Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Triet hoc la gi Phan tich van de co ban cuatriet hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.52 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Câu 1: Triết học là gì? Phân tích vấn đề cơ bản của triết học?</b>
<i><b>1. Khái niệm triết học:</b></i>


“Triết” theo nguyên chữ Hán có nghĩa là trí (bao gồm sự hiểu biết sâu rộng vê
vũ trụ và nhân sinh), theo chữ Hy Lạp là “yêu mến sự thông thái”. Khái niệm “triết
học” có những biến đổi nhất định trong lịch sử, nhưng lúc nào cũng bao hàm: yếu tô
nhận thức (sự hiểu biết vê vũ trụ, vê con người và sự giải thích bằng hệ thông tư duy)
và yếu tô nhận định (đánh giá vê đạo lý để con người có thái độ và hành động).


Theo quan điểm mácxít, triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội; là
học thuyết vê những nguyên tắc chung nhất của tồn tại, của nhận thức và của thái độ
con người đôi với thế giới; là khoa học vê những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã
hội và tư duy.


Đặc điểm nổi bật của triết học là cách nhìn chung vê thế giới, là sự nghiên cứu
thế giới xét như một chỉnh thể, cho nên tri thức triết học trước hết là những tri thức
phổ quát. Từ cách xem xét đó, triết học có vai trò giải thích bản chất, nguyên nhân và
những quy luật phát triển của thế giới; vừa có vai trò vạch ra con đường, những
phương tiện để nhận thức và cải tạo thế giới.


Triết học chỉ xuất hiện khi có hai điêu kiện: Vê mặt nhận thức, triết học xuất
hiện khi năng lực tư duy trừu tượng của con người đạt đến trình độ nhất định, cho
phép họ tổng kết và khái quát những tri thức riêng lẻ thành hệ thông quan niệm, quan
điểm chung. Vê mặt xã hội, triết học xuất hiện khi sản xuất vật chất của loài người
phát triển đến trình độ làm nảy sinh quá trình phân công lao động trí óc và lao động
chân tay; nhưng quá trình phân công lao động này trong thực tế chỉ diễn ra khi lịch sử
nhân loại bước vào giai đoạn có phân chia giai cấp.


<i><b>2. Vấn đề cơ bản của triết học</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Mặt thứ nhất, đó là vấn đê giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước? cái nào


quyết định cái nào? Tùy theo cách giải quyết vấn đê này mà triết học chia thành hai
trào lưu chính: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.


Chủ nghĩa duy vật cho rằng bản chất của thế giới là vật chất, nên vật chất có
trước, tồn tại độc lập với ý thức và quyết định ý thức; còn ý thức là thuộc tính, là sự
phản ánh vật chất. Chủ nghĩa duy vật trải qua nhiêu giai đoạn phát triển với năm hình
thức lịch sử cơ bản: duy vật cổ đại (mộc mạc, chất phác), duy vật tầm thường thế ky
V-XV, duy vật cơ học máy móc thế ky XVII-XVIII, duy vật siêu hình thế ky XIX và
duy vật mác-xít (biện chứng).


Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức (tinh thần) là bản chất của thế giới, nên ý
thức là cái có trước và quyết định vật chất; còn vật chất là cái có sau, là sự “biểu
hiện” của ý thức. Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản: duy tâm chủ quan (coi
ý thức là bản chất của thế giới, nhưng đó là ý thức của con người nằm trong con
người) và duy tâm khách quan (cũng coi ý thức là bản chất của thế giới, nhưng đó là
một thực thể tinh thần tồn tại bên ngoài con người và độc lập với con người).


Nguồn gôc của chủ nghĩa duy vật: là sự phát triển của tri thức, của khoa học; là
lợi ích và cuộc đấu tranh của các giai cấp, các lực lượng xã hội tiến bộ, cách mạng ơ
mỗi giai đoạn phát triển của lich sử. Nguồn gôc của chủ nghĩa duy tâm: là sự tuyệt
đôi hóa một hình thức hay một giai đoạn của quá trình nhận thức dẫn đến tách nhận
thức và ý thức khỏi thế giới hiện thực khách quan; thông thường là lợi ích và sự phản
kháng của các giai cấp, các lực lượng bảo thủ trước tiến bộ xã hội.


- Mặt thứ hai, là vấn đê vê khả năng nhận thức của con người.


Toàn bộ các nhà triết học duy vật và đa sô những nhà triết học duy tâm đêu
thừa nhận rằng thế giới có thể nhận thức được. Nhưng các nhà duy vật cho rằng, nhận
thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan trong bộ óc con người. Còn các nhà
duy tâm thì cho rằng, nhận thức chỉ là sự ý thức vê bản chất ý thức.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>

<!--links-->

×