Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

PHUONG HUONG NHIEM VU TRONG TAM CUA NGANH GIAODUC TRONG HOC KY II NAM HOC 20102011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.33 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA NGÀNH </b>
<b> GIÁO DỤC TRONG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011*</b>
<b>LTS: Toàn ngành Giáo dục đang tập trung xây dựng Chương trình</b>
<b>hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và giai đoạn 1</b>
<b>Chiến lược phát triển giáo dục thời kỳ 2011-2020. Ngày 16.2.2011 tại Hà</b>
<b>Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã làm việc với Bộ GD&ĐT về</b>
<b>kết quả học kỳ 1, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm trong học kỳ 2 năm</b>
<b>học 2010-2011 và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của toàn ngành Giáo dục</b>
<b>trong năm 2011. Ngoài các nhiệm vụ thường xuyên trong học kỳ 2 toàn</b>
<b>ngành GD tập trung vào các nhiệm vụ sau đây:</b>


<b>1. Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục</b>


Tăng cường phân cấp quản lý và tập huấn cho CBQLGD địa phương,
Bộ, ngành công tác quản lý nhà nước về giáo dục theo Nghị định
115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ; tăng quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của cơ sở giáo dục; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo.


Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác pháp chế, trong đó tập trung
xây dựng dự án Luật Giáo dục Đại học để trình Quốc hội cuối năm 2011.


Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 50/2010/NQ-QH12 ngày 19/6/2010
của Quốc hội khóa XII về “thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập
trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đối với GDĐH”, trong đó xây dựng các
tiêu chí xác định mức tương quan giữa đầu tư, học phí và chất lượng đào tạo;
nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học, đào tạo liên thông, đào tạo
liên kết. Xác định phương thức tuyển sinh hợp lý cho những năm sắp tới;
Hoàn thiện sửa đổi, bổ sung các quy chế tuyển sinh.


Đổi mới công tác thông tin tuyên truyền để cung cấp kịp thời, đầy đủ và
chính xác tình hình của ngành cho xã hội; nắm bắt tổng hợp thông tin từ các


kênh khác nhau để giải quyết kịp thời các vấn đề của ngành.


Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp
học và trình độ đào tạo. Tiếp tục hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật và các hướng dẫn về công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục;
Triển khai thực hiện “Đề án xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định chất
lượng đối với GDĐH và TCCN giai đoạn 2011-2020”; Triển khai công tác
đánh giá chất lượng giáo dục các nhà trường.


Tập trung thanh tra có chiều sâu các hoạt động thanh tra hành chính và
thanh tra chuyên ngành ở các cấp học, ngành học. Đổi mới công tác thi đua
khen thưởng theo hướng thiết thực, hiệu quả tránh hình thức. Sửa đổi, bổ sung
Thơng tư số 21/2008/TT-BGDĐT ngày 22/4/2008 của Bộ GD&ĐT về công
tác thi đua, khen thưởng trong ngành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo cuộc vận động "Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và cuộc vận động "Mỗi thầy, cơ giáo
là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", tiếp tục triển khai theo chiều
sâu phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
Thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo, kiên quyết chấn chỉnh
các vi phạm đạo đức nhà giáo.


Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, giá trị sống, kĩ năng sống, ngăn
chặn bạo lực trong HSSV; Tăng cường tuyên truyền, định hướng cho HSSV
để nhận thức được mặt trái của trò chơi điện tử trực tuyến (game online) và
các loại phim, ảnh có nội dung xấu; Tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng SV
viên nhằm đảm bảo sinh viên thuộc diện chính sách, SV hồn cảnh khó khăn
có khả năng học tập đều được đi học.


Tăng cường các giải pháp để khắc phục hiện tượng HS ngồi sai lớp, giảm


tỷ lệ HS yếu kém và HS bỏ học, tăng tỷ lệ HS khá, giỏi. Tổ chức nghiêm túc, an
toàn kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi học sinh giỏi quốc gia năm 2011;


Chỉ đạo thi tuyển sinh ĐH,CĐ hệ chính quy năm 2011 ổn định theo giải
pháp ba chung; Tổ chức hội thảo chuyên đề về tuyển sinh và tham khảo ý kiến
rộng rãi các CSGD ĐH, các Sở GD&ĐT và trong toàn xã hội để xác định
phương thức tuyển sinh hợp lý cho những năm sắp tới;


Nghiên cứu bổ sung các chính sách hỗ trợ giáo viên và HS ở vùng dân
tộc; củng cố, phát triển trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông
dân tộc nội trú. Tiếp tục các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho HS dân tộc ở
mầm non, tiểu học; bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên vùng dân tộc.


<i>a) Đối với Giáo dục mầm non (GDMN) </i>


Triển khai thực hiện Đề án phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi. Tập trung
hoàn thiện mạng lưới trường, lớp mầm non; tiếp tục triển khai Chương trình
GDMN mới; tiếp tục đổi mới PPGD trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ. Tăng cường quản lý các cơ sở GDMN tư thục; phổ biến kiến thức
nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng và tuyên truyền về GDMN.


<i>b) Đối với Giáo dục phổ thông (GDPT)</i>


Thực hiện có hiệu quả đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá; tiếp tục triển
khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng đối tượng HS.
Tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện phổ cập GD tiểu học đúng độ tuổi và phổ
cập giáo GD THCS; Triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020. Triển khai thực hiện Đề án phát triển
hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020. Ban hành các văn bản
quy định về biên soạn, chỉnh sửa, thẩm định chương trình GDPT và SGK. Soạn


thảo và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Chương trình
GDPT và SGK áp dụng sau năm 2015.


<i>c) Đối với Giáo dục thường xuyên (GDTX)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

liệu hướng dẫn cho học viên, giáo viên; tăng cường các biện pháp nâng cao
chất lượng dạy học chương trình GDTX; xây dựng Đề án “Xây dựng xã hội
học tập giai đoạn 2011-2020” và Đề án “Xoá mù chữ giai đoạn 2011-2020”.


<i>d) Đối với Giáo dục chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học (GDCN, CĐ,</i>
<i>ĐH)</i>


Tiếp tục thực hiện việc nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường CSVC
phục vụ đào tạo TCCN. Đa dạng hóa các ngành nghề, các hình thức, các hệ
đào tạo và loại hình trường TCCN. Tích cực thực hiện tốt cơng tác hướng
nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS. Tổ chức đánh giá 10 năm phát triển
TCCN; Xây dựng chuẩn TBDH cho một số ngành học quan trọng để triển khai
Đề án tăng cường năng lực đào tạo TCCN.


Chỉ đạo các trường ĐH, CĐ, TCCN xây dựng và công bố chuẩn đầu ra
cho từng ngành đào tạo, trình độ đào tạo. Các trường đổi mới chương trình
đào tạo, giáo trình, TBDH để SV có thể đạt chuẩn đầu ra khi tốt nghiệp.


Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở đào tạo thực hiện việc chuyển sang đào tạo
theo học chế tín chỉ; sửa đổi bổ sung Quy chế đào tạo ĐH, CĐ theo hệ thống
tín chỉ cho phù hợp với thực tiễn GD ĐH Việt Nam; xây dựng khung chính
sách quy định về việc cơng nhận và chuyển đổi tín chỉ giữa các cơ sở.


Tăng cường hợp tác trong đào tạo, NCKH giữa các cơ sở GDĐH với
các doanh nghiệp, thông qua việc ký kết các hợp đồng, thoả thuận hợp tác.


Triển khai tích cực các hợp đồng, thỏa thuận đào tạo, sử dụng nhân lực đã ký
kết; đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội; xây dựng và triển khai Đề án đào
tạo theo nhu cầu xã hội giai đoạn 2011-2015.


Đẩy nhanh tiến độ công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục các cơ sở
GDĐH và TCCN; tiếp tục triển khai các hoạt động đánh giá ngồi; giám sát,
kiểm tra có hiệu quả các cơ sở GD ĐH và TCCN trong việc thực hiện kế
hoạch cải tiến chất lượng giáo dục;


Đánh giá, đổi mới các chương trình đào tạo giáo viên nhằm đáp ứng đổi
mới GDMN, GDPT.


<b>3. Chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD</b>
Hoàn thiện và triển khai Đề án quy hoạch nguồn nhân lực ngành Giáo dục.
Tổ chức có hiệu quả cơng tác bồi dưỡng giáo viên mầm non, phổ thông về
chuyên môn, nghiệp vụ, chú trọng bồi dưỡng kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm
lớp. Tổng kết công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo đề án liên kết
Việt Nam - Singapore. Triển khai thực hiện đào tạo giáo viên chuyên ngành giáo dục
quốc phòng - an ninh


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản liên quan đến việc thực hiện
chính sách đối với nhà giáo và CBQLGD; Bồi dưỡng giáo viên các cấp.


<b>4. Công tác kế hoạch, tài chính và tăng cường cơ sở vật chất</b>


Triển khai Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ
quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học
phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Đồng thời chấn
chỉnh công tác quản lý thu, chi trong các cơ sở giáo dục. Các trường và các cơ
quan liên quan thực hiện công bố công khai và thực hiện tốt các chính sách miễn


giảm học phí, chính sách tín dụng sinh viên.


Triển khai rà sốt điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ
nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ cao cho đất nước; Xây dựng Đề
án đổi mới giao chỉ tiêu tuyển sinh; Xây dựng các tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển
sinh đào tạo hàng năm đối với các trường ĐH, CĐ, TCCN năm 2011 và định
hướng đến năm 2015. Phối hợp với Bộ Xây dựng triển khai thực hiện đề án xây
dựng kí túc xá SV các trường ĐH, CĐ, đến năm 2011 giải quyết được khoảng
200.000 chỗ ở cho SV.


Tổng kết 5 năm thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo vùng Tây Bắc,
Tây Nguyên và Tây Nam Bộ; xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo
giai đoạn 2011-2015 cho các vùng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.


Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà
công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012; Đề án phát triển giáo dục ở 62 huyện
nghèo. Tiếp tục bổ sung, hồn thiện cơ chế, chính sách và chế tài liên quan đến
mua sắm, bảo quản và sử dụng TBDH, đồ chơi trẻ em; đẩy mạnh phong trào tự
làm và sử dụng TBDH, đồ chơi trẻ em. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục,
tăng cường huy động các nguồn lực phát triển giáo dục. Tổng kết công tác XHH
giáo dục giai đoạn 2006-2010.


<b>5. Công tác hợp tác quốc tế</b>


Triển khai rà soát, kiểm tra các chương trình hợp tác đào tạo với nước ngồi
giúp các cơ sở đào tạo Việt Nam thực hiện đúng quy định và đảm bảo chất lượng.
Tiếp tục cử lưu học sinh đi học nước ngoài. Tập trung triển khai tốt việc đầu tư
xây dựng Trường ĐH Việt Đức sử dụng vốn vay của Ngân hàng thế giới và xây
dựng Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội sử dụng vốn vay của Ngân
hàng châu Á. Tiếp tục thực hiện xây dựng các trường đại học xuất sắc: Xem


xét, lập kế hoạch hợp tác với các Dự án về ĐH Việt Anh, ĐH Việt Nga... trên
tinh thần yêu cầu các nước giúp Việt Nam vốn xây dựng cơ bản cho các
trường.


</div>

<!--links-->

×