Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Luận văn ngành luật pháp luật về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa tại việt nam giai đoạn hiện nay​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN THANH TUẤN

PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH
VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN THANH TUẤN

PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH
VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Võ Trí Hảo

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017



LỜI CAM ĐOAN
Toàn bộ nội dung nghiên cứu của Luận văn này được tác giả tự mình thực
hiện nghiên cứu, việc nghiên cứu có sử dụng một số văn bản pháp luật về mảng
kinh doanh vận tải đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật Việt Nam, cũng
như có tham khảo một số nghiên cứu, phát biểu, đề xuất của các cá nhân, tổ chức
khác. Trong quá trình làm Luận văn, tác giả có sự giúp đỡ định hướng, nhận xét,
góp ý từ PGS. TS. Võ Trí Hảo
Với những tài liệu tham khảo, những dẫn chứng và trích dẫn, tác giả đều có
dẫn nguồn cụ thể và được tác giả đề cập trong danh mục tham khảo.
Tác giả cam đoan, toàn bộ nội dung trong bài viết là dựa trên chính sự
nghiên cứu, tìm tịi, phân tích, nhận định cũng như dựa trên sự so sánh, tìm hiểu của
một mình tác giả mà khơng có đồng tác giả.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................2
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ PHÁP
LUẬT VỀ KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA ........................7
1.1. Những vấn đề pháp lý về kinh doanh vận tải bằng đường thủy nội địa .. 7
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của vận tải đường thủy nội địa...............................7
1.1.2. Vai trò của vận tải đường thủy nội địa...................................................10
1.2. Pháp luật về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa ............................... 15
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
..........................................................................................................................15

1.2.2. Quy định của pháp luật nước ta về chủ thể quản lý nhà nước đối với
hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy ........................................................17
1.3. Kinh nghiệm pháp luật, chính sách của một số nước về kinh doanh vận
tải đường thủy nội địa ........................................................................................ 25
1.3.1. Quy định của nước Hà Lan ....................................................................25
1.3.2. Pháp luật vận tải thủy nội địa Trung Quốc ............................................28
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................29
Tiểu kết luận chương 1 ........................................................................................... 31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH VẬN TẢI.
ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TẠI VIỆT NAM .........................................................32
2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về kinh doanh vận tải đường thủy nội
địa ......................................................................................................................... 32


2.1.1. Các quy định của pháp luật về chủ thể kinh doanh vận tải hàng hoá
đường thủy nội địa ............................................................................................32
2.1.2. Quy định của pháp luật nước ta về kinh doanh vận tải hành khách
đường thủy nội địa ............................................................................................44
2.1.3. Các quy định của pháp luật về chủ thể kinh doanh dịch vụ cảng thủy nội
địa, bến bãi ngang sông ...................................................................................48
2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật về kinh doanh vận tải đường thủy ............ 53
2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải theo đường thủy nội địa ở Việt
Nam giai đoạn 2005 – nay ...............................................................................54
2.2.2. Một số bất cập trong kinh doanh vận tải đường thủy nội địa ................61
Tiểu kết luận chương 2 ....................................................................................... 70
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KINH
DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA ....................................................71
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật kinh doanh vận tải đường thủy nội
địa: tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các doanh nghiệp .
............................................................................................................................... 71

3.2. Ban hành bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn hoạt động về vận tải đường
thủy nội địa; lập quy hoạch chi tiết giao thông thuỷ nội địa .......................... 74
3.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật kinh doanh vận tải đường thủy nội
địa ......................................................................................................................... 75
3.4. Các biện pháp hỗ trợ phát triển kinh doanh giao thông thuỷ nội địa .... 79
3.4.1. Các biện pháp hỗ trợ về việc tăng cường kinh doanh vận tải thủy nội địa
..........................................................................................................................79
3.4.2. Các biện pháp hỗ trợ về nâng cao an tồn giao thơng đường thủy nội
địa .....................................................................................................................81
3.4.3. Pháp điển hoá pháp luật về kinh doanh vận tải thuỷ nội địa, tạo thuận
lợi cho người kinh doanh tìm hiểu pháp luật ...................................................82
Tiểu kết luận chương 3 ....................................................................................... 84
KẾT LUẬN ..............................................................................................................86


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ATGT

An Tồn Giao Thơng

BGTVT

Bộ Giao Thơng Vận Tải

CHXHCNVN


Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

CP

Chính Phủ

CT

Chỉ Thị

ĐTNĐ

Đường Thủy Nội Địa

GTVT

Giao Thông Vận Tải



Nghị Định

NQ

Nghị Quyết



Quyết Định


TT

Thông Tư

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng cước giá của vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh Long An đối
với hàng hóa cấp 1 ................................................................................................... 12
Bảng 1.2 Bảng giá cước của vận tải đường sông trên địa bàn tỉnh Long An,
hàng hóa cấp 1 ......................................................................................................... 13
Bảng 1.3 Tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt,
đường thủy nội địa tại Hà Lan năm 2011 ............................................................. 28
Bảng 2.1 Các loại cảng theo thông tư 61/2014/TT-BGTVT ................................ 51
Bảng 2.2 Bảng phí, lệ phí được quy định tại Thông tư số 59/206/TT-BGTVT .....
................................................................................................................................... 53
Bảng 2.3 Khối lượng vận chuyển, luân chuyển của ngành đường thủy nội địa
(Theo kết quả dự báo chung từ Dự án Điều chỉnh bổ sung Chiến lược phát
triển GTVT Việt Nam đến năm 2020) ................................................................... 55
Bảng 2.4 Chỉ số chất lượng hoạt động chính của các tàu vận tải nội địa ở Việt
Nam........................................................................................................................... 56
Bảng 2.5 Lượng hành khách vận chuyển qua các đường vận tải từ 2010-2015 57
Bảng 2.6 Lượng hành hóa vận chuyển qua các đường vận tải từ 2010-2015 .... 58
Bảng 2.7 Tỷ lệ các tuyến đường thủy nội địa của Việt Nam ............................... 59
Bảng 2.8 Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020 ....................................... 64

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Biểu đồ thống kê số lượng hàng hóa thơng qua cảng-bến trong năm
2017 của Cục Vận tải đường thủy nội địa ............................................................. 58


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn được trình bày gồm 3 phần: Lời mở đầu, Nội dung, và Kết luận.
Về mặt nội dung, Luận văn phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, những bất cập vướng mắc mà
tác giả nhận thấy cũng như thực trạng phát triển của ngành kinh doanh vận tải
đường thủy nội địa. Nội dung được phân bổ trong 3 chương, trong đó:
Chương 1: Nêu những định nghĩa, những khái niệm trong pháp luật kinh
doanh đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và theo
góc nhìn của kinh tế. Chương này cũng là chương nêu các phần, các bộ phận của
vận tải đường thủy nội địa: Vận tải hành khách và vận tải hàng hóa. Các loại hình
của vận tải hàng hóa và các loại hình vận tải hành khách theo đường thủy nội địa
theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tác giả cũng đưa vào so sánh pháp luật của nước Hà Lan và của Trung
Quốc cũng như định hướng phát triển của các nước bạn trong vận tải đường thủy
nội địa của họ và có những ý kiến rút ra mà Việt Nam có thể tham khảo.
Chương 2: Phần này tác giả tập trung nêu ra những thực trạng cũng như
những bất cập hiện nay trong quy định của pháp luật cũng như trong quá trình triển
khai thực hiện các quy định của pháp luật trên thực tế. Những thực trạng được nêu
rõ đối với từng loại hình vận tải, cũng như những số liệu mà tác giả thu thập, tham
khảo trong một số tài liệu khác cũng như trên trang web chính thức của Cục ĐTNĐ
Việt Nam.
Chương 3: Chương này tác giả đưa ra các cách giải quyết, những kiến nghị
thay đổi dựa trên những nội dung phân tích bất cập, thực trạng từ chương 2. Những
nhóm giải pháp tác giả có thể chia ra làm hai: (1)về định hướng hoàn thiện pháp
luật và (2)các giải pháp bổ sung.



1
PHẦN MỞ ĐẦU
Đối với một quốc gia có nhiều ưu đãi của tự nhiên như nằm ven biển và có hệ
thống sơng ngịi, kênh rạch phát triển phong phú như Việt Nam thì giao thơng
ĐTNĐ là kênh giao thơng cần được chú trọng phát triển và khai thác tiềm năng vận
tải để phục vụ việc giao thương, kinh doanh và góp phần thúc đẩy nền kinh tế.
Những quốc gia mang trong mình các đặc điểm sơng nước như Việt Nam hầu hết
đều tập trung khai thác loại hình kinh doanh vận tải đường thủy nói chung và đường
thủy nội địa nói riêng, đây là loại hình dịch vụ thương mại vận tải phổ biến trong
nền kinh tế của các quốc gia này bên cạnh các loại hình kinh doanh vận tải khác.
Với sự phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu di chuyển không
chỉ là vận chuyển hàng hóa, mà cịn cả hành khách và các dịch vụ đi kèm không
ngừng tăng nhanh nên bắt buộc các doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực vận tải
ĐTNĐ cũng phải không ngừng tăng trưởng về mặt số lượng- các doanh nghiệp ra
đời ngày càng nhiều, mà còn về cả chất lượng- phát sinh nhiều loại hình dịch vụ
mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung
cấp để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ về lĩnh vực này trong
tương lai chắc chắc sẽ mang lại một nguồn thu lớn cho nhà nước, tạo được nhiều cơ
hội việc làm và giảm tải áp lực đối với các loại hình vận tải khác mà đặc biệt là vận
tải đường bộ nội địa, nhưng đi kèm với đó là rất nhiều các thách thức cho các ban
ngành lãnh đạo, các cơ quan nhà nước. Với vai trò thiết lập khuôn khổ pháp luật về
kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thơng qua các chính sách và hệ thống
pháp luật chuẩn mực, phù hợp sẽ có tác động quyết định đến sự phát triển của hoạt
động vận tải đường thủy nội địa.


2
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong thời xưa, nhu cầu đi lại, di chuyển đã là một nhu cầu cấp thiết và quan
trọng thì trong thời hiện đại ngày nay, với sự phát triển vũ bão của các loại hình kinh tế
nói riêng và “thế giới khơng có biên giới” nói chung, việc di chuyển giao lưu giữa các
vùng miền, quốc gia, lãnh thổ là một trong những nhu cầu thiết yếu. Điều này tạo nên
ngành kinh tế vận tải đầy tiềm năng và sáng giá.
Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, điều chỉnh quan hệ vận tải ĐTNĐ là một yêu
cầu cấp bách để tạo ra được nền móng vững chắc giải quyết vấn đề bức xúc hiện nay
để nâng cao hiệu quả trong công tác kinh doanh vận tải ĐTNĐ. Các quy định của phát
luật cần được cập nhập và chuẩn hóa, cần vươn sâu nhưng phải khái quát bao tầm được
hoạt động của loại hình kinh doanh vận tải ĐTNĐ ở Việt Nam cũng như những quy
định của quản lý nhà nước để có thể điều tiết hoạt động của loại hình giao thơng này.
Vào ngày 15/06/2004, Luật Giao thơng Đường thủy nội địa đã được Quốc Hội
ban hành. Lần lượt, nhiều nghị định, thông tư, quyết định cũng đã được ban hành
như Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa số
48/20145/QH13; Nghị định 24/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành
một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa, Thông tư số 15/ 2016/TTBGTVT,…Việc ra đời Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và các Nghị định,
Thông tư, Quyết định, Hướng dẫn,… đi kèm đã tạo nên một hệ thống pháp luật giao
thông đường thủy đa dạng và được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp
luật với khối lượng các quy định đồ sộ, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Nhà
nước thực hiện việc quản lý các hoạt động vận tàu đường thủy. Tuy vậy, tình hình
thực tiễn triển khai và thực hiện pháp luật trên địa bàn cả nước còn những hạn chế,
bất cập cần được khắc phục để phát huy được vai trò của pháp luật. Hệ thống pháp
luật vẫn dàn trải và quy định còn chưa thật sự thống nhất nên vẫn cần sự điều chỉnh
của các cơ quan có pháp luật để tạo nên một hệ thống các quy định về mảng kinh
doanh vận tải ĐTNĐ bám sát thực tiễn và không chồng chéo.


3

Tác giả đặt một giả thuyết khoa học bắt nguồn từ thực tiễn tốc độ phát triển
vận tải đường thủy nội địa tại Việt Nam hiện nay: Có phải giao thông vận tải đường
thủy nội địa của Việt Nam đang phát triển dưới mức tiềm năng hay không?
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về kinh doanh vận tải đường
thủy nội địa Việt Nam” cho luận văn thạc sỹ của mình để thực hiện nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, có nhiều cơng trình, bài viết nghiên cứu về kinh doanh vận
ĐTNĐ dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, đa phần các bài nghiên cứu về
mặt kinh tế như: Chuyên đề tốt nghiệp “Phân tích các cơ hội thị trường vận chuyển
hàng khơ, hàng bách hóa đa năng bằng ĐTNĐ của công ty vận tải thủy Bắc Nosco”
của Sinh viên Đỗ Quốc Tuấn, lớp Marketing 42A được thực hiện năm 20131; Hay
chỉ nghiên cứu giới hạn địa lý ở một vùng như Luận văn Tiến sỹ kinh tế: “Phát triển
hợp tác xác vận tải thủy- bộ nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long” của Trần Ngọc
Hạnh của Học viện khoa học xác hội, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam (năm 2014)2 cũng thiên về nghiên cứu mặt kinh tế của kinh doanh vận tải thủy
nội bộ; Hay chỉ là thiên về nghiên cứu về mặt kỹ thuật: Các tiêu chuẩn kỹ năng
nghề của Quản trị kinh doanh vận tải ĐTNĐ của các trường đào tạo về vận tải
đường thủy”3;…Hiện nay, chưa có cơng trình nghiên cứu nào tập trung phân tích và
khai thác về những mặt ưu, nhược điểm của vận tải đường thủy nội địa tại Việt Nam
cũng như lí do về việc vận tải đường thủy Việt Nam chưa thực sự phát triển đúng
tiềm năng cũng như các giải pháp đề xuất.
3. Mục đích, nhiệm vụ, câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Luận văn được thực hiện để tìm câu trả lời cho câu hỏi khoa học giả thuyết
mà tác giả đặt ra. Tổng hợp, xây dựng, liên kết lại các lý luận pháp luật về kinh
doanh vận tải ĐTNĐ tại Việt Nam, đánh giá thực trạng hiện nay của các quy định
1

“Tiếp cận dưới dạng điện tử tại”: />2 “
Tiếp cận dưới dạng điện tử tại”: :82/Default_DLSH.aspx?p=A7E91
A56462816C7D68617A93BA576181797A66777F9E965A56757D6D63747BA6AA575770696F77627E97AA5

A54706A6E64677B91BB55537
3
Tiếp cận dưới dạng tài liệu đào tạo của Ngành Quản trị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa của một số
trường đào tạo


4
pháp luật, đánh giá được ưu điểm của loại hình vận tải đường thủy nội địa với vận
tải đường bộ cũng như và thực tiễn áp dụng. Đồng thời, dựa vào những hiểu biết
của bản thân và thực trạng hiện nay, đề xuất một số giải pháp khắc phục cho các lỗ
hổng, các điểm chưa thỏa đáng và còn gây ra nhiều bất cập khi triển khai thực hiện
trong thực tế như việc chồng chéo các cấp quản lý, việc ATGT trên ĐTNĐ, việc thu
hút đầu tư vào vận tải đường thủy nội địa.
Để trả lời được câu hỏi nghiên cứu lớn: “Có phải đường thủy nội địa Việt
Nam đang phát triển dưới mức tiềm năng hay không?” cũng như tìm ra các giải
pháp có thể vực dậy và thay đổi thực trạng mà tác giả nhận thấy, luận văn có các
câu hỏi nhỏ hơn để nghiên cứu mà nếu trả lời được tất cả thì sẽ có kết luận cho câu
hỏi nghiên cứu lớn:
Vận tải thuỷ nội địa có đặc điểm, vai trò đối với vận tải đường bộ và quy định
pháp luật đã phản ánh đầy đủ những đặc thù khác biệt này hay chưa?
Trong kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa, có những loại vi phạm pháp
luật nào cần được xử lý triệt để?Quy chế pháp lý của bến bãi, phương tiện, người
tham gia kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa đã phù hợp chưa?
Các cơ quan nhà nước cần thực hiện những yêu cầu nào để cải thiện và nâng
cao quản lý nhà nước trong lĩnh vực này so với thực trạng hiện nay. Định hướng
phát triển vận tải đường thủy nội bộ trong tương lai gần và những kế hoạch thúc
đẩy phát triển trong tương lai xa theo hướng bền vững, an toàn và khai thác tối đa
được nguồn lợi.
Luận văn có nhiệm vụ phải cung cấp được câu trả lời cho người đọc và làm
sáng tỏ được các câu hỏi học thuật, đồng thời, luận văn cũng phải thể hiện được các

quan điểm pháp luật của tác giả trong việc phân tích, so sánh, nhận xét các thực
trạng trong kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong bài luận này được giới hạn là các quy phạm pháp
luật hiện hành liên quan trực tiếp đến việc điều chỉnh, quản lý kinh doanh vận tải


5
ĐTNĐ và những văn bản pháp luật có liên quan: các quy định pháp luật được quy
định trong Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, Luật sửa đổi Luật GTĐT nội
địa 2014 và các quy định pháp luật trong Thơng tư, Nghị định, Quyết định có liên
quan đến kinh doanh vận tải đường thủy nội địa tại Việt Nam.
Kinh doanh vận tải ĐTNĐ theo quy định của pháp luật Việt Nam gồm: Kinh
doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa. Vì thời gian và năng lực, tác
giả xin tập trung chủ yếu vào khai thác đối tượng kinh doanh vận tải ĐTNĐ- Vận tải
hành khách bên cạnh việc phân tích việc kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ĐTNĐ.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn sẽ trọng tâm về hệ thống Pháp luật đường
thủy nội địa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, cũng như, Luận văn sẽ lấy tình
hình phát triển của ngành Đường thủy nội địa tại Việt Nam từ lúc bắt đầu được đầu
tư cho đến nay để phân tích nghiên cứu. Luận văn khơng tập trung nghiên cứu về
tình hình phát triển tại một khu vực địa lý nhất định mà nhìn chung trên số liệu và
thực trạng mà tác giả có được khi xét trên toàn ngành.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này được hoàn thành trên cơ sở vận dụng các phương pháp sau vào
nghiên cứu: phương pháp phân tích luật học để phân tích các quy định của pháp luật
trong nước và các quy định của các nước bạn nhằm làm sáng tỏ nội dung của quy
định. Phương pháp phân tích luật học kết hợp cùng phương pháp so sánh luật cũng
được vận dụng để làm nổi bật lên sự khác biệt trong tư duy làm luật của các Quốc gia

và từ đó có thể rút ra những bài học mà Việt Nam có thể vận dụng. Tác giả cũng sử
dụng phương pháp thống kê, mô tả như là một phương pháp nghiên cứu chính để làm
nổi bật lên hiện trạng thực tế hiện nay của ngành đường thủy nội địa cùng sự mơ tả
dưới góc nhìn của người học Luật để trình bày được thực tế sự phát triển của ngành.
Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu phụ khách
trong luận văn như: phương pháp tiếp cận liên ngành để nghiên cứu đề tài này: kinh
tế- luật, liên chuyên ngành luật kinh tế- luật hành chính; phương pháp so sánh để tìm
ra ưu nhược điểm của loại hình vận tải đường thủy nội địa so với các phương thức


6
vận tải khác; phân tích, phương pháp quy nạp, diễn giải, tư duy logic,… nhằm làm
sáng tỏ về mặt nội dung trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này và đưa ra quan điểm
của bản thân.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Đề tài tập trung khai thác và phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam
về các điều kiện để tiến hành kinh doanh vận tải ĐTNĐ Việt Nam về chủ thể kinh
doanh, loại hình kinh doanh cũng như việc quản lý nhà nước về mảng kinh doanh
này. Đề tài cũng khái quát và cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về hệ
thống pháp luật của ngành kinh doanh này, bên cạnh đó, là cung cấp những bất cập
trong thực tế mà các chủ thể kinh doanh ngành vận tải ĐTNĐ ở Việt Nam gặp phải
cũng như những vướng mắc của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý
ngành nghề kinh doanh này.
Đề tài nêu ra những góc nhìn và phân tích những ưu nhược điểm của vận tải
đường thủy nội địa Việt Nam so với các loại hình vận tải khác, những tiềm năng có
thể khai thác, những tiềm năng đã khai thác và chưa được khai thác hết cũng như lí
do vì sao mà nền vận tải đường thủy nội địa Việt Nam lại chưa thể thu hút được
nguồn vốn đầu tư cần và đủ để khai thác và phát triển.
Tác giả mong muốn luận văn có thể trở thành nguồn tham khảo cho các
nghiên cứu sau này về tiềm năng phát triển của kinh doanh vận tải đường thủy nội

địa Việt Nam, cũng như bối cảnh phát triển của loại hình dịch vụ vận tải này giai
đoạn này.


7
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
VÀ PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
1.1. Những vấn đề pháp lý về kinh doanh vận tải bằng đường thủy nội địa
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của vận tải đường thủy nội địa
1.1.1.1 Khái niệm
Theo từ điển Tiếng Việt: Vận tải hay giao thông vận tải là sự vận chuyển hay
chnh những quy định của chính phủ về việc ưu tiên sử dụng ngân sách
cho việc đầu tư để phát triển kinh doanh vận tải ĐTNĐ thì bản thân của ngành cũng
cần phải đề ra những tiến trình, những đề án và có những biện pháp để nhà đầu tư
có thể tin tưởng và “rót” nguồn kinh phí vào để đầu tư, khai thác ngành ĐTNĐ.
Thứ nhất, có cơ chế miễn, giảm thuế đối với các đơn vị tham gia đầu tư, khai
thác các cảng thủy nội địa tại khu vực thường xuyên bị quá tải về đường bộ. Tại khu
vực mà đường bộ bị quá tải, đối với các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vận tải
đường thủy nội địa, đặc biệt với các loại hình kinh doanh vận tải cơng cộng, những
chính sách quy định về việc miễn giảm thuế cần quy định rõ hơn, ưu đãi cụ thể
trong quyết định về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.


79
Thứ hai, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nạo vét, khai thông, các tuyến
ĐTNĐ kết nối các vùng, các cụm cảng chính, các tuyến đường trọng điểm. Tuy
nhiên, cần tham mưu và quy hoạch tránh tình trạng “núp mũ” khai thác khống sản
lịng sơng gây sạc lở và ảnh hưởng môi trường.
Hàng năm, nhà nước tốn hàng trăm tỷ để thực hiện việc nạo vét các tuyến

đường, nên xã hội hóa và giao cho cơ quan Sở GTVT kiểm sốt và đấu thầu cho các
cơng ty thực hiện dự án. Tuy nhiên, cần xem xét và tham mưu, quản lý, quy hoạch
cũng như có sự giám sát của địa phương để việc nạo vét được thực hiện đúng mục
đích là khơi thơng luồng tuyến, chứ khơng bị biến tướng. Ngoài ra, trong luật chưa
quy định rõ ràng về việc xử phạt đối với các công ty thực hiện việc nạo vét các
tuyến đường thủy nhưng vi phạm, cố tình vi phạm việc nạo xét sẽ bị xử lý thế nào.
Cần có chế tài nghiêm khắc và mạnh mẽ hơn.
Thứ ba, có chính sách nhằm tạo nguồn thu, bù đắp chi phí cho các nhà đầu tư
bằng việc thu phí trên các tuyến luồng đã đầu tư cải tạo, nâng cấp.và ban hành các
chế độ hỗ trợ vốn vay cho các nhà đầu tư
Xã hội hóa các dự án đầu tư xây dựng tuyến đường thủy, các dự án nạo vét
tuyến đường thủy nội địa hay các dự án xếp dỡ container (hiện nay đang thiếu). Đối
với các công tư đầu tư xây dựng thì ban hành các chính sách hỗ trợ vay (dựa theo
quy hoach từng địa phương). Thực hiện các trạm thu phí để nhà đầu tư có thể thu
hịi lại vốn như bên đường bộ, tuy nhiên trên đường thủy chỉ mới xuất hiện một số
các dự án BOT như dự án Bình Lợi, Phù Đổng,…
Thứ tư, nâng cao tính minh bạch của các dự án đầu tư. Với các dự án khó thu
hút đầu tư thì nhà nước xây cảng, dự án rồi cho thuê.
3.4. Các biện pháp hỗ trợ phát triển kinh doanh giao thông thuỷ nội địa
3.4.1. Các biện pháp hỗ trợ về việc tăng cường kinh doanh vận tải thủy nội địa
Mục tiêu của việc định hướng phát triển đường thủy nội địa chính là có thể
thúc đẩy sự phát triển của loại hình kinh doanh này theo hướng bền vững, phát triển
tư nhân hóa, xã hội hóa. Các nhóm biện pháp có thể chia ra như sau:


80
Các giải pháp ngắn hạn, tạm thời
Thứ nhất, khuyến khích sự liên kết, liên doanh, hợp tác giữa các doanh
nghiệp với nhau. Có thể chia thành các dạng mơ hình như sau: liên doanh các doanh
nghiệp kinh doanh vận tải đường thủy với nhau (vận chuyển theo chuyến kết hợp

với vận chuyển du lịch, kết hợp vận chuyển qua sông với vận chuyển theo
chuyến,…), liên doanh các doanh nghiệp vận tải với nhau (vận tải đường bộ với vận
tải đường thủy, vận tải đường sắt với vận tải đường thủy,…); thành lập sự liên
doanh giữa các doanh nghiệp các khối ngành dịch vụ với nhau (dịch vụ nhà hàng
với dịch vụ vận tải,..) để tạo thành mơ hình cung cứng đầy đủ.
Thứ hai, thực hiện các chính sách trợ giá, hỗ trợ giá mơ hình vận tải hành
khách cơng cộng như vận chuyển sang sông, vận chuyển tuyến cố định,… để thúc
đẩy giao thơng. Áp dụng các chính sách như: Miễn phí cho trẻ em 6t (hoặc trẻ dưới
1m3), miễn vé cho người già, người khuyết tật,… khi tham gia các mơ hình vận
chuyển hành khách cơng cộng như xe buýt trên vận tải đường bộ. Và nhà nước trợ
giá cho chủ phương tiện tương ứng phần miễn vé này. Điều này sẽ khuyến khích
cho người dân dùng các phương tiện vận tải này.
Các giải pháp lâu dài
Thứ nhất, nhà nước đầu tư để khai thông luông tuyến, mở rộng và nâng cấp
cảng, bến thủy nội địa để đáp ứng được tiêu chuẩn tham gia vận tải đừnng thủy.
Các công trình vượt sơng, các tuyến đường thủy vẫn cịn bị hạn chế về lịng sơng,
độ rộng. Cần ban hành chính sách và giao cho cơ quan cụ thể như Sở GTVT đảm
nhận về vấn đề nạo vét định kỳ lòng, tuyến đường thủy nội địa.
Thứ hai, xây dựng các trung tâm logistic (hiện tại ở Cần Thơ đã có một
trung tâm logistic) để nơi đây là nơi tập hợp của các công ty logistic và trung tâm
này sẽ là nơi cung cấp dịch vụ theo mơ hình khép kín cho các sản phẩm.
Việc tìm được địa điểm để đặt trung tâm loggistic và nguồn lực cũng như,
xem xét đến tiềm năng phát triển của các công ty logistic là điều mà các cơ quan
phải xem xét.


81
Thứ ba, mở rộng quy định, điều kiện cấp phép đối với bằng lái, chứng chỉ
chuyên môn theo hướng đơn giản hơn (có giới hạn thời gian, hiệu lực và vùng hoạt
động cụ thể) để cơ quản lý giao thông địa phương có thể chủ động tổ chức mở lớp

đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn, bằng lái điều khiển phương tiện giao thông
ĐTNĐ; đặc biệt đối với người dân ở vùng nông thôn, miền núi, người chỉ điều
khiển các phương tiện nhỏ và hoạt động trên một vùng sông nước đặc thù nhất định.
Ban hành chương trình bổ sung để đào tạo chuyển đổi từ các văn bằng, chứng chỉ
điều khiển phương tiện đánh bắt thủy sản sang hệ thống văn bằng cho người điều
khiển phương tiện giao thông đường thủy nội địa.
Thứ tư, Bên cạnh các loại hình kinh doanh vận tải thủy nội địa hiện nay, các
địa phương có thể căn cứ tình hình của địa phương mình mà có các đề xuất khai
thác tuyến ĐTNĐ: Ví dụ như buýt trên nước tại Thành Phố Hồ Chí Minh,…
3.4.2. Các biện pháp hỗ trợ về nâng cao an tồn giao thơng đường thủy
nội địa26
Để có thể tăng cường ý thức người dân thì cần phải có những biện pháp lâu
dài, chủ đạo đánh về tuyên truyền chứ không thể quy định thành loại văn bản pháp
luật, đây là loại giải pháp “mưa dầm thấm đất”, chỉ có thể dùng biện pháp giáo dục
để thay đổi suy nghĩ và hành động của người dân. Việc tiến hành có thể áp dụng
như giai đoạn tuyên truyền về giao thông đường bộ, tức là phải quyết liệt, đồng
hành và sâu sát. Cần thực thiện liên tục và chú trọng, như:
Thứ nhất, tổ chức các buổi tuyên truyền tại địa phương về an toàn đường
thủy, đặc biệt là an toàn khi vận chuyển hành khách.
 Các buổi tuyên truyền tại địa phương nên diễn ra thường xuyên, có thể kết
hợp cùng các mơ hình mơ phỏng tái hiện lại việc chấp hành an toàn đường thủy và
các vụ tai nạn nghiêm trọng trên đường thủy. Đối với nhiều người tham gia giao
thông đường thủy, cần tạo thành thói quen về việc tuân thủ các quy định về an tồn
giao thơng đường thủy.

26

Nâng cao yếu tố Communication (thơng đạt) trong mơ hình ROCCIPI.



82
 Việc tổ chức các buổi tuyên truyền tại địa phương sẽ tạo thành sự đồng nhất
trong việc định hướng hành động khi tham gia giao thông của người dân và tạo
thành thói quen cho người dân.
Thứ hai, tổ chức cuộc thi vẽ poster, tranh tuyên truyền tại các vùng sơng nước
Tổ chức các buổi tun truyền về an tồn khi tham gia giao thông đường thủy:
khi tham giao giao thông đường thủy cần mặc áo phao, quy định về bến bãi, quy
định về ký hiệu,… cho học sinh các trường. Tương tự như việc tuyên truyền về an
toàn giao thông khi tham gia giao thông đường bộ, việc an tồn khi tham gia giao
thơng đường thủy nói chung và giao thơng ĐTNĐ nói riêng cần phải được chú
trọng, tun truyền đến người dân để có thể trở thành “phản xạ” pháp luật. Tương
tự như khi tham gia giao thông đường bộ, lên xe gắn máy thì phải đội mũ bảo hiểm,
thì khi lên phương tiện thủy hành khách cũng phải mặc áo phao.
Thứ ba, Các biện pháp truyền thông khác bên như phát tờ rơi, tuyên truyền
thông qua báo, đài,…
3.4.3. Pháp điển hoá pháp luật về kinh doanh vận tải thuỷ nội địa, tạo thuận
lợi cho người kinh doanh tìm hiểu pháp luật
Hiện nay bên cạnh quy tắc tham gia giao thông thuỷ nội địa đã được quy định
trong Luật Giao Thông Thuỷ Nội Địa 2004, các quy định về kinh doanh đường thủy
về các mặt như: bảo hiểm, an tồn, mơi trường,…hiện nay đang nằm rải rác ở các
Luật liên quan, hiện thực này xảy ra ở nhiều ngành, đặc biệt là các ngành liên quan
đến vận tải. Tuy vậy, việc các quy định nằm ở nhiều điều luật, mỗi văn bản luật lại
được điều chỉnh riêng theo bởi các nghị định và thơng tư thì khơng chỉ những người
kinh doanh vận tải ĐTNĐ mà ngay đến cả các đơn vị quản lý loại hình dịch vụ vận
tải ĐTNĐ cũng không nắm được hết các quy định.
Hiện nay việc phát triển internet cũng như các thư viện online rất phổ biến,
tác giả đề xuất có thể gom các văn bản quy định về ngành kinh doanh vận tải thủy
nội địa và xây dựng lên một “thư viện” online để dễ tra cứu trên các trang web trực
tuyến của cục ĐTNĐ. Và kèm theo đó, khi có những một bên thay đổi, hoặc ra
quyết định liên quan đến cơ quan ban ngành khác thì nên có văn bản cơng bố và gởi



83
đến để các bên nắm được. Ví dụ như vụ việc ở tỉnh Quảng Ninh, Cảng vụ ĐTNĐ
Quảng Ninh (thuộc Sở GTVT Quảng Ninh) và cảng vụ ĐTNĐ khu vực 1 (thuộc Bộ
GTVT) có tranh chấp về mặt quản lý nhà nước tại khu vực 02 bến cảng. Nguyên
nhân là do khơng có sự thơng tin giữa hai đơn vị này, (Báo Kiến thức, 2015) ơng
Hồng Văn Hà (Trưởng phịng Cảng, bến của Cảng vụ ĐTNĐ khu vực 1) cho biết:
“Tôi vô cùng ngạc nhiên khi biết Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh giao Cảng vụ tỉnh quản
lý nhà nước 37 cảng, bến đang được Cảng vụ khu vực 1 quản lý. Chúng tôi chưa hề
bàn giao việc quản lý nhà nước cho Cảng vụ Đường thủy nội địa Quảng Ninh nên
khơng thể nói họ có quyền quản các cảng, bến đó”27
Ngồi ra, Cảng vụ đường thủy nội địa có thể nghiên cứu trang bị phần mềm
quản lý đăng ký phương tiện thuỷ nội địa thống nhất trên toàn quốc. Phần mềm có
các chức năng cơ bản như: Kiểm sốt được số đăng ký hành chính; kế thừa và kết
xuất được số liệu hiện có của phần mềm giám sát tàu sông hiện đang sử dụng do
Cục Đăng kiểm Việt Nam cung cấp; In được giấy chứng nhận đăng ký phương tiện
TNĐ theo mẫu thống nhất; Thống kê báo cáo theo biểu mẫu; Quản lý được lý lịch
của một phương tiện; có chức năng chuyển vùng và xố đăng ký và kết xuất số liệu
để báo cáo về Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam.

27

/>truy cập lúc 22h, ngày 26/09/2017


84
Tiểu kết luận chương 3
Với những thực trạng mà về mặt pháp luật và về mặt thực tế mà tác giả nhận ra
trong quá trình nghiên cứu bài nghiên cứu này, tác giả đã đề ra các nhóm giải pháp:

về hồn thiện pháp luật để tạo lập một mơi trường kinh doanh vận tải đường thủy nội
địa cạnh tranh, bình đẳng và hoàn thiện cho các doanh nghiệp, tác giả cũng đề xuất
các giải pháp định hướng trong tương lai về định hình phát triển, các mơ hình có thể
ứng dụng trong thực tiễn để giúp cho môi trường kinh doanh vận tải đường thủy nội
địa được thu hút được vốn đầu tư, hoàn thiện các quy định về an tồn giao thơng, về
bến bãi, về phương tiện để khắc phục được một số bất cập hiện nay.
Song song đó, những biện pháp cụ thể (ngắn hạn, dài hạn) mà tác giả cho rằng
có thể áp dụng vào thực tiễn hiện nay nhằm thu hút vốn đầu tư, hỗ trợ việc tăng
cường kinh doanh để việc kinh doanh vận tải đường thủy nội địa có thể đi theo con
đường phát triển bền vững, khai thác lâu dài và cung cấp được những dịch vụ vận
tải ưu việt, có tính cạnh tranh quốc tế để các doanh nghiệp Việt không chỉ mãi lao
đao với thị trường trong nước. Bằng cách thực hiện các cuộc thay đổi về quản lý
doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, nâng cao năng lực thuyền viên cũng như
chú trọng đầu tư vào các mơ hình liên kết phát triển dịch vụ: giữa vận tải đường
thủy nội địa với vận tải đường bộ, đường sắt; giữa vận tải đường thủy nội địa với
các loại hình dịch vụ khác; đào sâu khai thác vào việc phát triển các tuyến đường
thủy, các mơ hình kinh doanh vận tải theo tình hình kinh tế tùy theo mỗi địa
phương,… Chất lượng dịch vụ vận tải đường thủy nội địa được kỳ vọng sẽ vượt qua
được những bất cập của các doanh nghiệp.
Đồng thời với những giải pháp về chất lượng, về mơ hình phát triển, các giải
pháp về an tồn giao thông đường thủy nội địa cũng được tác giả đề xuất. Việc chú
trọng vào an tồn giao thơng đường thủy nội địa khi vận chuyển hành khách, vận
chuyển hàng hóa, khi tn thủ pháp luật giao thơng đường thủy nội địa là mắc xích
quan trọng để kinh doanh vận tải đường thủy nội địa có thể phát triển nhanh và bền
vững, đảm bảo cung ứng dịch vụ tốt cho khách hàng. Việc chú trọng vào các biện


85
pháp an tồn giao thơng đường thủy nội địa cũng là cách tác giả muốn nhấn mạnh
rằng, cần tăng cường ý thức người dân nói riêng và có các chế tài nghiêm khắc nói

riêng để việc tn thủ an tồn, bảo vệ tính mạng người tham gia giao thơng và bảo
vệ an tồn cho mơi trường nước, an tồn cho hàng hóa, an tồn phương tiện,… để
vận tải đường thủy nội địa đáp ứng được các tiêu chí về một loại hình vận tải ít rủi
ro và nhiều tiềm năng, tiện lợi, có sức hút với người dân.
Những định hướng, giải pháp hoàn thiện mà tác giả đề xuất dựa trên những
tham khảo và thực tế tình hình đang diễn ra. Với những định hướng về mặt pháp
luật, tác giả đã nêu ra những ý kiến về các mặt: đầu tư, ATGT, các quy định về quản
lý nhà nước,… mà tác giả nhận thấy rằng có sức ảnh hưởng lớn đến việc thực thi
việc kinh doanh vận tải đường thủy nội địa tại Việt Nam.


86
KẾT LUẬN
Kinh doanh đường thủy nội địa tại Việt Nam là một trong ngành kinh doanh
vận tải nhiều tiềm năng, lợi ích mà khi đặt bên cạnh và so sánh với vận tải đường bộ
nội địa nói riêng và các loại hình vận tải khác thì thấy được các ưu điểm rõ rệt: tiết
kiệm chi phí, giảm thiểu ơ nhiễm môi trường, lợi thế khi vận chuyển những chuyến
hàng siêu trọng, siêu tải. Đặc biệt, vận tải đường thủy nội địa chứng tỏ mình là ứng
viên cho việc phát triển tại những nơi sông nước phát triển như Nam Bộ và thích
ứng tốt với việc ngập lụt triều cường do thay đổi khí hậu gây ra. Những lợi ích từ
loại hình kinh doanh vận tải này rất lớn và có xu hướng tăng trưởng trong những
năm gần đây nhờ những quan tâm của nhà nước, những dự án đầu tư nâng cao cơ sở
hạ tầng và thu hút vốn đầu tư. Những con số mà vận tải đường thủy nội địa mang
lại, cũng như tốc độ tăng trưởng qua hàng năm là những nỗ lực đáng được ghi nhận
và tiếp tục việc đầu tư thu hút, mở rộng.
Số lượng các tuyến đường được nâng cao, các dự án đầu tư cũng nhiều lên
cùng với các biện pháp tăng cường quản lý và khai thác đúng mực đang được ngành
ĐTNĐ và Bộ GTVT cùng Chính phủ quan tâm, đã và đang có nhiều biện pháp để
khai thác phù hợp để loại hình kinh doanh vận tải ĐTNĐ trở mình và thực hiện tốt
chức năng của nó: mang lại lợi ích kinh tế, chia sẻ gánh nặng vận tải với ngành vận

tải đường bộ. Việc “thay da đổi thịt” nhanh chóng trong 10 năm trở lại đây đã được
ghi nhận và chứng tỏ cho thấy những tiềm năng của loại hình này.
Tuy vậy, vẫn cịn thấy được những thực trạng, những khó khăn vướng mắc mà
một loại hình vận tải mới được đầu tư sau một thời gian dài bị bỏ ngỏ, cùng với
những khó khăn trong tình trạng nền kinh tế hiện nay của Việt Nam về mặt thu hút
đầu tư, khắc phục và loại bỏ những vi phạm khi các chủ thể tiến hành kinh doanh vận
tải đường thủy nội địa là những thách thức cần vượt qua để loại hình vận tải này có
thể phát triển hết tiềm năng. Những vi phạm trong kinh doanh đường thủy nội địa đa
phần bắt nguồn từ việc các chủ thể kinh doanh vận tải đường thủy nội địa còn chưa
chấp hành tốt pháp luật về điều kiện kinh doanh: những bến cảng tự phát, những điều


87
kiện về an toàn đường thủy bị coi nhẹ hoặc chưa được quan tâm đúng mực, hay việc
kinh doanh vận tải đường thủy nội địa không được đăng ký mà chỉ tự phát.
Việc kinh doanh vận tải đường thủy nội địa tuy có đầu tư, quy hoạch nhưng
việc chưa có quy hoạch định hướng rõ ràng, chưa được quan tâm đúng mực cũng
như việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư mạng lưới,…mới chỉ nằm ở mức “vừa” chứ
chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu, thì việc khai thác hết tiềm năng của loại hình
dịch vụ này cịn gặp nhiều khó khăn. Việc quy hoạch mạng lưới tuyến đường thủy
nội địa, đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng, bến cảng theo điều kiện phát triển của
các vùng tùy theo kinh tế còn chưa được thực hiện triệt để. Những quy định của
pháp luật về các mặt kinh doanh đường thủy nội địa còn chưa thực sự sâu sát, vẫn
còn tồn tại nhiều bất cập trong quá trình triển khai thực hiện, việc quản lý nhà nước
về mảng này còn chưa thực sự được quy định rõ ràng và có sự hợp tác liên kết đồng
bộ giữa các cơ quan ban ngành. Điều này đã gây ra việc chồng chéo chức năng
trong quá trình quản lý nhà nước, và các cơ quan này, hoặc là “giành giựt” quyền
quản lý, hoặc là “bỏ ngỏ” nhiệm vụ quản lý.
Thông qua bài nghiên cứu “Pháp luật về kinh doanh vận tải đường thủy nội
địa tại Việt Nam giai đoạn hiện nay”, cùng với những phân tích của mình trong bài

luận văn, tác giả đã cung cấp những thông tin cho người đọc về những quy định
hiện hữu mà nhà nước đã và đang thực hiện để thực hiện việc khai thác ngành kinh
doanh vận tải đường thủy nội địa, cung cấp cho người đọc thấy được những tiềm
năng của loại hình vận tải này cũng như nắm được những quy định khi từ khi bắt
đầu đăng ký tham gia kinh doanh vận tải đường thủy nội địa tại Việt Nam, cũng như
những khó khăn, vướng mắc cịn tồn tại hiện nay. Đồng thời luận văn cũng trả lời
được câu hỏi nghiên cứu học thuật mà tác giả đặt ra trước khi tiến hành nghiên cứu:
Hiện nay, vận tải đường thủy nội địa Việt Nam hiện đang phát triển dưới mức tiềm
năng, đặc biệt tại những khi vực có hệ thống sơng ngịi ăn sâu vào đất liền như vùng
Nam Bộ của Việt Nam.
Hi vọng người đọc có thể tự mình đưa ra các nhận định của bản thân về những
khó khăn mà ngành vận tải đường thủy nội địa đang gặp phải và tác giả cũng hi


×