Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

nghiên cứu đặc điểm lâm sàng hình ảnh tổn thương trên phim CT scan trong chẩn đoán điều trị bệnh viêm xoang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 44 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm xoang là một quá trình viêm nhiễm liên quan đến niêm mạc của
một hoặc nhiều xoang [38]. Viêm xoang là một bệnh rất phổ biến trong
chuyên khoa Tai Mũi Họng ở Việt Nam và trên thế giới.
Theo thống kê của Viện Tai Mũi Họng Trung Ương thì tỷ lệ viêm xoang
ở người Việt Nam là 2-5% [1], [2], rất phổ biến trong nhân dân mà lứa tuổi
thường gặp nhất là khoảng 20 - 40 tuổi [34]. Theo báo cáo tại Hội Nghị
chuyên gia tổ chức tại Strasbourg (Pháp) năm 1999 cho biết, mỗi năm có ít
nhất 1 trong 7 người bị một đợt viêm mũi xoang do vi khuẩn như là nhiễm
trùng tự phát hoặc thứ phát sau đợt cảm lạnh [9].
Do cấu tạo phức tạp của các xoang trong khối xương mặt, do các xoang
chỉ được dẫn lưu qua các khe và ống rất hẹp vào hốc mũi, vì vậy viêm xoang
cấp kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần thì khả năng tiến triển thành mạn tính
rất cao.
Ngoài ra, mũi xoang còn tiếp giáp với nhiều dây thần kinh và mạch máu
nên viêm mũi xoang có thể gây nên nhiều biến chứng ở mắt, tai, họng, thanh
khí phế quản, viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu, suy nhược cơ thể… [2].
Viêm mũi xoang còn chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, yếu tố tại
chỗ (vẹo vách ngăn, polype, cuốn mũi quá phát…), của những yếu tố gây dị
ứng khác nhau (bụi nhà, nấm mốc, hơi nhiệt, hơi ẩm, lông thú, hóa chất…)
[38]. Điều này lý giải tại sao viêm mũi xoang lại rất đa dạng về mặt bệnh lý.
Bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của nhân dân,
ảnh hưởng đến hiệu quả và năng suất lao động của cá nhân người bệnh và của
toàn xã hội.
Ở Huế, khí hậu luôn luôn thay đổi, nắng mưa thất thường nên bệnh lý
viêm xoang rất hay gặp [8]. Bệnh nhân đến khám với các triệu chứng của
1
viêm mũi xoang chiếm tỷ lệ cao trong số bệnh nhân đến khám và điều trị tại
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế cũng như Bệnh Viện Trung Ương
Huế.
Để chẩn đoán viêm xoang, ngoài việc khám lâm sàng, phim CT scan


mũi xoang tỏ ra có hiệu quả mà trong điều kiện hiện nay nhiều bệnh nhân đã
được chỉ định chụp khá rộng rãi. Bên cạnh đó, với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật, phẫu thuật nội soi chức năng xoang (FESS: Functional Endoscopic
Sinus Surgery) ra đời đã mở ra một hướng điều trị mới cho bệnh lý viêm mũi
xoang đặc biệt là viêm mũi xoang mạn tính [15], [38], [40]. CT scan đã trở
thành chỉ định bắt buộc, không thể thiếu được đối với phẫu thuật nội soi chức
năng xoang do nó cho phép cải thiện tầm nhìn tốt về giải phẫu mũi xoang, cho
phép đánh giá chính xác bệnh lý mũi xoang [30], [40].
Tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng của các thể viêm xoang và hình ảnh tổn
thương trên phim CT scan nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị
viêm xoang luôn là một việc làm cần thiết. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng & hình ảnh tổn thương trên phim CT
scan trong chẩn đoán & điều trị bệnh viêm xoang ”
Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi bao gồm:
1. Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh tổn thương trên
phim CT scan trong chẩn đoán bệnh viêm xoang.
2. Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh tổn thương trên
phim CT scan trong chỉ định phương pháp điều trị viêm xoang.

2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VIÊM
MŨI XOANG
Vấn đề chẩn đoán và các phương pháp điều trị viêm mũi xoang đã được
nghiên cứu từ thế kỷ XVII, XVIII. Tuy nhiên những hiểu biết về bệnh lý
cũng như phương pháp điều trị còn nhiều hạn chế.
Năm 1886 Karl Kronstantin Heinrich Ziem đã chỉ rõ nguồn gốc của
viêm xoang là từ mũi. Ngày nay, nhiều nghiên cứu mới cho thấy gọi viêm
mũi xoang chính xác hơn viêm xoang vì niêm mạc mũi và niêm mạc xoang

liên tục với nhau, cùng chịu ảnh hưởng của tác nhân gây bệnh, trên thực tế
hiếm trường hợp viêm xoang mà không có viêm mũi [38].
Theo Boies L.R. (1964) đã nhận xét tỷ lệ viêm xoang gặp nhiều nhất ở
xoang sàng, tiếp theo là xoang hàm, xoang bướm và xoang trán ít gặp hơn.
Võ Tấn (1989) đã khẳng định rằng với các viêm xoang cấp tính nên điều
trị bằng nội khoa là chính, trong khi đó với viêm xoang mạn tính điều trị bằng
thuốc đóng vai trò thứ yếu [33].
Theo Nguyễn Duy Xuyên (2006), khi lựa chọn kháng sinh trong điều trị
viêm mũi xoang, thầy thuốc nên xem xét mức độ nặng nhẹ, tốc độ tiến triển
của bệnh và kháng sinh đã dùng [39]. Tuy nhiên, xu hướng hiện thời trong
điều trị viêm mũi xoang là điều trị bằng thuốc, bằng phẫu thuật và điều trị dị
ứng. Ba phương pháp này thường được bổ sung và phối hợp với nhau [38].
Năm 1898, với sự phát minh ra tia X thì việc chẩn đoán bệnh lý viêm
mũi xoang có thêm một bước tiến bộ quan trọng. Năm 1903-1906, Killian,
Coakley và E. Caldwell đã chụp X quang để chẩn đoán bệnh viêm mũi xoang.
3
Ngày nay, nhiều thành tựu mới trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị viêm
mũi xoang đã được áp dụng như: nội soi chẩn đoán mũi xoang, CT scan
xoang, phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang (FESS - Functional
Endoscopic Sinus Surgery)…càng ngày càng đem lại hiệu quả cao trong chẩn
đoán và điều trị bệnh lý viêm mũi xoang [27], [15], [38].
1.2. SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU MŨI XOANG
1.2.1. Giải phẫu về mũi
Mũi là phần đầu của đường hô hấp, ở trung tâm của mặt gồm tháp mũi
và hố mũi [1], [2], [33].
1.2.1.1. Tháp mũi: gồm có phần cứng và phần mềm [29]
+ Phần cứng gồm có xương (hai xương chính mũi hình chữ nhật, nằm
ở hai bên rễ mũi và hình thành vòm hố mũi) và sụn (sụn tam giác, sụn cánh
mũi, sụn tứ giác của vách ngăn giúp cho mũi không bị bẹp xuống).
+ Phần mềm gồm có da, tổ chức liên kết và một số cơ nhỏ là các cơ

bám da có tác dụng nở hoặc co cửa mũi.
1.2.1.2. Hố mũi
Là hai ống dẹt song song với nhau ở giữa mặt và ngăn cách bởi vách
ngăn. Nóc của hố mũi gồm xương chính mũi, mảnh thủng xương sàng và thân
xương bướm; sàn gồm mỏm ngang xương khẩu cái, mỏm khẩu xương hàm
trên; thành ngoài gồm mặt trong xương hàm trên, mảnh đứng xương khẩu cái,
cánh trong chân bướm, phía trên có xương lệ và khối xương sàng [6], [13].
Trên vách xương phức tạp đó có ba cuốn mũi nằm song song từ trước ra
sau: cuốn trên, giữa và dưới. Trong xương cuốn giữa có thể chứa một tế bào
khí lớn gọi là concha bullosa, sự hiện diện của nó có thể làm tắc nghẽn phức
hợp lỗ - ngách dẫn đến bệnh lý mũi xoang [38].
4
Tương ứng với ba cuốn mũi là ba khe mũi:
+ Khe mũi trên: có lỗ thông của các xoang sau, dẫn lưu xuống cửa
mũi sau.
+ Khe mũi giữa: có lỗ thông của các xoang hàm, sàng trước và xoang
trán. Có ba cấu trúc rất quan trọng đó là: mỏm móc, bóng sàng và khe bán
nguyệt [33].
+ Khe mũi dưới: có lỗ đổ ra mũi của ống lệ mũi, phần tư sau trên là
mỏm hàm của xương cuốn dưới tiếp nối với xương khẩu cái, đây chính là
vùng mỏng nhất của vách mũi xoang để chọc vào xoang hàm.
Một thành phần quan trọng ở đây là phức hợp lỗ - ngách, có thể coi là
vùng ngã tư dẫn lưu của các xoang vào hốc mũi, bất kỳ sự cản trở nào ở vùng
này có thể gây tắc nghẽn dẫn lưu của các xoang và dẫn đến viêm xoang [38].
Đây là vùng giải phẫu quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm xoang [7].
Toàn bộ hốc mũi và các xoang được lót bởi loại niêm mạc có cấu tạo bởi
các tế bào biểu mô hình trụ có lông chuyển và các tế bào hình đài tiết nhầy,
tạo thành hệ thống nhầy - lông chuyển [29].
1.2.2. Giải phẫu các xoang
Hệ thống xoang là các hốc rỗng nằm trong các xương mặt chung quanh

mũi và ăn thông với mũi bằng các lỗ thông mũi xoang [33].
Ở người trưởng thành có năm đôi xoang và được chia làm hai nhóm.
Nhóm xoang trước gồm xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước; các xoang
này đều có lỗ thông với hốc mũi đổ vào khe giữa nên các chất xuất tiết đều đổ
ra mũi trước. Nhóm xoang sau gồm xoang sàng sau, xoang bướm; các xoang
này có lỗ thông với hốc mũi đổ vào khe trên nên chất xuất tiết thường chảy
xuống họng [13].
5
1.2.2.1. Xoang trán
Xoang trán là một tế bào đặc biệt của hệ thống sàng. Xoang trán không
có ngay khi sinh mà bắt đầu xuất hiện vào năm thứ hai do sự thông khí ở phần
trước của ngách trán hoặc tế bào sàng trước [37]. Xoang trán giống hình tháp
dựng đứng có ba mặt (trước, sau và trong) và một nền có hai phần; phần
ngoài liên hệ với trần hố mắt, phần trong thấp hơn và liên hệ với phễu sàng.
Xoang trán thông với mũi bởi ống mũi trán, vì đường đi dài và đi ngoằn
ngoèo nên ống mũi trán dễ bị tắc hơn lỗ thông của các xoang khác [33].
1.2.2.2. Xoang hàm
Là hốc nằm trong xương hàm trên, ở hai bên hốc mũi, dưới hai hốc mắt
và trên vòm miệng. Xoang hàm có ba mặt (trên, trước và sau), một nền (có
liên quan đến các răng từ răng số 3 đến răng số 6 hàm trên) và một đỉnh.
Xoang hàm thông với hốc mũi ở khe giữa bởi một lỗ gọi là lỗ thông mũi
xoang đổ ra khe mũi giữa do đó sự dẫn lưu hơi kém [33].
1.2.2.3. Xoang sàng
Hệ thống xoang sàng là cấu trúc phức tạp nhất gồm khoảng một chục cái
hốc nhỏ bằng hạt ngô gọi là tế bào sàng, chúng tập trung trong mê đạo sàng ở
giữa ổ mắt và hốc mũi [20]. Xoang sàng được chia làm hai phần:
- Xoang sàng trước: gồm nhiều hốc nhỏ phân cách nhau bởi các vách
xương mỏng gọi là tế bào sàng. Xoang sàng trước liên quan với xoang hàm,
xoang trán, hốc mắt và đại não. Xoang có lỗ dẫn lưu ra mũi ở khe giữa.
- Xoang sàng sau: gồm nhiều tế bào sàng đi ngang dưới nền sọ với

xoang bướm ở phía sau. Xoang sàng sau liên quan với hốc mắt và dây thần
kinh thị giác hậu nhãn cầu, có lỗ dẫn lưu vào hốc mũi ở khe trên và đổ ra cửa
sổ lỗ mũi sau.
Do liên quan với nền sọ nên nếu xoang sàng bị viêm nhiễm, chấn thương
thì dễ gây ra các biến chứng nội sọ. Ngoài ra, xoang sàng có nhiều ngõ ngách
6
nên là một ổ lưu trữ vi trùng rất lớn mỗi khi các xoang mặt bị viêm. Nếu
không giải quyết được xoang sàng thì khó lòng điều trị tận gốc viêm xoang
[33].
1.2.2.4. Xoang bướm
Xoang bướm là hốc rỗng nằm trong thân xương bướm và ở trên nóc vòm
mũi họng. Nó liên quan trước với xoang sàng sau, sau với mảnh nền xương
chẩm, trên với tuyến yên và giao thoa thị giác, dưới với nóc vòm, ngoài với
xoang hang và ống thị giác, trong với vách ngăn giữa hai xoang bướm.
Như vậy, qua cấu tạo giải phẫu của hệ thống xoang cho thấy:
- Tất cả các xoang đều có liên quan và thông thương với hố mũi nên
các nguyên nhân của viêm xoang đều khởi đầu từ viêm mũi.
- Vị trí kế cận của các xoang mặt và lỗ thông xoang giải thích việc lan
dễ dàng viêm nhiễm từ xoang này sang xoang khác và do đó hay có viêm
nhiều xoang hay viêm đa xoang [21].
- Các đường dẫn lưu của xoang không thuận lợi nên xoang dễ bị ứ
đọng nên viêm mũi xoang hay kéo dài dai dẵng và khó chữa trị triệt để.
- Do có liên quan mật thiết với nhiều thành phần trong ổ mắt và nền sọ
nên dễ đưa đến nhiều biến chứng nguy hiểm [11], [25].
1.2.2.5. Mạch máu và thần kinh chi phối
- Hệ mạch máu: gồm hệ mạch cảnh ngoài gồm mạch bướm khẩu cái và
khẩu cái trên cung cấp chủ yếu cho các cuốn mũi và vách ngăn, hệ cảnh trong
gồm các động mạch sàng trước và động mạch sàng sau [6].
- Hệ thần kinh: gồm thần kinh giác quan do dây thần kinh số I chi phối,
cảm giác chi phối bởi nhánh mắt và nhánh hàm dây thần kinh số V, khứu giác

đi qua bản lưới của xương sàng đến vùng khứu giác của mũi và cuối cùng là
chức năng giao cảm [29].
7
1.3. SINH LÝ CỦA CÁC XOANG
Mũi và xoang bảo đảm 5 chức năng sau:
+ Chức năng hố hấp: là chức năng cơ bản của mũi xoang gồm chức
năng thông khí, làm ấm, làm ẩm và làm sạch khí [29].
+ Chức năng dẫn lưu: với các tế bào lông chuyển và các tế bào tiết tạo
thành hệ thống nhầy – lông chuyển để tống ra khỏi mũi xoang các “vật lạ”
xâm nhập và đưa ra phía sau hốc mũi xuống họng.
+ Chức năng miễn dịch gồm miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.
+ Chức năng ngửi là vai trò của vùng nhạy cảm khứu giác với các tế
bào Schultze [22].
+ Chức năng phát âm gồm chức năng thông khí với vai trò của mũi và
chức năng cộng hưởng của hốc mũi và xoang hàm.
1.4. NGUYÊN NHÂN CỦA VIÊM MŨI XOANG
Có nhiều nguyên nhân gây viêm mũi xoang nhưng cho tới ngày nay thì
người ta vẫn đề cập đến các nguyên nhân chính như sau:
1.4.1. Nhiễm khuẩn
Đây là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất, thường thứ phát sau viêm
họng, viêm amygdale, viêm mũi, các bệnh răng miệng hoặc các bệnh nhiễm
khuẩn từ đường hô hấp trên do virut, sởi, cảm cúm… [21]. Sự bội nhiễm này
thường do các chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, Haemophilus influenzae và
phế cầu khuẩn… [39], [43]. Cần chú ý tới đường lan truyền qua răng đặc biệt
là các răng số 4,5,6,7 hàm trên có liên quan mật thiết với xoang hàm; đây là
một nguyên nhân viêm xoang ở trẻ em đáng chú ý [33].
1.4.2. Dị ứng
Thể viêm mũi xoang dị ứng rất hay gặp và thường kèm theo bội nhiễm.
Thể này hay gặp trên cơ địa dị ứng (theo mùa trong năm, tiền sử hen phế
quản, chàm, nổi mề đay…), các dị ứng nguyên hay gặp là nấm mốc, mạt, bụi

8
nhà, lông thú vật nuôi trong nhà, khói thuốc lá và gần đây người ta còn kể đến
một số dị ứng nguyên khác như viêm mũi dị ứng nghề nghiệp, viêm mũi do
thuốc co mạch [3], [4], [12], [38].
1.4.3. Chấn thương
Các chấn thương do cơ học (vỡ các xương mặt…), do áp lực (lặn ở độ
sâu, bay ở độ cao, làm việc ở giếng chìm hơi ép…) hoặc do các thủ thuật ở
mũi (máu tụ trong xoang không được điều trị, nhét mèche mũi để quá lâu
ngày…) đều là những nguyên nhân có thể gây viêm xoang [29].
1.4.4. Các yếu tố thuận lợi
- Yếu tố môi trường: do tiếp xúc với các loại hóa chất, bụi, hơi độc hoặc
do điều kiện môi trường nóng ẩm thường xuyên như môi trường ở Huế [2].
- Yếu tố tại chỗ: những cấu tạo bất thường của mũi xoang như vẹo vách
ngăn, gai mũi, cuốn mũi quá phát, polype mũi… gây trở ngại cho sự dẫn lưu
của xoang [19]. Trong đó, dị tật vẹo vách ngăn tương đối phổ biến trong Tai
Mũi Họng [36] và vẹo vách ngăn là yếu tố thuận lợi hay gặp gây nên các rối
loạn chức năng mũi xoang cần phẫu thuật [16].
- Yếu tố toàn thân: hay gặp viêm mũi xoang ở những người suy nhược
toàn thân, sức chống đỡ kém, ở những người có rối loạn chuyển hóa nước,
muối, rối loạn vận mạch, những người có bệnh mạn tính như lao, đái tháo
đường, viêm phế quản
1.5. SINH LÝ BỆNH CỦA VIÊM MŨI XOANG
Tổn thương đầu tiên và quan trọng của viêm mũi xoang là tình trạng phù
nề niêm mạc làm tắc nghẽn các lỗ thông, hệ quả là lớp biểu mô bị thiếu ôxy
khiến lông chuyển bị bất động và chất nhầy bị ứ đọng. Khi có sự tắc nghẽn,
áp lực trong xoang giảm xuống và cùng với các động tác khịt mũi mạnh, xì
mũi; vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập gây nên viêm xoang. Vòng xoắn bệnh lý
9
sẽ tiếp diễn khi tình trạng viêm xoang bản thân nó sẽ gây phù nề niêm mạc,
càng làm tình trạng nghẽn tắc ngày một trầm trọng hơn [8], [15].

Tắc nghẽn phức hợp lỗ - ngách
Tình trạng thiếu ôxy
Giãn mạch Lông chuyển bất động Dịch nước giảm

Tăng tiết dịch Chấy nhầy ứ đọng Chất nhầy đặc lại

Hình thành hỗn hợp dịch quánh ở trong xoang
Sơ đồ bệnh sinh viêm xoang từ tình trạng tắc nghẽn phức hợp lỗ - ngách
1.6. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA VIÊM MŨI XOANG
1.6.1. Triệu chứng của viêm mũi xoang cấp
1.6.1.1. Triệu chứng toàn thân
Sốt 38-39
o
C, người mệt mỏi, kém ăn, suy nhược.
1.6.1.2. Triệu chứng cơ năng
Ở các thể viêm xoang cấp, bệnh nhân có thể có các triệu chứng cơ năng
thường gặp như đau dữ dội ở trán, má hoặc thái dương; chảy mũi, một bên
hoặc hai bên, lúc đầu trong về sau đục vàng, đôi khi có lẫn máu, chảy nhiều
bên viêm xoang; nghẹt mũi, hai bên hoặc nghẹt mũi bên viêm đặc biệt khi
nằm vào ban đêm; giảm hoặc mất khứu giác [1], [2].
1.6.1.3. Triệu chứng thực thể
Thăm khám trên bệnh nhân có thể phát hiện: niêm mạc mũi đỏ rực, các
cuốn mũi sung huyết phù nề, chấm Éphédrine thì niêm mạc co lại và mủ chảy
ra ở khe giữa (viêm xoang trước). Soi mũi sau, có mủ chảy từ khe trên và
xuống thành sau họng (viêm xoang sau). Ấn các điểm xoang như điểm hố
10
nanh với xoang hàm, Grunwald ở bờ trong trên hố mắt với xoang sàng, Ewing
ở trước xoang trán đối với xoang trán thì bệnh nhân có thể van đau khi ấn [2].
1.6.2. Triệu chứng của viêm mũi xoang mạn tính
1.6.2.1. Triệu chứng toàn thân

Thường tương đối nghèo nàn chủ yếu chỉ có nhức đầu, mệt mỏi kéo dài.
1.6.2.2. Triệu chứng cơ năng
Đa số bệnh nhân có biểu hiện: nhức đầu âm ỉ ở vùng trán, má, thái
dương hoặc vùng đỉnh; chảy mũi kéo dài; nghẹt mũi, nếu có polype sẽ có biểu
hiện nghẹt mũi thường xuyên [10]. Một số bệnh nhân sẽ có giảm hoặc mất
khứu giác do phù nề, tắc mũi gây ra [5].
1.6.2.3. Triệu chứng thực thể
Thăm khám bệnh nhân, thường phát hiện các cuốn mũi sưng nề, đặc biệt
niêm mạc khe giữa dày lên thành một nếp gấp gọi là gờ Kauffmann hoặc
thoái hóa polype; khe giữa thường có mủ đọng lại; cuốn mũi giữa thường bị
quá phát hoặc thoái hóa polype [2].
1.6.3. Triệu chứng viêm mũi xoang dị ứng
Đối với thể dị ứng, các triệu chứng xuất hiện khá đột ngột, thường khi
thay đổi thời tiết với biểu hiện ngứa mũi, hắt hơi hàng tràng không thể nín
được; chảy nước mắt, nước mũi trong; nghẹt mũi cả hai bên [3], [4], [12].
1.6.4. Triệu chứng cận lâm sàng
1.6.4.1. Phim X quang cổ điển
Phim Blondeau và phim Hirtz hiện nay ít có giá trị. Xoang viêm sẽ mờ
đặc hơn độ sáng của của hốc mắt và xoang bình thường [2].
1.6.4.2. Nội soi mũi xoang
Dùng ống nội soi quang học nguồn sáng lạnh, có thể giúp ta thấy được
các cuốn mũi, các khe, các lỗ ostium… xem có mủ chảy ra không, có polype
11
không, thấy rõ niêm mạc xoang, có thể lấy mủ trực tiếp từ trong xoang để cấy
vi trùng và làm kháng sinh đồ [32].
1.6.4.3. CT scan mũi xoang
+ Vai trò của CT scan trong chẩn đoán và điều trị viêm mũi xoang
Chụp CT scan mũi xoang rất cần thiết để xác định những hiện tượng
bệnh lý khó phát hiện qua khám lâm sàng. Đây là một chỉ định cần thiết đặc
biệt khi có tiến hành phẫu thuật nội soi mũi xoang [13], [17], [28], [38], [40].

+ Một số hình ảnh viêm xoang trên phim CT scan [13], [27], [31], [32]
- Viêm xoang cấp: ít được khảo sát bằng CT scan, nếu có có thể thấy
hình ảnh mức hơi, dày niêm mạc.
- Viêm xoang mạn: thấy được hình ảnh bệnh lý của xoang như mờ dày
niêm mạc, polype trong xoang hoặc ứ đọng chất xuất tiết.
- Hình ảnh vẹo vách ngăn, túi hơi cuốn giữa, hình ảnh tắc nghẽn của
phức hợp lỗ - ngách
1.7. CHẨN ĐOÁN VIÊM MŨI XOANG
Muốn chẩn đoán viêm mũi xoang, có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:
+ Dấu hiệu lâm sàng: rất quan trọng, cần khai thác tỉ mỉ, khám xét chu
đáo, đặc biệt trong viêm mũi xoang dị ứng cần khai thác tiền sử hen phế quản,
chàm, nổi mề đay… [4], [38].
+ Các xét nghiệm cận lâm sàng:
- Soi bóng mờ: hiện nay ít dùng [2]
- Chọc xoang hàm vừa chẩn đoán vừa điều trị
- X quang cổ điển với phim Blondeau - Hirtz
- Nội soi mũi xoang
- CT scan xoang đắt tiền nhưng chính xác
12
1.8. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM MŨI XOANG
1.8.1. Biến chứng đường hô hấp: thường gặp các biến chứng viêm họng
mạn tính (bệnh nhân hay bị rát họng, vướng họng. khám có thể thấy niêm mạc
họng đỏ, xuất tiết, amygdale khẩu cái cũng sưng đỏ, hai trụ trước trụ sau cũng
đỏ [11]).Viêm thanh khí phế quản; gặp trong vêm xoang hàm hay viêm xoang
sàng mạn tính, bệnh nhân đi khám vì ho, khạc đờm, khi soi mũi thấy mủ ở
khe giữa, chụp phim thấy xoang mờ [2], [11].Viêm tai giữa xuất tiết tắc vòi;
thường do viêm xoang sau, mủ dịch chảy ra từ lỗ mũi sau gây viêm lỗ vòi
Eustach gây viêm tai giữa thanh dịch mủ nhầy hay mủ mạn [21].
1.8.2. Biến chứng ổ mắt: Ổ mắt tiếp giáp với các xoang mặt ở cả 3 phía
trong, dưới và trên, vách xương ngăn cách các xoang này với ổ mắt rất mỏng

nên viêm nhiễm từ xoang dễ lan sang ổ mắt [14]. Biến chứng có thể gặp là:
viêm tuyến lệ và lệ đạo, viêm ổ mắt sưng nề hay viêm bao Tênông, viêm tấy
và áp xe ổ mắt, viêm kết mạc và viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu [11].
1.8.3. Biến chứng viêm xương tủy: do viêm tắc mạch máu ở xương trán sọ.
1.8.4. Biến chứng nội sọ do viêm xoang: có thể gặp biến chứng viêm màng
não, viêm não - áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang.
1.8.5. Biến chứng thần kinh: có thể gặp viêm dây V hay viêm dây thần kinh
tam thoa hoặc suy nhược thần kinh [11].
1.8.6. Giảm hay mất khứu giác: đây là triệu chứng vừa là biến chứng của
viêm mũi xoang; do cản trở không khí đi vào khe khứu giác trong viêm xoang
cấp, mạn; do kích thích bởi bụi, hóa chất, polype mũi, khối u hố mũi… [22].
1.9. ĐIỀU TRỊ CỦA VIÊM MŨI XOANG
1.9.1. Điều trị nội khoa
1.9.1.1. Viêm mũi xoang cấp: điều trị nội khoa là chủ yếu [33]
* Kháng sinh: là cốt lõi trong viêm mũi xoang, dưới hai hình thức toàn
thân hoặc tại chỗ (khí dung hoặc di chuyển).
13
* Kháng viêm, chống phù nề, làm lỏng chất xuất tiết bằng cách uống
nhiều nước, nhỏ hoặc xông mũi bằng nước muối sinh lý.
* Điều trị tại chỗ bằng nhỏ thuốc co mạch: Ephedrin 1-3% hoặc thuốc
sát khuẩn Argyrol 1-3%, xông bằng hơi nước nóng có methol [2].
* Điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm đau, chống nghẹt mũi, chảy mũi, các
thuốc kháng histamin…, dùng các thuốc thay đổi cơ địa, sinh tố [1], [5].
1.9.1.2. Viêm mũi xoang mạn
* Điều trị toàn thân: làm lỏng chất xuất tiết, thuốc tăng cường sức đề
kháng. Kháng sinh chọn lựa trong 4 nhóm thuốc: Beta lactamin,
Cephalosporin, Macrolid, Fluoroquinolon…và chỉ dùng trong đợt cấp [9].
Kháng viêm Corticoides và kháng Histamin với thể viêm xoang dị ứng [2].
* Điều trị tại chỗ: khí dung hoặc di chuyển
* Điều trị triệu chứng: tương tự như với viêm xoang cấp.

1.10. Điều trị ngoại khoa
+ Các phẫu thuật ở mũi
- Nếu vẹo vách ngăn thì xén vách ngăn dưới niêm mạc - phẫu thuật
Killian hoặc phẫu thuật Hajek.
- Nếu cuốn dưới quá phát thì cắt bỏ bằng kẹp Luc, bằng thòng lọng
hoặc cắt bỏ dưới niêm mạc cốt xương theo phẫu thuật của House [24].
- Phẫu thuật cắt cuốn giữa thường được chỉ định phối hợp với dẫn lưu
xoang trong trường hợp có túi hơi cuốn giữa.
- Nếu có polype mũi thì cắt bỏ bằng thòng lọng hoặc bằng kẹp Luc
trước khi mổ xoang. Tuy nhiên, điều trị tại chỗ kháng viêm là cơ bản, tránh
nguy cơ tái phát của polype mũi [10].
+ Các phương pháp phẫu thuật xoang
- Đối với xoang hàm: chọc súc rửa xoang hàm trong viêm xoang hàm
xuất tiết đơn thuần, chống chỉ định trong viêm cấp [21]. Nạo mổ dẫn lưu
14
xoang trong viêm xoang hàm mạn tính mủ đặc biệt ở trẻ em. Phẫu thuật tiệt
căn xoang hàm (phẫu thuật Caldwell - Luc), chỉ định trong các viêm xoang
cấp và mạn [1], [2], [19]. Ngoài ra còn có các phẫu thuật khác như phương
pháp Claoué, phương pháp Denker nhưng tốt nhất và triệt để hơn cả là phẫu
thuật tiệt căn [5], [41].
- Đối với xoang trán: có thể chọc thông xoang trán hoặc phương pháp
Vacher hoặc phẫu thuật tiệt căn xoang trán trong viêm mạn tính có ứ tắc mủ.
- Đối với xoang sàng: có thể phẫu thuật nạo sàng hàm trong viêm
xoang sàng mạn kèm thoái hóa polype, viêm xoang có biến chứng hoặc mổ
nạo sàng qua đường ngoài trong u vùng sàng, chấn thương đầu sọ [24].
- Đối với xoang bướm: có 3 phương pháp tùy thuộc đường đi: đường
qua hốc mũi đơn thuần, đường qua khe sàng sau, đường qua vách ngăn (phẫu
thuật Ségura) [33].
- Đối với viêm đa xoang: chủ yếu áp dụng phương pháp Pietrantoni -
De Lima [33].

+ Phẫu thuật xoang bằng phương pháp nội soi [7], [15], [26], [30], [44]
Phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang (FESS: Functional
Endoscopic Sinus Surgery), nhằm giải quyết bệnh lý mũi xoang theo nguyên
tắc tôn trọng và bảo tồn chức năng mũi xoang.
Chỉ định tốt nhất của phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang khi có
sự bít tắc đường dẫn lưu của phức hợp lỗ - ngách dựa trên cơ sở tái lập sự lưu
thông ở những xoang bệnh mà không lấy bỏ toàn bộ niêm mạc của các xoang
tạo thuận lợi cho niêm mạc phục hồi về cả chức năng và cấu trúc [15].
15
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Mẫu nghiên cứu
Gồm 100 bệnh nhân bị viêm mũi xoang đến khám, điều trị tại Khoa Tai
Mũi Họng Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược
Huế trong thời gian từ tháng 4 năm 2006 đến tháng 4 năm 2007.
2.1.2.Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Tất cả bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán viêm mũi xoang, điều
trị theo phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh
viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.
- Tất cả bệnh nhân đều được chụp phim CT scan xoang.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân chẩn đoán viêm mũi xoang nhưng không chụp CT scan.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang.
2.2.2. Phương pháp tiến hành
- Tất cả bệnh nhân vào viện khám đều được tiến hành: hỏi tiền sử, bệnh
sử, khám lâm sàng, chụp CT scan, ghi nhận điều trị nội khoa hay ngoại khoa.
- Lập bệnh án mẫu để thu thập số liệu.

2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.3.1. Các đặc điểm chung
Tuổi - Giới - Nghề nghiệp - Địa dư
2.2.3.2. Nguyên nhân của viêm xoang
- Nguyên nhân: do virút, do nhiễm khuẩn, do dị ứng, do chấn thương.
16
Nếu do nguyên nhân nhiễm khuẩn chúng tôi sẽ xác định tiêu điểm từ
viêm họng, viêm VA, viêm amygdale hay sâu răng viêm lợi.
- Các yếu tố thuận lợi của viêm xoang:
+ Yếu tố môi trường: khói thuốc lá, bụi, hóa chất, hơi độc, điều kiện
nhà ở chật chội thiếu vệ sinh, môi trường có độ ẩm cao…
+ Yếu tố tại chỗ: vẹo vách ngăn, polype mũi, cuốn dưới quá phát…
+ Yếu tố toàn thân: suy nhược cơ thể, sức chống đỡ kém, rối loạn
chuyển hóa nước, muối, bệnh lý mạn tính (lao, đái tháo đường, viêm phế quản
mạn tính…)
2.2.3.3. Đặc điểm lâm sàng
- Thời gian viêm xoang: tính từ khi có các triệu chứng cơ năng về mũi
xoang đến thời điểm thăm khám lúc vào viện.
- Triệu chứng toàn thân: bình thường, sốt, mệt mỏi gầy sút.
- Triệu chứng cơ năng: nhức đầu; chảy mũi, có thể chảy mũi trước hoặc
chảy mũi sau hoặc cả chảy mũi trước và sau; chất xuất tiết có thể gặp là dịch
trong, dịch nhầy, dịch nhầy lẫn mủ, dịch mủ thối hoặc thậm chí có khi còn có
dịch lẫn máu; nghẹt mũi thường gặp nghẹt mũi một bên hoặc cả hai bên; ngứa
mũi hắt hơi.
- Triệu chứng thực thể:
+ Ấn điểm đau xoang: điểm hố nanh, điểm Grunwald, điểm Ewing.
+ Soi mũi: soi mũi trước và soi mũi sau: khám thông thường và khám
nội soi (khi khám bằng dụng cụ thông thường không rõ).
- Khám thông thường: Bộ khám tai mũi họng thông thường: đèn
Clar và các dụng cụ khám mũi, banh mũi, họng, đè lưỡi, gương soi mũi sau.

- Khám bằng dụng cụ nội soi: sau khi đặt thuốc co mạch, dùng ống
nội soi 0
o
, 30
o
kích thước 4mm X 18mm, ống hút và nguồn sáng halogen, dây
17
dẫn sáng sợi thủy tinh để đánh giá trực tiếp qua ống nội soi cứng, chưa có bộ
phận ghi hình khi tiến hành khám nội soi.
- Soi mũi trước ghi nhận:
. Tính chất niêm mạc mũi: bình thường, viêm đỏ, bạc màu, nề tím.
. Tính chất của vách ngăn: bình thường hoặc có vẹo vách ngăn.
. Vị trí chất xuất tiết: khe giữa, khe dưới, toàn bộ hốc mũi.
. Khe giữa: đánh giá khe giữa có thông thoáng không, có hình ảnh
thoái hóa nhẹ, thoái hóa polype, có gờ Kauffmann.
. Cuốn giữa: bình thường, thoái hóa nhẹ hoặc thoái hóa polype. Kết
hợp trên khám nội soi và trên phim CT scan xem cuốn giữa có hình ảnh đảo
chiều, có túi hơi cuốn giữa (concha bullosa) không.
. Cuốn dưới: bình thường, phù nề còn đáp ứng với thuốc co mạch
hoặc thoái hóa không còn đáp ứng với thuốc co mạch.
. Mỏm móc: bình thường, quá phát.
- Soi mũi sau ghi nhận: tình trạng mũi sau có thông thoáng (bình
thường) hay có bệnh lý cụ thể như có mủ, dịch nhầy đọng lại. Có polype lan
ra cửa mũi sau hoặc có hình ảnh đuôi cuốn dưới thoái hóa.
2.2.3.4. Thể loại viêm xoang
- Theo thời gian mắc bệnh: viêm xoang có ba mức độ như sau [38]:
+ Cấp tính: khi thời gian bị bệnh ≤ 4 tuần.
+ Mạn tính: khi thời gian bị bệnh kéo dài hơn 4 tuần.
+ Mạn tính đợt cấp: có đặc điểm tái phát 4 lần trong 1 năm, trong
khoảng thời gian giữa 2 lần bệnh không có biểu hiện triệu chứng, mỗi đợt tái

phát kéo dài ít nhất 7 ngày.
- Theo vị trí tổn thương: viêm xoang một bên (phải, trái) hay hai bên.
18
2.2.3.5. Hình ảnh tổn thương trên phim CT scan
Phim CT scan xoang được chụp theo hai bình diện trán (coronal) và
ngang (axial), cửa sổ xương, không tiêm thuốc cản quang, chiều dày các nhát
cắt khoảng 5mm.
+ Đánh giá các tổn thương trên phim CT scan xoang bao gồm:
- Vị trí tổn thương: một bên (phải, trái) hoặc hai bên.
- Xoang bị tổn thương: xoang trán, xoang hàm, xoang sàng trước,
xoang sàng sau, xoang bướm.
- Mức độ mờ trên phim: hình ảnh mờ dày niêm mạc, mờ không
toàn bộ hay mờ toàn bộ xoang.
- Ghi nhận các hình ảnh bất thường khác trên phim: như hình ảnh túi
hơi cuốn giữa, mỏm móc quá phát, vẹo vách ngăn, polype trong xoang.
+ Chia độ viêm xoang và cho điểm theo phim CT scan xoang:
Dựa theo thang điểm của Lund-Mackay của Hội Tai Mũi Họng và
Phẫu Thuật đầu cổ Mỹ kết hợp với Viện nghiên cứu đánh giá sức khỏe Hoa
Kỳ ban hành năm 1998. Đây là cách cho điểm và chia mức độ theo CT scan
xoang được nhiều tác giả công nhận và sử dụng [8], [28], [42], [45].
Bảng tiêu chuẩn cho điểm theo phim chụp CT scan xoang
Vị trí Bình thường
Mờ không toàn
bộ
Mờ toàn bộ
Xoang trán 0 1 2
Xoang hàm 0 1 2
Xoang sàng trước 0 1 2
Xoang sàng sau 0 1 2
Xoang bướm 0 1 2

Phức hợp lỗ - ngách
0
(thông thoáng)
2
( hẹp hoặc tắc)
19
Căn cứ vào bảng tính điểm, chia ra các mức độ viêm xoang theo
phim CT scan xoang như sau:
. Độ 1: Từ 1 đến 3 điểm . Độ 3: Từ 7 đến 9 điểm
. Độ 2: Từ 4 đến 6 điểm . Độ 4: Từ 10 đến 12 điểm
2.2.3.6. Biến chứng viêm xoang
+ Viêm họng
+ Viêm thanh khí phế quản
+ Viêm tai giữa xuất tiết tắc vòi
+ Suy nhược thần kinh
+ Viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu
+ Đau dây V hay đau dây thần kinh tam thoa
+ Ngoài còn có thể gặp một số biến chứng khác như hội chứng giả tiền
đình, chảy máu mũi hoặc nặng nề hơn là các biến chứng ở nội sọ (viêm não,
màng não, áp xe não), các biến chứng ở mắt (viêm tấy ổ mắt, viêm túi lệ,
viêm tắc tĩnh mạch xoang hang…).
2.2.3.7. Phương pháp điều trị
* Chỉ định phương pháp điều trị của bác sỹ [33]
- Nội khoa: chỉ định chủ yếu trong viêm mũi xoang cấp tính còn với
viêm xoang mạn tính và mạn tính đợt cấp điều trị nội khoa chủ yếu trong giai
đoạn cấp là chính.
- Ngoại khoa: chỉ được chỉ định trong các trường hợp sau [38]
+ tình trạng nhiễm trùng lan rộng gây biến chứng ngoài mũi xoang
+ thành lập các u nhầy mủ trong xoang
+ viêm xoang có nấm

+ viêm mũi xoang có polype to làm tắc nghẽn dẫn lưu và thông khí
các xoang không đáp ứng với liệu pháp steroid
+ có biến chứng u nhầy xoang trán (Mucocele)
20
+ viêm mũi xoang hồi viêm tái phát 4 lần/năm trở lên
+ viêm mũi xoang mạn không đáp ứng với điều trị nội khoa
* Điều trị thực tế ở bệnh nhân (nội khoa, ngoại khoa).
* Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ khảo sát một số đặc điểm trong
phẫu thuật như sau: phương pháp phẫu thuật (xén vách ngăn, mổ xoang hay
cả hai), đường mổ (đường mũi, đường ngoài hay đường nội soi mũi xoang),
mức độ phẫu thuật ở các xoang (trán, hàm, sàng, bướm), các phẫu thuật khác
kèm theo (cắt đầu cuốn giữa, cắt túi hơi cuốn giữa, cắt polype).
2.2.4. Xác định các mối liên quan
+ Liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim
CT scan trong chẩn đoán bệnh viêm xoang.
+ Liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim
CT scan trong chỉ định điều trị viêm xoang.
So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của
các tác giả khác.
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu được nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Epi Ifo 2002.
- Lập các bảng, các biểu đồ để tổng hợp và phân tích số liệu.
- Đánh giá: p > 0,05 sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
p < 0,05 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
p < 0,01 sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê


21
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Qua nghiên cứu 100 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị viêm mũi
xoang, chúng tôi có những kết quả như sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới (n = 100)
Giới
Nữ Nam Tổng
n %
0 - 17 4 10 14 14
18 - 44 32 30 62 62
45 - 59 8 9 17 17
≥ 60 2 5 7 7
Tổng 53 47
Tỷ lệ % 53 47
Về tuổi: viêm xoang ở lứa tuổi từ 18 - 44 chiếm tỷ lệ cao nhất (62%) so
với các lứa tuổi khác rất có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Sự phân bố của các
nhóm tuổi theo giới khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Về giới: tỷ lệ viêm xoang ở nữ (53%) cao hơn tỷ lệ viêm xoang ở nam
(47%), nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo địa dư (n=100)
Địa dư Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Thành thị 52 52
Nông thôn 48 48
Tổng số 100 100
Tỷ lệ bệnh nhân viêm xoang ở thành thị là 52% cao hơn ở nông thôn
là 48%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
22
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp (n=100)
Tỷ lệ viêm xoang ở nhóm cán bộ công chức và học sinh sinh viên (57%)
cao hơn nhóm nông dân, công nhân và các nghề khác (43%). Sự khác biệt này

có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ viêm xoang theo thời gian mắc bệnh (n=100)
Đại đa số bệnh nhân (85%) có thời gian mắc bệnh ≥ 2 năm, cao hơn tỷ lệ
bệnh nhân mắc bệnh ≤ 2 năm (15%); sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê
(p < 0,01).
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
23
3.2.1. Nguyên nhân
Bảng 3.3: Tỷ lệ các nguyên nhân gây viêm xoang (n=100)
Nguyên nhân Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Vi khuẩn
(82 bệnh nhân, 82%)
Viêm họng 48 48
Viêm mũi 36 36
Viêm amygdale 33 33
Sâu răng viêm lợi 0 0
Dị ứng 56 56
Vi rút 2 2
Chấn thương 0 0
Nguyên nhân do vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất 82%, kế đến là dị ứng
(56%), thấp nhất là do vi rút (2%) và không có bệnh nhân nào trong nghiên
cứu của chúng tôi có nguyên nhân do chấn thương. Trong nguyên nhân vi
khuẩn, cao nhất là do viêm họng (48%), kế đến là do viêm mũi (36%), thấp
nhất là do viêm amygdale (33%). Các sự khác biệt này đều rất có ý nghĩa
thống kê (p < 0,01).
3.2.2. Yếu tố thuận lợi của viêm xoang
Bảng 3.4: Tỷ lệ các yếu tố thuận lợi của viêm xoang (n = 100)
Yếu tố thuận lợi Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Yếu tố tại chỗ
(79 bệnh nhân, 79%)

Vẹo vách ngăn 50 50
Polype mũi 28 28
Cuốn dưới quá phát 25 25
Môi trường (bụi , hóa chất , hơi độc, độ ẩm ) 4 4
Toàn thân (bệnh mạn tính, suy nhược cơ thể ) 4 4
Không có yếu tố thuận lợi 13 13
Trong số 100 bệnh nhân được nghiên cứu, yếu tố thuận lợi tại chỗ chiếm
79%, yếu tố toàn thân và yếu tố môi trường chiếm tỷ lệ ngang nhau là 4% và
có 13% bệnh nhân không có yếu tố thuận lợi (p < 0,01).
24
Đối với yếu tố tại chỗ, vẹo vách ngăn là chủ yếu với tỷ lệ 50%, kế đến là
polype mũi 28% và cuốn dưới quá phát 25%, sự khác biệt này rất có ý nghĩa
thống kê (p < 0,01).
3.2.3. Triệu chứng toàn thân
Bảng 3.5: Tỷ lệ các triệu chứng toàn thân gặp ở bệnh nhân viêm
xoang (n=100)
Triệu chứng toàn thân Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Bình thường 63 63
Sốt 11 11
Mệt mỏi, gầy sút 26 26
Tổng 100 100
Số bệnh nhân có triệu chứng toàn thân bình thường chiếm 63%; kế đó là
triệu chứng mệt mỏi, gầy sút chiếm tỷ lệ 26% và sốt chỉ chiếm tỷ lệ 11%. Sự
khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
3.2.4. Triệu chứng cơ năng
Bảng 3.6: Tỷ lệ triệu chứng cơ năng ở bệnh nhân viêm xoang (n = 100)
Triệu chứng cơ năng Số triệu chứng Tỷ lệ %
Nhức đầu 96 96
Tắc mũi 94 94
Chảy mũi trước 90 90

Khịt khạc 89 89
Ngứa mũi hắt hơi 56 56
Các triệu chứng cơ năng đều chiếm tỷ lệ cao: nhức đầu (96%), tắc mũi
(94%), chảy mũi trước (90%), khịt khạc (89%) và ngứa mũi hắt hơi (56%).
Bảng 3.7: Tỷ lệ các vị trí nhức đầu ở bệnh nhân viêm xoang (n=100)
Vị trí nhức đầu Số triệu chứng Tỷ lệ %
Trán 46 46
Đỉnh 32 32
Chẩm 14 14
Thái dương 20 20
Lan tỏa 30 30
Nửa đầu 4 4
Hố nanh 4 4
25

×