm đã cho sẵn, hoặc có thể tự nghĩ ra dụng cụ thiết bị để thiết kế một thí
nghiệm nhằm kiểm tra một phán đốn, một mệnh đề nào đó.
Trong dạy học Sinh học việc rèn luyện cho học sinh tự mình đề xuất các
phương án thí nghiệm, tự bố trí thí nghiệm và tự giải thích thí nghiệm là một vấn
đề rất quan trọng. Qua đó, giúp các em phát huy được tính sáng tạo, tính tự lập
trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Rèn luyện kĩ năng cho học sinh.
Theo Geoffrey Petty (1998) qui trình rèn luyện một kĩ năng gồm có 8 bước:
Bước 1: Giải thích
Giáo viên giúp học sinh hiểu vì sao phải có kĩ năng đó? Vị trí của kĩ năng đó
trong hoạt động nghề nghiệp tương lai? Kĩ năng đó liên quan đến kiến thức lí
thuyết nào đã học? Có thể kiểm tra thăm dị học sinh đã biết chút ít gì về kĩ năng
sắp học hay chưa?
Bước 2: Làm chi tiết
- Học sinh được xem trình diễn mẫu một cách chi tiết, chính xác để có một
mơ hình bắt chước. Cần tạo cho học sinh nắm bắt những chi tiết mấu chốt của kĩ
năng như cho băng hình quay chậm hoặc dừng lại, giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để
học sinh phát hiện ra những chi tiết quan trọng nhất.

Bước 3: Sử dụng kinh nghiệm mới học
- Học sinh thử làm theo mẫu được xem.
Bước 4: Kiểm tra và hiệu đính
- Giáo viên tạo cơ hội để học sinh tự kiểm tra phát hiện những chỗ là sai của
chính mình và biết cần hiệu chỉnh ở chỗ nào. Giáo viên cần giám sát, giúp đỡ nếu
học sinh không tự phát hiện được, đặc biệt là các kỹ năng phức tạp.


Bước 5: Hỗ trợ trí nhớ
- Học sinh cần có những phương tiện ghi nhớ điểm then chốt, ví dụ phiếu
ghi tóm tắt, tờ rơi ghi sơ đồ các thao tác, băng ghi âm, ghi hình.
Bước 6: Ơn tập và sử dụng lại
- Đây là việc cần thiết để củng cố những kỹ năng đã học được.
Bước 7: Đánh giá
- Là khâu do người đào tạo thực hiện để xem học sinh đã đạt yêu cầu hay
chưa. Việc đánh giá phải trung thực để phát hiện đúng những người đã đạt yêu cầu
để người dạy và người học đều an tâm với kết quả đào tạo, đồng thời phải phát
hiện đúng những người chưa đạt yêu cầu để có trách nhiệm đào tạo bổ sung.
Bước 8: Thắc mắc
- Giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh nêu câu hỏi khi học sinh có nhu
cầu cần hỏi. Cơ hội nhất là ở giai đoạn “tập sử dụng kĩ năng”, khi đó giáo viên nên
đi lại trong lớp kiểm tra các thao tác thực hành kĩ năng của học sinh và trả lời thắc
mắc cho các em.
Các yêu cầu khi sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện một số kĩ năng tư
duy cho học sinh.
- Phải phù hợp với nội dung chương trình, bài học.
- Gần gũi với đời sống thực tiễn của học sinh.
- Phải phù hợp với trình độ học sinh.
- Các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm đơn giản, dễ tìm, các thao tác thí nghiệm
khơng quá khó.

- Tạo khả năng để học sinh đưa ra nhiều giải pháp khi giải bài tập.
- Rèn luyện được một kĩ năng nào đó.
- Khắc sâu một kiến thức lí thuyết nhất định.
Khi xây dựng các bài tập thí nghiệm cần chú ý:
+ Xác định được chủ đề của bài tập thí nghiệm.
+ Xác định được mục đích dạy học thơng qua bài tập thí nghiệm.
+ Nội dung của bài tập thí nghiệm: Nội dung của bài tập cần phải đầy đủ thông
tin, dữ kiện, yếu tố cấu thành thí nghiệm để phân tích và giải quyết bài tập.
+ Nhiệm vụ học sinh cần giải quyết.
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Để có cơ sở thực tiễn của đề tài, chúng tôi tiến hành quan sát sư phạm, tham
khảo giáo án, dự giờ, trao đổi ý kiến với một số giáo viên bộ mơn, dùng phiếu
thăm dị ý kiến của giáo viên, phiếu điều tra học sinh ở một số trường THPT của


tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh nhằm thu thập số liệu cụ thể về thực trạng dạy và học Sinh
học ở trường THPT hiện nay.
2.1. Thực trạng dạy- học Sinh học ở các trường THPT tham gia khảo sát
Để có cơ sở thực tiễn của đề tài, chúng tôi tiến hành quan sát sư phạm, tham
khảo giáo án, dự giờ, trao đổi ý kiến với một số giáo viên bộ môn, dùng phiếu
thăm dò ý kiến của giáo viên, phiếu điều tra học sinh ở một số trường THPT của
tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh nhằm thu thập số liệu cụ thể về thực trạng dạy và học Sinh
học ở trường THPT hiện nay.
Thực trạng giảng dạy của giáo viên
Chúng tôi sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của 40 giáo viên THPT ở tỉnh
Nghệ An. Hà Tĩnh. Kết quả thăm dò thu được:
Bảng 1.1. Kết quả điều tra về phương pháp sử dụng bài tập thí nghiệm
trong dạy học Sinh học ở các trường THPT.
Phương pháp sử dụng
Nghiên cứu bài học mới.

Củng cố kiến thức.
Kiểm tra đánh giá

Thường
xuyên
SL
1
2
3

Không
thường
xuyên

TL% SL
5, 0 1
10, 0 3
15, 0 1

TL%
5, 0
15, 0
5, 0

Ít sử dụng

Khơng sử
dụng

SL

4
5
3

SL
14
10
13

T%
20, 0
25, 0
15, 0

T%
70, 0
50, 0
75, 0

Qua bảng 1.1, chúng tôi nhận thấy đa số giáo viên thường xuyên sử dụng bài
tập thực hành thí nghiệm ở khâu thực hành luyện tập - hồn thiện kiến thức. Cịn ở
khâu nghiên cứu bài học mới và khâu kiểm tra đánh giá hầu như chưa được chú
trọng thực hiện (có 70% giáo viên khơng sử dụng bài tập thí nghiệm ở khâu nghiên
cứu kiến thức mới và 75% không sử dụng cho khâu kiểm tra đánh giá).
2.2. Ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của việc rèn luyện các kĩ năng
học tập cho học sinh
Chúng tôi sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của 40 giáo viên THPT ở tỉnh
Nghệ An, Hà Tĩnh. Kết quả thăm dò thu được:
Bảng 1.2. Kết quả điều tra ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của việc
rèn luyện kĩ năng cho học sinh

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

32

80

8

20

0

0


Thực trạng việc rèn luyện một số kĩ năng tư duy thực nghiệm cho học
sinh


Bảng 1.3. Kết quả điều tra thực trạng rèn luyện một số kĩ năng tư duy
thực nghiệm cho học sinh
Rất
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ
thường xuyên
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
2
5, 00
15
37, 5
23
57, 5
0
0
Qua bảng 1.3, tôi nhận thấy hầu hết giáo viên đều nhận thức được sự cần
thiết của việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Tuy nhiên thực trạng rèn luyện một
số kĩ năng tư duy thực nghiệm cho học sinh của một số giáo viên chưa thật sự

đồng bộ và chưa có giải pháp hợp lí đối với vấn đề này.
Nguyên nhân của thực trạng dạy - học Sinh học nói trên
Về phía giáo viên
a, Đa số giáo viên đã quá quen thuộc với phương pháp dạy học truyền thống
thuyết trình, giảng giải. Do khi sử dụng phương pháp phát huy tính tích cực của
học sinh phần lớn tỏ ra lúng túng. Nhiều giáo viên chưa quan tâm đến phương
pháp thực hành thí nghiệm và sử dụng bài tập thí nghiệm trong giảng dạy Sinh học.
Một phần do năng lực thực hành của giáo viên còn hạn chế, phần khác trang thiết
bị thực hành thí nghiệm ở nhiều trường cịn thiếu hụt trầm trọng, chưa có nhân
viên phụ trách thí nghiệm.
b, Có một số giáo viên dạy chưa hấp dẫn, ít tạo điều kiện để cho học sinh
phát biểu xây dựng bài, tạo cho các em thụ động trong học tập, chưa phát huy được
tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh.
c, Nhiều giáo viên chưa thật sự chú trọng việc rèn luyện kĩ năng học tập cho
học sinh, dẫn đến kĩ năng học tập của học sinh vẫn còn ở mức trung bình.
Về phía học sinh
a, Năng lực thực hành của nhiều học sinh cịn hạn chế, khơng đồng đều. Vì
vậy việc tổ chức giờ dạy có sử dụng bài tập thực hành gặp khơng ít khó khăn, nên
giáo viên ngại khai thác.
b, Nhiều học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp nên cảm thấy khó học.
Nguyên nhân khách quan
a, Môn Sinh chỉ được vận dụng để thi Đại học khối B hoặc một số trường
Cao đẳng, Trung cấp, nên khó chọn nghề, chọn trường so với các mơn tự nhiên
khác. Vì vậy các em chỉ xem môn Sinh là môn phụ và không dành thời gian, công
sức để đầu tư học tập như các môn khác.
b, Chế độ thi cử còn nặng về lý thuyết, chưa quan tâm đến thí nghiệm thực
hành. Các dạng bài tập thực hành chưa được đưa vào trong kiểm tra - đánh giá, có
chăng chỉ trong các kì thi học sinh giỏi.



c, Loại bài tập thí nghiệm địi hỏi cần nhiều công đoạn, đầu tư cần nhiều thời
gian công sức hơn so với các loại bài tập khác. Việc giải bài tập này khá phức tạp,
địi hỏi giáo viên phải có trình độ chun mơn, có năng lực xử lí tình huống tốt và
năng lực thực hành vữngvàng.
Kết luận chương 1
Từ nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài cho thấy:
- Bài tập thí nghiệm có nghĩa rất lớn về cả 3 mặt: giáo dục, giáo dưỡng và kỹ
thuật tổng hợp đối với học sinh.
- Bài tập thí nghiệm có thể sử dụng ở khâu nghiên cứu bài học mới, củng cố
và kiểm tra đánh giá.
- Qua khảo sát thực trạng dạy - học ở các trường trung học phổ thông cho
thấy: việc sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học của giáo viên cịn hạn chế, việc
rèn luyện các kĩ năng tư duy thực nghiệm chưa thật sự chú trọng.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi thấy việc nghiên cứu, thiết kế các bài tập thí
nghiệm rèn luyện một số kĩ năng tư duy thực nghiệm cho học sinh là một trong
những biện pháp góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức và rèn luyện được các
kĩ năng học tập cho học sinh.
Như vậy, qua chương này chúng tôi đã làm sáng tỏ được vai trị và phương
pháp sử dụng bài tập thí nghiệm, làm sáng tỏ khái niệm về kĩ năng, kĩ năng học tập
và hệ thống hóa được một số kĩ năng nhận thức. Đây là những cơ sở lí luận soi
đường để chúng tôi thiết kế và sưu tầm các bài tập thí nghiệm, sử dụng các bài tập
thí nghiệm phù hợp. Đồng thời cũng qua chương này, chúng tôi đã bổ sung và làm
sáng tỏ một số kĩ năng tư duy thực nghiệm cần rèn luyện cho học sinh như: kĩ năng
phân tích thí nghiệm, so sánh kết quả thí nghiệm, phán đốn kết quả thí nghiệm,
thiết kế thí nghiệm; các yêu cầu của bài tập thí nghiệm rèn luyện một số kĩ năng tư
duy thực nghiệm cho học sinh. Phân tích được thực trạng và nguyên nhân của thực
trạng dạy - học Sinh học, trên cơ sở đó thấy được tính cấp thiết của việc xây dựng
các bài tập thí nghiệm rèn luyện các kĩ năng tư duy thực nghiệm cho học sinh.



Chương 2
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM
ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÂN TÍCH, PHÁN ĐỐN VÀ SO SÁNH
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY- HỌC PHẦN SINH HỌC
VI SINH VẬT, SINH HỌC 10
1. Cấu trúc, nội dung phần Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 và các kĩ
năng tư duy cần rèn luyện cho học sinh
1.1. Nội dung chương trình phần Sinh học vi sinh vật- Sinh học 10 theo
chuẩn kiến thức kĩ năng
- Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
- Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.
- Virut và bệnh truyền nhiễm.
Nhận xét: Qua phân tích cấu trúc, nội dung chương trình ở trên chúng tơi
nhận thấy rằng:
- Các kiến thức ở phần này liên quan đến cơ chế, q trình có thể sử dụng
phương pháp thực hành, thí nghiệm để dạy học sẽ có hiệu quả và rèn luyện được
các kĩ năng cho học sinh.
- Nội dung bài học phần này cũng đã đưa ra các bài thực hành để rèn luyện
kĩ năng cho học sinh. Tuy nhiên các bài thực hành này chỉ mang tính chất củng cố,
hệ thống lại kiến thức và đồng thời chỉ chú trọng rèn luyện các kĩ năng tích hợp.
Việc sử dụng các bài tập thí nghiệm ở khâu nghiên cứu tài liệu mới cũng như ở
khâu kiểm tra đánh giá chưa được chú trọng, học sinh ít có cơ hội để rèn luyện các
kĩ năng tư duy thực nghiệm.
Vì vậy việc thiết kế và sử dụng các bài tập thí nghiệm để rèn luyện các kĩ
năng tư duy là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học Sinh học ở
trường THPT.
1.1.2. Các kĩ năng tư duy thực nghiệm cơ bản cần rèn luyện cho học sinh
Các kĩ năng tư duy thực nghiệm cần rèn luyện cho học sinh là:
- Kĩ năng phân tích thí nghiệm.
- Kĩ năng so sánh kết quả thí nghiệm.

- Kĩ năng phán đốn kết quả thí nghiệm.
Sau đây là hệ thống bài tập thí nghiệm để rèn luyện các kĩ năng tư duy thực
nghiệm cho học sinh. Sự phân chia các bài tập thí nghiệm theo các kĩ năng tư duy
thực nghiệm dưới đây chỉ mang tính chất tương đối vì các kĩ năng này ln có mối
quan hệ khăng khít với nhau và hỗ trợ cho nhau.


Thiết kế bài tập thí nghiệm để rèn luyện một số kĩ năng phân tích, phán
đốn và so sánh kết quả thí nghiệm trong dạy học phần Sinh học vi sinh vật,
Sinh học 10.
1.1.3. Quy trình thiết kế bài tập thí nghiệm
Qua nghiên cứu, tham khảo của một số tác giả, chúng tơi đề xuất quy trình thiết
kế bài tập thí nghiệm để rèn luyện một số kĩ năng tư duy thực nghiệm như sau:
Xác định mục tiêu
Xác định các kĩ năng tư duy thực nghiệm cần rèn luyện
Thiết kế bài tập thí nghiệm rèn luyện một số kĩ
năng tư duy thực nghiệm cho học sinh

Sắp xếp bài tập thí nghiệm thành hệ thống
phù hợp với logic dạy học

Hình 2.1. Quy trình thiết kế bài tập thí nghiệm để rèn luyện kĩ năng
Qui trình được diễn đạt như sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu
Xác định mục tiêu tổng quát của chương trình mơn học, của chương và mục
tiêu cụ thể ở mỗi bài học nhằm xác định HS cần đạt được yêu cầu gì về kiến thức,
về kĩ năng.Từ đó GV dự kiến những nội dung nào của bài học có thể xây dựng
thành bài tập thí nghiệm để tổ chức hoạt động học tập rèn luyện các kĩ năng tư duy
cho HS.
- Bước 2: Xác định các kĩ năng tư duy thực nghiệm cần rèn luyện.

Tập trung vào các kĩ năng nhận thức cơ bản như: phân tích thí nghiệm, so
sánh kết quả thí nghiệm, phán đốn - suy luận, thiết kế thí nghiệm.
- Bước 3: Thiết kế bài tập thí nghiệm.
Trên cơ sở các kiến thức, kĩ năng tư duy thực nghiệm của bài học đã được
xác định, lựa chọn, cần mã hóa chúng thành bài tập thí nghiệm. Bài tập thực hành
thí nghiệm có cấu trúc gồm 2 phần: dữ kiện và yêu cầu. Khi thiết kế, cần xác định
các dữ kiện phù hợp với mức độ nhận thức của HS, xác định hình thức thể hiện các
dữ kiện trong bài tập (dữ kiện có thể được thể hiện dưới dạng kênh chữ, kênh hình
hoặc kênh chữ kết hợp với kênh hình…) và diễn đạt các yêu cầu của bài tập ở mức
độ phù hợp với mục tiêu đã đặt ra.


- Bước 4: Sắp xếp bài tập thí nghiệm thành hệ thống phù hợp với logic dạy học.
Các bài tập thí nghiệm sau khi xây dựng xong cần được sắp xếp thành một hệ
thống, theo một trật tự logic để thuận lợi cho quá trình sử dụng, phù hợp với logic
phát triển nội dung và logic phát triển năng lực của người học.
2. Hệ thống bài tập thí nghiệm rèn luyện một số kĩ năng phân tích, phán
đốn và so sánh kết quả thí nghiệm trong dạy học phần: Sinh học vi sinh vật,
Sinh học 10.
Dựa vào qui trình đã nêu, chúng tôi đã tiến hành thiết kế một số bài tập thí
nghiệm để rèn luyện một số kĩ năng tư duy thực nghiệm cho học sinh trong dạy
học Sinh học.
2.1. Bài tập rèn luyện kĩ năng phân tích thí nghiệm
Yêu cầu: Đối với bài tập này yêu cầu học sinh phải phân tích được mục đích
của các thí nghiệm, các điều kiện tiến hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm, trên cơ
sở đó giải thích được kết quả của các thí nghiệm đã tiến hành. Từ đó rút ra được
kiến thức cơ bản cần khám phá.
Bài tập 1.
Theo dõi diễn biến của đại dịch Covid 19 từ năm 2019 đến năm 2021, người
ta thấy virut corona có rất nhiều loại biến thể. Hãy giải thích tại sao virut corona lại

có tốc độ biến đổi nhanh như vậy? Nếu dùng văc xin để tiêm phòng chống virut
corona cho tất cả các biến thể có được khơng? Tại sao?
(Bài tập dùng để dạy phần thực hành luyện tập bài: Bệnh truyền nhiễm và
miễn dịch - Sinh học 10).
Bài tập 2.
Người ta pha chế một dung dịch nuôi cấy vi sinh vật( môi trường D) gồm các
thành phần sau: H2O; NaCl; (NH4)2PO4; KH2PO4; MgSO4; CaCl2. Tiến hành nuôi
cấy các chủng vi khuẩn A, B, C trong các môi trường và điều kiện khác nhau, thu
được kết quả như sau:
Môi trường nuôi cấy

Chủng A

Mơi trường D với 10g cao thịt bị, để Mọc
trong bóng tối.

Chủng B

Chủng C

Khơng mọc Khơng mọc

Mơi trường D, để trong bóng tối có sục Khơng mọc Mọc
CO 2.

Khơng mọc

Mơi trường D, chiếu sáng có sục CO2.

Mọc


Khơng mọc Mọc

Xác định kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng.
(Bài tập dùng để dạy phần thực hành luyện tập bài: Dinh dưỡng, chuyển hóa
vật chất và năng lượng ở vi sinh vật - Sinh học 10).


Bài tập 3.
Để nghiện cứu kiểu hô hấp của một loài vi khuẩn, người ta cấy sâu vi khuẩn
này vào mơi trường có chứa các thành phần gồm thạch 5 gam, thịt bị 30 gam,
glucơzơ 5 gam, nước tinh khiết 1000ml. Sau khi nuôi caasyowr tủ ấm 35 độ C
trong 24 giờ thì thấy vi khuẩn phát triển trên mặt thống của ống nghiệm. Thêm
vào mơi trường 1 gam KNO 3 thì thấy chúng phát triển trên cả mặt thống và trong
tồn bộ ống nghiệm.
a, Hãy xác định kiểu hơ hấp của trực khuẩn và cho biết chất nhận electron
cuối cùng trong chuỗi truyền electron khi chưa có KNO3.
b, Vì sao khi có KNO 3 trực khuẩn lại phát triển được cả ở mặt thống và
trong tồn bộ ống nghiệm?
c, Viết phương trình hơ hấp của tế bào vi khuẩn sống ở đáy của ống nghiệm
khi có KNO3. Biết rằng hoạt động hô hấp tạo ra N2.
(Bài tập dùng để dạy phần vận dụng bài: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và
năng lượng ở vi sinh vật - Sinh học 10).
Bài tập 4.
Người ta cấy vi khuẩn Proteus vulgaris trên các mơi trường dịch thể có
thành phần tính theo đơn vị g/l:
NH4Cl-1

FeSO4.7H2O-0, 01


K2HPO4-1

CaCl2-0, 01

MgSO4.7H2O-0, 2

H2O-1 lít

Các nguyên tố vi lượng Mn, Mo, Cu, Zn, mỗi loại 25.
Bổ sung thêm vào mỗi loại môi trường các chất như sau:
Chất bổ sung

Các loại môi trường
M1

M2

M3

M4

Glucôzơ

0

5g

5g

5g


Axit nicotinic

0

0

0, 1mg

0

Cao nấm men

0

0

0

5g

Sau 24 giờ nuôi trong tủ ấm ở nhiệt độ phù hợp, người ta thấy có sự sinh
trưởng của vi khuẩn trên các mơi trường M3, M4 cịn trên mơi trường M1, M2
khơng có vi khuẩn phát triển.
a, Các môi trường M1, M2, M3, M4 thuộc về các loại mơi trường gì?
b, Axit nicotinic giữ vai trị gì đối với vi khuẩn Proteus vulgaris?
c, Môi trường M3 lúc bắt đầu nuôi cấy chứa N o = 100 vi khuẩn trong 1ml.
Sau 6 giờ, môi trường tại pha cân bằng chứa N o = 1000000 vi khuẩn/ml. Trong



điều kiện nuôi cấy này thời gian thế hệ là 25 phút. Hãy cho biết vi khuẩn có trải
qua pha tiềm phát hay khơng? Nếu trải qua thì thời gian pha này là bao nhiêu?
(Bài tập dùng để dạy phần thực hành luyện tập bài Sinh trưởng và sinh sản
của vi sinh vật- Sinh học 10).
Bài tập 5.
Người ta tiến hành thí nghiệm với hai chủng Virut A và Virut B như sau:
Lấy vỏ capsit của virut A trộn với lõi Axit Nucleic của Virut B tạo thành
Virut lai. Biết rằng mỗi loại Virut chỉ kí sinh trong mỗi loại vật chủ.
a, Virut lai có thể xâm nhập vào vật chủ nào?
b, Giả sử sau khi xâm nhập, virut lai nhân lên thành các virut mới thì các
virut mới này có thể xâm nhiễm vào vật chủ nào? Vì sao?
(Bài tập dùng để dạy phần thực hành luyện tập bài Sự nhân lên của virut
trong tế bào vật chủ - Sinh học 10)
2.2. Bài tập rèn luyện kĩ năng so sánh kết quả thí nghiệm
Yêu cầu: Phân tích được các thí nghiệm tiến hành, so sánh sự giống nhau và
khác nhau về kết quả giữa các thí nghiệm hoặc giữa thí nghiệm và đối chứng, giải
thích được vì sao có sự giống nhau và khác nhau đó. Rút ra kết luận về kiến thức.
Bài tập 1.
Có 3 ống nghiệm đã đánh dấu theo thứ tự 1, 2 và 3.
- Ống 1 chứa dịch phagơ.
- Ống 2 chứa dịch vi khuẩn tương ứng.
- Ống 3 chứa hỗn hợp dịch của ống 1 và ống 2.
Tiến hành các thí nghiệm sau, Lấy một ít dịch từ mỗi ống ống nghiệm cấy
lần lượt lên 3 đĩa thạch dinh dưỡng đã đnahs dấu tương ứng.
a, Nêu các hiện tượng có thể quan sát được ở 3 đĩa thạch?
b, Giải thích các hiện tượng.
(Bàì tập dùng để dạy phần thực hành luyện tập phần vi sinh vật - sinh học 10)
Bài tập 2.
Để nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và kiểu hô hấp ở một số loại vi khuẩn
người ta nuôi cấy chúng trong môi trường dịch thể ở 3 ống nghiệm chứa các thành

phần khác nhau.
-Ống nghiệm 1, các chất vô cơ đã biết rõ thành phần, hàm lượng và đường
Glucozo 10 gam.
-Ống nghiệm 2, các chất vô cơ đã biết rõ thành phần, hàm lượng và đường
glucozo với 300 ml nước chiết thịt bò.


-Ống nghiệm 3, các chất vô cơ đã biết rõ thành phần, hàm lượng và đường
glucozo với 300 ml nước chiết thịt bị, với KNO3.
Sau khi ni ở nhiệt độ thích hợp, kết quả thu được như sau
-Ở ống nghiệm 1 vi khuẩn không phát triển.
-Ở ống nghiệm 2, Vi khuẩn phát triển ở mặt thoáng ống nghiệm.
-Ở ống nghiệm 3, Vi khuẩn phát triển ở toàn bộ ống nghiệm.
a, Môi trường trong các ống nghiệm 1, 2, 3 là loại mơi trường gì?
b, Nước chiết thịt bị có vai trị gì đối với vi khuẩn trên?
c, Kiểu hơ hấp của vi khuẩn trên là gì? Giải thích.
(Bàì tập dùng để dạy phần thực hành luyện tập bài Dinh dưỡng, chuyển hóa
vật chất và năng lượng ở vi sinh vật - sinh học 10 )
Bài tập 3.
Người ta để dịch nuôi cấy trực khuẩn uốn ván (Chostridiun tetani) ở cuối
pha cân bằng thêm 15 ngày(dịch A) dịch nuôi cấy vi khuẩn này ở pha lũy thữa(dịch
B). Đun cả hai ống dịch ở 80 oC trong 20 phút; sau đó cấy cùng một lượng 0, 1ml
dịch mỗi loại trên môi trường phân lập dinh dưỡng có thạch ở hộp petri rồi đặt vào
tủ ấm 35 oC trong 24 giờ.
Hãy cho biết
- Số khuẩn lạc phát triển trên hộp Petri A và B có gì khác nhau khơng? Vì sao?
- Hiện tượng gì xảy ra khi để trực khuẩn uốn ván thêm 15 ngày?
(Bàì tập dùng để dạy phần thực hành luyện tập bài Sinh trưởng của vi sinh
vật - sinh học 10 )
Bài tập 4.

Hai bình A và B đều chứa một hỗn hợp giống hệt nhau gồm nấm men rượu
trộn đều với dung dịch glucozo nồng độ 10g/l. Cả hai bình được ni cấy ở nhiệt
độ thích hợp, tuy nhiên bình A đẻ mở nắp và được làm sủi bọt liên tục nhờ một
dịng khơng khí đi qua, bình B bị đóng kín miệng và để n. Sau một thời gian cho
biết sự khác biệt có thể có về mùi vị, độ đục, lượng đường cịn lại của hai bình A
và B, giải thích.
(Bàì tập dùng để dạy phần thực hành luyện tập bài Các yếu tố ảnh hưởng đến
sinh trưởng của vi sinh vật - sinh học 10 )
Bài tập 5.
Người ta tiến hành thí nghiệm như sau
Cho 50ml dung dịch đường sacarozo 10% vào một chai nhựa dung tích 75
ml, cho 10g bánh men rượu đã giã nhỏ vào chai, đậy nắp kín và để nơi có nhiệt độ
30 oC đến 35 oC. Sau vài ngày đem ra quan sát.


- Hãy nêu và giải thích hiện tượng quan sát được.
- Nếu sau khi cho bột bánh men vào chai mà khơng đậy nắp thì hiện tượng
quan sát được có gì khác?
(Bàì tập dùng để dạy phần thực hành luyện tập bài Lên men etilic và lacticsinh học 10 )
2.3. Bài tập rèn luyện kĩ năng phán đoán kết quả thí nghiệm
Yêu cầu: Học sinh phải phân tích các điều kiện thí nghiệm, các hiện tượng
(nếu có) để đưa ra các phán đốn về kết quả thí nghiệm. Đưa ra được lí do vì sao
có sự phán đốn đó. Làm thí nghiệm để kiểm chứng các phán đốn.
Bài tập 1.
Ba bạn học sinh làm sữa chua theo 3 cách như sau:
- Cách 1, Pha sữa bằng nước nóng, sau đó bổ sung ngay một thìa sữa chua
Vinamilk rồi ủ ấm 6 đến 8 giờ.
- Cách 2, Pha sữa bằng nước nóng, sau đó để nguội bớt đến khoảng 40 oC, sau
đó bổ sung một thìa sữa chua Vinamilk rồi ủ ấm 6 đến 8 giờ.
- Cách 3, Pha sữa bằng nước nóng, sau đó để nguội đến khoảng 40oC, sau đó

bổ sung một thìa sữa chua Vinamilk rồi ủ ấm 6 đến 8 giờ.
Trong 3 cách trên, cách làm nào sẽ có sữa chua để ăn? Cách làm nào sẽ
khơng thành cơng? Giải thích.
(Bài tập dùng để dạy phần vân dụng bài Quá trình tổng hợp và phân giải các
chất ở vi sinh vật - Sinh học 10)
Bài tập 2.
Trong quá trình chế biến giấm từ rượu, sau một thờ gian ta thấy có một lớp
váng trắng phủ lên bề mặt.
a, Váng trắng do vi sinh vật nào tạo ra? Ở đáy cốc có loại vi sinh vật này hay
khơng? Giải thích.
b, Nhỏ một giọt dịch ni cấy vi sinh vật này lên lam kính, rồi nhỏ bổ sung
một giọt H2O2 vào giọt dich ni cấy trên thì sẽ thấy hiện tượng gì? Giải thích.
c, Vì sao nếu để cốc giấm váng trắng quá lâu thì độ chua của giấm sẽ giảm
dần? Cách khác phục hiện tượng đó?
(Bài tập dùng để dạy phần tìm tịi, mở rộng bài Q trình tổng hợp và phân
giải các chất ở vi sinh vật - Sinh học 10)
Bài tập 3.
Người ta tiêm kháng sinh cho bị sữa, sau đó họ vẫn dùng sữa bị mới được
tiêm kháng sinh này để làm sữa chua nhưng sũa chua bị hỏng. Hãy giải thích vì sao?
(Bài tập dùng để dạy phần hình thành kiến thức mới bài Các yếu tố ảnh
hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật - Sinh học 10)
Bài tập 4.
Người ta cho 80ml nước thịt vơ trùng vào hai bình tam giác A và B. Sau đó
cho vào mỗi bình 0, 5 g đất vườn được lấy cùng vị trí và cùng thời điểm; cả hai


bình đều được bịt kín bằng nút cao su, đun sơi 100 oC trong 5 phút và đưa vào
phịng ni cấy nhiệt độ 30oC đến 35 oC, sau 1 ngày lấy bình B ra và đun sơi 100
o
C trong 5 phút sau đó lại đưa vào phịng ni cấy. Sau 3 ngày cả 2 bình được mở

ra thì thấy bình A có mùi thối, cịn bình B thì gần như khơng có mùi thối? Giả
thích?
(Bài tập dùng để dạy phần thực hành luyện tập bài Các yếu tố ảnh hưởng đến
sinh trưởng của vi sinh vật - Sinh học 10)
Bài tập 5.
Nuôi cấy E.coli trong môi trường với nguồn cung cấp Cacbon là Fructozo và
sorbitol, thu được kết quả như bảng dưới đây:
Giờ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Số
lượng
tế bào


102

104

106

108

108

1010

1014

1018

1022

Cho biết số tế bào ban đâu là 102. Hãy vẽ đồ thị và giải thích quá trình sinh
trưởng của quần thể vi khuẩn.
(Bài tập dùng để dạy phần thực hành luyện tập bài sinh trưởng của vi sinh
vật - Sinh học 10)
2.4. Ví dụ minh họa
Thiết kế và lựa chọn các bài tập thí nghiệm để dạy học bài 22"Dinh dưỡng,
chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật"
Nội dung có thể thiết kế bài tập thí nghiệm là “Mơi trường và các kiểu dinh
dưỡng hay Hơ hấp và lên men". Các thí nghiệm có thể thiết kế: thí nghệm về các
loại mơi trường nuôi cấy, các kiểu dinh dưỡng, các kiểu hô hấp và lên men.
- Bước 1. Xác định mục tiêu:

+ Nêu được vi sinh vật là gì? Phân biệt các loại môi trường nuôi cấy và các
kiểu dinh dưỡng.
+ Phân biệt được Hơ hấp hiếu khí, hơ hấp kị khí, lên men.
-Bước 2. Xác định các kĩ năng tư duy thực nghiệm cần rèn luyện: phân tích,
phán đốn, so sánh kết quả thí nghiệm.
- Bước 3. Thiết kế bài tập thí nghiệm
Bài tập 1.
Cho các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật sau
- Môi trường 1. 1000ml nước thịt.
- Môi trường 2. Gồm 1000ml glucozo 10% và 5g NaCl.


- Môi trường 3. Gồm 1000ml glucozo 10%, 5g NaCl và 1000ml nước thịt.
Hãy cho biết, môi trường 1, 2, 3 là mơi trường gì? Giải thích?
Bài tập 2:
Hãy so sánh lượng rượu được tạo ra khi người ta ủ rượu ở hai điều kiện:
nấm men sống trong điều kiện có ơxi và khơng có ơxi. Giải thích.
Bài tập 3:
Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên mơi
trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau:
(NH4)3PO4-1, 5; KH2PO4-1, 0; MgSO4-0, 2; CaCl2-0, 1; NaCl-5, 0
a, Môi trường trên là loại mơi trường gì?
b, Vi sinh vật phát triển trên mơi trường này có kiểu dinh dưỡng gì?
c, Nguồn cacbon, nguồn năng lượng và nguồn Nito của vi sinh vật này là gì?
- Bước 4. Sắp xếp bài tập thực hành thí nghiệm thành hệ thống phù hợp với
logic dạy học:
+Bài tập 1: Được sử dụng vào khâu tìm hiểu bài mới để rèn luyện kĩ năng
phán đoán kết quả thí nghiệm;
+ Bài tập 2: Được sử dụng trong khâu tìm tịi, mở rộng để rèn luyện kĩ năng
so sánh kết quả thí nghiệm;

+ Bài tập 3: Được sử dụng trong khâu vận dụng để rèn luyện kĩ năng phân
tích thí nghiệm.
3. Quy trình sử dụng bài tập thí nghiệm rèn luyện kĩ năng phân tích,
phán đốn và so sánh kết quả thí nghiệm
3.1. Quy trình chung
Qua tham khảo của một số tác giả, chúng tôi đề xuất quy trình sử dụng bài
tập thí nghiệm để rèn luyện kĩ năng tư duy thực nghiệm như sau:
Giới thiệu
bài tập thí
nghiệm

Học sinh
tự lực làm
việc

Tổ chức học
sinh trao đổi,
thảo luận toàn
lớp

Tổng kết đánh
giá, học sinh tự
hồn thiện kiến
thức và kĩ năng

Hình 2.2. Quy trình sử sụng bài tập thí nghiệm rèn luyện kĩ năng
tư duy thực nghiệm
* Bước 1: Giới thiệu bài tập thí nghiệm
Giáo viên cần nêu rõ các giả thiết và yêu cầu của bài tập thí nghiệm. Đối với
các bài tập có dụng cụ thí nghiệm kèm theo cần giới thiệu kĩ từng dụng cụ và thiết



bị cho học sinh biết. Đối với bài tập có hình ảnh sơ đồ minh hoạ có thể sử dụng
dưới dạng phiếu học tập hoặc phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, máy
chiếu để học sinh theo dõi được toàn bộ giả thiết và yêu cầu của bài tập.
* Bước 2: Học sinh tự lực làm việc.
Tuỳ theo bài tập đơn giản hay phức tạp, tuỳ theo thời gian tiết học và quy mô lớp
học mà giáo viên có thể tổ chức học sinh làm việc độc lập từng cá nhân hay nhóm.
Khi tổ chức học sinh làm việc theo nhóm cần chú ý:
- Nêu rõ nhiệm vụ, thời gian và cách thức làm việc củanhóm.
- Nhiệm vụ của học sinh khi làm việc theo nhóm
(ở lớp), giáo viên đi đến từng nhóm để theo dõi, can thiệp, điều chỉnh, giúp
đỡ khi cần thiết.
* Bước 3: Tổ chức học sinh trao đổi thảo luận toàn lớp.
Cả lớp tập trung lại để giải quyết bài tập đã nêu. Các cá nhân hoặc đại diện
của mỗi nhóm đưa ra những kết quả, ý kiến, giải pháp, các lập luận của nhóm mình
và các lập luận để chống lại các ý kiến trái ngược. Giáo viên có thể nêu ra các câu
hỏi hướng dẫn hoặc cung cấp thêm thông tin hỗ trợ để học sinh thảo luận thành
công.
* Bước 4: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, cả lớp thảo luận hướng về một
hoặc vài giải pháp được coi là hợp lí nhất. Giáo viên kết luận chính xác hố kiến
thức. Học sinh tự củng cố, rút ra kiến thức và tự hoàn thiện kỹ năng cần rèn luyện.
3.2. Sử dụng quy trình để rèn luyện một số kĩ năng cho học sinh
3.2.1. Sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện kĩ năng phân tích thí
nghiệm
Bài tập dùng để dạy bài ôn tập phần sinh học vi sinh vật
Bước 1: Giới thiệu bài tập thí nghiệm .
Một học sinh phân lập được 3 lồi vi khuẩn (kí hiệu là A, B, C) và tiến hành
ni 3 lồi này trong 4 mơi trường có đủ chất hữu cơ cần thiết nhưng thay đổi về
khí O2 và chất KNO3, kết quả thu được như sau:

Lồi Vi khuẩn Lồi A

Lồi B

Lồi C

Có đủ O2 và KNO3







Có KNO3







Có O2








Khơng có O2 và khơng có+KNO3







Mơi trường


×