Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Thực hiện các biện pháp phòng trị bệnh thường gặp trên đàn dê địa phương nuôi tại xã tức tranh huyện phú lương thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 51 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

LA THÀNH ĐỒN
Tên đề tài:
THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP
TRÊN ĐÀN DÊ ĐỊA PHƯƠNG ĐỊNH HĨA NI TẠI XÃ TỨC
TRANH, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành: Dược Thú y
Khoa

: Chăn ni Thú y

Khóa học

: 2016 - 2020

Thái Ngun - năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

LA THÀNH ĐỒN
Tên đề tài:


THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP
TRÊN ĐÀN DÊ ĐỊA PHƯƠNG ĐỊNH HĨA NI TẠI XÃ TỨC
TRANH, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành: Dược Thú y
Khoa

: Chăn ni Thú y

Khóa học

: 2016 – 2020

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Minh Thuận

Thái Nguyên - năm 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập tại trường và khoảng thời gian thực tập tốt
nghiệp tại cơ sở, nay em đã hồn thành bài khóa luận của mình. Để đạt kết
quả như ngày hơm nay, ngồi sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự

giúp đỡ tận tình từ Nhà trường, các thầy cơ giáo trong khoa Chăn ni Thú y
nói riêng và các thầy cơ giáo trong trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun
nói chung.
Để bày tỏ lòng biết ơn, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban chủ
nhiệm khoa và toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y đã chỉ
bảo, dạy dỗ tận tình, chu đáo giúp cho em có những kiến thức để hồn thành
đợt thực tập tốt nghiệp của mình và sử dụng trong tương lai.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Hợp tác xã Chăn nuôi động vật
Bản địa xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, Thái Nguyên đã tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn Thị
Minh Thuận đã quan tâm, giúp đỡ, đã giành nhiều thời gian và công sức
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình học tập, thực tập và hồn
thành khóa luận này.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ln ủng hộ,
khuyến khích và giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần để em có kết quả như
ngày hơm nay.
Một lần nữa, em xin gửi tới các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và
người thân lời cảm ơn, lời chúc sức khỏe cùng những điều tốt đẹp nhất.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng
Sinh viên
Là Thành Đoàn

năm 2020


ii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cs : Cộng sự
NC & PT: Nghiên cứu và phát triển
Nxb: Nhà xuất bản
STT: Số thứ tự
TT: Thể trọng
Vđ: vừa đủ
Ha: héc-ta


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn vật nuôi trực tiếp chăm sóc .......................................... 26
bảng 4.2. Lịch vệ sinh chuồng dê.................................................................... 29
bảng 4.3. Kết quả cơng tác tiêm phịng trên đàn dê ........................................ 30
bảng 4.4. Tỷ lệ mắc bệnh ở dê tại cơ sở.......................................................... 31
bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh ở dê theo tháng tuổi dê .......................................... 32
bảng 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh ở dê theo từng tháng .............................................. 32
bảng 4.7 kết quả điều trị .................................................................................. 33
bảng 4.8. Kết quả cơng tác tiêm phịng trên đàn ngựa và bị .......................... 34
bảng 4.9: kết quả điều trị bệnh trên ngựa và hươu sao ................................... 36


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................I
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................ II
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... III
MỤC LỤC ...................................................................................................... IV

PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 6
2.2.1. Nguồn gốc và vị trí của dê trong hệ thống phân loại động vật ............... 6
2.3. Đặc điểm dê địa phương định hóa ............................................................. 8
2.3.1. Đặc điểm sinh sản ................................................................................... 8
2.3.2. Đặc điểm tiêu hóa.................................................................................... 9
2.4. Tổng quan về sinh sản của dê .................................................................. 10
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của dê .............................................. 14
2.5.1. Ảnh hưởng của mùa vụ ......................................................................... 14
2.5.2. Ảnh hưởng do chăm sóc, quản lý .......................................................... 15
2.5.3. Ảnh hưởng bởi yếu tố cận huyết ........................................................... 15
2.6. Một số bệnh thường xảy ra ở dê .............................................................. 15
2.6.1. Bệnh viêm phổi ..................................................................................... 15
2.6.2. Bệnh viêm kết mạc mắt ......................................................................... 16
2.7. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới ................................... 17


v

2.7.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 17
2.7.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 19
2.8. Giới thiệu thuốc sử dụng trong đề tài....................................................... 21
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 24
3.2. Địa điểm, thời gian tiến hành ................................................................... 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 24
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 26
4.1. Cơ cấu đàn vật nuôi tại hợp tác xã chăn nuôi động vật bản địa xã tức
tranh huyện phú lương thái ngun................................................................. 26
4.2.kết quả cơng tác chăm sóc, ni dưỡng, vệ sinh và phịng bệnh cho đàn dê
ni tại trại ...................................................................................................... 26
4.2.1. Cơng tác chăm sóc ni dưỡng ............................................................. 26
4.2.2. Vệ sinh chuồng trại ............................................................................... 28
4.2.3. Cơng tác phịng bệnh cho vật nuôi tại cơ sở ......................................... 29
4.3. Kết quả của nghiên cứu đề tài .................................................................. 30
4.3.1. Kết quả xác định tỷ lệ mắc bệnh trên đàn dê nuôi tại hợp tác xã chăn
nuôi động vật bản địa xã tức tranh, huyện phú lương, thái nguyên. ............... 30
4.3.2 tỷ lệ mắc bệnh ở dê theo tháng tuổi dê .................................................. 31
4.4. Kết quả điều trị bệnh cho đàn dê tại trại .................................................. 33
4.5. Công tác phục vụ sản xuất ........................................................................33
4.5.2. Điều trị bệnh trên ngựa và hươu sao ..................................................... 34
4.5.2. Các công tác khác.................................................................................. 37
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 38
5.1. Kết luận .................................................................................................... 38
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ở nước ta, dê là một loài vật truyền thống và được phân bố khá
rộng rãi, đặc biệt là các vùng trung du và miền núi phía Bắc. Đàn dê chiếm
một tỷ lệ khá lớn và được chăn nuôi theo phương thức quảng canh, tận dụng
nguồn thức ăn thiên nhiên là chủ yếu. Con dê ngày càng khẳng định được
những ưu thế của nó trong ngành chăn nuôi ở nước ta.
Tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía
Bắc, số lượng dê của tỉnh (theo niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm
2018, 2019)[30], [31]cũng có sự biến động qua các năm, cụ thể năm 2019
tổng số đàn dê là 21.981 con so với tháng 10/2018 là 42.164 con giảm đi
20183 con (52,13%) giảm hơn so với tháng 12/2017 là 12.252 con (77,48%).
Do số lượng dê bị giảm nên kéo theo sản lượng thịt hơi xuất chuồng cũng
giảm. Mặc dù con dê đã và đang dần khẳng định được những ưu thế của nó
nhưng để ngành chăn ni dê phát triển hơn nữa cần rất nhiều yếu tố để thúc
đẩy. Đặc biệt là những nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố gây bệnh các bệnh
thường gặp và các phương pháp điều trị bệnh thường gặp trên đàn dê cũng
đóng vai trị quan trọng.
Dê có tính thích nghi cao với điều kiện sống khác nhau, bộ máy tiêu
hóa của dê rất phát triển, có thể tiêu hóa nhiều chất xơ. Dê ăn được nhiều loại
cỏ cây, có thể ăn trên đồi núi dốc, nơi mà trâu bị khơng thể tới.Thịt dê, sữa dê
và các sản phẩm khác từ dê có giá trị cao. Đặc biệt, thịt và sữa dê chiếm vị trí
quan trọng trong việc cung cấp nguồn protein động vật cho người ở các nước
đang phát triển.
Vì những ưu điểm nói trên, chăn ni dê có vai trị khơng thể thiếu
trong sự phát triển kinh tế - xã hội, trong cải thiện kinh tế gia đình, góp phần


2

vào việc xóa đói giảm nghèo ở các địa phương.

Trong q trình chăn ni dê thường xảy ra các bệnh truyền nhiễm
như: tiêu chảy, viêm loét miệng, viêm phổi, viêm kết mạc, ký sinh trùng,
viêm vú. Vì vậy, nghiên cứu biện pháp phòng trị các bệnh này là việc rất quan
trọng.Xuất phát từ vấn đề thực tiễn trên tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thực
hiện các biện pháp phòng trị bệnh thường gặp trên đàn dê địa phương nuôi
tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu biện pháp phịng và điều trị một số bệnh thường gặp trên
đàn dê địa phương Định Hóa ni tại Hợp tác xã Chăn ni động vật Bản địa,
xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Đưa ra được giải pháp phịng bệnh thường gặp trên đàn dê địa phương
nuôi tại trại
Điều trị một số bệnh thường gặp trên dê hiệu quả để giải quyết những
khó khăn về dịch bệnh trên đàn đê địa phương Định Hóa ni tại Hợp tác xã
Chăn nuôi động vật Bản địa xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Thu thập những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ và lâm sàng
một số bệnh truyền nhiễm thường xảy ra ở dê tại Hợp tác xã Chăn nuôi động
vật Bản địa.
- Đề tài là cơ sở để xây dựng quy trình phịng trị một số bệnh thường
xảy ra cho dê có hiệu quả cao.
- Đề tài là cơ sở hướng dẫn cho người chăn nuôi dê nâng cao hiệu quả
phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên dê. Qua đó, nâng cao hiệu quả,
hiệu suất sản xuất kinh tế trong chăn nuôi dê.


3


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
* Điều kiện tự nhiên
- Phú Lương là huyện miền núi, nằm ở vùng phía Bắc của tỉnh Thái
Nguyên. Phía Bắc giáp với huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía Nam và
Đơng Nam giáp thành phố Thái Ngun; phía Tây giáp huyện Định Hóa; phía
Tây Nam giáp huyện Đại Từ; phía Đơng giáp huyện Đồng Hỷ. Huyện lỵ đặt
tại thị trấn Đu, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 22km về phía Bắc.
- Hợp tác xã Chăn ni động vật Bản địa: nằm trên địa bàn xóm Gốc
Gạo, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích tự
nhiên 5,8ha. Địa giới hành chính tiếp giáp với các xã sau: phía Đơng Bắc và
Đơng tiếp giáp với xã Phú Đơ; phía Tây và Tây bắc tiếp giáp xã n Lạc;
phía Nam giáp với xã Vơ Tranh.
* Điều kiện về khí hậu
- Huyện Phú Lương: khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia
làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khơ, nhiệt độ trung bình trong năm
khoảng 210C, độ ẩm tương đối cao, trung bình 80,67%. Số giờ nắng trung
bình trong năm là 1.360 giờ, lượng mưa trung bình từ 2.000 - 2.100mm. Khí
hậu Phú Lương rất thuận tiện cho việc chăn nuôi gia súc như trâu, bò, ngựa,
đặc biệt là dê.
- Hợp tác xã Chăn nuôi động vật Bản địa: nằm trong khu vực trung du
và miền núi phía Bắc nên có đặc điểm chung về thời tiết của khu vực. Khí hậu
chia làm hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 10 nhưng lượng mưa chủ yếu tập chung vào các tháng 6, 7,
8. Những tháng còn lại lượng mưa thấp hơn. Nhiệt độ trung bình từ 23˚C -


4


28˚C. Độ ẩm tương đối từ 80 - 85%. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước
tới tháng 4 năm sau, đặc điểm của những tháng này là lượng mưa ít, nhiệt độ
thấp, thời tiết khơ lạnh. Nhiệt độ trung bình từ 15 - 19˚C. Có những thời điểm
nhiệt độ xuống tới 4 - 7˚C, độ ẩm tương đối 70 - 75%. Nhìn chung điều kiện
khí hậu khá thuận lợi cho sản xuất của trang trại. Tuy nhiên sự khác biệt giữa 2
mùa là điều kiện bất lợi cho sản xuất. Lượng mưa tập chung vào tháng 6, 7, 8
cộng với địa hình đất canh tác bằng phẳng, pha cát dẫn đến hiện tượng ngập úng
cây trồng. Ngược lại mùa khơ kéo dài nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất cây
thức ăn cho đàn gia súc.
* Giao thông
- Huyện Phú Lương: cách thành phố Thái Nguyên 20km về phía
Nam. Các xã gần trục đường chính nên rất thuận tiện cho việc đi lại, vận
chuyển con giống, thức ăn, vật tư thú y cũng như các sản phẩm chăn nuôi.
- Hợp tác xã Chăn nuôi động vật Bản địa: nằm ở xã Tức Tranh có điều
kiện giao thơng thuận lợi. Cách thành phố Thái Nguyên 25km về phía Tây
Nam theo tuyến quốc lộ 3.
* Thủy lợi
- Sông suối ở Phú Lương có nhiều nhưng khơng có giá trị giao thơng
đường thủy song phân bố đều nên đóng vai trò quan trọng trong việc tưới tiêu
phục vụ sản xuất nơng nghiệp. Kênh, mương, cống thốt tại địa phương được
đầu tư xây dựng đảm bảo cơng tác cấp thốt nước phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt, sản xuất, chăn nuôi.
- Hợp tác xã Chăn ni động vật Bản địa có dịng Sơng Cầu chảy qua
nên thường xun cung cấp nước cho trồng trọt và chăn ni. Trang trại cịn
xây dựng hệ thống ống dẫn nước cho sản xuất. Chính vì vậy, diện tích sản
xuất của trang trại được đảm bảo về nước tưới.


5


* Điều kiện về địa hình, đất đai
- Huyện Phú Lương: Là vùng đồi núi phía Bắc độ dốc lớn, phía Nam
địa hình khá bằng phẳng, xen đồi thấp. Rừng và đồi núi chiếm khoảng 75%
diện tích tồn huyện.
- Hợp tác xã Chăn ni động vật Bản địa: có địa hình bằng phẳng, có
dịng Sơng Cầu chảy qua, đất đai tương đối màu mỡ, tầng đất canh tác khá
dầy. Đây là điều kiện tương đối thuận lợi cho việc sản xuất của trang trại, đặc
biệt là sản xuất cây thức ăn xanh phục vụ cho đàn gia súc. Trong những năm
gần đây trại đã đầu tư cho thử nghiệm các giống cây thức ăn xanh có năng
xuất cao và giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì vậy, mà đã giải quyết được nhu
cầu thức ăn xanh cho gia súc vào mùa mưa và có thức ăn dự trữ cho mùa khơ.
Tổng diện tích của trang trại là 5,8ha trong đó có 1,5ha là diện tích trồng cây
thức ăn cho gia súc. Diện tích đồng cỏ chăn thả là 1ha. Như vậy, đây là điều
kiện khá thuận lợi cho phát triển cây thức ăn gia súc.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Huyện Phú Lương: từ những điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình và
đất đai chăn ni dê đã sớm phát triển trong tồn huyện. Chăn ni dê đã giúp
nhiều hộ dân trong xã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Lãnh đạo, các cơ quan
ban ngành trong huyện cũng đã quan tâm nhiều đến ngành chăn nuôi trong
huyện trong đó có chăn ni dê. Hàng năm vào hai vụ Xuân - Hè và Thu Đông đều tổ chức tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm cho trâu bò, dê, kết hợp
với việc hỗ trợ dê giống và tư vấn kỹ thuật chăn ni, chăm sóc cho bà con
nên đàn dê trong huyện tăng đều cả về số lượng và chất lượng. Chăn nuôi dê
trong xã chủ yếu tập chung vào nuôi dê sinh sản và dê thịt. Huyện Phú Lương
được bao bọc bởi các dãy núi đá và đa số người dân hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp.Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên và con người, Phú
Lương đã sớm hình thành nghề ni dê. Những thuận lợi đó đã thúc đẩy nghề


6


chăn ni dê trên tồn huyện phát triển mạnh vào những năm gần đây. Nhiều
hộ dân đã chủ động đầu tư vào đàn dê để làm giàu và đã có rất nhiều tấm
gương thành cơng từ con dê. Về phía chính quyền và các tổ chức cũng chú
trọng đầu tư vào con dê để hỗ trợ các hộ nghèo, các khu vực khó khăn.
- Hợp tác xã Chăn ni động vật Bản địa: là một trung tâm nghiên cứu,
phát triển ngành chăn nuôi các vật nuôi bản địa của tỉnh trung du và miền núi.
Cơ sở có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đề tài và cải tiến khoa
học kỹ thuật, sáng tạo ra những phương pháp cải tiến trong chăn nuôi và sản
xuất. Cơ sở đã từng bước khẳng định mình và tạo được thế đứng trong xã hội
bằng cách ngày càng nhân rộng các mơ hình, áp dụng các khoa học kỹ thuật
vào thực tiễn sản xuất. Đến nay trang trại đã khẳng định được sự tồn tại, vị
thế của mình trong sự nghiệp phát triển chăn nuôi khu vực miền núi và nền
kinh tế thị trường.
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1. Nguồn gốc và vị trí của dê trong hệ thống phân loại động vật
Rất nhiều nhà khoa học ở các nước khác nhau đã nghiên cứu về nguồn
gốc của dê nhà, tuy còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này song phần lớn ý
kiến cho rằng: Dê là một loài vật ni được con người thuần hóa sớm nhất
sau đấy là chó. Các nhà khoa học đã xác định rằng, dê nhà đã xuất hiện cách
đây 6 - 7 nghìn năm trước công nguyên. Kết quả đây cũng phù hợp với kết
quả xác định niên đại các mảnh xương dê nhà được tìm thấy di chỉ đồ đá mới
của Jeri, nhìn chung khó xác định được thật chính xác thời điểm con người
thuần hóa dê rừng. Nhưng với tài liệu tìm thấy gần đây người ta cho rằng: nơi
thuần hóa đầu tiên là ở Châu Á, vào thiên niên kỷ thứ 7 - 9 trước công
nguyên, tại vùng núi Tây Á. Thực tế ngày nay người ta còn thấy nhiều loài dê
nguyên thủy với số lượng lớn ở thung lũng đầu nguồn Sơng Ấn và những dãy
núi nằm ở phía Đông sông này.



7

Giống như các vật ni khác, sau khi thuần hố, đầu tiên dê được ni
với mục đích lấy thịt, sau đó ni dê để lấy sữa cũng được con người tiến
hành sớm nhất, thậm chí cịn sớm hơn cả bị lấy sữa, bởi lẽ vắt sữa dê đơn
giản hơn nhiều so với bị và sau đó dê cũng được ni để lấy lông.
Người ta cho rằng dê nhà ngày nay (Capra hircus) có nhiều nguồn gốc
khác nhau. Tổ tiên trực tiếp dê nhà gồm 2 nhóm dê rừng chính:
- Dê rừng Bezoar (Capra aegagrus) được tìm thấy ở tận các nước Tiểu
Á, là tổ tiên của phần lớn dê nhà đang được ni ở Châu Á và Châu Âu. Nó
được coi là nhóm tổ tiên thứ nhất của dê nhà. Dê thuộc nhóm này có sừng
thẳng nhưng xoắn vặn.
- Dê rừng Markhor (Capra Faloneri), nhóm này có sừng cong vặn về
phía sau và được coi là nhóm tổ tiên thứ 2 của dê nhà, còn thấy ở vùng núi
Hymalaya và được ni nhiều ở hai bên sườn phía Đơng và phía Tây của dãy
núi này. Nhóm Markhor phân bố ở Afghanistan và vùng Kashimir Karakorum.
Vị trí phân loại của dê:
- Dê thuộc lớp động vật có vú (Mammalia)
- Bộ guốc chẵn (Actiodactila)
- Bộ phụ nhai lại (Ruminantia)
- Họ sừng rỗng (Covicorvia)
- Họ phụ dê cừu (Capra rovanae)
- Thuộc loài dê (Capra)
Trong số động vật nơng nghiệp thì dê gần gũi với cừu và được xếp
chung vào nhóm gia súc nhai lại nhỏ có sừng. Tuy con dê được xếp cùng
trong họ phụ dê cừu nhưng nó khác hẳn cừu khơng chỉ ở ngoại hình, mà dê
cịn khác về tập tính hoạt động như thích leo trèo núi đá, ăn được rất nhiều
loại lá cây mà cừu không ăn được.



8

Đặc điểm chung về ngoại hình của dê: dê Cỏ có thân hình thấp nhỏ so
với các giống dê ngoại nhập. Dê có đầu to, đơi tai nhỏ, ngắn và dựng đứng
lên, cặp sừng cũng ngắn, sắc lông màu trắng hoặc đen, có con khoang trắng
đen, cổ ngắn có bờm và có râu cằm. Màu sắc lơng da của giống dê này rất
khác nhau nhưng đa số có màu vàng nâu hoặc đen loang trắng hay loang đen,
loang trắng. Thịt dê Cỏ chắc thịt và thơm ngon được ưa chuộng. Tuy vậy dê
có tầm vóc nhỏ, năng suất thịt thấp. Khả năng cho sữa 350 - 370g/ngày với
chu kỳ cho sữa từ 90 -105 ngày. Con dê có cơ thể góc; dê có râu ở cả con đực
và con cái; trán lồi, xương mũi thẳng, khơng có hốc mắt; mõm mỏng, mơi
linh hoạt, do đó dê thể hiện đặc tính kén chọn thức ăn; răng cửa sắc, giúp cho
con vật có thể gặm được cỏ mọc thấp và chọn những lá non, búp cây mềm
mại; những con khoẻ thì đi thường chổng lên.
2.3. Đặc điểm dê địa phương Định Hóa
Tổ tiên của giống dê địa phương Định Hóa là lồi dê núi Sơn Dương,
người dân địa phương gọi là dê Nản. Dê địa phương Định Hóa có thân hình
thấp nhỏ so với các giống dê ngoại nhập. Màu lông khá đa dạng (chủ yếu màu
cánh gián, màu vàng nhạt và màu xám). Khối lượng sơ sinh của dê Nản từ 1,2
- 1,3kg; 6 tháng tuổi con đực khoảng 7kg, con cái có trọng lượng khoảng 5kg;
trưởng thành con đực nặng khoảng 25 - 30kg, con cái có trọng lượng khoảng
17 - 20kg. Dê có đầu to, đơi tai nhỏ, ngắn, hướng ngang sang hai bên, cổ
ngắn, môi linh hoạt, răng cửa sắc. Dê có 2 gốc sừng gần sát nhau và chỗi ra,
mặt cắt ngang sừng dê có hình tam giác. Trán dê lồi, xương mũi thẳng. Ở dê
cái sừng nhỏ và ngắn hơn sừng dê đực. Sừng dê có nhiều hình dáng cong
ngược về phía sau, thẳng đứng, cong lên trên, chĩa ra 2 bên… cả dê đực và dê
cái đều có râu.
2.3.1. Đặc điểm sinh sản
Tuổi động dục lần đầu của dê thay đổi từ 6 đến 8 tháng tuổi, cá biệt có
một số cá thể có biểu hiện động dục lần đầu ở 4 - 5 tháng tuổi. Chu kỳ động



9

dục của dê là 19 - 21 ngày, động dục kéo dài 1 - 3 ngày, khi động dục âm hộ
hơi sưng đỏ hồng, chảy dịch nhờn, kêu la bỏ ăn, nhảy lên lưng con khác, nếu
đang tiết sữa thì giảm sữa đột ngột. Dê cái mang thai trung bình từ 146 - 150
ngày là đẻ. Khả năng sinh sản tốt, số con đẻ ra/lứa bình quân 1,5 con; số lứa
đẻ/năm/cái bình quân 1,6 - 1,7 lứa. Năng suất sữa thấp, chỉ đủ nuôi con, phù
hợp với chăn nuôi quảng canh lấy thịt nhưng năng suất thịt thấp do khả năng
sinh trường chậm.
2.3.2. Đặc điểm tiêu hóa
Dê thuộc loại động vật nhai lại như trâu, bò, cừu... Bộ máy tiêu hóa của
dê được cấu tạo để có thể tiêu hóa được đủ loại thức ăn khác nhau (như vỏ
cây, các loại cây cằn cỗi...). Miệng của dê tuy nhỏ nhưng mơi lại rất mềm nên
có thể gặm được nhiều loại thức ăn. Lưỡi dê có nhiều loại gai thịt là đầu dây
thần kinh khác nhau, các gai này không những phân biệt được mùi vị mà cịn
có thể ước lượng được độ cứng, mềm của thức ăn.
Hàm trên khơng có răng cửa nhưng thay vào đó là một khối xương lớn,
có thể coi như một răng cửa lớn đối diện với 8 răng cửa ở hàm dưới. Dê dùng
răng cửa ở hàm dưới cắt nhỏ những đồ ăn dài và cứng (như cành, bụi cây...)
bằng cách nghiến vào khối xương ở hàm trên, sau đó dùng 12 cặp răng hàm
để nghiền thêm. Khi ăn, dê dùng lưỡi để vơ lấy đồ ăn. Dê không nhai kỹ mà
chỉ nhai sơ qua rồi nuốt nhanh.
Dạ dày của dê là một cơ quan rất lớn, dung tích có thể lên tới 30 lít
chiếm hết xoang bụng bên trái, được chia thành 4 ngăn với các chức năng
riêng biệt, có thể coi như 4 dạ dày nhỏ. Bốn túi này có kích thước và công
dụng khác nhau, gồm: dạ cỏ là túi lớn nhất, chiếm khoảng 80% thể tích tồn
dạ dày dùng để chứa thức ăn vừa nuốt vào. Tiếp theo là dạ tổ ong - là túi nhỏ
nhất, dung tích chiếm khoảng 1 - 2 lít tồn dạ dày, mặt trong có nhiều ô năm

góc, dùng để nghiền thức ăn. Thứ ba là dạ lá sách lớn hơn dạ tổ ong, mặt


10

trong có nhiều lá thịt mỏng xếp lại như các trang sách, dùng để ép thức ăn thu
những chất dinh dưỡng dưới thể lỏng. Cuối cùng là dạ múi khế dài khoảng
40cm có nhiều tuyến tiêu hóa và mạch máu nên mềm và xốp.
Thức ăn sau khi qua 4 túi của dạ dày sẽ được chuyển tới ruột non gồm
các tuyến nhỏ để hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, phần dư thải còn lại sẽ
được tống xuống ruột già để bài tiết ra ngoài.
2.4. Tổng quan về sinh sản của dê
Sinh sản là hoạt động sinh lý cơ bản của động vật để duy trì nịi giống,
là sự truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ nọ sang thế hệ kia, là kết quả của
cả một quá trình thành thục sinh dục (từ 2 cá thể có thể sản sinh ra tinh trùng
hoặc trứng và có các biểu hiện sinh sản thứ cấp khác). Sự kết hợp giữa tinh
trùng và trứng để trở thành hợp tử phát triển thành phôi thai và đẻ ra một thế
hệ mới, cùng với ni dưỡng thế hệ mới đó.
Q trình hoạt động sinh sản của dê do hệ thống thần kinh dịch thể của
cơ thể điều khiển, và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền và ngoại cảnh
(như dinh dưỡng, khí hậu, bệnh tật...). Các cơ chế hoạt động của thần kinh,
thần kinh - thể dịch điều hòa hoạt động sinh sản của các động vật được biểu
hiện ở các mặt hoạt động sinh sản của gia súc như: sự hình thành phát triển và
thành thục của các giao tử, các biểu hiện của một chu kỳ sinh dục, hoạt động
giao phối và quá trình thụ tinh, chửa, đẻ và tiết sữa nuôi con. Trong chăn nuôi
dê, người ta đánh giá khả năng sinh sản của chúng qua các chỉ tiêu sau:
Ở con đực qua các chỉ tiêu: tuổi thành thục sinh dục, tuổi phối giống
lần đầu, khả năng sản xuất và chất lượng tinh dịch, khả năng phối giống.
Ở con cái qua các chỉ tiêu: động dục lần đầu, phối giống lần đầu, đẻ lần
đầu, chu kỳ động dục, khoảng cách giữa hai đứa đẻ, số con đẻ ra/lứa (lứa 1, 2,

3,…), khối lượng riêng con đẻ ra (khối lượng sơ sinh), khả năng nuôi con (khả
năng tiết sữa/ngày, tháng, chu kỳ), tỷ lệ nuôi sống dê con sau 1, 3, 6 và 12 tháng.


11

Các tính trạng sinh sản của dê đực và dê cái trên đây phụ thuộc rất
nhiều vào các yếu tố (giống, tuổi, nhiệt độ ánh sáng, mức độ dinh dưỡng, chế
độ chăm sóc quản lý và phịng trừ dịch bệnh…). Ở châu Á và các nước chậm
phát triển, hình thức chăn thả quảng canh tận dụng đồi bãi là phổ biến. Ở các
nước này, người ta nuôi dê để lấy thịt, da là chủ yếu trên cơ sở lợi dụng khả
năng cho thịt của dê địa phương, dê kiêm dụng và lai tạo giữa chúng với nhau
trên nền thức ăn tự nhiên là chính, nên năng suất ni dê đạt rất thấp. Do đó,
phải coi trọng cơng tác giống kết hợp đảm bảo tốt thức ăn và dinh dưỡng các
tham số di truyền ứng dụng trong việc chọn tạo giống được nhiều nhà khoa
học lưu tâm nghiên cứu. Acharya.R.M và Kumar.P, (1992)[10] đã xác định hệ
số di truyền (h2) các tính trạng chủ yếu của dê như sau:
Tuổi đẻ lứa đầu từ: 0.32 – 0.56
Số con sinh ra/ lứa từ: 0,10 - 0,24
Khoảng cách 2 lứa đẻ: 0,20
Khối lượng cai sữa: 0,30 - 0,5
Khối lượng cơ thể từ 12 - 16 tháng tuổi: 0,50
Sản lượng sữa/chu kỳ tiết sữa: 0,30
Tỷ lệ mỡ sữa: 0,30 - 0,50
Dựa vào bản chất sinh vật học của sự sinh sản, con người có thể nâng
cao hiệu suất của công tác chọn và nhân giống dê. Hiện nay ngồi phương
pháp ghép đơi giao phối truyền thống và thụ tinh nhân tạo, một số nước trên
thế giới đã ứng dụng công nghệ cấy truyền hợp tử trong di truyền phối giống
bằng các phương pháp kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới như: đông lạnh và
bảo quản tinh dịch dê giống tốt, gây siêu bào noãn để thu hoạch được nhiều

phôi dê, đông lạnh và bảo quản phôi dê, cừu để cấy truyền hợp tự, sử dụng
kích thích tố để tăng khả năng sinh sản ở dê cái… đã và đang được áp dụng ở
Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam…


12

Sinh sản là đặc tính quan trọng của gia súc nhằm duy trì và bảo tồn nịi
giống, so với các gia súc ăn cỏ khác, dê là con vật có khả năng sinh sản cao.
Các đặc tính sinh sản của dê được biểu hiện ra ngoài khi chúng thành thục về
tính dục.
Sự thành thục về tính của con dê được xác định khi dê cái có biểu hiện
thải trứng và dê đực sản xuất được tinh trùng và có biểu hiện tính dục. Tuổi
đưa vào sử dụng thường đến muộn hơn, khi đó cơ thể con vật đã phát triển
khá đầy đủ và có khả năng sinh sản, nhân giống được. Những dê khỏe mạnh,
dê Cỏ sinh trưởng tốt thường có tuổi động dục lần đầu sớm theo Nguyễn
Thiện và Đinh Văn Hiếu (1993)[9].
Theo Đặng Xuân Biên (1958)[1], dê Cỏ thành thục về tính lúc 4 - 6
tháng tuổi. Sau khi thành thục về tính thực sự, dê bước vào thời kỳ sinh sản.
Tuổi thành thục tính dục của dê từ 7 - 8 tháng tuổi và phụ thuộc vào giống, cá
thể, điều kiện ni dưỡng và chăm sóc.
Theo Devendra.C và Marca Burns (1983)[14], thời kỳ sinh sản của dê
từ 7 - 10 năm. Trong thời kỳ sinh sản, dê đực thường có hoạt động sinh sản
thường xuyên và liên tục, dê cái có hoạt động sinh sả theo chu kỳ động dục,
chửa đẻ, tiết sữa nuôi con rồi lại động dục.
Theo Devendra.C và Mc Leroy.G.B (1982)[15] cho rằng ở dê có ba loại
chu kỳ tính dục, loại dài và ngắn là khơng phổ biến và có tỷ lệ thấp, còn loại
vừa (17 - 23 ngày) chiếm tỷ lệ cao và phổ biến. Chu kỳ tính dục của dê xảy ra
như đối với các loại gia súc khác và có các giai đoạn với các biểu hiện ra bên
ngoài: pha trước động dục 4 - 6 ngày; pha động dục 24 - 48 giờ; pha sau động

dục 5 - 7 ngày và pha yên tĩnh 11 - 16 ngày. Khi động dục dê có các biểu hiện:
bồn chồn, đi ve vẩy, âm hộ sưng đỏ, chảy dịch nhầy, nhảy lên con khác và
chịu cho con khác nhảy lên, giảm ăn uống, giảm tiết sữa, kêu kéo dài.


13

Thời gian trứng cịn có khả năng thụ thai 8 - 12 giờ, tinh trùng có thể
sống trong đường sinh dục dê cái khoảng 24 giờ. Thời điểm rụng trứng của dê
cái là 21 - 36 giờ kể từ khi có biểu hiện động dục. Thời điểm phối giống cho
dê cái tốt nhất vào thời điểm 12 giờ và phối lặp lại lần 2 vào thời điểm 24 giờ
kể từ khi dê cái có biểu hiện động dục. Sự thụ tinh diễn ra khi trứng và tinh
trùng gặp nhau ở 1/3 phía trên của ống dẫn trứng. Sau giai đoạn thụ tinh, dê
cái bước vào giai đoạn mang thai, thời gian mang thai của dê dao động từ 143
- 165 ngày. Kết thúc giai đoạn mang thai là quá trình đẻ. Đây là quá trình sinh
lý phức tạp để đẩy thai và nhau thai ra khỏi cơ thể mẹ. Toàn bộ quá trình sinh
sản của dê được điều khiển bằng hệ thống thần kinh và thể dịch. Quá trình
này được điều phối một cách nhịp nhàng gây cho gia súc động dục theo chu
kỳ, giữ, nuôi thai khi chửa, sinh con khi đẻ, tiết sữa nuôi con rồi lại động dục
chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản tiếp theo.
Thời gian động dục lại sau đẻ: là khoảng thời gian cần thiết để dê mẹ
phục hồi lại hoàn toàn trạng thái sinh lý, thuật lợi cho sự động dục trở lại.
Thời gian này trước hết phụ thuộc vào hoạt động tiết sữa, tuổi dê mẹ, số lứa
đẻ. Theo Đinh Văn Bình (1994)[2], đã nghiên cứu trên dê Bách Thảo cho
rằng sau khi dê đẻ 30 - 60 ngày dê động dục trở lại và ở lứa đẻ thứ 2 đến lứa
thứ 6, thời gian động dục lại có phần ngắn hơn lứa 1 và lứa 7 trở đi.
Khoảng cách lứa đẻ của dê ảnh hưởng bởi thời gian chửa, thời gian
động dục lại sau đẻ, tỷ lệ phối đạt. Các tính trạng này có quan hệ tỷ lệ nghịch
với nhau. Khoảng cách lứa đẻ liên quan chặt chẽ đến công tác chọn giống,
phối giống, chăm sóc và ni dưỡng.

Số con đẻ ra/lứa: là tính trạng có hệ số di truyền thấp (h 2 = 0,1 - 0,24).
Một phần nó phụ thuộc vào tính hồn thiện của cơ quan sinh sản dê cái, tầm
vóc con mẹ, số lứa đẻ thứ mấy và đặc biệt khả năng tiết sữa nuôi con, khả
năng này phụ thuộc vào di truyền và ngoại cảnh.


14

Hoạt động sinh lý, sinh dục của dê:
Đối với dê cái nên cho phối giống lần đầu khi dê đạt tuổi và khối lượng
theo qui định, như dê Bách Thảo phối giống lần đầu lúc 8 - 9 tháng tuổi khi
khối lượng cơ thể đạt 26 - 30 kg trở lên. Trong thực tế sản xuất thường bỏ qua
2 động dục đầu tiên của dê cái, sau đó mới cho phối giống. Đối với dê cái
đang sinh sản, thường sau khi đẻ 1,5 - 2 tháng dê đã phục hồi sức khoẻ mới
cho phối giống lại. Tuyệt đối không được cho dê đực giao phối đồng huyết
với dê cái. Khi động dục dê cái có biểu hiện: âm hộ hơi sưng, đỏ hồng, chảy
dịch nhờn, dê cái thường kêu la, bỏ ăn, nhảy lên lưng con khác. Nếu dê đang
tiết sữa thì năng suất sữa giảm hẳn.
Để phát hiện được động dục ở dê cái trước hết chúng ta phải theo dõi
một cách chi tiết dựa vào sổ sách theo dõi, lý lịch,… sau đó quan sát trực tiếp
hoặc dùng đực thí tình, nếu phát hiện có những biểu hiện như trên thì sau 18
đến 36 giờ cho dê giao phối là thích hợp nhất.
Phối giống lần 1 cho dê cái khi âm hộ chuyển màu đỏ tím, dịch nhầy
đặc hơn và có thể kéo dài 2 - 3 cm, đứng yên cho dê đực nhảy.
Phối lần thứ 2 sau khi phối lần thứ nhất 12 giờ (phối 2 lần/một dê cái).
Trong sản xuất thường khi phát hiện thấy dê động dục ngày hơm nay
thì ngày hơm sau cho dê phối giống 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều là phù
hợp nhất. Thường cho dê phối giống trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều.
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của dê
2.5.1. Ảnh hưởng của mùa vụ

Mùa vụ ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng phát triển cũng như khả
năng sinh sản của đàn dê. Vào vụ Thu - Đông, lượng thức ăn xanh bị giảm
khá nhiều do thời tiết xấu nên dê phát triển chậm. Thời tiết thay đổi theo mùa
khiến dê phải thay đổi khả năng thích nghi của cơ thể nhiều hơn. Mỗi thời
điểm giao mùa là cơ hội cho các mầm bệnh phát triển gây nguy cơ mắc bệnh


15

cao cho đàn dê.
2.5.2. Ảnh hưởng do chăm sóc, quản lý
Chế độ chăm sóc, quản lý là yếu tố quan trọng trong việc phát triển đàn
dê. Cần chú ý tới chế độ cho ăn trong từng hoàn cảnh cụ thể, độ tuổi khác nhau
của dê. Đảm bảo nguồn thức ăn có chất lượng tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng,
tránh cho ăn những loại thức ăn hỏng, mốc,... Lập các công thức phối trộn thức
ăn hợp lý đối với từng loại dê nuôi như: dê sinh sản, dê thịt, dê giống hoặc dê
lấy sữa,... Vào những mùa dịch bệnh cần có các biện pháp nâng cao sức đề
kháng cho đàn dê, đồng thời thực hiện cơng tác phịng chống dịch bệnh.
2.5.3. Ảnh hưởng bởi yếu tố cận huyết
Để phát triển đàn dê lâu dài qua các thế hệ cần quan tâm đến sự ảnh
hưởng của yếu tố cận huyết. Khi có hiện tượng giao phối cận huyết trong đàn
sẽ gây ra các vấn đề ở những thế hệ sau, nếu diễn ra lâu sẽ dẫn đến thối hóa
giống. Ln theo dõi thời gian và thế hệ trong đàn để có biện pháp xử lý kịp
thời các tình huống giao phối cận huyết làm giảm năng suất của đàn.
2.6. Một số bệnh thường xảy ra ở dê
2.6.1. Bệnh viêm phổi
Nguyên nhân: Bệnh thường xuyên xảy ra trong đàn dê khi thời tiết
thay đổi từ ấm áp sang lạnh ẩm (cuối thu sang Đơng) hoặc từ lạnh sang nóng
ẩm (cuối Xn sang Hè). Bệnh gây ra do vi khuẩn kết hợp với các tạp khuẩn
khác có sẳn trong đường hơ hấp của dê. Các nguyên nhân thường gặp nhất

gây nhiễm trùng đường hô hấp và tử vong là do vi khuẩn Pasteurella
multocida hoặc Mannheimia haemolytica. Bệnh thường xuyên xảy ra ở dê
con, làm chết với tỷ lệ cao.
Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh của dê là 3 - 4 ngày. Thời gian đầu sốt
cao: 40 - 410C kéo dài 3 ngày, nước mắt dịch mũi chảy liên tục, ăn kém hoặc
bỏ ăn, niêm mạc mắt đỏ sẫm, thở khó tăng dần, ho nhiều, từ ho khan đến ho


16

khạc ra dịch mũ khi bệnh đã trở nên trầm trọng. Dê bị bệnh cấp tính thường
chết nhanh, từ 4 - 6 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên. Dê trưởng thành bị
bệnh mãn tính kéo dài, gầy yếu dần, ho thở ngày một nặng và thường chết sau
30 - 45 ngày vì suy hơ hấp.Tất cả các lứa tuổi dê đều có thể mắc bệnh này. Tỷ
lệ mắc bệnh 100% và tỷ lệ chết thường là 50 - 100%. Dê chửa thường sảy thai
và chết sau 5 - 6 ngày.
Điều trị: Dê mắc bệnh cần được điều trị sớm bằng một số loại kháng
sinh như: tylosin (11mg/kg TT), tetracyclin (15mg/kg TT), tiarmulin
(20mg/kg TT) hoặc streptomycin (30mg/kg TT). Dùng các loại thuốc trợ sức:
Vitamin B2, vitamin C và cafein.
2.6.2. Bệnh viêm kết mạc mắt
Kết mạc là một lớp mỏng, trong suốt bao phủ mặt sau của mi. Các vấn
đề ảnh hưởng đến kết mạc có thể chỉ giới hạn ở kết mạc hoặc có thể liên quan
đến các phần khác của mắt.
Nguyên nhân
Bất kỳ động vật nào cũng có thể bị viêm kết mạc. Viêm kết mạc
nguyên phát có thể do chấn thương, các vật lạ trong kết mạc, hoặc các chất
kích thích mơi trường (gió, bụi, hóa chất). Nhiễm trùng do vi khuẩn thường
gây viêm kết mạc ở dê. Các vi khuẩn gây bệnh như Branhamella
ovis, Mycoplasma, Chlamydia psittaci và Listeria monocytogenes có thể gây

nhiễm trùng và viêm kết mạc.
Cách lây lan
Nhiễm trùng lây lan qua tiếp xúc. Lây lan dễ dàng từ mắt này sang mắt
kia và sang những con khác.
Triệu chứng
Co thắt mí mắt, sưng và đỏ kết mạc, chất nhầy chảy ra từ mắt. Động vật
bị viêm kết mạc có thể nhạy cảm và tránh ánh sáng. Sau vài ngày thì mắt


17

xung huyết nặng hơn, giác mạc bị mờ một phần giữa hoặc mờ đục hồn tồn.
Một số có thể bị loét giác mạc, mắt đau và nhắm lại một phần, hay nháy mắt.
Nếu cả hai mắt bị mờ hoặc loét thì dê sẽ sút cân vì khơng ăn được. Một số con
đau mắt khơng bị lt thì cũng có thể tự khỏi trong vịng 1 - 2 tuần.
Chẩn đốn
- Viêm kết mạc được chẩn đoán trên khám lâm sàng.
- Các xét nghiệm cụ thể bổ sung bao gồm một thử nghiệm nước mắt
Schirmer, kiểm tra áp lực nội nhãn, vi khuẩn và độ nhạy cảm.
Điều trị
Cách ly con vật bị bệnh, vệ sinh và sát khuẩn chuồng, trại.
Mắt cần được rửa bằng dung dịch nước muối, rửa sạch chất dịch rỉ, dị
vật, bụi bặm. Dùng thuốc mỡ kháng sinh (tetracyclin, chloramphenicol) nhỏ
tối thiểu 2 lần/ngày. Trường hợp mắt kéo màng thì dùng sulfat kẽm 10% nhỏ
2 - 3 lần/ngày. Khi phát hiện nhiều con trong đàn bị mắc bệnh thì phải dùng
kháng sinh để điều trị.
Chú ý đeo găng tay khi áp dụng phương pháp điều trị, rửa tay lại với xà
phịng cho sạch.
2.7. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới
2.7.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Năm 1993 Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây được giao nhiệm
vụ nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê trong cả nước. Từ đó đến nay nhiều
cơng trình nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi dê về giống, thức ăn,
chăm sóc ni dưỡng, thú y, chế biến sản phẩm đã được tiến hành và đã thu
được những kết quả bước đầu khả quan và tạo điều kiện cho chăn nuôi dê
từng bước phát triển trong cả nước. Năm 1994, Trung tâm đã nhập nội ba
giống dê kiêm dụng sữa - thịt từ Ấn Độ đó là Beetal, Jamnapari và Barbari.
Ba giống dê này được ni thích nghi và đưa vào nhân giống chăn nuôi ở các


18

nông hộ. Đến năm 2002, Trung tâm lại tiếp tục nhập hai giống dê chuyên sữa
từ Mỹ là Alpine và Saanen và giống dê siêu thịt là dê Boer nhằm nuôi thuần
và cải tạo với đàn dê địa phương để nâng cao năng suất của chúng. Sau nhiều
năm nghiên cứu cho thấy đàn con lai cho năng suất cao hơn giống địa phương
từ 20 - 25% và đàn con lai của các giống dê này đã được nhân giống và phát
triển rộng khắp trong cả nước. Nhờ vậy mà ngành chăn ni dê đã đóng góp
tích cực vào việc xố đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người dân (theo Đặng Vũ Bình và cs, 2007 [3]).
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2015) [4] đã nghiên cứu bệnh viêm phổi ở dê
khu vực miền núi cho biết: Bệnh này gây nên bởi vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng
hoặc do các tác động của môi trường. Tất cả các lứa tuổi dê đều có thể mắc bệnh
này. Triệu chứng lâm sàng đặc trưng là dê bị sốt, ho và thở khó, đau, đầu cúi
xuống. có thể chảy nước mũi và chảy dãi, dê không muốn hoạt động.
Theo báo cáo khoa học cho Nhà Nông ngày 19/01/2007 [27] bệnh viêm
phổi thường xuyên xảy ra trong đàn dê, cừu khi thời tiết thay đổi từ ấm áp
sang lạnh ẩm (cuối Thu sang Đông) hoặc từ lạnh sang nóng ẩm (cuối Xuân
sang Hè), Bệnh lây lan theo đường hơ hấp: Dê khoẻ hít thở khơng khí có mầm
bệnh sẽ bị bệnh, Bệnh phát sinh nhiều vào thời gian vụ đông xuân khi thời tiết

lạnh ẩm.
Hội nông dân Cần Thơ [26] cho biết bệnh viêm phổi xảy ra trên mọi
lứa tuổi ở dê. Bệnh có thể do Mycoplasma gây ra.Bệnh này có thể lây lan do
giọt nước mũi của thú bệnh. Bệnh xảy ra nhiều khi ẩm ướt và có thể tử vong
đến 100%. Hiện đã có vaccin phịng ngừa, nhưng chưa có ở nước ta. Ngồi ra
bệnh có thể gây ra do Pastuerella như P. haemolytica hay P. multocida. Bệnh
xảy ra khi thú bị stress như khi bị vận chuyển xa. Có thể chữa trị bằng kháng
sinh như ampicilline, kanamycine hay tylosin hoặc sulfamid kết hợp với chế
độ ăn uống đặc biệt để tăng sức đề kháng cho con vật.


×