Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương và kết quả chẩn đoán của tổn thương phổi dạng nốt trên cắt lớp vi tính lồng ngực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.81 KB, 8 trang )

HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG
VÀ KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN CỦA TỔN THƯƠNG PHỔI DẠNG NỐT
TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH LỒNG NGỰC
Nguyễn Kiến Doanh, Trần Hữu Thắng,
Vũ Xuân Thiện, Nguyễn Minh Hải
Bệnh viện 74 Trung ương
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mơ tả đặc điểm lâm sàng, hình thái tổn thương, nguyên nhân và một
số mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, hình thái tổn thương, nguyên nhân tổn thương phổi dạng
nốt trên cắt lớp vi tính lồng ngực.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tiến cứu mơ tả 163 bệnh nhân có tổn thương phổi dạng nốt
trên phim chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, điều trị tại Bệnh viện 74 Trung ương từ 01/2018 đến 10/2019.
Kết quả: nam giới (76,1%), tuổi trung bình 59,82 ± 16,11. Tổn thương trên 2 nốt (79,7%), nốt có kích
thước 20-30 mm (48,5%), nốt hình trịn hoặc bầu dục (76,1%), đồng nhất (60,7%).
Nguyên nhân do lao phổi và viêm phổi gặp tỷ lệ ở độ tuổi dưới 45 tuổi, tổn thương ở thùy trên, vùng
ngoại vi thấp hơn. Tuổi trung bình ở nhóm ung thư phổi (65,65 ± 10,71), triệu chứng sốt, ho khạc đờm
ở nhóm lao phổi và viêm phổi cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm ung thư phổi, với p < 0,001.
Kết luận: Tổn thương dạng nốt có liên quan đến tuổi và nguyên nhân của bệnh.
Từ khóa: Tổn thương dạng nốt ở phổi, cắt lớp vi tính.
SUMMARY
CLINICAL CHARACTERISTICS, LESION IMAGES AND DIAGNOSTIC RESULTS OF THE
PULMONARY NODULES LESIONS ON CHEST COMPUTED TOMOGRAPHY
Objectives: The study aimed to describe clinical features, lesion morphologies, etiology and
some associations between clinical characteristics, lesion morphologies and causes of pulmonary
nodules lesions on computerized tomography of chest. Subjects and methods: The study described
163 patients with nodular lung lesions on chest computerized tomography, treated at National 74
hospital from 01/2018 to 10/2019.
Results: male (76.1%), mean age 59.82 ± 16.11. Lesions on 2 nodules (79.7%), 20-30 mm size (48.5%),
circle or oval (76.1%), uniform (60.7%). The cause is due to tuberculosis and pneumonia seen in the


rate of under 45 years old, lesions in the upper lobe, lower peripheral areas. The mean age in lung
cancer group (65.65 ± 10.71), symptoms of fever, cough with sputum cough in the tuberculosis group
and pneumonia were significantly higher than those in the lung cancer group, with p < 0.001.
Conclusions: The pulmonary nodules lesions is related to the age and cause of the disease.
Key words: Pulmonary nodules lesions, computed tomography.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nốt là hình thái tổn thương hay gặp trong các bệnh lý ở phổi. Tổn thương nốt có thể là
lành tính hoặc ác tính. Trong đó, tổn thương do viêm phổi và ung thư phổi là hai bệnh lý hay
gặp nhất. Theo Chu Z.G. và CS (2016), khi nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương
trên phim chụp CLVT lồng ngực ở những bệnh nhân có tổn thương phổi dạng nốt cho thấy ở

160


CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020

nhóm bệnh nhân ung thư phổi có các triệu chứng ho khạc đờm, đau ngực cao hơn có ý nghĩa
so với nhóm bệnh nhân viêm phổi. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả cũng nhận thấy tỷ
lệ tổn thương bờ có tua gai trên CLVT ở nhóm ung thư phổi cao hơn có ý nghĩa so với nhóm
viêm phổi [1]. Fletcher J.W. và CS. (2008) [2], nghiên cứu các bệnh nhân có nốt phổi lành tính
và ung thư phổi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có nốt kích thước < 10 mm là 33,7% và 9,1%; tỷ lệ nốt
10 - 20 mm là 50,0% và 54,0%; tỷ lệ nốt 20 - 30 mm là 16,3% và 36,9%. Wu L và CS (2018) [3],
nghiên cứu cho thấy kích thước trung bình của tổn thương nốt ở nhóm ung thư phổi (19,26 ±
5,99) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm khơng ung thư phổi (15,76 ± 4,84), p = 0,018. Tuy nhiên,
hầu hết các nghiên cứu đều đánh giá, phân tích chung cho tất cả các hình thái tổn thương,
nghiên cứu đánh giá về hình thái tổn thương nốt đơn thuần cịn ít được đề cập tới. Chính vì
vậy, chúng tơi thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình thái tổn thương và nguyên nhân tổn thương phổi dạng nốt
trên cắt lớp vi tính lồng ngực.

2. Tìm hiểu một số mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, hình thái tổn thương và nguyên
nhân tổn thương phổi dạng nốt trên cắt lớp vi tính lồng ngực.
II. ĐỐI TƯỢNG VA
̀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Gồm 163 bệnh nhân từ 15 đến 95 tuổi, có hình thái tổn thương nốt trên phim chụp cắt
lớp vi tính, điều trị tại Bệnh viện 74 Trung ương từ 01/2018 - 10/2019.
- Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:
+ Có tổn thương nốt trên phim CLVT theo tiêu chuẩn của Hansell D.M. (2008) [4] và
Callister M.E. (2015) [5]:
• Hình mờ trịn đều hoặc khơng đều, được bao quanh bởi nhu mơ phổi lành;
• Đường kính ≤ 30 mm;
• Khơng có bất thường liên quan đến lồng ngực.
+ Bệnh nhân lao phổi: có xét nghiệm đờm AFB dương tính, hoặc Gen Xpert dương tính.
+ Bệnh nhân viêm phổi: có xét nghiệm ni cấy vi khuẩn dương tính.
+ Bệnh nhân ung thư phổi: có bằng chứng xét nghiệm mơ bệnh học.
+ Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Loại trừ: Bệnh nhân có tổn thương dạng nốt kết hợp với khối mờ và/hoặc hang > đường
kính 30 mm.
+ Bệnh nhân có tổn thương dạng nốt liên quan đến hạch bạch huyết hoặc màng phổi.
+ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp hồi cứu và tiến cứu.
- Cỡ mẫu: Cách chọn mẫu không xác suất với cỡ mẫu thuận tiện.

161


HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII


2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu lâm sàng: Đặc điểm về tuổi, giới, một số triệu chứng lâm sàng sốt, ho khạc
đờm, ho ra máu, khó thở, gầy sút cân.
- Đặc điểm tổn thương trên CLVT: số lượng, vị trí, kích thước nốt, đặc điểm bên trong và
bờ ngồi nốt, hạch rốn phổi hoặc trung thất kèm theo, ...
- Nguyên nhân tổn thương nốt trên CLVT lồng ngực.
- Tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, hình thái tổn thương trên cắt lớp vi tính
lồng ngực với nguyên nhân gây bệnh.
2.4. Xử lý và phân tích số liệu theo phương pháp thống kê y học SPSS 22.0
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng, hình thái tổn thương và nguyên nhân tổn thương phổi dạng nốt
trên cắt lớp vi tính lồng ngực
- Trong 163 bệnh nhân nghiên cứu: Tỷ lệ bệnh nhân nam (76,1%) cao hơn có so với nữ (23,9%),
p < 0,001), tuổi trung bình 59,82 ± 16,11 tuổi, 55-64 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất: 45/163 (27,6%).
- Các triệu chứng lâm sàng hay gặp là đau ngực (98,2%), ho khạc đờm (77,3%), gầy sút
cân (56,4%).
- Hình ảnh trên LVT lồng ngực: phổi phải 40/163 (24,5%), phổi trái 35/163 (21,5%), hai phổi
88/163 (54,0%), ngoại vi 31/163 (19,0%), trung tâm 19/163 (11,7%), cả hai vùng 113/163 (69,3%),
sự khác biệt với p < 0,001), số lượng trên 2 nốt (79,7%) và nốt có kích thước 20-30 mm (48,5%) là
chủ yếu. Có sự khác nhau về các tỷ lệ bệnh nhân theo số lượng và kích thước nốt, với p < 0,001.
Bảng 3.1. Đặc điểm tổn thương nốt trên CLVT ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Đặc điểm nốt
Hình dạng nốt

Bờ nốt

Bên trong nốt

Dấu đi kèm theo


162

n

%

Tròn/Bầu dục

124

76,1

Đa giác

39

23,9

Đều nhẵn

29

17,8

Múi

36

22,1


Tua gai

40

24,5

Dấu hiệu quầng

72

44,2

Dấu hiệu sao chổi

8

4,9

Đồng nhất

99

60,7

Khơng đồng nhất

64

39,3


Có hang

29

17,8

Vơi hóa

3

1,8

Hạch rốn phổi/TT

25

15,3

Lõm màng phổi

36

22,1


CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020

Nhận xét: Hình dạng của nốt: nốt hình trịn hoặc bầu dục (76,1%), bên trong nốt đồng
nhất (60,7%) và nốt có dấu hiệu quầng (44,2%).
- Nguyên nhân tổn thương nốt trên CLVT ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu: Lao phổi 52/163

(31,9%), viêm phổi 16/163 (9,8%), ung thư phổi 95/163 (58,3%).
3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, hình thái tổn thương với nguyên nhân tổn
thương phổi dạng nốt trên cắt lớp vi tính lồng ngực
- Mối liên quan giữa nhóm tuổi với nguyên nhân tổn thương nốt: Nhóm lao phổi và viêm
phổi gặp tỷ lệ bệnh nhân ở độ tuổi dưới 45 tuổi cao hơn và độ tuổi 55 ÷ 74 tuổi thấp hơn có ý
nghĩa thống kê so với nhóm ung thư phổi, p < 0,05. Tuổi trung bình ở nhóm ung thư phổi cao
hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm lao phổi và viêm phổi, với p < 0,001.
- Mối liên quan giữa một số triệu chứng lâm sàng với nguyên nhân gây bệnh: Tỷ lệ gặp
bệnh nhân có triệu chứng sốt và ho khạc đờm ở nhóm lao phổi và viêm phổi cao hơn có ý
nghĩa thống kê so với nhóm ung thư phổi, với p < 0,001.
Bảng 3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm vị trí tổn thương trên CLVT lồng ngực
với nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân

Lao phổi, Viêm phổi

Ung thư phổi

n%

n%

Vị trí TT

Theo thùy

Theo phổi

Theo vùng


Thùy trên

11 16,2

Thùy gữa

0

Thùy dưới

5

p

33

34,7

0,008

0,0

4

4,2

> 0,05

7,4


16

16,8

> 0,05

≥ 2 thùy

52

76,5

42

44,2

< 0,001

Phổi phải

7

10,3

33

34,7

< 0,001


Phổi trái

11 16,2

24

25,3

> 0,05

Hai phổi

50 73,5

38 40,0

< 0,001

Ngoại vi

5 7,4

26 27,4

0,001

Trung tâm

2 2,9


17

17,9

0,003

52 54,7

< 0,001

2 vùng

61 89,7

Nhận xét: Nhóm lao phổi và viêm phổi gặp tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương ở thùy trên, ở
phổi phải, ở vùng ngoại vi thấp hơn và tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương trên 2 thùy, hai phổi, hai
vùng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm ung thư phổi, p < 0,05 và p < 0,001.
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa số lượng, kích thước tổn thương nốt trên cắt lớp vi tính lồng
ngực với nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân
SL, KT nốt

Lao phổi, Viêm phổi
n%

Ung thư phổi
n%

p


1 nốt

1

1,5

26

27,4

< 0,001

2 nốt

2

2,9

4

4,2

> 0,05

163


HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII

Nguyên nhân

SL, KT nốt

Lao phổi, Viêm phổi
n%

Ung thư phổi
n%

p

65 68,4

< 0,001

≥ 3 nốt

65

95,6

Nốt < 10 mm

28

41,2

8

8,4


< 0,001

Nốt 10 - < 20 mm

24

35,3

24

25,3

> 0,05

Nốt 20 – 30 mm

16

23,5

63 66,3

< 0,001

21,32 ± 7,78

< 0,001

X ± SD


12,28 ± 8,56

Nhận xét: Ở nhóm lao phổi và viêm phổi gặp tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương với số lượng
1 nốt thấp hơn và số lượng trên 2 nốt cao hơn so với nhóm ung thư phổi. Sự khác nhau có ý
nghĩa thống kê, với p < 0,001.
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa đặc điểm tổn thương nốt trên cắt lớp vi tính lồng ngực
với nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân

Lao phổi, Viêm phổi

Ung thư phổi

n%

n%

Đặc điểm nốt
Hình dạng
nốt

Bờ nốt

Trịn/Bầu dục

67,4

0,002

8


11,8

31

32,6

Đều nhẵn

6 8,8

23

24,2

0,011

Múi

2

2,9

34

35,8

< 0,001

Tua gai


5

7,4

35

36,8

< 0,001

23

24,2

< 0,001

7

7,4

> 0,05

Dấu hiệu sao chổi

Dấu đi kèm
theo

64


Đa giác

Dấu hiệu quầng

Bên trong nốt

60 88,2

p

49 72,1
1

1,5

Đồng nhất

33 48,5

66

69,5

0,007

Khơng đồng nhất

35

51,5


29 30,5

0,007

Có hang

20

29,4

9

9,5

0,001

Vơi hóa

0

0,0

3

3,2

> 0,05

Hạch rốn phổi/TT


4

5,9

21

22,1

0,004

2

2,9

34

35,8

< 0,001

Lõm màng phổi

Nhận xét: Ở nhóm lao phổi và viêm phổi gặp số lượng bệnh nhân có nốt hình trịn hoặc
bầu dục. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05 và p < 0,001.
IV. BA
̀ N LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng, hình thái tổn thương và nguyên nhân tổn thương phổi dạng nốt
trên cắt lớp vi tính lồng ngực
- Tuổi và giới: tỷ lệ bệnh nhân gặp chủ yếu là nam giới (76,1%) và bệnh nhân có độ tuổi

trên 55 tuổi (70,5%). Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu là 59,82 ± 16,11.
Theo Chu Z.G và CS (2016) [1], Kim H. và CS (2001) [6], nghiên cứu tổn thương nốt ở bệnh nhân

164


CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020

viêm phổi ung thư phổi cho thấy tỷ lệ nam giới chiếm 65,2 - 84,3% và tuổi trung bình là từ 56
± 11 đến 61 ± 9. Nghiên cứu của Chu Z.G và CS có tỷ lệ nam giới (84,3%) cao hơn trong nghiên
cứu của chúng tôi là do đối tượng trong nghiên cứu của nhóm tác giả này bao gồm cả bệnh
nhân có tổn thương nốt kết hợp với tổn thương khối mờ (kích thước > 3 cm).
- Triệu chứng lâm sàng hay gặp ở bệnh nhân có tổn thương nốt trên CLVT là đau ngực
(98,2%), ho khạc đờm (77,3%), gầy sút cân (56,4%). Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi
gặp tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng cao hơn so với Chu Z.G và CS (2016) [1]: ho khạc đờm (24,2
- 62,5%), đau ngực (11,3 - 29,7%).
- Vị trí khối u trên CLVT: Trong nghiên cứu, chúng tơi thấy vị trí tổn thương hay gặp là
tổn thương ở 2 vùng (69,3%), tổn thương có ở trên 2 thùy phổi (57,7%) và tổn thương có ở cả
2 phổi (54,0%). Theo Kim J.H. và CS (2019) [7], nghiên cứu tổn thương trên CLVT ở bệnh nhân
lao phổi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương ở nhiều thùy là 71,6 - 91,5%, cao hơn trong
nghiên cứu của chúng tôi. Sự khác nhau này là do đối tượng trong nghiên cứu của nhóm tác
giả chỉ có bệnh nhân lao và tổn thương nốt bao gồm kèm theo các tổn thương khối kích thước
trên 3cm.
- Số lượng tổn thương trên 2 nốt (79,7%) và nốt có kích thước 20-30 mm (48,5%). Theo
Digumarthy S.R. và CS (2019) [8], nghiên cứu thấy tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương số lượng 1
nốt là 5,5%; 2 nốt là 30,6% và ≥ 3 nốt là 63,9%. Fletcher J.W. và CS. (2008) [2], nghiên cứu các
bệnh nhân có nốt phổi lành tính và ung thư phổi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có nốt kích thước
<10 mm là 33,7% và 9,1%; tỷ lệ nốt 10 - 20 mm là 50,0% và 54,0%; tỷ lệ nốt 20 - 30 mm là 16,3%
và 36,9%.
- Hình dạng của nốt: chúng tơi thấy chủ yếu gặp tỷ lệ bệnh nhân có nốt hình trịn hoặc

bầu dục (76,1%), bên trong nốt đồng nhất (60,7%) và nốt có dấu hiệu quầng (44,2%). Chu Z.G
và CS (2016) [1], nghiên cứu tổn thương nốt ở bệnh nhân viêm phổi và ung thư phổi đã thấy
tỷ lệ bệnh nhân có nốt hình trịn hoặc bầu dục thấp hơn trong nghiên cứu của chúng tôi (17,5
- 46,8%). Sự khác nhau này có thể do đối tượng trong nghiên cứu của nhóm tác giả này bao
gồm cả bệnh nhân có tổn thương nốt kết hợp với tổn thương khối mờ (kích thước > 3 cm).
4.2. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, hình thái tổn thương với nguyên nhân tổn
thương phổi dạng nốt trên cắt lớp vi tính lồng ngực
- Liên quan đến tuổi: nhóm bệnh nhân lao phổi và viêm phổi gặp tỷ lệ ở độ tuổi dưới 45
tuổi cao hơn và độ tuổi 55 ÷ 74 tuổi thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm ung thư phổi.
Tuổi trung bình ở nhóm ung thư phổi (65,65 ± 10,71) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm
lao phổi và viêm phổi (51,68 ± 18,74). Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết
quả trong nghiên cứu của Chu Z.G và CS (2016) [1] về tuổi trung bình ở nhóm ung thư phổi
cao hơn so với nhóm viêm phổi (61 ± 9 và 56 ± 11, với p = 0,003).
- Liên quan đến triệu chứng lâm sàng: Tỷ lệ gặp bệnh nhân có triệu chứng sốt và ho khạc
đờm ở nhóm lao phổi và viêm phổi cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm ung thư phổi, với
p < 0,001. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả trong nghiên cứu của
Chu Z.G và CS (2016) [1]: tỷ lệ bệnh nhân có sốt (21,9%) và ho khạc đờm (62,5%) ở nhóm viêm
phổi cao hơn so với nhóm ung thư phổi (0% và 24,2%).
- Liên quan vị trí, hình thái trên CLVT: Nhóm lao phổi và viêm phổi gặp tỷ lệ bệnh nhân
có tổn thương ở thùy trên, ở phổi phải, ở vùng ngoại vi thấp hơn và tỷ lệ bệnh nhân có tổn

165


HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII

thương trên 2 thùy, hai phổi, hai vùng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm ung thư phổi,
p < 0,05 và p < 0,001. Theo Chu Z.G và CS (2016) nghiên cứu chưa thấy sự khác nhau về tỷ lệ
tổn thương theo các vị trí giữa nhóm bệnh nhân ung thư phổi và viêm phổi. Ở nhóm lao phổi
và viêm phổi gặp tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương với số lượng 1 nốt thấp hơn và số lượng trên

2 nốt cao hơn so với nhóm ung thư phổi. Giá trị trung bình về kích thước nốt ở nhóm lao phổi
và viêm phổi (12,28 ± 8,56) thấp hơn so với nhóm ung thư phổi (21,32 ± 7,78). Sự khác nhau có
ý nghĩa thống kê, với p < 0,001 (Bảng 3.10). Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp
với kết quả nghiên cứu của các tác Figueroa C.J. và CS (2015) [9]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu
của Chu Z.G và CS (2016) [1] nhóm tác giả chưa thấy sự khác biệt về kích thước trung bình
giữa nhóm bệnh nhân viêm phổi.
V. KẾT LUẬN
5.1. Đặc điểm lâm sàng, hình thái tổn thương và nguyên nhân tổn thương phổi dạng nốt
trên cắt lớp vi tính lồng ngực
- Tỷ lệ bệnh nhân nam giới (76,1%), tuổi trung bình: 59,82 ± 16,11. Triệu chứng lâm sàng
hay gặp: đau ngực (98,2%), ho khạc đờm (77,3%), gầy sút cân (56,4%).
- Vị trí tổn thương hay gặp là tổn thương ở 2 vùng (69,3%), tổn thương có ở trên 2 thùy
phổi (57,7%), ở cả 2 phổi (54,0%), trên 2 nốt (79,7%), kích thước 20-30 mm (48,5%), nốt hình
trịn hoặc bầu dục (76,1%), bên trong nốt đồng nhất (60,7%) và nốt có dấu hiệu quầng (44,2%).
5.2. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, hình thái tổn thương với nguyên nhân tổn
thương phổi dạng nốt trên cắt lớp vi tính lồng ngực
- Nhóm bệnh nhân lao phổi và viêm phổi gặp tỷ lệ ở độ tuổi dưới 45 tuổi, tuổi trung bình
ở nhóm ung thư phổi (65,65 ± 10,71), triệu chứng sốt và ho khạc đờm ở nhóm lao phổi và viêm
phổi cao hơn so với nhóm ung thư phổi, với p < 0,001, tổn thương ở thùy trên, ở phổi phải, ở
vùng ngoại vi thấp hơn và tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương trên 2 thùy, hai phổi, hai vùng cao
hơn so với nhóm ung thư phổi.
- Nhóm lao phổi và viêm phổi gặp tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương với số lượng 1 nốt thấp
hơn và số lượng trên 2 nốt cao hơn so với nhóm ung thư phổi, kích thước nốt ở nhóm lao phổi
và viêm phổi (12,28 ± 8,56) thấp hơn so với nhóm ung thư phổi (21,32 ± 7,78), với p < 0,001.
- Nhóm lao phổi và viêm phổi gặp số lượng bệnh nhân có nốt hình trịn hoặc bầu dục,
bờ nốt có dấu hiệu quầng, bên trong không đồng nhất cao hơn và số lượng bệnh nhân có nốt
hình đa giác, bờ nốt đều nhẵn, chia múi hoặc tua gai, bên trong đồng nhất với tỷ lệ thấp hơn
so với nhóm ung thư phổi. Tỷ lệ bệnh nhân kèm theo hạch rốn phổi hoặc trung thất, dấu hiệu
lõm màng phổi ở nhóm ung thư phổi cao hơn so với nhóm lao phổi và viêm phổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chu ZG, Sheng B, Liu MQ, Lv FJ, Li Q, et al. (2016). Differential Diagnosis of Solitary Pulmonary
Inflammatory Lesions and Peripheral Lung Cancers with Contrast-enhanced Computed
Tomography. Clinics (Sao Paulo) 71: 555-561.
2. Fletcher JW, Kymes SM, Gould M, Alazraki N, Coleman RE, et al. (2008). A comparison of the
diagnostic accuracy of 18F-FDG PET and CT in the characterization of solitary pulmonary nodules.
J Nucl Med 49: 179-185.
3. Wu L, Cao G, Zhao L, Tang K, Lin J, et al. (2018). Spectral CT Analysis of Solitary Pulmonary Nodules

166


CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020

for Differentiating Malignancy from Benignancy: The Value of Iodine Concentration Spatial
Distribution Difference. 2018: 4830659.
4. Hansell DM, Bankier AA, MacMahon H, McLoud TC, Muller NL, et al. (2008). Fleischner Society:
glossary of terms for thoracic imaging. Radiology 246: 697-722.
5. Callister ME, Baldwin DR, Akram AR, Barnard S, Cane P, et al. (2015) British Thoracic Society
guidelines for the investigation and management of pulmonary nodules. Thorax 70 Suppl 2: ii1-ii54.
6. Kim H, Kang SJ, Suh GY, Chung MP, Kwon OJ, et al. (2001). Predictors for benign solitary pulmonary
nodule in tuberculosis-endemic area. The Korean journal of internal medicine 16: 236-241.
7. Kim JH, Kim MJ, Ham SY (2019). Clinical characteristics and chest computed tomography findings of
smear-positive and smear-negative pulmonary tuberculosis in hospitalized adult patients. Medicine
(Baltimore) 98: e16921.
8. Digumarthy SR, Padole AM, Rastogi S, Price M, Mooradian MJ, et al. (2019). Predicting malignant
potential of subsolid nodules: can radiomics preempt longitudinal follow up CT? Cancer Imaging
19: 36.
9. Figueroa CJ, Riedel E, Glickman MS (2015). Clinical and radiographic differentiation of lung nodules
caused by mycobacteria and lung cancer: a case-control study. BMC Infect Dis 15: 482.


167



×