Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

giao anh lop 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.16 KB, 62 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TUẦN 1</b>



<i><b>Thứ hai ngày tháng năm 20 </b></i>
<b>HỌC V ẦN</b>


<b>$ 1+ 2: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC</b>


<b>I/. MỤC TIÊU :</b>


<b>1/. Kiến thức : </b>


Làm quen với sách giáo khoa Tiếng Việt tập một và bộ thực hành Tiếng Việt


<b>2/. Kỹ năng :</b>


Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa, nề nếp học tập mơn Tiếng Việt


<b>3/. Thái độ :</b>


Có ý thức bảo quản sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Tạo hứng thứ cho
học sinh khi làm quen với sách giáo khoa của môn học.


<b>II/. CHUẨN BỊ :</b>
<b>1/. Giáo viên</b>


- Sách giáo khoa


- Bộ thực hành Tiếng Việt
- Một số tranh vẽ minh họa


<b>2/. Học sinh</b>



- Sách giáo khoa


<i><b>Bộ Thực Hành Tiếng Việt</b></i>


III/. HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H CẠ Ọ
<i><b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY</b></i>
<b>1/. On định (5’) </b>Hát


<b>2/. Kiểm tra bài cũ</b>


Cả lớp lấy sách giáo khoa và bộ hành để cơ
kiểm :Số lượng; Bao bìa dán nhãn; Nhận xét
Tuyên dương : cá nhân, tổ, lớp


Nhắc nhở học sinh chưa thực hiện tốt.


<b>3/. Bài mới (20’)</b>


Ổn định tổ chức
HOẠT ĐỘNG 1
Giới thiệu sách


<b>Mục tiêu :</b>


Nhận xét sách, cấu trúc của sách, kí hiệu
hướng dẫn của sách.


Đưa mẫu 3 quyển sách và giới thiệu


<b>Sách tiếng việt 1 : </b>



Là sách bài học gồm có kênh hình và
kênh chữ giúp các em học tập tốt môn Tiếng
Việt là môn học dạy tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ Việt
Nam …


HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ


Mỗi em lấy sách giáo khoa gồm
3 quyển và bộ thực hành


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Minh họa một số tranh vẽ đẹp, màu sắc.
Hướng dẫm học sinh xem cấu trúc của sách
Gồm 2 phần, phần dạy âm, phần dạy vần
Hướng dẫn học sinh làm quen với các ký hiệu
trong sách.


<b>Sách bài tập Tiếng Việt</b>


Giúp học sinh ôn luyện và thực hành các
kiến thức đã học ở sách bài học


<b>Sách tập viết, vở in : </b>Giúp các em rèn luyện
chữ viết


HOẠT ĐỘNG 2


<i><b>Rèn nếp học tập</b></i>
<b>Mục tiêu :</b>



Biết thực hiện các thao tác học tập có nề nếp.
Hướng dẫn :


Cách mở sách, cầm sách, chỉ que, để sách.
Thao tác sử dụng bảng, viết bảng, xóa bảng, cất
bảng.


Tư thế ngồi học, giơ tay phát biểu.


<b>HOẠT ĐỘNG 3 </b>(10’)


<i><b>Trò Chơi On Luyện</b></i>
<b>Mục tiêu :</b>


Thi đua theo nhóm, theo tổ hiện nhanh
các thao tác nề nếp theo yêu cầu.


Nhận xét


<i><b>Thư Giãn </b></i> <i>Chuyển tiết</i>


Quan sát tranh vẽ trong sách
giáo khoa


Từng em nêu cảm nghỉ khi xem
sách …


Nhận biết và học thuộc tên gọi
các ký hiệu



Thực hiện các thao tác học tập
Mở sách


Gấp sách
Chỉ que
Cất sách
Viết, xoá bảng
Tư thế ngồi học


Im lặng khi nghe giảng; tích
cực phát biểu khi nghe hỏi …
Cá nhân, Tổ nhóm thực hiện
các thao tác rèn nề nếp :
Lấy đúng tên sách


Mở sách, gấp sách, cất sách,
viết bảng, giơ bảng đúng thao
tác…


Ti t 2ế
<b>_ HOẠT ĐỘNG 1 (20’)</b>


<i><b>Giới Thiệu Bộ Thực Hành Tiếng Việt</b></i>


 <b>Mục tiêu :</b>


Nhận biết tác dụng của bộ thực hành. Biết
cách sử dụng các vật dụng. Ham thích hoạt động
 Kiểm tra bộ thực hành



 Hướng dẫn học sinh phân loại đồ dùng của
mơn Tiếng Việt và Tốn


<b>-</b> Có mấy loại đồ dùng môn Tiếng Việt


 Giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng, tác dụng
của bảng chữ cái.


<b>-</b> Bảng chữ có mấy màu sắc?


<b>-</b> Tác dụng của bảng chữ để ráp âm, vần tạo
tiếng.


 Giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng bảng cái


<b>-</b> 2 loại


Bảng chữ cái
Bảng cái


<b>-</b> 2 màu
Xanh, đỏ


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>-</b> Bảng cái giúp các em gắn được âm, vần chữ tạo
tiếng


<b>4/. CỦNG CỐ (5’)</b>


<i><b>Trò Chơi</b></i>



 Thi đua chọn đúng các mẫu đồ dùng và sách
giáo khoa.


<b>-</b>Có mấy quyển sách dạy mơn Tiếng Việt?


<b>-</b>Bộ thực hành có mấy loại?


<b>-</b>Nêu cách cầm sách, đọc sách


<b>-</b>Khi cô giáo giảng các em ngồi tư thế nào?


<b>5/. DẶN DÒ (5’)</b>


<b>-</b> Chăm xem sách, giới thiệu sách với bạn


<b>-</b> Bảo quản sách và bộ thực hành.


<b>-</b> Chuẩn bị bút và vở tập in, thứ ba học bài các
nét cơ bản


một vài âm, tiếng


………..


Ngồi học im lặng, chú ý
nghe cơ gi giảng


Hoạt động và phát biểu
sơi nổi, nghiêm túc trong học
tập



<i><b>*************************************</b></i>
<b>TOÁN</b>


$ 1.TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN


<b>I/. MỤC TIÊU :</b>


<b>1/. Kiến thức:</b>


Làm quen với sách giáo khoa môn Tốn. Bộ thực hành mơn Tốn


Giúp học sinh nhận biết được những việc cần làm trong các tiết học Toán
Nắm được các yêu cầu cần đạt trong tiết học Toán


<b>2/. Kỹ năng :</b>


Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa và bộ thực hành. Rèn nề nếp học tập bộ
mơn.


<b>3/. Thái độ :</b>


Có ý thức bảo quản đồ dùng học tập. Ham thích học Tốn qua các hoạt động
học.


<b>II/. CHUẨN BỊ : </b>
<b>1/. Giáo viên :</b>


Sách giáo khoa
Bài tập Toán



Bộ thực hành – tranh vẽ trang 4 và 5


<b>2/. Học sinh </b>


Sách Toán 1, Sách bài tập – Bộ thực hành


<b>III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC</b>


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY


<b>1/. On định (5’)</b>
<i><b>Hát</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>2/. Kiểm tra bài cũ (5’)</b>


Cả lớp lấy sách giáo khoa và Bộ thực
hành để kiểm tra


Số lượng


Bao bìa dán nhãn
Bộ thực hành Toán
Nhận xét


Tuyên dương cá nhân, tổ, lớp


Nhắc nhở : học sinh chưa thực hiện tốt


<b>3/. Bài mới (20’)</b>
<b>Giới thiệu bài</b>



Để giúp các em biết được những việc cần
làm và những u cầu đạt được trong tiết
học Tốn. Hơm nay cơ sẽ dạy các em tiết
Tốn 1 đó là <b> Tiết Học Đầu Tiên</b>


<b>HOẠT ĐỘNG 1:</b>


<i><b>Hướng Dẫn Học Sinh Sử Dụng Sách </b></i>
<i><b>Toán 1</b></i>


<i><b>Phương pháp</b></i> : Trực quan, đàm thoại,
thực hành


<b>Mục tiêu</b> :


Phân biệt được sách Toán và sách bài tập
Nắm được cấu trúc của sách


Cách sử dụng và bảo quản sách
Đưa mẫu sách Toán và vở bài tập.
Hướng dẫn học sinh xem cấu trúc của
sách


Mỗi tiết học có 1 phiếu ( 1 trang hay 2
trang) tùy lượng kiến thức của bài, cấu
trúc như sau :


Tên của bài học đặt ở đầu trang
Phần bài học



Phần thực hành


+ Nêu lại nội dung của phiếu học?
Hướng dẫn làm quen với các ký hiệu
lệnh trong sách


<b>HOẠT ĐỘNG 2:</b>


Hướng Dẫn Học Sinh Làm Quen Với
Một Số Hoạt Động Học Tập Mơn Tốn


<i><b>Phương pháp : T</b></i>rực quan, đàm thoại,
diễn giải, thực hành.


Hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ


Mỗi em lấy sách của mơn học Tốn
gồm 2 quyển :


Sách Tốn 1
Vở bài tập Tốn 1
+ Bộ thực hành gồm :


Que tính
Đồng hồ
Bộ số
Bảng cái


Phân biệt được sách toán và sách bài


tập qua hình ảnh trên bìa sách


Mở sách quan sát các tranh


+ Phần bài học
Phần thực hành
Tên bài học


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

trong sách bài “Tiết học đầu tiên”
Tranh 1 vẽ gì?


Cơ giáo và các bạn trong trang 2 đang
làm gì?


Bạn gái đang sử dụng que tính để làm gì?
Bạn trai trong tranh đang làm gì?


Tranh 5 các bạn đang làm gì?


Nêu tên các mẫu vật sử dụng khi học
Toán


Tác dụng khi học toán


Giúp các em biết đếm que, học số, làm
tính, biết giải tốn


Vậy muốn học tốt mơn tốn các em cần
làm gì?



<b>HOẠT ĐỘNG 3</b>


<i><b>Giới Thiệu Bộ Thực Hành Mơn Tốn</b></i>
<b>MỤC TIÊU :</b>


Nắm đúng tên gọi các vật dụng và cách
sử dụng


Phương pháp : Quan sát, đàm thoại, thực
hành


Qua quan sát tranh ở hoạt động 2. Hãy
nêu tên gọi đúng của ac1c vật dụng trong
bộ thực hành.


- Tác dụng


Que tính dùng để làm gì?


Các mẫu số, mẫu dấu dùng để làm gì?
Hướng dẫn cách bảo quản


<b>4/. CỦNG CỐ : (6’)</b>


Tập bài hát đếm số


<b>5/. DẶN DỊ (1’)</b>


Giới thiệu sách tốn với bạn đọc ở xóm
Biết cách giữ gìn để sử dụng đồ dùng


được bền


Xem trước bài học nhiều hơn, ít hơn


Giới thiệu sách toán
Đang học toán
Học số


Tập đo độ dài
Học nhóm


Que tính, đồng hồ, bàng gài, thước,
các hình


Phải chăm học, phải thuộc bài, chăm
phát biểu …


Que tính
Đồng hồ
Bảng số
Bảng cái
Hình   


- Đếm số
Làm tính


Thực hành mở ra, cất vào theo nề nếp


************************************



<i><b>Chiều THỦ CÔNG</b></i>


<b>Bài 1: GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY, BÌA </b>
<b>VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CƠNG</b>


<b>I.MỤC TIÊU:</b>


<b>_ </b>HS biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b> 1.Giáo viên:</b>


_ Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thử công là kéo, hồ dán, thước kẻ…


<b>III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học</b>
<b>sinh</b>


<b>ĐDDH</b>
<b>1.Giới thiệu giấy, bìa:</b>


<b>_ </b>Giấy, bìa được làm từ bột của nhiều loại
cây như: tre, nứa, bồ đề …


_ GV hướng dẫn phân biệt giấy, bìa:
+ Giấy: phần bên trong mỏng


+ Bìa: đóng ở phía ngoài dày hơn.
_ GV giới thiệu giấy màu



<b>2. Giới thiệu dụng cụ học thủ công:</b>


<b>_</b>Thước kẻ: được làm bằng gỗ hay nhựa,
thước dùng để đo chiều dài. Trên mặt thước
có chia vạch và đánh số


_Bút chì: dùng để kẻ đường thẳng, thường
dùng bút cứng


_ Kéo: dùng để cắt giấy, bìa.


_Hồ dán: dùng để dán giấy thành sản phẩm
hoặc dán sản phẩm vào vở


<b> 3.Nhận xét- dặn dò:</b>


_ Nhận xét tinh thần học tập, ý thức tổ chức
kỉ luật của HS


_ Dặn dị: học bài “Xé, dán hình chữ nhật,
hình tam giác.


<b>_</b> Quan sát


QƯ3_ Theo dõi,
quan sát


_ Mỗi em tự quan sát
thước của mình
_ Tự quan sát bút của


mình


_ Quan sát, cẩn thận
khi sử dụng


_ Quan sát


_ Tuyên dương bạn
ngoan


_ Chuẩn bị giấy
trắng, giấy màu, hồ


<b>_Q</b>uyển sách
hay vở


_Giấy thủ
công đủ màu
_ Thước gỗ,
nhựa


_ Bút chì
_ Kéo
_ Hồ dán


<i><b>~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~</b></i>


<i><b>Thứ ba ngày tháng năm 20 </b></i>
<b>HỌC VẦN</b>



<b>CÁC NÉT CƠ BẢN</b>


<b>I/. MỤC TIÊU </b>


<b>1/. Kiến thức :</b>


Làm quen và thuộc tên các nét cơ bản : Nét ngang __; nét sổ ; nét xiên trái \;


nét xiên phải /; móc xi ; móc ngược ; móc hai đầu ; cong hở phải , cong


hở trái ; cong kín , khuyết trên ; khuyết dưới ; nét thắt


<b>2/. Kỹ năng :</b>


Rèn viết đúng đơn vị nét, dáng nét


<b>3/. Thái độ :</b>


Giáo dục tính kiên trì, cẩn thận rèn chữ giữ vở.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>1/. Giáo viên :</b>


Mẫu các nét cơ bản
Kẻ bảng tập viết


<b>2/. Học sinh :</b>


Bảng, tập viết vở nhà


III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY



<b>1/. On định (5’)</b>


Hát, múa


2<b>/. Kiểm tra bài cũ (5’)</b>


 Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
- Bảng , phấn, đồ bơi


- Vở tập viết nhà, bút
 Nhận xét


<b>3/. Bài mới (20’)</b>


<i><b>Các Nét Cơ Bản</b></i>
<b>HOẠT ĐỘNG 1</b>


Giới thiệu nhóm nét


  / \


<i><b>Phương pháp</b></i> : Trực quan, diễn giải, thực hành


 <b>Mục tiêu:</b>


Nhận biết và thuộc tên gọi các nét, viết đúng
nét


Nét ngang 



Nét sổ 


Nét xiên trái \
Nét xiên phải /


 Dán mẫu từng nét và giới thiệu


<b>-</b> Nét ngang  rộng 1 đơn vị có dạng nằm


ngang


<b>-</b> Nét sổ  cao 1 đơn vị có dạng thẳng


<b>-</b> Nét (móc) xiên trái \ xiên 1 đơn vị, có dạng
nghiêng về bên trái.


<b>-</b> Nét xiên phải / 1 đơn vị, có dạng nghiêng
về bên phải.


 Hướng dẫn viết bảng:


<b>-</b> Viết mẫu từng nét và hướng dẫn :


<b>-</b>  Đặt bút tại điểm cạnh của ô vuông, viết


nét ngang rộng 1 đơn vị


<b>-</b>  Đặt bút ngang đường kẻ dọc, hàng kẻ thứ



ba viết nét sổ 1 đơn vị


HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Lớp trưởng sinh hoạt


- Để các đồ dùng học tập lên
bàn, cô giáo kiểm tra


 Đọc tên nét và kích
thước của các nét


 Nét ngang


rộng 1 đơn vị (2 dòng li)


 Nét sổ


cao 1 đơn vị (2 dòng li)
\ Nét xiên trái


1 đơn vị


 Thao tác viết bảng con :


<b>-</b> Lần thứ nhất
Viết từng nét


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>-</b> \ Đặt bút ngay đường kẻ dọc, đường li thứ
ba viết nét xiên nghiêng bên trái



<b>-</b> / Đặt bút ngay đường kẻ dọc, đường li thứ
ba viết nét xiên nghiêng bên phải


<b>HOẠT ĐỘNG 2 (10’)</b>


<i><b>Giới Thiệu Nhóm Nét</b></i>


<i><b>Phương pháp</b></i>: Trực quan , diễn giải, thực hành


 <b>Mục tiêu :</b>


Nhận biết, thuộc tên, viết đúng các nét
Móc xi


Móc ngược
Móc hai đầu


Dán mẫu từng nét và giới thiệu


Nét móc xi cao 1 đơn vị (2 dịng li)
Nét móc ngược cao 1 đơn vị (2 dịng li)
Nét móc hai đầu cao 1 đơn vị (2 dịng li)
Hướng dẫn viết bảng, nêu qui trình viết


Đặt bút trên đường kẻ thứ hai, viết nét móc
xi cao 1 đơn vị, điểm kết thúc trên đường kẻ
thứ nhất


Đặt bút trên đường kẻ thứ ba, viết nét móc
xi cao 1 đơn vị, điểm kết thúc trên đường kẻ


thứ nhất


Đặt bút trên đường kẻ thứ hai, viết nét móc
xi cao 1 đơn vị, điểm kết thúc trên đường kẻ
thứ hai


<b>HOẠT ĐỘNG 3 (5’)</b>


<i><b>Trò Chơi Củng Cố</b></i>


 <i><b>Phương pháp</b></i> : Trò chơi thực hành


<b>-</b> <i><b>Nội dung</b></i> : Tìm các mẫu chữ có dạng các
nét vừa học.


<b>-</b> <i><b>Luật chơi</b></i> : Thi đua nhóm nào tìm được
nhiều và đúng sẽ thắng


<b>-</b> <i><b>Hỏi</b><b> </b></i> : Chỉ và gọi tên các nét mà em tìm
trong nhóm chữ


Viết 4 nét


  / \


Đọc tên nét


Đọc tên nét, độ cao của nét


Thao tác viết bảng con



<b>-</b> Lần thứ nhất viết từng
nét vào bảng :


- Lần thứ hai: Luyện viết
liền 3 nét


 Đếm số, kết nhóm ngẫu
nhiên.


<b>-</b> Tham gia trị chơi


<b>-</b> Các nét cần tìm có trong
các chữ


<b>-</b> Ví dụ :


i, u, ư, n, m, p …. . .


<i>TIẾT 2</i>


<b>HOẠT ĐỘNG 1 (10’)</b>


<i><b>Giới Thiệu Nhóm Nét</b></i>


 <b>Phương pháp</b> : trực quan: Trực quan, diễn
giải, thực hành, đàm thoại


 <b>Mục tiêu :</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Nét cong hở phải
Nét cong hở trái
Nét cong kín


Dán mẫu từng nét và giới thiệu


Nét cong hở (trái) cao mấy đơn vị ?
Nét cong hở (trái) cong về bên nào?
Nét cong hở (phải) cao mấy đơn vị ?
Nét cong hở (phải) cong về bên nào?
Nét cong kín cao mấy đơn vị?


Vì sao gọi là nét cong kín?


 Hướng dẫn viết bảng, nêu qui trình viết :


Đặt bút dưới đường kẻ thứ hai, viết nét cong
hở (trái), điểm kết thúc trên đường kẻ thứ nhất


Tương tự, nhưng viết cong về bên phải.
Đặt bút trên đường kẻ thứ hai, viết nét cong
kín theo hướng từ phải <sub></sub> trái nét cong khép kín điểm
kết thúc trùng với điểm đặt bút.


 Nhận xét :


<b>HOẠT ĐỘNG 2 (13’) </b>


<i><b>Giới Thiệu Nhóm Nét</b></i>



 <i><b>Phương pháp</b></i> : Trực quan, diễn giải, thực hành.
 Dán mẫu từng nét và giới thiệu :


Nét khuyết trên
Nét khuyết dưới
Nét thắt


<b>-</b> Nét khuyết trên cao mấy dòng li


<b>-</b> Nét khuyết dưới mấy dòng li




Nét viết 5 dịng li hoặc nói các khác
viết 2 đơn vị 1 dòng li


<b>-</b> Nét thắt cao mấy đơn vị?




Nét thắt cao 2 đơn vị nhưng điểm thắt của nét hơi
cao hơn đường kẻ thứ hai 1 tí.


 Hướng dẫn viết bảng
Nêu qui trình viết:


Điểm đặt bút trên đường kẻ thứ hai, viết nét
khuyết trên 5 dòng li. Điểm kết thúc trên đường kẻ
thứ nhất



Điểm đặt bút trên đường kẻ thứ ba, viết nét
khuyết dưới 5 dòng li. Điểm kết thúc trên đường kẻ
thứ hai


Điểm đặt bút trên đường kẻ thứ nhất, viết nét
thắt cao trên 2 đơn vị 1 tí ở điểm thắt. Điểm kết


………. Cao hai đơn vị
………..Bên trái
………. Cao hai đơn vị
………..Bên phải
………. Cao hai đơn vị
………..Nét cong không
hở


 Viết bảng con :


<b>-</b> Lần thứ nhất viết từng
nét, đọc tên nét


………….. Cong hở trái
………….. cong hở phải
……… Cong kín


<b>-</b> Lần hai viết 3 nét


 Nhắc lại tên các nét


<b>-</b> 5 dòng li



<b>-</b> 5 dòng li


2 đơn vị


 Luyện viết bảng con và
đọc tên nét


Lần thứ nhất


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

thúc trên đường kẻ thứ hai.


<b>4/. CỦNG CỐ (5’) </b>


 Phương pháp : Trò chơi, đàm thoại, thực hành


<i><b>- Nội dung :</b><b> </b></i>


Tìm các mẫu chữ có dạng có nét vừa học.


<b>-</b> <i><b>Luật chơi</b></i> : Thi đua tiếp sức. Đội nào tìm nhiều,
đúng, thắng


<b>-</b> <i><b>Hỏi :</b></i> Chỉ và đọc đúng tên các nét em tìm trong
nhóm chữ.


<b>5/. DẶN DÒ (2’) </b>


 Luyện viết các nét đã học vào bảng con và vở
nhà



 Xem trước bài âm e tìm hiểu nội dung trong
sách giáo khoa


Nét thắt
Viết lần hai
Chia đội A, B


Mỗi đội cử 4 bạn, thi đua
tham gia trị chơi, dứt hai
bài hát tính điểm trị chơi.
- Các chữ cần tìm


<i><b>**************************************</b></i>
<i><b>Chiều TỰ NHIÊN XÃ HỘI</b></i>


Bài 1:<i><b> CƠ THỂ CHÚNG TA</b></i>
<b>I.Mục đích:</b>


Sau bài học, HS có thể:


-Kể tên và chỉ đúng 3 bộ phận chính của cơ thể là: đầu, mình và tay chân.
-Biết một số bộ phận của đầu, mình, tay và chân


<b>II. Đồ dùng dạy học: </b>


- Sách giáo khoa


<b>III. Các hoạt động dạy và học:</b>


<i><b>Hoạt động của giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động của học sinh</b></i>


<b>1/ Ổn định lớp:</b>


<b>2/ Kiểm tra bài cũ: </b>
<b>3/ Bài mới:</b>


a/ Giới thiệu bài: Hát “Đơi bàn tay
xinh”- Ngồi đơi bàn tay xinh của mình
thì cơ thể chúng ta cịn có rất nhiều các
bộ phận khác, đó là những bộ phận nào?
Để biết được điều này, hôm, nay chúng
ta học bài: Cơ thể chúng ta.


b/ Dạy bài mới:


Họat động 1: <i><b>Quan sát tranh và tìm các</b></i>
<i><b>bộ phận bên ngồi cơ thể</b></i>


-Mục đích: Giúp cho HS biết chỉ và gọi
tên các bộ phận chính bên ngồi cơ thể
-Cách tiến hành:


-Hát


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

B1: Thực hiện hoạt động


B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
Kết luận: GV chốt lại


Hoạt động 2: <i><b>Quan sát tranh</b></i>



-Mục đích: Biết được cơ thể ta gồm 3
phần chính: đầu, mình và chân tay
-Cách tiến hành:


B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt
động


B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
Kết luận: GV chốt lại


Hoạt động 3: <i><b>Tập thể dục</b></i>


-Mục đích: Gây hứng thú để HS rèn
luyện thân thể


-Cách tiến hành:


Vừa hát vừa tập thể dục


-Học sinh lên bảng chỉ tranh treo trên
bảng và nêu những gì mình quan sát
được.


-Lớp nhận xét- bổ sung


-HS đánh số các hình ở tranh 5- SGK
-Làm việc theo nhóm: Hãy quan sát và
nói các bạn trong từng hình đang làm gì?
Cơ thể gồm mấy phần?



-Nhóm lên trình bày


-HS tập thể dục tại chỗ ngồi


<b>IV. Củng cố, dặn dò:</b>


-Trò chơi: Con bướm vàng (GV nêu nguyên tắc và hướng dẫn cách chơi cho
HS)


-Nhận xét tiết học


<i><b>~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~</b></i>


<i><b>Thứ tư ngày tháng năm 20 </b></i>
<b>HỌC VẦN </b>

<b>BÀI 1 : </b>

<i><b>e</b></i>



<b>I/. MỤC TIÊU :</b>
<b>1/. Kiến thức : </b>


Học sinh làm quen nhận biết được chữ và âm e. luyện nói theo nội dung : Trẻ
em và loài vật


<b>2/. Kỹ năng :</b>


Nhận thức được mối liên hệ giữa tiếng và chữ chỉ đề vật, sự vật (nhận ra âm
e trong các tiếng gọi tên). Phát triển được lới nói tự nhiên.


<b>3/. Thái độ :</b>


u thích ngôn ngữ tiếng Việt qua hoạt động học âm e và luyện nói theo chủ


đề. Phát biểu lời nói một cách tự tin.


<b>II/. CHUẨN BỊ :</b>
<b>1/. Giáo viên</b>


mẫu tranh vẽ theo sách giáo khoa – Kẻ bảng nét – Mẫu chữ e – Chùm me


<b>2/. Học sinh</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

III/. HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H CẠ Ọ


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY


<b>1/. ỔN ĐỊNH (3’)</b>


<b>2/. KIỂM TRA BÀI CŨ (2’)</b>


<b>-</b> Kiểm tra SGK – Bộ thực hành


<b>3/. BÀI MỚI (30’)</b>


 <b>Giới thiệu bài (5’)</b>


 Lần lượt treo từng tranh và hỏi; mẫu vật
thật “Chùm me”


<b>-</b> Tranh vẽ gì?


<b>-</b> Quả gì trên bảng ?



 Gắn tiếng ứng dụng dưới tranh


<b>-</b> Trong các tiếng bé, ve, xe, me là các
tiếng có âm gì giống nhau ?




Qua tranh vẽ và các tiếng dưới tranh. Bài
học hôm nay cô giới thiệu đến các em đó là
bài âm e


 Ghi tựa bài :
 Đọc mẫu : <i>e</i>
* Dạy chữ ghi âm e


<b>HOẠT ĐỘNG 1 (4’)</b>
<i><b>Nhận diện chữ</b></i>


 <b>Mục tiêu :</b>


Nhận biết được chữ e qua nét viết là một nét
thắt


 <i><b>Phương pháp :</b></i>Trực quan. đàm thoại,
thực hành


 Gắn chữ mẫu e
 Tô chữ mẫu


<b>-</b> Chữ e gồm một nét thắt



<b>-</b> Tìm chữ e trong bộ thực hành chữ cái
 Cầm chữ e in giới thiệu


Chữ e các em tìm được gọi là chữ in


<b>HOẠT ĐỘNG 2</b>


<i><b>Nhận diện và phát âm</b></i>


 <b>Mục tiêu :</b>


<b>-</b> Phát âm đúng âm e. tìm tiếng có âm e
 <i><b>Phương pháp</b></i> : Trực quan, đàm thoại,


HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ


Bé, xe, ve, quả me


Lên bảng chỉ vào âm màu đỏ e
giống nhau


<b>-</b> Đồng thanh, cả lớp


Hình thức :
Học theo lớp


Quan sát mẫu chữ và thao tác của
cô.



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

thực hành


 Phát âm mẫu : e


<b>-</b> Khi phát âm, âm e miệng mở hẹp
khơng trịn mơi


 Sửa cách phát âm cho học sinh
 Tìm tiếng có âm e


<b>-</b> Thảo luận đơi bạn tìm tiếng khi em
đọc lên nghe có âm e


<b>HOẠT ĐỘNG 3 </b>(5’)


__ Hướng dẫn nét chữ trên bảng


 <b>Mục tiêu :</b>


Học sinh viết đúng chữ e


 <i><b>Phương pháp</b></i> : Đàm thoại diễn giải,
thực hành


 Gắn chữ với mẫu giới thiệu (đây là bài
viết đầu tiên)


<b>-</b> Độ cao, hàng kẻ, dòng li, đường kẻ dọc.


<b>-</b> Chữ e cao 1 đơn vị



 Viết mẫu, nêu qui trình viết


Đặt bút dưới đường kẻ thứ hai, viết
chữ e cao 1 đơn vị, điểm kết thúc trên
đường kẻ thứ nhất


 Nhắc và sửa tư thế ngồi cho học sinh ,
sửa sai nét viết


<b>HOẠT ĐỘNG 4 :</b>
Trò Chơi (6’)


<b>Nội dung</b> : Khoanh tròn các tiếng có âm e
(tìm đúng các tranh có tiếng là âm e)


<b>Luật chơi</b>


- Trò chơi tiếp sức khoanh tròn các li âm e
có trong bảng chữ. Sau 1 bài hát nhóm nào
khoanh đúng, nhanh <sub></sub> thắng


Hình thức :


Học lớp, học đôi bạn
Phát âm, âm e


Cá nhân theo dãy


Đồng thanh nhóm, cả lớp



<b>-</b> Kết đơi bạn tìm tiếng có âm e :
Té, chè, vé, xé, rẻ …


<b>-</b> Hình thức
Học theo lớp


Nhắc lại tên gọi của các hàng kẻ
Đường kẻ 1, 2, 3,4 …


Đường kẻ dọc
Dòng li


1 đơn vị (2 dòng li)
2 đơn vị (2 dòng li)
 Viết bảng con


từ hai đến 3 lần con chữ e


Tích cực tham gia trò chơi


Luy n t p (ti t 2)ệ ậ ế


 <b>Luyện tập (25’)</b>


<b>HOẠT ĐỘNG I: Luyện Đọc</b>


 <b>Mục tiêu :</b>


Đọc đúng âm e. tiếng đúng với nội dung tranh.


 Phương pháp : Thực hành


 Hướng dẫn quan sát thứ tự tranh và đọc mẫu tranh bên trái


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>HOẠT ĐỘNG 2: Luyện Viết</b>


 <b>Mục tiêu :</b>


Tô đúng âm e đúng qui trình


 Viết mẫu hướng dẫn qui trình giống tiết 1


<b>-</b> Tơ mẫu chữ


<b>-</b> Hướng dẫn viết tô


<b>-</b> Nhắc tư thế ngồi viết


<b>-</b> Nhận xét hoạt động 2


<b>HOẠT ĐỘNG 3 Luyện Nói</b>


 <b>Mục tiêu :</b>


Giúp trẻ vui và tự tin qua hoạt động nói, mạnh dạn phát
biểu cảm nghỉ, lời nói.


 <i><b>Phương pháp</b></i> : Đàm thoại, diễn giải


 Chia tranh cho 6 nhóm yêu cầu các em thảo luận tìm hiểu


nội dung tranh.


<b>-</b> Khai thác nội dung tranh qua hệ thống cấu hỏi


<b>-</b> Tranh vẽ lồi nào?


<b>-</b> Các bạn đang làm gì?




Mỗi một bức tranh các loài vật cũng như các bạn thể hiện rất
nhiều hoạt động khác nhau như các em vừa trao đổi với cơ,
nào là chim đang hót, kiến ………, ếch


………, gấu ……….., bé


………, trong điểm chung của các bức
tranh này ta có thể gọi chung chủ đề là các bạn đang học tập:
Chim học hót, kiến học đàn … dù loài vật hay bé đều có yêu
cầu học tập. Các em phải cố ắng học hành chăm ngoan.


<b>4/. CỦNG CỐ (7’)</b>


Trò chơi đối đáp


<b>Nội dung</b> : Mỗi nhóm nói một câu có tiếng: mẹ, bé, chè, hè,
trẻ, vẽ


<b>Luật chơi :</b> (3’)



Các nhóm hội ý tìm câu nói sau đó đáp liền mạnh sau mỗi
lần dứt câu nói của đội bạn. Nhóm nào đáp khơng được thì
thua.


<b>Câu hỏi :</b>


Nói nhanh trong câu tiếng nào có âm e


<b>5/. DẶN DỊ (3’)</b>


 Nhận xét tiết học


 Đọc và xem bài âm e chuẩn bị bài âm và chữ b


Đọc cá nhân đồng
thanh dãy bàn,
nhóm .


<b>-</b> Viết chữ lên
khơng trung
Tơ mẫu chữ trong
vở lên


 Hình thức
Học theo nhóm
Học theo lớp
Trả lời và nêu cảm
nghỉ của mình về
nội dung tranh.
Nói tự nhiên dựa


vào câu hỏi của
giáo viên


Dự kiến các câu :
Mẹ bế bé đi chơi
Bé đi nhà trẻ
Nghỉ hè bé đi chơi
Bé vẽ con mèo


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>TỐN</b>


<b>$ 2: NHIỀU HƠN – ÍT HƠN</b>


<b>I/. MỤC TIÊU :</b>


<b>1/. Kiến thức : </b>


Học sinh hiểu được khái niệm nhiều hơn, ít hơn qua việc so sánh số lượng
với các nhóm đồ vật


<b>2/. Kỹ năng :</b>


Biết so sánh số lượng các nhóm đồ vật


Biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn khi so sánh số lượng hai nhóm đồ vật


<b>3/. Thái độ :</b>


ham thích hoạt động học qua thực hành, qua trò chơi thi đua


<b>II/. CHUẨN BỊ :</b>


<b>1/. Giáo viên</b>


Vật thật: Ly và muỗng, Bình và nắp, tranh minh họa trang6


<b>2/. Học sinh</b>


Sách Tốn 1, bút chì


<b>III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC</b>
<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY</b>
<b>1/. ỔN ĐỊNH (3’)</b>


<b>2/. KIỂM TRA BÀI CŨ (5’)</b>
<b>-</b> Kiểm tra SGK và bút chì


<b>-</b> Bài : “Tiết học đầu tiên”


<b>-</b> Nêu các vật dụng cần có khi học tốn


<b>-</b> Nêu các hình thức học tập mà em biết?


<b>-</b> Nhận xét


<b>3/. BÀI MỚI (22’)</b>


Giới thiệu bài (soạn lại)


Treo tranh hai nhóm quả yêu cầu học sinh quan sát


<b>-</b> Nhóm quả của hàng trên và hàng dưới có bằng


nhau khơng?


<b>-</b> Vì sao?


 <i><b>Giới thiệu bài :</b></i>


Đính hàng trên 2 quả cam và hàng dưới 2 quả
cam


<b>-</b> Số quả cam ở hàng trên và hàng dưới như thế
nào?


<b>-</b> Đính thêm một quả cam ở hàng dưới yêu cầu
học sinh quan sát


<b>-</b> Cố đính thêm hàng dưới một quả cam nữa.
Vậy số quả cam ở cả 2 hàng cịn bằng nhau khơng


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA </b>
<b>TRỊ</b>


Sách, vở, bộ thực hành
gồm


Học theo lớp, đơi bạn,
nhóm


<b>-</b> Khơng bằng nhau


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>




Để so sánh các nhóm mẫu vật có số lượng khơng
bằng nhau. Hôm nay cô sẽ dạy cho các em bài nhiều
hơn, ít hơn


<i><b>Ghi tựa bài</b></i>


<i><b>Nhiều hơn, ít hơn</b></i>
<b>HOẠT ĐỘNG 1</b>


<i><b>Hướng dẫn so sánh hai nhóm mẫu vật</b></i>


 <b>Mục tiêu :</b>


Hiểu khái niệm nhiều hơn ít hơn qua so sánh
 <i><b>Phương pháp</b></i> : Trực quan, đàm thoại diễn giải
 Để 5 cái ly trên bàn Giáo viên yêu cầu học sinh


đặt lần lượt nhóm muỗng cơ cầm trên tay, mỗi
muổng để vào 1 cái ly nêu nhận xét.


<b>-</b> Sau khi để muỗng vào ly có nhận xét gì? có đủ
muỗng để vào ly không?


<b>-</b> Số ly so với muỗng như thế nào?


<b>-</b> Số muỗng so với ly như thế nào?





Sau khi thao tác và quan sát các em thấy tại sao nói


 Số ly nhiều hơn số muỗng số muỗng ít hơn số ly
vì sao?


<i><b></b></i> <i><b>Đọc mẫu :</b></i>


Số ly nhiều hơn số muỗng
Số muỗng ít hơn số ly


 <i><b>Tương tự</b></i> : Thực hiện thao tác và so sánh
5 cái chén và 4 cái dĩa


<b>HOẠT ĐỘNG 2</b>


Thực hành so sánh các nhóm đồ vật (SGK/6)


 <b>Mục tiêu :</b>


<b>-</b> Biết so sánh số lượng các mẫu vật qua thực
hành


<b>-</b> Biết dùng đúng khái niệm nhiều hơn, ít hơn


<i><b>Tranh 1</b></i> :


So sánh bình và nút


<i><b>Tranh 2</b></i>



Thỏ và cà rốt


<i><b>Tranh 3</b></i>


Nồi và nắp nồi


<i><b>Tranh 4</b></i>


O cắm điện và phích cắm điện


<b>-</b> Bằng nhau


<b>-</b> Khơng bằng nhau


Hình thức
Học theo lớp


Quan sát bạn thực hiện


<b>-</b> Có 1 cái ly khơng có
muỗng


- Số ly nhiều hơn số
muỗng


- Số muỗng ít hơn số ly


<b>-</b> Số ly thì dư, số muỗng
thì thiếu



- Đọc


Cá nhân
Đồng thanh


 Phương pháp: thực
hành


 Hình thức: học cá
nhân


Thực hiện thao tác mới để
tìm kiếm ra số lượng dư
và thiếu của từng nhóm
mẫu vật


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>4. CỦNG CỐ </b>(5’)


<i><b>Kiểm tra kiến thức vừa học</b></i>


<b>Trò chơi:</b> Thi đua gắn số lượng các nhóm mẫu
vật nhiều hơn, ít hơn


<b>-</b> So sánh nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn vì
sao?


<b>5/. DẶN DỊ :</b>


 Nhận xét tiết học
 Chuẩn bị bài hình



…………..


Tham gia trị chơi gắn số
lượng mẫu vật theo hàng
ngang để so sánh


<i><b>**********************************</b></i>
<b>ĐẠO ĐỨC</b>


<b>$ 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 1</b>



<b>I/. MỤC TIÊU :</b>
<b>1/. Kiến thức : </b>


Học sinh hiểu biết được


Trẻ em có quyền có họ tên, quyền đi học


Có thêm nhiều bạn mới, cơ giáo mới, học thêm nhiều điều mới lạ


<b>2/. Kỹ năng :</b>


Biết tên bạn bè trong nhóm


Biết nêu ý thích của mình. Biết tơn trọng ý thích của người khác


<b>3/. Thái độ :</b>


vui vẻ, phần khởi, tự học được là học sinh lớp 1. Yêu quý thầy cô bạn bè



<b>II/. CHUẨN BỊ :</b>
<b>1/. Giáo viên</b>


đọc, tìm hiểu điều 7, 28 Cơng ước quốc tế về quyền trẻ em
Trò chơi vòng tròn gọi tên


<b>2/. Học sinh</b>


On các bài hát : “đi học” “ em yêu trường em “ “cả nhà thương nhau”
Tranh vẽ sở thích của em


III/. HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H CẠ Ọ


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY


<b>1/. ỔN ĐỊNH (2’)</b>


<b>2/. KIỂM TRA BÀI CŨ (2’)</b>
<b>-</b> Kiểm tra vở bài tập đạo đức


<b>3/. BÀI MỚI (21’)</b>
<b>Giới thiệu bài (1’)</b>


Treo tranh “Mẹ dắt bé đi học”


<b>-</b> Trong tranh vẽ những gì?


<b>-</b> Nét mặt của các bạn trong tranh như thế nào?



HOẠT ĐỘNG CỦA
TRÒ


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>



Tranh vẽ lại cảnh các bạn đến trường. Để biết được tại
sao các bạn trong tranh tươi cười, vui vẻ như thế, chúng
ta tìm hiểu qua bài “Em là học sinh lớp 1”


<i><b>Ghi tựa bài</b></i>


<i><b>Em là học hinh lớp một</b></i>
<b>HOẠT ĐỘNG 1</b>


<i><b>Vòng tròn giới thiệu tên</b></i>
<i><b>Mục tiêu :</b></i>


Giúp học sinh biết giới thiệu, tự giới thiệu tên
mình, nhớ tên của bạn trong lớp. Biết trẻ có quyền được
đi học.


 <i><b>Phương pháp</b></i> : Trị chơi, diễn giải, thực hành
 Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 6 em
 Phổ biến nội dung


Mỗi nhóm đứng thành vịng trịn, điểm số từ 1
đến hết


Cách chơi: Đầu tiên giới thiệu tên mình. Em thứ
hai giới thiệu lại tên bạn thứ nhất và tên mình. Em thứ


ba giới thiệu lại tên bạn thứ nhất, thứ hai, tên mình.
Tuần tự cho đến người sau cùng :


<b>-</b> Yêu cầu một nhóm thực hiện mẫu


<b>-</b> On định nêu câu hỏi


<b>-</b> Trò chơi giúp em điều gì?


<b>-</b> Em cảm thấy như thế nào khi giới thiệu tên mình
với các bạn?


<b>-</b> Em cảm thấy như thế nào khi được biết tên các bạn
trong lớp?




Trò chơi đã giúp em biết được tên mình và tên các bạn.
Mỗi em đều có một cái tên … đó là quyền khi sinh ra
cần có “ Trẻ em cũng có quyền có họ và tên”


(Diễn giải cho học sinh biết như thế nào là họ”)


<b>HOẠT ĐỘNG 2</b>


<i><b>Giới Thiệu Sở Thích Của Mình</b></i>


 <b>Mục tiêu :</b>


Giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, tự tin nêu sở thích của


mình, biết sở thích của bạn


Gi dục trẻ trong sở thích của nhau
Kiểm tra tranh vẽ sở thích của bé


Các em cùng kết đôi bạn học tập kể cho nhau nghe


Hình thức: Học theo
nhóm, lớp


Chia nhóm, kết bạn theo
yêu cầu


<b>-</b> Lắng nghe


Hướng dẫn nội dung
chơi


Quan sát nhóm làm mẫu


<b>-</b> Cả lớp cùng thực hiện


<b>-</b> Giới thiệu tên mình,
bạn


<b>-</b> Thích thú vì được các
bạn biết tên mình


<b>-</b> Vui thích vì có thêm
nhiều bạn mới



Kể với nhau về sở thích
của mình


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

ước mơ và sở thích của mình


 <i><b>Yêu cầu</b></i> : Mỗi tổ cử ra 2 bạn lên bảng dán tranh và
nêu lên sở thích của mình cho các bạn nghe




Các tranh vẽ trên bảng có cùng sở thích như nhau
khơng?




Qua tranh vẽ cũng như khi lắng nghe các em trao đổi
với nhau. Mỗi em đều có sở thích ước mơ khác nhau,
nhưng cũng có bạn giống nhau. Cơ mong muốn các em
đều đạt được sở thích và ước mơ của mình. Bên cạnh đó
các em phải biết tơn trọng sở thích và ước mơ của bạn


<b>HOẠT ĐỘNG 3:</b>


<i><b>KỂ VỀ NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC</b></i>


 <b>Mục tiêu :</b>


Học sinh biết được đi học là niềm vui, niềm tự
hào. Trẻ em có quyền có mái ấm gia đình và có quyền


được đi học


 <i><b>Phương pháp</b></i> : Đàm thoại


<b>-</b> Bố mẹ đã chuẩn bị những gì cho các em đi học?


<b>-</b> Ngày đầu tiên đến trường em gặp những ai?


<b>-</b> Kể lại niềm vui ngày dự lễ khai giảng


<b>-</b> Cảnh vật xung quanh thế nào?


<b>-</b> Các bạn học sinh lớp 1 có gì đẹp?


<b>-</b> Thầy cơ và anh chị đón chào em như thế nào?


<b>-</b> Em có thích khơng?




Các em phải biết tự hào và yêu quý những tình cảm đó
là <i><b>Quyền được đi học, Quyền có mái ấm gia đình,</b></i> tự
hào là học sinh


- Em hãy kể những việc làm để trở thành con ngoan trò
giỏi?


<b>4. CỦNG CỐ </b>(5’)


<b>-</b> Thi đua hát cá nhân, đơi bạn, nhóm những bài hát


mà giáo viên đã dặn chuẩn bị


<b>-</b> Hỏi : Trò chơi vòng tròn giúp em điều gì?


<b>-</b> Kể lại cho lớp nghe những quyền mà cô đã dạy?


<b>-</b> Để cha mẹ, thầy cô vui lịng em phải làm gì?


<b>5/. DẶN DỊ :</b>


 Nhận xét tiết học


 Kể cho ba mẹ nghe những điều học được trong tiết
học. Chuẩn bị xem trước bài


lớp nghe


Hình thức: Học cả lớp


<b>-</b> Giơ tay phát biểu.
Nêu những cảm nghỉ,
cảm xúc của mình
qua câu hỏi gợi ý


Tham gia xung phong,
kết bạn để hát, hát đồng
thanh


<b>-</b> Giới thiệu tên mình,
biết tên bạn



<b>-</b> Quyền có họ tên,
quyền đi học


<b>-</b> Chăm ngoan, học giỏi
vậng lời


<b>************************************</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>$ 3: HÌNH VNG – HÌNH TRỊN</b>


<b> I/. MỤC TIÊU :</b>


<b>1/. Kiến thức : </b>


Nhận ra và nêu đúng tên hình vng, hình trịn


<b>2/. Kỹ năng :</b>


Nhận biết được hình vng, hình trịn qua các vật thật xung quanh
Phân biệt được hình vng, hình trịn qua các bài tập thực hành


<b>3/. Thái độ :</b>


Giáo dục tính chính xác


Ham thích các hoạt động học tập


<b>II/. CHUẨN BỊ :</b>
<b>1/. Giáo viên</b>



Hình vng, hình trịn, bảng cái, bộ thực hành


Mẫu vật thật có hình vng, hình trịn (khăn tay, đồng hồ, hộp phấn …)


<b>2/. Học sinh</b>


Sách giáo khoa, vở bài tập, bộ thực hành, bảng, bút màu


III/. HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H CẠ Ọ


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY


<b>Giới thiệu bài </b>


<i><b></b></i> <i>Ở lớp mẫu giáo các em đã được làm quen với</i>
<i>hình nào?</i>




ở lớp mẫu giáo các em đã được làm quen với
nhiều hình vừa kể. Trong tiết học này cơ cùng các
em sẽ tìm hiểu kỹ hơn về hai hình đó là hình
vng và hình trịn.


<i><b>Ghi tựa bài (20’)</b></i>


<i><b>Hình vng – Hình trịn</b></i>
<b>HOẠT ĐỘNG 1</b>


<i><b>Giới thiệu hình vng</b></i>


<i><b>Mục tiêu :</b></i>


Học sinh nhận biết hình vng. Tìm đúng
các vật có dạng hình vng


<b></b> Phương pháp : Trực quan, đàm thoại


<b></b> Lần lượt gắn lên bảng các hình có màu sắc kích


thước khác nhau – Hỏi:
- Đây là hình gì


- Xoay và đặt lệch vị trí hình vng thứ hai –
hỏi


- Khi cơ đặt lệch vị trí hình vng thứ hai
khác với so với các hình khác. Các em hãy nhận


HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ
Kể tên các hình đã học


Hình thức : Học theo lớp
Hình vng


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

xét xem đó là hình gì?


- Vì sao vẫn là hình vng?


- u cầu 1, 2, 3 các em học sinh kiểm tra lại
bằng cách đặt nghiêng các hình vng trên bảng


như hình 2




các mẫu hình trên bảng có cái to cái nhỏ, màu sắc
khác nhau, đặt ở vị trí khác nhau nhưng tất cả đều
là hình vng


<b></b> u cầu học sinh tìm xung quanh lớp hoặc


xung quanh mình những vật có dạng hình 


<b></b> Kết hợp cho học sinh xem mẫu vật và giải


thích


+ Khung hình


+ Khăn mu soa, khăn mặt


<b>HOẠT ĐỘNG 2</b>


<i><b>Giới thiệu hình trịn</b></i>
<b></b> <b>Mục tiêu :</b>


Nhận biết được hỉnh trịn. Tìm các vật có hình
trịn


<b></b> <i><b>Phương pháp</b></i> : trực quan, đàm thoại, thực hành



<b></b> Để lẫn mẫu hình vng và hình trịn u cầu


học sinh


- Hai tổ thi đua tìm mẫu hình gắn lên bảng
- Sau 1 bài hát tổ nào gắn được nhiều, đúng,
thắng


- Nhận xét việc thực hiện của học sinh , hỏi :
- Các mẫu hình trịn trên bảng có kích thước
như thế nào?


- Có màu sắc như thế nào?




Tất cả các hình trịn đều gọi chung là hình gì?
u cầu : Tìm các vật có dạng hình trịn


<b>HOẠT ĐỘNG 3</b>
<i><b>Thực hành</b></i>


<i><b>Yêu cầu 1</b></i>: Thi đua tìm trong bộ thực hành các
mẫu hình vng, trịn đã học<b> :</b>


<i><b>Luật chơi:</b></i> Chọn đúng nhanh hình theo tên gọi,
chứ khơng theo thao tác của cơ (Giáo viên nói và
thực hành trái nhau)


<i><b>Nhận xét:</b></i>



Vẫn là hình vng vì đó là
hình vng. Lúc đầu cơ đặt
nghiêng lại …


Học sinh kể


Hình thức: Học theo lớp,
học tổ


Thực hiện gắn các mẫu hình
trịn: to, nhỏ, màu sắc khác
nhau lên bảng


To, nhỏ khác nhau
Màu sắc khác nhau
Hình trịn


Kể


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<i><b>u cầu 2</b></i>: Thực hiện bài tập vở BTT/4


Hướng dẫn và kiểm tra học sinh làm bài tập
số 1, 2, 3 mỗi bài chỉ tơ 2 hình


<b></b> Hướng dẫn giải bài tập 4


<b></b> Làm thế nào để có hình vng?


Gợi ý để học sinh làm


- Nhận xét bài tập 4


<b>4. CỦNG CỐ </b>(7’)


<b></b> <i><b>Nội dung</b></i> :


Thi đua đánh dấu X vào những hình nào là hình


  trong nhóm hình trên bảng


<b></b> <i><b>Luật chơi :</b></i> Thi đua tiếp sức, sau 1 bài hát tổ


nào ghi được nhiều hình đúng như yêu cầu
thắng


<i><b></b></i> <i><b>Nhận xét</b></i>


<b>5/. DẶN DÒ : (3’)</b>
<b></b> Nhận xét tiết học


<b></b> Dùng mẫu a và b hướng dẫn học sinh quan sát


các hình cịn lại, hình  chuẩn bị bài sau
<b></b> Tơ màu tiếp bài tập số 1, 2, 3


<b></b> Thi đua tìm nhanh và


đưa đúng khẩu lệnh


Học sinh tự nêu yêu cầu bài


qua ký hiệu được học ở tiết
1


<b></b> Học đôi bạn tìm cách để
có hình vng


Tham gia trị chơi
Mẩu a


Mẫu b


<i><b>**********************************</b></i>
<b>HỌC VẦN</b>


<b>Bài 2: </b>

<b> b</b>


<b>I/ Mục đích yêu cầu:</b>


1/ Kiến thức


- Giúp cho học sinh làm quen âm b và chữ b.


- Nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật.
2/ Kỹ năng:


- Nhận biết được âm và chữ b, ghép được tiếng be, phát triển nói theo ND, các
họat động khác nhau của trẻ và của con vật.


II/ Đồ dùng dạy học
- Chữ mẫu: b



</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

III/ Các họat động dạy và học.


a/ Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc chữ e, viết bảng con.
- GV viết bảng: bé, mẹ, xe, ve.


- 3- 4 em chỉ, đọc: e.
b/ Bài mới


Ti t 1ế


1/ Giới thiệu


- Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
2/ Dạy chữ, ghi âm


- GV gắn mẫu chữ b lên bảng.
a/ Nhận diện chữ:


- Chữ b gồm 2 nét: nét khuyết trên và nét thắt.
? So sánh chữ b và chữ e đã học?


b/ Ghép chữ và phát âm


- Bài trước ta đã học chữ e và âm e, bài này ta
học chữ b và âm b.


- Âm và chữ b đi đôi với âm và chữ e cho ta
tiếng be.


- Đọc: b/ e = be



+ Nêu vị trí của chữ b và e trong “be”.
- GV phát âm mẫu : be


- GV nghe và sửa cho học sinh.
- Chỉ bảng cho học sinh đọc.
c/ Hướng dẫn viết trên bảng con:
- GV viết mẫu chữ “b”


- Hướng dẫn quy trình viết
- Viết chữ (be)


- GV viết mẫu, hướng dẫn, nhận xét và sửa.


HS đọc theo GV: b


HS phát âm theo GV: ĐT, CN


- Giống: Nét thắt của chữ e và
nét khuyết trên của chữ b.


- Khác: Chữ b có thêm nét thắt.


- HS đọc ĐT, nhóm, cá nhân.
- B đứng trước, e đứng sau.


- HS phát âm: ĐT, nhóm, bàn, cá
nhân.


- ĐT, nhóm, cá nhân.



- HS viết trên không trung, viết
vào bảng con 2 – 3 lần.


- HS viết vào bảng (chú ý nét
nối)


<b> </b>Ti t 2ế


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

a/ Luyện đọc:


- HD học sinh đọc trên bảng, nghe và sửa
b/ Luyện viết:


- HD tô chữ b - be
c/ Luyện nói:


Chủ đề: Việc học tập của từng cá nhân.
- Ai đang học bài?


- Ai đang học viết chữ e?
- Bạn Voi đang làm gì?


- Bức tranh có gì giống và khác nhau?
- Nhận xét, động viên, sửa câu.


4. Củng cố - dặn dò
- Chỉ bảng cho HS đọc.


- Tìm chữ vừa học, HD học bài ở nhà.



HS đọc ĐT, nhóm, cá nhân: b
-be


- HS viết vào vở TV
- HS nói theo nhóm
- Các bạn chim.
- Bạn gấu.


- Đang đọc sách.


- <b>Giống:</b> Ai cũng tập trung học.


<b>Khác:</b> Các lồi khác nhau, cơng
việc khác nhau (1 – 2 nhóm nói
trước lớp)


<b>*************************************</b>
<b>Chiều THỂ DỤC: BÀI 1</b>


<b>TỔ CHỨC LỚP - TRÒ CHƠI</b>


<b> I. MỤC TIÊU</b>


<i><b>1.KIẾN THỨC</b></i> : - Phổ biến nội quy tập luyện, biên chế tổ học tập, chọn cán sự bộ
môn


- Chơi trò chơi "Diệt các con vật có hại"


<i><b>2.KĨ NĂNG :</b></i> - Học sinh biết được những quy định cơ bản của bộ môn



<i><b>3. THÁI ĐỘ :</b></i> - Học sinh chú y lắng nghe


<b> II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN</b>
<i><b>1. Địa điểm :</b></i> Sân thể dục vệ sinh sạch sẽ.


<i><b>2. Phương tiện :</b></i> Còi,


<b> </b> <b>III. NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC</b>


<b>NỘI DUNG</b>


Địn
h
l-ượn
g


<b>PHƯƠNG PHÁP TỔ</b>
<b>CHỨC</b>


<b>1. Phần mở đầu.</b>


- GV nhận lớp,phổ biến nội dung bài học
- HS đứng tại chỗ vỗ tay , hát


- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp


7/


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>2. Phần cơ bản</b>



- Biên chế tổ tập luyện, chọn cán sự bộ
môn


+ GV quan sát HS rồi chọn cán sự
- Phổ biến nội quy tập lyện


+ Phải tập hợp ở sân thể dục với sự điều
khiển của cán sự lớp


+ Trang phục phải gọn gàng, đi dép có quai
hoặc giầy


+ Bắt đầu giờ học HS muốn ra hay vào đều
phải


có sự đồng y của GV mới đợc phép vào
,hay ra


+ HS sửa lại trang phục


- Chơi trò chơi "Diệt các con vật có hại"
+ GV nêu tên và luật chơi


<b>3. Phần kết thúc</b>


- HS cúi người thả lỏng
- Củng cố bài học


- Nhận xét, giao bài về nhà



24/


4/




O O O O O O O O
O O O O O O O O
O O O O O O O O


O O O O O O O O
O O O O O O O O
O O O O O O O O


<i><b>~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~</b></i>


<i><b>Thứ sáu ngày tháng năm 20 </b></i>
<b>HỌC VẦN</b>


<b>Bài 3 : </b>

<b>Dấu sắc </b>


<b>I/ Mục đích- yêu cầu:</b>


<b>1/ Kiến thức</b>


- Giúp cho học sinh nhận biết dấu thanh / (sắc).


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>2/ Kỹ năng:</b>


- Đọc và viết được dấu thanh sắc (/).
- Ghép được tiếng (bé).



- Phát triển lời nói theo ND và các họat động khác nhau của trẻ.


<b>II/ Đồ dùng dạy học</b>


- Một số đồ vật tựa hình dấu sắc (/).
- Tranh minh họa


<b>III/ Các họat động dạy và học.</b>
<b>a/ Kiểm tra bài cũ: </b>


- Cho HS viết chữ b, e vào bảng con..
- Đọc tiếng: be.


<b>b/ Bài mới</b>


Ti t 1ế
<b>1/ Giới thiệu</b>


- GV dùng trang (SGK)
? tranh vẽ ai? Vẽ gì?


Dẫn đến các tiếng giống nhau ở chỗ có dấu
và thanh sắc (/).


Giáo viên chỉ dấu (/) cho HS đọc tiếng có
dấu thanh sắc. dẫn đến tên của dấu là: dấu
Sắc.


<b>2/ Dạy dấu thanh</b>



a/ Giáo viên viết lên bảng dấu(/).
- Dấu (/) là một nét nghiêng phải.
- Dấu (/) giống cái gì?


b/ Ghép chữ và phát âm


- Ghép tiếng be công thêm dấu sắc (trên
be).


- GV gắn bảng chữ: bé.
- HD HS ghép tiếng: bé.
- GV phát âm mẫu: bé


? Tìm hai tiếng trong tranh thể hiện tiếng :


HS thảo luận N2


bé, cá, lá chuối, chó, khế…


- HS đọc ĐT, cá nhân.


HS phát âm theo GV: ĐT, CN


<b>- Giống</b>: hình cái thước đặt nghiêng


- HS dùng bảng cái.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

bé.



c/ HD viết trên bảng con:
- GV viết mẫu dấu thanh.
- Viết tiếng có dấu thanh.
- HD viết: bé.


GV nhận xét, sửa.


- Con chó bé.


- HS viết trên khơng trung.
- Viết vào bảng con.


- HS viết: bé.


( vị trí dấu thanh)


<b>Tiết 2</b>
<b>Luyện tập</b>


<b>a/ Luyện đọc:</b>


- HD học sinh phát âm tiếng : bé


<b>b/ Luyện viết: </b>


- HD viết: be, bé


<b>c/ Luyện nói:</b>


Chủ đề: Bé nói về các sinh họat của


bé.


- QS tranh em thấy những gì?
- Các bức tranh có gì giống nhau?
- Có gì khác nhau?


- Em thích bức tranh nào nhất? Vì
sao?


- Ngồi họat động trên, em và các bạn
còn thấy các họat động nào khác?


- Ngồi giờ học em thích làm gì?
- Nhìn tranh em hãy kể lại ND.
<b>c/ Củng cố - dặn dò</b>


- Chỉ bảng cho HS đọc.


- Tìm tiếng có dấu thanh vừa học.
- HD học bài ở nhà.


- HS đọc trên bảng, SGK (ĐT, nhóm,
CN).


- HS viết vào vở:


- Các bạn ngồi trong lớp, 2 bạn gái
nhảy dây…


- <b>Giống:</b> Đều có các bạn.



<b>- Khác:</b> Các họat động khác nhau.


- HS trả lời theo ý.


- HS kể.


- 1 – 2 em khá kể.


<b>*********************************</b>


<b>Toán</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>I/ Mục tiêu:</b>


1/ Kiến thức: Giúp học sinh nhận ra và nêu tên hình tam giác.
2/ Kỹ năng: Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật.


<b>II/ Đồ dùng dạy học:</b>


- 1 số hình tam giác bằng bìa, nhựa
- 1 số đồ vật thật có hình tam giác.


III/ Các ho t đ ng d y và h c:ạ ộ ạ ọ


1/ Giới thiệu hình tam giác


- GV giở tấm bìa nói: Đây là hình tam giác.
- Cho HS chọn một nhóm các hình vng, hình
trong, hình tam giác



-Hình cịn lại có tên là gì


- Cho HS xem hình tam giác trong bài học


<b>2/ </b>


Thực hành xếp hình


- Dùng các hình tam giác, hình vng có màu
sắc khác nhau xếp thành hình.


<b> Trị chơi:</b>


- Thi chọn nhanh các hình.


- GV gắn nhanh các hình lên bảng.


<b>4/ Họat động nối tiếp:</b>


- Tìm các đồ vật có dạng hình tam giác.
- Hướng dẫn học ở nh


- HS nhắc lại


- HS chọn hình vng, hình
trịn để riêng một chỗ, những
hình cịn lại để trước mặt


- Hình tam giác



HS xếp theo mẫu SGK


3 em lên bảng, mỗi em chọn
một loại hình




<b>Chiều </b>


<b>SINH HOẠT TUẦN 1</b>


<b>I/ MỤC TIÊU</b>


Nhận xét công tác trong tuần. Rút ra ưu, nhược để phát huy điểm tốt, khắc
phục điểmn yếu.


Giáo dục HS tính tự quản phát huy tính tự giác, làm chủ tập thể.


<b>I/ LÊN LỚP</b>


<b>1. Nhận xét các hoạt động trong tuần.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

...
...
...
...


<b>Nhược điểm:</b>...
...
...


...
...


<b> 2. Kế hoạch tuần tới</b>


...
...
...
...
...
...
...


Ký duyệt giáo án tuần


Ngày………tháng………năm 20
Khối trưởng


<b>TUẦN 2</b>



<i><b>Thứ hai ngày tháng năm 20 </b></i>
<b>HỌC VẦN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>I/. MỤC TIÊU :</b>
<b>1/. Kiến thức : </b>


Học sinh nhận biết được các dấu ? , dấu 


Đọc được tiếng bẻ, bẹ



Luyện nói theo chủ đề “ Hoạt động của từ bẻ”


<b>2/. Kỹ năng :</b>


Nhận biết được các tiếng có dấu thanh ? , 


Biết thêm dấu thanh /,  tạo tiếng bẻ, bẹ
<b>3/. Thái độ :</b>


u thích ngơn ngữ tiếng Việt qua các hoạt động học


<b>II/. CHUẨN BỊ :</b>
<b>1/. Giáo viên</b>


- Minh họa tranh vẽ trang 10 – 11/SGK
- Bộ thực hành


- Mẫu chữ


<b>2/. Học sinh</b>


- Sách giáo khoa – Bộ thực hành – Bảng


<b>III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY</b>
<b>1/. ỔN ĐỊNH (3’)</b>


<b>2/. KIỂM TRA BÀI CŨ (5’) dấu sắc</b>



a. Kiểm tra miệng


<b>-</b> Đọc tựa bài và tên tranh


<b>-</b> Đọc từ ứng dụng
+ Phân tích tiếng bé?


<b>-</b> Nêu lại nội dung tranh, luyện nói
b. Kiểm tra (bảng) viết


<b>-</b> Đọc tiếng : bé
c. Nhận xét


<b>3/. Bài mới (26’)</b>
<b>Giới thiệu bài</b>


<b>-</b> Treo tranh 1
+ Tranh vẽ gì


<b>-</b> Treo tranh 2
+ Tranh vẽ gì


<b>-</b> Gắn tiếng hổ và tiếng thỏ dưới tranh 1 và 2
+ Tiếng hổ và tiếng thỏ có đặc điểm gì giống
nhau




Qua tiếng hổ và tiếng thỏ cô giới thiệu dấu thanh mới



<b>HOẠT ĐỘNG CỦA</b>
<b>TRÒ</b>


<b>-</b> Đọc bài rrong
SGK theo yêu cầu
2 âm: âm b, âm e,
thanh sắc đặt trên
âm e


<b>-</b> Nói theo cảm nghỉ


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

đó là dấu ?


 <b>Ghi tựa bài</b> : <b>Dấu ?</b>


- Treo tranh 3


+ Tranh vẽ gì


+ Hoa khi chưa nở gọi là gì


- Gắn tiếng nụ dưới tranh 3
- Treo tranh 4


+ Tranh vẽ con gì?
- Gắn tiếng ngựa dưới tranh


+ Tiếng nụ và tiếng ngựa có gì giống nhau





qua tiếng nụ và tiếng ngựa cơ giới thiệu thêm dấu thanh
mới đó là thanh nặng 


<b>Ghi tựa bài :Dấu </b>


Đọc mẫu : dấu ?, 
<b>HOẠT ĐỘNG 1</b>


<b>Nhận diện dấu thanh ? thanh </b>
<b>a. Dấu ? dấu </b>


- Gắn mẫu dấu ?
- Tô mẫu dấu ?




dấu ? là một nét móc
- Gắn mẫu dấu 


- Tô mẫu dấu 


+ Cô tô mẫu dấu  như thế nào?




dấu chấm được viết lại bằng một chấm


+ Tìm trong bộ đồ dùng các dấu ? và  như cô



vừa giới thiệu với các em


<b>HOẠT ĐỘNG 2</b>
<b>Mục tiêu :</b>


Ghép được tiế`ng bé, bẹ đọc đúng tiếng bẻ, bẹ nề
nếp.


 Phương pháp: Trực quan, Thực hành
 Viết vào khung ô 1 dấu ? , ô 4 tiếng be


+ Có dấu ?, có tiếng be, muốn có tiếng bẻ ta làm
sao?


<b>-</b> Nhận xét


<b>-</b> Đọc mẫu b _ e _ ? _ bẻ


<b>-</b> Sửa lổi phát âm


<b>-</b> Viết vào khung ô 3 dấu 


+ Có tiếng be, dấu  muốn có tiếng bẹ ta làm


Có dấu thanh giống nhau


Hoa hồng
Nụ hoa


Con ngựa



Có dấu thanh giống nhau


Đồng thanh


Nhắc lại 2 học sinh
Chấm một chấm
Tơ một chấm


Nhắc lại 2 học sinh
Hình thức : Học cá nhân
theo lớp, học đôi bạn
1 học sinh lên bảng thao
tác và nói :


Có tiếng be và dấu ?,
muốn có tiếng bẻ, em đặt
dấu ? trên âm e


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

sao ?


<b>-</b> Đọc mẫu b _ e _  _ bẹ
<b>-</b> Sửa lỗi phát âm


<b>-</b> Hướng dẫn học sinh nhận biết vị trí các dấu thanh
khi đặt vào chữ


+ Thanh ? được đặt như thế nào trong tiếng bẻ ?
+ Thanh  được đặt như thế nào trong tiếng bẹ ?





trong các dấu thanh chỉ có dấu  là đặt dưới âm e


 Yêu cầu : học sinh thao tác ghép tiếng bẻ, bẹ trong
bộ thực hành


 Yêu cầu : học sinh tìm tiếng có dấu ? và 


(có thể dùng tranh để gợi ý)


<b>HOẠT ĐỘNG 3 </b>(10’)


Luyện viết dấu ?,  tiếng bẻ, bẹ
<b>Mục tiêu :</b>


Viết đúng dấu ?, dấu , tiếng bẻ, bẹ


 <b>Phương pháp</b> : Diễn giải, thực hành


<b>-</b> Viết mẫu dấu ?


<b>-</b> Hướng dẫn qui trình viết


<b>-</b> Đặt bút dưới đường kẻ thứ 4
Viết nét móc nằm trong dòng li thứ 3


<b>-</b> Viết mẫu dấu 


<b>-</b> Hướng dẫn qui trình viết


chấm một chấm dưới đường kẻ
thứ nhất


<b>-</b> Viết mẫu tiếng bẻ


<b>-</b> Hướng dẫn qui trình viết
Viết tiếng be, rê bút viết dấu
hỏi đặt trên âm e


<b>-</b> Viết mẫu tiếng bẹ


<b>-</b> Hướng dẫn qui trình viết
Viết tiếng bẹ, rê bút viết dấu
Nặng đặt dưới âm e chữ e


<b>-</b> Nhận xét và sửa lỗi cho học sinh


<b>HOẠT ĐỘNG 4 (6’)</b>


<i><b>Trò chơi củng cố</b></i>
<b>MỤC TIÊU :</b>


Kiểm tra kiến thức vừa học


<i><b>Phương pháp :</b></i> Trị chơi


a. <i><b>Nội dung:</b></i> Khoanh trịn các tiếng có dấu ? và  trong


nhóm chữ



b. <i><b>Luật chơi</b></i> : Thi đua tiếp sức. Tính điểm và số lượng


… Đặt dấu nặng dưới âm
e


cá nhân, đồng thanh


Đặt trên âm e
Đặt dưới âm e


Thực hiện ghép tiếng bẻ,
bẹ và đọc.


Thảo luận đôi bạn tìm
các tiếng có dấu ?, 


Hình thức : Rèn luyện cá
nhân


Thực hiện
Thao tác viết
Bảng con


Rèn viết đúng đắn theo
vị trí cơ hướng dẫn
Thực hiện viết bảng con
chữ


<b>-</b> , giơ bảng đúng thao
tác…



Hình thức: Thực hành
theo nhóm.


Tham gia trị chơi theo
nhóm, cổ vũ


Tiếng bẻ, bẹ


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

khoanh sau 1 bài hát


c. <i><b>Hỏi </b></i>: Tìm và đọc tiếng mà em đã được học trong tiết
?


Luy n T p(Ti t 2)ệ ậ ế
<b>_ HOẠT ĐỘNG 1 (20’)</b>


<i><b>Luyện đọc</b></i>
<b>Mục tiêu :</b>


Luyện đọc đúng dấu ? và  tên tranh và các


tiếng ứng dụng


 <i><b>Phương pháp</b></i> : Luyện tập, đàm thoại, diễn giải
 Hướng dẫn học xem tranh


<b>-</b> Nêu tên các hình vẽ? (gợi ý cấu hỏi đễ học sinh
nêu đúng ý chỉ sự vật trong tranh)



 Đọc mẫu


<b>-</b> Dấu


<b>-</b> Tên chỉ sự vật trong tranh


<b>-</b> Từ ứng dụng


<b>HOẠT ĐỘNG 2</b>


<i><b>Luyện Viết</b></i>
<b>Mục tiêu :</b>


Tập tơ đúng qui trình chữ bẻ, bẹ trong vở tập
viết 1


 <i><b>Phương pháp</b></i> : Diễn giải, thực
 Gắn chữ mẫu


 Hướng dẫn qui trình viết <b>bẻ bẹ bẻ bẹ</b>
(tưong tự tiết 1)


 Nhận xét bài tơ


<b>HOẠT ĐỘNG 3 (20’)</b>


<i><b>Luyện nói chủ đề bẻ</b></i>
<b>Mục tiêu :</b>


học sinh luyện nói đúng theo chủ đề “bẻ” ý chỉ


các hoạt động “bẻ”. Giúp trẻ tự tin trong giao tiếp,
giáo dục ý thức, tình cảm qua nội dung nói của học
sinh


 <i><b>Phương pháp</b></i> : Thảo luận nhóm đôi bạn, Trực
quan, đàm thoại, diễn giải


 Yêu cầu học sinh học đôi bạn. Tìm hiểu nội dung
tranh


<b>-</b> Tổ 1: Tranh 1


<b>-</b> Tổ 2 : Tranh 2


<b>-</b> Tổ 3 và 4 : Tranh 3


 Hướng dẫn học sinh luyện nói gợi ý qua các câu


Hình thức : Học theo lớp
Khỉ, mỏ, giỏ, cụ, cọ, đậu
Đọc cá nhân, đồng thanh


Hình thức : Luyện tập cá
nhân


Thực hiện tô chữ bẻ, bẹ
trong vở tập viết


Viết mỗi chữ 1 lần



Hình thức : : Học theo lớp,
học đơi bạn


Học đơi bạn tìm hiểu nội
dung tranh để tham gia hoạt
động luyện nói


<b>-</b> Học sinh trả lời và nói
theo suy nghỉ của mình


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

hỏi


 <i><b>Treo tranh 1</b></i> :


<b>-</b> Tranh 1 vẽ những hình ảnh gì ?


<b>-</b> Mẹ (bà, cơ) đang giúp bé làm gì ?


<b>-</b> Nhìn tranh và nêu lại hoạt động trong tranh
 <i><b>Treo tranh 2</b></i> :


<b>-</b> Tranh 2 vẽ những hình ảnh gì ?


<b>-</b> Giải thích từ “bẻ” có nghĩ a là hái
 <i><b>Treo tranh 3</b></i> :


<b>-</b> Bé đang làm gì với các bạn? ?





(gợi ý cho học sinh luyện nói thành câu thành lời ý
chỉ các hoạt động có tiếng “bẻ”


<b>-</b> Các bức tranh này khi luyện nói em đã nói theo
chủ đề gì?


<b>-</b> Các hoạt động trong tranh có giống nhau
khơng?


<b>-</b> Em thích bức tranh nào nhất?


 <i><b>Phát triển nội dung luyện nói giáo dục tư tưởng</b></i> :


<b>-</b> Trước khi đến trường em có sửa lại quần áo cho
gọn gàng ? ai giúp em làm điều đó


(Giáo dục tư tưởng)


<b>-</b> Em thường chia q cho bạn, cho bé khơng? Vì
sao (kết hợp giáo dục tư tưởng)


<b>-</b> Em nào đã được nhìn thấy vườn ba91p?


<b>-</b> Nói lại cho lớp nghe về cơng việc bẻ bắp mà em
thấy


<b>4/. CỦNG CỐ</b>


Đọc lại bài theo chủ đề bẻ



<i><b>Trò chơi : </b></i>


<b>Nội dung :</b> Gắn đúng tiếng bẻ, bẹ ứng với tranh


<b>Luật chơi :</b> Chuyển thư tìm được thư có tiếng bẻ, bẹ
thì gắn dưới tranh. Tính điểm sau 1 bài hát


<b>Hỏi :</b> Tiếng bẻ, bẹ có dấu gì hơm nay các em học
Phân tích tiếng bẻ, bẹ


Trong 2 tiếng bẻ, bẹ em đã vận dụng tiếng nào để
luyện nói?


<b>5/. DẶN DỊ:</b>


 đọc bài, viết bài luyện nói theo chủ đề “bẻ”
 Xem bài dấu \ , 


 Nhận xét tiết học


<b>-</b> Bà và cháu


<b>-</b> Cô và cháu


- Bẻ cổ áo


<b>-</b> Học sinh mói tự nhiên
theo ý nghỉ của mình
trong câu, trong lời nói
có tiếng bẻ



<b>-</b> …………. Đang bẻ, hái
bắp ngơ


<b>-</b> ………….. chia bánh
hoặc bẻ bánh


<b>-</b> Hoạt động “bẻ”


Học sinh nêu lại những việc
mà mình biết qua nội dung
câu hỏi


học sinh nêu lại cảm nghỉ
của mình qua lời nói diễn
đạt trọn câu --< đủ ý
Tham gia trị chơi
Dấu ?, dấu 


Chủ đề luyện nói “bẻ”


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>TOÁN</b>


<b> $5: LUYỆN TẬP</b>


<b>I/. MỤC TIÊU :</b>


<b>1/. Kiến thức:</b>


Củng cố hiểu biết về hình vng, hình tam giác, hình trịn



<b>2/. Kỹ năng :</b>


Nhận biết, phân biệt được hình vng, hình tam giác, hình trịn qua ghép tạo
hình


<b>3/. Thái độ :</b>


Tích cực tham gia các hoạt động học. Thích thú say mê ghép tạo hình, tơ
màu


<b>II/. CHUẨN BỊ : </b>
<b>1/. Giáo viên :</b>


Các mẫu hình vng, hình tam giác, hình trịn
Các mẫu hình đã ghép


<b>2/. Học sinh </b>


Cắt mẫu hình trong bộ thực hành


III/. HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H CẠ Ọ


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY


<b>1/. On định (3’)</b>


<b>2/. Kiểm tra bài cũ (5’)</b>


a. Kiến thức



<b>-</b> Chọn đúng mẫu hình tam giác


<b>-</b> Nhận xét
b. Bài tập


<b>-</b> Nhận xét việc hthực hiện bài tập
c. Nhận xét


<b>3/. Bài mới (25’)</b>


 <b>Giới thiệu bài</b>


<b>-</b> Nêu lại tên các hình đã học


<b>-</b> Em thích nhất hoạt động nào trong các tiết tốn
là học




Để giúp các em khắc sâu hơn các dạng hình đã học.
Tiết học hơm nay ta sẽ học đó là tiết luyện tập


Ghi tựa : <i><b>Luyện Tập</b></i>
<b>HOẠT ĐỘNG 1:</b>
<i><b>Tô Màu các Dạng Hình</b></i>


 <b>Mục tiêu</b> : Biết tơ cùng màu các dạng hình có
cùng tên gọi


 <i><b>Phương pháp</b></i> : Trực quan, thực hành



HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ


- 5 em lên bảng chọn trong
nhóm mẫu vật


- lớp nhận xét


- lớp lấy vở bài tập cơ
kiểm tra


Hình   


Hoạt động ghép hình


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

 Đọc yêu cầu bài số 1 ở vở bài tập tốn


<b>-</b> Tơ cùng màu với các dạng hình có cùng tên gọi
 Chấm 5 bài nhận xét


<b>HOẠT ĐỘNG 2:</b>


Thực Hành Ghép Hình
 <b>Mục tiêu :</b>


Rèn luyện kỹ năng ghép tạo hình qua các
dạng hình đã học


<b>-</b> Thao tác mẫu hình a



<b>-</b> Từ những mẫu hình tam giác cơ đã ghép thành 2
mẫu hình gì?


<b>-</b> Yêu cầu học sinh vận dụngcác mẫu hình có trong
bộ thực hành để ghép thành các mẫu hình mà em
thích


<b>-</b> Nhận xét và hỏi :


<b>-</b> Mẫu hình em vừa ghép từ mẫu hình gì?


<b>4/. CỦNG CỐ : </b>
<b>HOẠT ĐỘNG 3 :</b>


Trò Chơi củng cố


<b>Nội dung :</b> Ghép tạo hình


<b>Luật chơi :</b> Thi đua ghép hình theo nhóm. Sau bài
hát “Trường của em” nhóm nào ghép được nhiều
hình <sub></sub> thắng


<b>Hỏi :</b> Yêu cầu học sinh th gở các hình và nêu tên
gọi


Quan sát


2 mẫu hình vng


- Thực hiện ghép hình vào


thành bảng cái nhỏ, hoạc
ghép trên bảng


- Tháo rời ra từng hình và
đọc tên gọi của hình
- Tham gia trị chơi


- Các mẫu hình học sinh
có thể ghép


<b>5/. DẶN DỊ : (2’)</b>


 Nhận xét tiết học


 Thực hiện bài tập 2/sách BTT
 Chuẩn bị xem bài số 1, 2, 3


<i><b>*************************************</b></i>
<i><b>Chiều THỦ CƠNG</b></i>


<b>Bài 2: XÉ, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH TAM GIÁC</b>
<b>I.MỤC TIÊU:</b>


<b>_ </b>HS biết cách xé hình chữ nhật, hình tam giác


_ Xé, dán được hình chữ nhật, hình tam giác theo hướng dẫn


<b>II.CHUẨN BỊ:</b>
<b> 1.Giáo viên:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

_ Giấy trắng làm nền
_ Hồ dán, khăn lau tay


<b> 2.Học sinh:</b>


<b> </b>_ Giấy thủ công màu
_ Giấy nháp có kẻ ơ
_ Hồ dán, bút chì


_ Vở thủ công, khăn lau tay


<b>III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động học</b>
<b>sinh</b>


<b>ĐDDH</b>
<b>1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:</b>


<b>_ </b>Cho xem bài mẫu, hỏi:


+ Những đồ vật nào có dạng hình chữ
nhật? Hình tam giác?


_ GV nhấn mạnh: xung quanh ta có nhiều
đồ vật dạng hình chữ nhật, hình tam giá,
em hãy ghi nhớ những đặc điểm của hình
đó để tập xé, dán cho đúng.


<b>2. Giáo viên hướng dẫn mẫu:</b>


<b>a) </b>Vẽ và xé hình chữ nhật


_Lấy 1 tờ giấy thủ công màu sẫm, lật mặt
sau đếm ơ, đánh dấu và vẽ 1 hình chữ
nhật có cạnh dài 8 ơ, cạnh 6 ơ.


_ Làm thao tác xé từng cạnh hình chữ
nhật: tay trái giữ chặt tờ giấy (sát cạnh
hình chữ nhật), tay phải dùng ngón cái và
ngón trỏ để xé giấy dọc theo cạnh hình,
lần lượt các thao tác như vậy để xé các
cạnh.


_ Sau khi xé xong lật mặt có màu để HS
quan sát hình chữ nhật.


Nếu cịn nhiều HS chưa nắm được thao
tác đếm ơ và vẽ hình GV có thể làm lại.


<b>b) </b>Vẽ và xé hình tam giác:


_ Lấy giấy màu sẫm, lật mặt sau đếm ơ,
đánh dấu và vẽ một hình chữ nhật dài 8 ô,
rộng 6 ô.


_ Đếm từ trái sang phải 4 ô, đánh dấu để
làm đỉnh tam giác.


<b>+</b> Quan sát những
đồ vật xung quanh




_ Quan sát
_ Quan sát


_ Lấy giấy nháp có
kẻ ơ tập đếm ơ, vẽ
và xé hình chữ nhật.
_ Quan sát


_Bài mẫu về
hình chữ nhật,
hình tam giác
-Hình 1 trang
175.


-Hình 2 trang
175


-Hình 3 trang
175


- Hình 1
-Hình 4 trang
176


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

_ Từ điểm đánh dấu dùng bút chì vẽ nối
với 2 điểm dưới của hình chữ nhật ta có
hình tam giác 123.



_ Xé từ điểm 1 đến điểm 2, từ 2 đến 3, từ
3 đến 1 ta được hình tam giác123.


_ Xé xong lật mặt màu cho HS quan sát


<b>c) </b>Dán hình:


Sau khi đã xé dán xong được hình chữ
nhật và hình tam giác, GV hướng dẫn
dán:


_ Lấy 1 ít hồ dán, dùng ngón tay trỏ di
đều, sau bơi lên các góc hình và di dọc
theo các cạnh.


* Để hình khi dán khơng nhăn, thì sau khi
dán xong nên dùng 1 tờ giấy đặt lên trên
và miết tay cho phẳng.


_ Ướm đặt hình vào các vị trí cho cân đối
trước khi dán.


<b>3. Học sinh thực hành:</b>


_ Thực hiện vẽ các bước vẽ 1 hình chữ
nhật và tam giác.


Nhắc HS vẽ cẩn thận.


_ Yêu cầu HS kiểm tra lại hình.


_ Xé 1 cạnh của hình chữ nhật.


_ Nhắc HS cố gắng xé đều tay, xé thẳng,
tránh xé vội, xé khơng đều, cịn nhiều vết
răng cưa.


_ Nhắc HS kiểm tra lại sản phẩm.
_ Trình bày sản phẩm.


<b>4.Nhận xét- dặn dị:</b>


_ Nhận xét tiết học: Nhận xét tình hình
học tập và sự chuẩn bị giấy pháp có kẻ ơ,
giấy màu, bút chì …


_ Đánh giá sản phẩm:


+ Các đường xé tương đối thẳng, đều, ít
răng cưa.


+ Hình xé cân đối, gần giống mẫu.
+ Dán đều, khơng nhăn.


_ Dặn dị: “Xé, dán hình vng, hình trịn.


_ Lấy giấy nháp có
kẻ ơ tập đếm, đánh
dấu, vẽ và xé hình
tam giác.



Quan sát


_ Đặt tờ giấy màu
lên bàn (lât mặt sau
có kẻ ơ), đếm ơ và
vẽ hình chữ nhật.
_ Kiểm tra lẫn nhau.
_ Thực hiện theo, và
tự xé các cạnh còn
lại.


_ Thực hiện chậm
rãi.


_ Kiểm tra, nếu
hình chưa cân đối
thì sửa lại cho hoàn
chỉnh.


_ Dán sản phẩm và
vở.


Chuẩn bị giấy trắng,
giấy màu có kẻ ơ,
bút chì, hồ để học
bài


176


-Hình vẽ hình


chữ nhật và
tam giác


-Hình chữ nhật
phóng to


<i><b>~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<b>HỌC VẦN</b>


<b>DẤU HUYỀN \ - DẤU NGÃ </b>



<b>I/. MỤC TIÊU</b>
<b>1/. Kiến thức :</b>


Học sinh nhận biết đuợc dầu huyền \ dấu ngã . Tiếng chỉ ý đồ vật, sự vật


Đọc đúng tiếng bè, tiếng bẽ


Luyện nói theo chủ đề “bè”. Hiểu tác dụng của “bè” trong đời sống


<b>2/. Kỹ năng :</b>


Nhận biết được các tiếng có dầu huyền ` , dấu ngã 


Biết đặt thêm dấu thanh để tạo tiếng bè, bẽ


<b>3/. Thái độ :</b>


Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt qua các hoạt động học. Tự tin trong giao tiếp



<b>II/. CHUẨN BỊ :</b>
<b>1/. Giáo viên :</b>


tranh vẽ minh họa trang 12, 13 SGK
Bộ thực hành, mẫu chữ


<b>2/. học sinh :</b>


Sách giáo khoa, Bộ thực hành, bảbg


III/. HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H CẠ Ọ


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY


<b>1/. On định </b>


2<b>/. Kiểm tra bài cũ (5’)</b>


a. Kiểm tra miệng


- Đọc tựa bài và tên tranh
- Đọc từ ứng dụng


+ Phân tích tiếng bẻ, bẹ


Nêu lại nội dung tranh luyện nói chủ đề “bẻ”
b. Kiểm tra viết


Đọc tiếng : bẻ, bẹ


c. Nhận xét


<b>3/. Bài mới (20’)</b>


<b>Giới thiệu bài ghi</b>


 Treo tranh 1
- Tranh vẽ con gì?


- Con mèo nó kêu làm sao? Người ta ni mèo để
làm gì?




Tranh vẽ con mèo. Cơ gắn tiếng mèo dưới tranh 1
 Treo tranh 2


- Tranh vẽ con gì?


HOẠT ĐỘNG CỦA
TRỊ


Đọc bài trong SGK theo
u cầu


Nêu lời nói tự nhiên
Luyện viết bảng


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>-</b> Con biết tên những con gà gì? gà trống gáy như
thế nào?





Tranh vẽ con gà. Cô gắn tiếng gà dưới tranh 2


<b>-</b> Tiếng mèo và tiếng gà có điểm gì giống nhau?




Dấu huyền và dấu ngã là nội dung bài học hôm nay
(giới thiệu dấu  tương tự)


Ghi tựa bài : Dấu \ , dấu 
<b>HOẠT ĐỘNG 1</b>


<i><b>Dạy dấu thanh</b></i>


Nhận diện dấu


 <i><b>Phương pháp</b></i> : Trực quan, diễn giải, thực hành


 <b>Mục tiêu:</b>


Nhận biết được dấu huyền, dấu ngã qua quan sát
mô tả


 <i><b>Phương pháp</b></i> :Đàm thoại , diễn giải, Trực quan
 Treo mẫu dấu \


 Tô mẫu dấu huyền



<i><b>-</b></i> Dấu huyền giống nét cơ bản nào em đã học rồi ?


<i><b></b></i> Gắn mẫu dấu 
<i><b></b></i> Tơ mẫu dấu ngã 


Tìm trong bộ thực hành dấu <b>\ </b> như mẫu các em vừa
quan sát


<i><b></b></i> Nhận xét hoạt động tìm dấu
<b>HOẠT ĐỘNG 2 (10’)</b>


<b>Ghép Chữ và Phát Âm</b>


 <b>Mục tiêu</b> : Phát âm đúng dấu huyền, dấu ngã
tiếng bè, bẽ. Biết ghép dấu \  trên tiếng be  bè


bẽ


<b></b> <i><b>Phương pháp</b></i>: Trực quan , diễn giải, thực hành
<i><b></b></i> <i><b>Ghi dấu huyền, dấu ngã vào ô 2, ô 3</b></i>


<b></b> Đọc mẫu : dấu huyền <b>\</b> , dấu 


 Viết chữ be vào ô 4


<b>-</b> Cô viết chữ gì?


<b>-</b> Có chữ be, muốn có bè ta làm sao?
 Nhận xét



 Yêu cầu học sinh luyện phát âm, chú ý sửa sai


<b>-</b> Có chữ be, muốn có chữ bẽ ta làm sao


 Yêu cầu học sinh luyện âm tiếng bẽ. Chú ý sửa lỗi
phát âm cho học sinh


 Hướng dẫn học sinh cách phân biệt khi đọc dấu


Con gà


Có dấu thanh giống
nhau


Hình thức: Học theo lớp
CN


Hình thức: Học theo lớp
CN


<b>-</b> Nét xiên trái


Thực hiện tìm trong dấu


<b>\ </b> trong bộ thực hành


Hình thức : Học theo
lớp, học đơi bạn
Cá nhân – đồng thanh


Chữ be


Đặt thanh huyền trên
con chữ e


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

trong tiếng bẻ, bẽ


 Yêu cầu học sinh tìm trong bộ thực hiện luyện
ghép tiếng bè, bẽ


 Thảo luận: Tìm các tiếng có dấu <b>\ </b>
 Nhận xét


<b>HOẠT ĐỘNG 3 (5’)</b>


<b>Luyện Viết Bảng Con</b>


 <b>Mục tiêu : </b>học sinh viết được dấu huyền, dấu
ngã. Tiếng bè, bẽ theo qui trình


 <i><b>Phương pháp</b></i> :Trực quan, thực hành
 Viết mẫu dấu \


 Hướng dẫn qui trình viết


Đặt bút dưới đường kẻ 4 viết nét xiên trái ta có dấu
huyền nằm trong dịng li thứ 3 (chú ý điểm kéo
nghiêng)


 Viết mẫu dấu 



 Hướng dẫn qui trình


Đặt bút dưới đường kẻ 4 viết cong lượn ta có
dấu ngã nằm trong dịng li thứ 3 (chú ý chiều lượn
của dấu)


 Nhận xét


 Viết mẫu tiếng bè, bẽ


 Hướng dẫn qui trình viết (bè giống chữ bẽ khác
dấu)


……….. Viết chữ bè, rê bút viết dấu huyền
trên âm e. điểm kết thúc (trên đường) khi viết xong
dấu


 Nhận xét


<b>HOẠT ĐỘNG 4</b>


<b>Trò Chơi Củng Cố</b>


 <b>Mục tiêu :</b>


Kiểm tra kiến thức đã học qua bài
 <b>Phương pháp</b> : Trò chơi


a. <i><b>Nội dung</b></i> : gạch dưới các tiếng có <b>dấu \  </b>trong


nhóm chữ


b. <i><b>Luật chơi</b></i> : Tiếp sức dứt 1 bài hát tính điểm, số
lượng chữ gạch đúng


c. <i><b> </b><b>Hỏi</b></i> :


<b>-</b> Các tiếng bạn gạch dưới có dấu gì?


<b>-</b> Dấu huyền, dấu ngã đặt như thế nào trong các
tiếng …


âm b _ e _ \ _ bè


<b>-</b> Đặt thêm thanh ngã
trên con chữ e


<b>-</b> Lên bảng thực hiện
vào ô 6 và phát âm
chữ b _ e _  _ bẽ
<b>-</b> Luyện đọc cá nhân


thanh


<b>-</b> Ghép âm, dấu thanh
tạo tiếng


<b>-</b> Kết đôi bạn học tập.
Nêu các tiếng có
dấu \ 



Hình thức : Học theo
lớp, rèn luyện CN


<b>-</b> Thực hiện viết bảng
con qua thao tác
hướng dẫn


<b>\ </b>


<b>-</b> Thực hiện viết bảng
con chữ


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b>Thư giản chuyển tiết</b>


Luy n T p (Ti t 2)ệ ậ ế


<b>HOẠT ĐỘNG 1 (10’)</b>


<i><b>Luyện Đọc</b></i>


 <b>Mục tiêu :</b>


Luyện đọc đúng dấu huyền, dấu ngã, tên tranh, tiếng
từ ứng dụng


 <b>Phương pháp</b> : Trực quan, diễn giải, thực hành
 <b>Hướng dẫn học sinh xem tranh</b>


<b>-</b> Tranh vẽ quả gì?



<b>-</b> Tranh vẽ con gì?


<b>-</b> Bé đang làm gì trong tranh ?


<b>-</b> Khúc gỗ : Là 1 doạn cây hoặc một khúc cây người
ta gọi là khúc gỗ


<b>-</b> Tên chỉ các em vừa nêu có tiếng dấu gì?
 Đọc mẫu


<b>-</b> Dấu huyền, dấu hỏi


<b>-</b> Tên chỉ sự vật trong tranh


<b>-</b> Tiếng từ ứng dụng
 Sửa lỗi phát âm


<b>HOẠT ĐỘNG 2 (13’) </b>


<b>Luyện Viết</b>


 <b>Mục tiêu</b> : học sinh tô đúng tiếng bè, bẽ trong vở tập
viết. Viết đúng mẫu


 <i><b>Phương pháp</b></i> : Thực hành.


 Gắn mẫu, hướng dẫn qui trình tơ – viết


Điểm đặt bút trên đường kẻ thứ hai, viết tô con chữ bẻ


cao 2 đơn vị, 1 dòng li, lia bút viết con chữe cao 1 đơn
vị, rê bút viết dấu huyền trên con chữ e. điểm kết thúc
nằm trên đường kẻ thứ 3 (bẽ tương tự)


<b>HOẠT ĐỘNG 3</b>


<b>Luyện Nói Chủ Đề “bè”</b>
<b>- Mục tiêu :</b>


Học sinh phát triển lới nói tự nhiên theo chủ đề “bè”,
bè chuối, bè gỗ). Tác dụng của “bè” trong đời sống
 <b>Phương pháp</b> : Trực quan, diễn giải, thực hành
 Treo tranh mẫu gợi ý qua câu hỏi để học sinh khai


thác qua tranh vẽ.




Tranh vẽ cảnh sông nước rất đẹp được thể hiện qua
cảnh vật trên sông và con bè đang di chuyển trên nước


Hình thức : Học theo lớp
Quả dừa


Con cò
Tập vẽ


dấu huyền, dấu ngã


Luyện đọc cá nhân,ng


thanh


Hình thức : Luyện tập cá
nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

qua tay chèo của người lái bè


<b>-</b> Cảnh vật hai bên bờ sông như thế nào?


<b>-</b> Bầu trời như thế nào?


<b>-</b> Dịng sơng có màu sắc ra sao?


<b>-</b> Chính giữa dịng sơng có gì?


<b> Bè</b> : Được liên kết bởi nhiều khúc gỗ thành một mặt
gỗ phẳng có thể dùng để di chuyển trên sơng nước.


 Phát triển chủ đề luyện nói theo nội dung “bè”
Qua gợi ý quan sát tranh vẽ. Các em hãy kết đơi
bạn học tập nói lên suy nghĩ và hiểu biết của mình về
chủ đề “bè” hơm nay


 Hướng dẫn học sinh luyện nói


<b>-</b> Tranh vẽ những hình ảnh gì?


<b>-</b> Tại sao dùng bè mà khơng dùng thuyền?


<b>-</b> Em đã thấy bè bao giờ chưa



<b>-</b> Em có dịp nào đi bè không?


<b>-</b> Người ta dùng bè để làm gì?


 Các em vừa luyện nói theo chủ đề “bè”


<b>HOẠT ĐỘNG 4</b>


<i><b>Trò Chơi Củng Cố</b></i>


 <b>Mục tiêu : </b>Kiểm tra kiến thức các em vừa học


<i><b>a. Nội dung :</b><b> </b></i>


Gắn đúng tiếng ứng với tranh


<b>b.</b> <i><b>Luật chơi</b></i> : Chuyền thư dứt bài hát. Thư đến tay bạn
nào đọc tiếng và gắn đúng dưới tranh


<b>c.</b> <i><b>Hỏi :</b></i>


<b>-</b> Tiếng em vừa gắn đúng dưới tranh có dấu thanh
thanh gì?


<b>-</b> Tìm và đọc tiếng em đã học


<b>5/. DẶN DÒ </b>


 Nhận xét tiết học



 Về nhà: Học bài, viết bài trong vở BTTV
 Chuẩn bị bài ơn tập


Hình thức : Học theo lớp,
học đơi bạn


Có cây xanh
Có mây, có chim
Màu xanh rất đẹp
Có bè


Kết đơi ban thảo luận nói
lên suy nghĩ và hiểu biết
của mình qua tranh


a. Học sinh nói tự nhiên
theo hiểu biết của
mình


b. Phát triển lời nói
thành câu, thành một
đoạn văn ngắn


Tham gia trò chơi


Dấu <b>\ </b>


Tiếng bè



<b>***************************************</b>


<i><b>CHIỀU </b></i>Môn:<b> TỰ NHIÊN XÃ HỘI</b>


Bài 2:<i><b> CHÚNG TA ĐANG LỚN</b></i>
<b>I.Mục đích:</b>


Sau bài học, HS có thể:


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

-Biết so sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp


-Hiểu sự lớn lên của mọi người là khơng hồn tồn giống nhau: Có người
cao hơn, có người thấp hơn, gay hơn, béo hơn,… đó là điều bình thường.


<b>II. Đồ dùng dạy học: </b>- Sách giáo khoa


III. Các ho t đ ng d y và h c:ạ ộ ạ ọ


<i><b>Hoạt động của giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động của học sinh</b></i>


<b>1/ Ổn định lớp:</b>
<b>2/ Bài mới:</b>


a/ Giới thiệu bài:
b/ Dạy bài mới:


Họat động 1: <i><b>Quan sát tranh</b></i>


-Mục đích: Biết sự lớn lên của cơ thể thể hiện ở chiều
cao, cân nặng và sự hiểu biết



-Cách tiến hành:


B1: Thực hiện hoạt động


B2: Kiểm tra kết quả hoạt động


Từ lúc nằm ngửa tới lúc biết đi thể hiện điều gì?
Hai bạn nhỏ trong hình muốn biết điều gì?


Kết luận: GV chốt lại: Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn
lên hàng ngày, hàng tháng về cân nặng, chiầu cao, về
hoạt động như: biết lẫy, bò, đi,… Về sự hiểu biết như:
biết nói, đọc, viết,… Các em cũng vậy, mỗi năm cũng
cao hơn, nặng hơn, học được nhiều điều hơn.


Hoạt động 2: <i><b>Thực hành đo</b></i>


-Mục đích: Xác định được sự lớn lên của bản thân với
các bạn trong lớp và thấy được sự lớn lên của mỗi
người là không giống nhau


-Cách tiến hành:


B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động


B2: Kiểm tra kết quả hoạt động



Hoạt động 3: <i><b>Làm thế nào để khỏe mạnh</b></i>


-Mục đích: HS biết làm một số việc để cơ thể mau lớn
và khỏa mạnh


-Cách tiến hành:


GV bnêu vấn đề: Để có cơ thể khỏe mạnh, mau lớn,
hàng ngày các em phải làm gì?


-Hát


-Quan sát, hoạt động theo
cặp: nhìn tranh em bé
trong từng hình, hoạt
động của 2 bạn nhỏ và
hai hoạt động của hai anh
em ở hình dưới


-Học sinh lên bảng chỉ
tranh treo trên bảng và
nêu những gì mình quan
sát được.


-Lớp nhận xét- bổ sung


-HS quay lưng, áp sát
vào nhau, hai bạn còn lại
quan sát để biết bạn nào
cao hôn, bạn nào thấp


hoặc béo hơn.


-Làm việc theo nhóm 4
HS


-Nhóm lên trình bày
-HS trình bày


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<i><b>~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~</b></i>


<i><b>Thứ tư ngày tháng năm 20</b></i>


HỌC VẦN:


<b>Bài 6 </b>

<b>Be, bè, bé, bẻ,bẽ, bẹ</b>



I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức


- Giúp cho học sinh nhận biết được các âm e, b và các dấu \ , / , ~ , ?, ~ , .
- Biết ghép e với b và (be) với các dấu thành tiếng có nghĩa.


2/ Kỹ năng:


- Đọc và viết được các tiếng có dấu thanh.
II/ Đồ dùng dạy học : Bảng ôn.


- Các miếng bìa có ghi từ: e, be, be be, bè bè, be bé.
- Tranh minh họa



III/ Các họat động dạy và học.
a/ Kiểm tra bài cũ:


- Cho HS viết dấu \ , ~, tiếng bè, bẽ.
b/ Bài mới


Ti t 1ế


1/ Giới thiệu bài
- GV viết lên bảng.


- Giới thiệu bài ơn: GV ghi bảng.
2/ Ơn tập:


a/ Chữ, âm e, b và ghép e, b, thành tiếng be.
- GV gắn bảng ôn 1 lên bảng.


- Sửa chữa cho HS.


b/ Dấu thanh và ghép tiếng be với các dấu
thanh thành tiếng.


- GV gắn bảng ôn mẫu: be và các dấu thanh
lên bảng.


c/ Các từ tạo nên từ e, b và các dấu thanh.


HS thảo luận nhóm 2:


- Phát biểu về các chữ, âm, dấu


thanh đã học.


HS đọc cá nhân, nhóm, ĐT.


Học sinh thảo luận, đọc.


\ / ? ~ .


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

- GV ghi bảng các từ.
- GV nghe và sửa.
d/ HD viết:


- GV viết mẫu lên bảng theo khung: be, bè,
bé, bẻ, bẽ, bẹ.


- HD quy trình viết từng chữ.
- Dùng vở tập viết.


HS ghép từ.


- HS đọc ĐT, nhóm, cá nhân.
- HS viết lên khơng trung.
- Viết bảng con 1 – 2 tiếng


- HS tô lại 1 chữ trong vở tập viết.
Tiết 2


3/ Luyện tập
a/ Luyện đọc:



- Nhắc lại bài ôn ở tiết 1.


- GV giới thiệu tranh minh họa: be, bé.
b/ Luyện viết:


- GV hướng dẫn tập tơ.
c/ Luyện nói:


- Các dấu thanh và sự phân biệt các từ
theo dấu thanh.


- Nêu tên các con vật, đồ vật, loại quả
trong tranh.


- Em thích nhất tranh nào? Tại sao?


- Em thấy tranh được sắp xếp như thế
nào?


c/ Củng cố - dặn dò


- Đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.


- HS đọc các tiếng: ĐT, nhóm, cá
nhân.


- HS QS, phát biểu ý kiến, đọc: be, bé.
- HS tô các tiếng trong vở tập viết.
- HS QS tranh, nhận xét các cặp tranh
theo chiều dọc.



- Dê, dế, dưa, dừa, cỏ, cọ, vó, võ.
- HS nêu.


- Theo chiều dọc, các từ đối lập nhau
bởi dấu thanh.


<b>******************************************</b>
<b>TOÁN</b>


<b>SỐ 1, 2, 3</b>
<b>I/. MỤC TIÊU :</b>


<b>1/. Kiến thức : </b>


Có khái niệm ban đầu về số 1, 2, 3 được biểu thị qua nhóm mẫu vật có cùng
số lượng


<b>2/. Kỹ năng :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Nhận biết số lượng các nhóm mẫu vật có cùng số lượng


<b>3/. Thái độ :</b>


Tích cực trong các hoạt động học. Hiểu được ý nghĩa của việc học số. Học
đếm trong đời sống


<b>II/. CHUẨN BỊ :</b>
<b>1/. Giáo viên</b>



Các mẫu vật có số lượng 1, 2, 3
Các mẫu số 1, 2, 3


Bộ thực hành, bảng cái


<b>2/. Học sinh</b>


Sách giáo khoa, vở bài tập, bộ thực hành


<b>III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC</b>


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY


<b>1/. ỔN ĐỊNH (3’)</b>


<b>2/. KIỂM TRA BÀI CŨ (5’)</b>


a. <i>Kiểm tra miệng</i>


 Gắn mẫu tập hợp các hình


<b>-</b> Ghi dấu X vào các hình đã học


<b>-</b> Kể tên hình đã học


<i><b>b. Nhận xét vở bài tập</b></i>


<b>-</b> Tuyên dương các bạn đạt điểm tốt


<b>-</b> Nhận xét các bài tập còn hạn chế



<i><b>c. Nhận xét</b></i>


<b>3/. BÀI MỚI (22’)</b>
<b>Giới thiệu bài </b>


<i>Gắn tranh vẽ nhiều nhóm mẫu vật khác nhau số lượng khác</i>
<i>nhau.</i>


<b>-</b> Tranh vẽ những hình gì?




Để biết được trong tranh mỗi nhóm hình có số lượng là
mấy? Tiết học hơm nay cơ cùng các em sẽ làm quen với các
số 1 , 2 , 3


<i><b>Ghi Tựa</b></i>


<i><b>Các số 1, 2, 3</b></i>
<b>HOẠT ĐỘNG 1</b>


<i><b>Giới Thiệu Số</b></i>


 <b>Mục tiêu :</b>


HOẠT ĐỘNG CỦA
TRÒ


Thực hiện theo yêu


cầu giáo viên


Hình   


Quan sát


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

học sinh có khái niệm ban đầu về số 1, 2, 3 qua nhận
biết số lượng các mẫu vật


 <i><b>Phương pháp</b></i> : Trực quan, đàm thoại


<i><b>a) Số 1</b></i>


 Gắn mẫu vật : Quả cam


<b>-</b> Có Mấy quả cam
 Gắn mẫu vật : Con gà


<b>-</b> Có Mấy con gà
 Gắn mẫu vật : Bơng hoa


<b>-</b> Có Mấy bông hoa




1 quả cam, 1 con gà, 1 bông hoa




Để ghi các mẫu vật có số lượng là 1. Ta dùng chữ số 1


 Giới thiệu số 1 in và số 1 viết


<b>-</b> Số 1 in các em thường nhìn thấy ở đâu?


<b>-</b> Số 1 viết để viết
 Đọc mẫu : Số một (1)


<i><b>b) Số 2</b></i>


 Gắn mẫu : con mèo


<b>-</b> Có mấy con mèo
 Gắn mẫu : quả mận


<b>-</b> Có mấy quả mận
 Gắn mẫu : Bé đi học


<b>-</b> Có mấy bạn




2 con mèo, 2 quả mận, 2 bạn


<b>-</b> Để ghi lại các mẫu vật có số lượng là hai ta dùng chữ
số mấy


 Giới thiệu số 2 in và viết


- Số 2 in em nhìn thấy ở đâu?
- Số 2 viết để viết khi làm tính



<i><b>c) Số 3</b></i>


(tương tự các thao tác như giới thiệu ở số 1 và 2)


<i><b>d) Thứ tự dãy số</b></i>


 Gắn các mẫu chấm tròn
- Đếm và ghi số tương ứng
- Giới thiệu dãy số


- Từ bé đến lớn
- Từ lớn đến bé


<b>HOẠT ĐỘNG 2</b>


Luyện viết số. Rèn kỹ năng đếm và nhận biết các mẫu
vật


 <i><b>Phương pháp</b></i> : Thực hành


Hình thức : Học
theo lớp


<b>-</b> 1 quả cam


<b>-</b> 1 con gà


<b>-</b> 1 bông hoa



<b>-</b> nêu lại 1 quả
cam, 1 con gà, 1
bông hoa (cá nhân)


Sách, báo, lịch
Cá nhân đọc


2 con mèo: 1, 2 hai
con mèo


2 quả mận: 1, 2 hai
quả mận


2 bạn , 1 , 2 hai bạn
nhắc lại cá nhân
số 2


sách , báo, tờ lịch


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

 Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1
 Nhắc tư thế ngồi viết


 Đọc yêu cầu bài số 2
 Gắn mẫu bài 5 – giảng
 Sửa bài


<b>4/. CỦNG CỐ</b>


<b>Nội dung :</b> Nói đúng số với số lượng



<b>Luật chơi :</b> Tiếp sức


<b>Hỏi :</b> Đếm số lượng mẫu vật và đọc số


<b>5/. DẶN DÒ:</b>


 Nhận xét tiết học


 Chuẩn bị bài luyện tập


Đếm xuôi, đếm
ngược


<b>Đạo Đức</b>


<b>Tiết 2: </b>

<b>Em là học sinh lớp Một( tiếp)</b>


<b>I/ Yêu cầu</b>:


1/ Kiến thức:


- Củng cố quyền trẻ em khi được đI học.
2/ Kỹ năng:


- Học sinh biết QS tranh, kể truyện về quyền trẻ em..
3/ TháI độ:


- Vui vẻ, phấn khởi tự hào vì đã trở thành HS lớp Một.
- Biết yêu quý bạn bè, thày cô giáo, trường, lớp.


<b>II/ Tài liệu, phương tiện:</b>



- Tranh truyện.


<b>III/ Các hoạt động dạy và học.</b>
<b>1/ Khởi động:</b> Hát bài: I đ n tr ng.Đ ế ườ
<b>2/ Họat động 1: </b>


- HD HS quan sát họat động.


- GV kể lại, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh.


<b>3/ Họat động 2:</b>


- HS múa, hát, đọc thơ về chủ đề: trường
em.


- QS tranh và kể chuyện(Bài tập
4:VBT).


- HS kể chuyện trong nhóm (2 -3
em kể trước lớp)


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<b>4/ Củng cố, dặn dò.</b>


Kết luận: Trẻ em có quyền có họ, tên, có
quyền được đi học, chúng ta thật vui và tự
hào đã trở thành HS lớp Một. Chúng ta sẽ cố
gắng học thật giỏi, thật ngoan, sẽ xứng đáng
là HS lớp Một.



- Từng HS thể hiện.


<i><b>*******************************************</b></i>


<i><b>Thứ năm ngày tháng năm 20 </b></i>
<b>TOÁN</b>


<b> $ 7: LUYỆN TẬP</b>


<b>I/. MỤC TIÊU :</b>


<b>1/. Kiến thức : </b>


củng cố nhận biết 1 , 2 , 3. Đọc viết đếm các số trong phạm vi 3


<b>2/. Kỹ năng :</b>


Có kỹ năng nhận dạng được các số trong phạm vi 3


<b>3/. Thái độ :</b>


Gi dục học sinh u thích mơn học


<b>II/. CHUẨN BỊ :</b>
<b>1/. Giáo viên</b>


các nhóm đồ vật có số lượng 1 , 2 , 3 cùng loại


<b>2/. Học sinh</b>


SGK, vở bài tập, bảng con,



<b>III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC</b>


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY


<b>1/. ỔN ĐỊNH (1’)</b>


<b>2/. KIỂM TRA BÀI CŨ (4’)</b>


<b>-</b> Cho học sinh thi đua ghép số : 12, 21, 13, 31, 23, 32


<b>-</b> Yêu cầu đọc xuôi 1<sub></sub> 3, đọc ngược 3 <sub></sub> 1




Nhận xét chung


<b>3/. BÀI MỚI (22’)</b>
<b>Luyện tập </b>


<i>- Giới thiệu : Hôm nay chúng ta sẽ củng cố lại các số từ 1</i>


<i><b></b></i>


<i> 3 qua bài “Luyện tập”</i>


<b>HOẠT ĐỘNG 1</b>
<i><b>Ôn Kiến Thức cũ</b></i>


HOẠT ĐỘNG CỦA


TRÒ


- Hát


- 2 dãy, 1 dãy 1 bạn
thi đua bạn an2o
ghép nhanh, đúng <sub></sub>
thắng


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

- <b>Mục tiêu</b> : Củng cố kiến thức đã học


<b>- Phương pháp</b> : Thực hành, đàm thoại


<b>-</b> Yêu cầu HS viết lại : 1 , 2 , 3


<b>-</b> Số 2 gồm 1 và 1


(2 bông hoa gồm 1 bông hoa và 1 bông hoa)
+ vậy 3 gồm … và …… ?


Hay nói cách khác : 3 gồm 1 và 2


<b>-</b> Ngoài 2 cách nói trên, bạn nào có cách nào khác ?


<b>-</b> Mời học sinh nêu lại 2, 3 gồ …? ……?


<b>HOẠT ĐỘNG 2 (12’)</b>


Thực hành



<b>- Mục tiêu</b> : Thực hiện được các bài tập


<b>- Phương pháp</b> : Thực hành


<b>- ĐDDH </b>: Vở bài tập


<b>- Bài 1 </b>: Điền số


<b>-</b> Nhận biết được số lượng và điền số thích hợp vào ơ
trống.


<b>- Bài 2 </b>: Điền số


<b>-</b> u cầu học sinh đếm xuôi, ngược từ 1<sub></sub> 3, 3 <sub></sub> 1


<b>-</b> Nhận xét


<b>- Bài 4 </b>: Viết số 1 , 2, 3




Nhận xét cách viết số


<b>HOẠT ĐỘNG 2 (4’)</b>
<i><b>Củng Cố</b></i>


<b>- Mục tiêu</b> : Củng cố nội dung bài


<b>- Phương pháp</b> : Trò chơi



<b>- ĐDDH </b>: Nội dung trò chơi


<b>-</b> <i><b>Nội dung</b></i> : Ai nhanh ai đúng


<b>- Luật chơi :</b> Giáo viên đặt dưới thau các bìa có số 1 , 2
, 3. HS thực hiện theo yêu cầu của GV. GV nêu số nào
thì 1 HS nam của tổ tìm bằng cac1h lật hé thau lên
xem, nếu đúng số theo yêu cầu thì mang về, tiếp tục
đến bạn nam khác. Tổ nào tìm nhiều, đúng, nhanh
thắng




Nhận xét, tuyên dương


<b>Hỏi :</b> Đếm số lượng mẫu vật và đọc số


<b>5/. DẶN DÒ(3’):</b>


<b>-</b> Làm bài tập 3 VBT/SGK


<b>-</b> Chuẩn bị các số 1 , 2 , 3 , 4 , 5


- Viết bảng con
- Cá nhân, bàn, dãy,


đồng thanh
- 1 , 1 , 1
- HS nhắc lại
- Gồm 2 và 1


- HS nêu


- 2 HS thi đua đếm




Điền số
- HS làm vở
- HS viết vào vở


- HS tham gia trò
chơi theo tổ


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>-</b> Nhận xét tiết học


<i><b>********************************</b></i>
<b>HỌC VẦN</b>


<b>HỌC ÂM ê -v</b>


<b>I/. MỤC TIÊU :</b>


<b>1/. Kiến thức : </b>


Học sinh học được, viết được <i><b>ê v bê ve </b></i>tiếng từ và câu ứng dụng <i><b>bé vẽ bê</b></i> .
Nói được theo chủ đề <i><b>bế bé</b></i>


<b>2/. Kỹ năng :</b>


Biết ghép âm tạo tiếng, từ. Nhận biết được âm và chữ <i><b>ê v</b></i> trong tiếng, từ,
câu.



Biết luyện nói tự nhiên theo chủ đề<i><b> bế bé </b></i>
<b>3/. Thái độ :</b>


u thích ngơn ngữ tiếng Việt qua các hoạt động học. Có tình cảm u
thương ơng bà cha mẹ qua chủ đề bế bé. có ý nghĩa trong học tập


<b>II/. CHUẨN BỊ :</b>
<b>1/. Giáo viên</b>


Tranh vẽ minh họa SGK/16-17
Bảng cái, bộ thực hành


Mẫu trò chơi


<b>2/. Học sinh</b>


Sách giáo khoa, vở bài tập, bộ thực hành, bảng con


III/. HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H CẠ Ọ


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY


<b>1/. ỔN ĐỊNH </b>


<b>2/. KIỂM TRA BÀI CŨ (4’) Ôn Tập</b>
<b>-</b> Yêu cầu đọc 2 trang


<b>-</b> Yêu cầu học sinh viết bảng con be be, bè bè ,
bé bé



<i><b>-</b></i> Nhận xét chung


HOẠT ĐỘNG CỦA
TRÒ


- Hát


<b>3/. Bài mới ê v</b>
<b>Giới thiệu bài </b>


Treo tranh :


+ Tranh 1 vẽ gì ?
+ Tranh 2 vẽ gì?


+ Trong tiếng bê và ve âm nào đã học rồi ?


<b>-</b> Cịn 2 âm ê và v hơm nay chúng ta sẽ học <sub></sub> ghi tựa


<b>HOẠT ĐỘNG 1</b>
<i><b>Nhận diện chữ </b></i>


<b>- Mục tiêu</b> : Nhận diện êm ê, phát âm và đánh vần


<b>-</b> HS đọc/3 em


<b>-</b> Viết bảng con


<b>-</b> Con bê



<b>-</b> Con ve


<b>-</b> Am b , e


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

tiếng rõ ràng. Viết đúng, đẹp, nhanh ê , bê


<b>- Phương pháp</b> : Trực quan, đàm thoại, diễn giải,
thực hành


<b>- ĐDDH </b>: mẫu chữ


<i><b>a. Nhận diện âm ê</b></i>
<b>-</b> GV viết bảng ê


+ Am ê có mấy nét ?


+ Am ê giống âm nào đã học
+ So sánh âm e và ê ?


- yêu cầu HS nhận diện âm ê trong bộ thực hành


<i><b>b. Phát âm</b></i>
<b>-</b> GV đọc mẫu ê


+ Cách phát âm giống âm e




Nhận xét, sửa sai



<b>-</b> Viết đúng tiếng bê dưới ê


+ Có âm ê thêm âm b đứng trước ê được tiếng gì?
+ Phân tích tiếng “bê”


<b>-</b> u cầu học sinh tìm và ghép tiếng bê trên bộ thực
hành


<b>-</b> Đọc mẫu : b _ ê _ bê <b> b ê bê</b>




Nhận xét, sửa sai


<b>c.</b> <i><b>Hướng dẫn viết</b></i> :


<b>-</b> Đính mẫu : <b>b ê bê</b>


+ Con chữ ê cao mấy đơn vị ?
+ Con chữ ê có mấy nét ?


chữ tiếng “bê” gồm có mấy con chữ ?


<b>-</b> GV viết mẫu : Đặt bút dưới đường kẻ 2. Viết con
chữ e nét thắt cao 2 dòng li, lia bút viết dấu ^ dưới
đường kẻ 4. Điểm kết thúc khi viết xong ^.


<b>-</b> Đặt bút trên đường kẻ 2, viết con chữ b cao 5 dòng li,
rê bút viết con chữ ê cao 2 dòng li điểm kết thúc khi


viết xong con chữ ê


<b>-</b> Lưu ý : Điểm đặt bút, điểm kết thúc và vị trí dấu
thanh




Nhận xét, sửa sai


<b>HOẠT ĐỘNG 2</b>
<i><b>Dạy chữ ghi âm v , ve </b></i>


<b>- Mục tiêu</b> : Nhận diện âm v, phát âm và đánh vần
tiếng, từ rõ ràng, mạch lạc. Rèn viết đúng, đẹp,
nhanh v , ve


<b>- Phương pháp</b> : Trực quan, đàm thoại, diễn giải,


<b>-</b> âm e


<b>-</b> Giống : nét thắt;
khác : ê có dấu mũ


<b>-</b> Tìm <sub></sub> giơ lên


<b>-</b> á nhân, bàn, dãy, đồng
thanh


- bê



<b>-</b> b đứng trước, e đứng
sau


<b>-</b> học sinh thực hành
ghép


<b>-</b> cá nhân, bàn, dãy,
đồng thanh


<b>-</b> Quan sát


<b>-</b> 1 đơn vị (2 dòng li)


<b>-</b> Nét thắt, dấu ^


<b>-</b> 2 con chữ b và ê


<b>-</b> HS viết trên không,
lên bàn


<b>-</b> Viết bảng con


<b>-</b> Viết bảng con


<b>-</b> Quan sát


<b>-</b> nét : móc xuôi, nét
thắt


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

thực hành



<b>- ĐDDH </b>: mẫu chữ


<i><b>a. Nhận diện âm v</b></i>
<b>-</b> GV viết bảng


+ Con chữ v gồm mấy nét ?


<b>-</b> Yêu cầu HS tìm âm v trong bộ thực hành




Nhận xét


<b>b.</b> <i><b>Phát âm – đánh vần</b></i> :


<b>-</b> Đọc mẫu : vờ (v)


<b>-</b> Nhận xét, sửa sai


+ Có âm v muốn có tiếng “ve” ta làm sao ?
+ Phân tích tiếng ve


<b>-</b> Yêu cầu HS tìm và ghép “ve” trên bộ thực hành.


<b>-</b> Đọc mẫu : v _ e _ ve


<b>c.</b> <i><b>Hướng dẫn viết</b></i> :


<b>-</b> Đính mẫu :



+ Con chữ v cao mấy đơn vị ?
+ Chữ “ve” gồm mấy con chữ?


<b>-</b> Viết mẫu và nêu : Đặt bút dưới đường kẻ 3, viết
nét móc xi, rê bút viết nét thắt. Điểm kết thúc
dưới đường kẻ 3


<b>-</b> Đặt bút dưới đường kẻ 3, viết con chữ v cao 2 dòng li,
rê bút viết con chữ e cao 2 dòng li. điểm kết thúc khi
viết xong con chữ e


<b>-</b> <i><b>Lưu ý</b></i> : Điểm đặt bút và điểm kết thúc


<b>HOẠT ĐỘNG 3 (7’)</b>


<i><b>Đọc tiếng từ ứng dụng</b></i>


<b>- Mục tiêu</b> : Tìm được tiếng có âm ê, v đọc đúng tiếng
từ có ê , v mạch lạc, rõ ràng


<b>- Phương pháp</b> : Thực hành


<b>- ĐDDH </b>: Tiếng ứng dụng


<b>-</b> GV yêu cầu HS tìm tiếng từ có ê , v


<b>-</b> Rút ra tiếng, từ ứng dụng
GV đọc mẫu



<i><b></b><b> Nhận xét, sửa sai</b></i>


LUYỆN TẬP (Tiết 2)<i><b>Luyện đọc </b></i>


<b>- Mục tiêu</b> : Học sinh đọc đúng các tiếng có âm v ,
ê , câu ứng dụng. Rèn đọc to, rõ ràng mạch lạc.


<b>- Phương pháp :</b> Trực quan, đàm thoại, thực hành


<b>- ĐDDH :</b> Tranh câu ứng dụng


<b>-</b> Cá nhân, bàn, dãy,
đồng thanh


<b>-</b> Thêm âm e sau âm v


<b>-</b> v đứng trước e đứng
sau


<b>-</b> HS thực hành


<b>-</b> Cá nhân, bàn, dãy,
đồng thanh


<b>-</b> Quan sát mẫu


<b>-</b> 1 đơn vị


<b>-</b> 2 con chữ v và e



<b>-</b> HS viết bằng tay trên
bàn


<b>-</b> Viết bảng con : v _ ve
Be , bề , bế


Ve , vè , vẽ


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>-</b> Giáo viên đọc mẫu trang trái


<b>-</b> Nhận xét


<b>-</b> Treo tranh 3 hỏi :
+ Tranh vẽ gì?
+ bé đang làm gì?




Giới thiệu câu “bé vẽ bê”


<b>-</b> GV ghi câu ứng dụng


<b>-</b> Đọc mẫu




Nhận xét – sửa sai


<b>HOẠT ĐỘNG 2 (10’)</b>
<i><b>Luyện Viết</b></i>



<b>- Mục tiêu</b> : Viết đúng v _ ê _ bê _ ve trong vở. Rèn
viết đúng, nhanh, đẹp


- Cá nhân, bàn, đồng
thanh


<b>-</b> Cá nhân, bàn dãy,
đồng thanh


<b>-</b> Vẽ bé


<b>-</b> Bé vẽ bê


<b>- Phương pháp :</b> Trực quan, thực hành


<b>- ĐDDH :</b> mẫu chữ


<b>-</b> Gắn mẫu :


<b>b ê bê v ê ve</b>


<b>-</b> Giáo viên viết mẫu và nêu qui trình viết như tiết 1


<b>-</b> Lưu ý : Khoảng cách , nối nét b _ ê , v _ e tư thế
ngồi viết




Nhận xét, sửa sai



<b>HOẠT ĐỘNG 3 (10’)</b>
<i><b>Luyện Nói</b></i>


<b>- Mục tiêu</b> : Nói đúng theo chủ đề “bế bé”. phát triển
lời nói tự nhiên theo chủ đề


<b>- Phương pháp :</b> Trực quan, đàm thoại


<b>- ĐDDH :</b> Tranh luyện nói


<b>-</b> Giáo viên treo tranh
+ Tranh vẽ gì?
+ Mẹ làm gì?


+ Em bé vui hay buồn, vì sao?
+ Mẹ thường làm gì khi bế bé ?
+ Cịn bé thế nào?


GD : Mẹ vật vả chăm sóc chúng ta nuôi ta nên người.
cho nên, chúng ta phải biết chăm ngoan nghe lời mẹ,
cố gắng học giỏi cho ba mẹ vui lòng.


<b>-</b> Cá nhân, bàn, dãy,
đồng thanh


<b>-</b> Quan sát mẫu


<b>-</b> Học sinh viết vở theo
hướng dẫn của Giáo


viên


<b>-</b> Quan sát mẫu


<b>-</b> Học sinh viết vở theo
hướng dẫn của Giáo
viên


<b>-</b> Bé và mẹ


<b>-</b> Mẹ đang bế bé


<b>-</b> Vui vì được mẹ bế


<b>-</b> Nựng bé


<b>-</b> Nũng nịu mẹ


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>



Nhận xét


<b>HOẠT ĐỘNG 4 (4’)</b>
<i><b>Củng cố </b></i>


<b>- Mục tiêu</b> : Củng cố nội dung bài.


<b>- Phương pháp :</b> Trò chơi


<b>- ĐDDH :</b> Nội dung trò chơi



<b>- Trò chơi :</b> Truyền thư


<b>- Luật chơi :</b> Trong thư có 1 số âm đã học. Từ những
âm đó ghép lại thành tiếng, từ, cụm từ theo yêu cầu đã
ghi trong thư, nhóm nào ghép đúng, nhanh <sub></sub> thắng


<b>-</b> Nhận xét, tuyên dương


<b>5/. DẶN DÒ (1’)</b>


<b>-</b> Đọc bài – chuẩn bị bài 8


<i><b>-</b></i> Nhận xét tiết học


theo gợi ý của giáo
viên


<b>- Ví dụ :</b> <i><b>(mẹ bế) ba bế</b></i>
<i><b>bé</b></i>


<i><b>Bé vẽ bê</b></i>


- HS tham gia theo nhóm.
Hát hết bài hát thư đến
bạn nào thì bạn đó đại
diện nhóm lên ghép tiếng,
cụm, từ


<i><b>********************************************</b></i>


<i><b>Chiều THỂ DỤC: BÀI 2</b></i>


TRÒ CHƠI - ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ


<b> I. MỤC TIÊU</b>


<i><b>1.KIẾN THỨC</b></i> : - Ơn trị chơi " Diệt các con vật có hại "
- Làm quen với tập hợp hàng dọc, dóng hàng


<i><b>2.KĨ NĂNG :</b></i> - Học sinh biết được một số con vật có hại
- Thực hiện động tác ở mức cơ bản


<i><b>3. THÁI ĐỘ :</b></i> Tạo cho các em tính nhanh nhẹn


<b> II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN</b>
<i><b>1. Địa điểm </b></i>: Sân thể dục vệ sinh sạch sẽ.


<i><b>2. Phương tiện :</b></i> Còi


<b> </b>III. N I DUNG,PHỘ ƯƠNG PHÁP T CH CỔ Ứ


<b>NỘI DUNG</b> <sub>lượng</sub>Định <b>PHƯƠNG PHÁP TỔ<sub>CHỨC</sub></b>
<b>1. Phần mở đầu.</b>


- GV nhận lớp,phổ biến nội dung bài học
- GV nhắc lại nội quy và cho HS sửa lại
trang phục


- HS đứng tại chỗ vỗ tay , hát



- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1- 2,
1- 2 …


<b>2. Phần cơ bản</b>


7/


O O O O O O O O
O O O O O O O O
O O O O O O O O


O O O O O O O O (1)
O


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc
+ GV thực hiện động tác mẫu, phân tích
giảng giải


+ Chia tổ tập luyện
+ GV sửa sai cho HS


- Chơi trị chơi "Diệt các con vật có hại"
+ GV nêu tên và luật chơi


<b>3. Phần kết thúc</b>


- HS cúi người thả lỏng
- Củng cố bài học


- Nhận xét, giao bài về nhà



24/


4/


O
O
O


(2) O O O O O O O ( 3 )


O O O O O O O O
O O O O O O O O
O O O O O O O O


<i><b>Thứ sáu ngày tháng năm 20 </b></i>
<b>HỌC VẦN</b>


<b>TẬP TÔ CÁC NÉT CƠ BẢN</b>


<b>I/. MỤC TIÊU :</b>


Tập tô và viết đúng tên các nét cơ bản
Tập tơ, viết đú`ng mẫu, sạch, nét đẹp
Gi dục tính kiên trì cẩn thận


<b>II/. CHUẨN BỊ :</b>


Mẫu các nét cơ bản
Kẻ khung luyện viết
Vở tập viết, bút chì



<b>III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC</b>
<i><b>HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY</b></i>
<b>1/. ỔN ĐỊNH </b>


<b>2/. BÀI TIẾT 2</b>


- Yêu cầu học sinh viết lại
bài các tiếng


<b></b> Phân tích tiếng bé
<b>3/. Bài mới </b>


<b>Giới thiệu bài </b>


<i></i> <i>Gắn mẫu các nét cơ bản</i>


 Yêu cầu học sinh đọc tên nét theo nhóm
nét


HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ


Viết bảng :


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>



các em vừa ôn lại tên gọi của các nét ……
hôm nay chúng ta sẽ học bài


<i><b>Ghi Tựa</b></i>



<i><b>Tô Các Nét Cơ Bản</b></i>
<b>Hoạt động 1 :</b>


<b>Ôn viết bảng</b>


<b>Mục tiêu :</b> Giúp học sinh nhớ lại qui trình
viết các nét cơ bản


<b>Phương pháp :</b> Thực hành
Viết mẫu từng nhóm nét


Nêu lại qui trình viết nét ở bài học một
Nhận xét phần viết bảng


<b>HOẠT ĐỘNG 2</b>
<i><b>Tô viết vào vở in</b></i>
<i><b>Mục tiêu :</b></i>


Viết đúng mẫu các nét cơ bản. Rèn tính kiên
trì cẩn thận


 Phương pháp : Thực hành


 Yêu cầu học sinh nêu lại tư thế ngồi viết
Hướng dẫn học sinh viết từng hàng
theo mẫu vở in


Thu 5 vở chấm nêu nhận xét



<b>4/. CỦNG CỐ</b>
<b>5/. DẶN DÒ:</b>


 Nhận xét tiết học


 Luyện viết tập ở nhà xem và phân tích các
tên, các nhóm nét trong con chữ


Hình thức : học theo lớp


Luyện viết bảng từng nhóm nét
Trị chơi


<b>Nội dung :</b> Chọn đúng các nét
trong chữ mẫu


<b>Luật chơi :</b> Nhóm nào tham gia
phát biểu nhiều đúng – thắng


<b>Hỏi :</b> Chữ I gồm mấy nét ? chữ m
gồm mấy nét ? …


Hình thức: Rèn luyện CN
Nêu nội dung


Tư thế ngồi viết


Thực hiện theo viết theo hướng
của cô. Cần rèn viết đúng mẫu,
sạch, đẹp



Phân tích và đọc được tên gọi các
nét trong các con chữ :


<i><b>Luyện Tập(Tiết 2) </b></i>T p tô: e b béậ
<b>HOẠT ĐỘNG 2 (10’)Mục tiêu</b> : Viết
đúng l , h , và lê , hè. Rèn viết đúng,
nhanh, đẹp


<b>- Phương pháp :</b> Trực quan, thực
hành


<b>ĐDDH :</b> mẫu chư


<b>-</b> Các bạn đang chơi ve


<b>-</b> Cá nhân, bàn dãy, đồng thanh


<b>l , h , và lê , hè.</b>
<b>-</b> Quan sát mẫu


Học sinh viết vở theo hướng dẫ


<b>-</b> Gắn mẫu :


<b>-</b> Giáo viên viết mẫu và nêu qui trình viết
như tiết 1


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

cách giữa con chữ, chữ





Nhận xét phần viết


<b>HOẠT ĐỘNG 3 (10’)</b>
<b>- ĐDDH :</b> Tranh luyện nói


<b>-</b> Giới thiệu chủ đề luyện nói


<b>-</b> Giáo viên treo tranh
+ Tranh vẽ gì?


+ Chúng trơng giống con gì?
+ Vịt, ngan được ni ở đâu?


+ Nhưng có lồi vịt sống tự do khơng
có người chăn gọi là vịt gì?




Trong tranh vẽ là con le le. Con le le hình
dáng giống con vịt trời nhưng nhỏ hơc ta.




Nhận xét


<b>HOẠT ĐỘNG 4 (4’)</b>
<i><b>Củng cố </b></i>



<b>- Mục tiêu</b> : Củng cố kiến thức


<b>- Phương pháp :</b> Trò chơi


<b>- Trò chơi :</b> Truyền thư


<b>- Luật chơi :</b> Trong thư có 1 số âm đã học.
Từ những âm đó ghép lại với nhau để
thành từ hoặc cụm từ đã học


<b>-</b> Nhận xét, tuyên dương


<b>5/. DẶN DÒ (1’)</b>


<b>-</b> Đọc bài – làm vở bài tập


<b>-</b> Chuẩn bị : o , c


<b>-</b> Nhận xét tiết học


<b>-</b> HS nhắc lại “le le”


<b>-</b> Những con vật đang bơi dưới
nước


<b>-</b> Con vịt, con ngan


<b>-</b> Ao hồ


<b>-</b> Vịt trời



- HS luyện nói theo hướng dẫn của
Giáo viên . nói tự nhiên theo suy
nghỉ của mình


<b>-</b> HS tham gia


<b>-</b> Thời gian : 2 bài hát


<b>-</b> Ví dụ: hè về, ve ve, be be …


<b>*************************************</b>


<b>TOÁN</b>


<b>$ 8: SỐ 1, 2, 3 , 4 ,5</b>


<b>I/. MỤC TIÊU :</b>


<b>1/. Kiến thức : </b>


Có khái niệm ban đầu về số 4 , 5


<b>2/. Kỹ năng :</b>


Biết đọc, viết các số 4 , 5. Biết đếm từ 1 <sub></sub> 5 đồ vật và thứ tự


<b>3/. Thái độ :</b>


u thích mơn học, giáo dục tính chính xác khoa học


<b>II/. CHUẨN BỊ :</b>


<b>1/. Giáo viên</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<b>2/. Học sinh</b>


SGK, vở bài tập, bộ thực hành


<b>III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC</b>
<b>1/. ỔN ĐỊNH (1’)</b>


<b>2/. KIỂM TRA BÀI CŨ (4’)</b>
<i><b>Luyện Tập</b></i>


+ 2 gồm mấy và mấy ?
+ 3 gồm mấy và mấy ?


<b>-</b> Yêu cầu đọc xuôi 1<sub></sub> 3, đọc ngược 3 <sub></sub> 1




Nhận xét chung


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY


<b>3/. BÀI MỚI </b>
<b>1 , 2 , 3 , 4 , 5 </b>


<i>- Giới thiệu : Hôm nay chúng ta sẽ củng cố lại các </i>
<i>số từ 1 , 2 , 3 và học thêm 2 số mới 4 , 5 qua bài </i>
<i>“Các số 1 , 2 , 3 , 4 , 5”. Ghi tựa</i>



<b>HOẠT ĐỘNG 1 (5’) :</b>
<i><b>Giới thiệu số 4</b></i>


- <b>Mục tiêu</b> : Nhận biết số 4, đọc viết được số 4


<b>- Phương pháp</b> : Trực quan, đàm thoại, diễn giải,
thực hành


<b>- ĐDDH </b>: Bộ thục hành, mẫu số


<b>-</b> Đính từng mẫu vật lên bảng
+ Trên bảng cơ có những vật gì?
+ Có mấy bơng hoa


+ Có mấy quả cam ?


+ Bơng hoa và quả cam có gì giống nhau




Chúng ta vừa tìm hiểm nhóm đồ vật có số lượng là
bốn, số bốn được viết : 4


+ Đọc là 4


<b>-</b> Đọc mẫu


<b>-</b> Viết mẫu và nêu : Đặt bút dưới đường kẻ 3, viết
nét sổ thẳng, hơi nghiêng, rê bút viết nét ngang,
rê bút viết nét sổ thẳng cao 1 dòng li





Nhận xét, sửa sai


<b>HOẠT ĐỘNG 2 (5’)</b>
<i><b>Giới thiệu số 5</b></i>


- <b>Mục tiêu</b> : Nhận biết số 5, đọc viết được số 5


<b>- Phương pháp</b> : Trực quan, đàm thoại, diễn giải,
thực hành


HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ


<b>-</b> Hát


<b>-</b> 1 và 1


<b>-</b> 1 và 2, 2 và 1


<b>-</b> 3 học sinh


<b>-</b> Quả cam, bông hoa


<b>-</b> 4 bông hoa


<b>-</b> 4 quả cam


<b>-</b> đều có số lượng là 4



<b>-</b> Nhận diện số 4 trong bộ
thực hành.


<b>-</b> Cá nhân, bàn, dãy, đồng
thanh


<b>-</b> Viết trên không


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<b>- ĐDDH </b>: Bộ thục hành, mẫu số


<b>-</b> Đính thêm vào mỗi mẫu vật là 1


+ Có 4 bơng hoa thêm 1 bơng hoa là mấy bơng
hoa ?


+ Có 4 quả cam thêm 1 quả cam là mấy quả
cam ?


<b>-</b> GV viết số 5
+ Số năm viết 5
+ Đọc năm




Nhận xét, sửa sai


<b>-</b> Yêu cầu nhận diện số 5 trong bộ thực hành


<b>-</b> Hướng dẫn viết



<b>-</b> Viết mẫu và nêu : Đặt bút dưới đường kẻ 3, viết
nét sổ hơi nghiêng, ngắn, rê bút viết nét cong hở
trái cao 1 dòng li lia bút viết nét ngang. Điểm
kết thúc khi viết xong nét ngang




Nhận xét, sửa sai


<b>-</b> GV hình thành dãy số từ 1 <sub></sub> 5. Yêu cầu HS đọc
xuôi, đọc ngược




Nhận xét, sửa sai


<b>HOẠT ĐỘNG 3 (12’)</b>
<i><b>Thực hành</b></i>


<b>- Mục tiêu</b> : Thục hiện các bài tập vở in


<b>- Phương pháp</b> : Thực hành


<b>- ĐDDH </b>: Vở bài tập


<b>- Bài 1</b>: Viết số
+ Số 4 , 5


<b>- Bài 2</b>: Viết số



+ Viết theo thứ tự dãy số từ 1 <sub></sub> 5., từ 5 <sub></sub> 1


<b>- Bài 3</b>: Số ?


+ Gợi y : Đếm số lượng mẫu vật <sub></sub> Viết số tương
ứng


<b>- Bài 4</b>: Nối theo mẫu


<b>- Luật chơi </b>: Thi đua nối nhóm có 1 số đồ vật với
nhóm có số chám tròn tương ứng rồi nối với số
tương ứng




Nhận xét, tuyên dương


<b>HOẠT ĐỘNG 4 (4’)</b>
<i><b>Củng Cố</b></i>


<b>-</b> GV giơ que tính cho HS đếm từ 1 <sub></sub> 5 và ngược
lại


<b>-</b> Quan sát


<b>-</b> 5 bông hoa


<b>-</b> 5 quả cam



<b>-</b> Cá nhân, bàn, dãy, đồng
thanh


<b>-</b> Tìm, giơ lên


<b>-</b> Viết trên khơng


<b>-</b> Viết bảng con


5 5


<b>-</b> Cá nhân, bàn, dãy, đồng
thanh


<b>-</b> HS thực hành


<b>-</b> 2 dãy thi đua điền số


<b>-</b> HS làm vở


<b>-</b> 5 quả chi


<b>-</b> 3 cây, 4 bút chì, 2 ơ tơ, 3
áo đầm


<b>-</b> HS tham gia trị chơi


<b>-</b> Thời gian 3’


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>




Nhận xét


<b>5/. DẶN DÒ(1’):</b>


<b>-</b> Xem lại bài + làm bài tập/SGK


<b>-</b> Chuẩn bị : Luyện tập


<b>-</b> Nhận xét tiết học


bạn an2o ghép nhanh,
đúng <sub></sub> thắng


- 4 học sinh đọc
- HS đếm (5HS)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


CHIỀU SINH HOẠT LỚP
<b>TUẦN 2</b>
<b>I/ MỤC TIÊU:</b>


- Tổng kết thi đua tuần 2.


- Đề ra phương hường hoạt động tuần 3


- Rèn luyên thói quen nề nếp kỉ luật nghiêm cho học sinh.
- Giáo dục học sinh theo chủ điểm của tháng, tuần


<b>II/ CÁCH TIẾN HÀNH</b>


<b>1/ Ổn định:</b>


<b>2/ Tổng kết thi đua tuần 2</b>.


- Các tổ báo cáo các hoạt động thi đua của tổ trong tuần
- Lớp trưởng nhận xét chung.


- Giáo viên tổng kết


 <b>Ưu điểm</b>:


HS đi học chuyên cần. Tác phong gọn gàng.
HS có ý thức học tập tốt.


Vệ sinh trường lớp, sạch sẽ.


 <b>Tồn tại:</b>


Một số hS cịn nói chun trong lớp học.
Một số học sinh còn quên đồ dùng học tập.


 <b>Tuyên dương phê bình</b>:
<b>3/ Phương hướng tuần 3:</b>


- Tiếp tục củng cố nề nếp lớp.
- Phân công trực tuần chào cờ.
- Hướng dẫn học sinh trực sao đỏ.


- Hướng dẫn học sinh cách học môn tập Đọc
- Nhắc nhở học sinh cách trình bày vở.


- Nhắc nhở học sinh đi học đúng giờ.


<b>4/ Dặn dò:</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×