Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BAI THAM LUAN MON TOAN CAP SO GIAO DUC NAM 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.88 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÁO CÁO THAM LUẬN</b>



<b> VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP BỔI ĐƯỠNG MƠN TỐN Ở CẤP TIỂU HỌC</b>
<i>Người thực hiện: Đậu Minh Tuấn</i>


<i>Đơn vị: Trường Tiểu học Gành Hào A.</i>
<i><b>Kính thưa quý cấp lãnh đạo!</b></i>
<i><b>Kính thưa quý thầy cô giáo!</b></i>


<i>Lời đầu tiên, tôi gửi tới quý lãnh đạo, quý thầy cô giáo lời chào trân trọng nhất!</i>
<i><b>Thưa quý lãnh đạo, q thầy cơ giáo!</b></i>


Mơn Tốn ở cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh có những kiến thức cơ bản ban
đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một
số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.


Hình thành kĩ năng thực hành tính tốn, đo lường, giải tốn có nhiều ứng dụng
thiết thực trong đời sống. Bước đầu phát triển tư duy, khả năng suy luận hợp lý và
diễn đạt đúng cách thể hiện và cách giải quyết vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc
sống; kích thích trí tưởng tượng; chăm học và hứng thú học tập tốn; hình thành bước
đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng
tạo.


<b>I. THỰC TRẠNG:</b>
<i>a) Thuận lợi: </i>


- Các cấp lãnh đạo rất quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên
công tác.


- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ.



- Đồ dùng học tập, sách giáo khoa đầy đủ phục vụ tốt cho việc học tập.
- Phần đông học sinh u thích mơn tốn.


- Học sinh là con em thuộc ấp 1 và 2, thị trấn Gành Hào, giao thông thuận tiện
nên các em đi đến trường dễ dàng.


- Mơn tốn rèn cho học sinh kĩ năng tuy duy, suy luận, phân tích, tổng hợp, kích
thích trí tưởng tượng; rèn cho học sinh kĩ năng tính cẩn thận, chính xác, linh hoạt, chủ
động trong đời sống…


<i>b) Khó khăn, hạn chế:</i>


- Mặt bằng dân trí ở địa phương thấp nên đa số phụ huynh không biết cách kèm
cặp mơn Tốn cho con em mình ở nhà; chưa coi việc học của con là quan trọng.


- Chương trình sách giáo khoa còn quá nặng, kiến thức quá cao so với học sinh ở
địa phương (ở chương trình SGK lớp 4)


- Số lượng bài tập khá nhiều nhưng thời lượng thực hành mơn tốn lại q ít nên
chưa đủ thời gian để cho học sinh yếu hiểu bài và tự giải quyết hết bài tập trên lớp…


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Một số học sinh do khả năng tiếp thu chậm, tư duy chậm dẫn đến gặp rất nhiều
khó khăn trong khi học mơn Tốn.


- Trình độ học sinh trong một lớp khơng đồng đều gây khó khăn trong việc dạy
theo phân hóa từng đối tượng học sinh.


<b>II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN</b>


Để đảm bảo về chất lượng dạy và nâng cao chất lượng mơn Tốn thì phải cụ


thể hóa việc dạy học. Để phát hiện những năng lực của học sinh và phát triển cho học
sinh những tri thức và kỹ năng cơ bản về học toán, tạo cho học sinh cách tư duy, suy
nghĩ về học tập, sự năng động và linh hoạt thì người dạy học phải có phương pháp và
hình thức dạy học mới, hiệu quả nhất để giúp học sinh học tập.


<i>Vì những vấn đề trên, bản thân tôi đã đưa ra và áp dụng một số biện pháp</i>
<i>trong q trình giảng dạy mơn Tốn lớp tơi đang dạy (lớp 5A), xin trao đổi với quý</i>
<i>đồng nghiệp một số kinh nghiệm khi đổi mới phương pháp và hình thức dạy tốn ở</i>
<i>lớp như sau:</i>


Hiện nay, trong lớp trình độ tiếp thu về mơn tốn khơng đồng đều cho nên gây
khơng ít khó khăn khi dạy tốn. Để đảm bảo được tất cả các học sinh đều được làm
việc một cách tích cực thì tơi đã thay đổi hình thức dạy học như sau:


1. Khi hình thành bài mới thì khơng nhất thiết phải hướng dẫn học sinh theo
rập khn như sách giáo khoa trình bày mà theo tình hình của lớp và kinh nghiệm
của bản thân để hướng dẫn học sinh một cách dễ hiểu nhất nhưng vẫn đảm bảo chuẩn
kiến thức - nội dung bài mới của SGK quy định.


2. Đối với các tiết dạy luyện tập: Tôi cho cả lớp tự làm các bài tập xong, sau đó
mới chữa bài. Vì như vậy tạo điều kiện cho tất cả các học sinh làm việc tránh tình
trạng phân tán luồng suy nghĩ của học sinh đặc biệt là học sinh giỏi (đây là hình thức
dạy phân hóa đối tượng học sinh). Khi các em đang làm bài thì giáo viên xuống lớp
giúp đỡ các em học sinh yếu làm bài.


<i>Ví dụ:</i> Khi dạy bài luyện tập, bài đó có 4 bài tập thì u cầu tất cả lớp làm bài
tập xong hết 4 bài <i>(áp dụng theo chuẩn kiến thức trước đây đối với lớp có nhiều HS</i>
<i>khá, giỏi GV cho làm tất cả bài tập trong SGK),</i> sau đó giáo viên mới hướng dẫn
chữa từng bài. Nếu cho học sinh làm từng bài rồi chữa thì khơng tạo điều kiện cho
các em yếu có thời gian làm bài, còn học sinh khá giỏi dư thời gian.



3. Khi dạy tốn có lời văn thì tránh tình trạng học sinh chưa đọc đề mà hỏi bài
tốn có mấy lời giải, làm như thế nào rồi giáo viên hướng dẫn luôn mà phải yêu cầu
học sinh đọc đề tốn nhiều lần, xác định bài tốn đó là dạng tốn gì, tự suy nghĩ cách
làm. Vì như vậy mới tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy. Rồi sau đó yêu cầu
học sinh nêu cách làm, nếu học sinh khơng nêu được cách làm thì giáo viên mới nêu
câu hỏi gợi ý. Khi nêu câu hỏi gợi ý thì nên hỏi bài tốn u cầu tính gì? Muốn tính
được cái đó thì phải có giữ liệu gì để giải quyết bài tốn. Có nghĩa là hướng dẫn học
sinh theo sơ đồ ngược từ dưới lên.


<i><b>Ví dụ:</b></i> Chu vi của một hình chữ nhật là 60cm. Chiều dài hơn chiều rộng 12cm.
Tính diện tích hình chữ nhật đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ GV hướng dẫn học sinh như sau:


<i>Bài tốn u cầu gì?</i> <i>Tính diện tích hình chữ nhật.</i>
<i>Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm</i>


<i>thế nào?</i> <i>Lấy chiều dài nhân với chiều rộng.</i>
<i>Vậy chiều dài và chiều rộng đã có chưa?</i> <i>Chưa.</i>


<i>Bài tốn cho biết chiều dài hơn chiều rộng</i>


<i>bao nhiêu?</i> <i>Chiều dài hơn chiều rộng 12cm.</i>
<i>12 cm là kết quả phép tính gì?</i> <i>Chiều dài trừ chiều rộng.</i>


<i>Phép tính trừ ta gọi là gì?</i> <i>Hiệu</i>


<i>Vậy 12 cm là hiệu của gì?</i> <i>12cm là hiệu của CD và CR.</i>
<i>Vậy tổng của chiều dài và chiều rộng là</i>



<i>bao nhiêu?</i> <i>Nửa chu vi (60:2)</i>


<i>Vậy đây là dạng toán gì?</i> <i>Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số</i>
<i>Cơng thức tính dạng tốn này như thế nào? SL = (Tổng + Hiệu):2</i>


<i>SB = (Tổng - Hiệu):2</i>


<i>Ở bài tốn này số lớn là gì? Số bé là gì?</i> <i>Số lớn là chiều dài, số bé là chiều rộng</i>


+ Tới đây học sinh có thể tự làm bài, sau đó gọi học sinh lên chữa bài.


4. Ở các dạng tốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu, tổng-tỉ, hiệu-tỉ thì điều
quan trọng nhất là học sinh phải xác định được dạng tốn. Nếu xác định được dạng
tốn thì mới có hướng để giải tốn. Cho nên khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bài
tốn này thì giáo viên hình thành cho học sinh kĩ năng nhận dạng đề tốn.


5. Thay đổi hình thức dạy mới như dạy bằng giáo án điện tử kết hợp với phần
mềm dạy học tốn của cơng ty để tạo khơng khí sinh động cho học
sinh. Đối với phần mềm dạy toán thì rèn cho học sinh kĩ năng tính tốn.


6. Đưa <i><b>Internet</b></i> vào phòng học để hướng dẫn học sinh khá – giỏi giải tốn
violympic trên lớp (ngồi giờ chính khóa) tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư
duy, nhanh nhẹn trong tính tốn nhằm bồi dưỡng những sinh có năng khiếu về tốn
học. Đối với các lớp khác, nếu phát hiện em nào có năng khiếu về tốn thì tơi tới nhà
em đó tạo nik và hướng dẫn vào mạng giải. Nếu gia đình em đó khơng có máy tính
cho tới nhà tơi giải tốn.


<i>Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ về đổi mới phương pháp dạy học để nâng</i>
<i>cao chất lượng mơn Tốn, rất mong quý lãnh đạo và đồng nghiệp góp ý thêm!</i>



<i>Cuối cùng tôi xin chúc quý lãnh đạo, quý đồng nghiệp mạnh khỏe, hạnh phúc,</i>
<i>thành công trong công việc và cuộc sống!</i>


<i>Xin chân thành cảm ơn!</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>

<!--links-->

×