Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

van hoc vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.04 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>GIAI THOẠI VĂN HỌC VIỆT NAM</b>


<i><b>1.TRĂNG LÀ CUNG, SAO LÀ ĐẠN </b></i>



<i>Mạc Đĩnh Chi<b> sang sứ triều Nguyên, lúc vào bệ kiến, vua Nguyên muốn thử tài</b></i>
<i><b>văn chương của trạng và cũng muốn dị khí tiết của sứ thần bằng một câu </b></i>
<i><b>đối. </b></i>


<i><b>Vua Nguyên đọc: </b></i>


<i><b>Nhật hỏa vân yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ.</b></i>


<i><b>Nghĩa là: </b></i>


<i><b>Mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy vừng trăng.</b></i>


<i><b>Mạc Đĩnh Chi biết là vua Nguyên kiêu hãnh, tự xem mình là mặt trời, và coi </b></i>
<i><b>Việt Nam như mặt trăng, ban ngày nhất định phải bị mặt trời thơn tính, ơng </b></i>
<i><b>bèn ứng khẩu đối ngay: </b></i>


<i><b>Nguyệt cung, tinh đạn hồng hơn xạ lạc kim ơ</b></i>


<i><b>Nghĩa là: </b></i>


<i><b>Trăng là cung; sao là đạn, chiều tối bắn rơi mặt trời.</b></i>


<i><b>Câu ra đã giỏi mà câu đối lại tài hơn. Vua Nguyên nghe đối biết là mình bị </b></i>
<i><b>trả miếng rất đau, nhưng cũng hết sức kính phục Mạc Đĩnh Chi, bèn thưởng </b></i>
<i><b>cho trạng Việt Nam rượu ngon và rất nhiều vàng lụa. </b></i>


<b>2.Giai thoại về Nguyễn Du. </b>




Nguyễn Du (1766 - 1820), đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, tên chữ là Tố Như,
hiệu Thanh Hiên, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một
gia đình đại q tộc có thế lực và có truyền thống văn học bậc nhất đương thời. Nguyễn Du
thông minh, học rộng, nhưng chỉ đỗ đến tam trường (Tú tài), ông ra đời bằng chức quan võ nhỏ
biên trấn ở Thái Nguyên, kế nghiệp ông bố nuôi họ Hà. Tuy xuất thân trong một gia đình vọng
tộc, nhưng ông không được hưởng phúc ấm của tổ tiên. Những biến cố của đời sống chính trị
dồn dập ập đến biến ông thành nhà thơ - người phát ngôn cho quyền sống của những người lao
khổ, nhà nhân văn chủ nghĩa lớn nhất của đất nước đầu thế kỷ XIX. Tạp chí Quê Hương xin giới
thiệu một số giai thoại về Nguyễn Du.


<b>Câu thơ bỏ lửng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Một hôm, các nho sinh đến chậm, phải chờ đò mãi. Trống trường bên kia đã điểm hối thúc.
Nguyễn Du chờ sốt ruột nên làm một bài thơ nhờ bạn đưa cơ lái đị để tỏ lịng mình và cũng là
để thử lịng cơ gái. Bài thơ như sau:


Ai ơi, chèo chống tôi sang.
Kẻo trời trưa trật lỡ làng tơi ra
Cịn nhiều qua lại, lại qua
Giúp nhau rồi nữa để mà....


Câu thơ cuối, tác giả bỏ lửng có ý để chờ cô gái điền vào. Nhận được, cô gái bẽn lẽn và từ chối,
nhưng về sau nể lời bạn, cô cũng thêm vào hai chữ... quen nhau.


Rồi ngày tháng dần qua, bến đợi sông chờ, một ngọn lửa thầm kín bùng lên giữa hai người, sợi
dây tình khăng khít buộc chàng trai q tộc và cơ gái bình dân. Thế rồi hai người yêu nhau. Nhà
thơ thổ lộ tâm tình ra bốn câu lục bát rằng:


Xưa quen nay đã nên thương



Cùng nhau chắp mối tơ vương chữ tình
Cảnh xinh xinh, người xinh xinh


Trên trời, dưới nước, giữa mình với ta.


Họ yêu nhau tha thiết, quyết chí lấy nhau, nhưng gia đình Nguyễn Du khơng đồng ý. Bởi lẽ đơn
giản, Nguyễn Du là cậu con trai quý tộc mà cô gái là một người bình dân. Nguyễn Du bị gửi về
học một ơng đồ khác ở Thái Bình. Nguyễn Du buồn rầu từ giã người yêu, mối tình đầu trong
trắng của mình, dằn lịng chấp nhận gia pháp khắc nghiệt của họ Nguyễn Tiên Điền.


Hơn 10 năm sau, Nguyễn Du có dịp trở lại bến cũ đị xưa thì cơ gái đi lấy chồng lâu rồi, dịng
nước đỏ vẫn lặng lẽ trơi. Bến đị vẫn đơng người qua lại nhưng vắng bóng một người. Trơng
cảnh cũ nhớ người xưa, nhà thơ bùi ngùi ngâm lên bốn câu thơ lục bát để gửi gắm lịng mình:
Yêu nhau những muốn gần nhau,


Bể sâu trăm trượng, tình sâu gấp mười.
Vì đâu xa cách đơi nơi.


Bến nay cịn đó nào người năm xưa?
<b>Hát phường vải </b>


Làng Trường Lưu thuộc huyện Nghi Xuân là một trong những làng văn vật nổi tiếng về hát
phường vải, về nghề dệt vải và con gái đẹp. Làng Tiên Điền có nghề làm nón. Trai thanh phường
nón thường kéo nhau sang hát với gái lịch phường vải ở Trường Lưu. Họ đi hát vì mê hát, nhưng
một phần cũng vì mê các cơ gái đẹp. Trong các chuyến đi ấy, Chiêu Bảy (Nguyễn Du là con thứ
bảy nên gọi là Chiêu Bảy) chẳng bao giờ vắng mặt. Con đường sang Trường Lưu đã trở nên quen
thuộc. Đến nay nhân dân Hà Tĩnh còn nhắc những câu Nguyễn Du cùng các cô gái đối đáp.
Cậu Chiêu Bảy đã để thương để nhớ lại rằng:


Phiên nào chợ Vịnh ra trơng



Mồng ba chẳng thấy lại hịng mười ba.


Đến khi Nguyễn Du ra làm quan cho triều đình nhà Nguyễn thì cơ Tuyết, một trong những cô gái
hát phường vải ấy trách:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Anh làm tham tri em cũng biết rồi.


Có một đêm hát nọ, Chiêu Bảy gặp một cô gái tên là Cúc, người đẹp, giọng hay, nhưng phải một
nỗi quá thì mà vẫn chưa chồng. Chiêu Bảy biết thóp, liền hát chơi:


Trăm hoa đua nở về xuân


Cớ sao Cúc lại muộn mằn về thu?


Chiêu Bảy vờ nói chuyện hoa để châm chọc: các cô gái khác đều đã đi lấy chồng sớm, sao riêng
cô Cúc lại để q lứa lỡ thì như vậy?


Nhưng cơ Cúc nào phải tay vừa, thống nghe cơ đã hiểu ngay ý tứ của đối phương, bèn cất tiếng
hát đáp lại:


Vì chưng tham chút nhuỵ vàng
Cho nên Cúc phải dềnh dàng về thu.


Hoa cúc vốn là loài hoa nở về mùa thu, cúc nở về thu mới đang độ tươi đẹp, đúng kỳ chớ không
phải muộn. Câu hỏi khôn và câu trả lời cũng thật khéo.


<b>3.Giai thoại về nhà tiên tri Nguyễn Bỉnh Khiêm.</b>



Lịch sử khoa cử Việt Nam có hàng chục trạng ngun, nhưng ít có ông trạng nào mà tên tuổi lại


được nhắc tới với nhiều giai thoại kỳ bí như Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585). Là một nhà thơ
lớn của dân tộc, Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao tư tưởng nhân nghĩa, hịa bình. Chính ơng là người
đầu tiên nhắc tới hai chữ Việt Nam trong các tác phẩm của mình. Là một người thầy lớn, Nguyễn
Bỉnh Khiêm đã đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Học trị của ơng, người theo nhà Mạc, người
theo nhà Lê. Ngoài triều Mạc, cả họ Trịnh, họ Nguyễn, những người thuộc các phe đối lập, cũng
đều tơn kính ơng, thường xin ý kiến ông về nhiều vấn đề hệ trọng. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chỉ
cho tất cả. Họ đều thấy sự chỉ dẫn của ông là đúng, nên ông được xem như bậc đại hiền, một
ông trạng tiên tri...


<b>Những lời khuyên làm nên sự nghiệp </b>


Năm 1568, khi Nguyễn Hoàng thấy anh ruột là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm (anh rể) giết, bèn sai
người đến xin ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc này đã 77 tuổi, đang sống ẩn dật ở Am Bạch Vân.
Không trả lời trực tiếp, ông dẫn sứ giả ra hòn non bộ, chỉ vào đàn kiến đang bị và nói:


"Hồnh sơn nhất đái, khả dĩ dung thân"
(Một dải Hồnh Sơn có thể dung thân được)


Hiểu được ý ấy, Nguyễn Hoàng nhờ chị gái xin với anh rể Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận
Hóa từ đèo Ngang trở vào, từ đó lập ra nhà Nguyễn ở phương nam. Về sau sử nhà Nguyễn sửa
thành "vạn đại dung thân", hy vọng sẽ giữ được cơ nghiệp mãi mãi.


Ở Thăng Long, Trịnh Kiểm cũng muốn bỏ Vua Lê để tự xưng vương. Khi cho người đến hỏi ý kiến
của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông không trả lời mà dẫn sứ giả ra chùa, thắp hương mà nói: "Mấy năm
nay mất mùa, nên tìm thóc giống cũ mà gieo". Rồi lại bảo chú tiểu quét dọn chùa sạch sẽ và nói:
"Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản". Hiểu ý, Trịnh Kiểm khơng dám phế bỏ nhà Lê mà phò Vua Lê để
lập nghiệp Chúa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Bỉnh Khiêm chỉ hỏi tình hình, nói chuyện văn chương chứ không trả lời. Đêm ấy Phùng Khắc
Khoan ngủ lại tại nhà thầy. Sang canh tư, Nguyễn Bỉnh Khiêm đến phòng ngủ của học trò, đứng


ngồi gõ cửa và nói vọng vào:


"Gà đã gáy rồi, trời đã sáng, sao không dậy, ngủ mãi ử"


Phùng Khắc Khoan nghe xong, suy nghĩ, và đoán rằng thầy gián tiếp bảo thời cơ đã đến, có thể
vào giúp nhà Lê. Ông vội vàng thu xếp hành lý, đợi đến lúc mặt trời mọc thì vào giã từ thầy.
Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn khơng nói gì, chỉ cuốn một chiếc chiếu ngắn ném theo. Phùng Khắc
Khoan nhặt lấy chiếu, vừa đi vừa nghĩ:


"Phải chăng đây là ý dặn mình cần hành động gấp và dứt điểm như cuốn chiếủ"


Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm gần mất, nhà Mạc cho người đến hỏi ơng về kế lâu dài. Ơng đáp: "Cao
Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế" (Đất Cao Bằng tuy nhỏ nhưng dựa vào đó có thể kéo dài được
vài đời). Sau quả đúng như vậy.


<b>Những lời sấm cho nhiều đời sau </b>


Dân gian lưu truyền nhiều bản Sấm ký được cho là của ông. Hiện nay ở kho sách Viện nghiên
cứu Hán - Nôm còn giữ được bốn bản. Tuy nhiên các bản này đều khơng có tên người chép,
chép từ bao giờ và chép ở đâu? Do vậy, chúng ta cần phải làm rõ vấn đề đâu là khả năng dự báo
xã hội của Nguyễn Bỉnh Khiêm do kiến thức và kinh nghiệm đã đem lại, đâu là những điều mà
người đời đã gán ghép cho ông? Mặc dù là "tồn nghi" nhưng chúng tơi cũng xin trích ra để bạn
đọc cùng khảo cứu.


Truyện kể lại rằng, trước khi qua đời, Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại một phong thư, đặt trong một
ống quyển gắn kín, dặn con cháu sau này nếu làm ăn sa sút, mang thư ấy đến gặp quan sở tại
thì sẽ được cứu giúp. Đến đời thứ bảy, người cháu thứ bảy là Thời Đương nghèo khốn quá, nhớ
lời truyền lại, đem phong thư đến gặp quan sở tại. Quan lúc này đang nằm võng đọc sách, nghe
gia nhân báo có thư của cụ Trạng Trình thì lấy làm lạ, lật đật chạy ra đón thư. Vừa ra khỏi nhà
thì cái xà rơi xuống đúng chỗ võng đang nằm. Quan sợ hãi vội mở thư ra xem thì chỉ có mấy


chữ:


"Ngã cứu nhĩ thượng lương chi ách
Nhĩ cứu ngã thất thế chi tơn
(Ta cứu ngươi thốt khỏi ách xà rơi
Ngươi nên cứu cháu bảy đời của ta)


Quan vừa kinh ngạc, vừa cảm phục, bèn giúp đỡ cháu bảy đời của Trạng hết sức tử tế.
Đến đời Vua Minh Mệnh (1820 - 1840) trong dân gian lưu truyền một câu sấm: "Gia Long nhị
đại, Vĩnh Lại vi Vương" (đời thứ hai Gia Long, người ở Vĩnh Lại làm vua). Vua Minh Mệnh vốn tính
đa nghi. Biết được mấy câu sấm ấy, nhà vua vừa có ý đề phịng, vừa căm giận Trạng Trình.
Tổng đốc Hải Dương lúc bấy giờ là Nguyễn Công Trứ được lệnh đến phá đền thờ Trạng Trình.
Nguyễn Cơng Trứ cho lính đến, cứ y lệnh triều đình cho đập tường, dỡ nóc. Nhưng khi tháo cây
thượng lương ra thì một cái hộp nhỏ đã để sẵn trong tấm gỗ, rơi xuống. Quân lính nhặt đưa trình
chủ tướng, Nguyễn Cơng Trứ mở xem, trong đó có một mảnh giấy đề chữ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Nào ai cướp nước tranh quyền gì ai".


Nguyễn Cơng Trứ vội ra lệnh dừng ngay việc phá đền, khẩn cấp tâu về triều đình, xin làm lại đền
thờ Trạng Trình.


Ở một tập sấm mở đầu có các câu:
"Nước Nam thường có thánh tài
Sơn hà vững đạt mấy ai rõ ràng
Bãi ngọc đất nổi, âu vàng trời cho
Học cách vật mới dò tới chốn..."


Có người cho rằng những lời thơ ấy đã khẳng định đất nước có nhiều người tài giỏi, cùng với
nhân dân giữ vững đất nước qua biết bao nguy biến. Đất nước cũng có nhiều tài nguyên phong
phú cần được khai thác. Đảo Sơn phải chăng là Vũng Tàu - Cơn Đảo? Nơi có tiềm năng về dầu


khí và có vị trí kinh tế chiến lược? Những lời sấm ấy cũng khẳng định phải có khoa học - kỹ thuật
(học cách vật) mới có thể khai thác tốt và sử dụng tốt những tài nguyên đó, những âu vàng trời
cho.


Tập sấm cịn đề cập tới một bậc Thánh giúp đời:
"Một đời có một tơi ngoan,


Giúp chung nhà nước dân an thái bình
Ấy điềm sinh Thánh rành rành chẳng nghi"
[...]


Trong tập sấm cũng ghi một lời rất đặc biệt:
"Hồng Lam ngũ bách niên thiên hạ


Hưng tộ diên trường ức vạn xuân"
(Đất nước Hồng Lam này sau ta 500 năm
sẽ là một thời kỳ hưng thịnh vạn mùa xuân)


Nguyễn Bỉnh Khiêm mất năm 1585, thọ 94 tuổi. Ba trăm năm sau, trong bộ sách lớn "Lịch triều
hiến chương loại chí", nhà văn hóa Phan Huy Chú đã coi Nguyễn Bỉnh Khiêm là "Một bậc kỳ tài,
hiển danh muôn thuở".


<b> Tân hà, 24/10/2011</b>
<b> </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×