Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
----- o0o -----

NGUYỄN THỊ KHÁNH

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
----- o0o -----

NGUYỄN THỊ KHÁNH

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số

: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS TRẦN HOÀI NAM

HÀ NỘI - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
phát triển Việt Nam là nghiên cứu do riêng cá nhân em thực hiện với sự giúp đỡ
của cán bộ hướng dẫn.
Mọi thông tin và số liệu nghiên cứu trong luận văn là do em tổng hợp, kết quả
được trình bày một cách trung thực theo thực tế khảo sát, đánh giá. Mọi tham khảo
của luận văn này được em trích dẫn rõ ràng
TP. Hà Nội, tháng 07 năm 2020
Học viên

Nguyễn Thị Khánh


ii

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cám ơn TS Trần Hoài Nam đang giảng dạy trong khoa sau đại
học đã trang bị cho em kiến thức quý báu trong suốt quá trình hướng dẫn làm luận văn.
Em xin chân thành cám ơn Ban Lãnh Đạo, Đồng nghiệp chi nhánh BIDV –
Hoàn Kiếm; Đống Đa và Bắc Giang đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ để em
hoàn thành bài luận văn này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hồn thiện luận văn này nhưng vẫn không
tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
q báu của Thầy/cơ để bài luận văn được hồn thiện hơn.
Cuối cùng xin kính chúc Thầy/ cơ và Cán bộ nhân viên BIDV thật nhiều sức
khỏe và luôn thành đạt.
TP. Hà Nội, tháng 07 năm 2020
Học viên

Nguyễn Thị Khánh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài .............................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................11
6. Bố cục của đề tài ...................................................................................................12
CHƢƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ ........................................................................................13
1.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................13

1.1.1. Ngân hàng điện tử ...........................................................................................13
1.1.2. Dịch vụ ngân hàng điện tử ..............................................................................14
1.1.3. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ..............................................................15
1.2. Đặc điểm và vai trò của dịch vụ NHĐT đối với ngân hàng thương mại ...........16
1.2.1. Đặc điểm của dịch vụ NHĐT ..........................................................................16
1.2.2. Vai trò của dịch vụ NHĐT ..............................................................................18
1.3. Nội dung phát triển dịch vụ NHĐT ...................................................................19
1.3.1. Phát triển về số lượng sản phẩm và quy mô dịch vụ NHĐT ...........................19
1.3.2. Phát triển về các đối tượng khách hàng mà NHTM hướng tới .......................22
1.3.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ NHĐT ...............................................................22
1.4. Tổng hợp và đề xuất mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân


iv

hàng điện tử ...............................................................................................................25
1.4.1. Mơ hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ NHĐT ......25
1.4.2. Đề xuất mơ hình nghiên cứu ...........................................................................36
1.4.3. Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................37
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN
TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –
BIDV ........................................................................................................................43
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ......................43
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .....................................................................43
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................45
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV ....................................................47
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam ..............................................................................................48
2.2.1. Giới thiệu về hệ thống ngân hàng điện tử của BIDV ......................................48
2.2.2. Các dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV ........................................................50

2.2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ...................................................64
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam ..................................................................................71
2.3.1. Kết quả đạt được và hạn chế tồn tại ...............................................................71
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV .....78
CHƢƠNG 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM –BIDV ....................................................................................80
3.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam ..............................................................................................80
3.1.1. Định hướng phát triển dịch vụ NHĐT của BIDV Việt Nam đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030 .............................................................................................80
3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với BIDV trong việc phát triển dịch vụ NHĐT.......81


v

3.2. Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam ..................................................................................82
3.2.1. Giải pháp phát triển thương hiệu nhằm nâng cao độ tin cậy của BIDV ........82
3.2.2. Giải pháp nhằm xây dựng định hướng và chiến lược hoạt động hiệu quả ....84
3.2.3. Giải pháp cải thiện tốc độ xử lý thủ tục sản phẩm, dịch vụ ............................85
3.2.4. Giải pháp cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng công nghệ ...............................85
3.2.5. Nhóm giải pháp khác ......................................................................................87
3.3. Một số kiến nghị với Chính Phủ ........................................................................94
KẾT LUẬN ..............................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

ASXH

An sinh xã hội

2

ATM

Automated Teller Machine (Máy rút tiền tự động)

3

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam

4


CNTT

Công nghệ thông tin

5

CSKH

Chăm sóc khách hàng

6

HĐQT

Hội đồng quản trị

7

HT

Hệ thống

8

NHĐT

Ngân hàng điện tử

9


POS

Point of Sale (Thiết bị bán hàng)

10

TMĐT

Thương mại điện tử

11

TMCP

Thương mại cổ phần

12

WTO

World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế
giới)


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Một số nghiên cứu đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ
ngân hàng điện tử ......................................................................................................35

Bảng 2.1. Tình hinh hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2017 – 2019.........47
Bảng 2.2. Biểu phí ngân hàng điện tử BIDV ............................................................49
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh dịch vụ thẻ ghi nợ của BIDV
năm 2017-2019..........................................................................................................53
Bảng 2.4. Các loại thẻ tín dụng tại BIDV .................................................................55
Bảng 2.5. Số lượng, doanh số và phí dịch vụ thẻ tín dụng năm 2017 - 2019 ...........56
Bảng 2.6. Kết quả dịch vụ BSMS năm 2017-2019 ....................................................59
Bảng 2.7. Số lượng hợp đồng e-Banking ..................................................................61
Bảng 2.8. Tỷ lệ phiếu khảo sát ..................................................................................64
Bảng 2.9: Cơ cấu mẫu khảo sát phân theo đặc điểm ...............................................64
Bảng 2.10: Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’alpha ........................................65
Bảng 2.11: Hệ số KMO và Kiểm định Bartlett .........................................................66
Bảng 2.12: Phần trăm phương sai toàn bộ ...............................................................66
Bảng 2.13: Ma trận các nhân tố đã sử dụng phép quay ...........................................66
Bảng 2.14: Hệ số tương quan pearson .....................................................................68
Bảng 2.15: Hệ số về mức độ phù hợp mơ hình .........................................................69
Bảng 2.16: ANOVA ...................................................................................................69
Bảng 2.17: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội ...............................................70


viii

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Mơ hình FSQ and TSQ ..............................................................................26
Hình 1.2. Mơ hình SERVQUAL.................................................................................27
Hình 1.3. Mơ hình Pikkarainen .................................................................................29
Hình 1.4. Mơ hình nghiên cứu của Luis V. Casaló, Carlos Flavián, Miguel Guinalíu
(2008) ........................................................................................................................30
Hình 1.5: Mơ hình nghiên cứu lý thuyết ...................................................................31

Hình 1.6: Mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng Nga (2012) ..........................31
Hình 1.7. Mơ hình nghiên cứu của Ihab Ali El-Qirem (2013) ..................................32
Hình 1.8. Mơ hình nghiên cứu của Mohammad Ahmadi Nia (2013) .......................33
Hình 1.9. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................37
Hình 2.1. Logo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ..........................43
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức BIDV ................................................................................45
Hình 2.3. Bộ máy quản lý BIDV ................................................................................46


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vài thập niên gần đây, những thành tự trong lĩnh vự khoa học kĩ thuật đã đưa
nhân loại bước sang một thời kì mới thời kì văn “minh hậu cơng nghiệp. Trong số
những thành tựu đó phải kể đến sự phát triển của cơng nghệ thơng tin. Có thể nói sự
phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ thơng tin đã góp phần khơng nhỏ cho sự phát
triển của dịch vụ ngân hàng điện tử trên thế giới. Dịch vụ ngân hàng điện tử còn khá
mới mẻ ở Việt Nam, nhưng với sự phát triển như vũ bão của cơng nghệ thơng tin thì
chắc chắn đây sẽ là màng dịch vụ chủ đạo của các ngân hàng thương mại tương lai.
Hầu hết các ngân hàng trong nước hiện nay đã đang ngắm tới mảng dịch vụ này, với
mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai. Trước xu thế đó Ngân hàng BIDV
cũng đang đẩy mạnh phát triển vào dịch vụ ngân hàng điện tử.
Dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại những giá trị mới cho khách hàng, tiết
kiệm thời gian, chi phí, tiện lợi thực hiện mọi lúc mọi nơi, nhanh chóng và hiệu quả.
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những chiến lược phát triển được
đặt lên hàng đầu của các ngân hàng thương mại trên thế giới. Xác định đẩy mạnh
các dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những trọng tâm hoạt động, BIDV đã có
nhiều bước đi cụ thể, từ việc triển khai xây dựng và hiện đại hóa hệ thống thanh
tốn đến tạo lập hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thanh toán tiên tiến. Tuy nhiên

việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế,
cụ thể là: thu nhập từ dịch vụ NHĐT của BIDV vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng
thu nhập của ngân hàng, chỉ chiếm khoảng 15,2%, số lượng khách hàng sử dụng
dịch vụ NHĐT tuy có gia tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng rất chậm (tăng trung
bình 10-12%/năm trong giai đoạn 2017-2019), số lượng máy ATM và máy POS của
ngân hàng thấp… Chính vì vậy, việc tìm ra giải pháp nhằm hồn thiện và phát triển
ngân hàng điện tử trong giai đoạn tới là hết sức cần thiết để BIDV có thể tiếp tục
khẳng định được thương hiệu của mình, đạt được mục tiêu trở thành Ngân hàng bán
lẻ hàng đầu Việt Nam.


2

Với mục đích nghiên cứu sâu hơn về thực trạng phát triển dịch vụ NHĐT,
nghiên cứu các cơ hội cũng như thách thức để phát triển dịch vụ NHĐT để từ đó
đóng góp những giải pháp nhằm triển khai, phát” triển thành công hơn nữa dịch vụ
NHĐT tại BIDV, em đã chọn đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho Luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ ngân hàng tài chính của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Phát triển thương mại điện tử nói chung và xây dựng chiến lược phát triển
TMĐT Việt Nam trong giai đoạn 2020-2030 là nội dung nhận được nhiều sự quan
tâm của các ban ngành từ trung ương, tới các tỉnh thành phố cũng như các nhà
nghiên cứu, nhà quản lý, kinh doanh và toàn xã hội. Đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu có liên quan tới lĩnh vực này, cụ thể:
2.1. Nghiên cứu nước ngoài
- Didar Singh (2002), Electronic commerce: Issues of policy and strategy for
India, Indian Council for Research on International Economic Relations
TMĐT được xác định là lĩnh vực quan trọng và cần phải nghiên cứu các chiến
lược, chính sách phát triển và những vấn đề liên quan tới TMĐT khi gia nhập WTO.

Các nền kinh tế và doanh nghiệp trên toàn cầu đang tích hợp hệ thống của họ với
TMĐT. Nghiên cứu này trình bày tổng quan về TMĐT tại Ấn Độ, cũng như thực
trạng phát triển TMĐT khi gia nhập WTO, và đề xuất các chiến lược nhằm phát
triển TMĐT tại Ấn Độ.
- Perry G. Christie, M.P. (2003), Policy Statement on Electronic Commerce
and the Bahamian Digital Agenda, The Commonwealth of The Bahamas
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển TMĐT trong nền kinh tế
của Quần đảo Bahamas, tài liệu này định hướng tầm nhìn của chính phủ để đưa
Bahamas trở thành một trong những quốc gia phát triển mạnh về TMĐT, giúp cho
người dân nhận thấy tiềm năng và lợi ích to lớn của TMĐT. Tài liệu này cung cấp
một loạt các chính sách sẽ được ban hành theo từng giai đoạn giúp cho TMĐT phát


3

triển, như phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện
hệ thống pháp luật, các đề xuất tài chính, chính phủ điện tử, v.v..
- Guilherme Alberto Almeida de Almeida, Alfonso Avila, Violeta Boncanoska
(2007), Promoting e-Commerce in Developing Countries, Internet Governance and
Policy - Discussion Papers
Nghiên cứu này xem xét các lợi thế và khả năng sử dụng chữ ký điện tử để
thực hiện các giao dịch TMĐT. Mục tiêu chính của nghiên cứu là tạo ra nhận thức
về tác động có thể tạo ra khi sử dụng chữ ký điện tử để giao dịch tại các nước đang
“phát triển. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề xuất một số chiến lược quan trọng cho
các nhà hoạch định nhằm thúc đẩy và phát triển TMĐT.
- Zheng Qin, Yang Chang, Shundong Li, Fengxiang Li (2014) E-Commerce
Strategy, Springer.
Tài liệu cung cấp cái khái niệm liên quan tới chiến lược và chiến lược TMĐT,
các phương thức nghiên cứu nhằm xây dựng một chiến lược TMĐT cũng như nội
dung tổng quan một bản chiến lược TMĐT trên lý thuyết. Bên cạnh đó, tài liệu cung

cấp kinh nghiệm xây dựng và phát triển TMĐT của nhiều quốc gia trên thế giới như
Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc, Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc. Đây là tài
liệu quan trọng trong việc tham khảo xây dựng chiến lược phát triển TMĐT Việt
Nam tới năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030.
- Elizabeth E. Grandon and J. Michael Pearson (2004), Electronic commerce
adoption: an empirical study of small and medium US businesses, Information
Management, 42(1), 197-216.
Dựa trên mơ hình TAM của Davis (1989), Grandon và Pearson (2004) đã đưa
ra mơ hình phát triển thương mại điện tử với mẫu khảo sát thực nghiệm là 1069
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Mỹ được đưa vào nghiên cứu.Trong đó, nghiên cứu
đưa ra mối liên hệ giữa giá trị chiến lược cảm nhận của thương mại điện tử và quyết
định phát triển thương mại điện tử của doanh nghiệp. Ngoài ra, Grandon và Pearson
cũng đưa ra mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố bao gồm yếu tố thuộc về doanh
nghiệp, các yếu tố bên ngoài và các yếu tố liên quan tới cảm nhận về lợi ích và khả


4

năng ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp. Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra
có 6 yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại điện tử là mức độ sẵn sàng của tổ
chức, áp lực bên ngoài, mức độ tương thích cơng nghệ trong cùng một tổ chức, dễ
sử dụng cảm nhận và hữu dụng cảm nhận
- Ihab Ali El-Qirem (2013), Critical Factors Influencing E-Banking Service
Adoption in Jordanian Commercial Banks: A Proposed Model, International
Business Research, Vol.6, No.3.
Mục đích chính của nghiên cứu là tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến
việc chấp nhận NHĐT của những khách hàng có thể truy cập internet và thăm dị ý
kiến của những người khơng dùng internet về dịch vụ này. Mơ hình khung lý thuyết
của nghiên cứu được phát triển dựa trên mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) và
những điều chỉnh hợp lý khác nhằm đo lường tác động của các yếu tố đến việc chấp

nhận dịch vụ NHĐT tại những NHTM Jordan. Người ta cho rằng việc áp dụng thành
cơng NHĐT sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan trong lĩnh vực tài chính
Dựa trên các nghiên cứu trước đây, một số biến được cho là có ảnh hưởng đến
hành vi sử dụng dịch vụ NHĐT được đưa vào thảo luận và thể hiện trong mơ hình
đề xuất. Các yếu tố được đưa vào mơ hình gồm: yếu tố tiện ích vủa dịch vụ (sự
thuận tiện, khả năng tiếp cận và cung ứng dịch vụ nhanh chóng), yếu tố an tồn và
bảo mật (sự an tồn, sự bí mật và niềm tin), yếu tố về sự thuận tiện và dễ sử dụng
(nội dung, thiết kế và sự đơn giản của trang web), yếu tố sự lo sợ và tin tưởng, yếu
tố giá và phí, yếu tố đặc điểm nhân khẩu học: giới tính, tuổi, thu nhập, học vấn.
Mơ hình nghiên cứu thừa nhận rằng sự thuận tiện, khả năng tiếp cận dịch vụ
nhanh chóng, sự an tồn, bí mật, niềm tin, sự đơn giản về thiết kế và nội dung của
trang web ngân hàng cũng như sự lo sợ và tin tưởng, phí và chất lượng dịch vụ
NHĐT tác động trực tiếp đến ý định sử dụng và hành vi sử dụng dịch vụ NHĐT.
- Maryam Sohrabi, Julie Yew Mei Yee and Robert Jeyakumar Nathan (2013),
Critical Success Factors for the Adoption of electronic Banking in Malaysia,
International Arab Journal of electronic Technology.


5

Nghiên cứu này nghiên cứu các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành
công của NHĐT trong bối cảnh Malaysia. Các yếu tố trong nghiên cứu này gồm
bốn biến độc lập: (1) An toàn, (2) Bảo mật, (3) Sự tin tưởng, (4) Giá cả ảnh hưởng
đến phát triển NHĐT tại Malaysia. Kết quả từ một cuộc khảo sát liên quan đến 268
người được hỏi ở Malaysia cho thấy sự tin tưởng của khách hàng và những mối
quan tâm bảo mật có hiệu quả cao nhất hướng tới việc sử dụng dịch vụ NHĐT tại
Malaysia. Những kết quả của nghiên cứu này giúp ngành ngân hàng hiểu rõ hơn về
phân” khúc thị trường của ngành NHĐT của họ, nhận thức và hành vi của họ liên
quan đến việc sử dụng dịch vụ NHĐT.
2.2. Nghiên cứu trong nước

Tuy thương mại điện tử mới phát triển tại Việt Nam trong khoảng 10 năm trở
lại đây nhưng đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về TMĐT nói chung cũng như
về chiến lược và chiến lược phát triển TMĐT nói riêng, có thể kể đến một số cơng
trình nghiên cứu như sau:
* Sách và giáo trình
Có nhiều cuốn sách về TMĐT và chiến lược phát triển kinh tế nói chung, phát
triển thương mại nói riêng đã được xuất bản, cung cấp các kiến thức tổng quát và
chuyên sâu về TMĐT và chiến lược phát triển kinh tế, thương mại điển hình như:
- Nguyễn Văn Minh, Trần Hoài Nam (2002), Giao dịch thương mại điện tử,
Nxb. Chính trị Quốc gia: Giáo trình làm rõ các yếu tố kỹ thuật, các quy trình thao
tác cơ bản của thương mại điện tử. Khái luân về Internet, Web, TMĐT. Giao dịch,
thanh tốn, an tồn và tương lai của TMĐT.
- Trần Văn Hịe (2010), Giáo trình thương mại điện tử căn bản, Nxb. Đại học
Kinh tế quốc dân: Giáo trình trình bày khái niệm cơ bản liên quan tới TMĐT, các
vấn đề như an ninh TMĐT, mơ hình TMĐT cơ bản, các điều kiện áp dụng TMĐT
như hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng pháp lý v.v..
- Nguyễn Văn Thoan (2010) Giáo trình thương mại điện tử căn bản, Nxb. Lao
động: Giáo trình trình bày các khái niệm tổng quan về TMĐT, giao dịch điện tử, ứng
dụng TMĐT trong doanh nghiệp và các rủi ro trong TMĐT, luật giao dịch điện tử.


6

- Nguyễn Văn Minh (2011) Giáo trình thương mại điện tử căn bản, Nxb.
Thống kê: Giáo trình giới thiệu tổng quan về TMĐT, thị trường, kết cấu hạ tầng, mơ
hình kinh doanh, giao dịch, thanh tốn, an tồn trong TMĐT, những lĩnh vực ứng
dụng và tương lai của TMĐT v.v..
- Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê
Giáo trình trình bày rõ và bao quát hầu hết các nghiệp vụ chính yếu của ngân
hàng thương mại, trong đó có phần nghiệp vụ NHĐT. Trong phần này, tác giả đã

giúp độc giả nắm được sự ra đời và phát triển của dịch vụ NHĐT qua các hình thái
từ Brochure – ware, E – commerce, E – Business đến E – bank; sự ra đời và phát
triển của các dịch vụ NHĐT bao gồm Call centre, Phone banking, Mobile banking,
Home banking và Internet banking; cũng như các sản phẩm NHĐT bao gồm Tiền
điện tử - Digital Cash, Séc điện tử - Digital Cheques và Thẻ thông minh – Stored
value smart Card. Bên cạnh đó, giáo trình cũng trình bày các yếu tố cần thiết cho
việc phát triển dịch vụ NHĐT tại Việt Nam bên cạnh phân tích thực trạng về việc
phát triển dịch vụ NHĐT trong thời gian qua.
* Các luận án có liên quan
- Trần Hồi Nam (2013), Phát triển ứng dụng mơ hình TMĐT B2B ở Việt
Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương mại
Luận án đã tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trên thế giới, tiến hành hệ
thống hóa các vấn đề lý luận về TMĐT B2B, mơ hình TMĐT B2B và các yếu tố
ảnh hưởng tới ứng dụng mơ hình TMĐT B2B trong doanh nghiệp. Thơng “qua việc
khảo sát, thu thập số liệu thực tế, phân tích, đánh giá thực trạng các điều kiện và
tình hình ứng dụng mơ hình TMĐT B2B ở Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những
nhận định về thành tựu, hạn chế, xác định các vấn đề, trở ngại trong việc ứng dụng
các mơ hình TMĐT B2B, lấy đó làm căn cứ thực tiễn để xây dựng và đề xuất các
giải pháp đẩy mạnh ứng dụng các mơ hình TMĐT B2B ở Việt Nam. B2B là một
trong những loại hình có giá trị lớn, tuy nhiên tại Việt Nam, TMĐT B2B phát triển
cịn rất hạn chế, thơng qua luận án này, làm cơ sở tham khảo thực trạng TMĐT tại
Việt Nam nói chung, cũng như thực trạng TMĐT B2B nói riêng, từ đó làm cơ sở


7

xây dựng các mục tiêu, dự báo cho chiến lược phát triển TMĐT tại Việt Nam nói
chung và TMĐT B2B nói riêng. Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu về phát triển
mơ hình B2B tại Việt Nam, đối với việc xây dựng một chiến lược phát triển TMĐT
Việt Nam trong dài hạn thì các nội dung của luận án vẫn chưa đáp ứng được yêu

cầu, cần có những nghiên cứu cụ thể hơn nữa.
- Đào Anh Tuấn (2013), Quản lý nhà nước về thương mại điện tử, luận án tiến
sĩ kinh doanh và quản lý, Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Luận án trình bày các khái niệm và mơ hình TMĐT, phân tích các lợi ích và
hạn chế của TMĐT, đưa ra khái niệm quản lý nhà nước (QLNN) về TMĐT, các đặc
trưng, mục tiêu và chức năng QLNN về TMĐT, phân tích nội dung QLNN về
TMĐT từ xây dựng chiến lược các cấp từ cấp quốc gia cho đến các tỉnh, thành phố
và doanh nghiệp. Qua đó khẳng định vai trò quan trọng của chiến lược phát triển
TMĐT quốc gia trong quá trình phát triển TMĐT của Việt Nam. Bên cạnh đó, luận
án phân tích về các kế hoạch phát triển TMĐT, xây dựng các chính sách, và ban
hành luật về TMĐT, đưa ra các chính sách TMĐT về thương nhân, bảo vệ người
tiêu dùng TMĐT, chính sách thuế trong TMĐT, chính sách phát triển nguồn nhân
lực và hạ tầng cơng nghệ cho TMĐT, tiếp đó, tác giả khái quát những quan điểm về
việc xây dựng và ban hành pháp luật về TMĐT (thừa nhận pháp lý thông điệp dữ
liệu, quy định về chữ ký điện tử, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong TMĐT, bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong TMĐT, phòng chống tội phạm và những vi phạm
trong TMĐT). Tác giả cũng trình bày hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch phát
triển TMĐT thông qua truyền thông tư vấn, thực hiện các chương trình, dự án phát
triển TMĐT, vận hành các quỹ, phối hợp hoạt động, kiểm sốt hoạt động TMĐT,
trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về TMĐT, xây dựng các tiêu chí và
đánh giá QLNN về TMĐT, kinh nghiệm một số quốc gia trong xây dựng và triển
khai các chiến lược, chính sách và pháp luật về phát triển TMĐT, kinh nghiệm
QLNN về TMĐT.
Luận án phân tích thực trạng và đánh giá hoạt động QLNN về TMĐT tại Việt
Nam, rút ra các kết quả đạt được, các vấn đề và nguyên nhân tồn tại, từ đó đề xuất


8

một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện QLNN về TMĐT tại Việt Nam. Có thể nói đây

là một trong những đề tài có liên quan khá sát với vấn đề tác giả nghiên cứu. Tuy
nhiên các giải pháp luận án đưa ra nhằm phát triển TMĐT Việt Nam còn ở mức
khái quát, chưa thực sự cụ thể. Ngoài ra, việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới
xây dựng chiến lược phát triển TMĐT tại Việt Nam có phần khác biệt so với hoạt
động QLNN về TMĐT, cần có những nghiên cứu sâu hơn về các nhân tố này nhằm
tạo cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển TMĐT trong thời gian tới.
* Các bài báo, tạp chí
- Lê Văn Huy, Trương Thị Vân Anh (2008), Mơ hình nghiên cứu chấp nhận
E – banking tại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 362 – Tháng 7/2008.
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng e
– banking và mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này, từ đó đưa ra các hàm ý cho
cơng tác quản lý và triển khai e – banking tại Việt Nam. Trên cơ sở tìm hiểu một số
mơ hình nghiên cứu e – banking ở các nước khác như: Thái Lan, Hồng Cơng, Đài
Loan, Singapore, tác giả đã đề xuất mơ hình lý thuyết ứng dụng TAM để nghiên
cứu sự chấp nhận e – banking tại Việt Nam. Mơ hình gồm các yếu tố ảnh hưởng
như: rủi ro cảm nhận, sự tự nguyện, sự tự chủ có điều kiện, sự thuận tiện, ích lợi
cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận… Sau khi tiến hành phân tích dữ liệu, nghiên”
cứu đưa ra kết luận rằng rủi ro cảm nhận càng tăng thì cảm nhận về ích lợi của
người sử dụng tiềm năng giảm. Mặt khác, trên quan điểm hành vi sử dụng công
nghệ của cá nhân, hệ thống NHĐT sẽ thành công hơn nếu cải thiện được cảm nhận
của khách hàng về sự dễ sử dụng và ích lợi của NHĐT. Để kích thích hai yếu tố
này, nghiên cứu đưa ra đề xuất tập trung tăng cường sự thuận tiện của NHĐT thông
qua gia tăng sự tự chủ về công nghệ của cá nhân và giảm thiểu rủi ro cảm nhận từ
phía khách hàng.
- Nguyễn Thùy Trang (2018), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại
Agribank, Tạp chí tài chính, ngày 01/07/2018
Dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại những giá trị mới cho khách hàng, tiết
kiệm thời gian, chi phí, tiện lợi thực hiện mọi lúc mọi nơi, nhanh chóng và hiệu quả.



9

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những chiến lược phát triển được
đặt lên hàng đầu của các ngân hàng thương mại trên thế giới. Xác định đẩy mạnh
các dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những trọng tâm hoạt động, Agribank đã
có nhiều bước đi cụ thể, từ việc triển khai xây dựng và hiện đại hóa hệ thống thanh
tốn đến tạo lập hệ thống cơ sở hạ tầng cơng nghệ thanh tốn tiên tiến.
Trên nền tảng công nghệ hiện đại, mạng lưới rộng lớn, Agribank hiện có trên
200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích. Trong số đó, nhiều sản phẩm dịch vụ của
Agribank thuộc nhóm sản phẩm dịch vụ huy động vốn, tín dụng, thanh tốn trong
nước, thanh tốn quốc tế, thẻ, e-banking… tạo nên thế mạnh riêng có của Agribank
về sản phẩm dịch vụ. Tính đến 31/7/2017, hoạt động thu dịch vụ của Agribank tăng
27% so cùng kỳ năm 2016, đạt gần 60% kế hoạch năm 2017. Một số nhóm dịch vụ
tăng trưởng khá như dịch vụ e-banking tăng 42%, dịch vụ thẻ tăng 32%... Năm
2017, Agribank hướng tới mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để mở rộng
phạm vi, đối tượng phục vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Thông qua nghiên cứu, tác giả đã đề xuất 07 nhóm giải pháp phát triển dịch vụ
NHĐT tại Agribank, đồng thời đưa ra khuyến nghị phát triển dịch vụ NHĐT tại các
NHTM Việt Nam.
Tóm lại, về cơ bản các luận án và cơng trình nghiên cứu có liên “quan đến đề
tài đã thực hiện đề cập tới những lý luận và thực tiễn về TMĐT, mơ hình TMĐT
B2B và các yếu tố ảnh hưởng tới ứng dụng mô hình TMĐT B2B trong doanh
nghiệp. Tuy nhiên, các luận án mới chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu về chiến lược
nói chung và các nguyên tắc xây dựng chiến lược trên lý thuyết, các đề tài về lĩnh
vực TMĐT chưa thực sự đi sâu vào việc xây dựng chiến lược phát triển TMĐT của
Việt Nam nói chung và của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam –
BIDV nói tiêng. Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Hồi Nam (2013), „‟Phát triển ứng
dụng mơ hình TMĐT B2B ở Việt Nam’’ luận án mới tổng hợp và phân tích các
nghiên cứu trên thế giới, tiến hành hệ thống hóa các vấn đề lý luận về TMĐT B2B,
mơ hình TMĐT B2B và các yếu tố ảnh hưởng tới ứng dụng mơ hình TMĐT B2B

trong doanh nghiệp, hoặc Đề tài Quản lý nhà nước về thương mại điện tử của tác


10

giả Đào Anh Tuấn trình bày các chính sách liên quan tới phát triển TMĐT và nội
dung QLNN về TMĐT. Nhìn lại thì các luận án này được nghiên cứu dưới góc độ
hồn thiện hoạt động TMĐT tại Việt Nam, chưa có các nội dung đáp ứng các yêu
cầu của việc xây dựng chiến lược phát triển TMĐT. Bên cạnh đó, các giải pháp
được đề xuất nhằm hồn thiện cơng tác QLNN về TMĐT mới dừng lại ở mức cơ
bản, cần đưa ra các giải pháp cụ thể hơn nữa nhằm xây dựng chiến lược phát triển
TMĐT Việt Nam trong thời gian tới. Trên cơ sở kế thừa kết quả của những cơng
trình nghiên cứu trên về mặt phương pháp luận, tham khảo các yếu tố ảnh hưởng
đến chấp nhận sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng đã được phân tích trong các
nghiên cứu, tác giả đã chọn lọc, tổng hợp, đưa ra mơ hình nghiên cứu phù hợp với
điều kiện thực tế tại địa phương để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận
sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng bên cạnh việc phân tích thực trạng phát
triển dịch vụ NHĐT tại ngân hàng trong thời gian qua, từ đó đưa ra cơ sở hợp lý để
đề xuất các giải” pháp phát triển dịch vụ NHĐT tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
phát triển Việt Nam - BIDV.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp phát “triển dịch vụ NHĐT tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và phát triển Việt Nam.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục tiêu trên, đề tài xác định các nhiệm vụ cụ thể sau:
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ NHĐT tại các
Ngân hàng thương mại.
Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ NHĐT tại Ngân hàng TMCP đầu tư và
phát triển Việt Nam - BIDV, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên

nhân của hạn chế.
Đưa ra định hướng và một số đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ
NHĐT tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV tới năm 2025


11

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và
thực tiễn về phát triển DVNHĐT tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – BIDV
* Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – BIDV
- Về thời gian: Chủ yếu tập trung những năm gần đây từ năm 2017-2019
- Về nội dung: Thực trạng phát triển dịch vụ NHĐT tại Ngân hàng TMCP đầu
tư và phát triển Việt Nam – BIDV và các giải pháp phát triển dịch vụ NHĐT
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: là phương pháp luận
chung cho các phương pháp nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn và kế thừa: Nghiên cứu các tài liệu liên
quan tới phát triển dịch vụ NHĐT trong và ngoài nước để tổng hợp và hệ thống hóa
cơ sở lý luận về vấn đề phát triển dịch vụ NHĐT của một ngân hàng thương mại.
- Các phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Dữ liệu thứ cấp: sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của Ngân hàng
TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV, bài viết chọn lọc trên Internet, các
giáo trình phát triển dịch vụ NHĐT, tạp chí dịch vụ NHĐT
+ Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra khách hàng, được tác giả thực hiện
thơng qua hình thức gửi 220 phiếu điều tra với bảng khảo sát định lượng theo thang

đo 5 mức độ cho khách hàng thông qua việc khách hàng đến giao dịch trực tiếp tại
quầy trong khoảng thời gian 10 ngày khảo sát.
- Các phương pháp xử lý dữ liệu:
+ Dữ liệu thứ cấp: sử dụng các phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp.


12

+ Dữ liệu sơ cấp: dữ liệu sơ cấp thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS kết
hợp với phần mềm Excel từ bảng câu hỏi để có được các kết quả phân tích nhằm
phản ánh thực trạng vấn đề nghiên cứu.
- Các phương pháp khác: Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh...
6. Bố cục của đề tài
Ngồi các trang bìa, mục lục, danh mục các từ viết tắt; danh mục các Bảng biểu,
hình vẽ, sơ đồ; phần mở đầu và kết luận.... luận văn được chia thành 03 Chương:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện
tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam –BIDV


13
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
ĐIỆN TỬ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Ngân hàng điện tử
Thương mại điện tử đang trở thành phương thức kinh “doanh mang lại nhiều
lợi ích cho nhân loại trên cơ sở sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghệ,

trước hết là công nghệ thông tin. Thương mại điện tử trở thành phương thức kinh
doanh đại diện cho nền kinh tế tri thức. Toàn cầu hóa tạo điều kiện để thương mại
điện tử phát huy những điểm mạnh như đẩy nhanh tốc độ kinh doanh, giảm thiểu
chi phí, vượt qua các trở ngại về khơng gian và thời gian…
Trong vài thập kỷ trở lại đây thuật ngữ ngân hàng điện tử - Electronic banking
được sử dụng khá phổ biến.
Theo sự nghiên cứu của Keivani và các cộng sự (2008) thì ngân hàng điện tử
là một thuật ngữ cho quy trình mà trong đó khách hàng có thể thực hiện các giao
dịch ngân hàng thơng qua các kênh điện tử mà không cần phải đến các cơ sở/chi
nhánh ngân hàng. (Keivani, ctg., 2008).
Theo quan điểm của Hội đồng giám định tài chính quốc gia Iran (2006) thì dịch
vụ ngân hàng điện tử sẽ cung cấp một cách tự động các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
truyền thống cũng như hiện đại trực tiếp đến cho khách hàng thông qua các kênh điện
tử. Dịch vụ ngân hàng điện tử là một hệ thống cho phép khách hàng, bao gồm cả cá
nhân và doanh nghiệp, xem số dư tài khoản, thực hiện các giao dịch, thu thập thông
tin về các sản phẩm và dịch vụ tài chính thơng qua các mạng công cộng hoặc tư nhân,
bao gồm cả mạng Internet. Dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm dịch vụ ngân hàng
trực tuyến (Internet banking), dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (telephone banking or
mobile phone banking), dịch vụ ngân hàng qua hệ thống Tivi (TV-based banking) và
dịch vụ ngân hàng qua hệ thống máy tính (PC banking/offline banking). Hệ thống
này sẽ cung cấp các dịch vụ cho khách hàng thông qua các thiết bị thông tin hiện đại


14
như máy tính cá nhân (personal computer), máy kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân (personal
digital assistant, chẳng hạn như Ipad), máy rút tiền tự động (automated teller machine
– ATM), máy chấp nhận thanh toán thẻ (point of sale – POS), hệ thống Kiosk và các
điện thoại cảm ứng (Alagheband, P., 2006)
Theo định nghĩa của NHTW Bahamas trong Guidelines for electronic banking
thì ngân hàng điện tử (e - banking) là hoạt động phân phối tự động các sản phẩm và

dịch vụ ngân hàng truyền thống cũng như hiện đại trực tiếp đến khách hàng thông
qua kênh giao tiếp tương tác điện tử. E - banking bao gồm các hệ thống cho phép
các khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp tiếp cận với tài khoản, thực hiện các giao
dịch hoặc nhận được các thông tin về sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua
mạng công cộng hoặc nội bộ, trong đó có internet (NHTW Bahamas, 2006)
Theo điều 3, Quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31/7/2006 của NHNN
Việt Nam về Ban hành Quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động
ngân hàng điện tử, Hoạt động ngân hàng điện tử là hoạt động ngân hàng được thực
hiện qua các kênh phân phối điện tử. Trong đó, Kênh phân phối điện tử là hệ thống
các phương tiện điện tử và quy trình tự động xử lý giao dịch được tổ chức tín dụng
sử dụng để giao tiếp với khách hàng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
cho khách hàng.
Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, có thể hiểu: Ngân hàng điện
tử chính là loại hình ngân hàng cho phép người dùng kiểm tra thông tin hoặc thực
hiện các giao dịch với tài khoản ngân hàng qua internet hoặc kết nối viễn thông
trên các thiết bị điện tử.
1.1.2. Dịch vụ ngân hàng điện tử
Trên thế giới, dịch vụ ngân hàng điện tử được cung ứng từ khá sớm, năm 1980
dịch vụ này được cung ứng bởi một ngân hàng ở Scotland (Tait, Fand Davis, 1989).
Tuy nhiên, vào năm 1990 dịch vụ này mới chính thức được cung ứng bởi các ngân
hàng (Daniel, 1998), sau đó ngày càng phát triển.
Hiện nay có nhiều cách định nghĩa về dịch vụ ngân hàng điện tử, cụ thể:


15
Dịch vụ ngân hàng điện tử là một hệ thống phần mềm vi tính cho phép khách
hàng tìm hiểu hay mua dịch vụ ngân hàng thông qua việc nối mạng máy vi tính của
mình với ngân hàng. (Timewell, ctg.,1999).
Dịch vụ NHĐT là dịch vụ cho phép khách hàng có khả năng truy nhập từ xa
nhằm: thu thập thông tin; thực hiện các giao dịch thanh tốn, tài chính dựa trên các

tài khoản lưu ký tại Ngân hàng, và đăng ký sử dụng các dịch vụ mới. (Trương Đức
Bảo, 2003)
Tại Việt Nam, theo điều 2, thông tư số 21/VBHN-NHNN ngày 28 tháng 12 năm
2018 Quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet:
Dịch vụ ngân hàng trên Internet (Internet Banking) là các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ
trung gian thanh toán được các đơn vị cung cấp thông qua mạng Internet.
Như vậy, khái niệm chung nhất có thể hiểu: Dịch vụ ngân hàng điện tử là dịch
vụ ngân hàng được cung cấp thơng qua các thiết bị điện tử với quy trình được tự
động hố cho phép người dùng có thể thực hiện các giao dịch với tài khoản ngân
hàng ở mọi lúc mọi nơi.
Các dịch vụ ngân hàng điện tử giúp người thực hiện giao dịch thuận tiện và dễ
dàng chuyển tiền, thanh tốn hóa đơn, truy vấn thơng tin tài khoản, mua hàng trực
tuyến… chỉ trong vòng vài phút từ máy tính hay thiết bị cầm tay có nối mạng.
Khách hàng cịn nhận được những lợi ích gia tăng như chiết khấu lớn hơn khi
mua hàng trực tuyến, đặt dịch vụ khách sạn, du lịch online… Dịch vụ ngân hàng
điện tử tạo ra kênh giao dịch thay thế, giảm chi phí cho ngân hàng cũng như khách
hàng, nâng cao hiệu quả quay vịng vốn. Ngồi những tiện ích trên, dịch vụ ngân
hàng điện tử được khuyến khích bởi góp phần đáng kể tạo nên nền kinh tế không
dùng tiền mặt.
1.1.3. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
Trong triết học, phát triển là nói về sự vận động theo một xu hướng đi lên, có
đặc điểm tiến lên từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn, cái mới thay thế cho cái cũ đã lỗi thời, nhưng khơng loại bỏ hồn
tồn cái cũ mà kế thừa, chọn lọc cái cũ.


×