Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.41 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA CẦN LƯU Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP TRONG</b>
<b>DẠY HỌC ĐỊA LÍ THEO CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA MỚI</b>
Khi chương trình và sách giáo khoa đã đổi mới, tất yếu phương pháp dạy học bộ
mơn nhằm chuyển tải nội dung của chương trình và sách giáo khoa đến người học
cũng phải đổi mới theo. Để tạo cơ sở cho việc đổi mới cách dạy và cách học ở
trường phổ thông, sách giáo khoa địa lí cố gắng tạo ra những cái mới như đã trình
bày ở phần nội dung trước. Cho nên phương pháp dạy học khi dạy theo sách giáo
khoa mới, về phía giáo viên cũng cần lưu ý thêm một số yêu cầu sau:
- Với sách giáo khoa mới, đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều hơn về thời gian
và trí tuệ trong khâu chuẩn bị bài, vừa để làm rõ những nội dung kiến thức ẩn chứa ở
kênh hình, bảng số liệu thống kê và hệ thống các bài tập, câu hỏi xen kẽ trong bài,
cũng như tìm ra cách thức và phương pháp tốt nhất nhằm hướng dẫn cho học sinh tự
học, tự làm việc sao cho có hiệu quả với các phần nội dung này của sách giáo khoa;
đồng thời vừa để xác định phần trọng tâm của bài phải tập trung đi sâu trong tiết
học, còn các phần khác chỉ gợi ý hướng dẫn để học sinh tự học. Nhìn chung các bộ
sách giáo khoa mới, trong quĩ thời gian một tiết dạy thì lượng kiến thức được đưa
vào khá nhiều, cho nên đã có nhiều ý kiến cho rằng chương trình theo sách giáo
khoa mới đang được thí điểm là nặng. Nếu cứ dạy một cách dàn đều, dạy tất cả
những gì được viết trong sách giáo khoa ngay tại lớp như nếp quen cũ của khơng ít
giáo viên hiện nay thì khơng tài nào dạy hết nội dung kiến thức của bài. Vì thế
những điểm mới trong sách giáo khoa không chỉ buộc học sinh phải “mới” trong
cách học mà còn buộc giáo viên phải “mới” trong cách dạy, điều đó được bắt đầu từ
khâu chuẩn bị bài lên lớp.
- Do nội dung kiến thức của bài học trong sách giáo khoa mới được thể hiện cả ở
kênh chữ, kênh hình, các bảng số liệu thống kê và các câu hỏi - bài tập, vì thế để học
sinh được đưa vào tình huống cụ thể buộc phải làm việc và có điều kiện để thực hiện
các cơng việc theo u cầu thì trong giảng dạy giáo viên phải tăng cường khai thác
kênh hình, các bảng biểu thống kê, các câu hỏi - bài tập. Đồng thời phải dành thời
gian hợp lý để dẫn dắt học sinh quan sát kênh hình, phân tích các bảng biểu thống
trong bài.
thuận lợi cho giáo viên sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học tích cực, như
phương pháp phân tích, so sánh, quan sát trực tiếp... nhằm phát huy tối đa vai trò chủ
thể tích cực và chủ động học tập của học sinh. Vì thế giáo viên cần phải tận dụng cơ
hội và những điều kiện thuận lợi này trong dạy học.
Việc tổ chức các hoạt động dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới, nhất
là khi sử dụng các phương pháp dạy học tập trung vào học sinh, người giáo viên cần
chú ý đến một số điểm sau: xác định rõ mục đích hoạt động, nêu nhiệm vụ và các
yêu cầu rõ ràng, luôn giám sát các hoạt động của học sinh và thường xuyên kiểm tra
kết quả làm việc của học sinh, có thái độ cởi mở thân thiện và khen chê kịp thời, tế
nhị đối với học sinh, chú ý phát triển ở học sinh các kỹ năng làm việc với các thiết bị
học tập và các nguồn tư liệu địa lí, phát triển kỹ năng làm việc độc lập, làm việc
nhóm, kỹ năng trình bày vấn đề. Phải dành thời gian cho học sinh hoàn thành nhiệm
vụ và trình bày kết quả làm việc của cá nhân, của nhóm mình theo kế hoạch.
- Từ trước đến nay giáo án lên lớp được coi như một “kịch bản” cho hoạt động dạy
và học của cả thầy và trò ở trên lớp. Trong một bộ phận giáo viên cịn có quan niệm
bài soạn (giáo án) là sản phẩm thiết kế bài học, chỉ đơn giản là bản sao chép kiến
thức trong sách giáo khoa. Trước những yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học
hiện nay, đặc biệt đối với sự đổi mới trong sách giáo khoa ở nhiều khía cạnh, một
dạng sách giáo khoa mở như đã trình bày ở phần nội dung trước, cho nên để thực
hiện thành công các giờ dạy học địa lí ở trên lớp theo tinh thần của chương trình và
sách giáo khoa mới, trước hết giáo viên cần phải đổi mới việc thiết kế các tiết học,
bài học.
Việc đổi mới thiết kế bài học dựa trên tinh thần sách giáo khoa mới phải đáp ứng
yêu cầu: Xác lập được cấu trúc bài soạn thể hiện nổi bật hoạt động của học sinh như
thành phần trung tâm và cốt yếu của quá trình dạy học; bản thiết kế tiết học, bài học
cần thể hiện rõ nét các khâu cơ bản của quá trình dạy học theo quan điểm của lý luận
dạy học hiện đại đã khẳng định “con người phát triển trong hoạt động và bằng hoạt
động”; thay đổi hình thức thể hiện bản thiết kế bài học (giáo án) cho phù hợp với
định hướng đổi mới phương pháp dạy học.
- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng phải đổi mới để thích
ứng với sự đổi mới của mục tiêu, chương trình và sách giáo khoa. Thực tế cho thấy
giữa chương trình, sách giáo khoa và thi cử là một thể thống nhất. Đặc biệt khi
chuyển từ hoạt động dạy học chủ đạo của thầy sang hoạt động tổ chức, hướng dẫn
của thầy kết hợp chặt chẽ với hoạt động học tập tự chiếm lĩnh kiến thức của trị thì
phương pháp kiểm tra đánh giá cũng phải thay đổi. Có đổi mới phương pháp kiểm
tra đánh giá thì mới có tác dụng điều chỉnh và làm thay đổi việc dạy của thầy và việc
học của trị.
lớn. Vì thế trong q trình dạy học, khi tiến hành kiểm tra đánh giá, một mặt giáo
viên cần sử dụng các loại hình kiểm tra đánh giá (như phiếu kiểm kê đánh giá, câu
hỏi kiểm tra, bài tập, trắc nghiệm khách quan, học sinh tự đánh giá). Mặt khác, cần
sử dụng phối hợp giữa các hình thức kiểm tra đánh giá. Đặc biệt là việc sử dụng hình
thức kiểm tra đánh giá kết hợp giữa câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách
quan với một tỷ lệ mỗi loại phù hợp, nhằm tạo điều kiện để học sinh bộc lộ rõ vốn
kiến thức và kỹ năng địa lí, năng lực xử lý thơng tin, khả năng giải quyết các vấn đề
và tính độc lập sáng tạo của bản thân, qua đó có sự phân hóa học sinh chính xác hơn.
MỘT SỐ NHẬN THỨC CƠ BẢN
VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ
I - LÍ DO PHẢI ĐỔI MỚI
1. Những thách thức đối với môn Địa lí ở trường phổ thơng
a) Vị trí, vai trị của mơn Địa lí phổ thơng trong thực hiện mục tiêu giáo dục
Điều 23, Luật Giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là: "giúp học sinh
phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm
hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và
trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống
lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Địa lí là mơn học cung cấp cho học sinh (HS) những kiến thức phổ thông, cơ bản,
cần thiết về Trái Đất và những hoạt động của con người trên bình diện quốc gia và
quốc tế, làm cơ sở cho hình thành thế giới quan khoa học; giáo dục tư tưởng tình
cảm đúng đắn; đồng thời rèn luyện cho HS các kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp
với môi trường tự nhiên, xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời
đại.
Môn Địa lí cịn có nhiều khả năng bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy (tư duy kinh
tế, tư duy sinh thái, tư duy phê phán,...); trí tưởng tượng và óc thảm mĩ; rèn luyện
cho HS một số kĩ năng có ích trong đời sống và sản xuất. Cùng với các mơn học
khác, mơn Địa lí góp phần bồi dưỡng cho HS ý thức trách nhiệm, lòng ham hiểu biết
khoa học, tình yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước.
Vì vậy, Địa lí là mơn học khơng thể thiếu dược trong hệ thống các môn học của nhà
trường phổ thơng, nhằm góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông
như Luật Giáo dục đã nêu.
b) Những khó khăn gặp phải trong quá trình đổi mới
- Một số giáo viên (GV) Địa lí vẫn chưa thực sự thấm nhuần bản chất, hướng và
cách thức đổi mới PPDH Địa lí; hiểu biết về cơ sở lí luận, thực tiễn của đổi mới
PPDH còn chưa sâu sắc.
nặng về thông báo, giảng giải kiến thức, nhẹ về phát huy tính tích cực và phát triển
tư duy HS.
- Nhiều GV lên lớp theo kiểu dạy "chay", không sử dụng bản đồ/lược đồ ngay cả
trong các tiết học có nội dung về địa lí khu vực, quốc gia, tổ quốc và địa phương.
Việc sử dụng phương tiện dạy học còn nặng về mô tả, minh hoạ là chủ yếu.
- Hình thức tổ chức dạy học cịn đơn điệu. Dạy theo lớp là chủ yếu. Các hình thức
dạy học cá nhân, nhóm, ngồi trời cịn được ít, hoặc chưa được thực hiện, hiệu quả
thực hiện còn thấp.
- Cơ sở vật chất phục vụ dạy học và các phương tiện dạy học còn thiếu và chưa đồng
bộ.
Cách thức đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trung học phổ thơng
a) Dạy học Địa lí trung học phổ thơng theo định hướng đổi mới trên được tiến hành
theo cách thức: giáo viên đóng vai trị tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, điều khiển; học
sinh tích cực, tự giác, chủ động làm việc với các nguồn tri thức dưới sự chỉ đạo của
giáo viên.
NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
ĐỊA LÍ VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỔI MỚI
1.2.1. Định hướng chung và quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học địa lí
Có thể nói định hướng xun suốt của việc đổi mới phương pháp dạy học là hướng
tới hoạt động học tập chủ động, tích cực, chống lại thói quen học tập thụ động của
học sinh, “tạo bước chuyển biến cơ bản về mặt chất lượng giáo dục theo hướng tiếp
pháp qui của Đảng và Nhà nước ta.
-2010 (ban hành theo Quyết định số 201/2001/QĐ - TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001
của Thủ tướng chính phủ) như sau: “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp dạy học.
Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn
người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học
phương pháp tự học; tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân
tích tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự
chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập...”.
Như vậy, quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học địa lí sẽ là: đổi mới và hiện
đại hóa phương pháp dạy học, làm cho phương pháp dạy học địa lí tác động mạnh
mẽ đến học sinh, phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo
của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên, như tinh thần của Luật
Giáo dục đã nêu.
Thấm nhuần về quan niệm đổi mới như trên, một mặt quá trình đổi mới phương
pháp dạy học địa lí chỉ thành cơng nếu chúng ta đẩy mạnh hiện đại hóa phương pháp
dạy học địa lí, tổ chức dạy học địa lí theo kiểu mới trên cơ sở tăng cường áp dụng
các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học hiện đại, kết hợp với
việc cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống theo những định hướng mới
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học địa lí, làm cho mơn địa lí có
một vị trí xứng đáng trong hệ thống các môn học ở trường trung học phổ thông. Mặt
khác việc đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở trường trung học phổ thơng cần tập
trung vào 4 hướng sau:
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của học sinh.
- Bồi dưỡng phương pháp tự học.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin và hứng thú học tập cho học sinh.
Trong đó hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của học
sinh là cơ bản và chủ yếu nhất, nó sẽ chi phối đến 3 hướng sau:
1.2.2. Những định hướng cơ bản
Đổi mới phương pháp dạy học cũng có nghĩa là tổ chức dạy học theo lối mới,
tạo lập cho quá trình dạy học những điều kiện, mối quan hệ và những giá trị mới. Để
làm được điều đó, q trình đổi mới phương pháp dạy học địa lí phải tuân thủ theo
những định hướng cơ bản sau:
1.2.2.1. Tạo cho học sinh một vị thế mới và những tiền đề, những điều kiện thuận lợi
để hoạt động:
và phát triển ý thức trách nhiệm và khả năng tự đánh giá kết quả học tập của mình.
1.2.2.2. Xác lập, khẳng định vai trị, chức năng mới của người thầy trong quá trình
dạy học:
Cụ thể là: người thầy phải là người tổ chức, chỉ đạo, điều khiển các hoạt động học
hợp tác trong hoạt động nhận thức.
- Uỷ thác là thông qua đặt vấn đề nhận thức, tạo động cơ hứng thú biến ý đồ
dạy của mình thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác của trò và chuyển giao cho
trò những tình huống để trị hoạt động và thích nghi.
- Điều khiển quá trình hoạt động học tập của học sinh trên cơ sở thực hiện
một hệ thống mệnh lệnh, chỉ dẫn, trợ giúp, đánh giá (bao gồm cả sự động viên).
- Thể chế hóa tức là xác nhận, định vị kiến thức mới trong hệ thống tri thức
đã có, đồng nhất hóa kiến thức riêng lẻ của học sinh thành tri thức khoa học xã hội,
hướng dẫn vận dụng và ghi nhớ.