Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------oOo-------------

TRẦN THANH VÂN

THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------oOo-------------

TRẦN THANH VÂN

THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THẾ HÙNG


Hà Nội – 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này là của riêng
tôi, chưa được công bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào của người
khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo
đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách
báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh
mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả

Trần Thanh Vân


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................... ii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRONG HOẠT
ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG ......................................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 5
1.2. Khái quát về cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng ...................................... 7
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm về cho vay dự án đầu tư .................................... 7
1.2.2. Các hình thức cho vay DAĐT ............................................................... 10
1.3. Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng .... 11

1.3.1. Khái niệm thẩm định tài chính .............................................................. 11
1.3.2. Vai trị của thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay
tại ngân hàng ................................................................................................... 12
1.3.3. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại
ngân hàng ........................................................................................................ 14
1.3.4. Nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư................ 14
1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư
trong hoạt động cho vay tại ngân hàng ........................................................... 27
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............. 33
2.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 33
2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 33
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu, tài liệu ................................................ 33
2.2. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 34


CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ........................................................................... 36
3.1. Khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam.......................................... 36
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam .. 36
3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ................... 38
3.1.3. Mơ hình tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam .......................... 40
3.1.4. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Phát triển
Việt Nam ......................................................................................................... 44
3.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho
vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam .......................................................... 47
3.2.1. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại
Ngân hàng Phát triển Việt Nam ...................................................................... 47
3.2.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại
Ngân hàng Phát triển Việt Nam ...................................................................... 54

3.2.3. Kết quả thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại
Ngân hàng Phát triển Việt Nam ...................................................................... 80
3.3. Đánh giá thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho
vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam .......................................................... 81
3.3.1. Những thành tựu.................................................................................... 81
3.3.2. Những tồn tại ......................................................................................... 84
3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại ............................................................ 85
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC THẨM
ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM......................................... 91
4.1. Mục tiêu và định hướng cho vay dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại
Ngân hàng Phát triển Việt Nam ...................................................................... 91


4.2. Quan điểm về hồn thiện thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt
động cho vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam .......................................... 93
4.3. Một số giải pháp hồn thiện thẩm định tài chính dự án đầu tư của khách
hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.................................. 94
4.3.1. Chun mơn hóa trong thẩm định tài chính .......................................... 94
4.3.2. Nâng cao chất lượng cơng tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ
thẩm định ........................................................................................................ 96
4.3.3. Ứng dụng cơng nghệ vào thẩm định tài chính ...................................... 98
4.3.4. Nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ nghiệp vụ ............................... 99
4.3.5. Các biện pháp khác ............................................................................. 101
4.4. Các kiến nghị.......................................................................................... 102
4.4.1. Kiến nghị với Chính phủ ..................................................................... 102
4.4.2.Kiến nghị với Bộ Tài chính .................................................................. 103
4.4.3. Kiến nghị với NHNN .......................................................................... 104
4.4.4. Một số kiến nghị khác ......................................................................... 105
KẾT LUẬN .................................................................................................. 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 109


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BIDV
CDB
CĐT
DA
DAĐT
DN
HĐTD
HTPT
JICA
MB
NHNN
NHPT VN
NHTM
ODA
TDĐT
TMĐT

Nghĩa tiếng Việt
Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt
Nam Ngân hàng phát triển Trung Quốc
Chủ đầu tư
Dự án
Dự án đầu tư
Doanh nghiệp
Hợp đồng tín dụng

Hỗ trợ phát triển
Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
Ngân hàng TMCP Quân Đội
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Ngân hàng thương mại
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
Tín dụng đầu tư
Tổng mức đầu tư

i


DANH MỤC BẢNG

TT

Tên bảng

Nội dung

1

Bảng 3.1

Số vốn huy động các năm tại NHPTVN

44

2


Bảng 3.2

Tình hình cho vay DAĐT tại NHPT VN

47

3

Bảng 3.3

Diện tích khu cơng nghiệp Bắc Đồng Phú

62

4

Bảng 3.4

Tổng mức đầu tư của dự án

63

5

Bảng 3.5

Tiến độ thi công của dự án

64


6

Bảng 3.6

Cơ cấu nguồn vốn của dự án

66

7

Bảng 3.7

8

Bảng 3.8

Kết quả tính tốn hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án

76

9

Bảng 3.9

Phân tích độ nhạy của Dự án

80

10


Bảng 3.10

Tình hình thẩm định DAĐT tại NHPT VN

81

Tổng mức đầu tư dự án Nhà máy sản xuất túi, bao bì và các
thiết bị phịng hộ trong ngành y tế bằng vải không dệt.

Trang

71

DANH MỤC SƠ ĐỒ

TT

Sơ đồ

Nội dung

Trang

1

Sơ đồ 3.1

Tổ chức bộ máy của hệ thống NHPT VN


40

2

Sơ đồ 3.2

Quy trình thẩm định cho vay DAĐT tại NHPT VN

49

ii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Nghiệp vụ tín dụng là chức năng đặc trưng và được xem là nghiệp vụ
chính tạo ra lợi nhuận cho một ngân hàng. Tuy nhiên, đi kèm với lợi nhuận
không tránh khỏi rủi ro, bất trắc. Do vậy, để vừa kiểm soát tốt rủi ro, đảm bảo
an toàn vốn nhưng cũng đồng thời nâng cao lợi nhuận, tăng trưởng tín dụng
cho ngân hàng, công tác thẩm định tại các ngân hàng đang ngày càng được
chú trọng, đi vào chiều sâu với những kỹ thuật phân tích đa dạng, phức tạp.
Có thể nói thẩm định dự án đầu tư là bước đầu tiên và cũng là bước quan
trọng nhất để đảm bảo ngân hàng lựa chọn được những dự án đầu tư khả thi,
có hiệu quả, có khả năng trả nợ cũng như lựa chọn được khách hàng vay vốn
đủ năng lực để thực hiện dự án, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh. Trong
đó, thẩm định tài chính là khía cạnh thiết yếu, đóng vai trị chủ chốt trong việc
quyết định chấp thuận hay từ chối cho vay của ngân hàng.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT VN) là công cụ của Chính phủ
để thực hiện nhiệm vụ tín dụng chính sách của Nhà nước và các nhiệm vụ
khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Hoạt động của

NHPT VN góp phần xóa đói, giảm nghèo thơng qua khoản vay đầu tư xây
dựng các cơng trình thủy lợi, giao thơng nơng thơn, trong đó chú trọng đầu tư
phát triển ở khu vực có nền kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, khu
vực đầu tư theo chương trình của Chính phủ. Có thể nói đây là nhiệm vụ
chính trị rất quan trọng của NHPT VN và tạo nên sự khác biệt của hoạt động
tín dụng giữa NHPT VN và các ngân hàng khác. Kể từ năm 2006, NHPT VN
mới chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng. Sau khi chuyển đổi mơ
hình, hoạt động cho vay các dự án đầu tư của NHPT VN rất phát triển, tập
trung ở các l nh vực như thủy điện, giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng.... Với
1


đặc th về chức năng nhiệm vụ, giá trị các khoản vay tại NHPT VN thường
rất lớn nên mức độ rủi ro mà NHPT VN có thể gặp phải cũng thường lớn hơn
so với các ngân hàng thương mại. Do đó, cơng tác thẩm định tài chính dự án
đầu tư đóng vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động tín dụng của NHPT
VN. Sau khi chuyển đổi sang hoạt động theo mơ hình ngân hàng, cơng tác
thẩm định tài chính dự án đầu tư được NHPT VN rất quan tâm nhưng vẫn còn
nhiều hạn chế về cơ chế quản lý, con người... nên việc có một nghiên cứu đầy
đủ về cơng tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHPT VN sẽ là tài liệu
tham khảo cho Ngân hàng, từ đó nâng cao được chất lượng và hiệu quả cơng
tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động của NHPT VN.
Sau thời gian công tác và tìm hiểu về hoạt động tín dụng tại NHPT VN,
tác giả lựa chọn đề tài: “Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động
cho vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư
trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam để từ đó đề xuất
một số giải pháp hồn thiện cơng tác thẩm định tài chính dự án đầu tư cho

ngân hàng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về thẩm định tài chính dự án đầu tư trong
hoạt động cho vay tại ngân hàng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác thẩm định tài chính dự án
đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam giai
đoạn 2016 - 2019.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơng tác thẩm định tài
chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
2


3. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động
cho vay giai đoạn 2016 – 2019 tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã được
thực hiện như thế nào?
- Câu hỏi 2: Cơng tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động
cho vay trong giai đoạn 2016 – 2019 tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã
đạt được những thành tựu gì và cịn những tồn tại gì?
- Câu hỏi 3: Những giải pháp nào có thể thực hiện nhằm hồn thiện
cơng tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân
hàng Phát triển Việt Nam?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư
trong hoạt động cho vay tại các ngân hàng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: hoạt động cho vay dự án đầu tư tại Ngân
hàng Phát triển Việt Nam, trong đó tập trung vào hoạt động cho vay vốn tín
dụng đầu tư.
+ Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng thẩm định dự án đầu tư

trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong giai đoạn
2016 – 2019 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu
tư trong thời gian tới.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng
biểu hình vẽ, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ luc, luận văn được kết cấu gồm
4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về thẩm
định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng.
3


Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng cơng tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong
hoạt động cho vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện cơng tác thẩm định tài chính dự
án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRONG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tại Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về hoạt động thẩm định tài
chính tại ngân hàng nói chung và hoạt động thẩm định tài chính cho dự án đầu
tư nói riêng đã được thực hiện tương đối nhiều. Điển hình trong những nghiên
cứu đó là đề tài của các tác giả sau:
Lê Thị Kim Thu (2017), “Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân

hàng TMCP Quân Đội”, luận văn thạc s , Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia
Hà Nội. Luận văn hệ thống hóa lý luận cơ bản về thẩm định dự án đầu tư
(DAĐT) tại ngân hàng thương mại, các phương pháp đánh giá và thẩm định
tài chính dự án cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định
DAĐT. Phân tích thực trạng chất lượng thẩm định DAĐT tại Ngân hàng
TMCP Quân Đội trong giai đoạn từ 2013 – 2015, trên cơ sở đó phân tích các
yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định DAĐT tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT tại
Ngân hàng TMCP Quân Đội nhằm góp phần cho ngân hàng phát triển an
toàn, hiệu quả và bền vững.
Dương Thị Anh (2016), “Thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân, trường hợp dự án đầu tư nhà máy
nhựa Phúc Hà”, luận văn thạc s , Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn hệ thống hóa lại lý thuyết và cơ sở lý luận về thẩm định dự án đầu
tư trong đó nhấn mạnh nội dung thẩm định tài chính dự án và chất lượng thẩm
định tài chính đối với dự án đầu tư của ngân hàng thương mại. Phân tích và
phản ánh thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án tại Vietinbank
5


Thanh Xuân nói chung và trường hợp dự án đầu tư nhà máy nhựa Phúc Hà
nói riêng. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm
định tài chính tại Vietinbank Thanh Xn nói riêng và Vietinbank nói chung.
Hà Thu Hằng (2015), “Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô”, luận văn
thạc s , Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đánh giá thực
trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại
mà cụ thể là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Đông Đô giai đoạn
năm 2011 - 2014, từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư cho Ngân hàng.

Nguyễn Thị Minh Châu (2015), “Nâng cao chất lượng thẩm định tài
chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Xăng đầu Petrolimex”, luận văn
thạc s , Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn hệ thống hóa
những vấn đề lý luận chung về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại
các ngân hàng thương mại, đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định tài chính
dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex giai đoạn 2008 2013; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài
chính dự án đầu tư của ngân hàng.
Nguyễn Thị Mừng (2015), “Thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động
cho vay của Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam –
Techcombank”, luận văn thạc s , Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn khái quát cơ sở lý luận khoa học về dự án đầu tư và thẩm định dự án
đầu tư trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Nghiên cứu đánh
giá thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Cổ phần Kỹ thương Việt
Nam – Techcombank, qua đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn
thiện thẩm định dự án đầu tư tại đây.
Nguyễn Thị Thanh Hương (2014), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến cơng tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
6


triển Ninh Bình”, luận văn thạc s , Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội. Luận văn thực hiện khái quát, hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng đến
cơng tác thẩm định định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại
(bao gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan); đánh giá sự ảnh hưởng
của các nhân tố này đến công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thu
được, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thẩm
định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình.
Như vậy, có thể thấy rằng, nghiên cứu về hoạt động thẩm định tài chính
dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại cổ phần được thực hiện tương đối

nhiều, song chưa có nghiên cứu khoa học nào đánh giá về hoạt động thẩm
định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Phát triển
Việt Nam trong giai đoạn từ 2015 đến nay. Trong khi đó, hoạt động tín dụng
của Ngân hàng Phát triển Việt Nam lại có nhiều đặc th , mang nhiều điểm
khác biệt so với các ngân hàng thương mại. Do vậy, đề tài luận văn được tác
giả lựa chọn khơng có sự tr ng lặp với các cơng trình nghiên cứu khác đã
được công bố.
1.2. Khái quát về cho vay dự án đầu tƣ tại ngân hàng
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm về cho vay dự án đầu tư
1.2.1.1. Khái niệm dự án đầu tư
Dự án đầu tư (DAĐT) được hiểu theo nhiều khái niệm khác nhau:
- Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại: “Dự án đầu tư là
một tập hợp các hoạt động đặc th nhằm tạo nên một thực tế mới có phương
pháp trên cơ sở các nguồn lực nhất định”.
- Theo Ngân hàng thế giới (World Bank): “Dự án đầu tư là tổng thể các
chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm
đạt những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định”.
7


- Tại Việt Nam, theo Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11
năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ ngh a Việt Nam: “Dự án
đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt
động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”.
Từ các góc độ khác nhau, dự án đầu tư có thể hiểu như sau:
- Về mặt hình thức: DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách
chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được
những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Trên góc độ quản lý, DAĐT là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn,
vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời

gian dài.
- Trên góc độ kế hoạch hóa, DAĐT là một cơng cụ thể hiện kế hoạch
chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã
hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Xét trên góc độ này,
DAĐT là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch
hóa nền kinh tế nói chung (một đơn vị sản xuất kinh doanh c ng một thời kỳ
có thể thực hiện nhiều dự án).
- Về mặt nội dung: DAĐT là tổng thể các hoạt động và chi phí cần
thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm
xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những vật chất nhất định nhằm
thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Và d xem xét trên bất kỳ góc độ nào thì một DAĐT cũng sẽ bao gồm
những thành phần chính sau:
- Mục tiêu của dự án:
+ Mục tiêu phát triển: là sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện các
mục tiêu chung của một đất nước. Mục tiêu này được thể hiện qua những lợi
ích mà dự án mang lại cho nền kinh tế - xã hội của đất nước đó.
8


+ Mục tiêu trực tiếp của chủ đầu tư: là các mục tiêu cụ thể mà việc thực
hiện dự án cần đạt được. Mục tiêu này được thể hiện qua những lợi ích tài
chính từ dự án mà chủ đầu tư thu được.
- Các kết quả: là những kết quả cụ thể định lượng được, được tạo ra từ
các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện để thực hiện được các
mục tiêu của dự án.
- Các hoạt động: là những nhiệm vụ hoặc những hành động được thực
hiện trong đời sống của dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm
vụ hoặc hành động này được thực hiện theo một biểu kế hoạch cụ thể và phân
rõ trách nhiệm của từng bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của

dự án.
- Các nguồn lực: là tài chính, nhân lực, vật chất cần thiết để tiến hành
các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí phải trả cho các nguồn lực này
chính là vốn đầu tư của dự án.
- Thời gian: là độ dài để thực hiện dự án. Khoảng thời gian này cần
được cố định.
1.2.1.2. Khái niệm “cho vay dự án đầu tư”
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, trong đó bên cho vay thực hiện
việc giao hoặc có cam kết giao cho bên đi vay một khoản tiền để sử dụng vào
mục đích xác định trong một thời gian nhất định thông qua một thỏa thuận với
ngun tắc là có hồn trả cả gốc và lãi.
Từ khái niệm trên, có thể hiểu rằng cho vay theo DAĐT là việc tổ chức
tín dụng (mà điển hình là Ngân hàng) chấp thuận cấp cho khách hàng một hạn
mức tín dụng để thực hiện dự án trong một khoảng thời gian nhất định với các
điều kiện được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng sau khi đã thực hiện q
trình thẩm định tính khả thi và hiệu quả của DAĐT. Khách hàng vay vốn có
trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã cam kết trong hợp
đồng tín dụng đồng thời hồn trả cả gốc và lãi đúng hạn cho tổ chức tín dụng.
9


1.2.1.3. Đặc điểm cho vay dự án đầu tư
- Cho vay DAĐT thường nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng vay
vốn để đầu tư mở rộng, nâng cấp, thay thế, thành lập mới, kết quả là hình
thành tài sản cố định và vốn cố định.
- Cho vay DAĐT thường đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, thời gian cho
vay dài, thu hồi vốn chậm. Cho vay theo DAĐT chủ yếu là tài trợ vốn cho
khách hàng để thực hiện đầu tư thêm tài sản cố định, đổi mới công nghệ,
trang thiết bị, xây dựng và mở rộng nhà xưởng,… nên cần lượng vốn lớn.
Nguồn trả nợ vốn vay cho ngân hàng chủ yếu được lấy từ khấu hao và một

phần từ lợi nhuận của chính dự án. Vì thế, khách hang vay vốn chỉ có thể
hồn trả khoản vay có quy mơ lớn thành nhiều lần khác nhau và do đó làm
cho thời hạn cho vay kéo dài trong nhiều năm.
- Cho vay DAĐT có thể dẫn đến nguy cơ rủi ro cao cho ngân hàng vì
thời gian cho vay dài, thu hồi vốn chậm trong khi các yếu tố khách quan như
môi trường nền kinh tế, cơ chế chính sách, điều kiện thiên nhiên,… ln biến
động. Do đó, lãi suất của cho vay theo DAĐT thường khá cao để đáp ứng lợi
nhuận kỳ vọng lớn, b đắp rủi ro và chi phí huy động vốn của Ngân hàng.
1.2.2. Các hình thức cho vay DAĐT
Để quản lý các khoản vay một cách khoa học, hiệu quả, ngân hàng
phân loại cho vay DAĐT theo một số tiêu chí:
* Phân loại theo thời gian: Cho vay trung hạn: là khoản cho vay có thời
hạn từ 01 năm đến 05 năm; cho vay dài hạn: là khoản cho vay có thời hạn trên
05 năm.
* Phân loại theo quy mô: Cho vay dự án quan trọng quốc gia; cho vay
dự án nhóm A; cho vay dự án nhóm B; cho vay dự án nhóm C.
Việc phân loại DAĐT theo nhóm được quy định tại Nghị định
59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây
dựng, nghị định 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi,
10


bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015
của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
* Phân loại theo số lượng nhà tài trợ cho dự án:
- Cho vay đồng tài trợ (syndicate loan): là quá trình cho vay của một
nhóm tổ chức tín dụng (từ 2 tổ chức tín dụng trở lên) đối với một dự án nhằm
phân tán rủi ro hoặc đáp ứng nhu cầu vốn quá lớn của một dự án.
- Cho vay trực tiếp là việc một tổ chức tín dụng tiến hành mọi hoạt
động và tự chịu trách nhiệm với từng DAĐT mình tài trợ.

* Phân loại theo tính chất DAĐT:
- Cho vay dự án mới: là cho vay dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án
đầu tư độc lập với dự án đang hoạt động. Đặc điểm của dự án đầu tư mới là
khơng phải trên cơ sở những cái hiện có phát triển lên nên sẽ địi hỏi nhiều
vốn đầu tư, trình độ công nghệ và quản lý mới, thời gian thực hiện đầu tư dài,
nên việc cho vay dự án mới sẽ có độ mạo hiểm cao.
- Cho vay dự án mở rộng: là cho vay nhằm khôi phục, cải tạo, nâng
cấp, trang bị lại, đồng bộ hóa, hiện đại hóa hoặc đầu tư mở rộng quy mô, nâng
cao năng suất sản xuất hay dịch vụ nào đó đã có từ trước (mở rộng về quy
mô, địa bàn).
- Cho vay dự án thay thế: là cho vay để đầu tư thay thế một hoạt động
sản xuất hay dịch vụ nào đó đã có từ trước song lợi suất khơng cao (do quá cũ
hoặc hết khấu hao), nhằm lợi suất cao hơn và hiệu quả hơn về kinh tế.
* Phân loại theo ngành và l nh vực của DAĐT: cho vay dự án sản xuất
kinh doanh, cho vay dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay dự án hành
chính sự nghiệp.
1.3. Thẩm định tài chính dự án đầu tƣ trong hoạt động cho vay tại ngân hàng
1.3.1. Khái niệm thẩm định tài chính
1.3.1.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư
Để có thể đưa ra quyết định đúng đắn về việc cho vay hoặc từ chối cho
11


vay đối với một DAĐT, ngân hàng phải tổ chức thẩm định, xem xét, đánh giá
một cách khách quan, khoa học và tồn diện các nội dung cơ bản có ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến khả năng thực hiện dự án, tính hiệu quả và
tính khả thi của dự án trên cơ sở các điều kiện vay vốn theo quy định. Đây
cũng chính là cách hiểu chung nhất về thẩm định DAĐT. Mục đích của thẩm
định DAĐT là nhằm giúp cho ngân hàng lọc được những dự án khơng khả thi
đồng thời khơng bỏ sót các dự án tốt, khả thi, hiệu quả, có khả năng trả nợ

vốn vay đúng hạn trong tình hình các nguồn lực ngày càng khan hiếm. Thẩm
định DAĐT bao gồm các nội dung: thẩm định các điều kiện pháp lý và mục
tiêu của dự án; thẩm định về thị trường của dự án; thẩm định khía cạnh kỹ
thuật của dự án; thẩm định khía cạnh nhân lực và tổ chức quản lý; thẩm định
khía cạnh tài chính của dự án; thẩm định về kinh tế - xã hội; thẩm định về tài
sản bảo đảm tiền vay.
1.3.1.2. Khái niệm thẩm định tài chính
Trong các nội dung thẩm định thì thẩm định tài chính là khía cạnh thiết
yếu, đóng vai trị chủ chốt trong việc giúp ngân hàng đánh giá tính khả thi về
mặt tài chính của dự án, nhất là thời gian và các nguồn dùng để trả nợ cho
ngân hàng.
Do đó, thẩm định tài chính DAĐT có thể hiểu là q trình rà sốt, đánh
giá một cách khách quan, khoa học và tồn diện mọi khía cạnh tài chính của
dự án nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án.
1.3.2. Vai trị của thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho
vay tại ngân hàng
Nguồn thu lợi chủ yếu của ngân hàng là nhờ hoạt động cho vay. Vì vậy
mỗi một khoản tín dụng được cấp ra nhất thiết phải mang lại lợi nhuận nhưng
đồng thời phải đề phòng được rủi ro, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng
được an toàn và hiệu quả. Như đã đề cập, đặc điểm của cho vay DAĐT là
thường đòi hỏi những khoản tín dụng lớn trong khi thời gian thu hồi vốn lâu;
12


và do vậy, khả năng hoàn trả vốn vay cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn và lường
trước các rủi ro là điều ngân hàng quan tâm nhất. Để đánh giá được khả năng
hoàn trả vốn vay và dự báo được các rủi ro có thể xảy ra, việc tiến hành thẩm
định, đánh giá dự án trên mọi phương pháp lý, thị trường, kỹ thuật, nhân lực
quản lý, tài chính…là rất quan trọng. Trong đó có thể nói rằng thẩm định tài
chính dự án là phức tạp nhất nhưng cũng là quan trọng nhất, thường là căn cứ

chính để đưa ra quyết định chấp thuận cho vay hay từ chối cho vay. Thẩm
định tài chính DAĐT địi hỏi người thực hiện phải tổng hợp được tất cả các
biến số tài chính, kỹ thuật, thị trường… có liên quan và lượng hố trong các
nội dung thẩm định trước nhằm phân tích, tạo ra những bảng tính tài chính,
những chỉ tiêu tài chính ph hợp và có ý ngh a.
Và như vây, vai trị của thẩm định tài chính DAĐT đối với ngân hàng là:
Một, tạo cơ sở vững chắc để xác định hiệu quả đầu tư vốn cũng như
khả năng hoàn trả vốn vay của dự án, quan trọng trên hết là xác định khả năng
trả nợ (gốc và lãi) của chủ đầu tư.
Hai, giúp ngân hàng dự đoán trước được những tình huống rủi ro có thể
gây ảnh hưởng tới quá trình triển khai thực hiện dự án. Trên cơ sở này, phát
hiện những thiếu sót, điểm bất hợp lý và bổ sung thêm các biện pháp khắc
phục hoặc hạn chế rủi ro, đảm bảo tính khả thi của dự án từ đó có ý kiến tham
gia với chủ đầu tư và các cơ quan quản lý Nhà nước để có quyết định đầu tư
đúng đắn.
Ba, đây là cơ sở để ngân hàng lên phương án hạn chế rủi ro tín dụng
đến mức thấp nhất khi xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, lãi suất cho
vay, mức thu nợ gốc và lãi ph hợp; tạo điều kiện cho dự án hoạt động có
hiệu quả giúp ngân hàng có thể thu nợ đầy đủ, đúng hạn.
Bốn, tạo ra các căn cứ để ngân hàng kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục
đích, đúng đối tượng và tiết kiệm vốn trong quá trình thực hiện đầu tư dự án.
13


Năm, ngân hàng rút ra được kinh nghiệm trong cho vay để nâng cao
chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Chính bởi sự cần thiết, sự thực tế, tính hiệu của cơng tác thẩm định tài
chính dự án đã và đang khiến công tác này tiếp tục trở thành một bộ phận
quan trọng, có vai trị mang tính quyết định trong hoạt động cho vay của mỗi
ngân hàng.

1.3.3. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay
tại ngân hàng
Cho vay theo DAĐT là một trong những hình thức cấp tín dụng của
Ngân hàng. Do đặc điểm thời hạn cho vay thường kéo dài, mức vốn vay
thường lớn, trước khi cho vay DAĐT cần có q trình thẩm định kỹ lưỡng.
Thơng thường, thẩm định tài chính DAĐT tại Ngân hàng gồm các bước cơ
bản sau:
- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ tín dụng và mục đích tín dụng.
- Điều tra, thu thập và tổng hợp, xác minh thơng tin.
- Phân tích ngành.
- Thẩm định của cán bộ nghiệp vụ.
- Lập tờ trình thẩm định, đề xuất ý kiến của cán bộ nghiệp vụ.
-Thơng qua báo cáo thẩm định, từ đó cấp có thẩm quyền quyết định phê
duyệt hay từ chối cấp tín dụng.
1.3.4. Nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư
1.3.4.1. Nội dung thẩm định tài chính DAĐT
a) Thẩm định về tổng mức vốn đầu tư của dự án
Tổng mức vốn đầu tư của dự án là giá trị toàn bộ số vốn bằng tiền và
tài sản cần thiết để thực hiện và đưa dự án vào hoạt động.
Nếu tổng mức vốn đầu tư được xác định quá cao so với nhu cầu thực tế
của dự án sẽ dẫn đến lãng phí vốn đồng thời khơng phản ánh chính xác hiệu
quả tài chính và ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của dự án; ngược lại, nếu mức
14


vốn đầu tư được xác định quá thấp so với nhu cầu thực tế sẽ không đảm bảo
thực hiện được dự án.
Do đó, việc ngân hàng thực hiện việc thẩm định chính xác tổng mức
vốn đầu tư có ý ngh a quan trọng; nhằm xác định tổng mức vốn đầu tư sát với
nhu cầu thực tế, làm cơ sở để tính tốn hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ

của dự án.
Tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm vốn đầu tư tài sản cố định và
vốn lưu động ban đầu.
Vốn đầu tư tài sản cố định: Đối với dự án có cấu phần xây dựng, theo
quy định tại Nghị định 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư tài sản cố định bao gồm: chi
phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có), chi phí xây dựng, chi phí thiết
bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi
phí dự phịng.
Vốn lưu động ban đầu là vốn đầu tư vào tài sản lưu động ban đầu nhằm
đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động bình thương theo các đều kiện
kinh tế, kỹ thuật đã dự tính; bao gồm: nguyên vật liệu, điện nước, nhiên liệu,
tiền lương,…
b) Thẩm định về cơ cấu nguồn vốn
Thơng thường, một DAĐT có thể được tài trợ từ các nguồn vốn sau:
- Vốn tự có: để xác định khả năng đảm bảo nguồn vốn tự có tham gia
dự án của chủ đầu tư, ngân hàng cần phải thực hiện phân tích tình hình sản
xuất kinh doanh, tình hình tài chính của chủ đầu tư.
- Vốn từ ngân sách Nhà nước: đây là nguồn vốn có tính an toàn cao.
- Vốn vay từ các ngân hàng khác.
- Vốn vay trực tiếp từ nước ngoài.
Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư đã được duyệt, ngân hàng tiến hành
15


đánh giá, xem xét các nguồn tài trợ của dự án; trong đó, cần tìm hiểu về tỷ lệ
các nguồn vốn huy động, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn (đảm bảo trên
cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế), tiến độ giải ngân các nguồn vốn. Nếu vốn góp
là cổ phần hoặc liên doanh thì phải có sự cam kết của các cổ đông hoặc các
bên liên doanh ghi trong điều lệ của doanh nghiệp về tiến độ và số lượng góp

vốn. Nếu nguồn tài trợ là ngân sách Nhà nước hoặc ngân hàng cho vay thì
phải có sự cam kết bằng văn bản của cơ quan này. Nếu là vốn tự có thì phải
có giải trình, chứng minh. Sau khi xem xét các nguồn tài trợ cho dự án, tiếp
đến là phải so sánh nhu cầu về vốn với khả năng đảm bảo vốn cho dự án về số
lượng và tiến độ. Nếu khả năng nhỏ hơn nhu cầu thì phải giảm quy mơ dự án,
xem xét lại khía cạnh kỹ thuật để đảm bảo tính đồng bộ trong quy mô sản
xuất. Trên cơ sở nhu cầu về vốn, tiến độ thực hiện đầu tư và cơ cấu nguồn
vốn, cần phải lập bảng tiến độ huy động vốn hàng năm đối với từng nguồn cụ
thể. Tiến độ huy động vốn phải xét đến biến động của giá cả và lạm phát.
Việc thẩm định cơ cấu nguồn vốn là cần thiết đối với ngân hàng bởi
một DAĐT với cơ cấu vốn tối ưu (tỷ lệ các nguồn vốn huy động được xác
định sao cho hiệu quả sử dụng vốn là cao nhất, đem lại lợi nhuận lớn nhất) sẽ
đảm bảo khả năng sinh lời cho chính dự án, đảm bảo khả năng trả nợ vốn vay
và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
c) Thẩm định về doanh thu – chi phí, xác định dịng tiền của dự án
- Thẩm định doanh thu:
Xác định doanh thu của dự án sẽ giúp dự báo được kết quả hoạt
độngcủa dự án, là cơ sở quan trọng để phân tích các chỉ tiêu tài chính cũng
như xác định dịng tiền của dự án.
Doanh thu hoạt động của dự án bao gồm doanh thu do bán sản phẩm
chính, sản phẩm phụ, phế liệu, phế phẩm và từ dịch vụ cung cấp cho bên
ngồi. Doanh thu của dự án được tính đối với từng năm hoạt động và được
xác định trên cơ sở kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng năm của dự án.
16


Sản lượng tiêu thụ trong kỳ được tính bằng số sản phẩm sản xuất được
trong kỳ trừ đi số sản phẩm tồn kho cuối kỳ.
Sau khi đã xác định được sản lượng tiêu thụ trong kỳ, ta sẽ tính
được doanh thu từ bán sản phẩm trong kỳ.


Trong đó:

Pi: Giá bán bình quân sản phẩm i
Qi: Sản lượng tiêu thụ trong kỳ của sản phẩm i

- Thẩm định chi phí:
Tổng chi phí của một dự án gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Trong đó, các chi phí ngun, nhiên vật liệu, chi phí nhân cơng, chi phí quản
lý, chi phí sử dụng vốn và khấu hao tài sản cố định là chi phí trực tiếp. Các
chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng, chi phí dự phịng, chi phí khác… là chi
phí gián tiếp.
Nhờ việc thẩm định chi phí, ngân hàng sẽ biết được các khoản chi phí tạo
nên giá thành sản phẩm đã hợp lý chưa, tỷ lệ trích khấu hao, sự đầy đủ của các
khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm, sự hợp lý của các khoản chi phí;
qua đó kết luận được giá thành của sản phẩm dự án đã phải là tốt nhất chưa?
- Thẩm định dịng tiền:
Việc phân tích lượng tiền đi vào và đi ra của dự án cần phải được quan
tâm và là một trong những mục tiêu quan trọng trong phân tích tài chính dự án.
Cần phải phân biệt rõ sự khác nhau giữa thu nhập và dòng tiền của dự
án tại một thời điểm; cụ thể: tại một thời điểm, thu nhập là chênh lệch giữa
doanh thu và các khoản chi phí cịn dịng tiền là chênh lệch giữa khoản thu và
khoản chi.
Đối với việc lập báo cáo dịng tiền của dự án, có nhiều quan điểm khác
nhau như quan điểm tài chính, quan điểm kinh tế, quan điểm ngân sách Chính
phủ. Mỗi quan điểm có mục đích đánh giá dịng tiền dự án ở góc độ khác
17



×