Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy tác phẩm cô tô của nguyễn tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.59 KB, 22 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Một trong những thể loại đưa vào SGK Ngữ văn 6 khá nhiều là thể ký: Chỉ
riêng sách giáo khoa Ngữ Văn 6 tập 2 đã có bốn tác phẩm: Cơ Tơ của Nguyễn Tuân,
Lao xao của Duy Khán, Cây tre Việt Nam của Thép Mới, Lòng yêu nước của I. Êren-bua. Học sinh lớp 6 là đối tượng còn non nớt, ngây thơ. Một bài ca dao, một câu
chuyện cổ tích có lẽ sẽ lơi cuốn, hấp dẫn các em dễ dàng hơn là những trang kí ngồn
ngộn sự sống. Đó chưa kể những bài kí nặng nề chất chính luận, thiên về sự kiện, quả
là một thử thách đối với các em. Vậy làm thế nào để các em tiếp nhận những bài ký
một cách hứng thú, phát hiện ra được nét riêng, hấp dẫn ở mỗi tác phẩm là điều trăn
trở khi tôi dạy thể loại này cho đối tượng lớp 6.
Với những băn khoăn trên, tôi đã cố gắng khai thác các cách tiếp cận những bài
kí khác nhau. Cùng thể loại nhưng bài thì thiên về sự việc (ký sự), bài thiên về cảm
xúc (tùy bút), bài thì thiên về chất chính luận (Lịng u nước), bài lại thiên về thuyết
minh (Cây tre Việt Nam). Bài ký mở đầu cho chuỗi tác phẩm ấy là “ Cô Tô” của
Nguyễn Tuân.
Trong thực tế dự giờ của một số đồng nghiệp, tôi thấy một số người dạy chưa
đúng thể loại, dạy ký mà chẳng khác gì một bài văn tả cảnh. Số khác lại quá nặng về
thể loại- bài dạy trở nên khô khan, nặng nề, học sinh chán học nhất là học sinh lớp 6
chưa có bản lĩnh trong việc tiếp nhận một thể loại văn học mới lạ so với cấp I mà các
em vừa trải qua.
Mặt khác, trong xu hướng tích hợp hiện nay, trong những văn bản ký ta vẫn có
thể khai thác những điều thú vị nếu đi sâu tìm hiểu. Trong số những tác phẩm ký trên,
tôi trăn trở và lựa chọn văn bản “ Cô Tô” để thực hiện đè tài này. Bởi đây là một tác
phẩm hay mà tôi rất tâm đắc. Hơn nữa, Nguyễn Tuân là nhà văn bậc thầy trong việc
sử dụng ngôn ngữ, tác phẩm của ông là tư liệu mà học sinh có thể học tập khi viết văn
miêu tả.
Trong ki đó thì qua thực tế giảng dạy và khảo sát sách giáo khoa, sách giáo viên
và một số tài liệu, tơi nhận thấy có nhiều điểm của bài ký chưa được khai thác hết. Ví
dụ: Sách giáo khoa yêu cầu và hướng dẫn học sinh khai thác chủ yếu vào cảnh đẹp
thiên nhiên, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo, chứ không khắc sâu
cái thời điểm diễn ra các yếu tố ấy: đó là khi cơn bão vừa đi qua. Đó là chưa kể cuốn


Thiết kế bài giảng Ngữ văn của một số tác giả lại viết qúa sơ sài. Ngay cả trong cuốn
Bình giảng ngữ văn 6 cũng đã viết khá hay về bài này song chính cuốn sách này vẫn
cịn bỏ qua những hình ảnh đặc sắc trong bài mà theo tơi Nguyễn Tn đã có dụng ý
đưa vào.
Với những lí do trên đây, tơi đã lựa chọn đề tài: “ Biện pháp nâng cao hiệu quả
giảng dạy tác phẩm: “Cơ Tơ” của Nguyễn Tn
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Với đề tài này, tơi muốn trình bày những nhận thức chung của bản thân về
phương pháp dạy bài “ Cô Tô” theo đặc trưng thể loại và theo hướng tích hợp trên cơ
1


sở tìm ra điểm mấu chốt về nội dung và nghệ thuật của văn bản. Sau đó trình bày cụ
thể hướng khai thác hai tiết dạy bài ký “ Cô Tô” với một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả, chất lượng của bài hoc.
Bài ký “ Cô Tô” đã từng có mặt trong Văn học 6 tập 1 ( Sách chỉnh lý), khi đưa
vào Ngữ Văn 6 – tập 2 đã lược bỏ một phần của đoạn giữa – đoạn tả con thuyền của
Châu Hòa Mãn và màu xanh nước biển buổi chiều. Đây là một đoạn rất đặc sắc,
nhưng để cảm thụ được cái hay của nó phải có một vốn hiểu biết văn học và đời sống
thật phong phú, mà điều này chưa thể có ở học sinh lớp 6.
Tìm hiểu đánh giá, phân tích về bài ký này đã có nhiêu cuốn sách; riêng về sách
tham khảo đã có: Sách giáo viên Ngữ Văn 6; Bình giảng văn 6 ( Vũ Dương Qũy); Hệ
thống câu hỏi Ngữ văn 6- Trần Đình Chung; Thiết kế bài giảng Ngữ văn của Nguyễn
Văn Đường- Hoàng Dân
Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ xin đề cập đến phương pháp dạy học văn bản
ký theo đặc trưng thể loại, trong thế phát hiện ra những dấu hiệu mới mẻ của văn bản
và dạy theo xu hướng tích hợp với phân môn tập làm văn ( Quan sát, tưởng tượng, so
sánh và nhận xét trong văn miêu tả)
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng:

Học sinh 2 lớp 6A1 và 6A2 trường THCS Thạch Lập năm học 2019-2020
2. Phạm vi nghiên cứu: Một số phát hiện mới và phương pháp dạy bài ký “ Cô Tô”
của Nguyễn Tuân theo đặc trưng thể loại và theo hướng tích hợp.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp thực hiện:
a. Phương pháp quan sát: qua dự giờ, rút kinh nghiệm đồng nghiệp.
b. Phương pháp nghiên cứu: Đọc- tìm hiểu tham khảo các tài liệu có liên quan
đến bài học theo tinh thần cải cách, đổi mới.
c.Phương pháp thực nghiệm: Qua trực tiếp giảng dạy 2 lớp 6A1 và 6A2
d.Phương pháp so sánh: Với phương pháp này, tôi có thể phân loại, đối chiếu kết
quả nghiên cứu.
e. Phương pháp điều tra: Qua việc thảo luận, góp ý xây dựng gờ dạy …

2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
“Văn học là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngơn ngữ. Có thể coi một tác
phẩm văn học là một viên ngọc trong cuộc sống, nó bay bổng tạo nên những khúc
nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ ” (1). Vậy làm thế nào cho học sinh
mình cảm nhận được chất thơ của cuộc sống đời thường cũng như có thể làm sáng
tạo nên những tác phẩm nghệ thuật “ bé con ” giá trị? Tôi nghĩ nghĩ đó là một việc
làm mà mọi giáo viên đang tìm cách đi nhẹ nhàng nhất và có hiệu quả nhất.
Dạy học tích hợp và khai thác văn bản theo đặc trưng thể loại là phương pháp và
cũng đồng thời là nguyên tắc dạy học bộ môn ngữ văn ở trung học cơ sở.
Sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 – Quyển 2 Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

2


Trong q trình thực hiện tơi nhận thấy được những ưu điểm của phương pháp này so
với nhiều phương pháp dạy học trước đó mà bản thân đã từng áp dụng. Có thể kể đến

những ưu điểm của phương pháp này như thu hút được học sinh tham gia vào các
hoạt động học tập, tiếp thu kiến thức và kĩ năng tốt hơn, kết quả học tập tốt hơn.
Văn bản Cơ Tơ của Nguyễn Tn là một văn bản kí, do đó khi khai thác cần
bám sát đặc trưng của thể kí. Ngồi ra “Nguyễn Tn cịn là bậc thầy về ngôn ngữ,
bậc thầy trong quan sát, khám phá, liên tưởng tưởng tượng cùng với hiểu biết phong
phú và diễn đạt tài hoa ”(1).Bởi vậy khi dạy học tác phẩm này, chúng ta còn phải định
hướng để phát hiện, phát triển những khả năng trên cho học sinh trong khi tạo lập
văn bản.Thực hiện được điều này chính là chúng ta đã thực hiện được dạy học tích
hợp trong mơn ngữ văn.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM:
Trong thực tế giảng dạy của bản thân cùng với q trình dự giờ đồng nghiệp tơi
thấy việc dạy học ngữ văn nói chung và dạy thể kí nói riêng là chưa gắn liền với đặc
trưng thể loại và việc tích hợp phân mơn nhiều khi cịn xem nhẹ.Với văn bản Cơ Tơ
của Nguyễn Tn thì cần khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của
con người trong hồn cảnh đặc biệt đó là sau cơn bão. Nếu thấy được điều này chúng
ta mới thấy hết được sức sống, sự hồi sinh, bản lĩnh và tâm hồn con người vượt qua
khó khăn giơng bão.
Mặt khác khi phải thực hành viết văn nhiều học sinh ngại viết hoặc viết một cách
khô khan cứng nhắc, ngôn ngữ và cách diễn đạt nghèo nàn. Điều này phản ánh một
thực tế là khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng của học sinh cịn rất hạn chế.
Bên cạnh đó tài liệu nghiên cứu về tác phẩm và thể loại cịn ít đã gây khó khăn trong
q trình giảng dạy cũng như để học sinh tham khảo. Kết quả là những kiến thức về
thể loại kí cũng như việc tiếp thu nội dung nghệ thuật về tác phẩm này còn rất nhiều
hạn chế. Kết quả cụ thể trong năm học 2016-2017 như sau:
Đề bài:
Câu 1: Nêu ấn tượng của em về thiên nhiên và con người Cô Tô?
Câu 2: Em học tập được điều gì khi học xong tác phẩm để áp dụng vào viết văn?
Câu 3: nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật?
Kết quả:

Giỏi
khá
Trung bình
Yếu
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ %
Số
Tỉ lệ %
lượng
%
lượng
%
lượng
lượng
Lớp
6/32 18,7%
9/32
28,1% 11/32
34,3%
6/32
18,7%
6a1
Lớp
4/34 11,7% 7/34
20,5% 14/34
41,2%

9/34
26,47
6a2
%
- Kết quả bài kiểm tra khảo sát lần 2
Đề bài: Viết một bài văn khoảng 400 chữ miêu tả cảnh mặt trời lúc rạng đông trên
cánh đồng quê em.
(1)

Chuyên đề bồi dưỡng Ngữ văn THCS – Ngữ văn 6 – Tập 2 nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
- 2002 – Trang 31

3


Kết quả:

Lớp
6a1
Lớp
6a2

Giỏi
Số
Tỉ lệ
lượng
%
7/32 21,9%

khá

Số
Tỉ lệ %
lượng
8/32
25%

Trung bình
Số
Tỉ lệ %
lượng
12/32
37,5%

Số
lượng
5/32

Tỉ lệ
%
15,7%

6/34

9/34

15/34

4/34

11,8%


17,6%

26,5%

44,1%

Yếu

Xuất phát từ những tồn tại trên, với mong muốn khắc phục và đưa ra những
giải pháp tích cực trong giảng dạy thể loại kí và tác phẩm này, tơi đã tìm tịi nghiên
cứu để đưa ra giải pháp tốt nhất với đề tài: “BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIẢNG DẠY TÁC PHẨM: “ CÔ TÔ” CỦA NGUYỄN TUÂN NGỮ VĂN 6 TẬP 2”

2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY TÁC PHẨM
“ CÔ TÔ” CỦA NGUYỄN TUÂN NGỮ VĂN 6 TẬP 2.
2.3.1.XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC:
a. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
- Kiến thức:
+ Nội dung: Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người của
vùng đảo Cô Tô sau cơn bão. Tình yêu niềm tự hào của tác giả về quê hương đất
nước.
+ Nghệ thuât: Nghệ thuật miêu tả sinh động nhờ vốn từ và hiểu biết phong phú, nhờ
khả năng liên tưởng tưởng tưởng tượng cũng như cách dùng từ ngữ, diễn đạt một
cách chính xác, điêu luyện.
- Kĩ năng: phân tích, đánh giá, kĩ năng quan sát liên tưởng tưởng tượng, kĩ năng trả
lời, kĩ năng diễn đạt…
- Thái độ: Tình yêu văn học, trân trọng thiên nhiên, con người, trân trọng và biết
vượt lên trong cuộc sống…
b. Định hướng phát triển năng lực.

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
2.3.2.TÌM HIỂU NHỮNG KIẾN THỨC VỀ THỂ KÍ VÀ PHONG CÁCH NHÀ
VĂN
“Việc tác giả lựa chọn thể loại nào là phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung và ý
tưởng cần chuyển tải của tác giả. Bởi mỗi một nội dung sẽ chỉ có một thể loại phù
hợp nhất. Do vậy để khám phá hết nội dung của tác phẩm, giáo viên cần biết và cung
cấp những kiến thức cơ bản về thể loại cho học sinh”. (1) Với bài này ,bước đầu học
sinh có cái nhìn chung nhất, cơ bản nhất về thể kí so với các thể loại văn bản khác. Kí
là ghi chép lại những gì mắt thấy tai nghe qua đó thể hiện một cách nhìn, một cảm
xúc thái độ, một quan niệm quan điểm của người viết. Kí “ là một thể loại văn học
trung gian giữa báo chí và văn học. Kí gồm nhiều thể nhỏ như: Bút kí, Hồi kí, Du kí,
Phóng sự, Kí sự, Nhật kí, Tùy bút…” (2) ( Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi
)
4


(1)

Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2007Trang 27.
(2)
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Môn Ngữ văn THCS – tập 2-Nhà xuất bản Bộ giáo dục 2010

Chính vì vậy khi khai thác đoạn trích này cần lưu ý :
- Thời gian cụ thể : “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô …”, “ Ngày thứ sáu của tơi trên
đảo Thanh Ln…”
- Anh hùng Châu Hịa Mãn; Hợp tác xã Bắc Loan Đầu; Những địa danh: Vịnh Bắc
Bộ, Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam….
“Những địa danh và thời gian cụ thể khẳng định tính chân thực chính xác của
sự việc sự kiện. Qua đây để khẳng định tất cả những điều này do chính tác giả trải

nghiệm, đã đi qua, đã nghe, đã nhìn thấy và ghi chép lại theo cảm quan của người
nghệ sĩ. Từ những điều nay giáo viên cần dẫn dắt học sinh để các em hiểu cái hay cái
đẹp trong đời thường nhưng sẽ hồn thiện hồn mĩ hơn qua lăng kính chủ quan của
tác giả. Từ đó khẳng định tài năng và tâm hồn của tác giả.”(1)
“Như vậy, viết về Cô Tô, Nguyễn Tn khơng chỉ miêu tả một cách tài tình về
thiên nhiên tươi đẹp mà qua đó ta thấy được một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết,
một tấm lòng sâu sắc dành cho con người và cuộc sống nơi đây. Suy rộng ra đó
chính là tình u tổ quốc.”(2)
2.3.3. XÁC ĐỊNH NHỮNG ĐIỂM NHẤN CỦA TÁC PHẨM:
Ngoài những trọng tâm kiến thức mà các sách tham khảo đã cung cấp thì giáo
viên cần dẫn dắt học sinh những vấn đề sau:
Thời điểm đặc biệt mà tác giả cảm nhận bức tranh thiên nhiên con người nơi
đây là thời điểm sau cơn bão. Từ thời điểm này ta mới thấy hết được vẻ đẹp thiên
nhiên con người nơi đây đó là vẻ đẹp của sự kiên cường, vẻ đẹp của việc vượt lên sự
khắc nghiệt.
Thông thường khi cơn bão đi qua cái mà chúng ta nhận ra thường là sự đổ nát
bởi sự tàn phá của nó. Tuy nhiên với bài kí này, qua cảm nhận của nhà điều đó
dường như khơng hề xảy ra. Thậm chí cảnh vật hiện lên cịn trong sáng tinh khơi
quang đãng như vừa được gột rửa, như vừa được khốc lên mình một chiếc áo mới.
Cảnh vật hiện lên những nét đẹp tràn đầy sức sống, nó là một cuộc hồi sinh kì diệu.
Khi đọc tác phẩm, ta nhận ra rất nhiều câu văn, nhiều từ ngữ hình ảnh mà tác giả
dụng ý nhấn mạnh thời khắc sau bão.
Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu:” “ Sau mỗi lần giông bão, bao giờ bầu trời
Cô Tô cũng sáng như vậy…” và một loạt các hình ảnh.
“ Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt
Nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết mọi khi
Cát lại vàng giòn hơn nữa
Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi…”
Sau một loạt phụ từ được sử dụng : “ lại “ nhắc lại ba lần, “Càng” một lần để
diễn tả theo kiểu tăng tiến: Cảnh vật như ta thấy càng trở nên đẹp hơn, đậm sắc hơn,

giàu sức sống hơn sau ơn bão. Cơn bão đi qua vơ tình lại như mang đến một phép
màu.
5


Ở bức tranh thứ hai: Cảnh mặt trời lên, ta cũng nhận ra điều này, mặt trời bừng
lên trong một không gian thật mới lạ ”. Sau trận bão,chân trời ngấn bể sạch như tấm
(1)

Chương trình tập huấn thay sách giáo khoa Ngữ Văn THCS –NXBGD-2001-Trang 23
Tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng Nhà xuất bản Bộ giáo dục - NXBGD-2014 -Trang 36

(2)

kính lau hết mây hết bụi..”. Dường như khi trận bão đi qua, giông tố phũ phàng
mới đủ sức gột rửa để “ lau” đi hết “ mây, bụi” cho nên không gian mới trở nên trong
veo “ như một tấm kính”. Trên cái nền trong veo ấy vầng dương xuất hiện và trông
như “quả trứng thiên nhiên “ ấy càng “ hồng hào” “thăm thẳm” “đường bệ” chẳng
khác nào “Một mâm lễ phẩm” tiến ra từ bình minh.
Bên cạnh vẻ đẹp tráng lệ của mặt trời tác giả còn điểm xuyết một số vẻ đẹp của
thiên nhiên nơi đây. Đó là “ vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể…”
“Một con hải âu bay ngang qua là là nhịp cánh..”
Mùa thu mùa của giông bão vậy mà lúc này đây mặt biển thật quá đỗi bình yên
“Chiếc nhạn” mỏng manh như một chiếc lá khi nhìn từ xa. Cịn “Một con hải âu” nếu
nhìn từ cự li gần nên hiện lên sắc nét.Cả hai hình ảnh này đều là biểu trưng và báo
hiệu cho sự bình yên. Chúng xuất hiện trong những động tác “ Chao đi chao lại” “ là
là nhịp cánh” tạo nên một cảnh sắc bình yên. Bức tranh hiện lên vừa động vừa tĩnh.
Thông qua những nét vẽ mảnh mai, thanh tú, bình yên, trong sáng như một dấu hiệu
khẳng định nơi đây dường như chưa hề có bão tố đi qua.
Ở bức tranh sinh hoạt: tác giả nhấn mạnh sự nhộn nhịp của cảnh gánh nước,

chuẩn bị cho những chuyến ra khơi. Điểm nhìn của tác giả là từ cái giếng nước ngọt –
sự sinh hoạt hội tụ nơi đây. Tác giả đã tả “ Cái cảnh sinh hoạt của nó vui như một cái
bến, đặm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền”.
Ở đây ta bắt gặp một hình ảnh rất độc đáo” lịng giếng vẫn rớt lại vài lá cam lá
quýt của trận bão vừa rồi quăng vào..” Hình ảnh thật sống độngvà thú vị. Bởi hình
ảnh này khẳng định đây là một cái giếng có thật chứ khơng phải do tác giả hư cấu
tưởng tượng. Từ hình ảnh này ta khẳng định một điều nữa chính xác là đã có một cơn
bão đi qua. Cuộc sống sinh hoạt diễn ra khẩn trương, nhộn nhịp hối hả, sự hồi sinh
sau cơn bão khẳng định sức sống của con người, khẳng định công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội những năm bảy mươi trên đảo Cơ Tơ. Mặt khác để khẳng định sức sống
của chính họ khi mà cuộc sống hàng ngày của họ là đối mặt với hiểm nguy bão tố với
thiên nhiên dữ dội, chính điều đó đã tơi luyện nên phẩm chất và bản lĩnh của người
dân nơi đây. Đó chính là điều mà Nguyễn Tuân phát hiện, ngợi ca trong chuyến đi
thực tế về với vùng đông Bắc của tổ quốc .
Một chi tiết nghệ thuật đặc sắc nữa đó là hình ảnh chị “ Châu Hịa Mãn địu
con, thấy nó dịu dàng, yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ
con lành”. Biển cả trong cảm nhận của tác giả thật bao dung, hiền hậu, khơng ai nghĩ
rằng nó vừa vừa trải qua giơng tố thịnh nộ. Lúc này đây biển thật hiền sau cơn bão,
như lòng mẹ ấp ủ cho con vậy. Song ở đây cịn là hình ảnh ngợi ca sự dịu dàng, là vẻ
đẹp của người mẹ, người vợ người phụ nữ nơi đây.
Tất cả những chi tiết trên đều là dụng ý của nhà văn muốn truyền đến người đọc
về sự hồi sinh kì diệu của thiên nhiên và con người nơi đây và cũng là ngợi ca chế độ,
ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc những năm bảy mươi. Đây
chính là một đặc điểm của thể kí, chú trọng sự chân thực nhưng cũng vô cùng lôi
6


cuốn . Do đó, khi dạy thể ký, chúng ta cần phải cho học sinh tìm hiểu những chi tiết
như vậy. Việc tìm hiểu các chi tiết này khơng chỉ giúp học sinh nắm vững nội dung
mà còn tạo ra hứng thú và tìm thấy vẻ đẹp, sự cuốn hút ở những chi tiết bình dị đời

thường mà xung quanh các em vẫn thấy . Đó chính là cây cối, cánh đồng, lồi vật….
2.3.4. LỰA CHỌN MẤU CHỐT ĐỂ TÍCH HỢP VỚI PHÂN MƠN LÀM VĂN.
Mơn ngữ văn là mơn học có mối quan hệ với các bộ mơn khác như lịch sử địa
lí. Trong mơn ngữ văn thì phân mơn đọc văn lại có mối quan hệ mật thiết với phân
môn Tiếng Việt và Làm văn. Do vậy khi dạy văn bản Cơ Tơ, giáo viên cần tìm các
vấn đề để tích hợp với việc dạy phân mơn làm văn.
Tích hợp được với phân mơn làm văn chính là chúng ta đang phát triển được
hệ thống ngôn ngữ cho học sinh. Giúp cho học sinh biết phát hiện ra vấn đề, xây
dựng văn bản để nói lên vấn đề, để thể hiện tư tưởng, tình cảm và chính kiến của
mình.
Với bài kí này, chúng ta có thể u cầu học sinh quan sát liên tưởng, tưởng
tượng và miêu tả một hình ảnh nào đó trong cuộc sống. u cầu học sinh học cách
diễn đạt của Nguyễn Tuân trong hành văn khi tạo lập văn bản miêu tả. Như cách so
sánh, ví von, cách sử dụng ẩn ý, ẩn dụ.
Để thực hiện cơng việc tích hợp này, giáo viên có thể tiến hành các hoạt động
sau đây:
Hoạt động độc lập: Cho học sinh tự đọc, tìm ra những câu văn có sử dựng phép
liên tưởng, tưởng tượng miêu tả so sánh tiêu biểu như các hình ảnh chân trời sau bão,
hình ảnh mặt trời, hình ảnh sinh hoạt hay hình ảnh chị Châu Hịa Mãn địu con…
Hoạt động nhóm: Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện các yêu
cầu:
Trong những câu văn so sánh em hãy chỉ ra đối tượng so sánh và đối tượng
được so sánh? Khi so sánh thì tác giả so sánh những phương diện nào? ( Màu sắc,
đường nét, hình khối) .Em có nhận xét gì về các chi tiết các sự vật, hiện tượng, con
người khi được tác giả so sánh?
Với những câu hỏi thảo luận như vậy, bước đầu học sinh biết được so sánh là
gì? Cách so sánh và tác dụng của việc so sánh.
Hoạt động độc lập: Giáo viên cho học sinh tiếp tục hoạt động độc lập:
Theo em thành công của tác giả khi so sánh ở đây là gì? Em học tập được điều
gì ở đây?

Cuối cùng giáo viên kết luận: Khi viết văn nhất là văn miêu tả chúng ta rất cần
kĩ năng quan sát , liên tưởng tưởng tượng. Kĩ năng dùng từ đặt câu, diễn đạt.. Trong
cuộc sống chúng ta cũng cần có những ghi chép những điều diễn ra xung quanh, tuy
bình dị nhưng lại chứa đựng những điều ý nghĩa. Đó chính là chúng ta đang rèn luyện
viết kí hay làm văn miêu tả.
Ra bài tập: dựa vào những kiến thức về liên tưởng tưởng tượng em hãy quan
sát mà miêu tả buổi bình minh trên cánh đồng hay khu phố nơi em ở.
Với một số biện pháp tiếp cận như trên, giáo viên sẽ giúp học sinh vừa nắm bắt
được đầy đủ, chi tiết những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Vừa hình thành nên
những phẩm chất và năng lực của họcc sinh. Vừa tạo nên cảm hứng cho người học.
7


Bên cạnh đó là giúp học sinh hiểu được đặc trưng của thể kí cũng như có những bước
đầu hình thành và học tập cách viết văn miêu tả hay viết kí.
Từ những tìm hiểu, suy nghĩ như trên tơi đã biên soạn một giáo án về đọc hiểu
văn bản Cơ Tơ như sau :

GIÁO ÁN:
Tiết : 107-108

CƠ TƠ

- Nguyễn Tuân –
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên
nhiên
và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.

2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm văn bản: giọng đọc vui tươi, hồ hởi. Đọc - hiểu bản kí có yếu tố miêu
tả.
- Trình bày suy nghĩ cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô khi học xong văn
bản.
3. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
4. Thái độ: Yêu mến thiên nhiên và con người trên đất nước.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề,
dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn
chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị,
phương tiện dạy học,...
2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài;
và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Đọc thuộc lịng bài thơ "Lượm" ? Trình bày cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của
bài thơ?
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm
hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn
8



đề
học
tập
- Phương pháp: vấn đáp. Thời gian: 3 phút
- GV cho HS quan sát 1 số hình ảnh đẹp về các đảo, quần đảo nước ta.
- GV dẫn dắt: Việt Nam là đất nước được thiên nhiên ưu ái và ban tặng mảnh đất trù
phú, vùng biển rộng lớn với nhiều cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Hơn 4000 hòn
đảo lớn nhỏ nằm rải rác trong vung biển như tơ điểm thêm nét đẹp dun dáng của
biển. Mỗi hịn đảo có vẻ đẹp riêng. Đối với Nguyễn Tuân- một nhà văn suốt đời đi
tìm cái đẹp đã bị cuốn hút bởi vẻ đẹp rất riêng của đảo Cô Tô. Và bài kí về Cơ Tơ của
Nguyễn Tn cũng chính là nội dung bài học của chúng ta ngày hôm nay.
* HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn
đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… Thời gian:
40p
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu
về tác giả, tác phẩm:
- GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu
biết của mình, em hãy giới thiệu đơi nét
về tác giả Nguyễn Tuân? ( về cuộc đời,
con người, sự nghiệp)
- HS đọc chú thích và trình bày
- GV cho HS quan sát chân dung nhà
văn.
- GV nhận xét và kết luận.

Nội dung cần đạt
I.Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm:

1.Tác giả
a. Cuộc đời
+ Thời đại : Nguyễn Tuân ( 1910-1987 )
+ Xuất thân gia đình: Hán học đã tàn
+ Quê hương : Nhân Mục – Từ Liêm Hà
Nội
b. Con người
- Phóng khống, tài hoa ,un bác,lãng
mạn….
c. sự nghiệp
- Phong cách nghệ thuật.
+Một nhà văn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm
cái đẹp : cái đẹp là tơn giáo, nguyện là tín
đồ của cái đẹp đam mê sùng tín cái đẹp.
Nhìn nhận mọi thứ ở phương diện cái
đẹp.
+ Thể loại : Đưa tùy bút và bút kí đạt đến
trình độ cao
+ Ngôn ngữ : Làm phong phú cho ngôn
ngữ dân tộc, Sáng tạo thêm nhiều từ mới,
cách diễn đạt mới…
=> Nhà nghệ sĩ lớn có vị trí đặc biệt quan
trọng. Năm 1996 ông được nhận giải
thưởng HCM về VHNT.
- Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng
thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.
9


Hoạt động của giáo viên, học sinh


Nội dung cần đạt
2. Tác phẩm:
Kí là một thể của ký thiên về tự sự,
thường ghi chép các sự kiện, hay kể lại
- GV yêu cầu HS trình bày những hiểu một câu chuyện khi nó mới xảy ra. …
biết về thể kí? (đã giao trước ở nhà)
- HS trả lời chuẩn bị. GV nhận xét,
chấm
điểm a. Hồn cảnh ra đời:
- Cơ Tơ là một bài kí dài gần 6000 chữ,
- GV bổ sung:
viết năm 1972, sau được in trong tập Kí
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK: Hãy Nguyễn Tuân 1976. Là tác phẩm ghi lại
nêu hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của VB những ấn tượng về thiên nhiên và con

Tô? người lao động ở vùng đảo Cô Tô với tất
- HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức
cả niềm tin, yêu thích, tự hào và cảm
phục.
* GV chiếu bản đồ địa lí tỉnh Quảng - Vị trí đoạn trích: Phần cuối tác phẩm
Ninh và yêu cầu HS: Xác định vị trí đảo cùng tên :Cơ Tơ
Cơ Tơ và giới thiệu đơi nét về hịn đảo?
b. Đọc văn bản:
- Gọi 1HS lên bảng xác định.
( là một quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ
trong vịnh Bái Tử Long thuộc địa phận
tỉnh Quảng Ninh…)
* GV hướng dẫn hs đọc- hiểu văn bản
+ Trong VB này, NT hay sử dụng câu

dài, có nhiều mệnh đề bổ sung, nên khi
đọc cần chú ý ngừng nghỉ đúng chỗ và
đảm bảo sự liên mạch của từng câu,
từng
đoạn.
+ Chú ý các tính từ, động từ miêu tả, các c. Từ khó:
so sánh ẩn dụ, hốn dụ mới lạ đặc sắc + Xanh mượt: màu xanh sáng, mỡ màng,
tươi tốt, đầy sức sống.
+ Đọc với giọng vui tươi, hồ hởi.
+ Lam biếc: Màu xanh đậm đặc, có ánh
sáng chiếu rọi vào.
- HS đọc, GV nhận xét.
+ Vàng giòn: vàng khơ và sáng
d. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự kết
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu các từ hợp miêu tả và biểu cảm.
khó: Trong sgk chú thích 13 từ khó, các e. Bố cục:
em hãy tự đọc thầm để nắm đc nghĩa của - Đoạn 1: từ đầu đến “theo mùa sóng ở
đây”: Bức tranh tồn cảnh của Cô Tô sau
các từ này.
trận bão.
- Đoạn 2: Từ “ mặt trời lại rọi lên” đến “là
- Xác định PTBĐ được sử dụng trong là nhịp cánh “:Cảnh tượng tráng lệ và
10


Hoạt động của giáo viên, học sinh

Nội dung cần đạt
hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển Cô Tô.
văn bản?

- Đoạn 3: Còn lại: Cảnh sinh hoạt buổi
sáng trên đảo Cô Tô.
- Bức tranh biển đảo Cô Tô được tác II. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
giả miêu tả qua những cảnh nào?
1. Bức tranh tồn cảnh Cơ Tơ sau trận
bão.
- Thời gian: Ngày thứ năm trên đảo
-> thể hiện sự chân thực chính xác.

* GV chuyển ý:

-Thời điểm: Đây là khoảnh khắc bình yên
và cũng là quan niệm nghệ thuật của tác
giả. Ơng khơng chọn thời điểm trước hay
trong cơn bão mà ở đây là sau khi cơn
bão đi qua bởi ơng ln thích sự độc đáo,
khác người.
- Điểm nhìn: Đứng trên nóc đồn -> có thể
quan sát được một cách toàn cảnh chi tiết
rõ ràng.

Hoạt động 2: GV: Hướng dẫn HS tìm
hiểu chi tiết văn bản:
( Như vậy để miêu tả tốt thì vị trí quan sát
vơ cùng quan trọng )
- GV yêu cầu HS theo dõi phần 1 và trả
lời câu hỏi: Bức tranh thiên nhiên Cô Tô
được ghi lại vào thời điểm nào?

- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến

thức.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Tại sao tác giả lại
chọn thời điểm sau cơn bão để tả cảnh

Tơ? - Các hình ảnh, từ ngữ miêu tả:
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến
+. Bầu trời: trong sáng
thức.
+. Cây lại thêm xanh mượt.
+. Nước biển lại lam biếc đặm đà hơn.
+. Cát lại vàng giòn hơn.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Để miêu tả cảnh +. Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đơi.
Cơ Tơ tác giả đã chọn vị trí quan sát - Nghệ thuật:
+ Sử dụng các tính từ chỉ màu sắc và ánh
nào? Vị trí này có gì thuận lợi?
sáng( Trong trẻo,sáng sủa,trong sáng,
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến xanh mượt, lam biếc, vàng giòn)
+ Sử dụng các phụ từ nhằm nhấn mạnh :
thức.
“thêm, hơn, lại, càng”. Các phụ từ làm
- GV giải thích:
nổi bật thêm các hình ảnh bầu trời, nước
+ đồn - đồn biên phịng: là nơi đóng
11


Hoạt động của giáo viên, học sinh

Nội dung cần đạt
biển, cây trên đảo, bãi cát ) Tất cả làm

quân của các chú bộ đội, thường được cho khung cảnh hiện lên trong sáng tinh
xây dựng ở vị trí cao, dễ quan sát để khôi thanh khiết.
thuận lợi cho nhiệm vụ bảo vệ TQ.
+ Biện pháp tu từ : Ẩn dụ chuyển đổi cảm
giác “vàng giòn” Sắc vàng tươi giòn tan+ Điểm nhìn cao vời vợi, khơng gian vừa gợi sự ấm nóng và khỏe khoắn.
bao la, giúp tác giả có cái nhìn bao qt
tồn cảnh Cơ Tơ.
- GV đặt câu hỏi: Để miêu tả cảnh sắc 1
vùng biển đảo tác giả đã lựa chọn
những hình ảnh nào?
- HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung:
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp
=> Khung cảnh Cô Tô sau bão mang một
đôi, trả lời các câu hỏi:
vẻ đẹp thanh khiết trong lành song cũng
+ Tìm những từ ngữ miêu tả những hình chứa đựng một sức sống mãnh liệt kì
diệu.
ảnh của TN
( GV: Như vậy chọn thời điểm cũng rất
quan trọng khi miêu tả. Sau bão là thời
điểm mà thiên nhiên hiện lên ấn tượng rõ
ràng và đẹp nhất )
- GV yêu cầu HS rút ra nhận xét về
cách lựa chọn hình ảnh và ngơn từ miêu
tả của tác giả?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến
thức.
GV nhận xét: Để miêu tả cảnh đảo, tác
giả thể hiện sự tài hoa trong việc lựa
chọn từ ngữ miêu tả. Ví dụ như cây thì

xanh mượt, gợi cho ta hình ảnh sau cơn
mưa cây cối như được gột rửa, như trút
bỏ đi cái lớp áo bụi bặm của những ngày
nắng gắt và khốc trên mình một chiếc
áo mới sạch sẽ tinh tươm.

2. Cảnh mặt trời mọc lên trên biển Cô
Tô:

-. Thời gian, không gian:
+. Ngày thứ sáu.
+. Không gian địa điểm: Đảo Thanh Ln
-. Điểm nhìn: Từ mũi đảo Cơ Tơ ( Trên
những hịn đá đầu sư)
+. Từ “rình” : thể hiện sự khát khao
- GV yêu cầu HS gạch chân các từ thêm, mong mỏi trơng ngóng, nơn nao, cồn cáo,
hơn, càng, lại và giải thích: tác giả cịn hồi hộp, tò mò…thể hiện khát khao muốn
sử dụng các từ ngữ chỉ mức độ ngày khám phá những điều thú vị, những điều
12


Hoạt động của giáo viên, học sinh
càng tăng, từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.

Nội dung cần đạt
bí mật của thiên nhiên còn ẩn dấu cuối
chân trời.

- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Qua những từ
đó, em hình dung như thế nào về cảnh

trước cơn bão và sau cơn bão?
- Trình tự: Thời gian.
(1) - Trước khi mặt trời mọc.
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến (2) - Trong khi mặt trời mọc.
thức. => Đó chính là sự hồi sinh của sự (3) - Sau khi mặt trời mọc.
sống trước sự hủy diệt của thiên nhiên.
Thông thường khi một cơn bão đi qua,
thiên nhiên như bắt đầu một sự sống
mới... cơn bão đi qua chỉ để lại một vài
dấu tích khơng đáng kể như thể khơng
phải do may mắn mà là do sức sống dẻo
dai của cây trái và con người xứ này trụ
vững được. Tất cả dường như xôn xao,
sống dậy sau trận bão. Cô Tô khơng chỉ
đẹp mà cịn rất giàu tiềm năng kinh tế... -. Mặt trời:
+. Nhú lên dần dần….
+.Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ..
- Gọi HS đọc đoạn văn tiếp theo từ: “ +.Y như mâm lễ phẩm..
-. Từ loại: Tính từ, từ láy
Ngày thứ sáu….là là nhịp cánh”
-. Biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ
- Văn bản là thể kí nên thời gian, khơng -. Tác dụng : Làm hình ảnh mặt trời hiện
gian rất cụ thể, điều đó thể hiện ở câu lên sinh động, gần gũi.
văn nào?
Hết tiết 1 chuyển tiết 2:

- Tác giả quan sát sự vật từ điểm nhìn
nào?
- Có bạn cho rằng : Cơn bão đi qua như
một bàn tay khổng lồ lau hết mây hết

bụi làm cho chân trời, ngấn bẻ thật tinh
khôi, làm nên cảnh sắc mặt trời thật
đẹp, đẫ gây một hứng thú đặc biệt cho
nhà văn. Từ ngữ nào gợi cho em điều
đó? Tại sao tác giả khơng dùng từ
“ngắm”, “ trơng”, “ đợi” mà dùng từ
“ rình” ?
- GV: đặt tiếp câu hỏi: Cảnh mặt trời
mọc được tác giả quan sát và miêu tả
13


Hoạt động của giáo viên, học sinh
theo trình tự nào?
*GV tổ chức hoạt động thảo luận cặp
đôi (thực hiện theo dãy bàn). GV phát
phiếu học tập ngẫu nhiên cho các cặp
(3phút.). Trả lời các câu hỏi:
- HS hòan thành phiếu học tập và trả lời.
- GV gọi ngẫu nhiên các nhóm trả lời.
Các nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

Nội dung cần đạt

- Hình ảnh mặt trời được tác giả miêu tả
qua câu văn nào?

-Từ loại nào được sử dụng nhiều ở đây?
- Để miêu tả mặt trời, tác giả đã sử

dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của
biện pháp nghệ thuật đó?( HS phân
tích)
GV: đây là nét đặc tả tài hoa của tác giả:
GV bình:
+ Hình ảnh mặt trời “nhú lên” đần dần rồi lên cho kỳ hết …cho người đọc cảm
nhận được bước đi chầm chậm của thời gian trong sự nín thở hồi hộp của tác giả …
+ Tính từ” trịn trĩnh”, “ phúc hậu” được danh từ hóa làm chủ ngữ đầu câu nhấn
mạnh được dáng vẻ, thần thái của mặt trời. Đặc biệt: bằng phép so sánh đã kéo hai sự
vật: một là kỳ vĩ to lớn và một là gần gũi thân thiết ( mặt trời – lòng đỏ quả trứng …)
xích lại gần nhau.
+ Gọi mặt trời là “mâm lễ phẩm”, tác giả còn làm nổi bật được vẻ trang trọng, uy
nghi và thiêng liêng của vầng thái dương nổi bật trên cái mâm bạc khổng lồ. Bằng
những tính từ miêu tả, từ ngữ chắt lọc, đoạn văn cho ta hình dung được vẻ đẹp của
mặt trời, vừa tráng lệ kỳ vĩ vừa gần gũi, thân thuộc.
- Hình ảnh mặt trời được lựa chọn:
- Tại sao tác giả lại chọn hình ảnh mặt +. Đây là hình ảnh tự nhiên đẹp và nổi
trời để đặc tả ?
bật.
+. Là biểu tượng sức sống của đảo sau
bão.
+. Là biểu trưng của sự toàn vẹn, viên
14


( GV gạch chân nhấn mạnh cả ba ý, đặc
biệt là ý thứ hai)

- Theo em, tai sao tác giả lại miêu tả
hình ảnh “ Vài cánh nhạn…là là nhịp

cánh”? Vì sao?
( HS tự cảm thụ)

- Theo em, cảnh bình minh có đẹp
khơng? Là thực hay đẹp hơn cảnh thực?
( HS tự đánh giá)

mãn. Nó cịn là ánh sáng, là bình minh,
là tương lai là sự sống.
GV: Đây là nét đặc tả tài hoa của tác
giả: “ Chiếc nhạn” hình ảnh mỏng manh
như một chiếc lá và phải nhìn từ xa.
Cịn
“ Một con hải âu” lại nhìn từ một góc độ
rất gần, nên rất rõ. Cả hai là dấu hiệu
của điềm lành. Chúng xuất hiện trong
những động tác “ chao đi chao lại”, “ là
là nhịp cánh” gợi cảnh tượng bình yên
biết bao; làm cho bức tranh biển ấy vừa
tĩnh lại vừa động. Những nét vẽ mong
manh, thanh tú ấy như một dấu hiệu để
khẳng định: cảnh vật nơi đây như chưa
từng đi qua bão tố, đã thật sự bình yên.
GV: Cảnh rất độc đáo và đẹp hơn cảnh
thực bởi tác giả đã viết về cái thực bằng
cả tài năng và sự say mê hào hứng lạ
thường, nên cảnh thực ấy đã đẹp hơn
nhiều lần bởi được chắt lọc qua tâm hồn
tác giả - một tâm hồn yêu thiên nhiên và
gắn bó với vẻ đẹp của tổ quốc, đồng thời

thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa
con người và vũ trụ.
- Nguyễn Tn là bậc thầy về ngơn ngữ,
ơng có khả năng đặc biệt trong quan sát,
tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi
miêu tả.
3. Cảnh buổi sáng trên đảo Thanh
Luân:
- Cái giếng nước ngọt giữa đảo.
- Là nơi sự sống diễn ra mang tính chất
đảo: đơng vui, tấp nập, bình dị.
- Chi tiết:
+ Quanh giếng nước ngọt vui như một
cái bến và đặm đà mát nhẹ hơn mọi cái
chợ trong đất liền ( Sử dụng hình ảnh so
15


sánh)
+ Chỗ bãi đá bao nhiêu là thuyền của
hợp tác xã đang mở nắp sạp ( sử dụng
lượng từ ngữ không xác định)
+ Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi
- Em có nhận xét gì về việc miêu tả và về về ( Sử dụng liên từ và điệp từ)
sử dụng ngơn ngữ của tác giả?
=> Đó là cảnh sinh hoạt và lao động
khẩn trương, tấp nập ,phản ánh một cuộc
- Qua việc miêu tả của nhà văn, em học
sống thanh bình nhưng cũng đầy hối hả.
tập và rút ra được bài học gì cho bản

thân khi viết văn?
( HS tự đưa ra ý kiến)
GV chuyển ý:
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 3.
- Gọi 1 HS đọc. Cả lớp lắng nghe
- GV đặt câu hỏi: Để miêu tả cảnh sinh
hoạt trên đảo Cô Tô, nhà văn đã chọn
điểm không gian nào?
- HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức
- GV đặt tiếp câu hỏi: Tại sao tác giả lại
chọn duy nhất cái giếng nước ngọt để tả
cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô?
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức
- Hãy tìm những từ ngữ miêu tả cảnh
đó?
- Là nơi sự sống diễn ra mang tính chất
đảo: đơng vui, tấp nập, bình dị.
- GV yêu cầu HS tìm các hình ảnh SH
trên đảo diễn ra trên cái giếng nước ngọt
được tác giả miêu tả.
- HS thực hiện. GV nhận xét, bổ sung.
- GV: Hình ảnh anh hùng Châu Hoà
Mãn gánh nước ngọt ra thuyền, chị
Châu Hoà Mãn địu con bên cái giếng
nước ngọt trên đảo gợi cho em cảm nghĩ
gì về cuộc sống và con người nơi đây?
- HS trả lời. GV bổ sung.
- Tại sao tác giả lại ví: “ cái sinh hoạt
của nó vui như một cái bến, đậm đà mát
nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền”?

16


(HS tự cảm nhận)
GV bình: Cái giếng nước ngọt là linh hồn của đảo ,thứ quý giá nhất của người dân
biển đảo. Nó có cái mát của bến, cái vui của chợ. Nơi trong lành ấm áp, rộn ràng. Nơi
gặp gỡ của những buồn vui trong cuộc sống. Đó là vẻ đẹp độc đáo mà chỉ riêng ở đảo
mới có.
- Tạo sự chân thực: Con người có tên,
- Trong bức tranh sinh hoạt ấy, tác giả tuổi là cho thể ký chân thực, rõ ràng, cụ
khắc họa hình ảnh nha Châu Hịa Mãn thể hơn. Là hình ảnh tiêu biểu cho vẻ
có dụng ý gì?
đẹp lấp lánh của người dân chài, u
cơng việc, tiêu biểu cho người lao động
- Có một hình ảnh rất độc đáo “ Vài cái mới những năm 70 của dất nước.
lá cam lá quýt” có bạn cho là thừa, có
bạn lại nói là có dụng ý nghệ thuật, ý
kiến của em?( HS tự bộc lộ suy nghĩ)
GV bình: Là dấu hiệu để chứng minh cho trận bão vừa đi qua, khơng có nó người ta
khơng hình dung nổi: Cơ Tơ vừa qua một trận bão tố. Vì sao vậy? Vì cuộc sống nơi
đây vẫn diễn ra một cách bình yên, rộn ràng, ấm áp như khơng có cái bất thường ấy
sảy ra; phải chăng tác giả muốn khẳng định: Người dân Cô Tô đã quen sống với bao
sóng to gió lớn; bão tố thiên nhiên, bão tố cuộc đời làm cho cuộc sống bị xáo trộn, họ
ln bình thản trước cuộc sống.
-> Cuộc sống nơi đây vất vả, khó nhọc,
- Vậy từ những nét chấm phá vừa cụ thể nhưng khẩn trương phấn chấn, nhiệt
vừa sinh động, Nguyễn Tn đã cho em tình, u cơng việc.
hiểu gì về cuộc sống nơi đây?
- Theo em: tại sao hình ảnh “chị Châu
Hịa Mãn địu con lại gợi lên hình ảnh

biển cả mớn cá cho lũ con lành..”
( HS tự bộc lộ)
GV bình: Vì mộc mạc, khỏe khoắn, gợi sự bình n. GV tích hợp với câu thơ:
“ Biển cho ta cá như lịng mẹ
Ni lớn đời ta tự thuở nào”
Đó là một cử chỉ dịu dàng, yên tâm bởi biển cả bao dung nhưng cũng là nỗi sợ
hãi của con người của con người, bởi sự hung dữ của nó mỗi khi giơng tố nổi lên.
Cịn đây “ Biển cả là mẹ hiền”, sau những ngày giông bão. Phải chăng đây cịn là
hình ảnh cuộc sống mới XHCN đang ùa đến trên đảo mà nhà văn muốn khẳng định.
Đây mới thực sự là sức sống của đảo ( thiên nhiên- con người ). Hình ảnh so sánh
liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người,
đồng thời thể hiện đặc sắc tình u Cơ Tơ của riêng một mình Nguyễn Tn- “người
đi tìm cái đẹp” tồn bích và tài hoa.
17


- Trong bài kí có rất nhiều lần tác giả - Người viết có mặt khắp nơi.
kể, tả ngơi thứ nhất, chứng tỏ điều gì?
- Kể, ghi chép những điều tai nghe mắt
thấy cũng là đặc trưng của ký
- Vậy qua ba phần của bài ký, em cảm - Tác giả coi biển cả như nơi chơn rau
nhận được tình cảm của tác giả như thế cất rốn; khám phá được những điều mới
nào?
lạ; yêu thiên nhiên cuộc sống con ngưởi
- Tại sao SGK phần luyện tập yêu cầu ta đảo.
đọc thuộc lòng đoạn “Mặt trời…nhịp
cánh”?
Hoạt động 2: GV: Hướng dẫn HS khái
quát lại nội dung nghệ thuật.
III.Tổng kết

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi 1. Nghệ thuật:
và rút ra những đặc sắc về nghệ thuật và - Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác,
ý nghĩa của văn bản.
độc đáo.
- HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức.
- Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ
ngữ giàu tính sáng tạo.
2.Ý nghĩa:
Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của
thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp
của người lao động trên vùng đảo này.
? Sau khi học xong văn bản ,em thấy
Qua đó thấy được tình cảm u q của
mình cần phải có trách nhiệm gì với
tác giả đối với mảnh đất quê hương.
vùng đất nơi đây.
- Gv liên hệ giáo dục:Là học sinh các em
cần học tập, tiếp tục khám phá và quãng
bá vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó cũng là
biểu hiện của tình yêu quê hương, đất
nước.
* HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến
thức mới để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp. Thời gian: 15phút
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Văn bản "Cô Tô" được viết theo thể loại nào?
A. Kí B. Tiểu thuyết C. Truyện ngắn D.Tản văn
Câu 2: Theo miêu tả của tác giả, cảnh mặt trời mọc được ví với?
A. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự vạn thọ.

B. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
C. Mặt trời tròn như cái đĩa bạc từ từ tiến ra.
D. Mặt trời lên một vài con sào.
Câu 3: Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên đảo Cơ Tơ qua ngịi bút
của tác giả hiện ra như thế nào?
A. Hoang sơ và thanh vắng.
B. Trong sáng và tươi đẹp.
18


C. Nên thơ và gần gũi.
D. Trù phú và đông đúc.
Câu 4: Văn bản "Cô Tô" viết về quần đảo thuộc tỉnh nào?
A. Nghệ An B. Vũng Tàu C. Quảng Ninh D. Khánh Hồi
Câu 5: Dịng nào sau đây nói đúng nhất về đặc điểm của thể kí ?
A. Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu
tố tưởng tượng kì ảo.
B. Là thể thơ tự do, nhịp nhanh, với những câu ngắn.
C. Là những ghi chép trung thực của nhà văn về những điều mắt thấy, tai nghe.
D. Là loại truyện viết bằng văn xuôi chữ Hán thời kỳ trung đại.
Câu 6: Trong văn bản "Cô Tô", tác giả miêu tả Cô Tô ở thời điểm nào?
A.Trước cơn bão.
B. Vào một ngày đẹp trời.
C. Sau cơn bão.
D.Vào một buổi sáng mùa hè.
Câu 7: Bức tranh Cơ Tơ qua ngịi bút của Nguyễn Tuân là bức tranh như thế
nào?
A. Duyên dáng và mềm mại.
B. Rực rỡ và tráng lệ.
C. Dịu dàng và bình lặng .

D. Hùng vĩ và lẫm liệt.
Câu 8: Trong văn bản, tác giả miêu tả quang cảnh đảo Cơ Tơ sau cơn dơng bão
như thế nào?
A. Hồn tồn n lắng, những con thuyền đã tìm nơi trú ẩn an toàn.
B. Bầu trời trong sáng, cây cối thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà, cát
vàng giòn hơn nữa.
C. Bầu trời vẫn xám xịt, từng đám mây đen lần lượt kéo đến.
D. Từng đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi, quang cảnh lại trở về như lúc chưa có
dơng
bão.
* HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ
năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp. Thời gian: 15p
- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn tả cảnh Cơ Tơ (khoảng 5- 7 câu) trong đó có sử dụng
biện pháp tu từ so sánh, gạch chân BPTT.
HS thực hiện. GV chữa bài và nhận xét.
* HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG:
- Mục tiêu: lồng ghép giáo dục về ý nghĩa, vai trò của biển đảo quê hương
- Phương pháp: vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình.Tích hợp kiến thức Địa lí và Giáo
dục cơng dân:
- GV u cầu HS thông qua những hiểu biết của bản thân. Hãy trao đổi theo nhóm và
trả lời các câu hỏi:
+ Hãy cho biết Biển đảo có vai trị gì đối với kinh tế và giao thơng biển, an ninh
quốc
phịng?
+ Là học sinh, em có thể làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng
của Tổ quốc?
- HS trao đổi và trả lời. GV nhận xét, bổ sung.
4. Hướng dẫn học bài cũ:

* Học bài cũ: Học bài và nắm những đặc điểm chính về tác giả, tác phẩm.
19


- Tìm hiểu thêm về nhà văn Nguyễn Tuân; tư liệu, tranh ảnh về quần đảo Cô Tô để
hiểu thêm về vùng biển đảo này. Đọc diễn cảm văn bản.
* Chuẩn bị bài mới: Trả bài kiểm tra giữa kì
2.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Sau khi áp dụng cách thức giảng dạy trên tôi thấy dược hiệu quả sau đây:
- Ý thức học tập: Học sinh ham học hỏi, hứng thú và thích khám phá tác phẩm
- Bầu khơng khí học tập sôi nổi, học sinh phát biểu thảo luận, nhiều ý kiến hay, mới
mẻ.
- Kiến thức ghi nhớ lâu hơn. Kết quả bài kiểm tra khảo sát lần 1 ở hai tập thể lớp 6a1,
6a2 của năm học 2019-2020 như sau :
Đề bài:
Câu 1: Nêu ấn tượng của em về thiên nhiên và con người Cô Tô?
Câu 2: Em học tập được điều gì khi học xong tác phẩm để áp dụng vào viết văn?
Câu 3: nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật?
Kết quả:
Giỏi
khá
Trung bình
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Lớp 6a1
12/36

33,3
13/36
36,1
11/36
30,6
Lớp 6a1
11/35
31,4
14/35
40
10/35
38,6
- Kết quả bài kiểm tra khảo sát lần 2
Đề bài: Viết một bài văn khoảng 400 chữ miêu tả cảnh mặt trời lúc rạng đông trên
cánh đồng quê em.
Kết quả:
Giỏi
khá
Trung bình
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Lớp 6a1
13/36
36,1
15/36
41,6

08/36
22,3
Lớp 6a1
14/35
40
15/35
42,8
06/35
17,2
Như vậy, khi áp dụng phương pháp này tôi đã bước đầu đã gặt hái được những
kết quả khả quan. Ý thức tinh thần thái độ học tập của học sinh thay đổi theo chiều
hướng tích cực. Khơng khí giờ học thay đổi. Cảm hứng dạy và học tốt hơn. Kĩ năng
phát hiện vấn đề, kĩ năng phát biểu, kĩ năng sử dụng từ ngữ đặt câu, kĩ năng khám
phá quan sát..của học sinh tốt hơn. Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi cao hơn. Tất cả
những điều này khẳng định một lần nữa phương pháp giảng dạy này là đúng hướng.
Từ quá trình và kết quả giảng dạy tôi rút ra một số bài học sau đây:
- Giáo viên phải thực sự hiểu sâu sắc tác phẩm về mọi phương diện: Hoàn cảnh ra
đời, xuất xứ, thể loại, ngôn ngữ kết cấu, các biện pháp nghệ thuật đến nội dung tư
tưởng .
- Tìm tịi nghiên cứu tìm ra phương pháp thích hợp nhất với nguyên tắc lấy học sinh
làm trung tâm, giáo viên là người định hướng.
- Phải tìm ra và tạo ra những tình huống có vấn đề để học sinh được phát biểu thảo
luận đánh giá tổng kết.
Với tác phẩm Cô Tô cần:
+. Cho học sinh soạn bài kĩ: Đọc, nắm vững các chi tiết quan trọng.
20


+. Trong quá trình giảng dạy cho học sinh thảo luận các chi tiết đặc sắc
+. Học sinh phải nắm được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.

+. Giáo viên cần tích hợp với mơn Địa lí với phân môn Làm văn, Tiếng Việt.
+. Học sinh và giáo viên cần chuẩn bị trang thiết bị đồ dùng hợp lí.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
Với những tác phẩm của những nhà văn nổi tiếng, nếu giáo viên biết khai thác
thì học sinh khơng chỉ học được cái hay, cái đẹp của văn chương mà còn học tập
được ở nhà văn cách viết có hình ảnh, gợi cảm xúc cho người đọc người nghe. Niềm
vui của mỗi giáo viên Ngữ văn đứng lớp đâu chỉ là chất lượng tính bằng con số mỗi
năm, mà chính là ánh mắt long lanh vì đã hiểu bài, tự viết ra những lời văn mượt mà,
những nụ cười thiện cảm với môn văn từ phía các em. Để đạt được những điều vơ
cùng q giá đó, mỗi giáo viên cần say mê nhiệt tình với cơng việc giảng dạy khơng
những thế cần tìm tịi hướng đi hiệu quả cho từng bài giảng.
Trên đây là những kinh nghiệm của riêng cá nhân tôi khi giảng dạy văn bản “Cô
Tô” và bước đầu đã nâng cao chất lượng giảng dạy tiết học này. Tuy nhiên do thời
gian nghiên cứu chưa nhiều, kinh nghiệm cịn ít, nên sản phẩm này chắc chắn cịn
nhiều hạn chế, thiếu sót. Vì vậy tơi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các
đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Ngọc Lặc ngày 15 tháng 04 năm 2021
TÔI XIN CAM KẾT SKKN NÀY DO
ĐƠN VỊ

MÌNH TỰ LÀM KHƠNG COPY CỦA AI.

Người viết sáng kiến
Hà Thị Diện

21


22



23


24



×