Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Kinh nghiệm giáo dục kĩ năng phòng, chống dịch bệnh covid 19 cho HS lớp 8 qua bài vệ sinh hô hấp môn sinh học 8 tại trường THCS xuân phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG,
CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 CHO HỌC SINH
LỚP 8 QUA BÀI “VỆ SINH HÔ HẤP” MÔN SINH
HỌC 8 TẠI TRƯỜNG THCS XUÂN PHÚC

Người thực hiện: Lương Thị Loan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân Phúc
SKKN thuộc mơn: Sinh học

THANH HĨA NĂM 2021


2

Mục lục

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Thế giới đương đại đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Để hòa nhập
theo nhịp sống đang từng bước phát triển của thế giới và nước nhà, chúng ta cần
những thế hệ trẻ có kiến thức và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống
một cách hiệu quả. Từ đó, những chủ nhân mới sẽ có trách nhiệm xây dựng và
bảo vệ đất nước văn minh, giàu đẹp, bền vững, ngang tầm với bè bạn năm Châu.
Thế hệ trẻ có tri thức đáng q mà ta đang đề cập, khơng ai khác chính là các em


HS đang ngồi trên ghế nhà trường. Đội ngũ thầy cơ giáo chính là người trực tiếp,
có nhiệm vụ trang bị cho các em kiến thức và các kĩ năng sống quan trọng.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có tầm quan trọng rất lớn trong
trường phổ thơng: Giáo dục kĩ năng sống có vai trò thúc đẩy sự phát triển cá
nhân và xã hội, kĩ năng sống là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành
thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh; Giáo dục kĩ năng sống là yêu
cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ; Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu
đổi mới giáo dục phổ thông.
Hiện nay, nội dung giáo dục kĩ năng sống nói chung, kĩ năng phịng dịch
covid-19 nói riêng đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào giảng dạy cho
học sinh trong các trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khác nhau. Chương
trình hành động về giáo dục cho mọi người đã đặt ra trách nhiệm cho mỗi quốc
gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận với chương trình giáo dục kỹ
năng sống phù hợp và kĩ năng sống cần được xem như một nội dung của chất
lượng giáo dục. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một tài liệu hướng dẫn cụ thể
nào chỉ ra những đặc điểm riêng, đặc thù trong việc giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh trường THCS.
Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp
ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế của đất nước, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh
mẽ theo 4 trụ cột của giáo dục thế kỉ 21, mà thực chất là tiếp cận kỹ năng sống.
Đó là: “Học để biết. Học để làm. Học để tự khẳng định mình và học để cùng
chung sống”. Nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp trong 1 số mơn
học cấp THCS trong đó có mơn Sinh học. Tuy nhiên, việc thực hiện giáo dục kĩ
năng sống thông qua các môn học này chưa hiệu quả.
Đại dịch Covid-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là vi
rút SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Đại dịch Covid-19 đã gây


3

ra những hậu quả sâu rộng cả về kinh tế, văn hóa, giáo dục... ở tất cả các quốc ra
trên thế giới. Để đẩy lùi đại dịch Covid-19 cách tốt nhất là giáo dục kĩ năng
phòng chống dịch cho mọi người đặc biệt là học sinh cấp THCS. Bản thân cơng
tác tại trường THCS Xn Phúc, Như Thanh, Thanh Hóa. Đơn vị thường chịu
tác động của nhiều hủ tục lạc hậu, kinh tế của người dân khó khăn, hiểu biết của
người dân hạn chế cộng thêm việc giáo dục kĩ năng phòng, chống dịch bệnh
Covid-9 trong trường THCS chưa được đưa vào một mơn học riêng biệt nên kĩ
năng phịng chống đại dịch Covid-19 còn hạn chế.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên nên tôi chọn đề tài sáng kiến: “ Kinh
nghiệm giáo dục kĩ năng phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho HS lớp 8 qua
bài Vệ sinh hô hấp môn Sinh học 8 tại trường THCS Xuân Phúc” để góp
phần ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 và bảo vệ sức khỏe cho thế hệ
tương lai của đất nước.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích của đề tài là giúp học sinh lớp 8 hình thành và phát triển kĩ
năng phòng chống đại dịch bệnh Covid-19 để bảo vệ sức khỏe bản thân và sức
khỏe cộng đồng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Kĩ năng phòng, chống dịch Covid-19 ở học sinh lớp 8.
- Bài Vệ sinh hô hấp sinh học 8.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- SKKN sử dụng các phương pháp điều tra, thống kê, phân tích, tổng hợp,
so sánh, phương pháp logic, …
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Quan điểm, đường lối giáo dục
Nghị quyết số 29-NQ/TW hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) ngày 4/11/2013
nêu rõ:
- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước và của toàn dân.

- Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực
công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng,
phát triển năng lực…
Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ
đưa vào nội dung: nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối
sống, kĩ năng sống cho học sinh.
Công văn số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Bộ GD
và ĐT nêu rõ: Đối với học sinh trung học và học viên GDTX cấp THCS và cấp


4
THPT. Tiếp tục rèn luyện những kĩ năng đã được học ở tiểu học, tập trung giáo
dục những KNS cốt lõi, có ý nghĩa thiết thực cho người học như: kĩ năng ra
quyết định và giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy phản biện và sáng tạo, kĩ năng
giao tiếp và hợp tác, kĩ năng tự nhận thức và cảm thông, kĩ năng quản lý cảm
xúc và đương đầu với áp lực, kĩ năng tự học.
Công văn số 4026/BGDĐT-GDCTHSSV ban hành ngày 01 tháng 9 năm
2017 của bộ GD và ĐT có nội dung: Các cơ sở giáo dục tăng cường giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh thông qua việc tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học các
mơn học Đạo đức, Giáo dục cơng dân, tích hợp, lồng ghép trong các môn học
liên quan; các hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa, hoạt động trải nghiệm
và các hoạt động giáo dục khác đảm bảo thiết thực, hiệu quả, nội dung giáo dục
dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp lứa tuổi.
Có thể thấy rằng giáo dục kĩ năng sống trong đó có kĩ năng phịng chống
dịch bệnh Covid-19 trong trường phổ thông là nhiệm vụ quan trọng được sự chỉ
đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, đây là yêu cầu cấp thiết để bảo vệ sức khỏe
cộng đồng và cũng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đó là dạy học gắn liền với
thực tiễn.
2.1.2. Cơ sở lí thuyết

1. Đại dịch Covid-19
a. Covid-19 là gì?
Ngày 31 tháng 12 năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được thông
báo về các trường hợp viêm phổi không rõ nguyên nhân tại thành phố Vũ
Hán,Trung Quốc. Ngày 7 tháng 01 năm 2020 một loại vi rút Corona chủng mới
được xác định là nguyên nhân gây bệnh. Lúc đó, vi rút tạm thời được đặt tên là
phiên bản năm 2019 của vi rút Corona - nCoV (novel Corona vi rút). Tên bệnh
được tạm thời đặt là bệnh Viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút
Corona 2019...
b.Tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh Covid-19 là vi rút SARS-CoV-2 (tên gọi cũ là nCoV)
là một chủng vi rút Corona mới trước đây chưa từng được xác định trên người.
Đến nay đã xác định được 6 chủng vi rút Corona có khả năng lây nhiễm ở người
và SARS-CoV-2 là thành viên thứ bảy (Hình 1).


5

Hình 1. Hình thái vi rút SARS-CoV-2
c. Phương thức lây truyền của bệnh Covid-19
Vi rút SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 có thể lây truyền từ người mang
vi rút sang người lành qua các con đường sau:
+ Vi rút SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người qua những giọt
bắn từ mũi hoặc miệng của người mang vi rút, phát tán khi ho hoặc thở ra. Nếu
hít hoặc nuốt phải những giọt bắn có chứa vi rút SARS-CoV-2 thi sẽ có nguy cơ
bị nhiễm bệnh. Đây là lý do tại sao phải cách xa người bệnh hơn 2 mét. Đến thời
điểm hiện nay, hình thức này được coi là đường lây lan chính của bệnh.
+ Vi rút SARS-CoV-2 nhiễm vào người lành do tiếp xúc với các vật thể có
vi rút trên bề mặt. Những giọt bắn do người mang vi rút phát tán khi ho, hắt hơi,
thở ra, rơi xuống các vật thể và các bề mặt xung quanh. Những người khác chạm

vào những vật thể hoặc bề mặt này, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của
họ cũng sẽ có nguy cơ nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Khả năng tồn tại của vi rút
SARS-CoV-2 trong môi trường:
- Trên bề mặt đồ nhựa: 72 giờ.
- Trên bề mặt thép không gỉ: 48 giờ.
- Trên bề mặt bìa carton: 24 giờ.
- Trên đồ vật làm bằng đồng: 4 giờ.
- Trong khơng khí: 3 giờ.
d. Các triệu chứng của bệnh Covid-19
Sau khi nhiễm vi rút SARS-CoV-2, các triệu chứng của bệnh Covid-19
có thể xuất hiện trong vịng 2-14 ngày, trung bình 5 ngày, người bị nhiễm vi rút
có thể có các triệu chứng sau:
- Ho.


6
- Sốt.
- Khó thở.
- Đau cơ.
- Đau họng.
- Khơng cảm nhận được mùi, vị không rõ nguyên nhân.
- Tiêu chảy.
- Đau đầu.
Lưu ý:
- Một số trường hợp có thể khơng có triệu chứng hoặc chỉ có ho nhẹ,
khơng có sốt.
- Các triệu chứng ban đầu thường gặp: mệt mỏi, nhức đầu, đau họng hoặc
sốt, mất cảm giác về mùi hoặc hương vị.
- Các triệu chứng có thể nhẹ lúc ban đầu và nặng dần lên sau 5-7 ngày,
với ho và khó thở ngày càng xấu đi, tiến triển thành viêm phổi.

- Covid-19 có thể dẫn đến các vấn đề hơ hấp nặng, suy thận hoặc tử vong.
e. Đối tượng có nguy cơ mắc Covid-19
- Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc Covid-19.
- Người cao tuổi, người mắc các bệnh mạn tính khác phối hợp (như bệnh tim
mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế
quản mãn, xơ gan, viêm gan, bệnh thận mãn tính) có nguy cơ lây nhiễm và tử
vong do nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn.
- Những người làm công việc tiếp xúc nhiều với nguồn bệnh như nhân viên
y tế, nhân viên hàng không, đường sắt, người điều khiển phương tiện giao thông.
g. Hậu quả
+ Hủy hoại phổi: Đối với hầu hết trường hợp đã xác nhận, phổi là nơi
Covid-19 tác động đầu tiên (do tiếp xúc gần với các giọt bắn từ người nhiễm
bệnh) và cũng là bộ phận bị tàn phá mạnh nhất... chúng gây ra bệnh về đường hô
hấp. Các triệu chứng corona virút chủng mới ban đầu là sốt, ho, hắt hơi, sau đó
có thể tiến triển thành viêm phổi cấp tính, có thể dẫn đến suy hô hấp.
+ Các vấn đề tim mạch: Các chuyên gia nước ngồi cho biết Covid-19
cũng có thể ảnh hưởng đến tim và mạch máu như làm nhịp tim không đều, tim
bơm không đủ máu đến các mô hoặc gây huyết áp thấp và cần dùng thuốc. Tuy
nhiên, cho đến nay vẫn chưa có cơ sở để khẳng định Covid-19 gây hại trực tiếp
cho tim.
+ Tổn thương gan.
+ Suy thận.
+ Tử vong.
i. Cách phòng tránh


7
Để phòng bệnh cho bản thân và làm chậm sự lây lan của bệnh trong cộng
đồng, mỗi cá nhân cần thực hiện các hành động phòng ngừa như sau:
1. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch,

hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
2. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng
và đến cơ sở y tế.
3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt
hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng
lối sống lành mạnh.
5. Vệ sinh thơng thống nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
6. Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà,
đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
7. Nếu bạn từ vùng có dịch bệnh trở về cần tự cách ly, theo dõi sức khỏe,
khai báo y tế đầy đủ.
8. Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại địa chỉ hoặc
tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ và thường xuyên cập nhật tình
trạng sức khoẻ của bản thân.
9. Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19,
giúp bảo vệ bản thân và gia đình tại địa chỉ: />2. Kĩ năng sống
- Khái niệm kĩ năng sống: Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), kĩ năng
sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể
ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
- Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống:
+ Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp.
Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực;
Loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống
và hoạt động hàng ngày.
+ Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và
phát triển hài hịa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
3. Kĩ năng phòng, chống dịch bệnh Covid-19
a. Khái niệm: Là khả năng để có hành vi, thói quen đúng đắn để bảo vệ
sức khỏe, phòng chống bệnh dịch Covid-19 cho bản thân, gia đình và xã hội

đồng thời loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực bất lợi cho sức khỏe, làm
tăng nguy cơ nhiễm bệnh Covid-19 cho bản thân, gia đình và xã hội.
b. Các bước tiến hành giáo dục kĩ năng phòng, chống dịch bệnh
Covid-19 cho học sinh
Giáo dục kĩ năng phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho học sinh được
thực hiện qua 4 bước (Theo tài liệu tập huấn chuyên đề giáo dục kĩ năng sống
trong môn Sinh học ở trường THCS của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam):


8
* Bước 1: Khám phá
- Mục đích: Kích thích HS tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về những
khái niệm, kĩ năng, kiến thức...sẽ được học; Giúp GV đánh giá/ xác định thực
trạng (kiến thức, kĩ năng../) của HS trước khi giới thiệu vấn đề mới.
- Quá trình thực hiện:
+ GV (cùng HS) thiết kế hoạt động (có tính chất trải nghiệm).
+ GV (cùng HS) đặt câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết đã liên quan
đến bài học mới.
+ GV giúp HS xử lí/ phân tích các hiểu biết hoặc trải nghiệm của HS, tổ
chức và phân loại chúng.
* Bước 2: Kết nối
- Mục đích: Gới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc
tạo “cầu nối” liên kết giữa cái “đã biết”. Cầu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm
hiện có của HS với bài học mới.
- Quá trình thực hiện:
+ GV giới thiệu mục tiêu bài học và kết nối chúng với các vấn đề đã chia
sẻ ở bước 1.
+ GV giới thiệu kiến thức, kĩ năng mới.
+ Kiểm tra xem kiến thức và kĩ năng mới đã được cung cấp toàn diện và
chính xác chưa.

+ Nêu ví dụ.
* Bước 3: Thực hành/ Luyện tập
- Mục đích: Tạo cơ hội cho người học thực hành vận dụng kiến thức và kĩ
năng mới vào một bối cảnh/ hồn cảnh/ điều kiện có ý nghĩa; Định hướng để HS
thực hành đúng cách; Điều chỉnh những hiểu biết và kĩ năng còn sai lệch.
- Quá trình thực hiện:
+ GV thiết kế/chuẩn bị hoạt động mà theo đó yêu cầu HS phải sử dụng
kiến thức và kĩ năng mới;
+ HS làm việc theo cặp hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ;
+ GV giám sát tất cả mọi hoạt động và điều chỉnh khi cần thiết;
+ GV khuyến khích HS thể hiện những điều các em suy nghĩ hoặc mới
lĩnh hội được.
* Bước 4: Vận dụng
- Mục đích: Tạo cơ hội cho HS tích hợp, mở rộng và vận dụng kiến thức
và kĩ năng có được vào các tình huống/ bối cảnh mới.
- Quá trình thực hiện:
+ GV (cùng HS) lập kế hoạch và các hoạt động đối với nhiều mơn học/
lĩnh vực học tập địi hỏi HS vận dụng kiến thức và kĩ năng mới.
+ HS làm việc theo nhóm, cặp và cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ.


9
+ GV và HS cùng tham gia hỏi và trả lời trong suốt quá trình tổ chức hoạt động.
+ GV có thể đánh giá kết quả học tập của HS tại bước này.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng
Qua khảo sát thực trạng vấn đề giáo dục kĩ năng phòng chống dịch bệnh
Covid-19 cho HS lớp 8 của trường THCS Xuân Phúc tơi nhận thấy có nhiều
thuận lợi nhưng cũng gặp khơng ít khó khăn khi thực hiện đề tài.
a. Thuận lợi

- Đa số HS trong trường ngoan, lễ phép và ham học hỏi, được tiếp xúc với
việc giáo dục kĩ năng ở 1 số bài trong các môn ở tiểu học.
- GV có tình u nghề mến trẻ, có trách nhiệm trong cơng tác dạy học và
giáo dục học sinh nói chung, giáo dục kĩ năng sống cho HS nói riêng.
- Hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường luôn được các cấp lãnh
đạo quan tâm.
- Nhà trường đã thực hiện cơng tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và
xã hội trong việc giáo dục kĩ năng bảo vệ sức khỏe, phịng chống dịch bệnh
Covid-19.
b. Khó khăn
Việc giáo dục kĩ năng phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong trường
THCS Xn Phúc cịn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể:
- HS của nhà trường chủ yếu là người dân tộc thiểu số ít va chạm nên cịn
rụt rè, nhút nhát trong việc học tập và rèn kĩ năng trong cuộc sống.
Vì vậy chưa hiểu hết được mối nguy hiểm của dịch bệnh Covid-19 đang
diễn ra trên toàn cầu, chưa quan tâm trang bị kĩ năng phịng bệnh cho chính bản
thân mình, ý thức trách nhiệm với cộng đồng trong phòng chống dịch bệnh
Covid-19 còn hạn chế.
- Trong nhận thức của phụ huynh vẫn xem nhẹ, coi thường cơng tác
phịng chống dịch bệnh. Có nhiều phụ huynh cịn nhận thức sai lệch về dịch
bệnh, chưa hiểu sâu về dịch bệnh, chưa nhận thức được tầm quan trọng của cơng
tác phịng chống dịch bệnh cho HS nên công tác phối hợp giữa nhà trường và
gia đình cịn hạn chế, chưa thật hiệu quả.
- Giáo viên chưa có có nhiều kinh nghiệm, chưa có biện pháp tối ưu trong
giáo dục kĩ năng phòng, chống dịch bệnh cho HS. Đa số GV chưa mạnh dạn, tự
tin cịn ơm đồm trong việc rèn các kĩ năng cho HS. Nội dung giáo dục kĩ năng
thiếu hình ảnh minh họa nên chưa hấp dẫn HS.
- Thời gian thực hiện 1 tiết dạy có 45 phút nên giáo viên có tâm lí sợ cháy
giáo án nên giáo dục kĩ năng sống cho HS qua loa, đại khái, chiếu lệ.
- Tài liệu phục vụ giảng dạy và giáo dục KNS cịn thiếu, chỉ mang tính

định hướng nên giáo viên phải tự nghiên cứu, tìm tịi các thơng tin, tài liệu khác
để bổ trợ cho việc dạy học và rèn kĩ năng cho cho học sinh. Tài liệu SGK phục


10
vụ cho việc dạy học của giáo viên chưa phù hợp với thực tiễn, không đáp ứng
nhu cầu của xã hội.
- Cơ sở vật chất tuy đã được đầu tư và cải tiến nhiều song nó vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu của việc sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
tích cực trong dạy các tiết có nội dung giáo dục kĩ năng phịng chống dịch bệnh
Covid-19 cho HS.
- Người dân của địa phương còn lơ là, chủ quan, nên nguy cơ mắc dịch
bệnh tại địa phương cao.
Vì vậy hiệu quả giáo dục kĩ năng bảo vệ sức khỏe và phòng, chống dịch
bệnh Covid-19 cho HS lớp 8 qua bài “Vệ sinh hô hấp” chưa cao.
2.2.2 Kết quả thực trạng
Năm 2019 - 2020 khi chưa vận dụng các bước giáo dục kĩ năng phòng,
chống dịch bệnh Covid-19 vào bài 22 “Vệ sinh hô hấp”, sau khi dạy song bài
“Vệ sinh hô hấp” tiến hành kiểm tra 15 phút với nội dung giải quyết vấn đề liên
quan đến kĩ năng phòng chống dịch bệnh Covid-19 ở lớp 8 trường THCS Xuân
Phúc - Như Thanh - Thanh Hóa thu được kết quả như sau:
Câu hỏi:
1. Trình bày tác hại của vi rút Covid-19 với hệ hô hấp?
2. Nếu em đi từ vùng có dịch Covid-19 về em sẻ làm gì?
Điểm
Điểm
Điểm
Ghi
Điểm TB Điểm yếu
giỏi

khá
kém
chú
SL % SL % SL
% SL % SL %
Khối 8
47 0 0 4 8,5 17 36,2 18 38,3 8 17
Kết quả trên cho thấy: Tỉ lệ học sinh có kĩ năng bảo vệ sức khỏe và
phịng, chống dịch Covid-19 tốt còn rất thấp, tỉ lệ học sinh thiếu kĩ năng bảo vệ
sức khỏe và phòng, chống dịch Covid-19 chiếm tỉ lệ tương đối cao.
Kết quả này đã thôi thúc tôi áp dụng sáng kiến: “Giáo dục kĩ năng
phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho HS lớp 8 qua bài Vệ sinh hô hấp môn
Sinh học 8 tại trường THCS Xuân Phúc”.
Lớp
(Khối)


số

2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề
a. Bổ sung kiến thức liên quan cho giáo viên giảng dạy
Trong trường sư phạm giáo viên chỉ được trang bị kiến thức chuyên ngành
chứ không được trang bị kiến thức liên quan đến việc giáo dục kĩ năng sống.
Dịch bệnh Covid-19 là dịch bệnh mới phát sinh do vậy việc bổ sung kiến thức
liên quan đến giáo dục kĩ năng bảo vệ sức khỏe và phòng chống dịch bệnh
Covid-19 là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong giảng dạy.
Giáo viên có thể tự bổ sung kiến thức liên quan qua nhiều kênh như:



11
+ Mạng xã hội: Mạng xã hội rất đa dạng về thơng tin tuy nhiên có những
thơng tin chính xác có thơng tin chưa chính xác vì vậy địi hỏi giáo viên phải
biết chắt lọc thông tin để lựa chọn thơng tin chính xác đưa vào giảng dạy.
+ Tài liệu do bộ, ngành cung cấp.
+ Học hỏi từ đồng nghiệp, chuyên gia.
b. Xác định địa chỉ giáo dục kĩ năng phịng chống dịch
bệnh Covid-19
Các bài trong chương trình Sinh học 8 đều có thể lồng ghép giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh nhưng có thể nói bài “ Vệ sinh hô hấp” là bài áp dụng
giáo dục kĩ năng bảo vệ sức khỏe và phòng chống dịch bệnh Covid-19 phù hợp
nhất vì kiến thức bài Vệ sinh hơ hấp có liên quan đến nguyên nhân, hậu quả con
đường lây tuyền và cách phòng tránh bệnh dịch này.
Bài “Vệ sinh hô hấp” được phân bố 1 tiết trong chủ đề Hô hấp (Theo kế
hoạch giáo dục nhà trường môn Sinh học tháng 10 năm 2020 trường THCS
Xuân Phúc). Bài gồm 2 mục và cả hai mục của bài đều có thể lồng ghép nội
dung giáo dục kĩ năng phòng chống dịch bệnh Covid-19:
- Mục I: Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại. Ở mục này có thể
chia thành 2 hoạt động nhỏ (Hoạt động a: tìm hiểu tác nhân gây hại đường hơ
hấp; Hoạt động b: Đề xuất các biện pháp để bảo vệ hệ hơ hấp tránh tác nhân có
hại) để HS dễ tìm hiểu, ghi nhớ và vận dụng kiến thức về nguyên nhân, hâụ quả,
con đường lây truyền dịch bệnh Covid-19 qua đó giáo viên cũng giáo dục cho
học sinh kĩ năng bảo vệ sức khỏe và phòng chống dịch bệnh Covid-19.
- Mục II: Cần tập luyện để có một hệ hơ hấp khỏe mạnh. Ở mục này GV
đi sâu vào giáo dục kĩ năng bảo vệ sức khỏe và phòng dịch bệnh Covid-19 cho
HS qua đó khẳng định cho HS trong phịng chống dịch Covid-19 phải xem
phịng là chính là yếu tố quyết định đến sự thành bại của công tác phòng chống
dịch bệnh Covid-19.
c. Xây dựng giáo án giáo dục kĩ năng phòng chống dịch bệnh Covid19 phù hợp
Giáo án giáo dục kĩ năng sống không phải là một giáo án độc lập trong

chương trình dạy học Sinh 8 vì vậy khi xây dựng giáo án cần đảm bảo cấu trúc
giáo án hiện hành (gồm 4 bước trong mỗi hoạt động theo cơng văn 572 của sở
GD&ĐT Thanh Hóa) vừa đảm bảo các bước của quá trình giáo dục kĩ năng sống
trong bộ môn. Cụ thể:
* Bước 1- khám phá tương đương với đặt vấn đề vào bài
- GV đặt vấn đề: Trong thực tế chúng ta gặp rất nhiều các bệnh về đường
hô hấp. Em hãy kể một bệnh liên quan đến hô hấp đã trở thành đại dịch hiện
nay cho loài người?
- GV dành thời gian 1 phút cho HS động não.
- HS phát biểu ý kiến, GV ghi lại những ý kiến lên góc bảng.


12
- GV chiếu một số tranh ảnh về bệnh covid-19 và dẫn dắt vào bài: Tại
sao chúng ta lại mắc các bệnh Covid-19? Ngồi dịch bệnh này cịn có bệnh nào
về đường hơ hấp. Chúng ta cần làm gì để có một hệ hơ hấp khỏe mạnh? Đây
chính là nội dung mà chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài hôm nay.
* Bước 2 - Kết nối được thực hiện thơng qua các hoạt động trong tiến
trình dạy học
Hoạt động 1: Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi tác nhân có hại
Hoạt động a: Tìm hiểu các tác nhân gây hại đường hơ hấp
- GV chia nhóm HS, mỗi nhóm từ 6 - 8 em, mỗi nhóm tự đọc thơng tin
mục I của bài trong SGK, lựa chọn một số tranh (trong đó có tranh vi rút
Cozona) do GV đưa ra phân vào các nguồn gốc phát sinh bệnh đường hơ hấp và
trình bày tác hại của tác nhân đó.
+ Nhóm 1: Trình bày tác nhân bụi.
+ Nhóm 2: Trình bày tác nhân NOx.
+ Nhóm 3: Trình bày tác nhân SOx.
+ Nhóm 4: Trình bày tác nhân CO.
+ Nhóm 5: Trình bày tác nhân các chất độc hại.

+ Nhóm 6: Trình bày tác nhân các vi sinh vật gây bệnh.
CO, SOX, NOX, CO2
Bụi

Vi khuẩn, vi rút


13

Nicôtin, Nitrôzamin

Một số bệnh về đường hô hấp
Ung thư thanh quản

Ung thư phổi

Ung thư vòm họng

Phổi bị nhiểm trùng

- GV tóm tắt lại theo sơ đồ: (Nội dung bảng 22 SGK đã sơ đồ hóa)
Hoạt động b: Đề xuất các biện pháp bảo vệ hệ hơ hấp tránh tác nhân
có hại
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ: Đề xuất các
biện pháp bảo vệ hệ hơ hấp tránh các tác nhân có hại.


14

- GV chốt lại kiến thức bằng sơ đồ:

- Trồng nhiều cây xanh.
- Điều hịa thành phần khơng khí theo hướng có lợi cho hơ hấp.
- Đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh và ở những nơi có- bụi.
Hạn chế ô nhiễm không khí từ bụi

- Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải các khí độc hại.
- Khơng hút thuốc lá và vận động mọi người không nên
hútchế
thuốc.
- Hạn
ơ nhiễm khơng khí từ các chất khí độc (NOx, SOx, CO, nicotin...)

- Đảm bảo nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.
-Thường xuyên dọn vệ sinh.
Hạn chế ơ nhiễm khơng khí từ các vi sinh vật gây bệnh.
- Không khạc nhổ bừa bãi.

- GV giáo dục kĩ năng phòng tránh dịch bệnh Covid-19: Cho HS các
nhóm xem video về bệnh dịch Covid-19, sử dụng PP chuyên gia để HS hỏi các
nội dung sau:

Hình ảnh thể hiện quyết tâm đẩy lùi Covid-19 của Việt Nam trong Video.
+ Tác nhân gây bệnh.


15
+ Con đường lây truyền.
+ Tác hại.
+ Biện pháp bảo vệ cơ thể tránh bị lây nhiễm bệnh. Trong các biện pháp
đó, theo em biện pháp nào quan trọng nhất?

- Các nhóm cử 1 đại diện lên phía trên của lớp hình thành nhóm chun
gia để các HS trong lớp phỏng vấn.
Hoạt động 2: Xây dựng các biện pháp luyện tập để có một hệ hơ hấp
khỏe mạnh
GV u cầu HS độc lập nghiên cứu thông tin mục II của bài, quan sát
tranh để thu nhận và xử lí thơng tin và trả lời các câu hỏi:

? Giải thích tại sao luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có
thể có được dung tích sống lí tưởng ?
? Giải thích vì sao khi thở sâu, và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm
tăng hiệu quả hơ hấp? (giáo viên có thể minh họa cụ thể bằng bài tốn tính khí
hữu ích tới phế nang khi hít thở thường và hít thở sâu)?
? Em hãy đề ra các biện pháp rèn luyện để có hệ hô hấp?
? Việc rèn luyện phải dựa trên nguyên tắc nào?
- GV lồng ghép giáo dục kĩ năng phòng chống Covid-19 qua câu hỏi:
? Tại sao dịch Covid-19 do Vi rút gây ra mà rèn luyện tập thể thao lại
giúp phòng, chống được Covid-19?
- Bước 3 - Thực hành/ luyện tập có thể đưa vào mục tổng kết và hướng
dẫn học tập
+ GV đưa ra các bài tập tình huống yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời:


16
Bài tập 1: “Một thầy giáo bị cảm nhưng vẫn đến trường. Khi đến trường,
thầy hắt hơi và lúc đó thầy đã lấy tay che mũi. Thầy gặp một thầy giáo khác và bắt
tay chào hỏi thầy giáo đó. Sau đó thầy lau tay bằng khăn tay và lên lớp giảng bài”.
+ Những việc thầy vừa làm có nguy cơ gì?
+ Lẽ ra thầy nên làm gì?
Bài tập 2: Để chủ động phòng chống dịch Covid-19 Bộ y tế đã ra thơng
điệp 5K. Em hãy cho biết 5K là gì?

Bài tập 3: Hãy bình các bức tranh sau:

Sau khi HS bình về bức tranh GV cho HS xem Video vũ điệu rửa tayghen Covy của Quang Đăng để tiết học trở nên sinh động hơn, giảm bớt căng
thẳng cho HS trong tiết học.
- Bước 4 - Vận dụng. Trong bài này GV đưa vào mục tổng kết và
hướng dẫn học tập
Giáo viên đưa ra câu hỏi hoa điểm 10 vừa để cũng cố kiến thức toàn bài
cho HS vừa đánh giá kết quả học tập của HS.
Câu 1: Trình bày nội dung bài học theo sơ đồ tư duy sau:


17

Câu 2: Bản thân em đã làm gì để khơng bị lây nhiễm Covid-19?
d. Tổ chức linh hoạt các hoạt dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giáo
dục kĩ năng phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong tiết học
- Để giúp học sinh tự khai thác hết kiến thức bài học giáo viên đã sử dụng
nhiều kĩ thuật dạy học tích cực như: Kĩ thuật động não, kĩ thuật bản đồ tư duy, kĩ
thuật nhóm, kĩ thuật hỏi chuyên gia...
- Khi tổ chức hoạt động cho HS đôi khi không giống như trong giáo án vì
vậy giáo viên phải biết xử lí các tình huống phát sinh để hướng học sinh chốt lại
những kiến thức chuẩn đồng thời làm tiết học sinh động, hấp dẫn.
e. Rèn luyện kĩ năng phòng chống dịch bệnh Covid-19 sau giờ học
Sử dụng phương pháp rèn luyện để HS được tham gia vào các hoạt động
thiết thực trong cuộc sống hàng ngày là việc làm cần thiết nhằm củng cố, duy trì
kĩ năng, gắn kiến thức, kĩ năng phịng chống dịch bệnh được hình thành trên lớp
với kĩ năng trong thực tế. Họat động này còn làm tăng thêm mối quan hệ gắn kết
giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng nơi HS sinh sống.
Để rèn luyện sau giờ học cho HS giáo viên cần xác định mục tiêu, lựa
chọn nội dung để HS rèn luyện; Lập kế hoạch cho hoạt động rèn luyện của HS;



18
Xây dựng phiếu học tập (nếu cần); Giao nhiệm vụ cho HS thực hiện; Thu sản
phẩm và đánh giá kết quả hoạt động.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Thử nghiệm ở 2 năm học, kết quả năm 1: 2019-2020 (chưa dạy theo các
bước giáo dục kĩ năng phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ở bài Vệ sinh hô hấp)
làm đối chứng; kết quả năm 2: 2020-2021 (đã dạy theo các bước giáo dục kĩ
năng phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ở bài Vệ sinh hô hấp) làm thử nghiệm
với trình độ học sinh ở 2 năm là tương đương nhau. Sau khi tiến hành kiểm tra
15 phút với nội dung giống năm 1 tôi thu được kết quả như sau:
Kết quả
khảo sát
Năm học
2019-2020
Năm học
2020-2021

Tổng
số

Loại giỏi

Loại khá

Loại TB

Loại Yếu


Loại kém

HS

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

47

0

0


4

8,5

17

36,2

18

38,3

8

17

59

12

20,3

18

30,5

26

44,1


3

5,1

0

0

- Việc chú trọng rèn luyện KNS cho học sinh vào nội dung các mơn
học trong đó có mơn Sinh học đã đem lại một số kết quả như sau: Học sinh đạt
điểm giỏi, khá từ rất thấp đã tăng lên 50,8%, học sinh bị điểm yếu giảm xuống
còn 5,1% và khơng cịn học sinh bị điểm kém điều đó chứng tỏ:
Học sinh có kĩ năng phịng chống dịch bệnh Covid-19 đã tăng lên. Các em
cũng đã mạnh dạn hơn, dám dơ tay phát biểu và trình bày ý kiến của mình về
vấn đề nêu trên trước tập thể…
Học sinh hứng thú, say mê với bộ mơn thích khám phá bày tỏ ý kiến của
mình với từng tình huống đặt ra trong từng tiết học, nhờ vậy mà chất lượng bộ
môn được tăng lên rõ rệt.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Dạy học gắn với việc giáo dục kĩ năng bảo vệ sức khỏe và phòng chống
dịch Covid-19 cho học sinh là một việc làm cần thiết và có vai trị hết sức quan
trọng trong q trình hồn thiện nhân cách, bảo vệ sức khỏe cho HS và cộng
đồng. Nó trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết, vận dụng bài học


19
vào thực tiễn, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, HS chủ động trong học
tập để kết quả ngày càng cao hơn. Hơn nữa việc rèn luyện KNS cho học sinh

được xác định là một nội dung cơ bản việc thực hiện đổi mới giáo dục theo 4 trụ
cột giáo dục thế kỉ 21 “Học để biết. Học để làm. Học để tự khẳng định mình
và học để cùng chung sống”.
Kết quả thu được khẳng định việc nghiên cứu tìm biện pháp đổi mới trong
quá trình dạy học là rất thiết thực. Làm được như vậy chúng ta sẽ gây được hứng
thú cho học sinh trong học tập. Từ đó giúp học sinh tự tin trong q trình học tập
chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo ở học sinh. Từng bước nâng dần chất lượng học tập bộ mơn góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường.
3.2. Kiến nghị
a. Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy Sinh học 8
- Để làm tốt việc giáo dục KNS cho học sinh qua bài học môn Sinh học,
giáo viên cần không ngừng tự học, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, sử
dụng các kĩ thuật dạy học trong điều kiện cụ thể để nâng cao hiệu quả giảng dạy,
giáo dục KNS cho học sinh.
- Giáo viên cần tìm hiểu, xác định đối tượng học sinh của mình để có
những phương pháp giáo dục KNS phù hợp và hình thành những KNS cần thiết
cho các em. Ngoài ra, giáo viên nên định hướng cho các em một số hoạt động
chuẩn bị cho bài học mới sau khi học xong bài để cho các em chủ động tự tin
khi học bài mới và tham gia các hoạt động.
b. Đối với nhà trường và cấp trên
- Nhà trường: Cần đầu tư thêm các tài liệu về giáo dục KNS như: Các
video, bài tập tình huống gắn liền với đời sống hiện tại. Cần có những giải pháp
để tuyên truyền trong học sinh và phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo
dục bảo vệ sức khỏe và phịng chống Covid-19 để từ đó nâng cao hơn nữa chất
lượng giáo dục.
- Các cấp trên: Bộ GD&ĐT cần thay đổi tài liệu sách giáo khoa, sách cho
giáo viên cắt bớt phần giảm tải, cụ thể hóa phần kĩ năng sống, đưa bài tập tình
huống thực sự gần gũi với học sinh vào SGK.
+ Thường xuyên có các chuyên đề bồi dưỡng kĩ năng sống để giáo viên có

cơ hội học tập, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
Trên đây là quá trình thực hiện đề tài: “Giáo dục kĩ năng phòng, chống
dịch bệnh Covid-19 cho HS lớp 8 qua bài Vệ sinh hô hấp môn Sinh học 8 tại
trường THCS Xuân Phúc” nhằm góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng mục


20
tiêu dạy học chú trọng rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Quá trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài này chắc chắn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế.
Rất mong nhận được sự góp ý từ quý cấp quản lí, các thầy cơ giáo để chúng ta
cùng nhau rút kinh nghiệm giúp việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống qua
môn học Sinh học đạt hiệu quả cao và được áp dụng rộng rãi trên phạm vi cả
nước.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Như Thanh, ngày 10 tháng 4 năm 2021
NHÀ TRƯỜNG
CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP, COPPY

Lương Thị Loan


21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK sinh học 8 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam năm 2011.
2. SGV sinh học 8 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam năm 2005.
3. Giáo trình sinh lí học người - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam năm 2001
4. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Sinh học ở trường THCS – Nhà xuất bản GD
Việt Nam năm 2010



22
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lương Thị Loan
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THCS Xuân Phúc - Như Thanh
- Thanh Hóa
Kết quả
Cấp đánh
giá xếp loại đánh giá Năm học
TT
Tên đề tài SKKN
đánh giá
(Ngành GD cấp
xếp loại
huyện/tỉnh;
xếp loại
(A, B, hoặc
Tỉnh...)

1

2

3

4

5


“Kinh nghiệm tích hợp trong dạy
học bài 22 - vệ sinh hô hấp giúp
học sinh lớp 8 trường THCS
Xuân Phúc phát triển năng lực
giải quyết vấn đề”
“Kinh nghiệm vận dụng đồ thị
hình 21-2 SGK sinh học 8 để
hình thành cho học sinh một số
dạng tốn hơ hấp trong sinh học
8 tại trường THCS Xuân Phúc”
“Kinh nghiệm soạn và dạy bài
51: Cơ quan phân tích thính giác
theo hướng đánh giá 12 tiêu chí
của sở GD & ĐT Thanh Hóa tại
lớp 8 trường THCS Xuân Phúc”
Kinh nghiệm dạy bài "Thực
hành: Tìm hiểu chức năng (liên
quan đến cấu tạo) của tủy sống”
và bài “Phản xạ khơng điều kiện
và phản xạ có điều kiện” ở Sinh
học 8 đạt hiệu quả cao theo định
hướng đánh giá 12 tiêu chí của
sở GD&ĐT Thanh Hóa tại
trường THCS Xuân Phúc.
Kinh nghiệm vận dụng sơ đồ 173 SGK để hình thành cho học
sinh giỏi một số dạng tốn tuần
hồn trong chương trình Sinh học
8 tại trường THCS Xn Phúc.


C)

Phịng
GD&ĐT
Như Thanh

B

2015 - 2016

Phịng
GD&ĐT
Như Thanh

B

2016 - 2017

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

C

2017 - 2018

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

B


2018 - 2019

Phịng
GD&ĐT
Như Thanh

B

2019 - 2020



×