Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Boi duong GV tieng Viet 5He 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.63 KB, 95 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PhÇn hai</b>



Dạy học mơn tiếng Việt lớp 5



<b>I. Nội dung dạy học và chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt</b>
<b>lớp 5</b>


<b>1. Nội dung dạy häc theo SGK TiÕng ViƯt 5 </b>


Chương trình Giáo dục phổ thông, cấp Tiểu học (ban hành kèm theo Quyết
định số 16/2006/QĐ–BGDĐT ngày 5 /5 / 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo) đã quy định rõ nội dung và kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 (8
<i>tiết/tuần x 35 tuần = 280 tiết).</i>


Căn cứ nội dung chương trình được Bộ GD&ĐT ban hành, SGK Tiếng Việt
<i>5 (tập một, tập hai) cụ thể hoá các kiến thức (tiếng Việt, tập làm văn, văn học),</i>
kĩ năng (đọc, nghe, nói, viết) dạy cho HS theo các bài học thuộc 5 phân môn :
<i>Tập đọc (2 tiết), Chính tả (1 tiết), Luyện từ và câu (2 tiết), Kể chuyện </i>
(1 tiết), Tập làm văn (2 tiết). Cụ thể như sau :


<b>a)</b><i><b> Tập đọc</b></i>


Thông qua hệ thống văn bản đa dạng phong phú thuộc các loại hình văn bản
nghệ thuật, báo chí, khoa học đã tuyển chọn và đưa vào SGK <i>Tiếng Việt 5 (tập</i>
một, tập hai), trong đó có 40 bài văn xi, 2 vở kịch (trích), 18 bài thơ, phân
mơn Tập đọc ở lớp 5 tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm với
tốc độ nhanh hơn, đồng thời nâng cao thêm một bước về kĩ năng <i>đọc diễn cảm</i>
(thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm
xúc, tính cách nhân vật trong bài).


Qua phần hướng dẫn sư phạm cuối mỗi bài tập đọc (gồm các nội dung giải


nghĩa từ, câu hỏi và bài tập tìm hiểu bài), phân mơn Tập đọc cịn giúp HS nâng
cao kĩ năng đọc – hiểu văn bản : Nhận biết được đề tài, cấu trúc của bài ; Biết
cách tóm tắt bài, làm quen với thao tác đọc lướt để nắm ý ; Phát hiện giá trị của
một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản văn chương.


Cùng với các phân môn Kể chuyện, Tập làm văn, phân môn Tập đọc cịn
xây dựng cho HS thói quen tìm đọc sách ở thư viện, dùng sách công cụ (từ điển,
sổ tay từ ngữ, ngữ pháp) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thiên nhiên, về cuộc sống của con người, bồi dưỡng tình cảm và nhân cách của
HS,... Từ đó hình thành thái độ ứng xử có văn hố và phù hợp với chuẩn mực
đạo đức của dân tộc. Do vậy, các văn bản đọc có tác dụng giáo dục tư tưởng,
tình cảm và trau dồi nhân cách cho HS. Hệ thống chủ điểm của các bài tập đọc
vừa mang tính khái qt vừa có tính hình tượng, hướng vào những phẩm chất
của con người, ngồi ra cịn đề cập đến vấn đề trẻ em và quyền trẻ em, bảo vệ
môi trường, giáo dục dân số, giới tính, ca ngợi tình đồn kết giữa các dân tộc :
<i>Việt Nam – Tổ quốc em, Cánh chim hồ bình, Con người với thiên nhiên</i>, Giữ
<i>lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người</i>, Người cơng dân, Vì cuộc sống thanh
<i>bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Qua các bài tập đọc,</i>
HS còn được cung cấp thêm về vốn từ ngữ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác
phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật,…), từ đó nâng cao trình độ văn
hố nói chung và trình độ tiếng Việt nói riêng.


<b>b)</b><i><b> Chính tả</b></i>


Cũng như ở lớp 4, ở lớp 5, mỗi tuần chỉ có một tiết chính tả, tổng cộng cả
năm học có 31 tiết chính tả. Các bài chính tả trong SGK Tiếng Việt 5 có nhiệm
vụ dạy cho HS kĩ năng viết đúng chính tả, kết hợp cung cấp kiến thức về cách
viết tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngồi, thơng qua 2 loại bài :



b.1. Chính tả đoạn, bài


– Nội dung bài viết chính tả có thể được trích ngun văn từ bài tập đọc
trước đó hoặc nội dung tóm tắt của bài tập đọc, bổ sung thêm 13 đoạn văn, bài
văn, bài thơ, mẩu chuyện, mẩu tin, điều luật,... có nội dung cùng chủ điểm. Đó là
các bài : Lương Ngọc Quyến, Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ, Dòng kinh quê hương,
<i>Luật bảo vệ môi trường, Người mẹ của 51 đứa con, Nhà yêu nước Nguyễn Trung</i>
<i>Trực, Cánh cam lạc mẹ, Hà Nội, Núi non hùng vĩ, Ai là thuỷ tổ loài người ?,</i>
<i>Lịch sử ngày quốc tế lao động, Cô gái của tương lai, Trong lời mẹ hát</i>. Văn bản
nhớ – viết là một đoạn văn, đoạn thơ HS đã học thuộc lịng trong SGK <i>Tiếng</i>
<i>Việt 5</i>


– Hình thức chính tả đoạn bài được sử dụng là : nghe  viết (23 bài chiếm
74%) và nhớ  viết (8 bài chiếm 26%). Độ dài các văn bản viết dao động khoảng
90  110 chữ.


b.2. Chính tả âm, vần


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

viết sai do cả 3 nguyên nhân (do âm, vần, thanh khó phát âm, cấu tạo phức tạp ;
do HS không nắm vững quy tắc ghi âm hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa
phương, theo 3 vùng phương ngữ chủ yếu : <i>Bắc – Trung – Nam). Cụ thể : ôn tập</i>
quy tắc viết c/k, g/gh, ng/ngh ; phân biệt âm đầu l/n, s/x, tr/ch, r/d/gi, v/d ; phân
biệt âm cuối n/ng, t/c ; phân biệt các vần ao/au, iêm/im, iep/ip ; <i>dấu thanh (thanh</i>
hỏi/thanh ngã) ; ôn tập các quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và tên
người, tên địa lí nước ngồi ; luyện viết hoa tên riêng tổ chức, danh hiệu, giải
thưởng, huân chương,... Các bài tập chính tả được GV lựa chọn trong SGK, hoặc
tự soạn bài tập khác cho thích hợp.


– Hình thức bài tập chính tả âm, vần rất phong phú và đa dạng, mang tính
tình huống và thể hiện rõ quan điểm giao tiếp trong dạy học. VD: Phân biệt cách


viết các từ dễ lẫn trong câu, đoạn văn ; Tìm tiếng có nghĩa điền vào ơ trống trong
bảng cho phù hợp ; Đặt câu để phân biệt các từ có hình thức chính tả dễ lẫn ;
Giải câu đố để phân biệt từ ngữ có âm, vần, thanh dễ lẫn ; Tìm từ ngữ chứa âm,
vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý từ đồng âm, từ trái nghĩa…; Tìm
các từ láy có tiếng chứa âm hoặc thanh cho sẵn; Tìm tiếng thích hợp với mỗi ơ
trống để hoàn thiện câu chuyện hoặc đoạn văn cho trước,...


<b>c)</b><i><b> Luyện từ và câu</b></i>


Phân môn Luyện từ và câu lớp 5 gồm có 62 tiết (32 tiết kì I, 30 tiết kì II).
Nội dung dạy học nhằm cung cấp cho HS một số kiến thức về tiếng Việt (ngữ
âm và chữ viết ; từ vựng ; ngữ pháp...). Cụ thể :


c.1. <i>Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ</i>


Phần mở rộng vốn từ cho HS phù hợp với các chủ điểm, cụ thể là :


– Học kì I có 9 tiết, gồm các bài : Tổ quốc, Nhân dân (chủ điểm Việt Nam – Tổ
<i>quốc em, tuần 2, 3) ; Hồ bình – Hữu nghị – Hợp tác (chủ điểm : Cánh chim hồ bình,</i>
tuần 5, 6) ; Thiên nhiên (chủ điểm : Con người với thiên nhiên, tuần 8, 9) ; Bảo vệ môi
<i>trường (chủ điểm : Giữ lấy màu xanh, tuần 12, </i>13) ; Hạnh phúc (chủ điểm : Vì hạnh
<i>phúc con người, tuần 15).</i>


– Học kì II có 9 tiết, gồm các bài : Cơng dân (chủ điểm : Người công dân, tuần
20) ; Trật tự – An ninh (chủ điểm : Vì cuộc sống thanh bình, tuần 23, 24) ; Nam và nữ
(chủ điểm : Nam và nữ, tuần 30, 31) ; Trẻ em, quyền và bổn <i>phận (chủ điểm : Những</i>
<i>chủ nhân tương lai, tuần 33, 34).</i>


c.2. <i>Nghĩa của từ</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

cách thức sử dụng các lớp từ này. Cụ thể là : <i>Từ đồng nghĩa, Luyện tập về từ trái</i>
<i>nghĩa (tuần 4 : 2 tiết) ; Từ đồng âm, Dùng từ đồng âm để chơi chữ (tuần 5 : 1</i>
tiết, tuần 6 : 1 tiết) ; Từ nhiều nghĩa, Luyện tập về từ nhiều nghĩa (tuần 7 : 2 tiết,
tuần 8 : 1 tiết).


c.3. Từ loại


Có 5 tiết, cung cấp một số kiến thức sơ giản về hai từ loại có tính chất từ cơng
cụ trong hoạt động giao tiếp của người Việt và luyện tập sử dụng hai loại từ này.
Cụ thể là : đại từ và đại từ xưng hô (tuần 9 : 1 tiết, tuần 11 : 1 tiết) ; Quan hệ từ,
<i>Luyện tập về quan hệ (tuần 11 : 1 tiết, tuần 12 : 1 tiết, tuần 13 : 1 tiết).</i>


c.4. <i>Câu </i>


Phần này cung cấp kiến thức sơ giản về câu ghép : <i>Khái niệm câu ghép</i>
(tuần 19 : 1 tiết) ; Cách nối các vế câu ghép (tuần 19: 1 tiết) ; Nối các vế của
<i>câu ghép bằng quan hệ từ (tuần 20 : 1 tiết, tuần 21 : 1 tiết, tuần 22 : 2 tiết, tuần</i>
23 : 1 tiết) ; Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng (tuần 24 : 1 tiết).


c.5. Ngữ pháp văn bản


Phần này cung cấp các kiến thức sơ giản về 3 phương thức liên kết câu cơ
bản : Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ (tuần 25 : 1 tiết) ; Liên
<i>kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ</i> (tuần 25 : 1 tiết), Luyện tập thay
<i>thế từ ngữ để liên kết câu (tuần 26 : 1 tiết) ; Liên kết các câu trong bài bằng từ</i>
<i>ngữ nối (tuần 27 : 1 tiết).</i>


c.6. Ôn tập


Phân mơn Luyện từ và câu lớp 5 có phần hệ thống hoá tất cả các nội dung về


từ và câu mà HS được học ở cấp Tiểu học. Cụ thể là : Ôn tập về từ loại
(1 tiết : tuần 14) ; Ôn tập về từ và cấu tạo từ (2 tiết – tuần 15 : 1 tiết, tuần 16 : 2
tiết) ; Ôn tập về câu (1 tiết : tuần 17) ; Ôn tập về dấu câu (8 tiết – tuần 29 : 2 tiết,
tuần 30 : 1 tiết, tuần 31 : 1 tiết, tuần 32 : 2 tiết, tuần 33 : 1 tiết, tuần 34 : 1 tiết).


<b>d)</b><i><b> Kể chuyện</b></i>


Phân môn Kể chuyện ở lớp 5 tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng kể
chuyện đã được hình thành từ các lớp dưới đồng thời mở rộng yêu cầu với ba
kiểu bài tập :


d.1. Nghe  kể lại câu chuyện vừa nghe thầy (cô) kể trên lớp


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

đích rèn kĩ năng nghe (kết hợp ghi nhớ và cảm nhận nội dung, ý nghĩa câu
chuyện). Để rèn kĩ năng nghe, câu chuyện được in ở SGV, trong SGK chỉ trình
bày tranh minh hoạ, có thể kèm theo lời gợi ý nội dung tranh. Văn bản truyện
lớp 5 khoảng trên dưới 500 chữ, dài khoảng 1 trang.


10 câu chuyện kể gắn với 10 chủ điểm trong SGK, đó là các truyện :
<i>Lý Tự Trọng, Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai</i>, Cây cỏ nước Nam, Người đi săn và con
<i>nai, Pa-xtơ và em bé, Chiếc đồng hồ, Ơng Nguyễn Khoa Đăng, Vì muôn dân,</i>
<i>Lớp trưởng lớp tôi, Nhà vô địch.</i>


d.2. Kể chuyện đã nghe, đã đọc ngoài giờ Kể chuyện


Đây là kiểu bài tập kể chuyện thường có ở tuần thứ hai trong một chủ điểm
học tập lớp 5. Nội dung gồm những câu chuyện do HS tự sưu tầm trong sách báo
hoặc nghe người khác kể lại trong đời sống hằng ngày. Sau khi lựa chọn được
câu chuyện đã đọc (hoặc đã nghe kể) phù hợp với đề bài trong SGK, HS đọc kĩ,
nhớ lại câu chuyện để kể trước lớp cho thầy (cơ) và các bạn nghe, sau đó luyện


tập trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện đã kể. Do vậy, bên cạnh mục
đích chung là rèn kĩ năng nói cho HS, kiểu bài tập này cịn có mục đích kích
thích HS ham đọc sách và hứng thú nghe kể chuyện.


SGK Tiếng Việt 5 có 11 bài tập Kể chuyện đã nghe, đã đọc với các đề bài :
<i>– Kể về các anh hùng, danh nhân của nước ta.</i>


<i>– Kể về một câu chuyện ca ngợi hồ bình, chống chiến tranh.</i>


<i>– Kể một câu chuyện nói về quan hệ của con người với thiên nhiên.</i>
<i>– Kể một câu chuyện có nội dung bảo vệ mơi trường.</i>


<i>– Kể một câu chuyện nói về những người đã góp sức mình chống lại đói</i>
<i>nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.</i>


<i>– Kể lại những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho</i>
<i>những người xung quanh.</i>


<i> – Kể về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn</i>
<i>minh.</i>


<i>– Kể về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>– Kể về gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ</i>
<i>em thực hiện bổn phận của mình với gia đình, nhà trường và xã hội. </i>


d.3. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia


Đây là kiểu bài tập kể chuyện ở tuần thứ ba trong một chủ điểm học tập. Bài
tập này yêu cầu HS kể những câu chuyện về người thật, việc thật có trong cuộc


sống xung quanh mà các em đã biết. Mỗi em phải tự nhớ lại những câu chuyện
đã được chứng kiến hoặc tham gia, rồi dựa vào cách thức xây dựng câu chuyện
đã học trong giờ Tập làm văn để sắp xếp lại các chi tiết và kể lại câu chuyện. Do
vậy, bên cạnh mục đích chung là rèn luyện kĩ năng nói, kiểu bài tập này cịn rèn
cho HS thói quen quan sát, ghi nhớ, sắp xếp các ý để kể lại diễn biến câu chuyện
cho rõ ràng, mạch lạc và hợp lí.


Nội dung các bài tập kể chuyện luôn tạo điều kiện cho HS mở rộng vốn
hiểu biết về đời sống, tích cực hố vốn từ ngữ, phát triển tư duy, góp phần hình
thành nhân cách con người mới. Những câu chuyện hấp dẫn, cảm động được GV
kể trên lớp hoặc do HS tìm chọn trong sách báo,...vừa giúp các em nhận ra
những phẩm chất đáng quý mà con người cần rèn luyện vừa có tác động mạnh
mẽ đến tâm hồn, tình cảm của các em; giúp các em rút ra được những bài học bổ
ích trong cuộc sống. Được nghe và tập kể lại những câu chuyện có tính giáo dục,
tính thẩm mĩ và tính sư phạm, HS khơng chỉ được bồi dưỡng về nhận thức, tình
cảm mà cịn được làm giàu về vốn từ, phát triển tư duy lơ gíc và tư duy hình
tượng. Từ đó, nhân cách của mỗi HS cũng được trau dồi và phát triển theo định
hướng tốt đẹp.


Nội dung các bài tập Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia gắn với 10
chủ điểm học tập. SGK Tiếng Việt 5 có 10 tiết Kể chuyện được chứng kiến hoặc
tham gia gắn với các đề bài :


<i>– Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.</i>


<i>– Kể một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện</i>
<i>tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước, hoặc nói về một nước mà</i>
<i>em biết qua truyền hình và phim ảnh.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>– Kể về việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ</i>


<i>môi trường.</i>


<i>– Kể một buổi xum họp đầm ấm trong gia đình.</i>


<i>– Kể một câu chuyện thể hiện ý thức bảo vệ các cơng trình cơng cộng, di</i>
<i>tích lịch sử – văn hố, ý thức chấp hành Luật giao thông hoặc một việc làm thể</i>
<i>hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.</i>


<i>– Kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an tồn nơi làng xóm, phố</i>
<i>phường.</i>


<i>– Kể một câu chuyện nói lên truyền thống "Tơn sư trọng đạo" của người Việt</i>
<i>Nam ta hoặc một kỉ niệm về thầy giáo, cô giáo.</i>


<i>– Kể về việc làm tốt của bạn em.</i>


<i>– Kể một câu chuyện về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc thiếu nhi</i>
<i>hoặc kể một lần em cùng các bạn tham gia công tác xã hội.</i>


<b>e)</b><i><b> Tập làm văn</b></i>


Căn cứ chương trình mơn học, SGK Tiếng Việt 5 dạy cho HS những nội
dung kiến thức và kĩ năng Tập làm văn cụ thể như sau :


e.1. Kiến thức


– Thông qua các bài tập thực hành, trang bị kiến thức làm văn cho HS lớp 5,
giúp HS hoàn thiện những hiểu biết ban đầu về văn miêu tả (tả cảnh, tả người),
có một số hiểu biết về mục đích giao tiếp và hồn cảnh giao tiếp để vận dụng
trong tạo lập các loại văn bản khác như làm báo cáo, thống kê, làm đơn, làm


biên bản, thuyết trình, tranh luận, lập chương trình hoạt động, tập viết đối thoại
(chuyển câu chuyện thành kịch).


Ngoài việc cung cấp một số kiến thức, nội dung dạy Tập làm văn lớp 5 cịn
có các bài ơn tập, củng cố, hệ thống hoá các kiến thức đã học về <i>văn kể chuyện,</i>
<i>văn miêu tả, chuẩn bị cho HS những điều kiện cần thiết để học tập các lớp trên.</i>


e.2. Các kĩ năng làm văn


Nội dung các kĩ năng làm văn trau dồi cho HS lớp 5 được xây dựng trên cơ
sở quy trình sản sinh ngơn bản, cụ thể như sau :


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

+ Nhận diện đặc điểm văn bản.
+ Phân tích đề bài, xác định yêu cầu.


<i>– Kĩ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp</i>.
+ Xác định dàn ý bài văn đã cho.


+ Quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp dàn ý trong bài văn miêu tả.
<i>– Kĩ năng thực hiện hoá các hoạt động giao tiếp.</i>


+ Xây dựng đoạn văn (chọn từ, tạo câu, viết đoạn).
+ Liên kết các đoạn thành bài văn.


<i>– Kĩ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp.</i>


+ Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu
diễn đạt.


+ Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt.



Ngồi ra, phân mơn Tập làm văn cịn mở rộng thêm vốn sống, rèn luyện tư
duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho HS.
Quán triệt quan điểm tích hợp, nội dung các bài Tập làm văn lớp 5 thường gắn
với các chủ điểm đang học ở phân mơn Tập đọc. Q trình hướng dẫn HS thực
hiện các kĩ năng phân tích đề, quan sát, tìm ý, nói  viết đoạn hoặc bài là những
cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo chủ điểm đang học. Việc
phân tích đề, quan sát đối tượng, lập dàn ý, chia đoạn bài văn miêu tả,… góp
phần khơng nhỏ trong việc phát triển năng lực phân tích, tổng hợp của HS. Tư
duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện và phát triển nhờ các biện pháp so
sánh, nhân hoá,… đáp ứng yêu cầu của chương trình mơn Tiếng Việt đề ra.


<b>2. Chn kiÕn thøc, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 5 và yêu cầu d¹y häc</b>
<b>theo Chn</b>


<b>a)</b><i><b> Chuẩn kiến thức, kĩ năng mơn Tiếng Việt lớp 5</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

a.1. Kiến thức


– Nhận biết được cấu tạo của vần (âm đệm, âm chính, âm cuối) ; Biết quy
tắc ghi dấu thanh trên âm chính ; Biết cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt
Nam và nước ngồi.


– Biết thêm các từ ngữ (gồm các thành ngữ, tục ngữ, một số từ Hán Việt
thông dụng) về tự nhiên, xã hội, lao động sản xuất, bảo vệ Tổ quốc,... ; Hiểu thế
nào là từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa ; Bước đầu
nhận biết và có khả năng lựa chọn từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa khi nói và viết.


– Nhận biết và có khả năng sử dụng các đại từ, quan hệ từ phổ biến ; nhận
biết và có khả năng tạo lập câu ghép trong khi nói và viết ; Biết dùng dấu chấm,


dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép, dấu gạch
ngang.


– Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của câu văn có sử dụng
biện pháp so sánh, nhân hoá trong các bài học ; biết dùng các biện pháp nhân
hố, so sánh để nói và viết các câu văn hay.


– Bước đầu biết nhận diện và sử dụng một số biện pháp liên kết câu trong
nói và viết ; biết cách làm bài văn tả người, tả cảnh.


– Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật, lời thoại trong kịch.
a.2. Kĩ năng


 Kĩ năng đọc :


+ Đọc đúng và lưu loát các văn bản nghệ thuật (thơ, văn xi, kịch), hành
chính, khoa học, kịch, báo chí,... có độ dài khoảng 250 – 300 chữ với tốc độ 100
– 120 tiếng/phút ; biết đọc thầm bằng mắt với tốc độ nhanh hơn lớp 4 ; biết đọc
diễn cảm bài văn, bài thơ, đoạn trích kịch ngắn ; thuộc đoạn văn, đoạn thơ có độ
dài khoảng 150 chữ.


+ Nhận biết dàn ý và đại ý của văn bản ; nhận biết ý của từng đoạn ; phát
hiện các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài thơ, bài văn, đoạn trích
kịch được học ; biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự ; biết phát biểu ý
kiến cá nhân về cái đẹp của văn bản đã học.


+ Biết tra từ điển và một số sách công cụ ; nhận biết nội dung, ý nghĩa của
các kí hiệu, số liệu, biểu đồ trong văn bản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

+ Viết được bài chính tả <i>nghe – viết, nhớ – viết có độ dài khoảng 100 chữ</i>


trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi ; viết đúng một số từ ngữ cần phân biệt phụ
âm đầu, vần, thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng cách phát âm địa phương ; biết tự
phát hiện và sửa lỗi chính tả, lập sổ tay chính tả.


+ Biết tìm ý cho đoạn văn và viết đoạn văn kể chuyện, miêu tả, biết dùng
các biện pháp liên kết câu trong đoạn, bài ; lập dàn ý cho bài văn <i>tả cảnh, tả</i>
<i>người ; biết viết bài văn kể chuyện hoặc tả cảnh có độ dài khoảng 200 chữ.</i>


+ Biết viết một số văn bản thông thường : đơn, biên bản, báo cáo ngắn,
chương trình hoạt động.


<i>  Kĩ năng nghe :</i>


<i><b>+</b></i> Kể lại hoàn chỉnh câu chuyện được nghe.


+ Nghe – viết bài chính tả có độ dài 90 chữ, trong đó có từ chứa âm, vần khó
hoặc âm, vần dễ sai do ảnh hưởng cách phát âm địa phương, tên riêng Việt Nam,
tên riêng nước ngồi ; ghi chép một số thơng tin, nhận xét về nhân vật, sự kiện,...
của bài tập nghe – ghi.


<i>– Kĩ năng nói :</i>


+ Biết dùng lời nói phù hợp với quy tắc giao tiếp khi trình bày ý kiến.


+ Biết kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc, chuyển đổi ngôi khi kể, thuật lại
một sự việc đã biết, đã tham gia.


+ Biết giải thích để làm rõ vấn đề khi trao đổi ý kiến với bạn bè, thầy cơ.
+ Biết trình bày về lịch sử, văn hoá, các nhân vật tiêu biểu của địa phương.
<b>b)</b><i><b> Dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng</b></i>



Để tạo điều kiện thuận lợi cho GV dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 theo
Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định, Bộ GD&ĐT đã ban hành tài liệu Hướng dẫn
<i>thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học – Lớp 5 </i>(môn Tiếng
Việt). Dựa theo tài liệu này, GV soạn giáo án, tổ chức dạy học trên lớp và kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS lớp 4 như sau :


b.1. Soạn giáo án lên lớp


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>Tiếng Việt 5, GV soạn giáo án một cách ngắn gọn nhưng thể hiện rõ các phần cơ</i>
bản :


– Phần 1 : Nêu mục đích, yêu cầu của bài học (gắn với yêu cầu cần đạt đã
ghi trong tài liệu hướng dẫn). Chú ý : cần đọc kĩ hướng dẫn ở <i>tuần 1 để ghi đầy</i>
đủ yêu cầu cần đạt ở các tuần sau, đối với các tiết dạy của một số loại bài học có
yêu cầu giống nhau.


– Phần 2 : Nêu những yêu cầu cần chuẩn bị về thiết bị, đồ dùng dạy và học
của GV và HS ; dự kiến hình thức tổ chức hoạt động học tập đảm bảo phù hợp
với từng nhóm đối tượng HS.


– Phần 3 : Xác định nội dung, phương pháp giảng dạy đối với GV, yêu cầu
cần học đối với từng đối tượng HS, kể cả HS cá biệt (nếu có).


Để soạn tốt phần này, GV thường phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh dạy
học, phải nắm được khả năng học tập của từng HS trong lớp và <i>Yêu cầu cần đạt</i>
ghi trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt
<i>lớp 5 để xác định nội dung cụ thể của bài học trong SGK (không đưa thêm nội</i>
dung vượt quá Yêu cầu cần đạt), xác định cách (biện pháp) hướng dẫn cho từng
nhóm đối tượng HS, “dễ hoá” bằng cách gợi mở, dẫn dắt, làm mẫu,... đối với HS


yếu ; “mở rộng”, “phát triển” (trong phạm vi của Chuẩn) đối với HS khá, giỏi.
Việc xác định nội dung dạy học của GV cũng còn phải đảm bảo tính hệ thống và
đáp ứng yêu cầu : dạy nội dung bài học mới dựa trên kiến thức, kĩ năng của HS
đạt được ở bài học trước và đảm bảo vừa đủ để tiếp thu bài học tiếp sau, từng
bước đạt được yêu cầu cơ bản nêu trong Chương trình mơn học.


b.2. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp


Căn cứ Yêu cầu cần đạt và Ghi chú (nếu có) trong tài liệu hướng dẫn, GV tổ
chức các hoạt động dạy học trên lớp một cách linh hoạt, phù hợp với từng đối
tượng HS (khá, giỏi, trung bình, yếu) nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển năng lực
cá nhân và đạt được hiệu quả thiết thực sau mỗi tiết dạy.


Việc xác định rõ mức độ yêu cầu cần đạt như trên giúp GV dạy học phù hợp
trình độ HS, tạo điều kiện đạt Chuẩn mơn học ở lớp dạy cụ thể cho mọi đối
tượng ở các vùng miền khác nhau trên toàn quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>1. </b> <b>D¹y kiÕn thøc tiÕng ViƯt và văn học nhằm tạo cơ sở cho việc</b>
<b>hình thành và phát triển các kĩ năng </b>


<b>a) </b><i><b>Dy kin thức tiếng Việt</b></i>


Ở lớp 5, chương trình mơn Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho HS một số
kiến thức sơ giản về tiếng Việt để phát triển các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói ở
mức cao hơn, với những yêu cầu cơ bản, tối thiểu : hiểu đúng nội dung và bước
đầu biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ ngắn ; biết cách viết một số kiểu văn bản ;
biết nghe – nói về một số đề tài quen thuộc.


<i>– Mở rộng vốn từ theo chủ điểm : Để mở rộng vốn từ cho HS, SGK thường</i>
yêu cầu HS tìm từ ngữ theo các nghĩa cho trước hoặc chứa các tiếng cho trước.


Dạng bài Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ trong SGK Tiếng Việt 5 được tổ chức
theo một hệ thống bài tập thực hành luyện tập đa dạng, sinh động.


Cách dạy bài tập về Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thường tiến hành theo
các bước : Cho HS nhắc lại một số kiến thức có liên quan (nếu cần) ; sau đó, tổ
chức HS làm bài tập theo hình thức trao đổi nhóm, thi đua giữa các nhóm, hoặc
thực hành cá nhân.


Những thao tác được GV hướng dẫn HS thực hiện để làm dạng bài tập này
thường là : Hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ yêu cầu của bài tập. / Chữa mẫu cho HS
<i>một phần hoặc một bài để hướng dẫn cách làm. / Hướng dẫn HS làm vào vở</i>
(hoặc bảng con, bảng nhóm, vở nháp,...). / Hướng dẫn HS nêu kết quả, chữa bài
<i>tập và tự kiểm tra kết quả luyện tập.</i>


Với các đối tượng HS học yếu hoặc còn hạn chế về tiếng Việt, GV cần vận
dụng các biện pháp dạy học một cách linh hoạt nhằm “dễ hoá” yêu cầu của bài
tập, dẫn dắt các em từng bước đạt yêu cầu chung. Dưới đây là một vài gợi ý cụ
thể :


(1) GV giúp HS hiểu rõ tên chủ điểm trước khi mở rộng vốn từ. Từ đó, HS
có cơ sở để tìm thêm các từ khác theo chủ điểm đã cho.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

(3) Xác định yêu cầu cần đạt sao cho thiết thực (đảm bảo tính "vừa sức” đối
với HS), lựa chọn nội dung và cách dạy phù hợp, tạo điều kiện cho tất cả HS đều
được tham gia thực hành theo năng lực của mình (dù cịn hạn chế về kết quả),
từng bước vươn lên đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng đã quy định.


<i>– Cung cấp kiến thức mới và thực hành luyện tập </i>: Bước đầu hiểu và vận
dụng được kiến thức về nghĩa của từ (các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa,
chuyển nghĩa, đồng âm) vào việc hiểu văn bản văn học và thực hành nói, viết ;


biết vận dụng các kiến thức đã học về các biện pháp tu từ so sánh và nhân hoá
vào việc hiểu văn bản văn học và thực hành nói, viết.


+ Phần Nhận xét là phần cung cấp ngữ liệu và nêu câu hỏi (bài tập) gợi ý
cho HS phân tích nhằm rút ra kiến thức lí thuyết. Theo quan điểm tích hợp, ngữ
liệu ở phần này thường được rút ra từ những bài tập đọc đã học, do vậy nội dung
khá quen thuộc với HS.


+ Ghi nhớ là phần chốt lại những điểm chính yếu về kiến thức được rút ra từ
việc phân tích ngữ liệu (ở mục I). HS cần nắm vững những kiến thức này để
thực hành luyện tập và ứng dụng trong giao tiếp tiếng Việt.


+ Luyện tập là phần bài tập nhằm củng cố và vận dụng kiến thức đã học,
gồm một số kiểu bài tập về nhận biết (VD : nhận biết các bộ phận cấu tạo của
tiếng, nhận biết các kiểu cấu tạo từ, nhận biết từ loại,...) ; bài tập về <i>vận dụng</i>
(VD : đặt câu với từ đã cho, tìm từ có cùng kiểu cấu tạo, giải các câu đố chữ liên
quan đến cấu tạo tiếng,...).


Cách dạy bài tập về Cung cấp kiến thức mới và thực hành luyện tập, GV
thường tổ chức cho HS làm các bài tập ở phần <i>Nhận xét (mục I) theo các hình</i>
thức phát huy tính tích cực của HS, như : trao đổi theo nhóm (tổ, bàn, hoặc theo
cặp) ; trao đổi chung cả lớp ; tự làm cá nhân, qua đó tự rút ra kết luận theo các
điểm cần ghi nhớ về kiến thức. Qua phân tích và nhận xét các ngữ liệu, HS tự rút
ra những kiến thức cần nắm vững – Ghi nhớ (mục II). Sau đó, HS thực hành
luyện tập theo các bài tập ở mục Luyện tập để nắm chắc và bước đầu vận dụng
được kiến thức đã học. Tuy nhiên, với những đối tượng HS học yếu hoặc còn
hạn chế về tiếng Việt, GV cần lưu ý một số điểm sau :


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

(2) Trong quá trình thực hành Luyện tập (mục III), GV có thể nhắc lại một
số kiến thức liên quan để HS dễ thực hiện bài tập ; tổ chức HS làm bài theo hình


thức trao đổi nhóm (trên cơ sở vận dụng kiến thức đã học), kết hợp tự học và
giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao. GV cũng cần chú ý hướng
dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập, làm thử trên lớp một phần hoặc một bài
cụ thể trước khi yêu cầu HS làm vào bảng nhóm hoặc vở ghi bài, vở nháp,... Sau
đó, GV tổ chức đánh giá kết quả làm bài của HS để củng cố, uốn nắn kịp thời.


(3) Đối với một số tiết học có nhiều bài tập (khơng đủ thời gian thực hiện kĩ
trong một tiết) hoặc bài tập có yêu cầu cao so với trình độ HS (đối tượng học
yếu, cịn hạn chế về tiếng Việt), GV có thể giảm nhẹ hoặc gợi ý cụ thể (“dễ
hoá”) để HS có khả năng thực hiện được yêu cầu cơ bản, chấp nhận được ở mức
độ tối thiểu.


<b>b)</b><i><b> Dạy kiến thức văn học, tập làm văn</b></i>


b.1. Dạy kiến thức văn học


Theo Chương trình mơn Tiếng Việt (lớp 5), kiến thức văn học khơng có bài
học riêng, chỉ cung cấp cho HS “<i>Một số bài văn, đoạn văn, bài thơ, màn kịch về</i>
<i>thiên nhiên, đất nước, con người và một số vấn đề xã hội có tính thời sự. Sơ giản</i>
<i>về cốt truyện và nhân vật ; lời người kể chuyện, lời nhân vật.</i>” (Chương trình
GDPT cấp Tiểu học, Bộ GD&ĐT, 2006). Qua hệ thống văn bản đa dạng, phong
phú,... các bài tập đọc có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, trau dồi nhân
cách cho HS và bồi dưỡng cho HS ngơn ngữ văn học, những hình tượng giàu
chất thẩm mĩ, nhân văn.


b.2. Dạy kiến thức tập làm văn


Kiến thức tập làm văn quy định trong Chương trình mơn Tiếng Việt (lớp 5)
được cung cấp chủ yếu qua các bài học thuộc phân mơn Tập làm văn. Có các dạng
bài như sau :



– Dạy bài hình thành kiến thức, GV hướng dẫn HS theo ba phần của bài học
(tương tự loại bài cung cấp kiến thức ở phân môn Luyện từ và câu) :


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

(II) Ghi nhớ : Yêu cầu HS đọc kĩ nội dung cần ghi nhớ (tóm tắt ở mục II,
SGK), nắm vững kiến thức để vận dụng trong thực hành luyện tập (qua các bài
tập ở mục III).


(III) Luyện tập : GV hướng dẫn HS thực hiện từng bài tập trong SGK theo
trình tự các thao tác cơ bản : Đọc và nhận hiểu yêu cầu của bài tập ; thực hành
<i>luyện tập theo từng yêu cầu của bài tập </i>(có thể làm thử một phần bài tập theo sự
hướng dẫn của GV, sau đó trao đổi nhóm, cặp... để hồn thành u cầu) ; <i>trình</i>
<i>bày kết quả trước lớp để GV nhận xét, đánh giá nhằm củng cố kiến thức đã học.</i>


Ở tiểu học, yêu cầu dạy kiến thức tập làm văn chỉ được đặt ra ở các lớp 4, 5,
nhằm phục vụ cho việc rèn luyện các kĩ năng cơ bản trong quá trình sản sinh văn
bản. Do vậy, các kiến thức này mới dừng ở mức độ sơ giản và mang tính thực hành
là chủ yếu.


<b>2. </b> <b>Dạy học các kĩ năng đọc, nghe, nói, viết theo quan điểm tích hợp </b>
<b>a)</b><i><b> Dạy kĩ năng </b></i><b>đọc</b>


Việc dạy học kĩ năng đọc cho HS lớp 5 được thực hiện trước hết và chủ yếu
ở phân môn Tập đọc trong SGK Tiếng Việt 5. Mức độ cần đạt về kĩ năng <i>đọc</i>
(Chuẩn kiến thức, kĩ năng) của HS lớp 5 vào cuối năm học được xác định như
sau :


– Đọc thông :


+ Đọc đúng các văn bản nghệ thuật, hành chính, khoa học, báo chí,... có độ


dài khoảng 250 – 300 chữ với tốc độ 100 – 120 chữ / phút.


+ Đọc thầm bằng mắt với tốc độ nhanh hơn lớp 4.


+ Biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, trích đoạn kịch ngắn (biết điều chỉnh
giọng đọc về cao độ, trường độ, nhấn giọng ở các từ ngữ quan trọng để thể hiện
cảm xúc trong bài.


<i>– Đọc – hiểu :</i>


+ Nhận biết dàn ý của bài đọc ; hiểu nội dung chính của từng đoạn trong bài,
nội dung của cả bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

+ Biết tóm tắt văn bản tự sự đã học.
<i>– Ứng dụng kĩ năng đọc : </i>


+ Biết tra từ điển và một số sách công cụ.


+ Nhận biết nội dung, ý nghĩa của các kí hiệu, số liệu, biểu đồ trong văn bản.
+ Thuộc khoảng 7 bài thơ, đoạn văn xi dễ nhớ có độ dài khoảng 150 chữ.
Để giúp HS đạt “Chuẩn kiến thức, kĩ năng” một cách chắc chắn, GV vừa
phải quan tâm hướng dẫn HS thực hành tích cực trong giờ <i>Tập đọc vừa phải có ý</i>
thức kết hợp “dạy đọc” qua các bài học ở phân môn khác, môn học khác, theo
quan điểm tích hợp. Việc dạy kĩ năng đọc cho HS cần chú trọng cả hai hình thức
: đọc thành tiếng, đọc thầm ; vận dụng linh hoạt các biện pháp và hình thức tổ
chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS qua các hoạt động
luyện đọc và tìm hiểu bài.


a.1. Đọc thành tiếng



Luyện đọc thành tiếng là cơ hội để GV trực tiếp dạy kĩ năng đọc cho từng
HS. Tuy nhiên, việc dạy học chỉ đạt hiệu quả tốt và phù hợp với từng đối tượng
HS khi GV “biết nghe HS đọc” để từ đó lựa chọn nội dung và biện pháp dạy học
thích hợp. VD :


– Đối với HS đọc kém do trình độ chưa đạt “Chuẩn” ở lớp dưới, GV cần
kiên trì giúp đỡ và phụ đạo thêm (không “bỏ qua” nhưng cũng khơng “nơn
nóng” địi hỏi ráo riết phải đọc đúng ngay tại lớp).


– Đối với HS đọc chưa chính xác do cấu tạo bộ máy phát âm còn khiếm
khuyết, GV cần luyện tập riêng bằng phương pháp “đặc biệt” và giúp đỡ thêm
ngoài giờ học.


– Đối với HS đọc chưa đạt yêu cầu do thiếu ý thức (chưa tập trung cao vào
việc đọc) hoặc ảnh hưởng thói quen (ê a, liến thoắng,...), GV cần chỉ rõ hạn chế
và tìm cách giúp HS khắc phục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

chưa đúng ?...) ; tránh đưa ra những câu hỏi yêu cầu HS nêu nhận xét chung
chung, không “dạy” được điều gì về cách đọc (VD : Em nhận xét bạn đọc thế
nào ? / Bạn đọc tốt ạ !...).


Ở lớp 5, căn cứ theo “Chuẩn kiến thức, kĩ năng”, yêu cầu hướng dẫn HS
luyện đọc thành tiếng hướng tới mục đích luyện <i>đọc hay (hoặc diễn cảm) là chủ</i>
yếu. Tuy nhiên, trước khi luyện đọc hay, HS cần đạt được các yêu cầu đọc đúng
và hiểu nội dung bài đọc. Đây cũng là cơ sở khoa học của quy trình dạy học cơ
bản đối với tiết Tập đọc lớp 5 : Luyện đọc – Tìm hiểu bài – Đọc diễn cảm (văn
bản văn học) hoặc Luyện đọc lại (văn bản khác).


<i>*<b> Luyện đọc đúng</b></i>



Muốn hướng dẫn HS đọc đúng, GV cần nghe HS đọc để nhận xét, gợi ý về
cách phát âm, về ngắt nghỉ hơi hay tốc độ đọc sao cho thích hợp đối với từng
giai đoạn trong năm học (theo Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng...
<i>Lớp 5). Chính vì vậy, hoạt động luyện đọc từng đoạn nối tiếp </i>trong bước đầu
tiếp xúc với văn bản và củng cố kĩ năng đọc trơn đã được dạy ở các lớp dưới cần
được GV tổ chức tốt trong giờ Tập đọc lớp 5. Để triển khai hoạt động này có
hiệu quả, GV lưu ý hai việc cơ bản sau :


– Chia đoạn đọc


Việc chia văn bản thành các đoạn đọc (đơn vị lớn hơn câu – cao hơn yêu cầu
đọc nối tiếp ở các lớp 2, 3) nhằm tạo điều kiện cho nhiều HS tham gia vào hoạt
động thực hành, tự bộc lộ năng lực đọc của cá nhân (không đồng nhất với cách
chia đoạn theo bố cục của văn bản). GV có thể tham khảo trong SGV hoặc căn
cứ vào trình độ đọc của HS trong lớp để chia văn bản thành các đoạn đọc, sao
cho mỗi đoạn không quá dài hoặc quá chênh lệch nhau về số chữ; cách ngắt đoạn
cũng không nên quá “chi li”, gây khó khăn cho trẻ khi theo dõi và đọc nối tiếp.
Trước khi tiến hành luyện đọc, GV cần yêu cầu HS nhận biết rõ các đoạn đọc để
thực hiện đúng (có thể đánh dấu bằng bút chì, nếu cần).


– Hướng dẫn luyện đọc


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

+ Để củng cố kĩ năng đọc trơn đã được rèn ở các lớp dưới đối với nhiều HS
trong lớp, GV nên hướng dẫn HS luyện đọc nối tiếp qua 3 vòng với dụng ý sư
phạm chủ yếu như sau :


* Vòng 1 : Qua những HS đọc nối tiếp, GV nghe và phát hiện những hạn chế
về cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu (nếu có), từ đó có biện pháp giúp đỡ
đối với cá nhân hoặc nhắc nhở chung đối với cả lớp để HS đạt yêu cầu đọc đúng
và rành mạch.



* Vòng 2 : HS đọc nối tiếp, kết hợp nắm nghĩa từ được chú giải trong SGK
(việc tìm hiểu nghĩa từ có thể xen kẽ trong quá trình đọc nối tiếp từng đoạn hoặc
sau khi đọc hết bài). Lưu ý : ở vòng 2, nếu còn HS đọc sai, GV vẫn cần tiếp tục
hướng dẫn hoặc nhắc nhở.


* Vòng 3 : HS đọc nối tiếp để GV kiểm định, đánh giá sự tiến bộ và tiếp tục
nhắc nhở về hạn chế mà HS cần khắc phục (nếu có).


Tinh thần cơ bản của việc luyện đọc từng đoạn nối tiếp là <i>thực hành, qua</i>
thực hành mà HS được GV chỉ dẫn, uốn nắn hay động viên, khích lệ để đạt vững
chắc kĩ năng đã học ở các lớp dưới, chuẩn bị cho việc tiếp nhận và luyện tập về
kĩ năng đọc diễn cảm.


<i>* <b> Luyện đọc hay (luyện đọc diễn cảm)</b></i>


Để hướng dẫn HS đọc hay (đọc diễn cảm), GV cần tổ chức HS tìm hiểu bài
đọc, sau đó căn cứ vào nội dung, phong cách văn bản để dẫn dắt, gợi mở HS tìm
ra cách đọc và tập thể hiện bằng giọng đọc có biểu cảm. Cụ thể :


– Đối với văn bản nghệ thuật : GV dạy kĩ năng đọc diễn cảm sau khi HS đã
đạt những yêu cầu tối thiểu về trình độ đọc (đọc đúng, rõ ràng, rành mạch,…),
đã tìm hiểu bài và nắm được nội dung, ý nghĩa bài đọc. Nói chung, muốn đọc
diễn cảm một văn bản, người đọc phải lựa chọn được giọng điệu, ngữ điệu phù
hợp với tình huống miêu tả ; thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân
vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong
văn bản. Ở tiểu học, khi dạy HS đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc, GV thường
hướng dẫn các em luyện tập để từng bước đạt được những yêu cầu nói trên, theo
các mức độ từ thấp đến cao như sau :



</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

+ Biết thể hiện ngữ điệu (sự thay đổi về tốc độ, cao độ, cường độ, trường
độ,…) phù hợp với từng loại câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến).


+ Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả và lời nhân vật.


+ Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
và tính cách của từng nhân vật (người già, trẻ em ; người tốt, kẻ xấu ; …).


+ Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong văn bản hay
thái độ, cảm xúc của tác giả (vui, buồn, trang nghiêm, giận dữ,…).


Đối với lớp 5, để dạy cho HS từng bước hình thành kĩ năng đọc diễn cảm,
GV thường thông qua biện pháp đọc mẫu (có tính định hướng), giúp HS thực
hành luyện tập thể hiện sự cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài qua giọng đọc.
Bên cạnh những điểm chung dễ thống nhất về cách đọc, mỗi cá nhân cịn có thể
có những nét cảm thụ riêng, từ đó có cách đọc diễn cảm bộc lộ những khía cạnh
sáng tạo đáng được tôn trọng (GV không nên áp đặt cho HS một cách đọc theo
khuôn mẫu). Do vậy, để phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS trong quá
trình tập đọc diễn cảm, cách tốt nhất là GV tổ chức cho HS luyện tập “tự bộc lộ”
(trên cơ sở đọc mẫu của GV và kết quả của việc tìm hiểu bài), qua đó mà chỉ
dẫn, điều chỉnh về cách đọc cho HS ; tránh thiên về tìm hiểu, phân tích quá chi
tiết về cách đọc (VD : xác định chỗ ngắt hơi, cao giọng, thấp giọng,…) rồi sau
đó mới tập đọc thể hiện theo cách giống nhau. Xuất phát từ trình độ HS, GV có
thể hướng dẫn luyện đọc diễn cảm như sau :


* Sau khi tìm hiểu bài, GV yêu cầu HS đọc thật tốt một đoạn (nhằm “thăm
dò” khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của HS).


* Qua kết quả đọc của HS, GV dẫn dắt, gợi ý để HS phát huy ưu điểm, khắc
phục những hạn chế và tự tìm ra cách đọc sao cho hợp lí (VD : Đoạn văn vừa rồi


được đọc với giọng vui hay buồn? Để nêu bật đặc điểm của nhân vật, bạn đã chú
ý nhấn giọng ở những từ ngữ nào? Lời nói của nhân vật cần đọc với thái độ như
thế nào?...).


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

* Tạo điều kiện cho từng HS được thực hành luyện đọc diễn cảm (theo cặp,
theo nhóm) để tự rút kinh nghiệm ; tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp để
được học tập lẫn nhau và được GV động viên hay uốn nắn...


– Đối với các văn bản khác : GV hướng dẫn HS xác định ngữ điệu đọc sao
cho phù hợp với mục đích thông báo (làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người
nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản) ; khắc
phục những cách đọc thiên về hình thức hoặc “diễn cảm” tuỳ tiện của HS tiểu
học.


GV có thể tổ chức cho HS luyện đọc thành tiếng theo các hình thức : <i>đọc cá</i>
<i>nhân (riêng lẻ hoặc nối tiếp từng đoạn), đọc đồng thanh (nhóm, tổ, lớp) khi cần</i>
thiết (VD : khắc sâu ấn tượng về nhịp điệu của đoạn văn, bài thơ ; giúp HS dễ
dàng ghi nhớ đoạn văn cần học thuộc lịng ; thay đổi hoạt động, tạo khơng khí
hào hứng cho lớp học…), đọc theo vai (phối hợp nhiều HS đọc cá nhân),...


a.2. Đọc thầm


Đọc thầm với tốc độ nhanh và hiệu quả cao (nắm bắt đúng và đủ thông tin cơ
bản, cảm thụ tốt văn bản nghệ thuật) là mục đích, yêu cầu cơ bản của hoạt động đọc
nói chung. GV cần căn cứ vào nội dung rèn luyện kĩ năng đọc  hiểu ở lớp 5 để
hướng dẫn HS luyện tập các thao tác thích hợp trong giờ tập đọc. Cụ thể :


 Đọc thầm để tìm hiểu bài theo yêu cầu đề ra (trả lời câu hỏi hoặc thực hiện
bài tập ngắn trong SGK) : GV cần giao nhiệm vụ cụ thể cho HS nhằm định
hướng rõ việc đọc  hiểu (Đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào ? Đọc để biết, hiểu,


nhớ hay suy nghĩ và trao đổi về điều gì ?...) ; từng bước hình thành cho HS thói
quen tập trung chú ý khi đọc thầm để thu nhận thông tin, để “nhập thân” và cảm
thụ văn bản nghệ thuật.


 Đọc thầm (đọc lướt) để nắm ý hoặc chọn ý : GV cần từng bước đề ra
nhiệm vụ hay yêu cầu từ dễ đến khó để HS làm quen dần với cách đọc thầm
nhanh (mở rộng trường nhìn, đọc lướt toàn câu hoặc cả đoạn). VD : Đọc thầm
thật nhanh để phát hiện từ ngữ nào được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn ; Đọc
thầm trong khoảng 1 phút và cho biết nội dung chính của bài,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

bài tập trong SGK (được biên soạn theo trình độ kiến thức và kĩ năng cần đạt đối
với HS lớp 5), GV hướng dẫn tìm hiểu bài sao cho phù hợp với trình độ HS :
Dùng nguyên văn câu hỏi, bài tập trong SGK, hoặc căn cứ đối tượng HS (yếu,
kém), GV có thể "dễ hố”, như : Chia tách câu hỏi thành 2, 3 ý nhỏ để HS dễ
thực hiện ; hoặc gợi ý, bổ sung thêm câu hỏi phụ có tác dụng dẫn dắt HS trả lời
câu hỏi trong sách được dễ dàng ; hoặc nêu các phương án trả lời cho HS lựa
chọn (hình thức trắc nghiệm), khơng u cầu HS trao đổi hoặc tự tìm hiểu rồi trả
lời...


(Lưu ý : GV tránh đặt thêm những câu hỏi khai thác nội dung vượt quá yêu
cầu bài học và khơng phù hợp với trình độ HS lớp 5).


Đọc thầm gắn với yêu cầu trả lời câu hỏi tìm hiểu bài (rèn kĩ năng đọc –
hiểu), do vậy hình thức tổ chức học tập cũng gắn với yêu cầu phát triển tư duy
và ngôn ngữ : đọc cá nhân (suy nghĩ, tự trả lời câu hỏi hoặc trao đổi theo cặp,
theo nhóm hay trước lớp, tham gia trị chơi luyện đọc,...).


Ngồi ra, khi học các phân mơn khác, kĩ năng đọc (<i>đọc thành tiếng, đọc thầm)</i>
cũng thường xuyên được HS sử dụng. Khi tiếp cận với SGK <i>Tiếng Việt 5, HS</i>
thường đọc các đoạn văn, bài thơ được dùng làm ngữ liệu trong bài tập ở các


phân mơn nói chung ; đọc hiểu các bài tập Luyện từ và câu hay Chính tả, các đề
bài Tập làm văn hay Kể chuyện,... Do vậy, kĩ năng đọc cịn được dạy gián tiếp
qua các phân mơn khác. Qn triệt yêu cầu dạy kĩ năng đọc theo hướng tích hợp,
GV cần giúp HS trau dồi ý thức phát âm đúng và rõ ràng, ngắt nghỉ hơi hợp lí và
thể hiện ngữ điệu phù hợp với từng loại văn bản ; luyện kĩ năng đọc thầm tốt
(đọc hiểu nội dung) nhằm phục vụ cho yêu cầu thực hành các bài tập tiếng Việt
ở các phân môn khác nhau.


<b>b) </b><i><b>Dạy các kĩ năng</b></i><b> nghe – nói </b>


Hai kĩ năng nghe – nói có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau và được HS sử
dụng trong tất cả các giờ học mơn Tiếng Việt. Tuy nhiên, hai phân mơn có
nhiệm vụ trực tiếp dạy cho HS về hai kĩ năng này chính là <i>Kể chuyện và Tập</i>
<i>làm văn (bài tập có yêu cầu luyện kĩ năng nói). </i>


b.1. Dạy nghe – nói qua phân mơn Kể chuyện


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<i>trên lớp ; Kể chuyện đã nghe, đã đọc ngoài giờ Kể chuyện </i>; Kể chuyện được
<i>chứng kiến hoặc tham gia. </i>


(1) Kiểu bài Nghe – kể lại câu chuyện vừa nghe thầy (cô) kể trên lớp thường
thơng qua các tranh minh hoạ liên hồn (kèm theo hoặc không kèm theo gợi ý
dưới tranh) giúp HS nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện đã nghe GV kể trên lớp
và kể lại câu chuyện cho sinh động. Câu chuyện do GV kể trên lớp chỉ được in
trong SGV, chỉ trên dưới 500 chữ, dài khoảng một trang vì thế HS phải chú ý
lắng nghe, ghi nhớ nội dung để kể lại (nói) cho đúng và đủ ý từng đoạn của câu
chuyện theo tranh minh hoạ ; tiến tới kể được tồn bộ câu chuyện khơng cần
nhìn tranh minh hoạ.


Để giảng dạy có hiệu quả kiểu bài này, GV cần thực hiện quy trình dạy học


một cách linh hoạt và lưu ý một số điểm dưới đây :


+ Chú ý khai thác tranh minh hoạ (tranh trong SGK và tranh phóng to được
cung cấp theo Danh mục TBDH môn Tiếng Việt lớp 5), sử dụng lời kể rõ ràng,
ngắn gọn giúp HS nhớ nội dung và kể lại được từng đoạn của câu chuyện, tiến
tới một số HS kể được toàn bộ câu chuyện.


+ Dạy một số tiết kể chuyện có văn bản khá dài, truyện có một số tình tiết
khó nhớ, nếu trình độ tiếng Việt của HS cịn hạn chế (HS vùng khó khăn), GV
không nhất thiết phải kể đúng nguyên văn truyện trong SGV mà có thể kể ngắn
gọn, diễn đạt dễ hiểu và rõ các chi tiết chính trong cốt truyện. Có thể ghi lên
bảng tên nhân vật, một số chi tiết chính trong truyện, <i>sơ đồ đơn giản về mối</i>
quan hệ giữa các nhân vật trong truyện, sử dụng tranh vẽ hỗ trợ,... để HS nhớ nội
dung, diễn biến của câu chuyện.


+ Hướng dẫn HS thực hiện bài tập dựa vào nội dung câu chuyện đã nghe để
sắp xếp tranh theo trình tự hợp lí trước khi kể, GV cần chỉ dẫn rõ nội dung từng
tranh minh hoạ sau khi kể lại câu chuyện nhằm giúp HS dễ dàng sắp xếp tranh
theo đúng thứ tự.


+ Đối với bài tập yêu cầu HS thuyết minh nội dung tranh bằng một hoặc hai
câu trước khi kể, nếu HS lúng túng, khơng thuyết minh được, GV có thể đặt câu
hỏi hoặc nêu một vài từ ngữ gợi ý, giúp các em có điểm tựa để tập thuyết minh
tranh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

các câu nêu chi tiết chính trong truyện) để HS dễ dàng nhớ lại và tập kể theo.
Trước tiên, GV hướng dẫn HS ghi nhớ nội dung và tập kể từng đoạn, sau đó tuỳ
trình độ HS mà u cầu các em tập kể một số đoạn hoặc kể toàn bộ câu chuyện.
Chỉ với đối tượng HS khá, giỏi, GV mới đặt vấn đề sử dụng ngữ điệu phù hợp và
các phương tiện phụ trợ phi ngôn ngữ hay kể chuyện theo lối chuyển vai, phân


vai vì đây là yêu cầu tương đối khó đối với khá nhiều HS tiểu học.


+ Một số truyện rất hay, có ý nghĩa sâu sắc nhưng do khả năng nhận thức
còn hạn chế, HS chưa đủ sức tự cảm nhận, GV nên gợi ý bằng câu hỏi để các em
tìm ra ý nghĩa của câu chuyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Nếu HS lúng túng,
GV có thể sử dụng hình thức bài tập trắc nghiệm đưa ra một số phương án để
các em lựa chọn ý đúng.


(2) Kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc là kiểu bài tập yêu cầu HS tự sưu
tầm trong sách báo hoặc trong đời sống hằng ngày (nghe người thân hoặc ai đó
kể) một câu chuyện có nội dung hướng vào đề bài cho trước ; đọc (nghe) kĩ câu
chuyện để nhớ và kể lại trước lớp cho thầy (cơ) và các bạn nghe. Vì vậy, ngồi
mục đích rèn kĩ năng nói, kiểu bài tập này cịn có tác dụng kích thích HS ham
đọc sách, rèn kĩ năng đọc và kĩ năng nghe – nhớ cho các em.


Ở các vùng khó khăn hoặc đối với lớp có nhiều HS học yếu, để giảng dạy có
hiệu quả kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc, GV cần lưu ý một số điểm sau :


+ Giúp HS chuẩn bị (trước một tuần) câu chuyện sẽ kể theo một trong
những cách dưới đây :


Chỉ dẫn, gợi ý cụ thể để HS tìm đọc và lựa chọn truyện có trong sách báo tại tủ
sách thư viện nhà trường (VD : Truyện đọc lớp 5 – gồm 70 truyện được tuyển chọn
và sắp xếp theo 10 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 5, Những câu chuyện bổ ích và lí
<i>thú – hai tập,...). Trường hợp HS có sách nhưng khơng biết tự chọn truyện phù hợp</i>
với chủ điểm, GV có thể chỉ rõ tên truyện để các em tìm đọc.


Đọc cho HS nghe một số truyện do GV sưu tầm (tư liệu dạy học) theo yêu cầu
của bài Kể chuyện hoặc cung cấp văn bản truyện cho HS mượn đọc và lựa chọn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

+ Trong quá trình dạy học bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc, nếu HS nhớ nội
dung nhưng không biết cách kể chuyện, GV có thể hướng dẫn các em nhớ và kể
lại câu chuyện qua hệ thống câu hỏi gợi mở.


VD :


<i>Em sẽ kể chuyện gì cho thầy (cơ) và các bạn nghe ? </i>
<i>Câu chuyện nói về điều gì ? </i>


<i>Em đọc câu chuyện này ở đâu, khi nào ? (Hoặc : Em nghe ai kể câu chuyện</i>
<i>này, nghe ở đâu, khi nào ?...) </i>


<i>Vì sao em muốn kể câu chuyện đó ? </i>


<i>Câu chuyện bắt đầu như thế nào, diễn biến và kết thúc ra sao ? </i>


<i>Em thích nhân vật nào và khơng thích nhân vật nào trong câu chuyện đó?</i>
<i>Vì sao ? </i>


<i>Sau khi đọc (nghe) câu chuyện, em có suy nghĩ gì ? (Hoặc : Em rút ra bài</i>
<i>học gì ? / Câu chuyện có ý nghĩa gì ?)...</i>


Trên cơ sở những câu trả lời, HS tập kể từng phần, sau đó kể tồn bộ câu
chuyện và trao đổi về bài học (ý nghĩa) của câu chuyện. Với học sinh khá, có thể
hướng dẫn các em sử dụng giọng kể, vẻ mặt, điệu bộ phù hợp. Đối với HS yếu,
kém, có thể giảm bớt yêu cầu, chỉ cần nhớ và kể tóm tắt được nội dung chính
của câu chuyện.


+ GV đánh giá kết quả HS kể chuyện dựa trên những tiêu chí cụ thể và sử
dụng các câu hỏi gợi ý.



VD :


<i>Câu chuyện bạn kể có nội dung phù hợp với yêu cầu của đề hay khơng?</i>
<i>Em thích nhất chi tiết nào hoặc nhân vật nào trong câu chuyện đó ? Vì sao ?</i>
<i>Cách kể chuyện của bạn có hay khơng ? Vì sao ?</i>


<i>Trong các câu chuyện đã nghe, em thích câu chuyện nào nhất ? Tại sao?</i>
<i>Qua câu chuyện bạn kể, em có suy nghĩ gì ? (Hoặc : Câu chuyện có ý nghĩa</i>
<i>gì ? / Câu chuyện cho ta lời khuyên gì ?)...</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

các em biết, đã nhìn, đã thấy, có thể thấy trên sân khấu, thấy trên ti-vi,... có khi
chính các em là nhân vật chính trong câu chuyện.


Ở một số bài tập kiểu này, HS khó tìm câu chuyện bởi các em chưa biết liên
hệ những điều tai nghe mắt thấy với yêu cầu của đề bài. Sau khi chọn được câu
chuyện có nội dung phù hợp, ngồi việc hồi tưởng lại những sự việc đã chứng
kiến hoặc tham gia, HS còn phải sắp xếp các chi tiết cho hợp lí, diễn biến rõ
ràng (giống như lập dàn ý bài tập làm văn), rồi dựa vào đó mà tập kể lại tồn bộ
câu chuyện bằng ngơn ngữ của bản thân. Vì vậy, trong quá trình hướng dẫn HS
thực hành kể chuyện theo kiểu bài này, GV cần lưu ý một số điểm sau :


+ Để giúp HS tìm được câu chuyện, GV nên gợi ý để các em nhớ lại những
sự việc thường gặp trong cuộc sống (được chuẩn bị trước một tuần). Cách gợi
chuyện giúp các em có thể nhớ và kể lại dễ dàng câu chuyện được chứng kiến
(hoặc tham gia) trong cuộc sống hằng ngày.


+ Để HS tái hiện được tình tiết chính trong câu chuyện, GV nên dùng biện
pháp gợi ý bằng câu hỏi.



VD :


<i>Em kể cho thầy (cô) và các bạn nghe câu chuyện mình đã tham gia hay đã</i>
<i>được chứng kiến?</i>


<i>Câu chuyện đó nói về điều gì ?</i>
<i>Chuyện xảy ra khi nào, ở đâu ?</i>


<i>Sự việc bắt đầu thế nào, diễn biến ra sao, kết thúc thế nào ?</i>
<i>Sau sự việc ấy, em có suy nghĩ gì ?... </i>


Sau khi HS trao đổi, trả lời được các câu hỏi gợi ý, GV hướng dẫn các em
dựa vào đó để tập kể lại câu chuyện của mình. (Việc hướng dẫn HS đánh giá kết
quả kể chuyện được thực hiện tương tự như ở kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã
đọc).


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

chấp nhận cách dùng từ ngữ của HS còn chưa hay nhưng diễn đạt gần đúng ý
muốn nói ; khuyến khích, động viên HS mạnh dạn, tự tin khi kể chuyện trước
các bạn (GV cần yêu cầu HS luân phiên tập kể trong các tiết kể chuyện để em
nào cũng được kể trước lớp).


+ Trường hợp đề bài trong SGK có yêu cầu mà thực tế địa phương chưa đáp
ứng được, xét thấy cần thiết, GV trao đổi trong nhóm chun mơn để điều chỉnh
nội dung, giúp HS có thể thực hiện được yêu cầu luyện tập về các kĩ năng nghe –
nói.


+ Trường hợp có HS khơng chọn được câu chuyện để kể lại hoặc kể được
câu chuyện đúng chủ điểm nhưng lại là câu chuyện không được chứng kiến hoặc
tham gia, GV cần tìm hiểu để nắm được nguyên nhân cụ thể, từ đó có cách ứng
xử phù hợp với từng tình huống.



* Tình huống HS khơng chọn được câu chuyện để kể lại : Có thể do nguyên
nhân chủ quan (chưa chuẩn bị bài, hoặc không hiểu yêu cầu của đề bài nên
không biết chọn câu chuyện, không được chứng kiến hay tham gia câu chuyện
theo đề bài yêu cầu,....), nguyên nhân khách quan (nội dung đề bài có điểm chưa
phù hợp với HS địa phương). Dù nguyên nhân nào, GV cũng phải tìm cách khắc
phục, giúp HS được rèn các kĩ năng nghe – nói trong giờ Kể chuyện. VD : GV
hướng dẫn, gợi ý, giúp HS hiểu đề bài, tự chọn được câu chuyện đúng yêu cầu
để kể lại ; hoặc điều chỉnh lại đề bài một cách hợp lí để HS cả lớp có điều kiện
thực hiện bài Kể chuyện được thuận lợi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

hướng dẫn chu đáo để HS chuẩn bị bài đúng yêu cầu trước khi kể chuyện trên
lớp.


b.2. Dạy nghe – nói qua phân mơn Tập làm văn


Cùng với các kĩ năng đọc, viết phân môn Tập làm văn ở lớp 5 dạy cho HS
về hai kĩ năng nghe – nói trong các giờ học văn kể chuyện, văn miêu tả (tả cảnh,
tả người) và một số loại văn khác (báo cáo thống kê, làm biên bản, thuyết trình,
tranh luận, lập chương trình hoạt động, tập viết đoạn đối thoại,...). Thơng qua
các bài tập thực hành luyện nói theo đề tài hoặc tình huống cho trước, GV hướng
dẫn HS thực hiện tốt những yêu cầu chủ yếu sau :


(1) Xác định rõ nội dung cần nói (nói về nội dung gì, gồm những ý nào, sắp
xếp các ý đó ra sao,…).


(2) Chọn từ, tạo câu để triển khai các ý cần nói thành từng đoạn văn cụ thể
và liên kết các đoạn thành bài văn (theo yêu cầu của đề bài).


<i>Lưu ý </i>: Quá trình rèn kĩ năng nói, GV nên khuyến khích HS diễn tả đúng,


đủ, rõ ý bằng lời văn tự nhiên, chân thành, giản dị (chưa địi hỏi sự “trau chuốt”
như văn viết) ; có thể chấp nhận cách dùng từ hay diễn đạt theo phong cách khẩu
ngữ, cử chỉ hay thái độ,… để làm tăng sức truyền cảm của lời nói.


(3) Lắng nghe những ý kiến đóng góp của bạn bè, cơ giáo (thầy giáo) để tự
kiểm tra, đối chiếu văn bản nói của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu
diễn đạt ; biết sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt (có thể luyện nói lại cho
tốt hơn) ; nghe và nhận xét đoạn văn (bài văn) nói của bạn để rút kinh nghiệm về
tập làm văn và rèn kĩ năng nghe – nói đạt hiệu quả tốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

hướng dẫn cụ thể nhằm giúp HS đạt yêu cầu “Chuẩn kiến thức, kĩ năng” đã xác
định trong từng giai đoạn học.


<b>c)</b><i><b> Dạy kĩ năng </b></i><b>viết</b>


Môn Tiếng Việt ở lớp 5 dạy kĩ năng viết cho HS chủ yếu qua hai phân mơn
Chính tả, Tập làm văn trong SGK Tiếng Việt 5.


c.1. Viết đúng chính tả


Các bài Chính tả trong SGK Tiếng Việt 5 trực tiếp dạy kĩ năng viết đúng qua
hai hình thức chính tả : nghe  viết và nhớ  viết (trọng tâm là hình thức chính tả
<i>nghe  viết). Bên cạnh đó, hình thức chính tả so sánh cũng được lồng vào tất cả</i>
các bài chính tả âm, vần (bài tập chính tả) nhằm tích cực góp phần giúp HS trau
dồi kĩ năng viết đúng chính tả tiếng Việt.


Dạy kĩ năng viết đúng chính tả ở lớp 5 qua hai hình thức nói trên, GV cần
lưu ý một số điểm về phương pháp dạy học phát huy tính tích cực và phù hợp
với đối tượng HS. Cụ thể như sau :



– Phần hướng dẫn viết chính tả : Có thể giảm bớt phần trả lời một số câu hỏi
tìm hiểu nội dung bài viết (hoặc không hỏi ở lớp nhiều HS yếu, kém) ; dành thời
gian cho HS đọc kĩ bài chính tả và luyện viết những chữ ghi tiếng, từ khó hoặc
dễ lẫn, tuỳ theo đặc điểm phát âm của đa số HS trong lớp. Phần đọc chính tả cho
HS viết, cần căn cứ vào tốc độ viết cụ thể của HS trong lớp để điều chỉnh tốc độ
đọc của GV và từng bước nâng dần tốc độ viết để đạt được yêu cầu cơ bản về kĩ
năng viết ở lớp 5. Đối với loại bài chính tả <i>nhớ – viết, GV có thể cho HS đọc lại</i>
bài đã học thuộc lòng để củng cố ; nếu bài dài, HS chưa thuộc hết, có thể yêu
cầu nhớ – viết 2, 3 khổ thơ đã thuộc kĩ (rút ngắn độ dài bài chính tả <i>nhớ – viết ở</i>
lớp có nhiều HS yếu, kém). Trường hợp cá biệt (HS đặc biệt khó khăn), GV có
thể đọc từng câu cho HS viết (CT <i>nghe – viết), khơng để tình trạng HS ngồi chơi</i>
vì viết khơng kịp tốc độ đọc của GV hoặc vì khơng nhớ bài Tập đọc có u cầu
HTL (CT nhớ – viết).


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

khó khăn, có thể chưa áp dụng hình thức tự sốt lỗi hoặc đổi vở cho nhau để
chấm bài của bạn.


– Phần hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : Với HS vùng khó khăn, thời
gian làm bài tập chính tả có thể rút ngắn để tăng thời gian cho phần Luyện viết
chính tả (GV cho HS làm tại lớp một phần trong số các bài tập đồng dạng).


<i>Lưu ý </i> : Bài tập chính tả trong SGK chủ yếu sửa các loại lỗi ph ương ngữ
thuộc 3 vùng cơ bản Bắc – Trung – Nam, khơng có loại bài tập chữa lỗi chính tả
cho HS từng vùng cụ thể khác nhau khi nói, viết tiếng Việt. Vì vậy, GV cần tự
tìm ra những lỗi chính tả HS lớp mình thường mắc để chọn bài chính tả phù hợp
hoặc soạn thêm các bài tập chính tả khác để rèn viết đúng các âm, vần, tiếng mà
HS hay mắc lỗi, thay thế bài chính tả lựa chọn trong SGK Tiếng Việt 5. Một số bài
tập chính tả trong SGK xét thấy chưa phù hợp trình độ HS vùng dân tộc hoặc đối
tượng đặc biệt khó khăn, GV có thể giảm độ khó hoặc gợi ý, giải đáp ngay để
HS tập trung luyện viết đúng các chữ theo quy định chính tả tiếng Việt, theo yêu


cầu nêu trong bài tập ở SGK.


– GV cần quan tâm đến một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho HS (do
những nguyên nhân về kiến thức và kĩ năng, như : quên mặt chữ ghi âm, tiếng –
từ ; không nhớ quy tắc chính tả ; khơng nắm được nghĩa từ ; nghe – hiểu nội
dung còn hạn chế,...). Cụ thể :


+ Kết hợp phát âm và tri giác chữ viết (ghi nhớ mối liên hệ giữa âm thanh
ngơn ngữ và kí hiệu chữ viết) ; tạo điều kiện cho HS được quan sát chữ viết, tự
phân tích tiếng (theo cấu tạo 3 bộ phận : phụ âm đầu, vần, thanh), được luyện
thao tác viết để ghi nhớ mặt chữ. Theo định hướng dạy học tích hợp, ngay cả khi
hướng dẫn HS đọc đúng trong giờ Tập đọc, GV cũng giúp các em được luyện
đọc và tri giác chữ viết để tránh viết sai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

+ Kết hợp nghe – hiểu và viết đúng : Trước khi viết một từ do GV đọc, HS
có thể nêu nghĩa của nó bằng cách mô tả sơ lược hoặc đặt câu với từ đó,... Ở lớp
có nhiều HS viết chính tả cịn hạn chế, để giúp các em nghe – hiểu và chủ động
viết đúng (tránh mắc lỗi do quên lẫn hoặc nghe khơng rõ), đơi khi GV cịn có thể
nhắc nhở, gợi ý trước về chữ khó viết (theo cách “liên tưởng” hay “so sánh”)
ngay trong khi đọc cho HS viết chính tả. HS viết sai chính tả (mắc lỗi) cịn do cả
nguyên nhân khách quan từ phía GV (chưa phát âm rõ ràng khi đọc cho HS viết
chính tả, chưa có biện pháp khắc phục lỗi sai thường mắc của HS do ảnh hưởng
cách phát âm địa phương,...). Do đó, GV cần thực hiện tốt các biện pháp dạy học
chính tả đã hướng dẫn, như : phát âm đúng, rõ ràng, đủ cho HS <i>nghe – viết chính</i>
xác ; chọn được các chữ dễ viết sai lẫn đối với HS lớp dạy để luyện viết đúng
trước khi HS viết bài chính tả ; chấm, chữa bài chính tả chu đáo, có tác dụng tích
cực ; hướng dẫn HS luyện tập có hiệu quả (làm bài tập chính tả âm, vần) nhằm
khắc phục lỗi chính tả chung và lỗi chính tả thường mắc đối với HS địa phương.


c.2. Viết văn bản



Phân môn Tập làm văn ở lớp 5 dạy cho HS kĩ năng viết văn bản trên cơ sở
quy trình sản sinh ngôn bản.


Dựa vào yêu cầu bài tập (hay đề bài) để <i>viết một đoạn văn (bài văn), HS có</i>
thời gian suy nghĩ, tìm cách diễn đạt (dùng từ, đặt câu, sử dụng các biện pháp so
sánh, nhân hố,…) thuận lợi hơn làm văn nói. Tuy nhiên, HS cũng cần đạt được
những yêu cầu rèn luyện về kĩ năng sản sinh văn bản ở mức cao hơn, như : lời văn
viết vừa cần rõ ý vừa cần sinh động, bộc lộ được cảm xúc ; bố cục bài văn cần
chặt chẽ, hợp lí ở từng đoạn và tồn bài (thành một “chỉnh thể”).


Kĩ năng viết của HS được rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn
trước khi viết một bài văn hoàn chỉnh (kể chuyện, miêu tả). Do vậy, trong quá
trình rèn kĩ năng viết, GV cần giúp HS thực hiện tốt những yêu cầu sau :


(1) Phân tích đề bài, xác định nội dung viết ; tìm ý, sắp xếp ý để chuẩn bị
thực hiện yêu cầu viết (đoạn văn, bài văn) theo loại văn, kiểu bài đã học
(tả cảnh, tả người,... ) – tương tự một số yêu cầu rèn kĩ năng nói.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

(3) Viết bài văn có bố cục chặt chẽ, có lời văn phù hợp với yêu cầu nội dung
và thể loại. Cụ thể :


– Các đoạn văn trong một bài phải liên kết với nhau thành một văn bản hoàn
chỉnh, được bố cục chặt chẽ theo 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài. Có thể liên
kết các đoạn văn bằng cách dùng từ ngữ nối (VD : trong khi đó, tuy vậy, chẳng
<i>bao lâu,…) hoặc bằng cách sắp xếp ý theo trình tự đã học </i>


– Lời văn trong bài (đoạn) cần phù hợp với yêu cầu nội dung và thể loại.
<i>Chú ý : Trong tiết trả bài Tập làm văn, GV cũng cần dạy HS về kĩ năng viết</i>
thông qua các hoạt động : tự kiểm tra, đối chiếu văn bản viết của bản thân với


mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt ; biết sửa lỗi về nội dung và hình thức
diễn đạt (có thể luyện viết lại một đoạn hay cả bài cho tốt hơn).


Theo định hướng dạy học tích hợp, kĩ năng <i>viết cịn được luyện tập ở phân</i>
mơn Luyện từ và câu. Qua các bài tập có yêu cầu viết câu văn, đoạn văn nhằm
mục đích thực hành sử dụng từ ngữ, HS được rèn luyện về kĩ năng diễn đạt rõ ý,
đúng ngữ pháp tiếng Việt, từ đó có cơ sở để học tốt kĩ năng viết văn bản trong
phân môn Tập làm văn.


<b>3. </b> <b>Vận dụng hình thức tổ chức dạy học đáp ứng khả năng học tập</b>
<b>của các đối tợng học sinh</b>


<b>a)</b><i><b> Dạy học trên lớp </b></i>


Hoạt động dạy học trên lớp thường được tổ chức theo ba hình thức chủ yếu :
<i>dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm (cặp), dạy học tồn lớp. Căn cứ nội dung và</i>
điều kiện cụ thể, quán triệt yêu cầu phát huy tính tích cực học tập của HS, GV cần
vận dụng ba hình thức này sao cho linh hoạt và đạt hiệu quả cao nhất.


a.1. Dạy học cá nhân


Tổ chức HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo hình thức cá nhân dễ tạo điều
kiện cho từng em bộc lộ năng lực và phát huy tính tích cực của bản thân trong
q trình nhận thức, khám phá và rèn luyện kĩ năng. Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu
quả và tác dụng của hình thức tổ chức dạy học cá nhân, GV cần lưu ý mấy điểm
sau :


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

vụ cần thực hiện. VD : Đọc thành tiếng đoạn văn ngắn, trả lời câu hỏi tìm hiểu
bài (do GV dẫn dắt, gợi ý) trong giờ Tập đọc ; thực hành làm bài tập Luyện từ và
câu (theo mẫu hoặc gợi ý của GV) ; làm bài tập Chính tả vào vở (hoặc vở nháp,


phiếu bài tập,... theo hướng dẫn) ; viết đoạn văn ngắn (có gợi ý bằng câu hỏi)
theo yêu cầu của phân môn Tập làm văn,...


– Theo dõi HS làm việc cá nhân và hỗ trợ kịp thời đối với HS học yếu để
các em đạt được kết quả nhất định (VD: làm được một phần của bài tập, làm
đúng hướng nhưng chưa tìm ra kết quả hoặc tìm được kết quả nhưng chưa đầy
đủ...) ; tìm cách đánh giá được kết quả học tập của HS để kịp thời động viên hay
uốn nắn (VD : Nghe HS đọc thành tiếng, nếu phát hiện tiếng – từ phát âm chưa
chính xác hoặc ngắt nghỉ hơi chưa hợp lí, GV cần gợi ý cho HS tự sửa hoặc trực
tiếp đọc mẫu để hướng dẫn làm đúng,... Sau khi HS làm bài tập Luyện từ và câu,
GV cần tạo điều kiện cho HS nêu kết quả để nhận xét, đánh giá, kết hợp hướng
dẫn HS đối chiếu với bài đã chữa trên lớp để tự sửa kết quả, nếu sai).


a.2. Dạy học theo nhóm (cặp)


Hình thức tổ chức HS làm việc theo cặp, theo nhóm thường có tác dụng tích
cực hố hoạt động học tập của HS, tạo cơ hội cho từng cá nhân được tham gia
vào các hoạt động luyện đọc, tìm hiểu bài trong giờ Tập đọc hoặc hỗ trợ nhau
thực hiện các bài tập thực hành ở các phân môn khác (Luyện từ và câu, Tập làm
văn, Kể chuyện,...). Việc tổ chức cho HS làm việc theo cặp, theo nhóm phải đem
lại hiệu quả thiết thực, tránh hình thức. GV cần thực hiện tốt một số yêu cầu
sau :


– Xác định sự cần thiết phải tổ chức cho HS làm việc theo cặp (hoặc
nhóm) ; tính toán thời gian làm việc của HS và số lần tổ chức sao cho hợp lí,
thiết thực (tránh tình trạng cho HS làm việc trong thời gian quá ngắn hoặc tổ
chức quá nhiều lần học nhóm trong một tiết dạy nhưng lại ít hiệu quả).


– Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ cụ thể của HS khi làm việc theo cặp hoặc
theo nhóm (VD : luyện đọc cá nhân, đọc diễn cảm cho bạn nghe và nghe bạn đọc


để cùng chia sẻ kinh nghiệm đọc, trao đổi – thảo luận để tìm hiểu bài, bày tỏ ý
kiến về vấn đề do GV nêu ra,…).


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

– Thường xuyên giám sát, động viên hay giúp đỡ HS (nhất là những HS học
yếu) trong quá trình học ; đánh giá đúng kết quả luyện tập của HS để có biện
pháp tiếp theo cho phù hợp.


HS tiểu học nói chung rất thích làm việc theo cặp hoặc theo nhóm. Song,
GV cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu của tiết dạy và đối tượng HS cụ thể để tổ
chức cho các em làm việc theo nhóm (hoặc cặp) một cách hợp lí thì mới có tác
dụng thiết thực và đem lại hiệu quả tốt.


a.3. Dạy học toàn lớp


GV thực hiện hình thức tổ chức dạy học tồn lớp khi cần thơng báo, giải
thích, tổng kết các ý kiến của HS ; hướng dẫn chung cho cả lớp thực hiện nhiệm
vụ học tập ; tổ chức cho cả lớp cùng trao đổi hoặc nghe đại diện các nhóm báo
cáo kết quả làm việc ở nhóm ; cùng quan sát một vài HS chữa bài sau khi làm
việc cá nhân hoặc cùng tham gia trò chơi học tập do GV tổ chức,... Khi dạy cho
HS toàn lớp, GV cần lưu ý :


– Lựa chọn nội dung cần thiết, gây chú ý cho HS (có thể kết hợp yêu cầu HS
ghi từ ngữ hoặc ý chính vào vở) ; tránh nói lan man, dài dịng, khơng phù hợp đặc
điểm tâm sinh lí HS tiểu học (VD : phân tích quá dài về cái hay, cái đẹp của câu
thơ, đoạn văn trong giờ Tập đọc theo sự cảm nhận của cá nhân GV).


– Cố gắng kết hợp giảng giải và minh hoạ đồ dùng dạy học (tranh ảnh, vật
thật, băng hình,...) ; nên gợi ý, tổ chức, hướng dẫn HS cùng tham gia giải quyết
những vấn đề chung, cùng trao đổi để nêu ý kiến riêng hoặc tìm nhiều ví dụ làm
phong phú thêm vốn sống, vốn tiếng Việt của HS toàn lớp.



– Ngơn ngữ trình bày, diễn đạt cần ngắn gọn, trong sáng và súc tích ; cố
gắng sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, cách nói gần gũi với trẻ em,... Trong quá
trình giảng giải, GV cần quan sát, theo dõi thái độ của HS (kết hợp nêu câu hỏi
kiểm tra hoặc nêu vấn đề...) nhằm thu nhận những thơng tin ngược từ phía người
học, từ đó mà điều chỉnh hoạt động dạy học trên lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

“lạm dụng" hoặc mang tính hình thức. Việc lựa chọn và tổ chức trị chơi học tập
mơn Tiếng Việt ở tiểu học cần đảm bảo những yêu cầu sau :


– Nội dung trò chơi phải gắn với bài học, phải phục vụ cho những yêu cầu
cần đạt về kiến thức, kĩ năng và thái độ sau mỗi tiết dạy.


– Hình thức tổ chức trị chơi cần gọn nhẹ ; cách tiến hành tương đối đơn giản
để tất cả HS đều có thể tham gia. Tuy nhiên, để đảm bảo tính cơng bằng khi đánh
giá, "luật chơi" (quy định về cách chơi) cũng cần phải rõ ràng, chặt chẽ.


– Trò chơi cần đem lại những tác dụng lành mạnh, thiết thực đối với HS:
kích thích hứng thú học tập ; rèn tư duy linh hoạt ; luyện tác phong nhanh nhẹn,
tháo vát, tự tin ; giáo dục tư tưởng, tình cảm tốt đẹp ; ...


– GV chuẩn bị đầy đủ phương tiện, điều kiện trước khi tiến hành tổ chức trò
chơi ; hướng dẫn cách chơi ("luật chơi") đầy đủ và rõ ràng.


Căn cứ vào nội dung dạy học cụ thể trong SGK Tiếng Việt 5, GV có thể lựa
chọn và tổ chức trò chơi học tập sao cho phù hợp đối tượng HS, gắn với đặc trưng
của từng phân môn và phục vụ tốt cho bài dạy. VD: Thi đọc tiếp sức (theo nhóm,
tổ), đọc "truyền điện", thi tìm nhanh – đọc đúng (nhìn một từ – đọc cả câu, hoặc
nhìn một câu – đọc cả đoạn), nghe đọc đoạn – đoán tên bài, thi đọc truyện theo
vai, "thả thơ", đặt câu hỏi về bài đọc,… (phân môn Tập đọc) ; Thi sắp xếp các


tranh theo đúng trình tự trong hệ thống tranh liên hồn (theo nội dung truyện do
GV kể), thi kể chuyện nối tiếp, bắt lỗi kể sai, thi tài kể hay,... (phân môn <i>Kể</i>
<i>chuyện) ; Tổ chức các trị chơi tìm và mở rộng vốn từ (tìm từ cùng chủ đề, tìm từ</i>
đồng nghĩa – trái nghĩa,...), giải nghĩa từ, điền từ nhanh, phân loại từ ngữ theo
nhóm, ghép từ thành câu, đặt câu theo mẫu, hỏi – đáp nhanh,... (phân môn <i>Luyện</i>
<i>từ và câu) ; Chọn lời nói đúng, thi nói (viết) tiếp sức, sắp xếp câu thành đoạn, sắp</i>
xếp đoạn thành bài,... (phân mơn Tập làm văn).


<b>b)</b><i><b> Dạy học ngồi lớp </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

cơng phu, như : Tìm hiểu địa điểm phù hợp, chọn thời gian và thời tiết thuận lợi
cho việc đi lại của HS ; Tổ chức HS “đi đến nơi, về đến chốn” một cách an tồn
và có kỉ luật ; Phổ biến nhiệm vụ học tập cho từng nhóm hoặc cá nhân để HS
thực hiện có hiệu quả tốt (VD : ghi chép những gì, trình bày lại những nội dung
thu hoạch được như thế nào...) ; Hướng dẫn HS quan sát, ghi chép... trong quá
trình tham quan, kết hợp đánh giá kịp thời để động viên hay uốn nắn.


Một số hoạt động ngoại khoá mơn Tiếng Việt ở lớp 5 cũng có tác dụng “dạy
học” gián tiếp đối với HS. Các hình thức tổ chức : làm báo tường, thi đọc sách,
thi đọc diễn cảm, thi kể chuyện, ngâm thơ, đố vui,... tổ chức các buổi “giao lưu”
hay “hội thảo” nhỏ,... vừa góp phần mở rộng kiến thức, trau dồi kĩ năng tiếng
Việt vừa tạo điều kiện cho HS phát triển những năng lực cá nhân và bồi dưỡng
hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho các em. Để tổ chức tốt các hoạt động nói
trên, GV cần có kế hoạch chuẩn bị cho từng năm học (xác định thời gian tổ
chức, nội dung thực hiện, kế hoạch cụ thể, phân công thực hiện, huy động sự
ủng hộ, tham gia của các lực lượng trong nhà trường và ngoài xã hội...). Các sản
phẩm do HS làm ra từ những hoạt động ngoại khố mơn Tiếng Việt cần được
GV lưu giữ, hướng dẫn trưng bày ở nơi thích hợp trong lớp học nhằm phát huy
tác dụng hỗ trợ tích cực đối với việc học tập và hoàn thiện nhân cách của HS.
<b>III </b><i><b>–</b></i> <b><sub>Đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 5 theo chuẩn kiến</sub></b>



<b>thức, kĩ năng </b>


ỏnh giỏ kt qu học tập môn Tiếng Việt của HS là một quá trình thu thập,
phân tích và xử lí các thơng tin về kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS theo mục
tiêu của môn Tiếng Việt nhằm đề xuất các giải pháp để thực hiện mục tiêu của
môn học. Việc kiểm tra, đánh giá HS được thực hiện theo hai phương thức : kiểm
tra, đánh giá thường xuyên (hằng ngày) và kiểm tra đánh giá định kì (giữa kì I,
cuối kỡ I, gia kỡ II, cui kỡ II)


<b>1. Đánh giá thêng xuyªn</b>


Mơn Tiếng Việt tối thiểu mỗi HS mỗi tháng được kiểm tra 4 lần. Nội dung
kiểm tra, đánh giá thường xuyên bao gồm :


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

– Kiểm tra mức độ hiểu bài cũ của HS để có kế hoạch củng cố bài cũ, tiến
hành dạy bài mới.


– Kiểm tra bằng miệng, bằng bảng con, bằng bảng lớp, bằng phiếu học tập,
bằng giấy.


– Trình bày theo nhóm hoặc trình bày cá nhân.
b) Kiểm tra, đánh giá kết quả làm việc trên lớp


<i>– Quan sát HS học tập : GV tiến hành trong suốt quá trình lên lớp ở tất cả</i>
các phân môn, nhằm đánh giá hiệu quả tiếp nhận của HS, kịp thời động viên,
khuyến khích HS tích cực học tập. Quan sát HS học tập trên lớp còn giúp GV tự
điều chỉnh hoạt động dạy học sao cho phù hợp với đối tượng HS cụ thể.


– Kiểm tra miệng : GV tiến hành thường xuyên trong giờ học ; đầu giờ để


kiểm tra bài cũ, trong suốt q trình tiết học để phát huy tính tích cực của HS.


– Yêu cầu HS luyện tập thực hành (thông qua bài tập) : GV đánh giá mức độ
nắm vững về kiến thức, thành thạo về kĩ năng theo yêu cầu cần đạt đối với bài
học cụ thể. Bài tập thực hành mơn Tiếng Việt tiểu học có thể được đặt ra ở tất cả
các bài học thuộc các phân mơn khác nhau, ví dụ : thực hành <i>luyện đọc (Tập</i>
đọc), thực hành luyện nghe – nói (Kể chuyện, Tập làm văn), thực hành luyện
<i>viết (Chính tả, Tập viết), thực hành để nắm vững kiến thức và kĩ năng tiếng Việt</i>
(Luyện từ và câu),...


– Kiểm tra viết (dưới 20 phút) : Thường áp dụng đối với bài học thuộc các
phân mơn Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Bài kiểm tra viết
trong thời gian ngắn vừa khích lệ HS nắm vững kiến thức, kĩ năng mới học vừa
củng cố kiến thức, kĩ năng đã học qua các bài trước đó. Thơng qua bài kiểm tra
viết (nội dung và hình thức trình bày, diễn đạt), GV cịn có thể đánh giá kết quả
vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng tiếng Việt của HS.


Theo quy định, số lần KTTX tối thiểu trong 1 tháng đối với môn Tiếng Việt
là <i><b>4 lần</b></i>. Do vậy, để thực hiện yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
ở tất cả các phân mơn, GV cần có kế hoạch KTTX đối với từng HS theo cách
“luân phiên”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

– Đánh giá định kì được tiến hành sau từng giai đoạn học tập. Môn Tiếng
Việt một năm học có 4 lần kiểm tra định kì (giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học
kì II, cuối học kì II).


<i>– Hình thức kiểm tra định kì : Kiểm tra viết bằng hình thức trắc nghiệm</i>
hoặc tự luận.


2.1. Yêu cầu của đề kiểm tra



Đề kiểm tra học kì phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau :
<i>– Nội dung bao quát chương trình đã học.</i>


<i>– Đảm bảo mục tiêu dạy học ; bám sát “Chuẩn kiến thức, kĩ năng” và yêu</i>
cầu về thái độ ở các mức độ đã được quy định trong chương trình mơn học, cấp
học.


<i>– Đảm bảo tính chính xác, khoa học.</i>
<i>– Phù hợp với thời gian kiểm tra.</i>


<i>– Góp phần đánh giá khách quan trình độ học sinh.</i>
2.2. Tiêu chí của đề kiểm tra


Các tiêu chí đề kiểm tra cần đạt là :


– Nội dung khơng nằm ngồi chương trình.


– Nội dung đề kiểm tra được phân bố đều trong chương trình học.


– Có nhiều câu hỏi trong một đề. Tuỳ theo đặc trưng của từng bộ môn, phân
định tỉ lệ phù hợp giữa câu trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận.


– Tỉ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức so với tổng số điểm phù hợp
với “Chuẩn kiến thức, kĩ năng” và yêu cầu về thái độ ở từng bộ môn ; đảm bảo tỉ
lệ chung cho cấp học Tiểu học như sau : nhận biết 50% ; thông hiểu 30% ; vận
dụng 20%.


– Các câu hỏi của đề được diễn đạt rõ, đơn nghĩa, nêu đúng và đủ yêu cầu
của đề.



– Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và với số điểm dành
cho nó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b> Nội</b>
<b>dung</b>


<b>Mức độ</b>
<b>nhận</b>
<b>thức</b>


<b>KN Đọc</b> <b>KT Từ và</b>


<b>câu</b> <b>Chính tả</b>


<b>Tập làm</b>
<b>văn</b>


1. Biết – Đọc rành
mạch và
tương đối
lưu loát các
văn bản
nghệ thuật,
hành chính,
khoa học,
báo chí,...
(tốc độ
khoảng 110
<i>tiếng / phút)</i>


; biết ngắt,
nghỉ hơi
hợp lí.
– Bước đầu
biết đọc có
biểu cảm
bài văn, bài
thơ, trích
đoạn kịch
ngắn.


– Nhắc lại
được từ
ngữ, hình
ảnh, chi


– Biết mở
rộng vốn từ
theo chủ
điểm đã học
ở học kì I.
– Nhận biết
được từ
đồng nghĩa,


từ trái


nghĩa ; từ
nhiều nghĩa,
nghĩa gốc và


nghĩa


chuyển của
từ nhiều
nghĩa.


– Nhận biết
được đại từ,
quan hệ từ
và các từ
loại đã học
ở lớp dưới
(danh từ,
động từ, tính
từ).


– Nhận biết


– Biết viết
và trình bày
bài chính tả
đúng quy
định ; chữ
viết đều nét,
thẳng hàng ;
– Biết được
quy tắc ghi
dấu thanh


trên âm



chính và
những quy
tắc chính tả
đã học (c/k,
<i>g/gh,</i>


<i>ng/ngh) </i> ;
viết được
chữ ghi tiếng
có vần khó
hoặc ít dùng
trong tiếng
Việt.


– Nhận biết
được cấu tạo
3 phần (Mở
<i>bài, Thân</i>
<i>bài, Kết bài)</i>
của bài văn
tả cảnh, tả
người.


– Biết được
cấu tạo của
một số loại
văn bản
thông



</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

tiết, nhân
vật nổi bật
trong bài
văn, bài
thơ, trích
đoạn kịch.


được các
dấu câu đã
học và tác
dụng của nó.


2. Hiểu – Đọc thầm
– hiểu dàn
ý, đại ý của
văn bản
(khoảng
<i>300 chữ),</i>
trả lời được
câu hỏi về
nội dung, ý
nghĩa của
bài đọc.
– Nhận xét
đúng về
nhân vật
trong văn
bản tự sự ;
phát biểu
được ý kiến


cá nhân về
cái đẹp của
hình ảnh,
nhân vật
hoặc chi tiết
nổi bật trong
bài.


– Hiểu nghĩa
một số thành
ngữ, tục
ngữ, từ Hán
Việt thông
dụng đã học.
– Hiểu tác
dụng của
các đại từ,
quan hệ từ
đã học.
– Bước đầu
hiểu cái hay
của những
câu văn có
sử dụng biện
pháp so
sánh, nhân
hoá trong
bài đọc.


– Nắm được


quy tắc viết


hoa tên


người, tên
địa lí Việt


Nam và


nước ngồi.
– Nghe–viết,
nhớ–viết
được bài
chính tả
khoảng 90
<i>chữ trong 15</i>
<i>phút, khơng</i>
mắc quá 5
lỗi.


– Dựa vào
nghĩa để viết
đúng một số
từ ngữ cần
phân biệt phụ
âm đầu, vần,
thanh điệu dễ
lẫn do ảnh
hưởng của
cách phát âm


địa phương.


– Hiểu tác
dụng của
một số văn
bản thông
thường (báo
cáo thống
kê, đơn, biên
bản).


– Biết tìm ý
cho đoạn
văn, bài văn
và viết được
đoạn văn tả
cảnh, tả
người ; xác
định được lí
do viết đơn,
nội dung lập
biên bản.


3. Vận
dụng


– Hiểu nội
dung, ý


– Bước đầu


biết lựa


– Chữ viết
liền mạch, rõ


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

nghĩa của
các kí hiệu,
số liệu,
biểu đồ
trong văn
bản.


– Thuộc 4
bài thơ,
đoạn văn
xuôi


(khoảng
<i>120 chữ)</i>
đã học ở
học kì I.


chọn và sử
dụng từ
đồng nghĩa,
từ trái nghĩa,
từ nhiều
nghĩa, đại
từ, quan hệ
từ trong nói


hoặc viết.
– Biết dùng
các dấu câu
để diễn đạt
có hiệu quả.
– Bước đầu
biết dùng các
biện pháp
nhân hoá, so
sánh để viết
được câu văn
hay.


ràng, đúng
chính tả.
– Biết tự
phát hiện và
sửa lỗi chính
tả.


cảnh, tả
người có độ
dài khoảng
150 chữ
(khoảng 15
<i>câu).</i>


– Viết được
một số văn
bản thông


thường theo
mẫu đã học :


báo cáo


thống kê,
đơn, biên
bản ngắn.


<b>IV </b><i><b>–</b></i> <b><sub>Híng dẫn củng cố kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt líp 5 qua</sub></b>
<b>hƯ thèng bµi tËp thùc hµnh </b>


<b>1. </b> <b>Giíi thiƯu hƯ thèng bµi tËp thùc hµnh cđng cè kiến thức, </b>
<b>kĩ năng môn Tiếng Việt líp 5 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

ứng yêu cầu chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về dạy học 2 buổi/ngày trong giai đoạn hiện
nay.


<b>a)</b><i><b> Bài tập Luyện đọc </b></i>


Bài tập Luyện đọc tập trung rèn cho HS về cả kĩ năng đọc thành tiếng (đọc
đúng, đọc hay) và kĩ năng đọc thầm (hiểu và cảm nhận văn bản) nhằm hỗ trợ cho
phân môn Tập đọc, theo SGK Tiếng Việt 5.


a.1. Dạng bài tập rèn kĩ năng đọc thành tiếng


Đáp ứng “Chuẩn kiến thức, kĩ năng” xác định cho từng giai đoạn học, các
bài tập củng cố kĩ năng đọc thành tiếng ở lớp 5 thường căn cứ vào nội dung văn
bản để dẫn dắt, gợi mở HS tìm ra cách đọc và tập thể hiện bằng giọng đọc có
biểu cảm. Các kiểu bài tập có yêu cầu từ dễ đến khó, giúp HS làm quen và thực


hành vận dụng kĩ năng đọc thành tiếng đạt kết quả tốt. Cụ thể :


(1) Luyện đọc thành tiếng đoạn văn (thơ) <i>theo gợi ý cho trước về cách phát</i>
âm, ngắt nghỉ hơi, phân biệt giọng đọc, nhấn giọng biểu cảm, phân biệt lời dẫn
chuyện và lời các nhân vật trong đoạn văn (thơ)...


VD1 : Luyện đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật (giọng người kể
chuyện tự nhiên ; giọng cụ già điềm đạm, hóm hỉnh ; giọng tên phát xít hống
hách, hợm hĩnh nhưng dốt nát) :


<i>Bực mình vì ơng cụ biết tiếng Đức nhưng không thèm chào bằng tiếng Đức,</i>
<i>hắn liền hỏi :</i>


<i>– Lão thích nhà văn Đức hơn lời chào của người Đức chăng ?</i>


<i>– Sao ngài lại nói thế ? Si-le là một nhà văn quốc tế chứ ! – Ông già điềm</i>
<i>đạm trả lời.</i>


<i>Nhận thấy vẻ ngạc nhiên của tên sĩ quan, ơng già nói tiếp :</i>


<i>– Ngài thử xem Si-le đã dành những tác phẩm của mình cho những ai nào?</i>
<i>Nhà văn đã viết Vin-hem Ten cho người Thuỵ Sĩ, Nàng dâu ở Mét-xi-na cho</i>
<i>người I-ta-li-a, Cơ gái c-tê-ăng cho người Pháp,...</i>


<i>Càng nghe nói, tên sĩ quan phát xít càng ngây mặt ra. Cuối cùng, hắn hỏi :</i>
<i>– Chẳng lẽ Si-le khơng viết gì cho chúng tơi sao ?</i>


<i>Ơng già mỉm cười trả lời :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

(Tuần 7, Tiết 1 – Luyện đọc : Tác phẩm của Si-le và tên phát xít)


VD2 : Luyện đọc diễn cảm đoạn văn dưới đây bằng giọng đọc khoan thai,
thể hiện sự liên tưởng, thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ (dùng dấu (/) xác định vị
trí ngắt nhịp hợp lí ở các câu dài ; nhấn giọng các từ : <i>loanh quanh, lúp xúp dưới</i>
<i>bóng cây thưa, màu sặc sỡ rực lên, lâu đài kiến trúc tân kì.</i>


<i>Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành</i>
<i>phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích,</i>
<i>màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tơi có cảm</i>
<i>giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những</i>
<i>người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.</i>


(Tuần 8, Tiết 1 – Luyện đọc : Kì diệu rừng xanh)
VD3 : Luyện đọc diễn cảm khổ thơ sau khi thực hiện các nhiệm vụ xác định
giọng đọc từng dòng thơ (VD : nhẹ nhàng, trầm buồn, bộc lộ cảm xúc xót
<i>thương) ; cách ngắt nhịp từng dòng thơ (VD : Chiếc tổ cũ / trong ống tre đầu</i>
<i>nhà /chiều gió hú ; Khơng cịn nghe /tiếng cánh chim về...) ; </i>từ ngữ gợi tả, gợi
cảm cần nhấn giọng (VD : gió hú, trong vắt, lạnh ngắt, tha, mãi mãi,...).


<i>Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú</i>
<i>Khơng cịn nghe tiếng cánh chim về,</i>


<i>Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt.</i>
<i>Nó chết trước cửa nhà tơi lạnh ngắt</i>
<i>Một con mèo hàng xóm lại tha đi</i>
<i>Nó để lại trong tổ những quả trứng</i>


<i>Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời.</i>


(Tuần 12, tiết 1 – <i>Luyện đọc : Tiếng vọng)</i>
VD4 : Luyện đọc đoạn kịch ở cột <b>A theo gợi ý ở cột B :</b>



<b>A</b> <b>B</b>


<i><b>Mai </b></i>: – (Với anh Lê) Chào ông. (Quay
sang anh Thành) Anh Thành ạ, tôi đã xin
<i>cho anh một chân phụ bếp.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<i><b>Thành </b></i>: – Cảm ơn anh. Bao giờ phải trình
<i>diện ?</i>


<i><b>Mai </b></i>: – Càng sớm càng tốt. Nhưng đêm
<i>nay anh hãy nghĩ kĩ đi đã. Vất vả, khó</i>
<i>nhọc lắm đấy. Sóng Biển Đỏ rất dữ dội.</i>
<i>Có thể chết được. Mà chết thì người ta bỏ</i>
<i>vào áo quan, bắn một loạt súng chào, rồi</i>
<i>“A-lê hấp!”, cho phăng xuống biển là rồi</i>
<i>đời.</i>


<i><b>Thành </b></i>: – Tôi đã nghĩ kĩ rồi. Làm thân nơ
<i>lệ mà xố bỏ kiếp nơ lệ thì sẽ thành cơng</i>
<i>dân, cịn n phận nơ lệ thì mãi mãi là</i>
<i>đầy tớ cho người ta… Đi ngay có được</i>
<i>khơng, anh ?</i>


<i><b>Mai </b></i>: – Cũng được.


(Thành cho sách vào túi quần áo, khốc
lên vai).


<i><b>Lê </b></i>: – Này…Cịn ngọn đèn hoa kì…



<i><b>Thành </b></i>: – Sẽ có một ngọn đèn khác anh
<i>ạ. Chào anh nhé ! (Cùng Mai đi ra cửa).</i>


<i><b>Lê </b></i>: – Ch…ào!
(Tắt đèn).


– Giọng vui, mong sớm
ra đi.


– Tỏ thái độ thận
trọng khi nói đến khó
khăn khi ra đi, yêu
cầu anh Thành suy
nghĩ kĩ.


– Giọng cứng cỏi,
đanh thép, giục giã
lên đường.


– Giọng dứt khoát.
– Tỏ thái độ băn
khoăn.


– Giọng hào hứng
khẳng định và tin
tưởng.


– Tỏ thái độ chia tay
miễn cưỡng.



a.2. Dạng bài tập rèn kĩ năng đọc thầm (đọc hiểu)


Căn cứ yêu cầu cần đạt về đọc hiểu ở từng bài Tập đọc (theo tài liệu <i>Hướng</i>
<i>dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng</i>... Lớp 5), các bài tập rèn kĩ năng đọc
thầm giúp HS củng cố nội dung, ý nghĩa của bài văn (thơ) đã học thông qua hình
thức trả lời câu hỏi là chủ yếu. Hai kiểu bài tập <i>trắc nghiệm và tự luận đều được</i>
sử dụng nhằm phát triển tư duy, trau dồi ngôn ngữ và bồi dưỡng năng lực cảm
thụ văn học cho HS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

VD1 : Hình ảnh một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu trên đỉnh
tượng đài (tranh minh hoạ ở sách Tiếng Việt 5, tập một) nói lên điều gì ? Khoanh
tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất :


a – Ca ngợi cô bé Xa-xa-cô gấp được nhiều con sếu.
b – Tố cáo chiến tranh, tố cáo tội ác ném bom ngun tử
c – Ước vọng hồ bình cho toàn nhân loại.


(Tuần 4, Tiết 1 – Luyện đọc : Những con sếu bằng giấy)
VD2 : N i m i s v t c t A v i ố ỗ ự ậ ở ộ ớ đặ đ ểc i m tương ng c t B :ứ ở ộ


<b>A</b> <b>B</b>


Tiếng cười ran đẫm hương thơm


Bồ câu cánh chim vờn sóng biển


Hải âu tiếng chim gù thương mến


Gió khoe sắc thắm



Nắng bình yên trái đất


Tiếng hát vui cho trái đất không già


(Tuần 5, Tiết 1 – Luyện đọc : Bài ca về trái đất)
VD3 : Ba câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?


<i>Cả công trường say ngủ cạnh dịng sơng</i>
<i>Những tháp khoan nhơ lên trời ngẫm nghĩ</i>
<i>Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.</i>
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng :


a – Nhân hoá
b – So sánh


c – So sánh và nhân hoá


(Tuần 8, BT2, Tiết 1 – Luyện đọc : Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà)
(2) Đọc thầm và trả lời câu hỏi theo hình thức <i>tự luận : </i>


VD1: Nếu được đứng dưới tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-xa-cơ ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

VD2 : Hãy chép lại câu ca ngợi khí phách của thám hoa Giang Văn Minh
trong điếu văn của vua Lê.


(Tuần 21, BT2, Tiết 1 – Luyện đọc : Trí dũng song tồn)
<b>b)</b><i><b> Bài tập Luyện viết </b></i>


b.1. Bài tập củng cố kiến thức Luyện từ và câu



Bao gồm các kiểu bài tập giúp HS ôn luyện và ghi nhớ kiến thức đã học về
<i>Luyện từ và câu theo chương trình mơn Tiếng Việt ở lớp 5, từ đó HS nắm chắc</i>
kiến thức đã học.


VD1 : Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong đoạn
văn sau:


<i>Tôi…... (dỏng, hếch) tai nghe. Một dải suối róc rách ở gần. Sau lều,</i>
<i>rừng cây ……….…... (yên lặng, yên ổn) như ngủ kĩ. Con hươu đang</i>
……….. (ngơ ngẩn, ngơ ngác) nhìn cái lều vắng khơng. Những tiếng rất
…...…(nhẹ, êm) của con sóc chạy trên cành, một tiếng vỗ cánh ……….. (lớn,
phành phạch) của một con chim. Từng trận gió ………...… (xào xạc, ào ạt),
<i>một loạt lá ………… (rơi, rụng) rào rạt, rồi tất cả như</i> ………... (yên tĩnh,
yên ắng), như ngóng đợi.


(Tuần 2, BT2 – <i>Luyện viết)</i>
VD2 : Điền vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các
thành ngữ, tục ngữ sau :


a) Vào <i><b>sinh</b> ra ...</i>
b) <i><b>Lên </b>thác ... ghềnh.</i>
c) Đi <i><b>ngược </b>về ...</i>


(Tuần 4, BT1 – Luyện viết)
VD3 : Đọc bài Bà tôi (SGK Tiếng Việt 5, tập một, trang 122) và hoàn thành
các bài tập sau (ghi vào chỗ trống) :


a) Các từ ngữ miêu tả mái tóc của bà
– Tả màu sắc mái tóc :



</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

b) Các hình ảnh so sánh tả giọng nói của bà
– So sánh giọng của bà :


– So sánh tác dụng của giọng nói :


c) Các từ ngữ tả đôi mắt khi bà mỉm cười
– Tả hai con ngươi :


– Tả tình cảm của bà thể hiện qua đơi mắt :
d) Hình ảnh tả khn mặt của bà :


b.2. Bài tập rèn kĩ năng viết văn bản
<i>* Văn bản nhật dụng</i>


VD1: a) Lập bảng thống kê kết quả thi đua trong tháng của 5 thành viên
trong tổ (theo mẫu đã học) với những nội dung sau :


<i>Các mặt thi đua : nền nếp, học tập, vệ sinh, hoạt động Đội, thể dục.</i>
<i>Thang điểm : 100 điểm / tháng</i>


b) Căn cứ vào kết quả thi đua ở bảng thống kê trên, hãy xếp loại thi đua của
từng cá nhân trong tổ theo các mức độ : Tốt, khá, trung bình.


(Loại tốt : 80 – 100 điểm
Loại khá : 65 – 79 điểm


Loại trung bình : 50 – 64 điểm).


(Tuần 5, BT1, 2– Luyện viết)


VD2 : Nơi em ở có một bãi đất trống, là nơi chứa rác, gây ô nhiễm môi
trường. Nhân dân ở xung quanh khu vực này rất bức xúc về điều này. Em hãy
giúp bác tổ trưởng dân phố làm đơn gửi công ti môi trường đô thị hoặc uỷ ban
nhân dân địa phương (quận, huyện, thị xã, thị trấn,...) đề nghị xử lí khu chứa rác
đó để nơi em ở có bầu khơng khí trong lành.


Hướng dẫn viết đơn :


Một lá đơn phải đầy đủ các phần và trình bày theo đúng thứ tự sau đây :
– Phần đầu :


<i> + Quốc hiệu, tiêu ngữ</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<i> + Tên đơn, ví dụ : Đơn đề nghị</i>


<i> + Nơi gửi đến, ví dụ : Công ti môi trường đô thị</i>
<i> + Người viết đơn tự giới thiệu về mình</i>


<i>– Phần nội dung :</i>


<i> + Trình bày lí do viết đơn</i>


<i> + Trình bày tình hình thực tế cần kiến nghị giải quyết</i>
<i> + Đề nghị cách giải quyết</i>


<i> + Lời cảm ơn</i>


<i>– Phần cuối : Người viết đơn kí và ghi rõ họ tên.</i>


(Tuần 11, BT2 – Luyện viết)


VD3 : Có ý kiến cho rằng: “Rừng đã đủ tuổi khai thác thì nên khai thác để
trồng thay thế rừng mới khác. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng việc khai thác rừng ồ
ạt sẽ khiến cho hệ sinh thái thay đổi, có ảnh hưởng khơng tốt đến mơi trường”.


Em hãy trình bày ý kiến nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ việc cần thiết
phải bảo vệ rừng, nhất là rừng phòng hộ.


(Tuần 9, BT2 – <i>Luyện viết)</i>
<i>* Viết đoạn văn theo gợi ý cho trước</i>


VD1 : Vịnh Hạ Long được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hố cuar
Liên hiệp quốc (UNESCO) cơng nhận là kì quan thiên nhiên thế giới. Em hãy
viết một đoạn văn ngắn nói về vẻ đẹp của vịnh Hạ Long.


(Tuần 10, BT3 – Luyện viết)
VD2 : Viết đoạn văn tả bìa một trong các cuốn sách : <i>Toán, Tiếng Việt,</i>
<i>Khoa học, Lịch sử và Địa lí.</i>


*Gợi ý :


a) Các hình vẽ hoặc ảnh có trên bìa.
b) Cách trình bày tên sách.


c) Các thơng tin khác trên bìa (tên cơ quan biên soạn sách, tên nhà xuất bản
sách).


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

VD3 : Viết mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả một loài cây
(cây hoa, cây ăn quả, cây rau, cây bóng mát,...) mà em u thích.


a) Mở bài gián tiếp


b) Kết bài mở rộng


(Tuần 28, BT2 – Luyện viết)
VD4 : Dựa theo dàn ý đã lập tuần trước, em hãy viết một đoạn văn tả ngoại
hình chú cơng an hay người hàng xóm.


Chú ý : Xác định rõ đối tượng miêu tả ; tả rõ những chi tiết về ngoại hình
theo một trình tự hợp lí ; đoạn văn cần rõ câu mở đoạn, VD : Bé Đức con cơ
Hạnh hàng xóm nhà em có khn mặt dễ thương…


(Tuần 14, BT1 – Luyện viết)
<i>* Luyện tìm và viết dàn ý</i>


VD1 : Đọc bài văn và làm theo yêu cầu ở dưới :


<i><b>Đường vô xứ Nghệ</b></i>


Sắp đến thành phố Vinh, thành phố Đỏ bên bờ sông Lam. Thành phố mà
<i>chỉ một lỗ thủng trên mái ngói cũng đủ cho nhà thơ Phạm Tiến Duật xúc cảm</i>
<i>nên một bài thơ đặc sắc.</i>


<i> Những ngôi nhà một tầng kiểu cổ, mái vẩy cá ẩn mình trong mái lá xanh</i>
<i>um, bảo cho người qua đường biết lịch sử lâu đời của thành phố nên thơ. Núi</i>
<i>Quyết, núi Hồng, sông Lam,... những tên đó đã đi vào lịch sử, thế mà mọi cái</i>
<i>đều đơn sơ và giản dị như chính con người tuyệt diệu ở đây. Núi không cao,</i>
<i>không lạ, vẫn cây cỏ ấy, vẫn con đường mòn lên núi nhưng sao đẹp và nên thơ</i>
<i>đến lạ.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<i>bách thanh hót trên một tảng đá như con cóc nghếch mõm lên trời. Tất cả giống</i>
<i>như một bài thơ cổ. Đẹp đến mê hồn ! </i>



<i>Câu ca dao :</i>


<i>Đường vô xứ Nghệ quanh quanh</i>
<i>Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.</i>
<i>Cũng chưa nói hết được cảnh đẹp ở đây. </i>


<i>Theo Nguyễn Văn Thạc</i>
<i>Ghi lại dàn ý của bài văn trên :</i>


a) Mở bài (từ ... đến ...) :
Ý chính : ...
b) Thân bài :


Đoạn 1 (từ...đến...) :
Ý chính : ...
Đoạn 2 (từ...đến...) :
Ý chính : ...
c) Kết bài (từ ... đến ...) :
Ý chính : ...


(Tuần 7, BT3 – Luyện viết)
VD2 : Viết dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một loài cây (một cây hoa
hoặc cây ăn quả, một loại rau, một cây có bóng mát,...) mà em u thích.


* Gợi ý :


– Chọn lồi cây mà em thích : Cây đó là cây gì ? Được trồng ở đâu ?


– Tả nét nổi bật của các bộ phận của cây theo trình tự từ trên xuống dưới


(hoặc ngược lại), hoặc từ bộ phận nổi bật đến bộ phận ít nổi bật ; chú ý đến màu
sắc, hương thơm (nếu tả cây hoa hoặc cây ăn quả), tán lá (cây có bóng mát), sử
dụng những hình ảnh so sánh, nhân hố,... để miêu tả cho sinh động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

b) Thân bài ...
c) Kết bài ...


(Tuần 27 – Luyện viết)
<b>2. Híng dÉn HS thực hành luyện tập theo từng tuần học</b>


(Ti liu Bài tập củng cố kiến thức và kĩ năng Tiếng Việt 5 – hai tập)
<b>HỌC KÌ I</b>


<b>TUẦN 1</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Thư gửi các học sinh </b>


<b>1. HS đọc thành tiếng theo hướng dẫn.</b> Nhấn giọng ở những từ ngữ :<i> xây</i>
<i>dựng lại, trơng mong, chờ đợi, tươi đẹp, sánh vai.</i>


<b>2. Khoanh trịn chữ cái d.</b>
<b>3. Khoanh tròn chữ cái b.</b>
<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>1. Đoạn văn hoàn chỉnh : Trời </b><i><b>trong veo</b>. Trăng thượng tuần <b>trong vắt</b>. Phía</i>
<i>xa kia, những vì sao nhấp nhánh. Mặt nước hồ <b>trong xanh</b>, lóng lánh như dát</i>
<i>bạc. Từng làn gió mát lạnh lùa vào kẽ lá. Khung cảnh nơi đây thật yên tĩnh. Thu</i>
<i>đã về !</i>



<b>2. Xác định dàn ý của bài văn trên : </b>


Mở bài (từ Mùa nắng đến giấc mơ) ; Thân bài : (từ Trên những rặng núi xa
đến những tảng đá vững chãi) ; Kết bài : (từ Bây giờ đang là tháng tư đến đỏ
<i>ngun ngút như ở thành phố).</i>


<b>TUẦN 2</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Quang cảnh làng mạc ngày mùa</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<i>vàng tươi . Buồng chuối đốm quả chín vàng . Những tàu lá chuối vàng ối / xỗ</i>
<i>xuống như những đi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió / lẫn với lá</i>
<i>vàng/ như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng / vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng , đốt</i>
<i>ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc/ vàng giịn . Quanh đó, con gà, con</i>
<i>chó / cũng vàng mượt . Mỏi nhà/ phủ một màu rơm vàng mới.</i>


<b>2. Khoanh trịn chữ cái d.</b>


<b>Nghìn năm văn hiến</b>
<b>1. HS luyện đọc theo hướng dẫn.</b>


<b>2. Khoanh tròn chữ cái a.</b>
<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>1. Ghi tên các nhân v t theo b ng :</b>ậ ả
<b>Tiếng</b>



<i><b>Vần</b></i>


<b>Tiếng</b>


<i><b>Vần</b></i>


Âm
đệm


Âm
chính


Âm
cuối


Âm
đệm


Âm
chính


Âm
cuối


<i>tay</i> a y <i>cứ</i> ư


<i>ơm</i> ơ m <i>lo</i> o


<i>chặt</i> ă t <i>cháu</i> a u



<i>cháu</i> a u <i>hố</i> o a


<i>ngoại</i> o a i <i>chim</i> i m


<i>ngồi</i> ơ i <i>trời</i> ơ i


<i>lại</i> a i


<i>bay</i> a y


<b>2. Đoạn văn hồn chỉnh</b>


<i>Tơi dỏng tai nghe. Một dải suối róc rách ở gần. Sau lều, rừng cây yên lặng</i>
<i>như ngủ kĩ. Con hươu đang ngơ ngác nhìn cái lều vắng không. Những tiếng rất</i>
nhẹ <i>của con sóc chạy trên cành, một tiếng vỗ cánh</i> phành phạch <i>của một con</i>
<i>chim. Từng trận gió xào xạc , một loạt lá rụng rào rạt, rồi tất cả như yên ắng ,</i>
<i>như ngóng đợi.</i>


<b>3.</b> a) Dàn ý của bài văn Quang cảnh làng mạc ngày mùa :
* Mở bài : từ Mùa đông đến Những màu vàng rất khác nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

* Kết bài : Còn lại


b) Bài văn tả theo từng bộ phận của cảnh.
<b>TUẦN 3</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Sắc màu em yêu</b>



<b>1. Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu của bài tập.</b>


<i>Em <b>yêu</b> /màu đỏ: ... Trăm nghìn cảnh đẹp</i>
<i>Như <b>máu </b>con tim, <b>Dành </b>cho/ em ngoan. </i>
<i>Lá cờ Tổ quốc, Em yêu / tất cả</i>


<i>Khăn quàng đội viên. <b>Sắc màu</b> Việt Nam. </i>
<b>2. Khoanh tròn chữ cái c.</b>


<b>Lòng dân</b>
<b>1. a) Giọng cai và lính : hống hách, xấc xược</b>


– Giọng dì Năm : tự nhiên ở đoạn đầu, nghẹn ngào ở đoạn sau.
– Giọng chú cán bộ : giọng tự nhiên, không tỏ ra bối rối.


– Giọng An : Sợ hãi.


b) Đọc thành tiếng theo yêu cầu của đề bài
<b>2. Khoanh tròn chữ cái a.</b>


<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>
<b>1. Đoạn văn hoàn chỉnh : </b>


<i>Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía,</i>
<i>xanh mượt của ruộng lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre,</i>
<i>đây đó có một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa. Cả</i>
<i>cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng tiếp ruộng. Cuộc sống</i>
<i>nơi đây có một cái gì mặn mà, ấm áp.</i>


<b>2. Đoạn văn tả cánh đồng vào mùa lúa chín :</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

xanh, hạt vàng như xơi cốm thổi cùng với đỗ. Có thửa, lúa đã uốn câu, hạt chắc
mẩy, ngả màu vàng xuộm. Những thửa ruộng ấy đang chờ tay người đến gặt.
Ngay gần đó, một vài thửa ruộng vừa gặt xong còn trơ gốc rạ. Thỉnh thoảng, một
con chim gáy sà xuống, siêng năng nhặt những hạt thóc cịn vương vãi. Ở thửa
ruộng phía xa, các bác nông dân đang gặt lúa, tay liềm, tay hái nhanh thoăn thoắt
; tiếng cười nói vang cả cánh đồng.


<b>TUẦN 4</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Lòng dân</b>


<b>1. a) Gạch dưới các từ ngữ : tía, hổng phải, kêu, thằng ranh</b>.
b) Tự xác định giọng đọc và luyện đọc diễn cảm.


<b>2. Khoanh tròn chữ cái b.</b>


<b>Những con sếu bằng giấy</b>
<b>1. Luyện đọc theo hướng dẫn.</b>


<b>2. Khoanh tròn chữ cái c. </b>
<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>1. Thành ngữ, tục ngữ đã hoàn chỉnh : Vào </b><i><b>sinh</b> ra tử ; Lên thác xuống</i>
<i>ghềnh ; Đi <b>ngược </b>về xuôi.</i>


<b>2. Bài văn tham khảo : Tả cảnh đẹp quê hương</b>



<i>“Quê hương ai cũng có một dịng sơng bên nhà. Con sơng q gắn bó với</i>
<i>tuổi thơ đời tơi…”. Đó là lời một bài bát rất hay về con sông quê. Cũng như mọi</i>
miền quê Việt Nam, q em cũng có một dịng sơng hiền hồ, thơ mộng. Mỗi
khi nhắc đến con sơng q, lịng em lại xốn xang một tình yêu quê hương tha
thiết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Trên mặt sông, một vài chiếc thuyền lá tre tí hon bồng bềnh trơi đi mãi theo
dịng nước trong xanh. Thỉnh thoảng lại có một chú bói cá lơng xanh biếc hay một
chú cị trắng như vơi đậu trên cành tre, mắt lim dim ngắm bóng mình dưới nước.
Có những trưa, lũ trẻ chúng tơi rủ nhau ra sơng tắm. Chúng tơi bơi lội, quẫy tịm
tõm làm nước bắn tung toé khiến lũ chim cũng phải thảng thốt giật mình, vỗ cánh
bay đi.


Sơng như người mẹ hiền ơm ấp, vuốt ve những đứa trẻ chúng tơi. Sơng cịn
như người bạn tâm tình của tơi. Mỗi buổi chiều khi hồng hơn bng xuống mặt
sơng lại nhuốm màu hồng rực. Đây đó, dưới lịng sơng lại vọng lên tiếng gõ lanh
canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả một khúc sơng. Buổi tối, khi ơng
trăng trịn vắt ngang qua ngọn tre, soi bóng xuống mặt sơng lấp lánh, mặt sông lại
lung linh như được dát vàng, dát bạc. Thật là đẹp !


Con sông quê hương từ bao đời nay gắn bó với mỗi người dân quê em. Sơng
mang dịng nước ngọt lành làm xanh mát những ruộng lúa, hàng cây và làm cho
quê hương em thêm giàu đẹp. Em mong ước con sông quê em vẫn mãi giữ được vẻ
đẹp như ngày nào.


<b>TUẦN 5</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Bài ca về trái đất</b>



<b>1. HS luyện đọc thuộc và diễn cảm theo hướng dẫn.</b>
<b>2. Khoanh tròn chữ cái b. </b>


<b>Một chuyên gia máy xúc</b>


<b>1. HS luyện đọc phân vai ; Giọng của A-lếch-xây chậm rãi, vui vẻ ; giọng</b>


của tác giả thân mật, tình cảm, thể hiện cảm xúc chân thành của tình bạn.
<b>2. Khoanh trịn chữ cái b.</b>


<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>
<b>1. Tham khảo :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>STT</b> <i><b>Họ và tên</b></i>


<i>Chuyên</i>
<i>cần</i>


<i>Vệ</i>
<i>sinh</i>


<i>Thể</i>
<i>dục</i>


<i>Hoạt</i>
<i>động</i>
<i>Đội</i>


1 <i>Lê Thị Tố Uyên</i> 30 20 30 20



2 <i>Phạm Hà Thương</i> 20 15 25 18


3 <i>Nguyễn Trọng Dần</i> 18 18 25 15


4 <i>Nguyễn Đức Minh</i> 30 20 25 20


5 <i>Nguyễn Thị Bích Trang</i> 30 15 30 20


<b>2. Loại tốt (80 – 100 điểm) gồm các bạn : Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Thị</b>
Bích Trang, Lê Thị Tố Uyên ; Loại khá (65 – 79 điểm) gồm các bạn : Nguyễn
Trọng Dần, Phạm Hà Thương.


<b>3. Đoạn văn tham khảo : Tả khu nhà em vào buổi sáng sớm</b>


Từ trên sân thượng nhà em, có thể nhìn rõ con đường Trần Hưng Đạo lúc
sáng sớm như dài hun hút. Ánh đèn chiếu xuống mặt đường nhựa phẳng lì sáng
loang lống. Đường phố khơng một bóng người. Chỉ thi thoảng mới có một
chiếc xe buýt chạy từ chợ Bến Thành về chợ Bình Tây, xe khơng một hành
khách. Một vài chiếc xe ba gác máy chở hàng ra chợ, phóng trên đường, tiếng
máy nổ trong đêm thanh vắng càng đinh tai nhức óc. Một vài chiếc xích lơ chất
hàng cao ngất, người chủ ngồi ngất ngưởng trên đống hàng, miệng phì phèo điếu
thuốc hoặc bỏm bẻm nhai trầu trong khi người phu xe gò người đạp. Tiếng chổi
quét rác của chị công nhân vệ sinh vang lên quèn quẹt. Đèn đường vụt tắt, em
biết đã 5 giờ 45.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Đã sáu giờ hơn. Em vội vã theo ba xuống nhà đánh răng, rửa mặt, ăn sáng,
rồi chuẩn bị đi học.


<b>TUẦN 6</b>



<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Ê-mi-li, con…</b>
<b>1. HS tự đọc đoạn thơ theo yêu cầu của bài tập.</b>
<b>2. Khoanh tròn chữ cái c. </b>


<b>Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai</b>
<b>1. HS luyện đọc diễn cảm theo theo yêu cầu của bài tập.</b>
<b>2. Khoanh tròn chữ cái b.</b>


<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>1. Điền dấu thanh thích hợp, đúng vị trí vào chữ in đậm trong đoạn văn ở đề bài :</b><i><b> </b></i>


đuổi, cưỡi thuyền, giữa, rùa, nước, tiến, phía, xuống, người, giữa.
<b>2. a) Dàn ý : </b>


– Mở bài : Sông Hồng .... dài nhất nước ta


– Thân bài : Lịng sơng ... râm ran trên mặt nước
– Kết bài : còn lại.


b) Tác giả quan sát dịng sơng bằng những giác quan : thính giác, thị giác.
c) Câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hố : <i>Mặt sơng khơng lúc nào chịu</i>
<i>đứng n ; Những ngày mưa bão, lịng sơng xao động, gầm thét và đen kịt lại. </i>


<b>TUẦN 7</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>



<b>Tác phẩm của Si-le và tên phát xít</b>
<b>1. Luyện đọc đoạn văn theo hướng dẫn.</b>


<b>2. Khoanh tròn chữ cái c.</b>


<b>Những người bạn tốt</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>2. Khoanh tròn chữ cái c.</b>
<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>2. a) Đàn ngọt </b>, hát hay. (Từ ngọt mang nghĩa chuyển) ; Trời đang rét ngọt .
(Từ ngọt mang nghĩa chuyển) ; Ai ơi chua ngọt đã từng, Gừng cay muối mặn xin
<i>đừng quên nhau. (Từ ngọt mang nghĩa gốc) ; Cắt cho ngọt tay liềm. (Từ ngọt</i>
mang nghĩa chuyển).


<b>3. Dàn ý bài văn :</b>


a) <i>Mở bài (từ Sắp đến thành phố Vinh đến một bài thơ đặc sắc) :</i>


Ý chính : Giới thiệu về thành phố Vinh – Một thành phố bên bờ sông Lam.
b) Thân bài :


Đoạn 1 : từ Những ngôi nhà tầng kiểu cổ đến đẹp và nên thơ đến lạ.
Ý chính : Cảnh đẹp phía trong thành phố.


Đoạn 2 : từ Buổi sáng nhìn ra cánh đồng đến Đẹp đến mê hồn !
Ý chính : Cảnh đẹp phía ngồi thành phố.


c) Kết bài : Cịn lại



Ý chính : Suy nghĩ của tác giả về cảnh đẹp nơi đây.
<b>TUẦN 8</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà</b>
<b>1. HS luyện đọc theo yêu cầu của bài tập.</b>


<b>2. Khoanh trịn chữ cái a.</b>


<b>Kì diệu rừng xanh</b>
<b>1. HS luyện đọc thuộc và diễn cảm theo hướng dẫn.</b>
<b>2. Khoanh tròn chữ cái a.</b>


<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>1. Các cụm từ gợi tả cảnh vật thiên nhiên: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<i>– Luỹ tre soi tóc bên bờ ao ; Cây cối đứng im phăng phắc ; Chim chóc cãi</i>
<i>nhau chí choé ; Ong bướm nhởn nhơ bên những luống hoa </i>; Đường làng ngoằn
<i>ngoèo, khúc khuỷu ; Mái đình cong cong ; Cánh diều bay bổng,… </i>


<b>TUẦN 9</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Trước cổng trời</b>
<b>1. HS luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn.</b>
<b>2. Khoanh trịn chữ cái c.</b>



<b>Cái gì q nhất</b>


<b>1. HS luyện đọc theo chỉ dẫn.</b>
<b>2. Khoanh tròn chữ cái a.</b>
<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>1. Gạch dưới các đại từ : Nó , mày , tao , nó , chúng . </b>
<b>2. Gợi ý :</b>


<i>– Cần có những lí lẽ và dẫn chứng thực tế để thuyết phục mọi người thấy rõ</i>
<i>tầm quan trọng của rừng và cây xanh đối với cuộc sống của con người, của môi</i>
<i>trường ; thấy rõ ảnh hưởng xấu của việc khai thác rừng bừa bãi.</i>


<i>– Cần có ý kiến riêng của bản thân, có thái độ lịch sự, tôn trọng đối với</i>
<i>người cùng tranh luận.</i>


* Đoạn văn tham khảo :


Bạn đã từng được nghe câu “Rừng vàng biển bạc” rồi phải không ? Chắc
bạn đã hiểu thế nào về rừng và vai trị của nó trong cuộc sống.


Đúng vậy, rừng có vai trị rất quan trọng đối với cuộc sống con người. Chỉ
cần kể một số những tác dụng của rừng thôi, chúng ta cũng thấy được tầm quan
trọng của nó : Rừng là lá phổi xanh của trái đất ; Rừng hấp thụ khí các-bon-níc và
nhả khí ơ-xi ; Rừng ngăn chặn bão lũ, thiên tai, chống xói mịn, sa mạc hố đất đai
; Rừng giúp trái đất chúng ta có một màu xanh tươi đẹp…


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

nhân họ. Vì vậy, chúng ta cần chung tay trồng và bảo vệ rừng là bảo vệ cho
chính cuộc sống của chúng ta được an tồn hơn.



<b>TUẦN 10 – Ôn tập </b>
<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Đất Cà Mau</b>
<b>1. HS luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn.</b>
<b>2. Khoanh tròn chữ cái a.</b>


<b>Mầm non (Bài luyện tập tiết 7)</b>


<b>1. Đọc thầm bài Mầm non (SGK Tiếng Việt 5, tập một, trang 98 – mục A).</b>
<b>2. Dựa vào bài đọc trả lời câu hỏi :</b>


(1) Mầm non nép mình nằm im trong mùa xuân


(2) Mầm non được nhân hoá bằng cách dùng những từ chỉ hành động của
người để kể, tả về mầm non.


(3) Mầm non nhận ra mùa xuân về nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức
của cảnh vật mùa xuân.


(4) Câu thơ Rừng cây trông thưa thớt nghĩa là cây khơng lá.


(5) Ý chính của bài thơ : Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.
(6) Từ <i><b>mầm non</b></i> được dùng với nghĩa gốc là trên cành cây có những mầm
non mới nhú.


(7) <i><b>Hối hả</b></i> nghĩa là rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.
(8) Từ <i><b>thưa thớt</b></i> thuộc từ loại tính từ.



(9) Dịng c chỉ gồm các từ láy.


(10) Từ đồng nghĩa với từ <i><b>im ắng</b></i> là lặng <i><b>im</b></i>.
<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>1. Những hiện tượng thiên nhiên : gió rét, dông, lốc, mưa rào, nắng.</b>


<b>2. Các thành ngữ chỉ hiện tượng thiên nhiên :</b><i> Mưa thối đất thối cát ; Mưa</i>
<i>rây gió giật ; Nắng như đổ lửa </i>; Mưa to gió lớn,…; chỉ việc con người chinh
phục thiên nhiên : Đội đá vá trời ; Quai đê lấn biển ; Đắp đập ngăn sông,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

(1) Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc
khổng lồ vô cùng sống động. Đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền –
Hịn Đầu người ; đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước –
Hịn Rồng ; đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá – Hòn Lã Vọng ;
và kia hai cánh buồm nâu đang rẽ sóng nước ra khơi – Hòn Cánh Buồm ; rồi hai
con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước – Hịn Trống Mái ; đứng giữa biển
nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất – hịn Lư
Hương,... Những đảo đá diệu kì ấy biến hố khơn lường theo thời gian và góc
nhìn. Với sự thoắt ẩn thoắt hiện của những đảo đá, du khách như đi lạc vào các
hang động kì vĩ, ẩn chứa nhiều chứng tích lịch sử.


(2) Vịnh Hạ Long cịn có rất nhiều các động đẹp. Cửa động nhỏ hẹp được
giấu kín trong lịng núi nhưng càng đi vào bên trong, lòng động càng mở lớn và
rộng, dẫn dắt người xem đi từ kinh ngạc này sang kinh ngạc khác, từ lộng lẫy
này sang lộng lẫy khác. Đi hết động Thiên Cung cũng là lúc du khách bước chân
sang hang Đầu Gỗ, còn gọi là hang Giấu Gỗ. Tên gọi này có từ sau khi vị tướng
tài ba Trần Hưng Đạo chỉ huy ba quân giấu cọc gỗ lim cùng hàng nghìn qn
đánh úp, đốt cháy đồn thuyền tải lương thực của quân Nguyên – Mông. Cửa
hang ở lưng chừng vách núi, bên trong là những trụ đá lởm chởm với nhiều hình


dạng ; vách hang thẳng đứng vun vút, bên trong hang tối mờ, sâu thẳm để rồi
trong khoảng tối đó, du khách bất ngờ bước qua khoảng sáng hiếm hoi từ những
giếng trời ẩn hiện trên trần động. Ngồi hai hang động trên, du khách cịn tham
quan các hang động đẹp và quyến rũ khác như : động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ,
động Thiên Cung,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới,... Với hàng ngàn
loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng như tôm, cá, mực,... Có những
lồi đặc biệt q hiếm chỉ có ở nơi đây.


<b>TUẦN 11</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>I. Chuyện một khu vườn nhỏ </b>


<b>1. HS luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn.</b>
<b>2. Khoanh tròn chữ cái a.</b>


<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>1. a) Nhờ... mà... (Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả).</b>
b) Nếu …thì… (Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả).
c) Tuy … nhưng…(Biểu thị quan hệ điều kiện – kết quả).
d) Khơng những …mà cịn (Biểu thị quan hệ tăng tiến).
<b>2. Gợi ý :</b>


<i> + Quốc hiệu, tiêu ngữ</i>


<i> + Địa điểm, ngày – tháng – năm viết đơn</i>


<i> + Tên đơn, ví dụ : Đơn đề nghị</i>


<i> + Nơi gửi đến, ví dụ : Cơng ti môi trường đô thị</i>
<i> + Người viết đơn tự giới thiệu về mình</i>


<i>– Phần nội dung :</i>


<i> + Trình bày lí do viết đơn</i>


<i> + Trình bày tình hình thực tế cần kiến nghị giải quyết</i>
<i> + Đề nghị cách giải quyết</i>


<i> + Lời cảm ơn</i>


<i>– Phần cuối : Người viết đơn kí và ghi rõ họ tên.</i>
* Bài tham khảo


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

–––––––––––––––––––––––
<b>ĐƠN ĐỀ NGHỊ </b>


<i><b>Kính gửi</b></i> : Cơng ti mơi trường đơ thị Thành phố Hà Nội


Tên tôi là : Nguyễn Minh Quân – Trưởng khu dân cư số 6, Phường Thanh
Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, xin được đề nghị với quý công ti
một việc như sau :


Trên địa bàn khu dân cư số 6 thuộc phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng
có một khu đất trống – liền kề với sân vui chơi của các cháu thiếu nhi, hiện nay là
nơi chứa rác thải, gây ô nhiễm môi trường. Nhân dân ở khu dân cư số 6 rất bức
xúc về điều này. Hiện tượng này kéo dài đã lâu mà chưa được xử lí.



Thay mặt khu dân cư số 6, tôi làm đơn này đề nghị Q cơng ti xử lí khu
chứa rác đó để trả lại bầu khơng khí trong lành cho nhân dân hiện đang sinh
sống ở đó.


Hà Nội, ngày… tháng… năm 2011
Thay mặt khu dân cư số 6


Tổ trưởng


Nguyễn Minh Quân
<b>TUẦN 12</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Tiếng vọng</b>
<b>1. Luyện đọc theo hướng dẫn.</b>


<b>2. Khoanh tròn chữ cái c.</b>


<b>Mùa thảo quả</b>
<b>1. HS luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn.</b>
<b>2. Khoanh tròn chữ cái b.</b>


<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<b>2. a) Xác định dàn ý của bài văn trên :</b>


* Mở bài (từ Đào thuộc loại người gặp một lần là có thể nhớ mãi đến <i>các</i>
<i>chị em khác) : Giới thiệu về chị Đào.</i>



* Thân bài (từ Hai con mắt của chị đến cho bản thân mình) : Tả hình dáng,
tính tình và hoạt động của chị Đào.


* Kết bài (còn lại): Cảm xúc của tác giả.


b) Ghi lại những đặc điểm về ngoại hình của nhân vật Đào.


<i>Hai con mắt của chị hẹp và dài, đưa đi đưa lại rất nhanh. Gò má cao, đầy</i>
<i>tàn hương và hàm răng trên đen nhờ nhờ hơi nhô ra ngồi mơi. Chị bịt đầu</i>
<i>bằng chiếc khăn vải kẻ ơ vng một vệt dài phía sau khiến những nét thiếu hồ</i>
<i>hợp trên mặt càng trở nên thơ, càng đỏng đảnh. Cái thân người sồ sề của chị</i>
<i>như nở ra, cặp chân ngắn khoẻ, hai bàn tay có những ngón rất to vẫn thoăn</i>
<i>thoắt lượm những bó lạc,... đơi gị má đầy tàn hương cứ bướng bỉnh và hai con</i>
<i>mắt nhỏ tí vẫn ánh lên thách thức. Mái tóc óng mượt ngày nào qua năm tháng</i>
<i>giờ đã khô lại và đỏ đi.</i>


<b>TUẦN 13</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Hành trình của bầy ong</b>
<b>1. HS thực hiện yêu cầu rồi luyện đọc diễn cảm.</b>


<i>Bầy ong/ rong ruổi trăm miền</i>
<i>Rù rì đôi cánh/ nối liền mùa hoa.</i>


<i>Nối rừng hoang/ với biển xa</i>
<i>Đất nơi đâu cũng/ tìm ra ngọt ngào .</i>



<i>(Nếu hoa / có ở trời cao</i>


<i>Thì bầy ong cũng/ mang vào mật thơm)</i>
<b>Người gác rừng tí hon</b>


<b>1. HS luyện đọc theo hướng dẫn.</b>
<b>2. Khoanh tròn chữ cái d.</b>


<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

a) Mái tóc của bà : đen, dày kì lạ, phủ kín hai vai, xõa xuống ngực.
b) Giọng nói : trầm bổng, ngân nga như tiếng chng.


c) Đơi mắt : hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền, ánh lên những
tia sáng ấm áp, tươi vui.


d) Khn mặt : má ngăm ngăm có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt tươi trẻ.
<b>2. Dàn ý chi tiết : </b>


1) Mở bài :


Ở khu phố em có chú Nam là cảnh sát giao thông. Chú được mọi người yêu
quý.


2) Thân bài :
<i>* Tả hình dáng :</i>


– Dáng người chú cao dong dỏng.


– Chú thường mặc quân phục cảnh sát giao thông mỗi khi đi làm.


– Khuôn mặt chữ điền.


– Nước da ngăm đen do sạm nắng vì cơng việc.
– Nụ cười tươi, hàm răng đều, trắng bóng.
<i>* Tả tính tình và hoạt động :</i>


– Chú làm nhiệm vụ giữ trật tự an tồn giao thơng ở nút ngã tư Đại Cồ Việt –
Kim Liên. Đó là nơi có mật độ người tham gia giao thơng rất đơng, tình hình giao
thơng rất phức tạp. Vậy mà chú khơng hề tỏ ra lúng túng, chú ln bình tĩnh điều
khiển cho người và xe cộ đi đúng làn đường. Nhìn chú làm việc thật vất vả.


– Chú là người thân thiện, dễ gần ; chú thường chào hỏi mọi người ; giúp đỡ
những gia đình neo người ở xóm.


– Chú thường đá bóng với các bạn nhỏ trong xóm.
3) Kết bài :


Cả xóm em, ai cũng yêu quý chú Nam.
<b>TUẦN 14</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<b>2. Khoanh tròn chữ cái c.</b>


<b>Chuỗi ngọc lam</b>
<b>1. HS luyện đọc theo hướng dẫn.</b>


<b>2. Khoanh tròn chữ cái c.</b>
<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>
<b>1. Đoạn văn tham khảo :</b>



Thường ngày, khi đi làm chú thường mặc quân phục cảnh sát. Bộ quân phục rất
hợp với khổ người dong dỏng cao của chú. Mỗi khi chú đi làm về, mọi người nhìn
thấy thường đùa chú là “Người mẫu ngành cảnh sát”. Chiều chiều, khi chú ra sân
chơi bóng cùng chúng em, em mới có dịp ngắm chú. Chú có khn mặt chữ điền. Đó
là khn mặt đẹp. Nước da ngăm ngăm đen có lẽ do ảnh hưởng bởi cơng việc, vì chú
làm cảnh sát giao thông. Miệng chú hơi rộng và hàm răng trắng, đều tăm tắp như
những hạt ngô. Khi chú cười trông thật tươi và nụ cười thật thân thiện. Ngày ngày,
dù nắng, dù mưa, chú điều khiển cho mọi người tham gia giao thơng được an tồn ở
ngã tư Đại Cồ Việt – Kim Liên.


<b>TUẦN 15</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Hạt gạo làng ta</b>
<b>1. HS luyện đọc theo hướng dẫn.</b>


<b>2. Khoanh tròn chữ cái c.</b>


<b>Bn Chư Lênh đón cơ giáo</b>


<b>1. HS thực hiện yêu cầu của đề bài và luyện đọc diễn cảm.</b>
<b>2. Khoanh tròn chữ cái a.</b>


<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>1.</b> Thứ tự đúng của biên bản một cuộc họp tổ : d – e – a – b – c – g – h
<b>2. Gợi ý :</b>



<i>– Em định tả bạn nào đang ngồi làm bài tập ? </i>
<i>– Quan sát tìm đặc điểm của bạn đó :</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<i>+ Nét mặt và ánh mắt của bạn khi ngồi làm bài tập.</i>
<i>+ Hoạt động của tay, đầu bạn đó khi ngồi làm bài tập.</i>
* Đoạn văn tham khảo :


Tối nào cũng vậy, cứ 19h30 phút là Hoa lại ngồi vào bàn học. Cái bàn học bố
mua đã lâu nên hơi thấp so với cái dáng cao gầy của Hoa. Ấy vậy mà Hoa chẳng
quan tâm, bạn cứ cặm cụi viết. Có lẽ bạn đang chuẩn bị cho bài văn sáng mai.
Những sợi tóc mai xỗ xuống trán, dính bết mồ hơi. Mái tóc đen, dài của Hoa rung
rung theo nhịp tay viết. Hoa chăm chú viết. Khuôn mặt của bạn nghiêm nghị. Đôi
lông mày, lúc díu vào với nhau, lúc lại giãn ra một cách thoải mái. Chắc có lẽ bạn
đã tìm ra được ý hay cho bài văn. Đồng hồ đã điểm 21h30 phút, Hoa đứng lên,
vươn vai, tập vài động tác thể dục cho đỡ mỏi rồi lại tiếp tục học bài. Nhìn Hoa học
tập nghiêm túc, bố mẹ Hoa rất vui. Mẹ luôn tự hào về Hoa.


<b>TUẦN 16</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Về ngôi nhà đang xây</b>


<b>1. HS luyện đọc diễn cảm và học thuộc lịng theo hướng dẫn. </b>


<b>2. Những hình ảnh so sánh : Giàn giáo tựa cái lồng che chở ; Trụ bê tông</b>
<i>nhú lên như một mầm cây. </i>


<b>Thầy thuốc như mẹ hiền</b>



<b>1. HS lưu ý nhấn giọng khi luyện đọc diễn cảm : giàu lòng nhân ái, không</b>
<i>màng danh lợi, bệnh đậu nặng, biết tin đến thăm, nóng nực, nằm, nhỏ hẹp, đầy</i>
<i>mụn mủ, mùi hơi tanh bốc lên nồng nặc, không ngại khổ, ân cần chăm sóc, chữa</i>
<i>khỏi bệnh, khơng lấy tiền, cho thêm gạo, củi.</i>


<b>2. Khoanh tròn chữ cái a.</b>
<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>
<b>1. a) Gợi ý :</b>


<i>– Em định tả bạn nào đang tập thể dục ?</i>
<i>– Quan sát các động tác của bạn đó :</i>


<i>+ Bạn đang tập động tác gì ?</i>


<i>+ Tay, chân bạn đó thực hiện động tác thể dục như thế nào ?</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

b) Tham khảo đoạn văn sau :


Em có rất nhiều người bạn thân. Nhưng người em yêu quý nhất là Ngọc
Anh, bạn còn được gọi với cái tên “nhà vô địch nhảy dây”.


Giờ ra chơi hơm đó, chúng em tổ chức cuộc thi nhảy dây. Đến lượt Ngọc
Anh nhảy. Bàn tay búp măng của bạn nhẹ nhàng cầm lấy chiếc dây, bắt đầu quay
“Một... hai... ba... bắt đầu” – tiếng “trọng tài” Nga vang lên. Đôi chân thon thả
của Ngọc Anh lúc lên, lúc xuống thật nhịp nhàng theo vòng quay đều đều của
chiếc dây. Những cơn gió mơn man thổi, mái tóc dầy và đen nhánh của bạn nhẹ
bay. Bấy giờ, cặp mắt bồ câu long lanh xinh đẹp của Ngọc Anh chỉ chăm chú
vào chiếc dây. Trên khuôn mặt bầu bĩnh đã lấm tấm những giọt mồ hôi, nhưng
Ngọc Anh vẫn tiếp tục nhảy. 1/9...120... Ngọc Anh dừng lại vì bị vấp dây, nhưng
con số 120 đủ để bạn thắng cuộc. Cuộc thi kết thúc, “trọng tài” Nga tuyên bố:


“Ngọc Anh là người chiến thắng”. Mọi người vỗ tay khen bạn, Ngọc Anh cũng
cảm ơn bằng nụ cười tươi tắn, đơi mơi đỏ hồng càng thêm vẻ dun dáng. Bạn
cịn học rất giỏi, hát hay, vẽ đẹp... Ngọc Anh thật là một cô bé tài năng.


Bạn Ngọc Anh thật dễ thương, thầy cô, bạn bè đều quý mến. Em cũng rất
yêu quý và khâm phục bạn. Em mong, tình bạn trong sáng của chúng em sẽ mãi
mãi bền chặt như câu thành ngữ “Bạn bè con chấy cắn đôi”.


<b>2. Gợi ý : Tả ngoại hình là tả khn mặt, tả vóc dáng, tả thân hình, tả tiếng</b>
<i>nói, ánh mắt... Những đặc điểm ngoại hình dễ bộc lộ tính nết của một người là</i>
<i>tiếng nói, ánh mắt, giọng cười, dáng đi…. (Đọc lại bài Bà tôi – Tuần 12 để thấy</i>
rõ tinh thần u đời lạc quan, tính tình vui vẻ… của bà thể hiện qua giọng nói,
ánh mắt).


* Tham khảo đoạn văn sau :


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

bón phân cho cây... Bà thuộc rất nhiều truyện cổ tích và ca dao. Mỗi khi con cháu
về là lại quây quần bên bà để được nghe bà kể chuyện.


<b>TUẦN 17</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Thầy cúng đi bệnh viện</b>
<b>1. HS thực hiện yêu cầu và luyện đọc. </b>


<b>2. Khoanh trịn chữ cái a.</b>


<b>Ngu cơng xã Trịnh Tường</b>



<b>1. HS thực hiện yêu cầu của bài tập và luyện đọc diễn cảm đoạn văn.</b>
<b>2. Khoanh tròn chữ cái a.</b>


<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>1. Tham khảo văn bản sau :</b>


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


<b>––o0o—</b>


<b>BIÊN BẢN VỀ VIỆC BỆNH NHÂN ÚN TRỐN VIỆN</b>
Hôm nay, ngày …. tháng ….. năm 2011.


Vào hồi 14 giờ.


Tại Bệnh viện đa khoa Trung tâm tỉnh Hà Giang
Thành phần gồm :


1. Bác sĩ Nguyễn Mạnh Hà – Trưởng khoa Nội, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang.
2. Bác sĩ Nguyễn Thị Liên – Bác sĩ trực.


3. Y tá Nguyễn Thanh Hải – Y tá trực.


Tiến hành lập biên bản về việc bệnh nhân Ún, 70 tuổi, ở bản …………...,
Huyện…., tỉnh Hà Giang trốn viện. Sự việc được diễn ra như sau :


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Bệnh viện chỉ đạo ca trực tiến hành tìm bệnh nhân Ún quay trở lại bệnh viện
để tiếp tục điều trị. Giải thích để bệnh nhân và gia đình hiểu được tác dụng của


Y học hiện nay trong việc điều trị và chữa bệnh cho con người.


Thuyết phục bệnh nhân Ún trở lại bệnh viện để điều trị.


Biên b n ả đượ ậc l p xong v o h i 16h cùng ng y, t i gia ình b nh nhân Ún.à ồ à ạ đ ệ
Đại diện ca trực


(Kí tên)


Gia đình bệnh nhân
Ún


(Kí tên)


Bệnh nhân Ún
(Kí tên)
<b>2. Tham khảo</b>


CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc




Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2011
<b>ĐƠN XIN HỌC MÔN TỰ CHỌN</b>


Kính gửi thầy (cơ) chủ nhiệm lớp 5A


Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản
Tên em là : Lê Thị Tố Uyên



Hiện đang học lớp : 5A


Em làm đơn này đề nghị thầy (cô) hiệu trưởng cho em được theo học môn học
tự chọn : Tiếng Anh ; Đối với em, mơn Tiếng Anh là mơn học em u thích.


Em xin hứa thực hiện nghiêm chỉnh thời khoá biểu học môn Tiếng Anh, học
bài và làm bài đầy đủ để đạt kết quả học tập tốt.


Em xin chân thành cảm ơn thầy (cô) hiệu trưởng.


<i>Ý kiến của cha mẹ học sinh</i> <i> Người làm đơn</i>
(Kí tên) (Kí tên)
<b>TUẦN 18 – Ôn tập</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<b>Bài luyện tập (Tiết 7, tuần ôn tập)</b>
(1) Chọn tên đặt cho bài văn : Những cánh buồm
(2) Suốt bốn mùa, nước sông đầy ắp.


(3) Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với<i> màu áo của</i>
<i>những người lao động vất vả trên cánh đồng.</i>


(4) Cách so sánh trên (nêu ở câu hỏi 3) có điểm hay là thể hiện được tình
yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dịng sơng q hương.


(5) Câu văn trong bài tả đúng cánh buồm căng gió : Lá buồm căng phồng
như ngực người khổng lồ.



(6) Tác giả nói những cánh buồm chung thuỷ với con người vì những cánh
buồm gắn bó với con người từ bao đời nay.


(7) Trong bài văn có 3 từ đồng nghĩa với từ <i><b>to lớn</b></i>, đó là : Lớn, đầy, khổng
<i>lồ.</i>


(8) Trong câu “Từ bờ tre làng tôi, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược
<i>về xi” có một cặp từ trái nghĩa, đó là : ngược – xi.</i>


(9) Từ <i><b>trong </b></i>ở cụm từ phấp phới trong gió và từ <i><b>trong </b></i>ở cụm từ nắng đẹp
<i>trời trong có quan hệ với nhau là : hai từ đồng âm.</i>


(10) Trong câu “Cịn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ
<i>đẩy thuyền đi”, có ba quan hệ từ, đó là : cịn, thì, như.</i>


<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>1. Đoạn văn tham khảo : Tả em bé</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

cứ nắm chặt vào nhau, ngọ nguậy như những con sâu đo. Trên đôi bàn tay trắng
trẻo ấy được mẹ đeo cho chiếc lắc vịng bạc óng ánh rất đẹp. Móng tay, móng
chân bé như những nụ hồng chúm chím.


<b>2. Bài văn tham khảo : Tả mẹ đang nấu ăn</b>


Hỏi rằng em yêu ai nhất thì em sẽ trả lời là "mẹ". Mẹ là người nuôi nấng em
đến bây giờ, mẹ dạy cho em cách ăn, cách mặc, cách chào hỏi lễ phép. Hơm nay
là ngày chủ nhật, gia đình em lại được thưởng thức tài nấu bếp của mẹ. Một bữa
ăn thật ngon sắp bắt đầu đây. Để chuẩn bị bữa tối nhanh hơn, em cũng giúp mẹ
vài việc lặt vặt.



</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

chợt nhìn thấy một nụ cười hạnh phúc trên khuôn mặt lấm tấm mồ hôi của mẹ,
một nụ cười mới đẹp làm sao.


Tấm lòng yêu thương chồng con của mẹ thật bao la, bây giờ em mới hiểu
phần nào tấm lòng bao la ấy. Em sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời thầy cô, ba mẹ để
đền đáp cơng ơn ni dưỡng của mẹ. Ơi! Người mẹ hiền yêu dấu của em.


<b>HỌC KÌ II</b>
<b>TUẦN 19</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Người công dân số Một</b>
<b>1. Luyện đọc đoạn văn theo hướng dẫn. </b>


<b>2. Khoanh tròn chữ cái c.</b>


<b>3. Đọc đoạn kịch (SGK, trang 4), chép lại câu nói của anh Thành chứng tỏ</b>
anh là người yêu nước, biết nghĩ đến đồng bào.


<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>1.</b> Viết hai đoạn mở bài theo hai cách <i>mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp</i>
cho đề bài sau : Tả một người bạn thân của em.


a) Cách 1 (mở bài trực tiếp).
b) Cách 2 ( mở bài gián tiếp).


<b>2.</b> Đoạn mở bài được viết theo cách trực tiếp.


<b>TUẦN 20</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Người công dân số Một (Tiếp theo)</b>
<b>1. Luyện đọc đoạn kịch ở cột A theo gợi ý ở cột B. </b>
<b>2. </b> Khoanh tròn chữ cái c.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>1.</b> Chọn một trong các đề bài (SGK) rồi viết kết bài theo hai cách đã học.
VD :


(1) Kết bài không mở rộng


Em rất yêu quý cô Vân Dung. Cô thật là hài hước, hóm hỉnh. Em mong cơ
sẽ có nhiều vai diễn hay hơn nữa để mang lại tiếng cười sảng khoái cho các khán
giả.


(2) Kết bài mở rộng


Trong cuộc sống, con người không thể thiếu được tiếng cười. Tiếng cười
giúp con người thấy yêu đời, làm việc hăng say hơn. Cô Vân Dung là người như
thế đấy ! Cô luôn mang lại tiếng cười sảng khối cho mọi người khi cơ xuất hiện
trên ti–vi với vai trò là một diễn viên hài. Cả nhà em, ai cũng thích xem cơ diễn.


<b>2.</b> Đoạn văn tả các động tác biểu diễn của một ca sĩ hoặc một nghệ sĩ đang
<i>diễn hài trên sân khấu.</i>


Hôm nay, cô Vân Dung mặc một chiếc váy nâu đã sờn cũ. Dáng người


mảnh mai, tay cầm rổ khoai nướng, rao to bằng giọng lanh lảnh : “Ai mua khoai
nướng không ?”. Vừa đi, cô vừa lắc mông qua bên này, bên kia trông thật tức
cười. Nước da ngăm ngăm, mái tóc đen nhánh được búi gọn sau chiếc khăn đội
đầu làm cô trông thật giống một cô gái nơng thơn. Thì ra, hơm nay cơ đóng vở
“Kiếp nhà nghèo”. Thỉnh thoảng, cô ngồi lại bên vệ đường, lấy chiếc quạt ra
phẩy phẩy bếp lị để nướng khoai. Khơng may, bếp cháy to, bùng khói làm mặt
cơ đen thui, đầu tóc thì trở nên bù xù làm cả nhà em được trận cười bể bụng. Cô
trèo lên cây ổi hái trộm quả nhưng lại trượt chân, nổi cục u to ở đầu. Cả nhà em
vỗ tay khen cô diễn hay, cổ vũ cơ. Cơ Vân Dung hình như cũng biết điều đó nên
diễn xuất mỗi lúc càng hay hơn.


<b>TUẦN 21</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng</b>


<b>1. Thực hiện yêu cầu của bài tập, sau đó luyện đọc diễn cảm đoạn văn.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<i>đồng, sự tài trợ, Tuần lễ Vàng, Quỹ Độc lập Trung ương, 10 vạn đồng Đơng</i>
<i>Dương, tín nhiệm). </i>


<b>2.</b> Khoanh trịn chữ cái b.


<b>Trí dũng song tồn</b>


<b>1. Xác định cách ngắt hơi hợp lí và luyện đọc diễn cảm đoạn văn. VD : </b><i>vừa</i>
<i>khóc / vừa than, cụ năm đời, khơng có mặt ở nhà, bất hiếu,...</i>


<b>2. Câu văn ca ngợi khí phách của thám hoa Giang Văn Minh trong điếu văn</b>


của vua Lê : “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết
<i>như ông, chết như sống.”.</i>


<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>2.</b> Sắp xếp thứ tự đúng : b – d – c – a
<b>TUẦN 22</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Tiếng rao đêm</b>
<b>1. Luyện đọc theo hướng dẫn.</b>


<b>2.</b> Chi tiết gây bất ngờ cho người đọc : Ai đó thảng thốt kêu: “Ơ… này !”,
<i>rồi cầm cái chân cứng ngắc của nạn nhân giơ lên : Thì ra là một cái chân gỗ !</i>


<b>Lập làng giữ biển</b>
<b>1. HS luyện đọc diễn cảm đoạn đối thoại. </b><i> </i>
<b>2.</b> Khoanh tròn chữ cái b.


<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>2.</b> Đọc lại câu chuyện Ai giỏi nhất <i>? (SGK, trang 42 – 43) và thực hiện các</i>
yêu cầu :


a) Có thể điền tiếp các <i>sự việc còn thiếu </i>sau đây :


(1) – Gõ Kiến phát cho mỗi bên hai chục hạt đậu ván và ra điều kiện : Ai ăn
lâu hết nhất thì thắng cuộc. Thỏ ăn được 40 ngày. Nhím ăn được 60 ngày. Sóc ăn
mỗi ngày 6 hạt. Sau ba ngày túi của Sóc rỗng khơng.



(2) – Sóc khơng chịu vì cậu ta vẫn cịn. Mọi người khơng tin.


(3) – .... / trỏ vào hai cây đậu ván và nói : “Tơi ăn ba ngày hết 18 hạt. Cịn
hai hạt của tơi đấy !”


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

c) Bài học : Cái gì mà chỉ có ăn thì sẽ hết ; biết gieo trồng thì mãi mãi cịn
có cái ăn.


d) Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu, có cuối, liên quan đến một
hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.


<b>TUẦN 23</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Cao Bằng</b>


<b>1. Luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu theo hướng dẫn. </b>
<b>2.</b> Khoanh tròn chữ cái b.


<b>Phân xử tài tình</b>
<b>1. Luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo hướng dẫn. </b>
<b>2.</b> Khoanh tròn chữ cái a.


<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>1.</b> Kể lại một đoạn trong câu chuyện Phân xử tài tình theo lời một nhân vật
trong truyện.



Gợi ý :


a) Lựa chọn một trong hai đoạn truyện : Đoạn 1: từ đầu ... đến <i>cúi đầu nhận</i>
<i>tội ; đoạn 2 : tiếp theo đến hết.</i>


b) Lựa chọn vai để kể lại :


– Đoạn 1 : vị quan án hoặc người đàn bà bị cướp tấm vải, người đàn bà đi
<i>cướp tấm vải. </i>


– Đoạn 2 : vị quan án hoặc nhà sư trụ trì chùa, chú tiểu (kẻ ăn cắp tấm vải).
Tham khảo :


Một lần, tôi đến vãn cảnh một ngôi chùa. Sư cụ tiếp đón và nhờ tơi tìm hộ số
tiền của nhà chùa bị mất. Tơi nói với sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết mọi sư vãi,
kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc và bảo :


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

Mọi người mới chạy được vài vịng, tơi đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé
bàn tay cầm thóc ra xem. Tơi lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ có kẻ có tật mới hay
giật mình.


Chẳng cần mất lâu thời gian. Tơi chỉ hỏi vài câu, chú tiểu kia đã cúi đầu
nhận tội.


<b>2.</b> Sắp xếp theo thứ tự đúng : h – b – e – c – g – d – a – i – k.
<b>TUẦN 24</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Chú đi tuần</b>



<b>1. Luyện đọc thuộc và diễn cảm hai khổ thơ theo hướng dẫn.</b>
<b>2. Khoanh tròn chữ cái d.</b>


<b>Luật tục xưa của người Ê-đê</b>
<b>1. Luyện đọc đoạn văn theo hướng dẫn.</b>


<b>2.</b> Khoanh tròn chữ cái c.
<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>1.</b><i><b> </b></i>Đoạn văn đúng như sau :


<i>Một lần khác, ông vào thăm vua Minh. Vua Minh ra vế đối “Đồng trụ đến giờ</i>
<i>rêu vẫn mọc”. Vế đối ngụ ý nhắc lại câu chuyện Mã Viện sau khi đàn áp xong cuộc</i>
<i>khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho dựng cột đồng ghi rõ nếu cột đổ sẽ giết hết</i>
<i>người Việt. Ông bèn đọc vế đối lại “Bạch Đằng thuở trước máu còn loang”. Vế đối</i>
<i>này nhắc lại ba lần thảm bại trên sông Bạch Đằng của đời Nam Hán, Tống, Nguyên</i>
<i>khi chúng sang xâm lược nước ta. Vua Minh giận lắm sai người giết ông.</i>


<b>2. Gợi ý :</b>


a) Mở bài trực tiếp


Trước ngày khai giảng mẹ đã mua cho em một chiếc cặp sách ở hiệu sách
Trí Tuệ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

Trường học là nơi cho chúng em biết bao điều kì diệu, hằng ngày em đến
trường cùng các bạn và chiếc cặp sách cũng cùng em đến trường. Chứa đựng
trong đó là sách vở, đồ dùng học tập của em.



c) Kết bài không mở rộng


Chiếc cặp đã là người bạn thân của em. Em sẽ giữ gìn cho chiếc cặp được
bền lâu.


d) Kết bài mở rộng


Cũng giống như mọi thứ đồ vật khác, rất thân thiết, rất gần gũi với tất cả
học sinh, chiếc cặp sách cùng đồng hành với em mỗi khi đến trường. Chứa đựng
trong chiếc cặp sách đó, là kết quả học tập chuyên cần và cố gắng của em. Em
nâng niu và giữ gìn nó cẩn thẩn.


<b>TUẦN 25</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Hộp thư mật</b>


<b>1. Luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo hướng dẫn. </b>
<b>2. Khoanh tròn chữ cái b.</b>


<b>Phong cảnh đền Hùng</b>


<b>1. Thực hiện yêu cầu, rồi luyện đọc diễn cảm. Chú ý nhấn giọng các từ</b>
ngữ : năm gang, ba tấc, ngọc phả, dời đô, dựng mốc đá, thề, giang sơn, lần theo
<i>lối cũ, lưng chừng núi, thờ 18 chi, cổ thụ, gốc thông già, đất Tổ, công chúa, rửa</i>
<i>mặt, soi gương.</i>


<b>2.</b> Khoanh tròn chữ cái c.
<b>Tiết 2 – Luyện viết </b>



<b>1.</b> Viết đoạn văn tả bìa một trong các cuốn sách : Tốn, Tiếng Việt, Khoa
<i>học, Lịch sử và Địa lí.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

rừng núi ; màu của bầu trời lẫn với dịng sơng,... Những hình ảnh trên cuốn sách
cũng nói lên điều đó. Đó là hình ảnh các bạn học sinh lớp 5 – những chủ nhân
tương lai của đất nước có lẽ đang cùng nhau nói về cuộc sống thanh bình, về
những truyền thống của cha ơng, hay cũng có khi cùng nhau trao đổi về trách
nhiệm của người cơng dân tương lai chăng. Bìa sách được thiết kế thật sinh động,
thật ý nghĩa, phù hợp với lứa tuổi học trò của chúng em.


<b>2.</b> Viết đoạn văn tả một đồ vật.


VD : Trên lưng bạn nào cũng có một chiếc cặp sách. Em cũng vậy, nhưng
chiếc cặp của em đặc biệt hơn những cái cặp khác. Nó trông to, nhưng khi đeo
vào rất nhẹ và cũng khá vừa với người em. Cặp có hình chữ nhật. Nó được làm
bằng giả da nhưng bên ngồi cịn bọc một lớp vải mỏng. Cặp chủ yếu là màu
chàm và màu xanh lá. Trên mặt cặp cịn có hình những chú Pokémon đang chơi
đùa. Chiếc cặp của em có cả dây đeo và tay sách. Dây đeo còn được bện nút ở
bên trong nên khi đeo vào rất êm. Nó có hai chiếc khố làm bằng nhơm sáng
lống. Khi mở cặp ra có tiếng tách, nghe thật vui tai. Cặp cịn có viền đỏ, tím.
Khi mở cặp ra, ở bên trong có hai ngăn lớn và một ngăn nhỏ. Ngăn lớn em để
sách vở. Còn ngăn nhỏ đựng hộp bút. Chiếc cặp giúp em để đồ dùng.


<b>TUẦN 26</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Cửa sông</b>



<b>1. Thực hiện yêu cầu và luyện đọc theo hướng dẫn.</b>
<b>2. Khoanh tròn chữ cái a.</b>


<b>Nghĩa thầy trò</b>


<b>1. Thực hiện yêu cầu và luyện đọc đoạn văn theo hướng dẫn.</b>


<b>2.</b> Tham khảo : Tôn sư, trọng đạo ; Trọng thầy mới được làm thầy ; Công
<i>cha, nghĩa mẹ, ơn thầy ; Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy,…</i>


<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>1.</b> Thay thế từ mơn sinh bằng từ <i>học trị </i> :


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<i>bước, cuối cùng là mấy học trò tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn các học trị đi</i>
<i>về cuối làng, sang tận thơn Đồi, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa,</i>
<i>ấm cúng.</i>


<b>2.</b>Viết lại một số lời đối thoại (đã trao đổi ở lớp) để hoàn chỉnh màn kịch.
VD :


<i><b>Trần Thủ Đô</b></i> : Hãy để ta gọi hắn đến xem sao. (Gọi lính hầu) Qn bay,
cho địi tên qn hiệu ấy đến đây ngay ! Nhớ dẫn theo một phu kiệu để nhận mặt
hắn.


<i><b>Lính hầu </b></i>: – Bẩm, vâng ạ.


(Lát sau, lính hầu về, dẫn theo một người quân hiệu trạc 30 tuổi, dáng vẻ cao
lớn, đàng hoàng.)



<i><b>Người quân hiệu </b></i>: – (Lạy chào) Kính chào Thái sư và phu nhân.


<i><b>Trần Thủ Đơ </b></i>: – Ngẩng mặt lên ! Ngươi có biết phu nhân ta không ?


<i><b>Người quân hiệu </b></i>: (Vẻ lo lắng) Bẩm Đức Ông, con biết phu nhân ạ.


<i><b>Trần Thủ Đơ </b></i>: – Có đúng là sáng nay ngươi đã chặn kiệu của phu nhân ta không ?


<i><b>Người quân hiệu </b></i>: Bẩm Đức Ơng, có việc đó ạ.


<i><b>Trần Thủ Đô </b></i>: – (Nổi giận) Giỏi thật. Sao ngươi dám hỗn láo với phu nhân ?


<i><b>Người quân hiệu </b></i>: – Bẩm Đức Ông, sáng nay, kiệu phu nhân đi ngang qua
điện Kính Thiên. Con đã trình với phu nhân nhưng các thị nữ cứ xơ đến, nói là
kiệu phu nhân quan Thái sư, không được phép cản. Bởi vậy, chúng con đành lấy
gươm ngăn, buộc phu kiệu đi vòng. Bẩm, chuyện đúng là như thế. Con xin chịu
tội với Đức Ông và phu nhân.


<i><b>Trần Thủ Đô </b></i>: – (Vẻ hài lịng, ơn tồn) Thì ra thế ! Ngươi ở chức thấp mà
giữ nghiêm phép nước như vậy, ta trách gì ngươi được. (Nói với phu nhân) Bà
hãy thưởng cho anh ta.


<i><b>Linh Từ Quốc Mẫu </b></i>: – (Nói với gia nơ) Lấy cho ta một tấm lụa và một nén vàng.


<i><b>Gia nô </b></i>: – (Gia nô vào rồi mang lụa và vàng ra) Bẩm, phu nhân. Quà thưởng
đây ạ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

Đây là Thái sư và ta ban cho ngươi.


<i><b>Người quân hiệu </b></i>: – (Cảm động) Xin đa tạ Thái sư và phu nhân.


<b>TUẦN 27</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc </b>


<b>Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân</b>


<b>1.</b> Thực hiện yêu cầu của đề và luyện đọc diễn cảm đoạn văn. Lưu ý nhấn
giọng các từ ngữ gợi tả, VD : <i>nhanh như sóc, bơi mỡ bóng nhẫy,...</i>


<b>2. Khoanh trịn chữ cái b.</b>


<b>Tranh làng Hồ</b>
<b>1.</b> Luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn.
<b>2.</b> Khoanh tròn chữ cái b.


<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>
* Tham khảo :


a) Mở bài


Ở trường em có rất nhiều lồi cây cho bóng mát. Trong đó em thích nhất cây
đa trồng ở góc sân.


b) Thân bài


– Từ xa nhìn lại, cây như một chiếc ơ xanh mát rượi.


– Đến gần mới thấy thân cây to, rắn chắc, mọc ra thành 2 nhánh như hai con
rồng uốn vào nhau.



– Rễ nhô lên gồ ghề tạo ra những hình thù kì lạ. Đặc biệt, rễ cịn mọc ra cả ở
thân và cành, buông xuống như tấm rèm.


– Cành đan xen vào nhau, xoắn xuýt, nâng những tán lá xoè rộng, reo vui
cùng chim chóc, chao lượn trong khơng gian.


– Lá to, hình bầu dục, xanh mướt, ánh sáng xun qua chỉ cịn lại màu ngọc
bích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

Xuân sang, chim chóc đậu đầy cành, hót ríu rít nghe rất vui tai. Khi ra chơi,
em thường đọc truyện cùng mấy bạn dưới gốc cây hoặc bóng mát. Em rất yêu
cây đa này và sẽ nhắc nhở cùng các bạn nhỏ rằng : không bẻ cành, ngắt lá để cây
ln xanh tốt.


<b>TUẦN 28 – Ơn tập</b>
<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Đất nước</b>
<b>1.</b> Lưu ý ngắt nhịp và nhấn giọng :


<i>Mùa thu/ nay khác rồi</i>


<i>Tôi đứng vui / nghe giữa núi đồi</i>
<i>Gió thổi/ rừng tre phấp phới</i>
<i>Trời thu/ thay áo mới</i>


<i>Trong biếc/ nói cười thiết tha .</i>
<i>Trời xanh đây / là của chúng ta</i>
<i>Núi rừng đây/ là của chúng ta</i>
<i>Những cánh đồng/ thơm mát</i>


<i>Những ngả đường/ bát ngát</i>


<i>Những dịng sơng /đỏ nặng phù sa . </i>
<b>2. Khoanh tròn chữ cái a.</b>


<b>Bài luyện tập (Tiết 7)</b>
(1) Gợi ý tên đặt cho bài văn : Mùa thu ở làng quê.


(2) Tác giả cảm nhận mùa thu bằng các giác quan : <i> thị giác, thính giác và</i>
<i>khíu giác.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

(5) Trong bài văn có những sự vật được nhân hoá : <i>những cánh đồng lúa và</i>
<i>cây cối, đất đai.</i>


(6) Trong bài văn có hai từ đồng nghĩa với từ <i><b>xanh</b></i>, đó là : xanh lơ, xanh mướt.
(7) Trong các cụm từ <i>chiếc dù, chân đê, xua xua tay, những từ mang nghĩa</i>
chuyển là : dù, chân.


(8) Từ <i><b>chúng </b></i>trong bài văn được dùng để chỉ những sự vật : <i>các hồ nước,</i>
<i>những cánh đồng lúa, bọn trẻ.</i>


(9) Trong đoạn thứ nhất (4 dịng đầu) có 1 câu ghép, đó là : <i>Chúng khơng</i>
<i>cịn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng khơng đáy, ở đó ta có thể nhìn</i>
<i>thấy bầu trời bên kia trái đất.</i>


(10) Hai câu “Chúng cứ hát mãi… cây cối, đất đai.” liên kết với nhau bằng
cách lặp từ ngữ (không gian).


<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>



<b>1. Đoạn văn đã hoàn chỉnh :</b>


<i>Đã cuối xuân, nắng cũng vàng hơn nhưng vẫn có những đợt gió lạnh. Trời</i>
<i>cứ thế, nắng rồi lại lạnh và mưa phùn, thậm chí mưa phùn kéo dài đến vài tuần</i>
<i>lễ. Chỉ có cây cối là tươi non, khoe hương, khoe hoa. Cuối cùng, trời cũng đã</i>
<i>tạnh ráo, nắng lại vàng và ấm áp hơn. </i>


2. Tham khảo :
a) Mở bài gián tiếp


Nhà có một mảnh vườn nhỏ nên mẹ rất thích trồng cây. Thường thì mẹ trồng
rau xanh để lấy rau sạch ăn hàng ngày. Còn một chút đất ở góc vườn, mẹ cịn
trồng thêm vài hàng chuối. Những cây chuối xanh tốt ; chuối mẹ, chuối bố,
chuối con đứng quây quần bên nhau.


b) Kết bài mở rộng


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<b>TUẦN 29</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Một vụ đắm tàu</b>
<b>1. Đọc đoạn văn theo hướng dẫn.</b>


<b>2.</b> Nêu suy nghĩ về hai nhân vật trong câu chuyện, VD :


* <i><b>Ma-ri-ơ</b></i> : mang những nét điển hình của nam giới, giấu kín nỗi bất hạnh
của mình ; cao thượng, đã nhường sự sống của mình cho bạn.


* <i><b>Giu-li-ét-ta </b></i>: là một người bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm, lo lắng khi


thấy bạn bị thương, ân cần, dịu dàng chăm sóc bạn ; khóc nức nở khi nhìn thấy
Ma-ri-ơ và con tàu chìm dần.


<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>
<b>1</b><i><b>. </b></i>Đoạn văn hoàn chỉnh :


<i><b>Bố mẹ cháu ở đâu ?</b></i><b> (1)</b>


Một phụ nữ đang đi trên đường. Một cậu bé rảo bước đến bên bà và nói :
– Cháu xin lỗi ! (2) Bác có thể cho cháu 10 nghìn đồng để cháu tìm bố mẹ
được khơng ạ ? (3)


Người phụ nữ bảo :


– Được chứ. (4) Nhưng bác có thể dẫn cháu đi ! (5) Bố mẹ cháu đang ở đâu ? (6)
Cậu bé dẫn người phụ nữ đến trước rạp chiếu phim và nói :


– Bố mẹ cháu đang ở trong này ạ ! (7)
<b>2. Đoạn đối thoại hoàn chỉnh :</b>


<i><b>Con sói và con chó</b></i>


Một con sói gầy cịm và đói ăn đang lang thang ở ven làng thì gặp một con
chó mỡ màng, được ni dưỡng tốt. Con sói hỏi :


– Này chó, mày bảo cho tao biết, bọn chó chúng mày kiếm thức ăn ở đâu thế ?
Con chó bảo :


– Người cho bọn tao đấy.



</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

– Khơng, cơng việc của bọn tao chẳng khó nhọc gì, chỉ canh giữ nhà vào
ban đêm thơi.


Con sói bảo :


– Họ cho chúng mày ăn ngay sau khi làm việc à ? Tao muốn làm việc ấy
liền. Bọn sói chúng tao khó tìm được thức ăn lắm.


Chó đáp :


– Thế thì đi ln. Ơng chủ chúng tao cũng sẽ ni mày.


Sau đó Chó dẫn Sói về nhà. Về đến nơi, người thấy Chó bèn tóm cổ nó xích
lại. Sói thấy thế bảo Chó :


– Tao chuồn thơi Chó ạ ! Tao khơng sống với người đâu. Thà rằng bị đói
cịn hơn mất tự do !


<b>TUẦN 30</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Con gái</b>
<b>1.</b> Luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo gợi ý.
<b>2. </b> Khoanh tròn chữ cái c.


<b>Thuần phục sư tử</b>


<b>1.</b> Thực hiện yêu cầu và luyện đọc đoạn văn ; lưu ý nhấn giọng một số từ
ngữ, VD : râu tóc bạc phơ, bí quyết. gầm, khiếp đảm, ngon lành, đổi tính...



<b>2.</b> Khoanh trịn chữ cái b.
<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>1.</b> Điền dấu phẩy : Đầu mùa hè, (1) hoa ngọc lan chín trắng muốt, (2)
<i>hương ngát ra tận đầu ngõ.</i>


* Tác dụng của dấu phẩy :


(1) Tách phần trạng ngữ với bộ phận chính của câu ;
(2) Tách bộ phận cùng giữ chức vụ vị ngữ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

Mấy tuần nay, nhà em có rất nhiều chuột. Vì vậy, mẹ em đã quyết định sang
tuần sau sẽ mua một chú mèo. Sáng chủ nhật, mẹ đèo em ra chợ Bưởi mua một
chú mèo tam thể. Em rất thích và đặt tên cho chú là mèo Kít-ty.


b) Thân bài
<i>* Hình dáng :</i>


– Thân hình chú thon thả đầy lơng.


– Bộ lơng chú mịn mượt, có ba màu : đen, vàng, trắng.
– Cái đầu chú trịn xoe,


– Đơi mắt màu xanh trơng như hai hịn bi ve.
– Hai tai hình tam giác tựa củ ấu.


– Cái miệng với hàm răng sắc nhọn cùng bộ ria trắng cước của chú khiến
con chuột nào trông thấy cũng phải sợ.



– Bốn cái chân xinh xinh, phía dưới có nệm thịt khiến chú ta di chuyển nhẹ
nhàng như lướt trên mặt đất.


– Cái đuôi chú cong cong, ngoe nguẩy.
<i>* Hoạt động :</i>


– Kitty nũng nịu, ngoe nguẩy cái đuôi.


– Khi em chơi với chú, chú kêu “meo meo” rồi làm xiếc với trái bóng.


– Nhưng bắt chuột vẫn là sở trường giỏi nhất của chú : ngồi rình, mắt lim dim
vờ ngủ,... chuột đi qua, vồ lấy con chuột rồi vờn cho đến chết...


c) Kết bài


Em rất u chú mèo Kít-ty. Nhờ có chú mà nhà em đã hết chuột hẳn. Cả nhà
em rất yêu quý chú vì sự thơng minh, tinh nghịch của chú. Đối với em, đó là một
chú mèo rất dễ thương và cịn là một thành viên nhỏ trong gia đình.


<b>TUẦN 31</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<b>2.</b> Khoanh tròn chữ cái c.


<b>Công việc đầu tiên</b>


<b>1.</b> Xác định giọng đọc của các nhân vật dưới đây rồi đọc đoạn văn ở dưới :
* Giọng của <i><b>chị Út </b></i>: thể hiện giọng vừa mừng, vừa lo nhưng rất quả quyết.
* Giọng của <i><b>anh Ba Chẩn </b></i>: điềm đạm, thân mật dặn dò.



<b>2.</b> Khoanh tròn chữ cái c.
<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>1.</b> Câu chuyện hoàn chỉnh :


<i><b>Hai chúng ta bằng cả nhân loại</b></i>


Có lần nhà văn nổi tiếng Béc–na Sơ tới dự một bữa tiệc.<i> Trong bữa tiệc, ai</i>
<i>nấy đều khó chịu vì bị một anh chàng hợm hĩnh làm phiền. </i>Anh chàng này khoe
khoang luôn mồm làm như biết tất cả mọi thứ trên đời.


Béc-na Sơ càng nghe càng khó chịu. Cuối cùng, ông bảo :


– Này, anh bạn ! Hiểu biết của anh với tôi cộng lại bằng kiến thức của cả
nhân loại đấy.


Anh hợm ngạc nhiên :
– Thật sao ?


Béc-na Sô thản nhiên đáp :


– Thật vậy ! Anh biết mọi việc trên đời, trừ một việc mà anh không biết là
anh đang bị mọi người ở đây chán ghét. Nhưng tôi biết điều này.<i> Như vậy, nếu</i>
<i>hiểu biết của hai chúng ta cộng lại có phải nó sẽ bằng kiến thức của cả nhân</i>
<i>loại không ? </i>


<b>2.</b> a) Mở bài


Trước bảy giờ, cổng trường chỉ lác đác vài bạn học sinh đến sớm vậy mà bây


giờ đã bắt đầu ồn ào, náo nhiệt. Em đến trường và hồ mình vào khơng khí đó.


b) Kết bài


Em rất thích đến trường sớm một chút để được nhìn thấy quang cảnh trường
trước buổi học. Các bạn học sinh được bố mẹ, người thân đưa đến trường, mặc
những bộ quần áo đẹp, vai đeo cặp sách, cười nói vui vẻ,... Tất cả những điều
đó, mãi mãi đi vào kí ức tuổi thơ em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Bầm ơi</b>


<b>1.</b> Luyện đọc diễn cảm và học thuộc đoạn thơ ; lưu ý ngắt nhịp và nhấn giọng :
<i>Bầm ơi / có rét khơng bầm ?</i>


<i>Heo heo </i> gió núi,/ lâm thâm mưa phùn
<i>Bầm ra ruộng cấy <b> / </b>bầm run</i>
<i>Chân lội dưới bùn,/ tay cấy </i> mạ non


<i>Mạ non / bầm cấy mấy đon</i>


<i>Ruột gan bầm lại / thương con mấy lần.</i>
<i>Mưa phùn/ ướt áo tứ thân</i>


<i>Mưa bao nhiêu </i> hạt, / thương bầm bấy nhiêu !
<b>2.</b> Khoanh tròn chữ cái a.


<b>Út Vịnh</b>
<b>1.</b> Đọc diễn cảm đoạn văn theo gợi ý.



<b>2.</b> Em học tập ở Út Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng nội quy an tồn giao
thơng, tinh thần dũng cảm cứu em nhỏ.


<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>1. Câu chuyện hoàn chỉnh : </b>


<i><b>Đi xun Việt bằng xích lơ</b></i>


<i>Tháng 9 năm 2005, anh Mác-tin và anh A-đam người Úc đã đi xuyên Việt</i>
<i>bằng xích lô. Họ đi để kêu gọi mọi người ủng hộ tiền cho trường KOTO ở số 72</i>
phố Thụy Khuê (Hà Nội). Đây là trường học của các trẻ em nghèo khơng có gia
đình.


<i>Họ đã đi 1700 km mất 29 ngày, chụp 313 bức ảnh về Việt Nam, ăn nhiều</i>
<i>món ăn mới và gặp nhiều người Việt Nam.</i>


Hai anh hi vọng trường KOTO có thể nhận được hơn 30 000 đơ la để giúp
trẻ em nghèo.


<b>2. Câu chuyện hoàn chỉnh :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

Gai-đa là một nhà văn viết cho thiếu nhi nổi tiếng của Liên Xơ (cũ). Ơng
hay lui tới những vườn trẻ ở ngoại ô Mát-xcơ-va chơi với các em. Một lần, tiễn
Gia-đa ra ga, các em tranh nhau xách hộ ông chiếc va-li. Đến nơi, một em hỏi
nhà văn : “Thưa bác, tại sao bác là người nổi tiếng mà chiếc va-li của bác lại nhẹ
và rỗng như thế này ạ ?”.


Gai-đa suy nghĩ rồi trả lời : “Ơ, khơng sao, bác chỉ sợ chiếc va-li của bác


nổi tiếng cịn bác thì nhẹ và rỗng thơi !”.


<b>3.</b> Đoạn văn tham khảo :


Đằng đông đã ửng hồng. Sau giấc ngủ no nê, ơng mặt trời khơng cịn ngái
ngủ, đã bắt tay vào công việc của một ngày. Cả bản làng như được thoa lớp phấn
hồng ấm áp. Đầu bản, tiếng loa công cộng bắt đầu vang lên giai điệu của bài hát
<i>Inh lả ơi. Trong chốc lát, âm thanh của một ngày mới bắt đầu rộ lên rõ nét hơn</i>
với tiếng lợn đòi ăn, tiếng gà mẹ lục tục gọi con, tiếng ăng ẳng của đàn chó con
vừa mở mắt, tiếng thì thầm trị chuyện, tiếng gọi nhau í ới,... Cả bản nhộn lên
với âm thanh của một ngày mới.


<b>TUẦN 33</b>


<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Những cánh buồm</b>


<b>1. Thực hiện yêu cầu và luyện đọc ; lưu ý ngắt nhịp và nhấn giọng : </b>
<i>Sau trận mưa đêm / rả rích</i>


<i>Cát càng mịn , biển càng trong</i>
<i>Cha dắt con đi / dưới ánh mai hồng</i>
<i>Con bỗng lắc tay cha / khẽ hỏi :</i>
<i>“Cha ơi !</i>


<i>Sao xa kia / chỉ thấy nước thấy trời</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<i>“Theo cánh buồm/ đi mãi đến nơi xa</i>
<i>Sẽ có cây, có cửa/ có nhà</i>



<i>Nhưng nơi đó / cha chưa hề đi đến.”</i>
<b>2. Khoanh trịn chữ cái c.</b>


<b>Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em</b>
<b>1.</b> Đọc đoạn văn theo hướng dẫn.


<b>2. </b><i>Điều 15 – Quyền bảo vệ sức khoẻ </i>; Điều 16 <i>: Quyền được học hành ;</i>
<i>Điều 17 : Quyền được vui chơi ; Điều 21 : Bổn phận của trẻ em.</i>


<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>1. Thỏ thẻ như trẻ lên ba ; Trẻ lên ba cả nhà tập nói ; Trẻ em như búp trên</b>
<i>cành/ Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan </i>; ...


<b>2.</b> a) Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu những từ ngữ quan trọng.
b) Dấu ngoặc kép được dùng để trích dẫn lời nói.


<b>3</b><i><b>. </b></i>Những từ ngữ tả ngoại hình và hoạt động của bà cụ bán hàng nước chè :
<i>mái tóc bạc phơ, gầy gị, dọn bàn bán nước chè, mang gạo đến rắc dưới gốc</i>
<i>cây, bình dị, tuổi “thất thập cổ lai hi”, tấm lịng nhân ái, đạm bạc, áo cánh nâu</i>
<i>tuềnh tồng, chiếc quần thâm đã bạc phếch, chiếc nón cũng dùng cho đến khi</i>
<i>rách tướp, yêu thương đàn chim trời. </i>


Nhận xét :


a) Trong số các từ ngữ tả ngoại hình và hoạt động của bà cụ, có một số từ
gợi tả sinh động, đó là các từ : bạc phơ, gầy gò, kế sinh nhai, bình dị, “thất thập
<i>cổ lai hi”, nhân ái, đạm bạc, tuềnh toàng, bạc phếch, rách tướp, </i>



b) Đặc điểm về ngoại hình và hoạt động của bà cụ cho thấy bà cụ là một
người giản dị, nhân hậu, có tình yêu và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên.


<b>TUẦN 34</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

<b>Sang năm con lên bảy</b>
<b>1.</b> Luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn.


<b>2.</b> Khoanh tròn chữ cái c.


<b>Lớp học trên đường</b>
<b>1. Thực hiện yêu cầu và luyện đọc.</b>


<b>2.</b> Khoanh tròn chữ cái c.
<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>1</b><i><b>. </b></i>a)Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu lời nói.
b) Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần liệt kê.
<b>2. a) Khoanh tròn chữ cái b.</b>


b) Những từ ngữ tả hình dáng : <i>pho tượng đồng đúc, hàm răng cắn chặt,</i>
<i>quai hàm bạnh ra, các bắp thịt cuồn cuộn, hai, cặp mắt nảy lửa.</i>


c) Những từ ngữ tả hoạt động : <i>thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt,</i>
<i>ghì trên ngọn sào, vượt thác, nói năng nhỏ nhẹ.</i>


<b>TUẦN 35 – Ơn tập</b>
<b>Tiết 1 – Luyện đọc</b>


<b>Nếu trái đất thiếu trẻ con</b>


<b>1.</b> Luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn.


<b>2.</b> Khoanh tròn chữ cái c.


<b>Cây gạo ngồi bến sơng (Bài luyện tập, tiết 7)</b>
<b>1. Giải đáp :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

(2) Dấu hiệu giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi : <i>Cứ</i>
<i>mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.</i>


(3) Trong chuỗi câu “Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời
<i>hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.</i>”, từ <i><b>bừng </b></i>nói lên : Hoa gạo nở
<i>làm bến sông sáng bừng lên.</i>


(4) Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê vì : <i>có kẻ đào cát</i>
<i>dưới gốc gạo, làm rễ cây trơ ra.</i>


(5) Thương và các bạn nhỏ cứu cây gạo bằng cách : <i>Lấy đất phù sa đắp kín</i>
<i>những cái rễ cây bị trơ ra.</i>


(6) Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
(7) Câu sau là câu ghép : Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
(8) Các vế trong câu ghép “<i>Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì</i>
<i>xanh mơn mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió.” </i>được nối với nhau bằng từ nối
<i>vậy mà.</i>


(9) Trong chuỗi câu “Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây
<i>gạo. <b>Nhưng kìa, cả môt vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sơng lở thành hố sâu</b></i>
<i><b>hoắm</b></i>...”, câu in đậm liên kết với câu đứng trước nó bằng cách dùng <i>từ ngữ nối</i>
và lặp từ ngữ.



(10) Dấu phẩy trong câu “<i>Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo.</i>” có tác dụng :
<i>ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.</i>


<b>Tiết 2 – Luyện viết</b>


<b>1. a) Dấu gạch ngang dùng để giải thích.</b>
b) Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu lời nói.


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92></div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

Mơc lơc


<i><b>Tran</b></i>
<i><b>g</b></i>


<b>Phần một </b>


<b>NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG</b>
<b>TRÌNH,</b>


<b>SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIẾNG VIỆT CẤP</b>


<b>TIỂU HỌC</b> 5


I – Chương trình mơn Tiếng Việt cấp Tiểu học 5
1. Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng chương trình Tiếng


Việt tiểu học 5


2. Nội dung dạy học của chương trình Tiếng Việt 5
3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Tiếng Việt



tiểu học 9


II – SGK môn Tiếng Việt cấp Tiểu học 13
<b>Phần hai</b>


<b>DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5</b> 15


I – Nội dung dạy học và Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn


Tiếng Việt lớp 5 15


1. Nội dung dạy học theo SGK Tiếng Việt 5 15
2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 5 và


yêu cầu dạy học theo Chuẩn 23


II – Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mơn


Tiếng Việt


lớp 5 phát huy tính tích cực học tập của học sinh


26
1. Dạy kiến thức tiếng Việt và văn học nhằm tạo cơ


sở cho việc hình thành và phát triển các kĩ năng 26
2. Dạy học các kĩ năng đọc, nghe, nói, viết theo quan


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

3. Vận dụng hình thức tổ chức dạy học đáp ứng khả



năng học tập của các đối tượng học sinh 46
III – Đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 5 theo


Chuẩn kiến thức, kĩ năng 51


1. Đánh giá thường xuyên 51


2. Đánh giá định kì 52


IV – Hướng dẫn củng cố kiến thức, kĩ năng môn Tiếng


Việt lớp 5 qua hệ thống bài tập thực hành 55
1. Giới thiệu hệ thống bài tập thực hành củng cố kiến


thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 5 55
2. Hướng dẫn HS thực hành luyện tập theo từng tuần


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<b> Dạy học đảm bảo chất lợng mơn tiếng việt lớp 5</b>


<b>M· sè : </b>


In ... b¶n, khỉ 17  24 cm


t¹i ...
Sè in ... ; Sè xuÊt b¶n:


</div>

<!--links-->

×