Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Nhan thuc Thuc tien la gi Vai tro cua thuctien doi voi nhan thuc ly luan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.99 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Câu 20: Nhận thức là gì? Thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn đối với</b>
<b>nhận thức lý luận.</b>


- Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ não người. Đó là
sự phản ánh năng động, sáng tạo dựa trên hoạt động tích cực của chủ thể trong quan
hệ với khách thể.


<b>+ Chủ thể nhận thức: theo nghĩa rộng là xã hội loài người nói chung. Hiểu một</b>
cách cụ thể, chủ thể là nhóm người như giai cấp, dân tộc, tập thể, cá nhân… Tuy
nhiên không phải bất kỳ con người nào cũng trở thành chủ thể nhận thức, con người
chỉ trở thành chủ thể khi nó tham gia vào hoạt động xã hội nhằm nhận thức và biến
đổi khách thể.


+ Khách thể nhận thức: không phải toàn bộ hiện thực khách quan, mà chỉ là bộ
phận, là lĩnh vực nào đó của nó ở trong miền hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận
thức của chủ thể.


- Thực tiễn là một phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có
tính chất lịch sử-xã hội của con người nhằm làm biến đổi tự nhiên và xã hội.


+ Bản chất của hoạt động thực tiễn là sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách
thể, trong đó chủ thể với tính năng động của mình tác động làm biến đổi khách thể.


+ Hoạt động thực tiễn đa dạng, song chúng ta có thể chia làm ba hình thức cơ
bản:


* Hoạt động sản xuất vật chất: Đây là hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn
có vai trò quyết định và là cơ sở cho các hoạt động khác của thực tiễn.


* Hoạt động làm biến đổi các quan hệ xã hội (đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải
phóng dân tộc, đấu tranh vì hòa bình…), đây là hình thức cao nhất của hoạt động


thực tiễn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:


+ Thực tiễn là cơ sở và động lực của nhận thức.


Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn. Chính là từ trong hoạt động thực tiễn làm
xuất hiện những nhu cầu buộc con người phải nhận thức thế giới. Vì vậy mà con
người nhận thức thế giới thông qua thực tiễn.


Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm cho sự vật, hiện tượng bộc lộ
những thuộc tính, những liên hệ, trên cơ sở đó con người nhận thức chúng. Như vậy,
thực tiễn đã đem lại những tài liệu cho quá trình nhận thức, giúp cho nhận thức nắm
được bản chất, các quy luật của thế giới.


Thực tiễn còn làm hoàn thiện giác quan của con người, tạo ra những phương
tiện làm tăng khả năng nhận biết của các giác quan nhờ đó nó thúc đẩy nhận thức
phát triển.


+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức.


Tri thức do nhận thức đem lại chỉ trở thành sức mạnh vật chất khi áp dụng có
hiệu quả trong hoạt động thực tiễn. Như vậy, nhận thức không phải là để nhận thức
mà có mục đích cuối cùng, đó là giúp cho con người trong hoạt động biến đổi thế
giới.


+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.


</div>

<!--links-->

×