Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu giá trị của một số thang điểm trong tiên lượng bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.63 KB, 9 trang )

HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ THANG ĐIỂM
TRONG TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI
MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
Nguyễn Văn Tình 1, Đặng Văn Khoa1, Nguyễn Quang Đợi 2
1

Bệnh viện 74 Trung ương, 2Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hải Dương

TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá giá trị của 3 thang điểm CURB -65, PSI và SMART-COP trong
tiên lượng bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng (VPMPCĐ).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả 94 bệnh nhân VPMPCĐ điều trị tại Khoa
Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện 74 Trung ương từ 2018-2019.
Kết quả: Tuổi trung bình 65,8 + 19,0, tỷ lệ nam/nữ ~ 3,3/1. Kết quả điều trị: ngày điều trị trung bình
12,9 + 6,8, bệnh nhân sống (72,3%), tử vong (27,7%). Giá trị của các thang điểm trong tiên lượng
điều trị: CURB-65: điểm cut-of: 2,5 điểm, độ nhậy (Se); 47,0%, độ đặc hiệu(Sp): 92,3%, giá trị dự
báo dương tính (PPV): 94,1%, giá trị dự báo âm tính (NPV): 40%, thang điểm PSI: điểm Cut - of: 155
điểm, Se: 79,4%, Sp: 84,6%, PPV: 93,1%, NPV: 61,1%, thang điểm SMART-COP điểm cut-of: 3,5 điểm,
Se: 50%, Sp: 76,9%, PPV: 85%, NPV= 37,1%. Diện tích dưới đường cong trong tiên lượng tử vong của
các thang điểm đạt mức khá: PSI: 0,757, CURB-65: 0,758, SMART-COP: 0,764.
Kết luận: Giá trị tiên lượng của 3 thang điểm là tương đương trong tiên lượng điều trị viêm phổi
cộng đồng.
Từ khóa: Viêm phổi mắc phải cộng đồng, giá trị của thang điểm.
SUMMARY
RESEARCH THE VALUES OF SOME SCORES IN PROGNOSIS OF COMMUNITY – ACQUIRED
PNEUMONIA
Objective: The study aimed to evaluate the value of 3 CURB-65, PSI and SMART-COP scores in
prognosis of community-acquired pneumonia (CAP).
Subjects and method: Prospective study on 94 patients of community-acquired pneumonia (CAP)


at Emergency Department – National 74 hospital: from 2018 to 2019.
Results: the mean age: 65.8 + 19.0; the ratio of male/female: 3.3/1. Results of treatment: average
treatment day 12.9 + 6.8, live patients (72.3%), death (27.7%). Values ​​of scores in treatment prognosis:
CURB-65: cut-of point: 2.5 points, sensitivity (Se); 47.0%, specificity (Sp): 92.3%, positive predictive
value (PPV): 94.1%, negative predictive value (NPV): 40%, PSI scores: point Cut - of: 155 points, Se:
79.4%, Sp: 84.6%, PPV: 93.1%, NPV: 61.1%, SMART – COP scores: cut-of: 3.5 points, Se: 50%, Sp:
76.9%, PPV: 85%, NPV = 37.1%. The area under the curve in the mortality prognosis of the scales is
quite good: PSI: 0.757, CURB-65: 0.758, SMART - COP: 0.764.
Conclusions: The prognostic value of 3 scores is equivalent to the prognosis for treatment of
community pneumonia.
Keywords: Community-acquired pneumonia, the value of the scores.

168


CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng (VPMPCĐ) bao gồm các nhiễm khuẩn phổi xảy ra ở
ngoài bệnh viện, biểu hiện bằng viêm phổi thùy, viêm phổi đốm, hoặc viêm phổi không điển
hình. Đặc điểm chung là có hội chứng đơng đặc phổi và bóng mờ phế nang hoặc mơ kẽ trên
phim Xquang phổi, bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và một số tác nhân khác nhưng không bao
gồm trực khuẩn lao [1]. Đây là bệnh lý nặng và thường gặp, đặc biệt là ở người cao tuổi. Trên
thế giới tỷ lệ VPMPCĐ khác nhau tùy từng quốc gia, ở Mỹ hàng năm có khoảng 5,6 triệu
trường hợp mắc VPMPCĐ, 20% nhập viện, 10% trong số này cần nhập vào điều trị tại khoa hồi
sức tích cực (ICU). Tử vong do VPMPCĐ đứng hàng thứ 7 và là nguyên nhân tử vong hàng đầu
do các bệnh nhiễm khuẩn, riêng bệnh nhân nhập ICU, tỷ lệ tử vong chiếm 20- 50% [2]. Việc
đánh giá mức độ nặng ở bệnh nhân VPMPCĐ rất quan trọng, giúp các bác sĩ ở khoa cấp cứu:
quyết định cho bệnh nhân điều trị ngoại trú, nhập khoa hô hấp hay nhập ICU, lựa chọn kháng
sinh thích hợp cho từng nhóm có mức độ nặng khác nhau. Hiện nay trên thế giới đã sử dụng

nhiều thang điểm để đánh giá mức độ nặng cho VPMPCĐ. Chỉ số mức độ nặng viêm phổi PSI
(Pneumoniae Severity Index) do tác giả Fine và cộng sự công bố năm 1997, thang điểm này
không những dự đốn được tỷ lệ tử vong mà cịn giúp tiên lượng bệnh nhân với nhiều mức
nguy cơ khác nhau [3],[4]. Thang điểm nhập ICU, do Hội Lồng ngực Mỹ và Hiệp hội các bệnh
truyền nhiễm Hoa Kỳ đưa ra, bao gồm các tiêu chuẩn chính và tiêu chuẩn phụ, có ít nhất 1
tiêu chuẩn chính hoặc từ 3 tiêu chuẩn phụ trở lên bệnh nhân cần phải vào ICU để theo dõi và
điều trị, thang điểm này cũng chưa đề cập đến những bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú [5].
Để khắc phục những nhược điểm nêu trên, Lim và cộng sự đã nghiên cứu và đưa ra thang
điểm CURB-65, gồm 5 tiêu chí, đơn giản, dễ áp dụng tại các khoa cấp cứu, đảm bảo độ tin cậy
cao trong tiên lượng, điều trị bệnh nhân VPMPCĐ [4]. Tuy nhiên khi áp dụng trên thực thực
hành lâm sàng các bác sỹ cho rằng cịn gặp nhiều khó khăn do thang điểm chưa đề cập đến các
bệnh nội khoa đi kèm vì đó là các nguy cơ của VPMPCĐ. Bên cạnh dó thang điểm SMART - COP
được các tác giả Úc đề xuất gồm 11 điểm, cũng khá đơn giản, ngồi đánh giá mức độ nặng của
VPMPCĐ cịn có giá trị tiên đốn nhu cầu cần sử dụng vận mạch trong điều trị những trường
hợp VPMPCĐ có nguy cơ sốc nhiễm khuẩn [6]. Tại Việt Nam, ít có nghiên cứu về các thang
điểm tiên lượng và tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân VPMPCĐ. Vì vậy chúng tơi thực hiện nghiên
cứu này với mục tiêu: Tìm hiểu giá trị của các thang điểm: CURB - 65, PSI, SMART - COP trong
tiên lượng điều trị bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng tại Bệnh viện 74 Trung ương.
II. ĐỐI TƯỢNG VA
̀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Gồm 94 bệnh nhân được chẩn đoán là VPMPCĐ nhập viện vào khoa Hồi sức cấp cứu,
Bệnh viện 74 Trung ương từ tháng 1 năm 2018 đến hết tháng 11 năm 2019 theo tiêu chuẩn:
Bệnh nhân ≥ 16 tuổi, chẩn đoán khi ra viện là VPMPCĐ, dựa vào tiêu chuẩn hướng dẫn của Hội
lồng ngực Anh 2009 [7]:
+ Triệu chứng của bệnh đường hơ hấp dưới cấp tính (ho và tối thiểu có 1 triệu chứng
đường hơ hấp dưới khác: khạc đờm, khó thở, đau ngực).
+ Dấu hiệu ổ tổn thương mới trên phim phổi.
+ Tối thiểu 1 triệu chứng tồn thân (hoặc vã mồ hơi, sốt, run, đau mỏi và hoặc nhiệt độ >
380C hoặc hơn).

+ Không có giải thích nào khác cho tình trạng bệnh này.

169


HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII

- Loại trừ: Viêm phổi bệnh viện (xuất hiện 48 giờ sau khi vào viện), hoặc nằm viện trong vòng
14 ngày gần đây, lao phổi, ung thư phổi, nhồi máu phổi, tổn thương phổi do xạ trị, viêm phổi mô kẽ,
viêm phổi do thuốc, viêm phổi tổ chức hóa có tắc nghẽn tiểu phế quản, amyloidosis, sarcoidosis.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Tiến cứu mô tả cắt ngang chùm ca bệnh, chọn mẫu thuận tiện, thiết kế bệnh án mẫu với
các mục tiêu của đề tài, nghiên cứu từ tháng 1 năm 2018 đến hết tháng 11 năm 2019, tại Khoa
Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện 74 Trung ương.
- Tiến hành nghiên cứu về các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân, đánh giá 3 thang
điểm của bệnh nhân, theo dõi quá trình điều trị, kết quả điều trị: bệnh nhân sống, tử vong.
- Thang điểm CURB -65: dựa vào các thông tin bệnh nhân lúc vào viện đó là rối loạn ý
thức (Confusion), Ure máu > 7 mmol/L, nhịp thở (Respiratory Rate) ≥ 30 lần/phút, huyết áp
tâm thu thấp (Low Systolic Pressure) < 90 mmHg hoặc tâm trương ≤ 6 mmHg, tuổi ≥ 65, mỗi
chỉ số cho 1 điểm [4].
Bảng 2.1. Thang điểm PSI [3]
THÔNG SỐ

ĐIỂM

Nam
Nhân khẩu

Bệnh
Kèm

Theo

Dấu
hiệu
thực thể

XN và XQ

Nhóm
nguy cơ

170

Tuổi (năm)

Nữ

Tuổi (năm)-10

Ở nhà điều dưỡng

+10

Ung thư

+3

Suy tim sung huyết

+10


Bệnh mạch máu não

+10

Bệnh gan

+ 20

Bệnh thận

+10

Biến đổi ý thức

+ 20

Mạch ≥ 125 lần / phút

+ 10

Nhịp thở ≥ 30 lần / phút

+ 20

HA tâm thu < 90 mmHg

+ 20

Nhiệt độ < 35 0C hoặc ≥ 40 0C


+ 15

PH máu động mạch 7,35

+3

Ure máu ≥ 30 mg/dl (11 mmol/ lít)

+ 20

Natri máu < 130 mmol/ lít

+20

Glucose ≥ 250 mg/ dl (14 mmol/ lít)

+ 10

Hematocrit < 30%

+ 10

PaO2 < 60 mmHg

+ 10

Tràn dịch màng phổi

+ 10


Fine II
≤ 70

Fine III
- 90

Fine IV
91- 130

Fine V
> 130


CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020

Bảng 2.2. Thang điểm SMART - COP [6]
Biến số

Điểm

S: Systolic BP (HA tâm thu) < 90 mmHg

2

M: Multilobar CXR involvement (tổn thương nhiều thùy)

1

A: Albumin < 3.5 g/dl


1

R: Respiratory rate (tần số thở ):
 Tuổi < 50 = > 25 lần/phút
 Tuổi > 50 = > 30 lần/phút

1

T: Tachycardia (Nhịp tim nhanh ) ≥ 125 l/p

1

C: Confusion: ý thức lú lẫn

1

O: Oxygen low: điều chỉnh theo tuổi
Tuổi < 50 = > PaO2 < 70mmHg hoặc SaO2 < 93%, PaO2/FiO2 < 333
Tuổi > 50 = > PaO2 < 60mmHg hoặc SaO2 < 90%, PaO2/FiO2 < 250

2

P: Arterial pH < 7.35

2

+ Điểm CURB-65, PSI, SMART - COP với độ nặng, tình trạng sốc nhiễm khuẩn, với số
ngày điều trị trung bình, kết quả điều trị: khỏi, ổn định chuyển viện, nặng xin về tiên lượng tử
vong, tử vong, giá trị tiên lượng tử vong của 3 thang điểm qua đường cong ROC.

2.4. Xử lý và phân tích số liệu theo phương pháp thống kê y học SPSS 22.0
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu
- Trong 94 bệnh nhân nghiên cứu: trên 70 tuổi chiếm (46,8%), tuổi trung bình 65,8 + 19,0 tuổi,
nhỏ nhất 25, lớn nhất 95 tuổi, tỷ lệ Nam/nữ ~ 3,3/1, p < 0,001, 95% CI 0,65 - 0,82), tiền sử nghiện
rượu 34/94 (36,2%), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 22/94 (23,4%), suy tim 20/94 (21,3%).
- Các triệu chứng cơ năng hay gặp: sốt (87,2%), khó thở (80,9%), đau ngực (72,3%), khạc
đờm mủ (74,5%), các triệu chứng sút cân, ho ra máu, ho khan gặp ít hơn. Triệu chứng thực
thể hay gặp: ral ẩm, ral nổ ở phổi (97,9%), hội chứng nhiễm trùng (91,5%), hội chứng đơng đặc
(66,0%), đặc biệt có (42,6%) bệnh nhân có rối loạn ý thức và vân tím vùng da bụng (34,0%) đây
là những triệu chứng báo hiệu mức độ nặng của bệnh.
- Các chỉ số về nhiễm trùng đều tăng cao như BC, bạch cầu đa nhân trung tính, CRP,
trường hợp BC thấp nhất 1,9 G/L, cao nhất 41,6 G/L, trung bình: 16,2 + 8,8 G/L.
- Hình ảnh tổn thương trên XQ và CLVT lồng ngực: phổi phải 48/94(51,0%), phổi trái
24/94 (25,1%), tổn thương hai phổi 22/94 (23,4%), tổn thương đám mờ lan tỏa 44/94 (46,8%),
đám mờ khu trú chiếm 34/94 (36,2%).
3.2. Giá trị của các thang điểm: CURB 65, PSI, SMART - COP trong tiên lượng điều trị viêm
phổi cộng đồng
3.2.1. Phân nhóm các thang điểm
- Trong bảng điểm CURB 65, nhóm 3 điểm chiếm tỷ lệ cao nhất 28/94 (29,8%), điểm
trung bình 2,9 + 1,2, min: 1, max: 5, khơng có trường hợp nào 0 điểm.

171


HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII

- Phân nhóm theo thang điểm PSI: nhóm > 130 điểm chiếm tỷ lệ cao nhất 48/94 (51,1%),
điểm PSI trung bình: 139,1 + 56,4, nhỏ nhất 29, lớn nhất 277 điểm.
- Phân nhóm điểm SMART - COP, nhóm bệnh nặng > 7 điểm chiếm tỷ lệ cao nhất: 28/94

(29,8%), điểm trung bình: 4,9 + 3,0, nhỏ nhất 1, lớn nhất 11 điểm.
3.2.2. Kết quả điều trị của bệnh nhân theo các thang điểm
- Số bệnh nhân sống 72,3%, tử vong 27,7%, p = 0,001, test X2, ngày điều trị trung bình
12,9 + 6,8, thấp nhất: 2, cao nhất 30 ngày.
Bảng 3.1. Kết quả điều trị VPMPCĐ theo thang điểm CURB 65 (n=94)
Kết quả điều trị

Điểm CURB 65
(Điểm)

Sống (n,%)

Tử vong (n,%)

p

<3

32 (47,1)

2 (7,6)

0,3

3-5

36 (52,9)

24 (92,4)


0,001

Tổng

68 (100)

26 (100)
2,5 điểm, Se: 47,0%, Sp: 92,3%,
PPV: 94,1%, NPV: 40%

Cut – off

Nhận xét: Tỷ lệ tử vong trong nhóm CURB 65 của nhóm từ 3-5 điểm 24/26 (92,4%) cao
hơn so với nhóm sống 36/68 (52,9%), p = 0,001, test, X2). Điểm cut-of: 2,5 điểm.
Bảng 3.2. Kết quả điều trị VPMPCĐ theo thang điểm PSI (n=94)
Phân nhóm PSI
(Điểm)

Kết quả điều trị
Sống (n,%)

Tử vong (n,%)

p

< 70 (Fine II)

12 (17,6)

0


-

70 - < 90 (Fine III)

10 (14,7)

0

-

91 - < 130 (Fine IV)

20 (29,4)

4 (15,4%

0,6

> 130 (Fine V)

26 (38,2)

22 (84,6)

0,001

68 (100)

26 (100)


Tổng
Cut – off

155 điểm; Se: 79,4%, Sp: 84,6%
PPV: 93,1%, NPV: 61,1%

Nhận xét: Tỷ lệ tử vong trong nhóm PSI > 130 điểm 22/26 (84,6%) cao hơn so với nhóm
sống 26/68 (38,2%), p = 0,001, test, X2). Cut-of: 155 điểm.
Bảng 3.3. Kết quả điều trị VPMPCĐ theo thang điểm SMART - COP (n=94)
Phân nhóm
SMART - COP

Kết quả điều trị
Sống (n,%)

Tử vong (n,%)

p

Nhẹ (< 2 Điểm)

26 (38,2)

2(7,7)

0,4

Trung bình (3 – < 4 điểm)


16 (23,5)

4(15,4)

0,7

172


CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020

Kết quả điều trị

Phân nhóm
SMART - COP

Sống (n,%)

Tử vong (n,%)

p

Nặng (5 – < 6 điểm )

14 (20,6)

4 (15,4)

0,8


Rất nặng (> 7 điểm )

12 (17,6)

16 (61,5)

0,02

Tổng

68 (100)

26 (100)

Cut – off

3,5 điểm, Se: 50%, Sp: 76,9%
PPV: 85%, NPV= 37,1%.

Nhận xét: Tỷ lệ tử vong trong nhóm SMART-COP > 7 điểm 16//26 (61,5%) cao hơn so với
nhóm sống 12/68 (17,6%), p = 0,02, test, X2). Điểm cut-of: 3,5 điểm.

Biểu đồ 3.1. Diện tích dưới đường cong của PSI và CURB-65, SMART - COP
với tử vong của VPMPCĐ (n = 26)

Bảng 3.4. So sánh diện tích dưới đường cong của PSI, CURB-65, SMART - COP
với tử vong của VPMPCĐ (n= 26)
Điểm

Diện tích dưới đường

cong

95% CI

p

PSI

0,757

0,66 – 0,86

< 0,001

CURB 65

0,758

0,656 – 0,871

< 0,001

SMART - COP

0,764

0,66 – 0,853

< 0,001


Nhận xét: Diện tích dưới đường cong trong tiên lượng tử vong của điểm PSI: 0,757 CURB65: 0,758, SMART - COP: 0,764. Các thang điểm đều có ý nghĩa trong tiên lượng tử vong, với
(p < 0,001).

173


HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII

IV. BA
̀ N LUẬN
4.1. Kết quả điều trị và giá trị tiên lượng của thang điểm CURB 65, PSI, SMART - COP trong
VPMPCĐ
4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo các thang điểm: CURB 65, PSI, SMART - COP
Trong bảng điểm CURB 65, nhóm 3 điểm chiếm 28/94 (29,8%), điểm trung bình 2,9 + 1,2.
Phân nhóm bệnh nhân theo thang điểm PSI: nhóm > 130 điểm chiếm tỷ lệ cao nhất 48/94
(51,1%), điểm PSI trung bình trong nghiên cứu: 139,1 + 56,4, nhỏ nhất 29, lớn nhất 277 điểm. Theo
Drahomir Aujesky và cộng sự (2005), nghiên cứu 3181 bệnh nhân cho thấy tỷ lệ điểm CURB-65
ở mức điểm 3 (12%); 4 điểm (2%), 5 điểm (0,2%), tỷ lệ Fine IV (34,9%), Fine V (17,8%) [8].
Phân nhóm điểm SMART - COP, nhóm bệnh nặng > 7 điểm 28/94 (29,8%), trung bình: 4,9
+ 3,0, nhỏ nhất 1, lớn nhất 11 điểm. Phù hợp với Lê Tiến Dũng (2016), nhóm > 7 điểm (36,5%)
[9], Robins - Browne, K. L., A. C. Cheng và cộng sự (2012), nhóm SMART – COP > 7 điểm (47,1%)
[10]. Đây là nhóm bệnh nhân nặng có nguy cơ sốc nhiễm khuẩn cao.
4.1.2. Kết quả điều trị VPMPCĐ theo thang điểm CURB - 65, PSI, SMART - COP của VPMPCĐ
Tỷ lệ tử vong trong nhóm CURB 65 của nhóm từ 3-5 điểm 24/26 (92,4%) cao hơn so với
nhóm sống 36/68 (52,9%), p = 0,001), điểm cut-of: 2,5 điểm, độ nhậy (Se); 47,0%, độ đặc hiệu
(Sp): 92,3%, giá trị dự báo dương tính (PPV): 94,1%, giá trị dự báo âm tính (NPV): 40%. Theo Phí
Thị Thục Oanh (2015); với CURB-65 ở 0 điểm khơng có bệnh nhân nào tử vong, 1 điểm (4%);
2 điểm (8,7%); 3 điểm (21,9%); 4 điểm (48,3%), 5 điểm thì 100% bệnh nhân tử vong, ở điểm
cut CURB-65 bằng 3 có độ nhạy là 88,9% [11]. Shin Yan Man và cộng sự (2008), tỷ lệ tử vong
ở nhóm 0 điểm là 0,9%; 1 điểm là 3,6%; 2 điểm là 7,3%; 3 điểm là 16,4%; 4 điểm là 26,6% và 5

điểm là 37,5% [12]. Drahomir Aujesky và cộng sự (2005), với CURB-65 0 điểm có 0,6%; 1 điểm
có 3%; 2 điểm 6,1%; 3 điểm có 13%; 4 điểm có 17% và 5 điểm có 43%, tại điểm CURB-65 bằng
2 có độ nhạy là 77%; độ đặc hiệu là 63% [8].
Tỷ lệ tử vong trong nhóm PSI >130 điểm 22/26 (84,6%) cao hơn so với nhóm sống 26/68
(38,2%), (p = 0,001), điểm Cut - of: 155 điểm, Se: 79,4%, Sp: 84,6%, PPV: 93,1%, NPV: 61,1%. Theo
Drahomir Aujesky (2005), nghiên cứu 3181 bệnh nhân cho thấy: tỷ lệ tử vong Fine I (0,3%);
Fine II (2,5%); Fine III(5,1%); Fine IV (12%); Fine V (16%), ở điểm cut PSI 138 có độ nhạy là 79%;
độ đặc hiệu là 70%; dự đốn âm tính là 99% [8]. Nghiên cứu của Shin Yan Man (2008), ở 1016
bệnh nhân, tử vong ở Fine I (0%); Fine II(0,8%); Fine III (5%); Fine IV (9,3%), Fine V (22,1%) [12].
Tỷ lệ tử vong theo nhóm SMART-COP > 7 điểm 16//26 (61,5%) cao hơn so với nhóm sống
12/68 (17,6%), p = 0,02), điểm cut-of: 3,5 điểm, Se: 50%, Sp: 76,9%, PPV: 85%, NPV= 37,1%.
Theo Lê Tiến Dũng (2016), với điểm cut-off của SMART- COP 3 điểm, giá trị dự báo tiên lượng
tử vong của VPMPCĐ là: Se: 78,2, Sp: 62,7, PPV: 36,1, NPV: 82,5 [9], nghiên cứu của Robins Browne, K. L., A. C. Cheng và cộng sự (2012), tại điểm cut - off của SMART-COP 3 điểm, giá trị
tiên lượng tử vong: Se:97,0%, Sp: 65,8%, PPV: 27,0%, NPV: 99,0% [10].
4.2. So sánh diện tích dưới đường cong của PSI và CURB-65, SMART-COP với tử vong
Kết quả nghiên cứu tại biểu đồ 3.1: diện tích dưới đường cong trong tiên lượng tử vong
của điểm PSI là 0,757, CURB-65 là 0,758, thang điểm SMART - COP là lớn nhất 0,764. Các
thang điểm đều có ý nghĩa trong tiên lượng tử vong, (với p < 0,001). Tuy nhiên điện tích dưới
đường cong của 3 thang điểm gần như xấp xỉ nhau. Kết quả của chúng tơi thấp hơn so với Phí

174


CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020

Thị Thục Oanh (2015); diện tích dưới đường cong của điểm PSI với tử vong là 0,84 và của điểm
CURB-65 là 0,82 [11]. A.Capelastegui và cộng sự (2006), khi nghiên cứu 1776 bệnh nhân, cho
thấy diện tích dưới đường cong của điểm PSI là 0,89 và của CURB-65 là 0,87 [13]. Aujesky và
cộng sự (2005), khi nghiên cứu 3181 bệnh nhân, cho thấy diện tích dưới đường cong của điểm
PSI là 0,81 và của CURB-65 là 0,76 [8]. Khi đánh giá tiên lượng của 3 thang điểm trên, nghiên

cứu của Lê Tiến Dũng (2016), diện tích dưới đường cong trong tiên lượng tử vong của 3 thang
điểm trên lần lượt là; CURB-65: 0,714, PSI: 0,742, SMART-COP: 0,792 (với p < 0,001) [9], khá
tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi.
V. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu 94 bệnh nhân VPMPCĐ tại khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện 74
Trung ương trong 2 năm (2018 -2019), chúng tôi rút ra một số kết luận về giá trị của các thang
điểm trong tiên lượng điều trị bệnh nhân viêm phổi mắc phải tại cộng đồng:
- Tỷ lệ tử vong CURB-65 từ 3-5 điểm (92,4%), điểm cut-of: 2,5 điểm, độ nhậy (Se);
47,0%, độ đặc hiệu (Sp): 92,3%, giá trị dự báo dương tính (PPV): 94,1%, giá trị dự báo âm tính
(NPV): 40%.
- Tỷ lệ tử vong trong nhóm PSI > 130 điểm (84,6%), điểm Cut-of: 155 điểm, Se: 79,4%, Sp:
84,6%, PPV: 93,1%, NPV: 61,1%.
- Tỷ lệ tử vong theo nhóm SMART-COP > 7 điểm (61,5%), điểm cut-of: 3,5 điểm, Se: 50%,
Sp: 76,9%, PPV: 85%, NPV= 37,1%.
- Diện tích dưới đường cong trong tiên lượng tử vong của các thang điểm đạt mức khá:
PSI: 0,757, CURB-65: 0,758, SMART - COP: 0,764.
KHUYẾN NGHỊ: Thang điểm CURB -65 khá đơn giản, dễ áp dụng và có giá trị tốt trong
tiên lượng điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Quý Châu, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Đạt Anh và cộng sự (2012), Viêm phổi, Bài Giảng Bệnh học
Nội khoa, Nhà xuất bản Y học: p 14-41.
2. Global Burden of Disease Study (2017), Estimates of the global, regional, and national morbidity,
mortality, and aetiologies of lower respiratory tract infections in 195 countries: a systematic analysis
for the Global Burden of Disease Study 2015. Lancet Infect Dis 17: 1133-1161.
3. Fine MJ1 AT, Yealy DM, Hanusa BH, Weissfeld LA, Singer DE, Coley CM, Marrie TJ, Kapoor WN, (1997),
A prediction rule to identify low-risk patients with community-acquired pneumonia. N Engl J Med
1997 Jan 23;336(4):243-50.
4. Lim WS, van der Eerden MM, Laing R, Boersma WG, Karalus N, et al. (2003), Defining community
acquired pneumonia severity on presentation to hospital: an international derivation and validation
study. Thorax 58: 377-382.

5. Mandell LA, Wunderink RG, et al (2007), “IDSA/ ATS consensus guidelines on the management of
community-acquired pneumonia in adults”. Clin Infect Dis; 44 Suppl 2: S27-72.
6. Charles PG, Wolfe R, Whitby M, Fine MJ, Fuller AJ, et al. (2008), SMART-COP: a tool for predicting
the need for intensive respiratory or vasopressor support in community-acquired pneumonia. Clin
Infect Dis 47: 375-384.
7. Lim WS, Baudouin SV, George RC, Hill AT, Jamieson C, et al. (2009), BTS guidelines for the
management of community acquired pneumonia in adults: update 2009. Thorax 64: 121434.

175


HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII

8. Aujesky D, Auble TE, Yealy DM, Stone RA, Obrosky DS, et al. (2005), Prospective comparison of three
validated prediction rules for prognosis in community-acquired pneumonia. Am J Med 118: 384-392.
9. Lê Tiến Dũng (2016), Các hệ thống thang điểm đánh giá mức độ nặng viêm phổi ở cộng đồng, Y học
TP Hồ Chí Minh, Phụ bản số 2, tập 20, tr 248 - 253 ISSN 1859 – 1779.
10.Robins-Browne KL, Cheng AC, Thomas KA, Palmer DJ, Currie BJ, et al. (2012), The SMART-COP
score performs well for pneumonia risk stratification in Australia’s Tropical Northern Territory: a
prospective cohort study. Trop Med Int Health 17: 914-919.
11. Phí Thị Thục Oanh (2015), Nghiên cứu áp dụng một số thang điểm trong đánh giá mức độ nặng của
bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng tại Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên
khoa cấp 2, Đại học Y Hà Nội.
12. Shindo Y, Sato S, Maruyama E, Ohashi T, Ogawa M, et al. (2008), Comparison of severity scoring
systems A-DROP and CURB-65 for community-acquired pneumonia. Respirology 13: 731-735.
13. Capelastegui A, Espana P.P, et al (2006), “Validation of a predictive rule for the management of
community-acquired pneumonia”, Eur Respir J ; 27. 151-157.

176




×